Tài liệu Năng lực sức khỏe và một số yếu tố liên quan ở người bệnh từ 40 tuổi đến khám ngoại trú tại Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 136
NĂNG LỰC SỨC KHỎE VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI BỆNH TỪ 40 TUỔI ĐẾN KHÁM NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2017
Nguyễn Xuân Dũng*, Lê Thị Sinh*, Đinh Văn Quỳnh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hạn chế năng lực sức khỏe (NLSK) và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ≥40
tuổi đến khám ngoại trú tại bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 602 người bệnh từ 40 tuổi trở lên đến khám tại bệnh viện
Quận Thủ Đức từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2017, hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi cấu trúc soạn
sẵn, xây dựng dựa trên bộ câu hỏi của Hội năng lực sức khỏe Châu Á.
Kết quả: Tỷ lệ người bệnh ngoại trú từ 40 tuổi trở lên đến khám tại bệnh viện Quận Thủ Đức bị hạn chế
năng lực sức khỏe là 73,1%. Trong đó, tỷ lệ của nữ giới là 75,3% và nam giới 69,1%; nhóm tuổi ≥70 tuổi có tỷ lệ
hạn chế NLSK cao nhất với 88,1%. Tuổi ca...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực sức khỏe và một số yếu tố liên quan ở người bệnh từ 40 tuổi đến khám ngoại trú tại Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 136
NĂNG LỰC SỨC KHỎE VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI BỆNH TỪ 40 TUỔI ĐẾN KHÁM NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2017
Nguyễn Xuân Dũng*, Lê Thị Sinh*, Đinh Văn Quỳnh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hạn chế năng lực sức khỏe (NLSK) và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ≥40
tuổi đến khám ngoại trú tại bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 602 người bệnh từ 40 tuổi trở lên đến khám tại bệnh viện
Quận Thủ Đức từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2017, hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi cấu trúc soạn
sẵn, xây dựng dựa trên bộ câu hỏi của Hội năng lực sức khỏe Châu Á.
Kết quả: Tỷ lệ người bệnh ngoại trú từ 40 tuổi trở lên đến khám tại bệnh viện Quận Thủ Đức bị hạn chế
năng lực sức khỏe là 73,1%. Trong đó, tỷ lệ của nữ giới là 75,3% và nam giới 69,1%; nhóm tuổi ≥70 tuổi có tỷ lệ
hạn chế NLSK cao nhất với 88,1%. Tuổi cao, trình độ học vấn thấp và ít tập thể dục là những yếu tố có ảnh
hưởng đến năng lực sức khỏe.
Kết luận: Người bệnh bị hạn chế năng lực sức khỏe chiếm tỷ lệ cao. Các yếu tố có liên quan đến năng lực
sức khỏe bao gồm: tuổi tác, trình độ học vấn và mức độ tập thể dục.
Từ khóa: năng lực sức khỏe, bệnh viện Quận Thủ Đức
ABSTRACT
HEALTH CAPACITY AND RELATED FACTORS OF OUT PATIENTS FROM 40 YEARS OLD
AND ABOVE AT THU DUC DISTRICT HOSPITAL IN 2017
Nguyen Xuan Dung, Le Thi Sinh, Đinh Van Quynh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 136 – 140
Objective: To determine the level of health capacity and some related factors of outpatients aged from 40
years old and above at Thu Duc District Hospital in 2017.
Methods: A cross-sectional study was implemented on 602 patients aged ≥ 40 years who had a medical
examination at Thu Duc District Hospital from June to December 2017. Patients were interviewed directly with
pre-structured questionnaires, developed based on the questionnaire of the Asian Health Literacy Association.
Results: The proportion of outpatients aged ≥ 40 years visiting Thu Duc District hospital who lack of health
capacity was 73.1%. Those proportions in women and men are 75.3% and 69.1% respectively; the age group
from 70 years and older has the highest percentage of restricted health capacity with 88.1%. High age, low
education level, and lack of exercise are factors that affect health capacity.
Conclusion: Patients with deficient health capacity account for a high proportion. Factors related to health
capacity included age, education level, and workout frequency.
