Tài liệu Năng suất lao động xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Lê Thị Thùy Ngoan: KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 37Số 127 - tháng 5/2018
NAêNG sUAÁT LAO ÑOÄNG XAÕ HOÄI
TREÂN ÑÒA BAØN THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
ThS. LÊ THị THùY NGOAN*
*Kiểm toán nhà nước Khu vực IX
Để đánh giá của sự tăng trưởng doanh nghiệp cần phân tích năng suất lao động (NSLĐ) của khu vực
doanh nghiệp so với NSLĐ xã hội chung của thành phố và cả nước, cũng như đánh giá sự chênh lệch NSLĐ
của doanh nghiệp trong các thành phần sở hữu, các khu vực và ngành kinh tế khác nhau...
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch tăng NSLĐ xã hội của Thành phố giai
đoạn 2016-2020 với mức NSLĐ xã hội bình quân của thành phố tăng trên 6,5%/năm. Việc tính NSLĐ
khoa học giúp Lãnh đạo Thành phố tham khảo trong việc xây dựng chiến lược phát triển sử dụng lao động
và vốn hợp lý để tạo kết quả cao nhất. Xác định được tốc độ tăng trưởng của NSLĐ từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới. Kết quả phân
tíc...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng suất lao động xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Lê Thị Thùy Ngoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 37Số 127 - tháng 5/2018
NAêNG sUAÁT LAO ÑOÄNG XAÕ HOÄI
TREÂN ÑÒA BAØN THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
ThS. LÊ THị THùY NGOAN*
*Kiểm toán nhà nước Khu vực IX
Để đánh giá của sự tăng trưởng doanh nghiệp cần phân tích năng suất lao động (NSLĐ) của khu vực
doanh nghiệp so với NSLĐ xã hội chung của thành phố và cả nước, cũng như đánh giá sự chênh lệch NSLĐ
của doanh nghiệp trong các thành phần sở hữu, các khu vực và ngành kinh tế khác nhau...
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch tăng NSLĐ xã hội của Thành phố giai
đoạn 2016-2020 với mức NSLĐ xã hội bình quân của thành phố tăng trên 6,5%/năm. Việc tính NSLĐ
khoa học giúp Lãnh đạo Thành phố tham khảo trong việc xây dựng chiến lược phát triển sử dụng lao động
và vốn hợp lý để tạo kết quả cao nhất. Xác định được tốc độ tăng trưởng của NSLĐ từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới. Kết quả phân
tích được trong báo cáo đóng góp vào việc xây dựng các giải pháp chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều
rộng sang chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng.
Từ khóa: Năng xuất lao động xã hội.
Socio labor productivity in Ho Chi Minh city
For the assessment of enterprise growth, it is necessary to analyze the labor productivity of the enterprise
sector as compared to the social labor productivity of the city and the whole country, as well as to assess the
difference of labor productivity among enterprises in different ownership components, different sectors and
economic sectors...
People’s Committee of Ho Chi Minh City promulgated the plan of increasing social productivity of the
city in the period 2016-2020 with the average social labor productivity of the city increased over 6.5% per
year. The calculation of labor productivity science helps the city leaders to refer to the development of labor
development and reasonable capital to produce the highest results. Determining the growth rate of labor
productivity, thus offering solutions to further improve business activities of enterprises in the coming time.
Analysis results in the report contribute to the development of solutions to transform the growth model
from width to depth, improve the quality of growth.
key words: Socio labor productivity.
1. Tổng quan về năng suất lao động
1.1. Năng suất lao động xã hội
Năng suất lao động xã hội là chỉ tiêu phản ánh
năng lực tạo ra của cải, hiệu suất của lao động cụ
thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm
hay lượng giá trị tạo ra trong một đơn vị thời gian,
hay lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất
ra một đơn vị sản phẩm. NSLĐ thể hiện tính chất
và trình độ tiến bộ của một tổ chức, đơn vị sản
xuất, hay của một phương thức sản xuất; là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định sức cạnh
tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Ở Việt Nam, theo hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia, NSLĐ là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm
việc của lao động, được đo bằng GDP (GRDP) tính
bình quân một lao động trong thời kỳ tham chiếu
thường là một năm.
