Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên Trung học Phổ thông

Tài liệu Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên Trung học Phổ thông: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0073 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 47-54 This paper is available online at NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Phan Trọng Ngọ Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập tới vấn đề năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên Trung học phổ thông. Khảo sát tiến hành trên 296 giáo viên trung học phổ thông hai tỉnh Phú Thọ và Hà Nội, bằng phương pháp bảng hỏi kết hợp với quan sát. Kết quả cho thấy năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trung học phổ thông đạt mức trung bình. Thể hiện qua các năng lực thành phần đều đạt mức trung bình và tương đối đồng đều. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, việc đào tạo trước đây của trường sư phạm; công tác bồi dưỡng của Trường, Sở Giáo dục và Đào tạo; tổ chức sinh h...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên Trung học Phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0073 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 47-54 This paper is available online at NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Phan Trọng Ngọ Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập tới vấn đề năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên Trung học phổ thông. Khảo sát tiến hành trên 296 giáo viên trung học phổ thông hai tỉnh Phú Thọ và Hà Nội, bằng phương pháp bảng hỏi kết hợp với quan sát. Kết quả cho thấy năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trung học phổ thông đạt mức trung bình. Thể hiện qua các năng lực thành phần đều đạt mức trung bình và tương đối đồng đều. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, việc đào tạo trước đây của trường sư phạm; công tác bồi dưỡng của Trường, Sở Giáo dục và Đào tạo; tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn, sự hợp tác của học sinh và phụ huynh học sinh cũng như sự tích cực học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp; kinh nghiệm nghề nghiệp và ý thức, xu hướng phấn đấu của giáo viên, là các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng lực giáo dục học sinh qua môn học của giáo viên. Từ khóa: Giáo viên, Năng lực, năng lực sư phạm, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. 1. Mở đầu Sự hình thành và phát triển tâm lí của trẻ em là quá trình trẻ em tác động vào thế giới đồ vật, tìm hiểu và khám phá chúng (J.Piaget [8]); là quá trình tương tác xã hội giữa trẻ em với người lớn và với bạn (L.X.Vưgotxki [14]). Nói cách khác, sự hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách của trẻ em được diễn ra thông qua các hoạt động trải nghiệm. Theo Kolb, học tập qua trải nghiệm là quá trình học, theo đó kiến thức, năng lực mới được tạo ra thông qua sự chuyển hóa kinh nghiệm [10].Vì lẽ đó, tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh là nội dung cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên phổ thông. Để đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, người giáo viên phổ thông phải có năng lực sư phạm tương ứng. Trong các công trình [2, 13, 12, 3, 9] thì năng lực sư phạm của người giáo viên thường được hiểu phổ biến “là những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá nhân nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu qủa trong những tình huống linh hoạt”. Ở Việt Nam, năng lực giáo dục cũng được đề cập trong các công trình [4, 7, 11, 6]. Trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2009, năng lực tổ chức hoạt động giao dục là tiêu chí cơ bản [1]. Ngày nhận bài: 22/2/2015. Ngày nhận đăng: 15/5/2015. Liên hệ: Phan Trọng Ngọ, e-mail: ngotamly@gmail.com. 47 Phan Trọng Ngọ Vấn đề đặt ra là, trong thực tế năng lực giáo dục qua hoạt động dạy học bộ môn của giáo viên trung học phổ thông hiện nay như thế nào. Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nội dung, mẫu khảo sát và phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Khảo sát, xác định năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trung học phổ thông, được thể hiện qua các năng lực thành phần: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm; hướng dẫn học sinh tổ chức hoạt động trải nghiệm; quản lí, giám sát và điều chỉnh hoạt động trải nghiệm; năng lực đánh giá hoạt động sáng tạo và năng lực động viên của giáo viên đối với học sinh trong hoạt động trải nghiệm. Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng chủ yếu là đánh giá của giáo viên trung học phổ thông về năng lực của mình thông qua bảng hỏi, kết hợp với phỏng vấn sâu và quan sát. Bảng câu hỏi đánh giá dành cho giáo viên gồm 40 câu (item), hướng vào các năng lực thành phần nêu trên và các yếu tố tác động tới năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên. Mỗi câu hỏi được xác định theo thang 5 bậc từ thấp đến cao ứng với điểm từ 1 đến 5. Các kết quả được tính theo điểm trung bình và theo các mức độ năng lực, với độ lệch σ = 0,8 điểm: Mức 5 - năng lực rất tốt: 4,3→5,0 điểm; Mức 4 - năng lực tốt: 3,5 điểm→ 4,2 điểm; Mức 3 - năng lực trung bình: 2,7 điểm→ 3,4 điểm; Mức 2 - năng lực yếu: 1,9 điểm→ 2,6 điểm; Mức 1 - năng lực rất yếu (kém): 1,0 điểm→ 1,8 điểm. Các yếu tố tác động tới năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên cũng được đánh giá theo 5 mức từ thấp đến cao, ứng với điểm từ 1 đến 5. Mức 5: Ảnh hưởng rất mạnh: Mức 4: Ảnh hưởng mạnh; Mức 3: Ảnh hưởng mức trung bình; Mức 2: Có ảnh hưởng nhưng không mạnh; Mức 1: Ảnh hưởng rất ít. Mẫu khách thể nghiên cứu Khảo sát được thực hiện trên 296 giáo viên Trung học phổ thông thuộc tỉnh Phú Thọ và Thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2013 đến 8/2014. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Năng lực lập kế hoạch tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm của giáo viên Trung học phổ thông Theo James H. Strong, lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục là phẩm chất của giáo viên chuyên nghiệp, hiệu quả [9]. Nếu không có kế hoạch trong năm hay học kì, hoặc kế hoạch không khoa học, thì các hoạt động giáo dục của người giáo viên sẽ ngẫu hứng, bị động, khó kiểm soát và kém hiệu quả. Vấn đề đặt ra là năng lực lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên phổ thông hiện nay như thế nào? Các kết quả khảo sát được tập hợp trong Bảng 1. Nhìn chung, năng lực lập kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên phổ thông mới đạt mức trung bình, với ĐTB = 3,21/5 điểm và số giáo viên ở các mức hai, ba và bốn là chủ yếu (86,2%). Để có năng lực thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động cho cả năm học, người giáo viên phải có những kĩ năng hay năng lực ở cấp thao tác. Kết qủa khảo sát cho thấy, các năng lực đảm bảo cho việc thiết kế kế hoạch của người giáo viên không đều, một số có điểm trung bình khá cao như: Xác định hình thức hoạt động cho học sinh theo các chủ đề phù hợp với mục tiêu giáo dục (3,36 điểm/5); kết hợp giữa nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm với các hoạt động của nhà trường trong năm học (3,29 điểm/5), nhưng số năng lực khác lại thấp, như việc xác định mục tiêu giáo dục học sinh qua các hoạt động trải nghiệm (3,12 điểm/5) hay soạn thảo kế 