Key words: health capacity, Thu Duc District hospital
ĐẶT VẤN ĐỀ
Năng lực sức khỏe (NLSK) được định nghĩa
là sự tiếp cận, hiểu, đánh giá và áp dụng thông
tin sức khỏe để có thể phán xét và ra quyết định
của cá nhân liên quan đến chăm sóc sức khỏe,
phòng chống bệnh tật và nâng cao sức khỏe
*Đơn vị công tác: Bệnh viện Quận Thủ Đức
Tác giả liên lạc: CN. Lê Thị Sinh ĐT: 0359125812 Email: sinhle.na@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 137
trong cuộc sống hàng ngày nhằm duy trì và cải
thiện chất lượng cuộc sống(6). Năng lực sức khỏe
ngày càng được quan tâm như là một vấn đề
quan trọng trong sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ đối
tượng có năng lực sức khỏe kém đã được báo
cáo ở nhiều quốc gia và vùng miền quốc gia như
60% người Canada(3), 47,6% người dân Châu
Âu(5), 30,2% người trưởng thành ở Đài Loan(2).
Hơn nữa, năng lực sức khỏe kém dẫn đến sức
khỏe kém, tăng việc sử dụng và chi phí cho
chăm sóc sức khỏe và góp phần tăng tỷ lệ tử
vong(1). Hiện nay, các nghiên cứu về năng lực
sức khỏe chủ yếu được tiến hành ở các nước khu
vực Châu Âu, Mỹ; trong khi đó, tại Châu Á các
nghiên cứu về lĩnh vực này còn mang tính chất
nhỏ lẻ, thiếu tính so sánh. Do đó, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu để tài với mục tiêu xác định tỷ
lệ hạn chế năng lực sức khỏe và một số yếu tố
liên quan ở người từ 40 tuổi trở lên đến khám tại
bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh đến khám và điều trị ngoại trú
tại Khoa Khám bệnh Từ tháng 6 đến tháng 12
năm 2017, bệnh viện Quận Thủ Đức có độ tuổi
từ 40 trở lên.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Cỡ mẫu tối thiểu được tính theo công thức:
p = 0,68 là tỷ lệ thiếu NLSK (theo nghiên cứu
của Nguyễn Trung Kiên 2016(4).
d = 0,04 (sai số cho phép).
Z1-α/2 = 1,962 (khoảng tin cậy 95%).
Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 522 người bệnh.
Thực tế nghiên cứu là 602 người bệnh.
Cách chọn mẫu
Nghiên cứu thực hiện trong 6 tháng (120
ngày làm việc), do đó mỗi ngày nghiên cứu chọn
từ 5-6 người bệnh theo phương pháp thuận tiện
liên tục.
Chỉ số nghiên cứu và cách đánh giá
Đánh giá năng lực sức khỏe gồm 4 mức độ
tương đương từ 1-4 điểm (1= rất khó, 2 = tương
đối khó, 3 = tương đối dễ, 4 = rất dễ).
Số liệu được chuẩn hóa trên một thang đo từ
0 đến 50, bằng cách sử dụng công thức sau đây:
TB: trung bình điểm số được tính bằng tổng
điểm các câu hỏi chia cho tổng số câu hỏi.
Năng lực sức khỏe được chia làm 4 mức độ
như sau:
0-25: Không đủ (inadequate).
>25-33: Có vấn đề (problematic).
>33-42: Đầy đủ (sufficient).
>42-50: Rất đầy đủ (excellent).
Những người được xem là bị hạn chế về
năng lực sức khỏe có chỉ số ≤33 điểm (gồm
những người nằm trong 2 mức độ: không đủ và
có vấn đề).
Quản lý và phân tích dữ liệu
Các dữ liệu được nhập, quản lý và phân tích
bằng phầm mềm SPSS 22,0. Thống kê mô tả qua
các chỉ số là tỷ lệ %, trung bình và độ lệch chuẩn,
sử dụng các kiểm định chi bình phương và hồi
quy với xác suất sai lầm loại I là = 0,05.
