Tài liệu Nc 897 thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh năm 2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
87
09 Nc 897 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH NĂM
2017
Ngô Văn Kiệp*, Nguyễn Quốc Dương*,**, Lâm Vĩnh Niên***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là một vấn đề thời sự gánh nặng cho y tế, được ước tính gây ra 4,5% gánh nặng
bệnh tật toàn cầu hiện nay, đặc biệt là đối tượng người cao tuổi thì hậu quả của bệnh càng nghiêm trọng hơn.
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị tăng huyết áp là việc tuân thủ điều trị của
người bệnh.
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng tuân thủ điều trị của người cao tuổi tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh năm
2017.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính.
Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ điều trị chung là 53,0%; tuân thủ chế độ ăn 56,5%; tuân thủ chế độ uống rượu, bia
49,0%; tuân thủ việc bỏ thuốc lá 42,0%; tuân thủ luyện tập thể dục 29,5%; tuân thủ uống thuốc 90,0%; tuân ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nc 897 thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
87
09 Nc 897 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH NĂM
2017
Ngô Văn Kiệp*, Nguyễn Quốc Dương*,**, Lâm Vĩnh Niên***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là một vấn đề thời sự gánh nặng cho y tế, được ước tính gây ra 4,5% gánh nặng
bệnh tật toàn cầu hiện nay, đặc biệt là đối tượng người cao tuổi thì hậu quả của bệnh càng nghiêm trọng hơn.
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị tăng huyết áp là việc tuân thủ điều trị của
người bệnh.
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng tuân thủ điều trị của người cao tuổi tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh năm
2017.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính.
Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ điều trị chung là 53,0%; tuân thủ chế độ ăn 56,5%; tuân thủ chế độ uống rượu, bia
49,0%; tuân thủ việc bỏ thuốc lá 42,0%; tuân thủ luyện tập thể dục 29,5%; tuân thủ uống thuốc 90,0%; tuân thủ
tái khám đều đặn theo lịch 85,0%; theo dõi huyết áp hằng ngày 18,0 %.Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu chung: 70,5%;
người tuân thủ đạt huyết áp mục tiêu 81,1%, người không tuân thủ đạt huyết áp mục tiêu 58,5%.
Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ điều trị chung chưa cao. Người bệnh cần được giáo dục sức khoẻ tốt hơn về tình
trạng bệnh của mình để nâng cao hiệu quả điều trị
Từ khóa: Tăng huyết áp, tuân thủ điều trị, người cao tuổi
ABSTRACT
TREATMENT COMPLIANCE AMONG ELDERLY PATIENTS WITH HYPERTENSION
IN TIEU CAN DISTRICT, TRA VINH PROVINCE IN 2017
Ngo Van Kiep*, Nguyen Quoc Duong*, Lam Vinh Nien* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017:
Introduction: Hypertension is a current health burden, which is estimated to account for 4.5% of the global
burden of disease today, especially for the elderly where the effects of the disease are more serious. One of the most
influential factors, which affect the result of treatment, is the adherence of treatment
Objective: Assessment of treatment adherence of the elderly in Doi Can district, Tra Vinh province in 2017.
Method: A descriptive, cross-sectional, qualitative and qualitative descriptive study.
Results: Overall adherence was 53.0%; following diet 56.5%; abstaining from drinking, beer 49.0%;
adherence to quit smoking 42.0%; adherence to exercise 29.5%; adherence to medication 90.0%; regular follow-up
visits 85.0%; daily blood pressure monitoring 18.0%. Overall blood pressure target was 70.5%; in which obese
persons achieved a target blood pressure of 81.1%; non-compliance reached a target blood pressure of 58.5%.
Conclusion: Overall adherence compliance is not high. Elderly hypertension patients need to have better
health education on their disease to improve treatment results.
