Nc 889 chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại tỉnh Long An

Tài liệu Nc 889 chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại tỉnh Long An: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 72 07 Nc 889 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI TỈNH LONG AN Lê Nữ Thanh Uyên*, Nguyễn Quang Vinh**, Đặng Văn Chính*** TÓM TẮT Mở đầu: Lệ thuộc các chất dạng thuốc phiện đang là gánh nặng toàn cầu. Ước tính hằng năm có khoảng 0,2 triệu người chết do heroin, cocain và các chất gây nghiện khác. Đặc biệt châu Á là khu vực tập trung trên 50% số người lạm dụng ma túy tổng hợp của thế giới. Số người nghiện các chất dạng thuốc phiện có hành vi tiêm chích ma túy chiếm 0,2%-0,5% dân số thế giới(6). Long An là tỉnh thứ 21 trong số 63 tỉnh thành cả nước và là tỉnh thứ 5 trong phía Nam triển khai chương trình Methadone trong quí 4, 2013(5). Bước đầu chương trình đang diễn ra thuận lợi và đúng tiến độ đề ra. Tuy nhiên hiện chưa tìm thấy nghiên cứu hoặc khảo sát nào được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả và tác động của chương trình l...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nc 889 chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại tỉnh Long An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 72 07 Nc 889 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI TỈNH LONG AN Lê Nữ Thanh Uyên*, Nguyễn Quang Vinh**, Đặng Văn Chính*** TÓM TẮT Mở đầu: Lệ thuộc các chất dạng thuốc phiện đang là gánh nặng toàn cầu. Ước tính hằng năm có khoảng 0,2 triệu người chết do heroin, cocain và các chất gây nghiện khác. Đặc biệt châu Á là khu vực tập trung trên 50% số người lạm dụng ma túy tổng hợp của thế giới. Số người nghiện các chất dạng thuốc phiện có hành vi tiêm chích ma túy chiếm 0,2%-0,5% dân số thế giới(6). Long An là tỉnh thứ 21 trong số 63 tỉnh thành cả nước và là tỉnh thứ 5 trong phía Nam triển khai chương trình Methadone trong quí 4, 2013(5). Bước đầu chương trình đang diễn ra thuận lợi và đúng tiến độ đề ra. Tuy nhiên hiện chưa tìm thấy nghiên cứu hoặc khảo sát nào được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả và tác động của chương trình lên những bệnh nhân điều trị tại đây. Mục tiêu: Đo lường điểm chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của bệnh nhân điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, tại tỉnh Long An, năm 2014. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang chọn toàn bộ 100 bệnh nhân đang điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Long An. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt kết hợp với hồi cứu hồ sơ bệnh án và kết quả xét nghiệm nước tiểu. Kết quả: Điểm chất lượng cuộc sống trung bình trên bốn phương diện sinh lý, tâm lý, xã hội và triệu chứng lần lượt là 35,27; 37,01; 42,56 và 47,53. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian là một yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trên cả 4 phương diện của các bệnh nhân. Kết luận: Nhìn chung điểm chất lượng cuộc sống trong nghiên cứu ghi nhận cao hơn so với các nghiên cứu trước đây. những bệnh nhân điều trị Methadone trên 3 tháng có điểm chất lượng cuộc sống cao hơn những bệnh nhân điều trị dưới ba tháng trên cả 4 phương diện. Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, Methadone, điều trị duy trì Methadone. ABSTRACT QUALITY OF LIFE AND RELATED FACTORS IN METHADONE TREATMENT PATIENTS IN LONG AN PROVINCE Le Nu Thanh Uyen*, Nguyen Quang Vinh ** Dang Van Chinh *** Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: Background: Opiate dependence is a global burden. It is estimated that around 0.2 million people die each year from heroin, cocaine and other addictive drugs. In particular, Asia is a focus area over 50% of the world's total drug users. The number of opiate addicts who inject drugs accounts for 0.2% -0.5% of the world's population(6). Long An is the 21st of 63 provinces in the country and is the 5th province in the south implement the Methadone program in the fourth quarter of 2013(5). The program is proceeding smoothly and progressively. However, no studies or surveys have been conducted to evaluate the effectiveness and impact of the program on treatment-experienced patients. Objectives: To measure of the mean life quality score and identify factors associated in methadone maintenance treatment patients on Long An province, 2014. * Đại học Y Dược TP.HCM **Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc, Bình Dương ***Viện y tế công cộng TP. HCM Tác giả liên lạc: ThS. Lê Nữ Thanh Uyên ĐT: 0903313539 Email: lenuthanhuyen@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học 73 Subject - Research method: A cross-sectional study of 100 patients receiving substitution treatment for opioid addiction with methadone in HIV/AIDS prevention center at Long An province. The study was conducted by face- to- face interviews combined with retrospective medical records and the results of urine tests. Results: The average quality of life score on the four physiological, psychological, social and symptomatic aspects was 35,27; 37.01; 42.56 and 47.53. Research shows that time is a factor that affects the quality of life in all four aspects of the patient. Conclusion: In general, the quality of life in the study was higher than in previous studies. Patients treated with methadone over 3 months had a higher quality of life than patients under three months of treatment in all four aspects. Keywords: Quality of life, Methadone, Methadone maintenance treatment. ĐẶT VẤN ĐỀ Lệ thuộc các chất dạng thuốc phiện đang là gánh nặng toàn cầu. Ước tính hằng năm có khoảng 0,2 triệu người chết do heroin, cocain và các chất gây nghiện khác. Đặc biệt châu Á là khu vực tập trung trên 50% số người lạm dụng ma túy tổng hợp của thế giới. Số người nghiện các chất dạng thuốc phiện có hành vi tiêm chích ma túy chiếm 0,2%-0,5% dân số thế giới. Theo báo cáo năm 2012 ghi nhận khu vực Đông Nam Á có khoảng 3,4 -5,6 triệu người TCMT(5). Chương trình điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone đã ra đời từ những năm 90 của thế kỷ trước và hiện đang được thực hiện hữu hiệu tại nhiều quốc gia trên thế giới(3,4, 5). Tại Việt Nam chương trình này được đưa vào hoạt động từ năm 2008, hiện nay theo thống kê chương trình đã có mặt tại 29 tỉnh thành với 74 cơ sở điều trị cho 14.785 người(1,2). Kết quả đánh giá bước đầu do Bộ Y tế tiến hành đã ghi nhận kết quả hết sức tích cực, lợi ích của việc điều trị Methadone có “6 giảm, 4 tăng”. 