Tài liệu Nc 898 đánh giá nồng độ albumin và prealbumin trong tầm soát suy dinh dưỡng ở người lớn: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
93
10 Nc 898 ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ ALBUMIN VÀ PREALBUMIN
TRONG TẦM SOÁT SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI LỚN
Trần Quốc Huy*, Lâm Vĩnh Niên**
TÓM TẮT
Mở đầu: Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân lúc nhập viện. Có nhiều chỉ số sinh học được
dùng để phát hiện sớm suy dinh dưỡng. Tìm hiểu giá trị của các chỉ số sinh học trong tầm soát suy dinh dưỡng sẽ
hỗ trợ việc phát hiện và điều trị suy dinh dưỡng ở bệnh nhân.
Mục tiêu: Đánh giá nồng độ albumin và prealbumin máu trong tầm soát suy dinh dưỡng ở người lớn với
chuẩn tham chiếu SGA.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân mới nhập viện trong
thời gian tháng 11/2016 đến 03/2017 tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả: Trong 250 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi được đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho thấy tỷ
lệ bệnh nhân có nồng độ albumin < 35 g/l chiếm 16,8% và prealbumin < 0,15 g/l chiếm 20...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nc 898 đánh giá nồng độ albumin và prealbumin trong tầm soát suy dinh dưỡng ở người lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
93
10 Nc 898 ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ ALBUMIN VÀ PREALBUMIN
TRONG TẦM SOÁT SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI LỚN
Trần Quốc Huy*, Lâm Vĩnh Niên**
TÓM TẮT
Mở đầu: Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân lúc nhập viện. Có nhiều chỉ số sinh học được
dùng để phát hiện sớm suy dinh dưỡng. Tìm hiểu giá trị của các chỉ số sinh học trong tầm soát suy dinh dưỡng sẽ
hỗ trợ việc phát hiện và điều trị suy dinh dưỡng ở bệnh nhân.
Mục tiêu: Đánh giá nồng độ albumin và prealbumin máu trong tầm soát suy dinh dưỡng ở người lớn với
chuẩn tham chiếu SGA.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân mới nhập viện trong
thời gian tháng 11/2016 đến 03/2017 tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả: Trong 250 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi được đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho thấy tỷ
lệ bệnh nhân có nồng độ albumin < 35 g/l chiếm 16,8% và prealbumin < 0,15 g/l chiếm 20,4%. Điểm cắt loại trừ
suy dinh dưỡng với nồng độ albumin là 39,7 g/l có độ nhạy 54,46%, độ đặc hiệu 81,88% và của prealbumin là
0,167 g/l có độ nhạy 46,43%, độ đặc hiệu 92,03%.
Kết luận: Nồng độ albumin ở điểm cắt 39,7 g/l và prealbumin 0,167 g/l có thể được sử dụng nhằm hỗ trợ
tầm soát suy dinh dưỡng. Trong đó prealbumin giúp phát hiện tình trạng suy dinh dưỡng sớm hơn so với
albumin.
Từ khoá: tầm soát dinh dưỡng, albumin, prealbumin
ABSTRACT
VALIDITY OF SERUM ALBUMIN AND PREALBUMIN IN ADULT NUTRITION SCREENING
Tran Quoc Huy, Lam Vinh Nien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017:
Introduction: Nutrition status has been proved to affect treament results. Several biological indices has been
suggested for early recognition of malnutrition. Investigation the validity of biological indices will give support to
identify and manage malnutrition in patients.
Objective: To investigate the validity of albumin and prealbumin in malnutiriton screening in adults, using
SGA as reference.
Method: Cross-sectional study on newly hospitalized patients from October, 2016 to March, 2017 in
University Medical Center of Ho Chi Minh City University of Medicine and Pharmacy.
Results: In 250 patients recruited in the study, 16.8% had albumin concentration less than 35 g/l, and
20.4% had prealbumin less than 0.15 g/l. At malnutrition exclusion cut-off point of albumin of 39.7 g/l, the
sensitivity was 54.46%, and specificity 81.88%. At malnutrition exclusion cut-off point of albumin of 0.167 g/l,
the sensitivity was 46.43%, and specificity 92.03%.