Key words: hypertension, adherence to treatment, elderly
* Bệnh xá Công An Tỉnh Trà Vinh **Trường Đại học Trà Vinh **Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Lâm Vĩnh Niên ĐT: 0988846972 Email: nien@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
88
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một vấn đề thời sự gánh
nặng cho y tế. Tăng huyết áp được ước tính gây
ra 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu hiện nay và
cũng phổ biến ở các nước đang phát triển và các
nước phát triển.(11) Tăng huyết áp gặp ở nhiều
lứa tiểu khác nhau đặt biệt là ở người cao tuổi
hậu quả của bệnh lại nghiêm trọng hơn.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đang phát
triển vượt bật và có sự hội nhập sâu kinh tế
của thế giới. Việt Nam đang bước vào thời kỳ
già hóa dân số với số người từ 60 tuổi trở lên
là 9.016.604 người, chiếm tỷ lệ 10,2% (năm
2012) và đang gia tăng nhanh chóng.(8) Cùng
với sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất
nước, phần lớn người cao tuổi (người cao tuổi)
có cuộc sống ổn định về vật chất, tinh thần.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người cao
tuổi đang phải lao động kiếm sống, sống cô
đơn và đối mặt với nhiều nguy cơ bất lợi cho
sức khỏe đặc biệt là các bệnh về tim mạch(5).
Tiểu Cần là một huyện vùng sâu của tỉnh Trà
Vinh, có điều kiện kinh tế khó khăn đặc biệt là
có số lượng người dân tộc thiểu số cao. Theo
báo cáo của Hội người cao tuổi, huyện Tiểu
Cần đến cuối năm 2015 hiện có 9.502 cụ từ 60
tuổi trở lên(3).
Đặc biệt, là đối tượng người cao tuổi thì hậu
quả của bệnh càng nghiêm trọng hơn, tình trạng
mắc các biến chứng của bệnh rất cao, việc tuân
thủ điều trị ảnh hưởng đến quá trình điều trị của
bệnh tăng huyết áp. Hiện chưa có một nghiên
cứu nào tại huyện về việc đánh giá tuân thủ điều
trị tăng huyết áp ở người cao tuổi nên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng
tuân thủ điều trị của người cao tuổi tại huyện
Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh năm 2017”.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt
ngang kết hợp định lượng và định tính
Cỡ mẫu
Được tính theo công thức:
- n: là cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu.
- α: mức ý nghĩa thống kê, trong nghiên cứu này α = 0,05
Z: hệ số tin cậy: Z= 1,96
- d: sai số tối đa có thể được chấp nhận
- chọn p= 0,375 theo ước tính theo tỷ lệ tuân thủ điều trị của
Trần Thị Loan.(9)
- d: sai số cho phép 5% (0,05)
Tính được n = 183 bệnh nhân .
Dự phòng 10% , ước tính cở mẫu n = 200
bệnh nhân tăng huyết áp.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Người dân ≥ 60 tuổi sống được chẩn đoán
tăng huyết áp tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh,
đồng ý tham gia nghiên cứu, kể cả những người
đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không đồng ý tham gia, không còn minh
mẫn.
Cách chọn mẫu
Chọn 2 xã có tỷ lệ người cao tuổi mắc tăng
huyết áp cao nhất huyện Tiểu Cần.
Biến số thu thập
Các biến số được thu thập dựa trên bảng thu
thập số liệu, tóm tắt như sau:
- Chẩn đoán tăng huyết áp: theo tiêu chuẩn
của WHO(6,11)
- Tuân thủ chế độ điều trị: dựa theo các
khuyến nghị của Hướng dẫn chẩn đoán và điều
trị tăng huyết áp năm 2010 của Bộ Y tế, gồm:(1)
+ Tuân thủ chế độ ăn: chế độ ăn giảm mặn.
+ Tuân thủ rượu, bia: hạn chế uống rượu bia
theo lời dặn của bác sĩ.
+ Tuân thủ ngừng hút thuốc: bỏ thuốc lá của
người mắc tăng huyết áp.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
89
+ Tuân thủ luyên tập, sinh hoạt: tập luyện
thể lực ngày từ 30 – 60 phút.
+ Tuân thủ uống thuốc: uống theo theo đúng
chỉ định của bác sĩ.
+ Tái khám đúng định kỳ: bệnh nhân đến tái
khám theo đúng lịch hẹn.