6 giảm gồm: giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm lây nhiễm HIV/AIDS, viêm gan B – C, giảm kinh phí do sử dụng ma túy, giảm tử vong do sốc thuốc, giảm tội phạm, giảm xung đột với gia đình. 4 tăng gồm: tăng thu nhập cho cá nhân, gia đình, tăng sức khỏe cho bản thân, tăng nhân cách con người(1,2,6). Long An là tỉnh thứ 21 trong số 63 tỉnh thành cả nước và là tỉnh thứ 5 trong phía Nam triển khai chương trình Methadone trong quí 4, 2013(4). Bước đầu chương trình đang diễn ra thuận lợi và đúng tiến độ đề ra. Tuy nhiên hiện chưa tìm thấy nghiên cứu hoặc khảo sát nào được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả và tác động của chương trình lên những bệnh nhân điều trị tại đây và đây là một trong những đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề khá mới mẻ này nên nó sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho giảng dạy và các nghiên cứu khác trong tương lai. Với những vấn đề đặt ra ở trên, mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu Đo lường điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu trên 4 phương diện sinh lý, tâm lý, xã hội và các triệu chứng đi kèm. Xác định mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với các yếu tố liên quan: đặc điểm dân số học, tiền sử bản thân, bệnh lý kèm theo, hành vi nguy cơ và quá trình điều trị. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân đang điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại phòng khám Methadone quận 6, TP.HCM trong thời gian nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu toàn bộ bệnh nhân đang tham gia điều trị methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và tự nguyện đồng ý tham gia vào Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 74 nghiên cứu. Những đối tượng đã được phỏng vấn mặt đối mặt bằng bộ công cụ thu thập số liệu QOL – DA v2.0 soạn sẵn, danh sách bệnh nhân sẽ được đối chiếu danh sách dựa vào mã thẻ Methadone (một số thẻ trùng mã số thì dựa vào họ tên của đối tượng) và lọc ra để không bị trùng phỏng vấn vào ngày hôm sau. Tổng số mẫu thu thập là 100 bệnh nhân. Xử lý dữ kiện Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 13. Thống kê phân tích: Phép kiểm phi tham số Kruskal–Wallis và Mann–Whitney so sánh sự khác biệt về điểm chất lượng cuộc sống với đặc tính mẫu nghiên cứu. Sử dụng tương quan Spearman kiểm định mối liên quan giữa hai biến định lượng. Đồng thời sử dụng hồi quy tương quan để xây dựng phương trình hồi quy biểu thị mối liên quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN Đặc tính mẫu nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm dân số - xã hội của mẫu nghiên cứu (n=65) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi < 19 4 6,2 19 – 24 14 21,5 > 24 47 72,3 Học vấn Dưới cấp 3 41 63,1 Trên cấp 3 24 36,9 Hôn nhân Đang sống chung bạn tình 4 6,2 Đang sống chung với vợ 14 21,5 Ly dị/ly thân 8 12,3 Độc thân 39 60,0 Nghề nghiệp Có việc làm 27 41,5 Thất nghiệp 38 58,5 Tình trạng kinh tế Tự chủ vào bản thân 30 46,2 Phụ thuộc vào gia đình 35 53,8 Kinh tế gia đình Khó 11 16,9 Đủ sống 54 83,1 Trợ cấp xã hội Có nhận trợ cấp 2 3,1 Không có trợ cấp 63 96,9 Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên toàn bộ 65 bệnh nhân đang uống Methadone tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Long An(4). Toàn bộ 65 bệnh nhân tại đây đều là nam giới, với quan niệm truyền thống khắt khe với phụ nữ của các nước Á Đông như Việt Nam thì nữ giới nghiện ngập là điều không thể chấp nhận được vì vậy việc nếu có nghiện ngập thì nữ giới thường giấu kín và e ngại