Conclusion: Albumin and prealbumin cut-off points at 39.7 g/l 0.167 g/l, respectively, can be used to screen
malnutrition in patients. Prealbumin may help discover malnutrition earlier than albumin.
Keywords: nutrition screening, albumin, prealbumin
* Trường Đại học Trà Vinh ** Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: TS. BS Lâm Vĩnh Niên ĐT: 0988846972 Email: nien@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
94
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt năng
lượng, protein và các vi chất dinh dưỡng thiết
yếu trong cơ thể, ảnh hưởng bất lợi lên mô và cơ
thể (hình dạng, cơ thể, kích thước, thành phần),
chức năng cơ thể và các kết quả lâm sàng(8,18).
Hiện nay suy dinh dưỡng vẫn còn là một
vấn đề tồn đọng trong các bệnh viện chưa được
chú trọng nhiều trên các bệnh nhân nằm viện.
Suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến quá trình phục hồi sức khỏe và làm tăng chi
phí y tế, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, chậm lành
vết thương, tăng biến chứng sau phẫu thuật, kéo
dài thời gian nằm viện, tỷ lệ biến chứng cao(3).
Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho từng cá
thể rất cần thiết trong thực tiễn lâm sàng. Có
nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nằm viện
có vấn đề về dinh dưỡng (nghi ngờ suy dinh
dưỡng hoặc suy dinh dưỡng nặng) chiếm tỷ lệ từ
20 – 50%. Điều trị dinh dưỡng thích hợp có thể
làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong, giảm chi phí
điều trị cho bệnh nhân(9).
Để can thiệp dinh dưỡng đúng và hiệu
quả, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng rất
quan trọng. Trên lâm sàng có nhiều cách để
đánh giá dinh dưỡng bao gồm việc khai thác
bệnh sử, chế độ ăn uống, khám thực thể, đo
lường các chỉ số nhân trắc và các xét nghiệm
sinh hóa hỗ trợ từ đó phát hiện bệnh nhân suy
dinh dưỡng hoặc có nguy cơ bị suy dinh
dưỡng(4,11,13). Nhìn chung các phương pháp này
đều có ưu và nhược điểm riêng, không có
phương pháp nào là hoàn hảo. Các phương
pháp này có sự khác biệt đáng kể về tính giá
trị, độ tin cậy, tính dễ sử dụng và được chấp
nhận, trong đó phương pháp xét nghiệm sinh
hóa giúp tầm soát nguy cơ suy dinh dưỡng
không tốn nhiều thời gian, dễ dàng thực hiện
đối với những nhân viên không có kỹ năng về
dinh dưỡng.
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về sự
thay đổi albumin máu ở bệnh nhân suy dinh
dưỡng tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh
giá đồng bộ về sự thay đổi của cả prealbumin và
albumin. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm “Đánh giá nồng độ albumin và
prealbumin máu trong tầm soát suy dinh dưỡng
ở người lớn.
Mục tiêu
Đánh giá nồng độ albumin và prealbumin
máu trong tầm soát suy dinh dưỡng ở người lớn
với chuẩn tham chiếu SGA.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Bệnh nhân nhập viện trong vòng 24 đến 48
giờ tại các khoa lâm sàng
Tiêu chuẩn chọn vào
Lớn hơn 18 tuổi (trừ bệnh nhân mắc các
bệnh cấp tính, cấp cứu)
Mẫu nghiên cứu
Trong đó
Z: trị số từ phân phối chuẩn
: xác suất sai lầm loại 1 = 0,05
P: trị số mong muốn tỉ lệ
d: sai số cho phép
Dựa trên nghiên cứu của Lưu Ngân Tâm,
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2009)(12). Lấy P = 0,45; d
= 0,07, tính được n = 194.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
95
Phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan – SGA(5)
Bảng 1
Phần bệnh sử
1. Thay đổi cân nặng:
Cân nặng 6 tháng trước đây:..kg,.%
Thay đổi cân nặng trong 2 tuần: □ Tăng □ Không đổi □ Giảm cân
2. Lượng ăn vào (so với bình thường)
□ Không thay đổi
□ Có thay đổi: thơi gian(tuần)
Loại thức ăn:
□ Lỏng □ Sệt □ Ít năng lượng □ Nhịn hoàn toàn
3. Triệu chứng của dạ dày – ruột (kéo dài trên 2 tuần):
□ Không có □ Nôn □ Buồn nôn □ Chán ăn □ Tiêu chảy
4. Khả năng sinh hoạt hằng ngày
□ Không thay đổi
□ Thay đổi: thời gian.(tuần)
Loại: □ Hạn chế sinh hoạt □ Đi lại yếu □ Nằm hoàn toàn trên giường
5. Bệnh lý và nhu cầu dinh dưỡng liên quan:
Bệnh lý chính:.