+ Kiểm tra huyết áp theo chỉ dẫn của bác sỹ:
đo huyết áp 1-2 lần/ngày.
- Huyết áp mục tiêu: là việc người mắc tăng
huyết áp đưa huyết áp về bình thường. Huyết áp
này được đo vào thời điểm bệnh nhân tham gia
khảo sát.
Phân tích số liệu
Thu thập và xử lý số liệu sử dụng phần mềm
SPSS 18.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Theo như kết quả ở bảng 1 thông tin người
cao tuổi mắc tăng huyết áp ở huyện Tiểu Cần
thu được kết quả: tỷ lệ nam chiếm 62,5% so với
người cao tuổi mắc tăng huyết áp ở nữ, độ tuổi
mắc tăng huyết áp nhiều nhất theo nghiên cứu ở
độ tuổi từ 60 – 70 tuổi chiếm 42,5%.
Huyện Tiểu Cần thuộc vùng sâu của tỉnh Trà
Vinh nên trình độ học vấn thấp dưới THCS
chiếm đa số đến 79,5% theo như nghiên cứu.
Trình độ chuyên môn từ cao đẳng đại học trở lên
thấp chỉ 0,5% theo như chúng tôi khảo sát.
Bảng 1: Đặc điểm của người cao tuổi mắc tăng huyết
áp
Đặc điểm Tần số N = 200 Tỷ lệ %
Giới tính
Nam 125 62,5
Nữ 75 37,5
Tuổi
60 - 70 85 42,5
71 - 80 65 32,5
> 80 50 25,0
Trình độ học
vấn
Dưới THCS 159 79,5
THPT 34 17,0
Trung cấp 5 2,5
Cao đẳng / Đại học 2 0,5
Tình trạng
công việc
Nông dân 145 72,5
Cán bộ - hưu trí 37 18,5
khác 18 9,0
Tiền sử biến
chứng tăng
huyết áp
Não 4 2,0
Tim mạch 38 19,0
Thận 18 9,0
Khác 25 12,5
Các biến chứng xảy ra do mắc tăng huyết
áp của người cao tuổi hiện tại chiếm cao nhất
là các biến chứng về tim mạch chiếm 19,0, thứ
2 là biến chứng về thận chiếm 9,0%, thứ 3 là
biến chứng về não chiếm 2% và các biến
chứng khác chiếm 12,5%.
Thực trạng tuân thủ của người cao tuổi mắc tăng huyết áp
Bảng 2: Thực trạng tuân thủ của người cao tuổi mắc tăng huyết áp
STT Tiêu chí tuân thủ điều trị Tuân thủ (số lượng) Tỷ lệ (%) Không tuân thủ (số lượng) Tỷ lệ (%)
1 Tuân thủ chế độ ăn 113 56,5 87 43,5
2 Tuân thủ chế độ uống rượu, bia 98 49,0 102 51,0
3 Tuân thủ việc bỏ thuốc lá 84 42,0 116 58,0
4 Tuân thủ luyện tập thể dục 59 29,5 141 70,5
5 Tuân thủ uống thuốc 180 90,0 20 10,0
6 Tuân thủ tái khám đều đặn theo lịch 170 85,0 30 15,0
7 Theo dõi huyết áp hằng ngày 36 18,0 164 82,0
8 Tỷ lệ tuân thủ điều trị chung 106 53,0 94 47,0%
Về tuân thủ chế độ ăn số người tuân thủ
chiếm 56,5%, người không tuân thủ cũng tương
đối cao 43,5%. Việc tuân thủ uống thuốc và tái
khám người cao tuổi thực hiện khá tốt chiếm đa
số người được phỏng lần lượt là 90,0% và 85%.