1.2. Tăng năng suất lao động
Tăng NSLĐ được hiểu là sự thay đổi làm rút
ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN38 Số 127 - tháng 5/2018
ra nhiều giá trị sử dụng hơn. Tăng NSLĐ không
chỉ là một hiện tượng kinh tế thông thường mà
là một quy luật kinh tế chung của mọi xã hội. Vì
xã hội ngày càng phát triển thì trình độ con người
ngày càng cao, khả năng sáng tạo ngày càng lớn, hệ
thống công cụ lao động ngày càng hoàn thiện, lao
động thủ công dần bị thay thế chủ yếu bằng máy
móc hiện đại. Ngoài ra, khoa học công nghệ ngày
càng phát triển, do đó công cụ lao động được cải
tiến từng ngày làm cho NSLĐ ngày càng tăng lên.
1.3. Phương pháp tính NSLĐ
Việc lựa chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ
tạo các chỉ tiêu tính NSLĐ khác nhau, do đó có
nhiều loại chỉ tiêu để tính NSLĐ, song người ta sử
dụng chủ yếu 3 chỉ tiêu: Chỉ tiêu NSLĐ tính bằng
hiện vật, chỉ tiêu NSLĐ tính bằng giá trị (tiền), chỉ
tiêu NSLĐ tính bằng thời gian lao động.
Chỉ tiêu NSLĐ tính bằng hiện vật
Chỉ tiêu này dùng sản lượng hiện vật của từng
loại sản phẩm để biểu hiện mức NSLĐ của một
lao động.
Công thức tính: W = Q/T
Trong đó: - W là mức NSLĐ của một người lao
động; Q là tổng sản lượng tính bằng hiện vật; T là
tổng số lao động.
Chỉ tiêu NSLĐ tính bằng giá trị
Chỉ tiêu này dùng sản lượng bằng tiền của tất cả
sản phẩm thuộc doanh nghiệp (ngành) sản xuất ra,
để biểu hiện mức NSLĐ của một lao động.
Công thức tính: W = Q/T
Trong đó: - W là mức NSLĐ của một lao động
(tính bằng tiền); Q là tổng sản lượng (tính bằng
tiền); T là tổng số lao động.
Chỉ tiêu NSLĐ tính bằng thời gian lao động
NSLĐ có thể hiểu là thời gian hao phí để tạo ra
một đơn vị sản phẩm, do đó nếu giảm chi phí thời
gian lao động trong sản xuất một đơn vị sản phẩm
sẽ dẫn đến tăng NSLĐ.
Công thức tính: L = T/Q
Trong đó: - L là lượng lao động hao phí cho một
sản phẩm; T là thời gian lao động hao phí; Q là tổng
sản lượng.
L được tính toán bằng cách người ta phân chia
thành: Lượng lao động công nghệ (Lcn), lượng lao
động chung (Lch), lượng lao động sản xuất (Lsx),
lượng lao động đầy đủ (Lđđ).
Ở Việt Nam cũng như các nước khác chọn cách
tính NSLĐ theo giá trị. Theo hệ thống chỉ tiêu
thống kê quốc gia, NSLĐ là chỉ tiêu phản ánh hiệu
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 39Số 127 - tháng 5/2018
suất làm việc của lao động, được đo bằng GRDP
tính bình quân một lao động trong thời kỳ tham
chiếu, thường là một năm.
NSLĐ xã hội được tính theo công thức sau:
Tổng sản phẩm trên địa bàn(GRDP)/Tổng số lao
động làm việc bình quân.
Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP hay giá trị
tăng thêm của thành phố được tính theo giá cơ bản
nghĩa là không bao gồm thuế sản phẩm và trợ cấp
sản phẩm, nhằm phản ánh đúng kết quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của các
ngành kinh tế.
Giá trị tăng thêm, lao động và NSLĐ doanh
nghiệp sẽ được tổng hợp theo 3 thành phần: Nhà
nước, ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài,
theo 3 khu vực kinh tế: nông lâm thủy sản, công
nghiệp xây dựng và dịch vụ; 4 nhóm ngành công
nghiệp trọng điểm thành phố: Chế biến thực phẩm;
hóa dược; điện tử; cơ khí và một số ngành dịch vụ
chủ yếu như: Thương mại, khách sạn nhà hàng, vận
tải kho bãi, thông tin truyền thông, tài chính tín
dụng, chuyên môn khoa học công nghệ, y tế, giáo
dục, kinh doanh bất động sản.
NSLĐ được tính theo 2 giá: Giá hiện hành là
giá của năm báo cáo để phản ánh mức NSLĐ cũng
như so sánh mức NSLĐ giữa các khu vực, ngành,
vùng; giá so sánh là giá năm gốc 2010, để loại trừ
yếu tố giá trong so sánh NSLĐ ngành kinh tế qua
các năm.
2. Phân tích thực trạng tính NSLĐ doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
Nguồn số liệu sử dụng để tính toán NSLĐ bao
gồm Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) và số lao
động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Trong
đó: GRDP đã được Cục Thống kê tính toán hàng
năm theo giá hiện hành và theo giá so sánh năm
2010, cụ thể: GRDP = ∑VA các ngành kinh tế +
thuế trừ trợ cấp Sp; số liệu lao động bình quân
đang làm việc trong doanh nghiệp, các ngành kinh
tế: gồm số đầu lao động đầu kỳ, cuối kỳ của doanh
nghiệp từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm,
cụ thể: Số lao động làm việc BQ = (số lao động Đk
+ số lao động Ck)/2.
2.1. NSLĐ toàn khu vực doanh nghiệp
Năm 2017, NSLĐ của khu vực doanh nghiệp
theo giá hiện hành (tính theo giá trị tăng thêm) đạt
259,1 triệu đồng/lao động, tương đương 11.544,8
USD, bằng 1,34 lần NSLĐ xã hội của thành phố và
bằng 3,07 lần NSLĐ chung của cả nước.
NSLĐ của khu vực doanh nghiệp theo giá so
sánh năm 2010 đạt 212,3 triệu/lao động, tương
đương 9.459,5 USD; tăng 16,67% so với năm 2015.
Năng suất của 2016 đạt182 triệu/lao động, tương
đương 8.277 USD. Mức tăng NSLĐ khu vực doanh
nghiệp của thành phố tăng năm 2017 so với 2016
cao hơn mức tăng NSLĐ xã hội của thành phố
(5,53%); và tăng cao hơn mức tăng NSLĐ xã hội
của cả nước (5,09%).
2.2. NSLĐ theo thành phần kinh tế khu vực
doanh nghiệp
Năm 2017 đạt 436,6 triệu đồng, gấp 1,7 lần
NSLĐ doanh nghiệp chung; gấp 2 lần năng suất của
doanh nghiệp ngoài nhà nước và gấp 1,3 lần doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Qua đó, cho thấy
doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm vị trí ưu thế
trong những ngành có giá trị tăng cao. Ngược lại,
doanh nghiệp ngoài nhà nước với tỷ trọng doanh
nghiệp siêu nhỏ khá lớn, số doanh nghiệp có quy
mô dưới 5 lao động chiếm 63,4%, dưới 10 lao động
chiếm 17,9%, nên NSLĐ thấp hơn do không tận
dụng được lợi thế nhờ quy mô. Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài với ưu thế tận dụng lao
động phổ thông đầu tư vào ngành dệt may da giày
nên có NSLĐ thấp hơn. Doanh nghiệp trong nước
ít đầu tư vào ngành nghề dệt may da giày so với
doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
2.3. NSLĐ theo khu vực kinh tế và ngành kinh
tế khối doanh nghiệp
* NSLĐ theo khu vực kinh tế
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN40 Số 127 - tháng 5/2018
Bảng số liệu trên cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu
lao động, chuyển dần sang khu vực dịch vụ, khu
vực tạo ra NSLĐ cao nhất.