Nhu cầu chuyển hóa: □ Không □ Nhẹ □ Vừa □ Nặng
Thăm khám lâm sàng
Bình thường: 0; nhẹ: 1; vừa: 2; nặng: 3
Mất lớp mỡ dưới da:..
Teo cơ:..
Phù chân:
Báng bụng:..
Phân loại
□ SGA-A: tình trạng dinh dưỡng tốt
□ SGA-B: suy dinh dưỡng hay nghi ngờ suy dinh dưỡng
□ SGA-C: suy dinh dưỡng
Cách phân loại
- SGA-A: CN ổn định hay tăng cân, không có chứng cứ SDD trong thăm khám lâm sàng
- SGA-B: mất cân > 5% so với 2 tuần trước đây, ăn ít, mất ít lớp mỡ dưới da.
- SGA-C: mất cân > 10%, có các dấu chứng SDD nặng, kèm ăn kém, hoặc chỉ ăn được thức ăn lỏng.
Định lượng albumin huyết thanh
Albumin là một trong hai thành phần
protein quan trọng nhất của protein huyết thanh
(gồm albumin và globulin), chiếm khoảng 50 –
60% lượng protein toàn phần.
Albumin có tính hòa tan cao và trọng lượng
phân tử vào khoảng 66500 Dalton. Bình thường
albumin trong huyết thanh khoảng 35 – 50 g/l.
Albumin được tổng hợp tại gan từ các acid amin
ngoại lai hoặc sản sinh trong cơ thể và có thời
gian bán hủy khoảng 18 – 20 ngày, vì vậy các
ảnh hưởng của chuyển hóa lên nồng độ albumin
cần thời gian lâu hơn. Nồng độ albumin giảm
trong giai đoạn cấp sau chấn thương hay trong
bệnh lý nặng vì khi đó gan ưu tiên tổng hợp các
protein phản ứng pha cấp như CRP (C-reactive
protein) thay cho tổng hợp protein. Đồng thời, vì
được tổng hợp ở gan nên albumin giảm trong
trường hợp suy gan hay do nồng độ albumin
định lượng trong huyết thanh nên giá trị phụ
thuộc vào tình trạng phân bố dịch trong cơ thể(1).
Bảng 2: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa trên
albumin huyết thanh (Gibbs 1999)(7)
Nồng độ albumin/máu (g/l) Tình trạng dinh dưỡng
≥ 35 Bình thường
30 - < 35 Suy dinh dưỡng nhẹ
25 - < 30 Suy dinh dưỡng trung bình
< 25 Suy dinh dưỡng nặng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
96
Định lượng Prealbumin huyết thanh
Prealbumin còn có tên gọi khác là
transthyretin là một protein giàu tryptophan,
trọng lượng phân tử là 54980 Dalton, được tổng
hợp chủ yếu ở gan, có chức năng gắn kết và vận
chuyển protein(2). Là một protein có thời gian bán
hủy ngắn khoảng 2 ngày và thành phần
tryptophan cao, lượng dự trữ thấp nên đây là
một thông số ít bị tác động nhất khi có sự thay
đổi phân bố nước trong cơ thể và là thông số
thay đổi sớm nhất so với albumin trong phản
ánh tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân từ đó giúp
theo dõi hiệu quả điều trị trong can thiệp dinh
dưỡng cho bệnh nhân(6,11).