Không tuân thủ điều trị nhiều nhất là việc theo
dõi huyết áp hằng ngày chiếm 82,0. Việc không
tuân thủ nhiều thứ hai là việc tập thể dục điều
đặn chỉ chiếm 15,0%, Việc tuân thủ uống rượu
bia và thuốc lá ở mức độ trung bình, nhưng
người không tuân thủ lại chiếm cao hơn lần lượt
là 51,0% và 58,0%. Tỷ lệ tuân thủ điều trị chung
là 53% và số người không tuân thủ chiếm 47%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
90
Bảng 3: Đánh giá số bệnh nhân đạt huyết áp mục giữa người tuân thủ điều trị và không tuân thủ điều trị
STT Tiêu chí tuân thủ điều trị Đạt HAMT (Số lượng) Tỷ lệ (%) Không đạt HAMT (Số lượng) Tỷ lệ (%)
1 Người tuân thủ điều trị 86 81,1 20 18,9
2 Người không tuân thủ điều trị 55 58,5 39 41,5
3 Tổng số 141 70,5 59 29,5
Số người tuân thủ điều trị đạt huyết áp mục
tiêu khá cao 81,1%, người không tuân thủ điều
trị đạt huyết áp mục tiêu chỉ 58,5%, như vậy
người tuân thủ điều trị đạt huyết áp mục tiêu
cao hơn người không tuân thủ điều trị.
BÀN LUẬN
Đặc điểm về nhân khẩu học, xã hội
Trong nghiên cứu này được thực hiện 200
người cao tuổi trên địa xã Hùng Hòa huyện Tiểu
Cần, tỉnh Trà Vinh. Theo như nghiên cứu tỷ lệ
người cao tuổi là nam mắc tăng huyết áp cao
hơn nữ, độ tuổi mắc cao nhất là độ tuổi từ 60 – 70
tuổi, số người cao tuổi mắc tăng huyết áp trên 80
tuổi tương đối thấp; trình độ học vấn tương đối
thấp dưới cấp 2 chiếm đa số, trong đó có nhiều
người cao tuổi không biết chữ, tỷ lệ người có
bằng đại học, cao đẳng chiếm 0,5% như đã về
hưu; Về tình trạng công việc đa số người được
phỏng vấn là nông dân vì địa điểm nghiên cứu
chủ yếu là vùng nông nghiệp, còn lại là cán bộ
hoặc người đã về hưu, nhóm đối tượng khác là
những người buôn bán, lao động tự do; Về các
biến chứng của bệnh tăng huyết áp thì biến
chứng xãy ra nhiều nhất là các bệnh về tim mạch
các bệnh tim mạch thường gặp theo như phỏng
vấn là thiếu máu tim, hở van tim,..Thứ hai là
biến chứng về thận nhiều bệnh nhân đã có tình
trạng suy thận, thứ ba là biến chứng về não, còn
các biến chứng khác như mắt,..Nghiên cứu của
chúng tôi là thực hiện cho đối tượng người cao
tuổi nhưng so sánh kết quả khá phù hợp với
nghiên cứu của Danh Thiên Phúc thực hiện tại
Bệnh viện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.(2)
Tuân thủ chế độ ăn
Tuân thủ điều trị chế độ ăn và việc thay đổi
lối sống có vai trò rất quan trọng trong việc
phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp. Trong
nghiên cứu, tỷ lệ người không tuân thủ là 43,5%
thấp hơn người tuân thủ là 56,5% cao hơn so với
nghiên cứu của Nguyễn Hải Yến chiếm 40,4%(7).
Việc người cao tuổi không tuân thủ điều trị là do
nhiều lý do về phong tục tập quán và thói quen
thích ăn mặn của người Việt đặc biệt người cao
tuổi mắc tăng huyết áp. Việc tư vấn của bác sĩ
điều trị khá hiệu quả số lượng người người cao
tuổi tuân thủ chế độ ăn khá cao.
Tuân thủ bỏ rượu, bia
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người
không tuân thủ chiếm khá cao 51,0% số người
không tuân thủ đa số là nam giới khi so sánh với
nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Hạnh tỷ lệ tuân thủ
đạt cao hơn 82,6%(3), do phong tục tập quán của
người Việt thích dùng rượu bia trong các buổi
tiệc lớn nhỏ, hoặc bình thường vẫn dùng. Điều
này cho thấy ý thức về tác hại của rượu bia đã có
thay đổi ở người cao tuổi số người tuân thủ cũng
chiếm 49,0% nhưng vẫn chưa cao, đại đa số biết
tác hại nhưng vẫn dùng và họ chỉ hạn lại chứ
không hoàn toàn bỏ rượu bia.