Theo giá so sánh 2010, NSLĐ doanh nghiệp
khu vực nông lâm thủy sản có tốc độ tăng cao nhất
205,1% so với năm 2016 do áp dụng công nghệ cao
trong nông nghiệp, tiếp đến là NSLĐ doanh nghiệp
khu vực dịch vụ tăng 22,6% đều cao hơn mức tăng
của NSLĐ bình quân của thành phố 5,5%. NSLĐ
doanh nghiệp khu vực công nghiệp, xây dựng có
tốc độ tăng 4,5% so với năm 2016, thấp hơn mức
tăng của mức tăng bình quân chung của thành phố.
Biểu 1: Cơ cấu doanh nghiệp, lao động, NSLĐ bình quân theo 3 khu vực kinh tế
2016 2017 Chỉ số phát triển (%)
NSLĐ bình quân theo giá sso sánh (triệu đồng/lao động)
Nông, lâm, thủy sản 21,4 65,3 305,1
Công nghiệp, xây dựng 140,7 147,0 104,5
Dịch vụ 226,4 277,6 122,6
* NSLĐ theo ngành kinh tế
NSLĐ giữa các ngành kinh tế có sự khác biệt
nhất định. Kết quả tính toán cho thấy doanh
nghiệp ngành khai khoáng có NSLĐ cao nhất do
tính chất sản phẩm bao gồm luôn cả giá trị tài
nguyên, ở thành phố chủ yếu là các đơn vị dịch vụ
hỗ trợ đạt 1.212,1 triệu đồng; tiếp theo là các ngành
kinh doanh bất động sản đạt 938 triệu đồng.
Theo giá so sánh 2010, hoạt động ngân hàng
năm 2017 tăng trưởng tích cực cụ thể: tình hình
hoạt động huy động vốn tăng 13,4% so cuối năm
2016, hoạt động tín dụng của các khối TCTD tăng
19,3% so với cuối năm 2016. Đây là ngành có tốc
độ tăng NSLĐ cao nhất.
Biểu 1: Cơ cấu doanh nghiệp, lao động, NSLĐ bình quân theo 3 khu vực kinh tế
2016 2017
Cơ cấu doanh nghiệp (%) 100 100
Nông, lâm, thủy sản 0,3 0,3
Công nghiệp, xây dựng 25,4 23,7
Dịch vụ 74,3 76,0
Cơ cấu lao động (%) 100 100
Nông, lâm, thủy sản 0,40 0,4
Công nghiệp, xây dựng 50,9 49,4
Dịch vụ 48,7 50,2
NSLĐ bình quân theo giá hiện hành (triệu đồng/lao động)
Nông, lâm, thủy sản 25,40 90,20
Công nghiệp, xây dựng 180,7 184,8
Dịch vụ 271,3 333,4
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 41Số 127 - tháng 5/2018
* NSLĐ của 4 ngành công nghiệp trọng điểm
Năm 2017, 4 ngành công nghiệp trọng điểm
chiếm 59,9% giá trị tăng thêm của doanh nghiệp
ngành công nghiệp chế biến, chiếm 16% giá trị
tăng thêm trong khu vực doanh nghiệp.