Bảng 3: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa trên
prealbumin huyết thanh (Bernstein, 1995)(14)
Nồng độ Prealbumin/máu
(g/l)
Tình trạng suy dinh dưỡng
≥ 0.15 Bình thường
0.11 - < 0.15 Suy dinh dưỡng nhẹ
0.05 - < 0.11 Suy dinh dưỡng trung bình
< 0.05 Suy dinh dưỡng nặng
KẾT QUẢ
Bảng 4: Tình trạng dinh dưỡng
Đặc tính Albumin/
huyết thanh
Prealbumin/
huyết thanh
SGA
Bình thường 208 (83,2) 199 (79,6) 138 (55,2)
SDD nhẹ 25 (10,0) 25 (10,0) -
SDD trung bình 14 (5,6) 17 (6,8) 74 (29,6)
SDD nặng 3 (1,2) 9 (3,6) 38 (15,2)
Bảng 5: Liên quan giữa SGA và giá trị trung bình
albumin
SGA
A B C
Albumin 43,1 ± 4,9 38,8 ± 6,6 36,6 ± 6,3
Phân loại SGA xấu dần ở nhóm suy dinh
dưỡng nhẹ-trung bình và suy dinh dưỡng nặng
(SGA-B, SGA-C) thì nồng độ trung bình albumin
máu cũng giảm dần (38,8 g/l so với 36,6 g/l).
Hình 1: Nồng độ albumin < 35 g/l ở các phân nhóm
SGA. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001)
Với ngưỡng albumin ≥ 35 g/l có độ nhạy rất
thấp 29% và độ đặc hiệu 93%. Do đó chúng tôi
đã tìm ra ngưỡng mới. Tại điểm cắt 39,7 g/l với
chỉ số Youden (Youden index) J cao nhất 0,3634
có độ nhạy 54,46% và độ đặc hiệu 81,88% thích
hợp để phân biệt tình trạng suy dinh dưỡng trên
lâm sàng. Vẽ đường cong ROC với diện tích:
0,7342; khoảng tin cậy 95%: 0,67 – 0,79.
Bảng 6: Điểm cắt chỉ số albumin huyết thanh với độ
nhạy và độ đặc hiệu.
Chỉ số albumin huyết thanh
(g/l)
Độ nhạy
(%)
Độ đặc hiệu
(%)
39,4 52,68 81,88
39,5 53,57 81,88
39,7 54,46 81,88
39,9 54,46 80,43
40,0 55,36 79,71
Bảng 7: Liên quan giữa SGA và giá trị trung bình
prealbumin
SGA
A B C
Prealbumin 27,8 ± 8,8 20,2 ± 10,0 17,5 ± 11,2
Phân loại SGA xấu dần ở nhóm suy dinh
dưỡng nhẹ-trung bình và suy dinh dưỡng nặng
(SGA-B, SGA-C) thì nồng độ trung bình
prealbumin máu cũng giảm dần (0,202 g/l so với
0,175 g/l).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
97
Hình 2: Nồng độ prealbumin < 0,15 g/l ở các phân
nhóm SGA. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p<0,001)
Với ngưỡng prealbumin ≥ 0,15 g/l có độ nhạy
rất thấp 38% và độ đặc hiệu 94%. Do đó chúng
tôi đã tìm ra ngưỡng mới. Tại điểm cắt 0,167 g/l
với chỉ số Youden (Youden index) J cao nhất
0,3846 có độ nhạy 46,43% và độ đặc hiệu 92,03%
thích hợp để phân biệt tình trạng suy dinh
dưỡng trên lâm sàng. Vẽ đường cong ROC với
diện tích: 0,7346; khoảng tin cậy 95%: 0,67 – 0,79.
Bảng 8: Điểm cắt chỉ số prealbumin huyết thanh với
độ nhạy và độ đặc hiệu.