48 Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trung học phổ thông hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh trên cơ sở các dữ liệu đã có (3,11điểm/ 5). Bảng 1. Năng lực lập kế hoạch tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm của giáo viên Trung học phổ thông Các năng lực thành phần ĐTB Tỉ lệ % các mức độ1 2 3 4 5 1. Phân tích và hình thành cho học sinh mục tiêu tổ chức hoạt động 3,05 6,1 21,3 40,2 27,0 5,4 2. Định hướng và trợ giúp học sinh thiết kế nội dung và hình thức tổ chức HĐTN theo chủ đề, đáp ứng mục tiêu giáo dục. 3,09 6,1 18,9 39,8 30,1 5,0 3. Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tổ chức HĐTN 3,24 5,4 16,6 36,8 33,4 8,1 4. Hướng dẫn, trợ giúp học sinh hình thành các nhóm triển khai chuẩn bị cho việc tổ chức hoạt động 2,97 4,7 25,3 40,2 24,4 5,4 5. Hướng dẫn, trợ giúp học sinh triển khai HĐTN 3,17 5,1 20,2 35,8 30,8 8,1 6. Tổ chức các đội tự quản trong HĐTN 3,28 4,4 16,5 36,1 32,4 10,8 XĐNT chung 3,13 5,3 19,8 38,1 29,7 7,1 2.2.2. Năng lực hướng dẫn học sinh tổ chức các hoạt động trải nghiệm của giáo viên trung học phổ thông Theo [5;206], tổ chức hoạt động trải nghiệm là tạo ra môi trường để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất. Vì vậy, hoạt động trải nghiệm phải là hoạt động do chính học sinh tự tổ chức, tự trải nghiệm. Giáo viên không tổ chức hoạt động cho học sinh, mà hướng dẫn, trợ giúp các em. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy năng lực hướng dẫn học sinh tổ chức các hoạt động trải nghiệm của giáo viên trung học phổ thông như sau: Bảng 2. Năng lực hướng dẫn học sinh tổ chức các HĐTN của giáo viên trung học phổ thông Các năng lực thành phần ĐTB Tỉ lệ % các mức độ1 2 3 4 5 1. Phân tích và hình thành cho học sinh mục tiêu tổ chức hoạt động 3,05 6,1 21,3 40,2 27,0 5,4 2. Định hướng và trợ giúp học sinh thiết kế nội dung và hình thức tổ chức HĐTN theo chủ đề, đáp ứng mục tiêu giáo dục. 3,09 6,1 18,9 39,8 30,1 5,0 3. Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tổ chức HĐTN 3,24 5,4 16,6 36,8 33,4 8,1 4. Hướng dẫn, trợ giúp học sinh hình thành các nhóm triển khai chuẩn bị cho việc tổ chức hoạt động 2,97 4,7 25,3 40,2 24,4 5,4 5. Hướng dẫn, trợ giúp học sinh triển khai HĐTN 3,17 5,1 20,2 35,8 30,8 8,1 6. Tổ chức các đội tự quản trong HĐTN 3,28 4,4 16,5 36,1 32,4 10,8 XĐNT chung 3,13 5,3 19,8 38,1 29,7 7,1 So với lập kế hoạch, năng lực hướng dẫn học sinh tổ chức các HĐTN của giáo viên trung học phổ thông có phần thấp hơn. Biểu hiện ở điểm trung bình thấp hơn (3,13 < 3,21 điểm); số giáo viên ở các mức độ tốt (mức 4 và 5) ít hơn (36,8% so với 39,3% ). Phân tích sâu hơn cho thấy, cả 6 năng lực thành phần đều chỉ đạt mức trung bình. Tuy nhiên, một số năng lực có điểm trung bình cao hơn so với các năng lực khác, như năng lực tổ chức các đội tự quản trong hoạt động trải 49 Phan Trọng Ngọ nghiệm; hoặc hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm. Bên cạnh đó, có một số năng lực còn hạn chế như hướng dẫn, trợ giúp học sinh hình thành các nhóm triển khai chuẩn bị cho việc tổ chức hoạt động; phân tích và hình thành cho học sinh mục tiêu tổ chức hoạt động trải nghiệm. Điều này đặt ra vấn đề suy nghĩ về việc nâng cao năng lực hướng dẫn học sinh tổ chức các hoạt động trải nghiệm, vì đây là tiêu chí quan trọng trong năng lực giáo dục của giáo viên trung học phổ thông. 