Năng lực của cán bộ cấp cơ sở trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Tài liệu Năng lực của cán bộ cấp cơ sở trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: Xó hội học, số 3(111), 2010 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 66 Sự kiện - Nhận định NĂNG LựC CủA CáN Bộ CấP CƠ Sở TRONG VIệC THựC HIệN QUY CHế DÂN CHủ ở CƠ Sở (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc) Phạm Minh AnhP0F∗ I. GIớI THIệU Trong hệ thống chính trị nước ta, đơn vị hành chính cấp cơ sở (bao gồm xã, phường và thị trấn) có vị trí đặc biệt quan trọng, là nơi trực tiếp triển khai thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, diễn ra các tương tác trực tiếp giữa chính quyền và nhân dân và cũng là nơi nảy sinh các nhu cầu bức xúc trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của nhân dân. ở đó, nhân dân luôn có những đòi hỏi về quyền làm chủ và cũng là nơi có điều kiện thực hiện quyền dân chủ trực tiếp và rộng rãi nhất. Với vị trí và tính chất quan trọng đó, ngày 18 tháng 12 năm 1998, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã ra chỉ thị số 30/CT-TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (DCCS), ...

pdf9 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực của cán bộ cấp cơ sở trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xó hội học, số 3(111), 2010 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 66 Sự kiện - Nhận định NĂNG LựC CủA CáN Bộ CấP CƠ Sở TRONG VIệC THựC HIệN QUY CHế DÂN CHủ ở CƠ Sở (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc) Phạm Minh AnhP0F∗ I. GIớI THIệU Trong hệ thống chính trị nước ta, đơn vị hành chính cấp cơ sở (bao gồm xã, phường và thị trấn) có vị trí đặc biệt quan trọng, là nơi trực tiếp triển khai thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, diễn ra các tương tác trực tiếp giữa chính quyền và nhân dân và cũng là nơi nảy sinh các nhu cầu bức xúc trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của nhân dân. ở đó, nhân dân luôn có những đòi hỏi về quyền làm chủ và cũng là nơi có điều kiện thực hiện quyền dân chủ trực tiếp và rộng rãi nhất. Với vị trí và tính chất quan trọng đó, ngày 18 tháng 12 năm 1998, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã ra chỉ thị số 30/CT-TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (DCCS), coi đó là khâu quan trọng và cấp bách nhằm giữ vững và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, tham gia giám sát chính quyền, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng7TP1F1P7T. Trong quá trình xây dựng và thực hiện, năm 2003 Chính phủ đã ban hành "Quy chế thực hiện dân chủ ở xã" kèm theo Nghị định 79/2003-NĐ-CP, trong đó xác định vai trò đặc biệt quan trọng của cán bộ cấp cơ sở trong việc triển khai qui chế ở địa phương cũng như quy định cụ thể những việc Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân xã (gọi tắt là chính quyền xã) phải thông tin kịp thời và công khai để dân biết; những việc dân bàn và quyết định trực tiếp, những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan nhà nước quyết định; những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện quy chế"7TP2F2P7T. Sau 6 năm thực hiện kể từ năm 1998, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng “tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân vẫn còn nhiều, có khi nghiêm trọng; những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, tiêu cực không được phát hiện và đấu tranh ngăn chặn, khắc phục kịp thời, làm giảm lòng tin, gây bất bình trong nhân dân, dẫn đến khiếu kiện kéo dài hoặc vượt cấp”7TP3F3P7T. Vì lẽ đó, trong Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến 2004 đã ∗ ThS, Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 1 Xem Chỉ thị số 30/CT-TW của Bộ Chính trị ngày 18 tháng 12 năm 1998 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. 