Chỉ số prealbumin huyết thanh
(g/l)
Độ nhạy
(%)
Độ đặc hiệu
(%)
0,158 41,07% 92,75%
0,164 44,64% 92,03%
0,167 46,43% 92,03%
0,168 46,43% 91,30%
0,171 46,43% 90,58%
BÀN LUẬN
Phân nhóm dinh dưỡng
Xét về phân nhóm dinh dưỡng chung của
nồng độ albumin cho thấy có 42/250 bệnh nhân
có nồng độ albumin huyết thanh <35 g/l (suy
dinh dưỡng) chiếm tỷ lệ 16,8% thấp hơn nghiên
cứu của Lưu Ngân Tâm và cộng sự (2009) ở bệnh
nhân nhập viện là 31,9%(12) và ở bệnh nhân trước
phẫu thuật là 18,3%(13). Ngược lại, kết quả của
chúng tôi gần giống kết quả của Putwatana
(18,9%)(16). Kết quả này cho thấy tỷ lệ bệnh nhân
có albumin máu thấp khá ít, đa số bệnh nhân có
albumin trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên
nếu chúng ta căn cứ vào nồng độ albumin này
mà cho rằng tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng
thấp là không chính xác vì thời gian bán hủy của
albumin trong máu là khoảng 21 ngày, thời gian
tổng hợp cũng dài trong khi mẫu nghiên cứu có
những trường hợp bệnh nhân bị cấp tính, tổng
trạng trước đó tốt nên cũng ảnh hưởng lên quá
trình tổng hợp albumin. Điều này cho thấy
albumin không phải là một xét nghiệm nhạy để
phát hiện tình trạng suy dinh dưỡng trên lâm
sàng, nó phù hợp để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng tổng thể hơn.
Phân nhóm dinh dưỡng theo prealbumin
máu trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh
nhân có prealbumin <0,15 g/l chiếm 20,4% thấp
so với các kết quả nghiên cứu khác như của
Nguyễn Thùy An là 55,7%(15), Devoto và cộng sự
(2006) tỷ lệ prealbumin < 0,17 g/l là 59%(6). Trong
một nghiên cứu khác của Robinson và cộng sự
về tính hiệu quả của việc đánh giá tình trạng
dinh dưỡng dựa vào bảng câu hỏi và các xét
nghiệm prealbumin, albumin cho thấy việc đánh
giá thông qua xét nghiệm prealbumin có thể cải
thiện sự nhận diện của những bệnh nhân cần
can thiệp về dinh dưỡng và do đó có thể giúp
tăng cường chăm sóc bệnh nhân nhập viện(17).
Nếu so sánh kết quả của prealbumin và
albumin thì ta có thể thấy prealbumin có độ
nhạy hơn hẳn so với albumin trong đánh giá
tình trạng dinh dưỡng. Prealbumin có thời
gian bán hủy ngắn hơn so với albumin là 2
ngày và không bị ảnh hưởng bởi lượng nước
trong cơ thể nên nó phản ánh chính xác tình
trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nằm viện.
Nồng độ prealbumin máu giảm có thể do suy
dinh dưỡng hay trong tình trạng viêm. Giống
như albumin, prealbumin máu giảm thường
phản ánh độ nặng của bệnh hơn là tình trạng
dinh dưỡng. Tuy nhiên hiện nay không phải
phòng xét nghiệm nào cũng thực hiện xét
nghiệm prealbumin, vì vậy không như
albumin, prealbumin vẫn chưa được xem là
một xét nghiệm thường qui trong tầm soát suy
dinh dưỡng.
Tình trạng suy dinh dưỡng theo phương
pháp SGA chiếm tỷ lệ 44,8%. Kết quả này tương
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
98
đương với kết quả của Lưu Ngân Tâm và cs
42,4%(12). Nhưng lại cao hơn so với kết quả
nghiên cứu của Detsky (1987) có tỷ lệ suy dinh
dưỡng là 31%(5). Điều này cho thấy sau vài thập
niên, tỷ lệ suy dinh dưỡng trên lâm sàng vẫn
không giảm đi mà ngày càng có xu hướng tăng,
trái ngược lại với tỷ lệ suy dinh dưỡng trên cộng
đồng ngày càng giảm, có xu hướng cải thiện(10).