KẾT QUẢ
Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nữ giới
chiếm 64%. Nhóm tuổi 50-59 tuổi có tỷ lệ cao
nhất với 38,5%; nhóm 40-49 tuổi là 30,6% và thấp
nhất là nhóm ≥70 tuổi với 9,8%. Về tôn giáo,
63,1% bệnh nhân không theo tôn giáo. Về trình
độ học vấn, THCS và THPT chiếm tỷ lệ cao nhất
với 61,1%; đại học và sau đại học 13,2%. Nghề
nghiệp của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nội
trợ 43,2%; nghề nghiệp tự do 29,8%; công nhân
viên chức thấp nhất với 8,6% (Bảng 1).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 138
Bảng 1: Đặc điểm về học vấn, nghề nghiệp của đối
tượng nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %
Giới tính
Nam 217 36,0
Nữ 285 64,0
Nhóm tuổi
40 – 49 tuổi 184 30,6
50 – 59 tuổi 232 38,5
60 – 69 tuổi 127 21,1
≥ 70 tuổi 59 9,8
Tôn giáo
Có 222 36,9
Không 380 63,1
Trình độ học
vấn
Tiểu học trở xuống 155 25,7
THCS và THPT 368 61,1
Đại học và sau đại học 79 13,2
Nghề nghiệp
Nội trợ 260 43,2
Nghề nghiệp tự do 179 29,8
Công nhân 111 18,4
Công nhân viên chức 52 8,6
Năng lực sức khỏe của người từ 40 tuổi trở lên
Bảng 2: Mức độ năng lực sức khỏe của đối tượng
nghiên cứu
Năng lực sức khỏe Số lượng Tỷ lệ %
NLSK hạn chế 440 73,1
NLSK không hạn chế 162 26,9
Tổng 602 100
Năng lực sức khỏe hạn chế chiếm tỷ lệ cao
với 73,1%; NLSK không hạn chế chiếm 26,9%
(Bảng 2).
Một số yếu tố liên quan đến năng lực sức khỏe
của người từ 40 tuổi trở lên
Bảng 3: Mối liên quan giữa năng lực sức khỏe và giới
tính
Giới
tính
NLSK hạn chế NLSK không hạn chế
p
SL % SL %
Nam 150 69,1 67 30,9
p = 0,1
Nữ 290 75,3 95 24,7
Tổng 440 73,1 162 26,9
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về
tỷ lệ hạn chế NLSK giữa nam và nữ (p >0,05)
(Bảng 3).
Bảng 4: Mối liên quan giữa năng lực sức khỏe và
nhóm tuổi
Nhóm
tuổi
NLSK hạn chế NLSK không hạn chế
p
SL % SL %
40 – 49 116 63,0 68 37,0
0,001 50 – 59 179 77,2 53 22,8
60 – 69 93 73,2 34 26,8
Nhóm
tuổi
NLSK hạn chế NLSK không hạn chế
p
SL % SL %
≥ 70 52 88,1 7 11,9
Tổng 440 73,1 162 26,9
Tỷ lệ NLSK hạn chế ở nhóm tuổi ≥70 tuổi
(88,1%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các
nhóm tuổi 40 - 49, 50 - 59 tuổi và 60 - 69 tuổi
(p <0,05) (Bảng 4).
Bảng 5: Mối liên quan giữa NLSK và trình độ học vấn
Học vấn
NLSK hạn
chế
NLSK không
hạn chế p
SL % SL %
Tiểu học trở xuống 140 90,3 15 9,7
0,001 THCS và THPT 263 71,5 105 28,5
Đại học và sau đại học 37 46,8 42 53,2
Tổng 440 73,1 162 26,9
Nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn là tiểu
học trở xuống có tỷ lệ hạn chế NLSK (90,3%) cao
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm THCS và
THPT, đại học và sau đại học (p <0,05) (Bảng 5).