2 Điều 1, Chương 1 Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, ban hành kèm theo Nghị định số 79/2003/NĐ-CP. 3 Thông báo số 159/TB/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về kết quả sáu năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW. Phạm Minh Anh 67 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn nhấn mạnh hai phương hướng nhằm tiếp tục xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là: 1) Tiếp tục quán triệt, học tập và nâng cao nhận thức, ý thức và năng lực thực hành dân chủ cho cán bộ và nhân dân”, và 2) Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cho cán bộ trong hệ thống chính trị”. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đi sâu phân tích để làm sáng tỏ và cụ thể thêm phương hướng thứ hai của Báo cáo từ cách tiếp cận xã hội học. Đây được coi là một trong những cứ liệu "đầu vào" để thực hiện phương hướng trên. Nội dung bài viết được hình thành trên cơ sở phân tích bộ dữ liệu khảo sát định tính và định lượng về vấn đề này tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007. II. KếT QUả NGHIÊN CứU 1. Nhận thức của cán bộ cấp cơ sở về quy chế DCCS Để đánh giá nhận thức của cán bộ cơ sở về quy chế DCCS, trước hết muốn biết họ có nắm được cấu trúc, nội dung của bản quy chế hay không? Có 5 chỉ báo được đưa ra để kiểm tra, đó là: số chương của quy chế (7 chương); số việc cần thông báo để nhân dân biết (14 điều); số việc nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp (5 việc lớn); số vấn đề nhân dân được bàn, chính quyền quyết định (9 vấn đề) và số vấn đề nhân dân được tham gia bàn bạc và giám sát, kiểm tra (11 vấn đề). Số liệu khảo sát thu được như sau: Bảng 1: Tỷ lệ trả lời đúng về cấu trúc, nội dung của qui chế (đvt: %, n=472). Chỉ báo Khối Đảng Khối chính quyền Khối đoàn thể Chung 1. Số chương 69.0 65.4 74.8 67.5 2. Số vấn đề cần thông báo để nhân dân biết 65.8 63.5 77.1 67.8 3. Số vấn đề nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp 71.4 70.8 78.3 72.1 4. Số vấn đề nhân dân được bàn, chính quyền quyết định 57.5 52.5 57.8 54.1 5. Số việc nhân dân được giám sát, kiểm tra 56.1 54.0 75.8 67.9 Số liệu khảo sát định lượng đối với 472 cán bộ thuộc 3 khối công tác khác nhau ở cơ sở cho thấy có khoảng 30% - 45% số cán bộ thuộc diện khảo sát chưa nắm được chính xác, cụ thể cấu trúc, nội dung của bản quy chế. Một điều đáng chú ý khác, đó là trong văn bản của quy chế đã quy định cụ thể Năng lực của cỏn bộ cấp cơ sở Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 68 trách nhiệm tổ chức thực hiện quy chế trước hết thuộc về chính quyền, còn tổ chức Đảng có vai trò chỉ đạo chung, MTTQ và các tổ chức thành viên (khối đoàn thể) có trách nhiệm phối hợp. Tuy nhiên kết quả sát cho thấy các chỉ số về việc tiếp cận và nghiên cứu văn bản quy chế của cán bộ thuộc khối chính quyền lại thấp hơn cả so với 2 khối còn lại, và khối đoàn thể có chỉ số cao nhất trong cả 5 chỉ báo. Điều này dẫn đến những tình huống suy luận: 1) Năng lực nhận thức (về nội dung quy chế) của cán bộ chính quyền kém hơn cán bộ ở khối khác, hoặc là 2) Có thể năng lực của họ không