So với hai phương pháp đánh giá dinh
dưỡng bằng xét nghiệm albumin và prealbumin
thì phương pháp đánh giá SGA cho tỷ lệ suy
dinh dưỡng cao hơn. Điều này cũng có thể thấy
rằng đánh giá SGA thì chủ yếu dựa vào trên lâm
sàng theo một cách chủ quan của người đánh
giá, do đó người đánh giá phải có chuyên môn
về dinh dưỡng. Trong khi đó xét nghiệm
albumin và prealbumin không cần phải có
chuyên môn kỹ thuật cao, dễ dàng thực hiện ở
các bệnh viện, phản ánh dự đoán tình trạng suy
dinh dưỡng bệnh nhân sớm hơn khi chưa có
biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên nồng độ albumin
và prealbumin ngoài thay đổi trong suy dinh
dưỡng còn có thể thay đổi trong các bệnh lý
khác. Do đó cần phải kết hợp lâm sàng và cận
lâm sàng cho chẩn đoán chính xác hơn.
Mối tương quan giữa SGA với albumin và
prealbumin
Khi so sánh nồng độ trung bình của albumin
và prealbumin giữa 3 nhóm SGA, kết quả có sự
khác biệt: phân loại SGA xấu dần (SGA-B và C)
thì nồng độ albumin và prealbumin máu trung
bình cũng giảm dần (38,8 g/l so với 36,6 g/l của
albumin và 0,202 g/l so với 0,175 g/l của
prealbumin).
Nếu so sánh các nhóm albumin và
prealbumin với phân loại SGA, tỷ lệ % nồng độ
albumin < 35 g/l càng tăng dần ở các nhóm SGA
lần lượt là 7,20%; 24,30% và 36,8%. Hay tỷ lệ
prealbumin < 0,15 g/l lần lượt là 5,80%; 32,40% và
50,0%. Vì vậy có thể nói tình trạng dinh dưỡng
càng kém thì nồng độ albumin và prealbumin
máu càng giảm trong đó nồng độ prealbumin
giảm mạnh hơn so với albumin.
Cả 2 xét nghiệm albumin và prealbumin đều
có giá trị tốt trong chẩn đoán suy dinh dưỡng vì
có diện tích dưới đường cong ROC lần lượt là
0,7342 và 0,7346.
Đối với albumin, tại điểm cắt 39,7 g/l có độ
nhạy và độ đặc hiệu (54,46% và 81,88%) cải thiện
hơn so với nồng độ cũ. Hay prealbumin tại điểm
cắt 0,167g/l có độ nhạy 46,63% và độ đặc hiệu
92,03%. Tại ngay điểm cắt của albumin và
prealbumin này có thể được xem như là một dấu
mốc để cải thiện đánh giá phân loại không suy
dinh dưỡng và suy dinh dưỡng.
Trong nghiên cứu chúng tôi, so với albumin
thì prealbumin có độ nhạy và độ đặc hiệu cao
hơn nên được xem như là một xét nghiệm giúp
sớm phát hiện tình trạng suy dinh dưỡng. Điều
này giống như trong nghiên cứu của Robinson
và cộng sự nghiên cứu về tính hiệu quả giữa
bảng câu hỏi với prealbumin, albumin và protein
gắn kết Retinol trong sàng lọc dinh dưỡng trên
bệnh nhân nằm viện. Kết quả cho thấy
prealbumin có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn
hẳn so với bảng câu hỏi. Qua đó cho thấy
prealbumin là một trong những yếu tố có ý
nghĩa phân loại tình trạng dinh dưỡng trong khi
albumin và protein gắn kết retinol thì không có ý
nghĩa(17).
Nghiên cứu của Young và cộng sự về đánh
giá tình trạng suy dinh dưỡng năng lượng
protein dựa trên các chỉ số nhân trắc (chu vi cơ
vòng cánh tay, lượng sụt cân), và nồng độ
protein huyết tương (prealbumin, albumin,
protein gắn kết retinol, transferrin, hemoglobin,
số lượng tế bào lymphocyte), kết quả cho thấy
trong các chỉ số nồng độ protein huyết tương chỉ
có prealbumin và transferrin tương quan thuận
mạnh với các chỉ số dinh dưỡng còn lại trong đó
prealbumin là mạnh nhất. Còn albumin có mối
tương quan kém hay so với các thông số còn lại.