2.2.3. Năng lực quản lí, giám sát và điều chỉnh hoạt động trải nghiệm của học sinh ở giáo viên trung học phổ thông Các kết quả khảo sát về năng lực quản lí, giám sát và điều chỉnh hoạt động trải nghiệm của học sinh ở giáo viên phổ thông trung học được tập hợp trong Bảng 3 Bảng 3. Năng lực quản lí, giám sát và điều chỉnh hoạt động trải nghiệm của học sinh ở giáo viên trung học phổ thông Các năng lực thành phần ĐTB Tỉ lệ % các mức độ1 2 3 4 5 1. Hướng dẫn học sinh thiết lập và duy trì kỉ luật tự giác của tập thể học sinh trong HĐTN 3,15 5,4 22,6 33,4 29,2 9,4 2. Bao quát việc làm và thái độ của từng học sinh trong HĐTN 3,21 4,4 19,9 34,7 31,6 9,7 3. Huy động, kết hợp với gia đình và cộng đồng tham gia tổ chức và quản lí HĐTN cho học sinh 3,32 3,0 17,2 37,8 29,2 12,8 4. Phát hiện và điều chỉnh kịp thời nội dung và hình thức hoạt động của các nhóm và của cá nhân học sinh trong hoạt động 3,21 4,4 20,1 34,6 31,0 9,7 5. Phát hiện, xử lí kịp thời, hiệu quả các tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức HĐTN của học sinh 3,27 3,7 18,6 35,4 31.5 10,8 XĐTĐ chung 3,23 4,2 19,7 35,1 30,5 10,5 Nhìn chung, năng lực quản lí, giám sát và điều chỉnh hoạt động trải nghiệm của học sinh ở giáo viên trung học phổ thông được khảo sát đạt mức trung bình. Thể hiện qua điểm số về năng lực chỉ đạt mức trung bình (3,23/5 điểm) và số giáo viên ở các mức hai, ba và bốn là chủ yếu ( 85,3%), số giáo viên đạt mức rất tốt (mức 5) và rất yếu (mức 1) chiếm tỉ lệ thấp (10,5% và 4,2%). Điều đáng chú ý là so với năng lực lập kế hoạch tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm và năng lực hướng dẫn học sinh tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thì năng lực quản lí, giám sát và điều chỉnh hoạt động trải nghiệm của học sinh ở giáo viên trung học phổ thông được khảo sát cao hơn đôi chút và các năng lực thành phần trong đó đồng đều hơn. Trong đó nổi lên các năng lực huy động, kết hợp với gia đình và cộng đồng tham gia tổ chức và quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh và phát hiện, xử lí kịp thời, hiệu quả các tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh. Các kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy, giáo viên phổ thông trung học thực hiện khá đầy đủ các công việc liên quan tới việc quản lí, giám sát các hoạt động của học sinh.Vì theo nhiều giáo viên, nếu không làm tốt công việc này, sẽ không kịp thời phát hiện các hành động sai của học sinh, dẫn đến hậu quả không mong đợi. 2.2.4. Năng lực đánh giá hoạt động động trải nghiệm của học sinh ở giáo viên trung học phổ thông Đánh giá là yếu tố trọng tâm của hoạt động giáo dục và là nhiệm vụ phức tạp. Người giáo viên có hiệu qủa là người gây ảnh hưởng của mình đến học sinh thông qua sự đánh gía. Điều này 50 Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trung học phổ thông đòi hỏi giáo viên phải thực sự có năng lực đánh giá nhất định. Vấn đề đặt ra là trong thực tiễn hiện nay, giáo viên trung học phổ thông có năng lực này như thế nào? Kết quả khảo sát được thể hiện trong Bảng 4. Bảng 4. Năng lực đánh giá hoạt động trải nghiệm của học sinh ở giáo viên trung học phổ thông Các năng lực thành phần ĐTB Tỉ lệ % các mức độ1 2 3 4 5 Xác định mục tiêu đánh giá 3,09 6,7 18,3 39,1 30,3 5,6 Xác định nội dung đánh gia phù hợp với mục tiêu đánh giá 3,14 5,7 20,6 36,6 28,0 9.1 Xác định các tiêu chí đánh giá 2,89 7,9 24,1 39,1 23,3 5,6 Lựa chọn phương pháp, hình thức và biện pháp đánh giá phù hợp 3,48 2,7 10,9 35,1 38,5 12,8 Thu thập thông tin về nội dung cần đánh giá 3,26 3,1 18,7 36,8 31,6 9,8 Xử lí thông tin, hình thành kết quả và nhận định 3,03 8,7 20,4 36,0 28,1 6,8 Thông báo kết quả đánh giá đến học sinh một cách mô phạm 3,12 5,7 19,5 34,6 32,1 8,1 Thu thập và xử lí thông tin phản hồi sau đánh giá 2,93 8,7 21,6 37,9 26,4 5,4 Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung và phương pháp giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự GD. 2,96 8,7 22,0 