thua kém so với cán bộ của hai khối còn lại nhưng, về mặt trách nhiệm, họ chưa quan tâm đến việc nghiên cứu, nắm bắt và thực hiện quy chế theo chức năng qui định của họ. Phân tích số liệu về trình độ học vấn của cán bộ cho thấy, nói chung cán bộ thuộc khối chính quyền có học vấn cao hơn cán bộ thuộc khối đoàn thể (tỷ lệ học vấn PTTH trở lên ở khối chính quyền là 97.2% còn ở khối đoàn thể là 87.3%). Nếu giả thiết rằng trình độ học vấn cao hơn sẽ dẫn đến khả năng nhận thức tốt hơn thì kết quả khảo sát có thể cho phép ta suy luận theo hướng thứ hai, tức là trách nhiệm - hay thái độ - tiếp cận (và thậm chí là thực hiện) quy chế của cán bộ khối chính quyền còn chưa tích cực và nó có vẻ như được đẩy từ khối chính quyền sang khối đoàn thể? Nói là khó thì không phải, nhưng anh thấy đấy, anh em cán bộ (khối chính quyền) ở cơ sở có quá nhiều việc phải làm, việc gì cũng đến tay, nên nhiều chương trình, nội dung không có thời gian để mà nghiên cứu cho kỹ lưỡng, kể cả cái quy chế DCCS này, mặc dù nó rất cần thiết (Nam, Phó Chủ tịch UBND xã). Trong những cuộc họp dân phố chúng tôi thường phải trả lời những thắc mắc của bà con nên chúng tôi phải căn cứ vào các văn bản pháp luật mà trả lời, giải thích cho chính xác. Vì vậy chị em chúng tôi cũng phải nắm được xem qui chế qui định những gì, nhân dân có quyền gì, cán bộ có quyền gì, thẩm quyền thuộc về ai và như thế nào...? (Nữ, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường). Phân tích số liệu liên quan đến một số nội dung cơ bản của quy chế cho thấy, “những vấn đề cần thông báo để nhân dân biết” được cán bộ cơ sở nắm bắt tốt hơn cả. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng mới chỉ dừng lại ở con số 66.6%, còn mức độ đánh giá “Rất tốt” và “Tốt” đối với các nội dung khác thậm chí chỉ chiếm xấp xỉ 50%. Cũng với cách thức “tự chấm điểm” như trên, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có trên 30% tự đánh giá rằng bản thân họ đã đáp ứng tốt về mặt nhận thức trong việc tổ chức và thực hiện quy chế, gần 40% cho rằng mình mới chỉ đáp ứng được ở mức độ khá và trên 30% tự nhận ở mức độ trung bình và yếu. Cán bộ khối chính quyền cũng tự đánh giá mức độ nhận thức hiện tại của họ thấp hơn so với hai khối còn lại (tỷ lệ ý kiến cho rằng có nhận thức tốt của cán bộ thuộc 3 khối Đảng, chính quyền, đoàn thể tương ứng là: 44.4%, 26.1% và 42.3%). Đây có thể được coi là cơ sở để tổ chức các hình thức nâng cao nhận thức về nội dung quy chế DCCS cho cán bộ ở cơ sở, đặc biệt là cán bộ thuộc khối chính quyền. Phạm Minh Anh 69 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 2. Quan điểm, thái độ Chúng ta biết rằng, bản quy chế được Chính phủ ban hành mới chỉ là “khung” để áp dụng chung trên phạm vi toàn quốc. Trên cơ sở đó, các địa phương cần căn cứ vào điều kiện, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể của mình để xây dựng, điều chỉnh cho phù hợp. Việc xây dựng và đưa quy chế vào thực tiễn được cán bộ đánh giá như sau: Trên 30% số người được hỏi cho rằng quy chế đã được xây dựng hoàn toàn phù hợp với tình hình của địa phương, gần 45% cho rằng phần lớn các nội dung của quy chế đã phù hợp. Có thể nói số liệu này đã thể hiện sự đồng thuận cao của cán bộ về nội dung của bản quy chế. Cũng vì vậy, có trên 75% cán bộ thuộc diện khảo sát trả lời đã tích cực hưởng ứng việc thực hiện quy chế. Chúng tôi cho rằng những điều quy định và mục tiêu đặt ra trong qui chế DCCS là tương đối phù hợp với tình hình của địa phương, cán bộ và