Các số đo nhân trắc kém nhạy hơn so với sự sụt
giảm protein huyết tương mức độ nhẹ(19).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
99
KẾT LUẬN
Bệnh nhân có nguy cơ hay bị suy dinh
dưỡng đều có nồng độ albumin và prealbumin
máu giảm thấp hơn so với những bệnh nhân có
tình trạng dinh dưỡng tốt. Tại điểm cắt 39,7 g/l
của albumin hay 0,167 g/l của prealbumin giúp
cải thiện được độ nhạy và độ đặc hiệu trong
chẩn đoán suy dinh dưỡng. Trong đó xét
nghiệm prealbumin giúp sớm phát hiện tình
trạng suy dinh dưỡng hơn so với albumin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Banh Le (2006), "Serum Proteins as Markers of Nutrition:
What Are We Treating?". Practical gastroenterology, 43, pp.46-
63.
2. Beck FK, Rosenthal TC (2002), "Prealbumin: A Marker for
Nutritional Evaluation". American Family Physician, 65, pp.1575
– 2578.
3. Braunschweig C, Gomez S, Sheean P M (2002), "Impact of
Declines in Nutritional Status on Outcomesin Adult Patients
Hospitalized for More Than 7 days". Journal of the American
Dietetic Associatio, 100(11), pp.1316-1322.
4. Collins N, Friedrich L (2010), "Using Laboratory Data to
Evaluate Nutritional Status". Ostomy wound management, 56
(3), pp.14-16.
5. Detsky AS, McLaughlin JR, Barker JP, Johnston N, Whittaker
S, Mendelson RA, Jeejeebhoy KN (1987), "What is subjective
global assessment of nutritional status?". JPEN J Parenter
Enteral Nutr, 11 (1), pp.8-13.
6. Devoto G, Gallo F, Marchello C, Racchi O, Garbarini R,
Bonassi S, al et (2006), "Prealbumin serum concentrations as a
useful tool in the assessment of malnutrition in hospitalized
patient". Clin Chem, 52 (12), pp.2177 – 2179.
7. Gibbs J, Cull W, Henderson W, Daley J, Hur K, Khuri SF
(1999), "Preoperative serum albumin level as a predictor of
operative mortality and morbidity". Results from the national
surgical risk study. Archives of surgery, 134 (1), pp.36-42.
8. Hensrud DD (1999), "Nutrition screening and assessment".
Med Clin North Am, 83 (6), pp.1525-1546.
9. Kruizenga HM, Tulder MWV, Seidell JC, Thijs A, Ader HJ,
Van Bokhurst de van der Schueren MAE (2005), "Effectiveness
and cost-effectiveness of early screening and treatment of
malnourished patients". Am J Clin Nutr, 82, pp.1082-1089.
10. Lê Thị Hợp, Lê Danh Tuyên & cs (2011), Tình hình dinh dưỡng
Việt Nam 2009 - 2010, Viện dinh dưỡng quốc gia-Unicef, Hà
Nội.
11. Lưu Ngân Tâm và cs (2010), Những vấn đề cơ bản trong dinh
dưỡng lâm sàng, bản dịch từ Basics in clinical nutrition 2004, NXB
y học.
12. Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2009), "Tình trạng
dinh dưỡng bệnh nhân lúc nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy".
Tạp chí Y học, Đại học Y Dược TP.HCM, 13, tr.305-312 .
13. Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thùy An (2011), "Tình trạng dinh
dưỡng trước mổ và biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật
gan mật tụy tại bệnh viện Chợ Rẫy". Tạp chí Y học thành phố Hồ
Chí Minh, 15 (4), tr.387-396.
14. Massod Haider, Sanober Q. Haider (1984), "Assessment of
protein-calorie malnutrition". Clinical chemistry, 30 (8), pp.1286
– 1299.
15. Nguyễn Thùy An (2010), Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng
nhiễm trùng sau phẩu thuật trong bệnh lý gan mật tụy, Luận Văn
tốt nghiệp thạc sĩ điều dưỡng, Đại học Y dược thành phố Hồ
Chí Minh.