trong việc tham gia chương trình điều trị thay thế công khai như là uống Methadone(3,5). Phần lớn các đối tượng có học vấn dưới cấp 3, Đây là điều đáng báo động bởi việc thiếu kiến thức và trình độ học vấn sẽ là một trong những rào cản rất lớn trong việc tái hòa nhập cộng đồng của nhóm bệnh nhân này sau khi điều trị cai nghiện thành công. Đa số các bệnh nhân đang sống độc thân, điều này có thể do các bệnh nhân này là đối tượng nghiện ngập không có nghề nghiệp tương lai ổn định. Bản thân họ không gây được niềm tin với mọi người xung quanh, việc họ chỉ lao đầu vào con đường nghiện ngập khiến mọi người xung quanh kỳ thị, khó gần. Bảng 2: Đặc điểm về quá trình điều trị Methadone của bệnh nhân (n=65) Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Thời gian điều trị 3 tháng trở xuống 33 50,8 Trên 3 tháng 32 49,2 Liều điều trị Dưới 60mg/ngày 24 36,9 Trên 60mg/ngày 41 63,1 Tuân thủ đầy đủ các nội quy Có 58 89,2 Không 7 10,8 Đồng ý chi trả phí điều trị Đồng ý 59 90,8 Không chắc chắn 6 9,2 Kết quả nghiên cứu ghi nhận số bệnh nhân điều trị từ 3 tháng trở xuống và trên 3 tháng là ngang nhau (50,77% và 49,23%), do số lượng bệnh nhân mỗi tháng được đưa vào điều trị chênh lệch không lớn và chương trình chỉ mới triển khai được 6 tháng nên không có sự khác biệt đáng kể về số lượng khi phân nhóm bệnh nhân điều tri bằng mốc 3 tháng. Bảng 3: Đặc điểm hành vi, các yếu tố tiền sử nghiện ma tuý và bệnh lý của bệnh nhân (n=65) Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Hút thuốc lá 63 96,6 Nghiện rượu 4 6,2 Sử dụng Heroin 65 100,0 Sử dụng thuốc lắc 2 4,0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học 75 Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Sử dụng bao cao su 50 76,9 Tiền sử người thân nghiện ma tuý 8 13,2 Cai nghiện không thành công 54 83,1 Thời gian nghiện ma tuý Dưới 1 năm 1 1,5 1 - <2 năm 4 6,2 2 – 3 năm 10 15,4 > 3 năm 50 76,9 Loại ma tuý sử dụng (Heroin) (n=14) 14 100,0 Đường sử dụng (Tiêm chích) (n=14) 14 100,0 Sử dụng chung bơm kim tiêm (n=14) 2 14,3 Viêm gan B 13 20,0 Viêm gan C 30 46,2 Viêm gan B + C 3 4,6 HIV (n=16) 16 24,6 Trước khi điều trị bị nhiễm HIV (n=16) 16 100,0 Điều trị ARV 13 81,3 Trong nghiên cứu ghi nhận có tới 96,62% các bệnh nhân có hút thuốc lá, vì tất cả bệnh nhân đều là nam giới trong khi các nghiên cứu khác đều khảo sát tỷ lệ trên cả hai giới nên ghi nhận tỷ lệ thấp hơn, bên cạnh đó thì các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi mới tham gia chương trình nên việc thuốc lá có thể là lựa chọn ưu tiên của hầu hết các bệnh nhân để giảm đi sự tác động của các triệu chứng cai nghiện. 100% các bệnh nhân điều trị tại đây đều sử dụng Heroin, vì theo tư vấn trong những ngày đầu điều trị bệnh nhân vẫn có thể sử dụng Heroin để giảm đi các triệu chứng cai và hầu hết các bệnh nhân chỉ mới tham gia điều trị nên vẫn có một số lượng nhất định các bệnh nhân vẫn còn hành vi sử dụng ma túy. Vẫn còn 14,29% bệnh nhân thuộc nhóm này vẫn sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác và tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm vẫn còn cao. Việc chia sẻ bơm kim tiêm là một vấn đề hết sức nguy hiểm bởi nó là con đường dẫn đến việc lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua đường máu như viêm gan và HIV. Vì vậy đây là vấn đề cần được chú ý trong việc tư vấn cho bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị Methadone. Bảng 4: Phân bố đặc tính mẫu theo trung bình và trung vị Đặc tính Trung bình ± ĐLC* Trung vị Tứ phân vị trên Tứ phân vị dưới Tuổi 28,9 ±5,9 29 24 33 Liều Methadone(mg/ngày) 75,5±34,1 70 55 80 Thời gian điều trị (tháng) 3,4±1,7 3 2 5 * Độ lệch chuẩn Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 28,9 tuổi. So sánh với kết quả của nhiều y văn thì đây có thể xem là 1 trong các nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân có độ tuổi trung bình nhỏ nhất(5). Đây là một vấn đề hết sức báo động do tỷ lệ người trẻ tuổi nghiện ma túy càng ngày càng phổ biến. Bảng 5: Đặc điểm chất lượng cuộc sống trên các phương diện Đặc tính Trung bình ± ĐLC* Trung vị Tứ phân vị trên Tứ phân vị dưới Sinh lý 35,3 ±4,2 36 34 38 Tâm lý 37,0 ±5,8 39 33 41 Xã hội 42,6 ±4,8 43 39 46 Triệu chứng 47,5 ±5,8 49 44 53 * Độ lệch chuẩn Các điểm số về chất lượng cuộc sống trên 4 phương diện của các bệnh nhân có phân phối không bình thường. Trên 4 phương diện đo lường điểm chất lượng cuộc sống, kết quả cho thấy điểm số thấp nhất là điểm chất lượng cuộc sống về mặt sinh lý và điểm chất lượng cuộc sống về các triệu chứng là điểm số cao nhất. Đây chính là điểm khác biệt trong việc đánh giá chất lượng sống của các bệnh nhân nghiện thông qua các triệu chứng cai so với nhiều bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống. Bởi sự giảm thiểu tác động các triệu chứng cai và triệu chứng do ma túy gây ra góp phần phản ánh hiệu quả cai nghiện bằng Methadone, sự an toàn của Methadone và lý giải thêm những chuyển biến tích cực về sức khỏe sinh lý, tâm lý và xã hội. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 76 Bảng 6: So sánh đặc điểm chất lượng cuộc sống và các đặc điểm về dân số học (n=65) Đặc tính Sinh lý Tâm lý Xã hội Triệu chứng Nhóm tuổi < 19 36,7 ±3,8 38,8 ±6,2 42,8 ±3,4 47,0 ±6,8 19 – 24 33,9±3,7 34,1±7,3 42,6±5,0 46,3±6,6 > 24 35,6±4,3 37,7±6,7 42,6±5,0 47.9±5,5 P** 0,176 0,219 0,972 0,708 Tình trạng hôn nhân Sống chung bạn tình 36,5±3,7 37,7±6,7 44,0±5,1 49,0±4,5 Sống với vợ 32,5±5,6 36,9±5,7 42,0±4,8 47,5±5,8 Ly dị/ly thân 35,4±2,5 33,8±5,6 41,4±4,7 46,4±4,6 Độc thân 36,1±3,6 37,6±5,9 42,8±5,0 47,6±6,2 P** 0,133 0,348 0,661 0,714 Học vấn Dưới cấp 3 35,4±4,4 37,3±6,2 42,9±4,7 47,6±6,1 Cấp 3 trở lên 35,0±3,8 36,6±5,3 41,8±5,2 47,5±5,3 P* 0,314 0,461 0,326 0,811 Nghề nghiệp Có việc làm 33,7±5,0 36,6±5,4 41,5±4,4 47,6±5,4 Thất nghiệp 36,4±3,1 37,3±6,2 43,3±5,1 47,5±6,1 P* 0,032 0,471 0,059 0,878 P*: kiểm định Mann-Whitney P**: kiểm định Kruskal – Wallis Kết quả bảng so sánh cho thấy những bệnh nhân đang thất nghiệp có điểm chất lượng cuộc sống cao hơn so với những bệnh nhân đang có việc làm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,032, sự khác biệt này có thể do nhóm bệnh nhân không có việc họ không phải vận động thể lực và chỉ tham gia chương trình điều trị mà không phải lo nghĩ về công việc nên họ cảm thấy thoải mái hơn và khỏe mạnh hơn. Chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp và điểm số chất lượng cuộc sống trên 3 phương diện còn lại là tâm lý, xã hội và triệu chứng. Ngoài ra nghiên cứu cũng chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào giữa điểm chất lượng cuộc sống trên cả 4 phương diện với các biến dân số học như : nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, học vấn. Sử dụng kiểm định Mann-Whitney, chúng