37,8 25,3 6,2 Điểm trung bình chung 3,10 6,4 19,5 37,0 29,2 7,9 Năng lực đánh giá của giáo viên về hoạt động trải nghiệm của học sinh không cao, chỉ đạt mức trung bình (điểm trung bình 3,10/5 điểm). So với năng lực lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm; hướng dẫn học sinh hoạt động và giám sát hoạt động của các em thì năng lực đánh giá hoạt động trải nghiệm của học sinh ở giáo viên trung học phổ thông thấp hơn. Phân tích sâu các năng lực thành phần, cho thấy có sự không đều giữa chúng. Một số năng lực thành phần như lựa chọn phương pháp, hình thức và biện pháp đánh giá cho phù hợp, thu thập thông tin về nội dung cần đánh giá và xác định nội dung đánh giá phù hợp với mục tiêu ban đầu là những năng lực được giáo viên trung học khẳng định tốt hơn. Còn những năng lực thành phần khác, nhất là các năng lực xác định các tiêu chí đánh giá; thu thập và xử lí thông tin phản hồi sau đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung và phương pháp giáo dục học sinh, hướng dẫn học sinh tự GD là những năng lực còn hạn chế. 2.2.5. Năng lực động viên học sinh trong hoạt động trải nghiệm của giáo viên phổ thông Theo [12], hoạt động giáo dục cơ bản của người giáo viên là xây dựng và thông báo đến học sinh các mục tiêu học tập; theo dõi tiến bộ của học sinh và khen ngợi thành tích của các em. Đối với giáo viên, những hoạt động này vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Vì vậy, để trở thành giáo viên hiệu quả, họ phải có năng lực động viên, khen thưởng hay trách phạt học sinh. Các kết quả khảo sát về năng lực này ở giáo viên trung học phổ thông được tập hợp trong Bảng 5. Các tư liệu trong Bảng 5 cho thấy, năng lực động viên của giáo viên đối với học sinh thấp nhất trong các năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên được khảo sát, với điểm trung bình 3,02/5 điểm. Hàng loạt kĩ năng động viên, khen thưởng, khuyến khích, động viên thi đua, tạo không khí đoàn kết, chia xẻ giữa các học sinh trong hoạt động; trách phạt hợp lí, có tác dụng giáo dục, cũng như các kĩ năng quản lí cảm xúc, tỏ thái độ bản thân trong tổ chức, đánh giá và động viên HĐTN của học sinh là những kĩ năng rất cần thiết để người giáo viên sử dụng và khai thác có hiệu quả phương pháp khen thưởng, động viên trong hoạt động giáo dục nói chung, trong việc tổ chức học sinh tiến hành các hoạt động trải nghiệm. Trong khi đó, những kĩ năng này còn chưa tốt 51 Phan Trọng Ngọ ở người giáo viên trung học phổ thông được khảo sát. Đây là một trong những hạn chế cần khắc phục. Bảng 5. Năng lực năng lực động viên của giáo viên đối với học sinh trong HĐTN Các năng lực thành phần ĐTB Tỉ lệ % các mức độ 1 2 3 4 5 1. Động viên, khen thưởng, khuyến khích, tạo thi đua; tạo không khí đoàn kết, chia xẻ giữa các học sinh trong hoạt động 3,01 9,5 20,5 37,5 24,7 7,8 2. Trách phạt học sinh trong việc tổ chức HĐTN 2,98 8,7 21,1 40,6 23,3 6,1 3. Quản lí cảm xúc, tỏ thái độ bản thân trong tổ chức, đánh giá và động viên HĐTN của học sinh. 3,08 7,8 17,8 37,6 28,1 8,7 Điểm trung bình chung 3,02 8,7 19,8 38,5 26,3 6,7 2.2.6. Đánh giá chung về năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trung học phổ thông Tổng hợp tư liệu khảo sát các năng lực thành phần, cho thấy năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trung học phổ thông như sau: Bảng 6. Năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trung học phổ thông Các năng lực thành phần ĐTB Tỉ lệ % giáo viên ở các mức độ năng lực 1 2 3 4 5 Lập kế hoạch tổ chức cho học sinh HĐTN 3,21 4,4 18,4 37,9 29,9 9,4 Hướng dẫn học sinh tổ chức các HĐTN 3,13 5,3 19,8 38,1 29,7 7,1 Quản lí, giám sát và điều chỉnh hoạt động trải