Bảng 6: Mối liên quan giữa NLSK và nghề nghiệp
Nghề nghiệp
NLSK hạn chế
NLSK không
hạn chế p
SL % SL %
Nội trợ 192 73,8 68 26,2
0,001
Nghề tự do 143 79,9 36 20,1
Công nhân 82 73,9 29 26,1
Công nhân viên chức 23 44,2 29 55,8
Tổng 440 73,1 162 26,9
Nhóm bệnh nhân có nghề nghiệp là nghề
tự do có tỷ lệ hạn chế NLSK (79,9%) cao hơn so
với nhóm bệnh nhân có nghề nghiệp là nội trợ
(73,8%), công nhân (73,9%), công nhân viên
chức (44,2%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p <0,05) (Bảng 6).
Bảng 7: Mối liên quan giữa NLSK và tôn giáo
Tôn giáo
NLSK hạn chế NLSK không hạn chế
p
SL % SL %
Có 158 71,2 64 28,8
0,417
Không 282 74,2 98 25,8
Tổng 440 73,1 162 26,9
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tỷ
lệ hạn chế NLSK giữa bệnh nhân có tôn giáo và
không tôn giáo (p >0,05) (Bảng 7).
Bệnh nhân không bao giờ tập thể dục có tỷ lệ
hạn chế NLSK (83%) cao hơn có ý nghĩa thống
kê so với bệnh nhân có mức độ tập thể dục
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 139
thường xuyên (60,2%), thỉnh thoảng (71,6%) và
hiếm khi (82,5%) (p <0,05) (Bảng 8).
Bảng 8: Mối liên quan giữa NLSK và mức độ tập thể
dục
Mức độ tập
thể dục
NLSK hạn chế
NLSK không
hạn chế p
SL % SL %
Thường xuyên 127 60,2 84 39,8
0,001
Thỉnh thoảng 73 71,6 29 28,4
Hiếm khi 33 82,5 7 17,5
Không bao giờ 156 83,0 32 17,0
Tổng 440 73,1 162 26,9
Bảng 9: Một số yếu tố liên quan đến năng lực sức
khỏe qua phân tích hồi quy logistic
Nội dung OR (95%CI) p
Nhóm tuổi
40 – 49 tuổi 1
50 – 59 tuổi 2,28(1,34 – 3,85) 0,002
60 – 69 tuổi 1,67 (0,84 – 3,34) 0,146
≥ 70 tuổi 5,61 (1,96 –16,10) 0,001
Học vấn
Tiểu học trở xuống 1
THCS và THPT 0,29 (0,15 – 0,59) 0,001
Đại học và sau ĐH 0,14 (0,06 – 0,34) 0,001
Nghề
nghiệp
Nội trợ 1
Nghề tự do 1,20 (0,67 -2,16) 0,534
Công nhân 1,1 (0,56 – 2,14) 0,78
Công nhân viên chức 0,65 (0,30 – 1,40) 0,268
Mức độ
tập thể
dục
Thường xuyên 1
Thỉnh thoảng 2,08 (1,19 – 3,64) 0,01
Hiếm khi 3,69 (1,49 – 9,13) 0,005
Không bao giờ 2,91 (1,72 – 4,93) 0,001
Sau phân tích đơn biến, một số yếu tố liên
quan được chúng tôi đưa vào phân tích đa
biến, kết quả cho thấy sau khi loại bỏ tác động
của các biến số lẫn nhau, yếu tố thực sự có tác
động mạnh tới tỷ lệ hạn chế NLSK là tuổi tác,
trình độ học vấn và mức độ tập thể dục
(p<0,05). Nhóm tuổi 50 - 59 tuổi và ≥70 tuổi có
tỷ số chênh (OR) cao gấp 2,3 (1,34–3,85) lần và
5,6 (1,96–16,10) lần so với nhóm tuổi 40-49.