tôi chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào giữa điểm chất lượng cuộc sống trên cả 4 phương diện với các biến tình trạng kinh tế, kinh tế gia đình và trợ cấp xã hội. Bảng 7: So sánh đặc điểm chất lượng cuộc sống và đặc điểm kinh tế, trợ cấp xã hội (n=65) Đặc tính Sinh lý Tâm lý Xã hội Triệu chứng Tình trạng kinh tế Tự chủ bản thân 35,5±4,3 37,4±5,1 42,7±4,8 48,4±5,6 Phụ thuộc gia đình 35,1±4,1 36,7±6,5 42,7±4,9 46,8±5,9 P 0,811 0,869 0,869 0,258 Kinh tế gia đình Khó khăn 35,0±4,3 35,4±6,1 42,9±4,5 47,5±5,2 Đủ sống 35,3±4,2 37,4±5,8 42,5±4,9 47,5±5,9 P 0,930 0,273 0,881 0,705 Trợ cấp xã hội Có nhận trợ cấp 35,5±4,9 39,5±7,7 43,0±2,8 49,5±7,7 Không có trợ cấp 35,3±4,22 36,9±5,8 42,5±4,9 47,5±5,7 P 0,954 0,469 0,939 0,492 Bảng 8: So sánh đặc điểm chất lượng cuộc sống và các yếu tố về tiền sử nghiện, đặc điểm điều trị Methadone, (n=65) Đặc tính Sinh lý Tâm lý Xã hội Triệu chứng Hút thuốc lá Có 35,20±4,24 36,79±5,83 42,63±4,92 47,51±5,83 Không 37,50±2,12 44,00±1,41 40,50±3,53 48,50±6,36 P 0,369 0,047 0,381 0.789 Thời gian điều trị Dưới 3 tháng 33,21±4,65 34,78±5,96 40,87±4,94 45,57±6,42 Trên 3 tháng 37,41±2,21 39,31±4,89 44,31±4,23 49,56±4,29 P <0,001 0,001 0,002 0,018 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học 77 Chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa hành vi hút thuốc lá và điểm chất lượng cuộc sống về mặt tâm lý, những người không hút thuốc là có điểm chất lượng cuộc sống về tâm lý cao hơn những người có hút thuốc lá, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,047. Theo nhiều nghiên cứu thì hầu hết các bệnh nhân nghiện ma túy đều hút thuốc lá rất nhiều trong quá trình cai nghiện. Vì thuốc lá giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn bởi những tác động xấu của triệu chứng cai. Vì vậy những bệnh nhân sử dụng thuốc lá chứng tỏ họ chịu tác động rất nhiều của triệu chứng cai nên việc họ tìm đến thuốc lá như một biện pháp thay thế ma túy. Trái lại, bệnh nhân không hút thuốc lá chững tỏ họ đã có thể kiểm soát được các triệu chứng xấu do tác động của ma túy và họ đã giảm lệ thuộc vào thuốc lá. Những điều này góp phần lý giải sự khác biệt về điểm chất lượng cuộc sống ở 2 nhóm. Những bệnh nhân điều trị Methadone trên 3 tháng có điểm chất lượng cuộc sống cao hơn những bệnh nhân điều trị dưới ba tháng trên cả 4 phương diện. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với giả trị p<0,05. Sở dĩ có sự khác biệt này là do những bệnh nhân tham gia điều trị trên 3 tháng họ đã quen dần với việc uống thuốc đều đặn mỗi ngày, hơn thế nữa thì nhóm bệnh nhân này đã bước vào giai đoạn uống liều Methadone duy trì. So với nhưng bệnh nhân điều trị dưới 3 tháng vẫn còn ở giai đoạn dò liều thì những bệnh nhân uống liều duy trì có liều Methadone ổn định, nên họ thích ứng tốt và ít chịu tác động từ việc thay đổi liều uống. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống với các đặc tính như nghiện rượu, sử dụng chung bơm kim tiêm, sử dụng bao cao su, tiền sử gia đình nghiện và cai nghiện không thành công và với các đặc tính về liều điều trị, tuân thủ nội quy và đồng ý chi trả, trên cả 4 phương diện vời việc còn sử dụng ma túy và dùng chung bơm kim tiêm trên nhóm bệnh nhân vẫn đang tiếp tục sử dụng ma túy, với việc mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như HIV, viêm gan B, viêm gan C. Điểm số chất lượng