nghiệm của học sinh 3,23 4,2 19,7 35,1 30,5 10,5 Đánh giá hoạt động trải nghiệm của học sinh 3,10 6,4 19,5 37,0 29,2 7,9 Động viên học sinh trong hoạt động trải nghiệm 3,02 8,7 19,8 38,5 26,3 6,7 Điểm trung bình chung 3,13 5,8 19,4 37,3 29,1 8,3 Xuyên suốt tư liệu về các năng lực thành phần trong Bảng 6 cho thấy, nhìn chung năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trung học phổ thông được khảo sát đạt mức trung bình (3,13/5điểm). Đa số giáo viên đạt ở các mức từ yếu (mức 2), đến tốt (mức 4). Số giáo viên đạt mức rất tốt (mức 5) và rất yếu (mức 1) chiếm tỉ lệ thấp. Các năng lực thành phần được khảo sát xấp xỉ nhau và đều ở mức trung bình, không có năng lực nào nổi trội hoặc thấp quá. Tuy nhiên, trong số các năng lực thành phần, năng lực động viên học sinh trong hoạt động trải nghiệm là năng lực thấp nhất. Đây là vấn đề đáng quan tâm, vì động viên, khích lệ học sinh và sự tiến bộ của các em trong học tập là năng lực nền tảng, cốt lõi trong hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên. 2.2.7. Các yếu tố tác động tới năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trung học phổ thông Dưới góc nhìn của giáo viên được khảo sát, các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên trung học phổ thông mạnh hơn các yếu tố thuộc về cá 52 Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trung học phổ thông nhân người giáo viên (3,64 điểm so với 3,48 điểm).Tất cả yếu tố khách quan được xét đều có ảnh hưởng ở mức độ mạnh (mức 4).Trong số các yếu tố thuộc về chủ quan, sự tích cực học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp; kinh nghiệm nghề nghiệp và ý thức, xu hướng phấn đấu của giáo viên, được xác định là các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng lực giáo dục học sinh qua môn học của giáo viên. Bảng 7. Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên trung học phổ thông I. Các yếu tố thuộc về giáo viên Điểm ảnh hưởng Thứ bậc Ý thức, xu hướng phấn đấu của giáo viên 3,65 3 Nhận thức về vai trò của năng lực giáo dục trong hoạt động dạy học 3,23 4 Đặc điểm tâm lí cá nhân của người giáo viên 3,05 5 Kinh nghiệm nghề nghiệp của người giáo viên 3,72 2 Sự tích cực học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp 3,78 1 Điểm trung bình chung 3,48 II. Các yếu tố thuộc về,trường, ngành giáo dục và xã hội Điểm ảnh hưởng Thứ bậc Điều kiện vật chất của nhà trường 3,66 3 Hoạt động đào tạo của trường SP 3,60 4 Hoạt động tổ chức bồi dưỡng của Sở, Trường. 3,56 6 Sự chỉ đạo, lãnh đạo của nhà trường đến hoạt động giáo dục HS 3,58 5 Sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn 3,76 1 Sự hợp tác của học sinh, phụ huynh và cộng đồng 3,68 2 Điểm trung bình chung 3,64 3. Kết luận Định hướng, trợ giúp và tổ chức các hoạt động để qua đó học sinh trải nghiệm là nội dung cốt lõi trong hoạt động giáo dục của người giáo viên Trung học phổ thông. Để thực hiện có hiệu quả họat động này, người giáo viên cần có năng lực tương ứng. Các thành phần cốt lõi của năng lực này là các năng lực lập kế hoạch tổ chức cho học sinh hoạt động; hướng dẫn học sinh tổ chức các hoạt động; quản lí, giám sát và điều chỉnh hoạt động trải nghiệm của học sinh; đánh giá hoạt động trải nghiệm của học sinh và động viên học sinh trong hoạt động trải nghiệm. Các kế quả khảo sát thực tiễn cho thấy, giáo viên Trung học phổ thông được khảo sát có năng lực tổ chức hoạt động trỉa nghiệm cho học sinh đạt mức trung bình, thể hiện qua các năng lực thành phần đều đạt mức trung bình và đồng đều. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên Trung học phổ thông chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong đó hoạt động đào tạo trước đây của trường sư phạm; công tác bồi dưỡng của Trường, Sở Giáo dục và Đào tạo; việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn, sự hợp tác của học sinh và phụ huynh học sinh cũng như sự tích cực học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp; kinh nghiệm nghề nghiệp và ý thức, xu hướng phấn đấu của giáo viên, là các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng lực giáo dục học sinh qua môn học của giáo viên. Bài viết sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài: Năng lực giáo dục của giáo viên Trung học hiện nay: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Mã số, VI1.99-2012-04, do Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tài trợ, PGS.TS Phan Trọng Ngọ làm chủ nhiệm. 53 Phan Trọng Ngọ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học. Hà Nội. [2] Ken Bain, 2008. Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú, người dịch: Nguyễn Văn Nhật. Nxb Văn hóa Sài Gòn. [3] Giselleo. Martin-Kniep, 2011. Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi. Nxb Giáo dục Việt Nam. [4] Phạm Minh Hạc (Chủ biên), 1997. Tâm lí học. Nxb Giáo dục. [5] Nguyễn Thị Hằng, 2014. Định hướng hình thành năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên. Trong Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 6A, tr. 206. [6] Trần Bá Hoành, 2006. Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn. Nxb Đại học Sư phạm. [7] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, 2008. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Nxb Thế giới. [8] Jean Piaget, Barbel Inhelder, Vĩnh Bang, 2000. Tâm lí học trẻ em và ứng dụng tâm lí học Piaget vào trường học. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. [9] James H. Stronge, 2011. Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả Nxb Giáo dục Việt Nam. [10] Kolbe. D., 1984. Experiential Learning: Experience as the source of learning and development, Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall. [11] Hà Thế Ngữ, 2001. Giáo dục học, một số vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [12] Robert J. Marzano, 2011. Quản lí hiệu quả lớp học. Nxb Giáo dục Việt Nam. [13] F. Weinert, 1988. Sự phát triển nhận thức, học tập và giảng dạy. Nxb Giáo dục. [14] L.X. Vưgốtxki, 1997. Tuyển tập tâm lí học. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. ABSTRACT Teacher competence in organizing experience-based learning activities for students in high schools The paper presents the concerns about teacher capacities on organizing experience-based learning activities for students in high schools. Throught questionnaire and observation methods, the study was conducted on 296 high school teachers at Phu Tho province and Hanoi city. The result shows the averaged level of teacher competence in which ability components are correlatively at medium degree. Morever, teacher competence on on organizing experience-based learning activities for students is impacted by many factors including initial teacher education, continuous trainings for in-service teachers by schools and BOETs, professional workshop for teachers within school border, supporting from students and parents, opened communication between collueges, professional experiences and developmental orientations of teachers. They are the most effective elements to educational capacities of teachers by teaching every subjects. Keywords: High school teachers, competence, teaching capacities, teacher capacities on organizing experience-based learning activities for students. 54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3537_ptngo_2463_2193041.pdf
Tài liệu liên quan