Nhóm đối tượng có học vấn THCS và THPT có
tỷ số chênh bằng 0,3 (0,15–0,59) lần so với
nhóm tiểu học, nhóm đại học và sau đại học có
tỷ số chênh bằng 0,14 (0,06–0,34) lần so với
nhóm học vấn tiểu học. Nhóm đối tượng có
mức độ tập thể dục thỉnh thoảng, hiếm khi và
không bao giờ có tỷ số chênh cao gấp 2-3 lần
so với nhóm tập thể dục thường xuyên.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân từ 40
tuổi trở lên đến khám tại bệnh viện Quận Thủ
Đức bị hạn chế NLSK là 73,1%. Theo nghiên cứu
trên thế giới điều này ảnh hưởng đến kiểm soát
khả năng mắc bệnh và tỷ lệ tử vong(1). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu
của Nguyễn Trung Kiên trên một số nhóm dân
cư tại Chí Linh, Hải Dương và Hà Nội với tỷ lệ
67,9%(4). Sở dĩ có sự khác biệt này là bởi vì, đối
tượng nghiên cứu của chúng tôi là những người
đang có bệnh đến khám tại bệnh viện, nên tỷ lệ
hạn chế NLSK thường sẽ cao hơn nhóm dân cư
ngoài cộng đồng. Nghiên cứu còn cho thấy, các
yếu tố có liên quan đến NLSK bao gồm: tuổi tác,
trình độ học vấn và mức độ tập thể dục. Thực tế
cho thấy, tuổi càng cao thì thể lực càng yếu và
không tránh khỏi được việc mắc các bệnh tuổi
già. Trong nghiên cứu, không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê về NLSK ở giới tính hay tôn
giáo, nhưng có sự khác biệt rõ ràng về năng lực
sức khỏe trong nhóm trình độ học vấn. Những
người có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống
có tỷ lệ hạn chế NLSK cao hơn nhiều so với
nhóm học vấn từ THCS trở lên. Vì vậy, để nâng
cao năng lực sức khỏe của đối tượng yếu tố giáo
dục là yếu tố cần phải chú trọng trong các
chương trình nâng cao sức khỏe. Bên cạnh yếu tố
giáo dục, yếu tố tập thể dục có liên quan chặt chẽ
tới năng lực sức khỏe của họ. Những người có
mức độ tập thể dục thỉnh thoảng, hiếm khi và
không bao giờ có tỷ lệ NLSK hạn chế cao hơn
nhóm tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục
thực tế mang lại cho cơ thể vô vàn lợi ích thiết
thực như hạn chế các bệnh liên quan đến béo
phì, cải thiện chức năng của não, tăng cường hệ
miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính
và phòng ngừa một số bệnh ung thư.
KẾT LUẬN
Người bệnh từ 40 tuổi trở lên đến khám tại
bệnh viện Quận Thủ Đức bị hạn chế năng lực
sức khỏe chiếm tỷ lệ cao với 73,1%. Các yếu tố có
liên quan đến năng lực sức khỏe bao gồm: tuổi
tác, trình độ học vấn và mức độ tập thể dục. Vì
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 140
vậy, để nâng cao năng lực sức khỏe của đối
tượng thì yếu tố giáo dục là yếu tố cần phải chú
trọng trong các chương trình nâng cao sức khỏe.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baker DW, Wolf MS, Feinglass J, et al (2007). "Health literacy
and mortality among elderly persons". Archives of Internal
Medicine, 167(14):1503-1509.
2. Lee SYD, Tsai TI, Tsai YW, et al (2010). "Health literacy, health
status, and healthcare utilization of Taiwanese adults: results
from a national survey". BMC Public Health, 10(1):614.
3. Murray T, Hagey J, Willms D, et al (2008). "Health literacy in
Canada: a healthy understanding". Escholarship,
https://escholarship.org/uc/item/890661nm.
4. Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Nga, Trương Quang Tiến
(2016). "Thực trạng năng lực sức khỏe của một số nhóm dân cư
tại Chí Linh, Hải Dương và Hà Nội, Việt Nam". Tạp chí Y tế Công
cộng, 40:39-44.
5. Sørensen K, Pelikan JM, Röthlin F, et al (2015). "Health literacy in
Europe: comparative results of the European health literacy
survey (HLS-EU)". European Journal of Public Health, 25(6):1053-
1058.
6. Sørensen K, Van den Broucke S, Fullam J, et al (2012). "Health
literacy and public health: a systematic review and integration of
definitions and models". BMC Public Health, 12(1):80.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_luc_suc_khoe_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_o_nguoi_benh_tu.pdf