cuộc sống tăng dần theo mức độ cảm nhận về cuộc sống và sự hài lòng về sức khỏe. Bảng 9: Tương quan Spearman giữa điểm số chất lượng cuộc sống với tuổi, liều Methadone và thời gian điều trị (n=65) Thời gian điều trị Sinh lý Tâm lý Xã hội Triệu chứng Tuổi 0,146 0,071 - 0,032 0,174 P 0,245 0,572 0,797 0,165 Liều Methadone -0,215 -0,081 -0,094 -0,125 P 0,084 0,518 0,455 0,320 Thời gian điều trị 0,48 0,46 0,34 0,37 P <0,001 <0,001 0,005 0,002 Kết quả hồi quy tương quan Spearman ghi nhận: Hệ số tương quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống về mặt sinh lý với tuổi, liều Methadone và thời gian điều trị lần lượt là 0,146 (p=0,245), -0,215 (p=0,084) và 0,48 (p<0,001). Như vậy có sự tương quan trung bình có ý nghĩa thống kê giữa điểm số chất lượng cuộc sống về mặt sinh lý và thời gian điều trị. Trong khi đó tuổi và liều điều trị có sự tương quan yếu và rất yếu, không có ý nghĩa thống kê với điểm số chất lượng cuộc sống về mặt sinh lý. Hệ số tương quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống về mặt tâm lý với tuổi, liều Methadone và thời gian điều trị lần lượt là 0,071 (p=0,572), -0,081 (p=0,518) và 0,46 (p<0,001). Như vậy có sự tương quan trung bình có ý nghĩa thống kê giữa điểm số chất lượng cuộc sống về mặt tâm lý và thời gian điều trị. Trong khi đó tuổi và liều điều trị có sự tương quan rất yếu, không có ý nghĩa thống kê với điểm số chất lượng cuộc sống về mặt tâm lý. Hệ số tương quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống về mặt xã hội với tuổi, liều Methadone và thời gian điều trị lần lượt là -0,032 (p=0,797), - 0,094 (p=0,455) và 0,48 (p=0,005). Như vậy có sự tương quan trung bình có ý nghĩa thống kê giữa điểm số chất lượng cuộc sống về mặt xã hội và thời gian điều trị. Trong khi đó tuổi và liều điều trị có sự tương quan yếu và không có ý nghĩa thống kê với điểm số chất lượng cuộc sống về mặt xã hội. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 78 Hệ số tương quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống về mặt triệu chứng với tuổi, liều Methadone và thời gian điều trị lần lượt là 0,174 (p=0,165), -0,125 (p=0,320) và 0,37(p=0,02). Như vậy có sự tương quan trung bình có ý nghĩa thống kê giữa điểm số chất lượng cuộc sống về mặt triệu chứng và thời gian điều trị. Trong khi đó tuổi và liều điều trị có sự tương quan yếu và không có ý nghĩa thống kê với điểm số chất lượng cuộc sống về mặt triệu chứng. Bảng 10: Phương trình hồi quy tương quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống và thời gian điều trị Phương trình hồi quy p Điểm số CLCS về mặt sinh lý = 31,59 + 1,07* Thời gian điều trị <0,001 0,20 Điểm số CLCS về mặt tâm lý = 31,70 + 1,54* Thời gian điều trị <0,001 0,22 Điểm số CLCS về mặt xã hội = 39,57 + 0,87* Thời gian điều trị 0,01 0,10 Điểm số CLCS về mặt triệu chứng= 42,43 + 1,48*Thời gian điều trị <0,001 0,21 Dựa vào phương trình hồi quy tương quan ta thấy: Thời gian điều trị giải thích cho 20% sự thay đổi về điểm số chất lượng cuộc sống về mặt sinh lý, mức ý nghĩa của biến số thời gian điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Từ phương trình hồi quy nếu thời gian điều trị tăng thêm 1 tháng thì điểm số chất lượng cuộc sống tăng thêm 1,07 điểm. Thời gian điều trị giải thích cho 22% sự thay đổi về điểm số chất lượng cuộc sống về mặt tâm lý, mức ý nghĩa của biến số thời gian điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Từ phương trình hồi quy nếu thời gian điều trị tăng thêm 1 tháng thì điểm số chất lượng cuộc sống tăng thêm 1,54 điểm. Thời gian điều trị giải thích cho 10% sự thay đổi về điểm số chất lượng cuộc sống về mặt xã hội, mức ý nghĩa của biến số thời gian điều trị có ý nghĩa thống kê với p=0,01. Từ phương trình hồi quy nếu thời gian điều trị tăng thêm 1 tháng thì điểm số chất lượng cuộc sống tăng thêm 0,87 điểm. Thời gian điều trị giải thích cho 21% sự thay đổi về điểm số chất lượng cuộc sống về mặt triệu chứng, mức ý nghĩa của biến số thời gian điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Từ phương trình hồi quy nếu thời gian điều trị tăng thêm 1 tháng thì điểm số chất lượng cuộc sống tăng thêm 1,48 điểm. KẾT LUẬN Nghiên cứu tiến hành trên toàn bộ 65 bệnh nhân tại trong tâm phòng chống HIV/AIDS tại Long An ghi nhận điểm chất lượng cuộc sống trung bình trên bốn phương diện sinh lý, tâm lý, xã hội và triệu chứng lần lượt là 35,27; 37,01; 42,56 và 47,53. Nhìn chung điểm chất lượng cuộc sống trong nghiên cứu ghi nhận cao hơn so với các nghiên cứu trước đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian là một yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trên cả 4 phương diện của các bệnh nhân. Cụ thể những bệnh nhân điều trị Methadone trên 3 tháng có điểm chất lượng cuộc sống cao hơn những bệnh nhân điều trị dưới ba tháng trên cả 4 phương diện. Dựa trên những kết quả nghiên cứu để xây dựng những chương trình nhằm hổ trợ các bệnh nhân một cách tốt nhất trong vấn đề tái hòa nhập cộng đồng. Đặc biệt chú trọng đến vấn đề việc làm cho các đối tượng trong quá trình cai nghiện cũng như sau cai nghiện. Tiến hành kêu gọi xã hội hóa, các nguồn tài trợ để đảm bảo duy trì chương trình lâu dài. Gia đình nên tìm hiểu, lắng nghe và động viên các bệnh nhân trong quá trình điều trị. Nắm bắt tâm tự nguyện vọng và hỗ trợ các bệnh nhân trong việc tái hòa nhập cộng đồng. Cùng tham gia vào các hoạt động tuyên truyền nhằm nhân bản chương trình một cách rộng rãi hơn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 Nghiên cứu Y học 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2007) Hướng dẫn: Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và Hướng dẫn tổ chức thực hiện. Tr. 36 - 116 2. Bộ Y Tế, Cục Phòng Chống HIV/AIDS (2012) Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, Hà Nội. Tr. 107 - 148 3. Jiang H, Han Y, Du J, et al (2014) "Factors associated with one year retention to Methadone maintenance treatment program among patients with heroin dependence in China". Subst Abuse Treat Prev Policy, 9 (1), 11., pp. 106 - 114 4. Sở Y tế tỉnh Long An (2013) Triển khai chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, Website: yte.longan.gov.vn, 21/12/2013. 5. World Health Organization (2012) Operational guidelines for the management of opioid dependence in South-East Region, pp. 1176 – 1199. 6. Yang F, Lin P, Li Y, He Q, Long Q, Fu X (2013) "Predictors of retention in community-based Methadone maintenance treatment program in Pearl River Delta, China". Harm Reduction Journal, 10 (3), pp. 113 - 118 Ngày nhận bài báo: Ngày phản biện nhận xét bài báo: Ngày bài báo được đăng: 05/09/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnc_889_chat_luong_cuoc_song_cua_benh_nhan_dang_dieu_tri_thay.pdf
Tài liệu liên quan