Theo giá so sánh 2010, NSLĐ 4 nhóm ngành
công nghiệp trọng điểm năm 2016 tăng 4,4% so
năm 2016, thấp hơn mức tăng bình quân của ngành
công nghiệp chế biến (5,1%), nguyên nhân do năng
suất của nhóm ngành hóa dược, cao su năm 2016
giảm mạnh so với năm 2016 (giảm 16,8%). Những
năm gần đây ngành hóa dược cao su có xu hướng
tăng chậm và giảm dần do di dời và hạn chế gây ô
nhiễm môi trường. Nhóm ngành điện điện tử có
tốc độ tăng cao nhất đạt 33,7% so năm 2016; ngành
chế biến lương thực thực phẩm tăng 7,1%; ngành
cơ khí tăng 5,4%.
* NSLĐ của 9 ngành dịch vụ chủ yếu
Năm 2017, 9 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm
93,3% giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ khối
doanh nghiệp, chiếm 60,3% giá trị tăng thêm khối
doanh nghiệp.
Theo giá so sánh 2010, NSLĐ 9 nhóm ngành
dịch vụ chủ yếu năm 2017 tăng 25,6% so năm
2015, cao hơn mức tăng bình quân của ngành dịch
vụ (22,6%), nguyên nhân do năng suất của các
ngành tài chính, ngân hàng; kinh doanh bất dộng
sản; thông tin truyền thông tăng mạnh trong năm
2017. Ngành giáo dục, y tế có năng suất giảm so
năm 2016.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ của khu
vực doanh nghiệp
Trình độ kỹ năng của người lao động ảnh
hưởng tích cực đến tăng NSLĐ của doanh nghiệp
Năng lực quản lý của doanh nghiệp cũng là yếu
tố có ảnh hưởng tới NSLĐ. Tăng chất lượng lao
động là một yếu tố quan trọng để tăng NSLĐ nội
bộ ngành, nội bộ doanh nghiệp. Ngoài ra, sự hiện
diện của người lao động nước ngoài có hiệu ứng
lan tỏa tới lao động Việt Nam dẫn tới NSLĐ của
Việt Nam tăng lên.
Đóng góp của mức năng suất nhân tố tổng hợp
(TFP) cũng tăng dần trong những năm gần đây từ
29,1% năm 2011 lên 35,8% năm 2015 và năm 2016
là 35,3% cho thấy trình độ kỹ năng của người quản
lý đã thay đổi tích cực.
Tài sản, trang thiết bị trên một lao động là các
yếu tố quan trọng đóng góp tăng NSLĐ
NSLĐ có mối quan hệ chặt chẽ với mức độ
trang bị tài sản trên một lao động. Xu hướng chung
là doanh nghiệp càng lớn thì mức độ trang thiết bị
trên một lao động càng cao và do đó NSLĐ cũng
cao, trừ hai nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ (dưới 5
lao động) và lớn nhất (trên 1.000 lao động). Đối
với doanh nghiệp siêu nhỏ do không có đủ nguồn
nhân lực để tối đa hoá lợi nhuận, dẫn đến NSLĐ
thấp. Đối với doanh nghiệp có từ 1.000 lao động
trở lên, mức độ trang thiết bị trên một lao động
có xu hướng giảm so với nhóm doanh nghiệp lớn
dưới 1.000 lao động, do đó NSLĐ cũng thấp hơn.
Trình độ công nghệ sản xuất và mức độ đầu tư
đổi mới thiết bị
Trình độ công nghệ sản xuất càng tiên tiến thì
NSLĐ càng cao. Khảo sát trình độ công nghệ sản
xuất năm 2017 của các doanh nghiệp công nghiệp
như sau:
Khu vực doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ
trình độ tự động hóa và cơ khí hóa cao nhất, do
đó có NSLĐ cao nhất. Khu vực ngoài nhà nước
có tỷ lệ trình độ sản xuất thủ công cao nhất,
NSLĐ thấp nhất.
Ứng dụng CNTT, TMĐT là xu hướng của
doanh nghiệp với những lợi ích giảm chi phí sản
xuất như chi phí văn phòng; giảm chi phí tiếp thị,
giao dịch và bán hàng - một nhân viên có thể giao
dịch được rất nhiều khách hàng; tiết kiệm đáng kể
thời gian và chi phí giao dịch của doanh nghiệp và
cả khách hàng.