16. Putwatana P, Reodecha P, Sirapo-ngam Y, Lertsithichai P,
Sumboonnanonda K (2004), "Nutrition screening tool and the
prediction of postoperative infectious and wound
complication: comparison of methods in presence of risk
adjustment". Nutrition, 21, pp.691-697.
17. Robinson MK, Trujillo EB, Mogensen KM, Rounds J,
McManus K, Jacobs DO (2003), "Improving nutritional
screening of hospitalized patients: the role of prealbumin".
Journal of Parenteral and Enteral Nutrition, 27 (6), pp.389-395.
18. Rudman D, Mattson DE, Nagraj HS et al (1988), "Prognostic
Significance of Serum Cholesterol in Nursing Home Men".
Journal of Parenteral and Enteral Nutrition, 12 (2), pp.155 – 158.
19. Young VR, Marchini JS, Cortiella J (1990), "Assessment of
protein nutritional status". J Nutr 120, pp.1496-1502.
Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2017
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
100
TREND ANALYSIS OF ANTIBIOTIC UTILIZATION AT PHU-NHUAN HOSPITAL FROM 2012 - 2016 .................. 37
Hoang-Thy Nhac-Vu*, Tran Nhat-Truong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: 37 - 42 .............................. 37
INVESTIGATING RATES OF VARIATION OF SOME FEATURES RELATED TO HEART FAILURE IN PATIENTS
WITH MAINTENANCE HEMODIALYSIS ................................................................................................................ 43
Le Dinh Thanh, Tran Trieu Quoc Khanh, Hoang Trung Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017:............. 43
INVESTIGATION OF RATE, CHARACTERISTIC OF PROTEIN ENERGY WASTING IN PATIENTS WITH
MAINTENANCE HEMODIALYSIS .......................................................................................................................... 47
Le Dinh Thanh, Phan Xuan Tuoc, Hoang Trung Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: ........................ 47
ESTABLISHING THE DIAGNOSTIC CRITERIA OF DEFICIENCY OF LIVER-KIDNEY YIN TYPE IN
CONSEQUENTIAL PHASE OF STROKE BASED ON LITERATURE AND SPECIALISTS’ PERSPECTIVES .......... 51
Kieu Xuan Thy, Trinh Thi Dieu Thuong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: ............................................. 51
STUDY ON ANTI-INFLAMMATORY EFFECT AND HEALING WOUND OF CALOPHYLLUM INOPHYLLUM L. OIL IN
DIABETES MICE ....................................................................................................................................................... 62
Pham Thi Bao Tran, Trinh Thi Dieu Thuong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: ...................................... 62
INVESTIGATING RATES OF VARIATION OF SOME FEATURES RELATED TO HEART FAILURE IN PATIENTS
WITH MAINTENANCE HEMODIALYSIS ................................................................................................................ 68
Le Dinh Thanh, Tran Trieu Quoc Khanh, Hoang Trung Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: ............. 68
QUALITY OF LIFE AND RELATED FACTORS IN METHADONE TREATMENT PATIENTS IN LONG AN
PROVINCE ............................................................................................................................................................... 72
Le Nu Thanh Uyen*, Nguyen Quang Vinh ** Dang Van Chinh *** .............................................................................. 72
Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: .......................................................................................................... 72
THE SITUATION OF POST-STROKE CARE MANAGEMENT IN SOME HOSPITALS, CAN THO CITY. ................ 80
Tran Thi Hanh, Nguyen Hieu Hiep, Doan Anh Luan, Pham Hoang Dieu, Nguyen Thi Viet Hoa, Mai Tho Truyen, Le Van
Long * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: ............................................................................................... 80
TREATMENT COMPLIANCE AMONG ELDERLY PATIENTS WITH HYPERTENSION IN TIEU CAN DISTRICT,
TRA VINH PROVINCE IN 2017 ................................................................................................................................ 87
Ngo Van Kiep*, Nguyen Quoc Duong*, Lam Vinh Nien* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: ..................... 87
VALIDITY OF SERUM ALBUMIN AND PREALBUMIN IN ADULT NUTRITION SCREENING ............................. 93
Tran Quoc Huy, Lam Vinh Nien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: ....................................................... 93
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nc_898_danh_gia_nong_do_albumin_va_prealbumin_trong_tam_soat.pdf