Tuân thủ bỏ thuốc lá
Việc tuân thủ bỏ thuốc lá của người cao tuổi
mắc tăng huyết áp chiếm 42,0% khá thấp so với
số người không tuân thủ chiếm 58,0% đa phần là
nam giới. Việc bỏ thuốc lá khá khăn ở người cao
tuổi đã hút thuốc lâu năm khi họ bỏ thuốc thì có
hiện tượng tăng cân xảy ra, theo một nghiên cứu
của SNSF (Quỹ khoa học Quốc gia Thụy Sĩ)
Trung bình, có khoảng 80% những người bỏ
thuốc tăng 7 kg (hoặc 15%) mặc dù ăn uống bình
thường, thậm chí có người còn ăn ít hơn(10). Nên
cần có biện pháp bỏ thuốc lá cho người cao tuổi
một cách tốt nhất.
Tuân thủ uống thuốc
Việc tuân thủ uống là việc cực kỳ quan trọng
trong việc khám và điều trị tăng huyết áp. Theo
nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người tuân thủ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học
91
điều trị việc dùng thuốc rất cao chiếm đến 90,0%
không tuân thủ chỉ chiếm 10% so sánh với
nghiên cứu của Hà Thị Liên tỷ lệ tuân thủ dùng
thuốc đạt khá cao 76,2%(4) trong khi đó nghiên
cứu của Đỗ Bích Hạnh chỉ đạt 56,3%(3). Khi được
hỏi, người cao tuổi là do người cao tuổi tuân thủ
theo lời dặn uống thuốc của bác sĩ và thói quen
uống thuốc hằng ngày, số không tuân thủ chủ
yếu là ở đối tượng người cao tuổi làm nghề buôn
bán do công việc bận rộn, thường xuyên bỏ
thuốc không uống điều đặn.
Tuân thủ tái khám định kỳ
Theo nghiên cứu của chúng tôi số người tuân
thủ tái khám định kỳ chiếm khá cao 85,0% so
sánh với nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Hạnh chỉ
đạt 47,1%(3). Nguyên nhân là do đường xá thuận
tiện có nhiều cơ sở khám chữa bệnh của tư nhân
hoặc nhà nước trong huyện, từ nhà đến cơ sở
khám chữa bệnh khá gần, đặc biệt là sự thông
tuyến của bảo hiểm y tế nên việc khám chữa
bệnh của người cao tuổi thuận lợi và dễ dàng.
Thứ hai là do sự tư vấn và nhắc nhở của CBYT
nâng cao được ý thức của người cao tuổi.
Tuân thủ tập luyện thể dục
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng
người cao tuổi sinh sống ở nông thôn nên tuy là
tuổi từ 60 trở lên, nhưng đa số vẫn còn lao động
để kiếm sống nên thực hiện các chế độ luyện tập
khá khó khăn theo nghiên cứu là 70,5% tập
chung ở nông thôn, 29,5% tuân thủ tập chung ở
khi vực chợ, thị trấn khá phù hợp với nghiên
cứu của Nguyễn Thị Hải Yến số người tuân thủ
tập luyện thể dục chiếm 21,9%(7). Theo như kết
quả trên người cao tuổi chưa hiểu rõ tầm quan
trọng của chế độ luyện tập nghỉ ngơi. Cần làm
công tác tư vấn và tuyên truyền cho người cao
tuổi tuân thủ chế độ luyện tập nghỉ ngơi.
Tuân thủ việc kiểm tra huyết áp hằng ngày
Đo huyết áp hằng ngày và ghi lại kết quả
không chỉ giúp cho quá trình theo dõi điều trị và
giúp phát hiện các biến chứng sớm. Theo nghiên
cứu tỷ lệ người không tuân thủ thấp khá cao
82,0% phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị
Hải Yến chiếm 20,0% nghiên cứu của chúng tôi
là 18,0%(7). Nguyên nhân được chúng tôi tìm
hiểu là do điều kiện kinh tế khó khăn không
mua được dụng cụ đo huyết áp, thứ hai là không
biết cách sử dụng dụng cụ đo. Việc này cần phải
tuyên truyền cho người người cao tuổi về tác
dụng của việc đo huyết áp hằng ngày, tập huấn
cách sử cho người cao tuổi hoặc người thân.
Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu
Huyết áp mục tiêu là một chỉ số cực kỳ quan
trọng trong điều trị tăng huyết áp, đánh giá toàn
bộ quá trình điều trị của người mắc tăng huyết
áp. Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu chung của người
cao tuổi là 70,5%, trong đó người tuân thủ điều
trị đạt huyết áp mục tiêu là 81,1%, khi người
không tuân thủ chỉ đạt 58,5%. Nguyên nhân là
do việc người cao tuổi tuân thủ việc uống thuốc
và tái khám rất cao nên dẫn đến tỷ lệ đạt huyết
áp mục tiêu cao.
KẾT LUẬN
Về thực trạng tuân thủ điều trị của người cao
tuổi mắc tăng huyết áp tại huyện Tiểu Cần năm
2017: tỷ lệ tuân thủ điều trị chung là 53,0%; tuân
thủ chế độ ăn 56,5%; tuân thủ chế độ uống rượu,
bia 49,0%; tuân thủ việc bỏ thuốc lá 42,0%; tuân
thủ luyện tập thể dục 29,5%; tuân thủ uống
thuốc 90,0%; tuân thủ tái khám đều đặn theo lịch
85,0%; theo dõi huyết áp hằng ngày 18,0 %; Tỷ lệ
đạt huyết áp mục tiêu chung: 70,5%; người tuân
thủ đạt huyết áp mục tiêu 81,1%, người không
tuân thủ đạt huyết áp mục tiêu 58,5%. Từ đó,
chúng tôi kiến nghị nâng cao kỹ năng tư vấn sức
khỏe cho người mắc tăng huyết áp khi đến khám
tại các cơ sở y tế về việc tuân thủ điều trị. tăng
cường việc truyền thông y tế trên các kênh thông
tin đại chúng để nâng cao kiến thức người cao
tuổi về bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2010), Quyết định 3192/QĐ - BYT hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị tăng huyết áp, Hà Nội.
2. Danh Thiên Phúc (2016), Không tuân thủ điều trị Tăng huyết
áp và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân điều trị ngoại trú
tại Bệnh viện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang năm 2016, Thạc sỹ
quản lý bệnh viện, Đại học y tế công cộng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
92
3. Đỗ Thị Bích Hạnh (2013), Thực trạng tuân thủ điều trị tăng
huyết áp và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ngoại trú
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước năm 2013, Thạc sỹ
quản lý bệnh viện, Đại học y tế công cộng.
4. Hà Thị Liên (2013), Tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số
yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý
tại trạm y tế xã Văn Môn, Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
năm 2013, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học y tế công
cộng.
5. Hội người cao tuổi huyện Tiểu Cần (2016), Báo cáo tổng kết
năm 2016, Trà Vinh.
6. Nguyễn Huy Dung (2005), 22 bài giảng chọn lọc Nội khoa tim
mạch. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Hải Yến và Đỗ Mai Hoa (2012),"Tuân thủ chế độ
ăn và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp
điều trị ngoại trú tại Bệnh viện E năm 2011 - 2012", Tạp chí y tế
công cộng. 25, Tr 11 - 17.
8. Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả điều tra biến động dân số và
nhà ở năm 2012, Hà Nội.
9. Trần Thị Loan (2012), Đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh
nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện C tỉnh Thái
Nguyên năm 2012, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện,
Trường đại học y tế công cộng.
10. SNSF (2013), Weight gain due to quit smoking.
11. World Health Organization (2005),"Preventing chronic
diseases a vital investment". Pg 28 – 29.
Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nc_897_thuc_trang_tuan_thu_dieu_tri_tang_huyet_ap_o_nguoi_ca.pdf