Quy mô doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng
đến cải thiện NSLĐ
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN42 Số 127 - tháng 5/2018
Về quy mô, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà
nước có tỷ trọng doanh nghiệp siêu nhỏ lớn nhất
bình quân chỉ có 13 lao động/DN trong năm 2016
và 2017, là khu vực có NSLĐ thấp nhất đạt 221,1
triệu năm 2016. Khu vực doanh nghiệp nhà nước
có quy mô lớn nhất 508 lao động /DN, có năng suất
cao nhất 436,6 triệu.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao NSLĐ cho
khu vực doanh nghiệp
Để nâng cao NSLĐ, góp phần thúc đẩy tăng
trưởng bền vững, trong thời gian tới cần tập trung
thực hiện các giải pháp sau:
1. Tiếp tục tăng cường khả năng tiếp cận vốn
cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp
nhỏ và vừa góp phần nâng cao NSLĐ. Sử dụng Quỹ
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ vốn
nuôi dưỡng và triển khai các ý tưởng sáng tạo, đổi
mới của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp cần xác định lại chiến lược
kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế và sở
trường, năng lực tài chính của doanh nghiệp. Lựa
chọn quy mô phù hợp, phát triển những sản phẩm
mới có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao.
Tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Giữ vững
các thị trường truyền thống và từng bước thâm
nhập vào các thị trường hoặc những phân đoạn thị
trường cao cấp.
3. Nâng cao năng lực khoa học công nghệ và
đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Đẩy nhanh
tiến độ triển khai các chương trình hỗ trợ chuyển
giao, đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh
cho doanh nghiệp. Phát huy liên kết giữa Nhà
nước - Nhà khoa học - Doanh nghiệp để ứng dụng,
chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học công
nghệ vào sản xuất.
4. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
lực cho doanh nghiệp theo hướng chú trọng vào
chất lượng, hiệu quả bảo đảm nhu cầu chất lượng
cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp
trọng yếu và xuất khẩu lao động.
5. Nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp và
đội ngũ doanh nhân, trong đó chú trọng đào tạo
kiến thức, kỹ năng quản trị hiện đại, chuyên nghiệp.
6. Có chính sách xây dựng vùng kinh tế, ngành
kinh tế trọng điểm phù hợp với lợi thế và tiềm năng
của từng vùng, ngành. Khuyến khích các doanh
nghiệp tham gia các cụm liên kết ngành, liên kết
vùng và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Phát triển
cụm công nghiệp, khu công nghiệp gắn với phát
triển công nghiệp hỗ trợ, tạo mạng liên kết sản xuất
và hình thành chuỗi giá trị.
7. Tăng cường chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần của người lao động trong các doanh nghiệp.
8. Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa quá trình tái
cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước với việc cổ phần
hóa và cải tiến quản trị doanh nghiệp Nhà nước để
nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp này.
9. Cải thiện dịch vụ công và tăng cường công tác
thông tin hỗ trợ doanh nghiệp. Phổ biến kịp thời
các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt
động của doanh nghiệp, các chính sách và thông
tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp để doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp
nâng cao chất lượng xây dựng và điều hành chiến
lược đầu tư, sản xuất kinh doanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí
Minh 2016, 2017;
2. Các báo cáo chính thức của Cục Thống kê
Thành phố Hồ Chí Minh;
3. Báo cáo tình hình ứng dụng thương mại
điện tử 2017 của Cục Thống kê Thành phố
Hồ Chí Minh;
4. Các thông tin từ internet.
Ngày nhận bài lần 1: 9/4/2018
Ngày nhận bài sửa lần cuối: 27/4/2018
Ngày duyệt đăng: 4/5/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 44_6127_2143206.pdf