nhân dân đều ủng hộ, nếu thực hiện đúng được như vậy là rất tốt. Vấn đề quan trọng là cách thức triển khai thì cần phải linh hoạt. (Nam, Bí thư Đảng ủy xã). Đối với các quan điểm liên quan đến mục tiêu của quy chế, số liệu thống kê cho thấy, 83.7% cán bộ đã có nhận thức và thái độ rất đúng đắn khi cho rằng quy chế chính là công cụ để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, gần 70% số ý kiến cho rằng việc thực hiện tốt quy chế chính là sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân và trên 60% tán thành quan điểm “Thực hiện tốt quy chế cũng là giải pháp để khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng”. Chỉ có ít ý kiến (8.1%) cho rằng “Quy chế là công cụ để người dân gây khó khăn, sức ép với cán bộ” và 6.1% cho rằng việc triển khai quy chế làm phức tạp thêm tình hình của địa phương. Tuy nhiên, tỷ lệ đồng ý của những người được hỏi về việc có sự liên quan trực tiếp giữa phẩm chất, năng lực của cán bộ cơ sở với việc thực hiện quy chế lại không cao. Chỉ có chưa đến 50% số ý kiến cho rằng thực hiện tốt quy chế là thước đo tiêu chuẩn hoàn thành nhiệm vụ hoặc là thước đo năng lực, phẩm chất của cán bộ hay cũng chỉ có 44.3% số ý kiến đồng ý với quan điểm cho rằng quy chế là công cụ giúp cán bộ hoàn thành nhiệm vụ. Phần lớn số người được hỏi cho rằng việc thực hiện tốt hay không tốt quy chế DCCS ở cơ sở không mấy liên quan và cũng không thể là thước đo phẩm chất, năng lực của người cán bộ. Tỷ lệ những cán bộ thuộc khối chính quyền đồng ý với ý kiến này cao hơn cán bộ thuộc hai khối còn lại. Có nhiều tiêu chí để đánh giá năng lực của người cán bộ ở cơ sở như các chỉ tiêu về xóa đói giảm nghèo, rồi chỉ đạo sản xuất, giải phóng mặt bằng, rồi việc chấp hành pháp luật, đảm bảo an ninh, ổn định chính trị ở địa phương... vì vậy không chỉ lấy mỗi việc thực hiện quy chế DCCS làm tiêu chí để đo người cán bộ (Nam, công an xã). Trên một phương diện khác, mới chỉ có khoảng 50% số ý kiến của những cán bộ được hỏi cho rằng quy chế DCCS là một trong những công cụ thúc đẩy sự phát triển Năng lực của cỏn bộ cấp cơ sở Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 70 kinh tế - xã hội của địa phương, số còn lại chưa đồng ý với quan điểm này. Phải chăng chỉ báo này có liên quan đến hiệu quả còn chưa cao khi triển khai quy chế trong bối cảnh thực tiễn ở cơ sở. Vì thế, có đến 67.9% đề nghị cần đấy mạnh hơn nữa việc thực hiện quy chế DCCS tại địa phương mình. 3. Tham gia tổ chức thực hiện quy chế Theo phân tích số liệu định lượng, ngoài 7.8% số cán bộ trong diện khảo sát trả lời rằng họ chưa tham gia bất kỳ một hoạt động nào liên quan đến quy chế thì số cán bộ còn lại đều ít hay nhiều, trực tiếp hay gian tiếp tham gia vào việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền vận động và triển khai quy chế. Trên 60% cán bộ đã tham dự các buổi nói chuyện, tập huấn về quy chế, trên 40% cán bộ đã chủ động dành thời gian để tự nghiên cứu về quy chế, 37.9% trực tiếp tham gia tuyên truyền, vận động về quy chế Tuy vậy, mới chỉ có 31.3% số cán bộ trong diện khảo sát trả lời rằng họ đang trực tiếp tổ chức thực hiện quy chế là một chỉ số rất thấp. Đối với chỉ báo này, cũng có một điều đáng quan tâm là cán bộ khối đoàn thể lại cho biết họ đã trực tiếp tham gia vào việc tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế cao nhất (41%), tiếp đến là những cán bộ thuộc khối Đảng (36.1%) và thấp nhất vẫn là cán bộ thuộc khối chính quyền (21.4%). Điều này có thể giải thích được phần nào từ ý kiến của một cán bộ phụ nữ xã: Các anh bên chính quyền nhiều việc, mà toàn những việc to việc lớn nên không tham gia được nhiều vào cái DCCS này với người dân. Chúng tôi bên đoàn thể, phải có trách nhiệm phối hợp xây dựng và triển khai cùng với các anh ấy, nhất là trong các cuộc họp dân hoặc các cuộc họp với hội viên. Trong các cuộc họp này, chị em trong ban chấp hành chúng tôi rất tích cực và không ngần ngại trước các ý kiến của nhân dân (Nữ, Chủ tịch Hội phụ nữ xã). Theo thông tin này thì mặc dù cán bộ chính quyền ở cơ sở là lực lượng nòng cốt trong xây dựng và triển khai quy chế DCCS nhưng bản thân họ không có đủ thời gian để trực tiếp tham gia, hơn nữa, đôi khi một số cán bộ còn "ngần ngại" trước những ý kiến của người dân nên không trực tiếp xuất hiện trong các cuộc họp dân về những vấn đề có liên quan đến quy chế. Ngoài ra, qua khảo sát thực địa, chúng tôi còn thấy rằng, nhiều cán bộ chủ chốt còn cho rằng, nhiệm vụ chính của họ là phát triển kinh tế, ổn định an ninh chính trị... còn việc triển khai quy chế DCCS là những hoạt động mang tính "phong trào", và vì vậy, nó phù hợp hơn với chức năng của những cán bộ thuộc khối đoàn thể. Thông tin thu được cũng cho biết, việc phối hợp giữa các tổ chức, ban ngành trong khi triển khai quy chế chưa mang lại hiệu quả cao. Một chỉ báo khác liên quan đến hoạt động tổ chức thực hiện quy chế mà cuộc khảo sát đề cập đến là kỹ năng thực hiện. Trong số 10 kỹ năng triển khai quy chế mà cuộc khảo sát đưa ra, cán bộ đánh giá cao nhất kỹ năng "nắm bắt tinh thần chỉ đạo của cấp trên" (trên 72% cho rằng tốt và khá), sau đó đến kỹ năng giao tiếp với nhân Phạm Minh Anh 71 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn dân và kỹ năng tuyên truyền, phổ biến. Chỉ số này phản ánh khá chính xác thực trạng hoạt động của cán bộ cơ sở khi họ thường xuyên tiếp xúc với nhân dân không chỉ trong khuôn khổ của hoạt động này. Ngoài ra khi triển khai bất kỳ chính sách hay chương trình hoạt động nào, công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đều được chú trọng tiến hành ở khâu đầu tiên. Chính vì vậy, qua thời gian tham gia công tác trong những năm vừa qua, kỹ năng tuyên truyền phổ biến về quy chế của đội ngũ cán bộ đã dần hoàn thiện và nâng cao. Số liệu khảo sát cũng cho thấy, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng phát hiện vấn đề để sửa đổi, bổ sung và kỹ năng kiểm tra, giám sát được coi là yếu hơn cả đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở nói chung. 4. Một số nét về thực trạng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Một trong những "đầu ra" của năng lực chính là kết quả hiện thực của các hành vi thực tiễn. Theo số liệu thu được của cuộc khảo sát, phần lớn các ý kiến cho biết từ khi thực hiện quy chế, trách nhiệm của người đứng đầu (người chịu trách nhiệm cao nhất của tổ chức) đã có những chuyển biến tốt hơn (72.9%), lòng tin của người dân đối với Đảng, chính quyền cũng được củng cố (71.8%), công tác xây dựng chính quyền cũng có bước chuyển biến theo chiều hướng tốt (70.8%) Tuy vậy, trong những thành tựu chung ấy vẫn còn những lĩnh vực chưa được các ý kiến đánh giá cao. Vấn đề dân chủ, công khai về tài chính ở địa phương vẫn có đến 36.4% số ý kiến cho rằng chưa có sự thay đổi gì, cùng với nó là vấn đề dân chủ, công khai về đất đai hay công khai kiểm soát các vấn đề sai phạm của cán bộ vẫn còn nhiều ý kiến bày tỏ sự quan ngại, và tựu chung lại, có khoảng 30% số ý kiến cho rằng bầu không khí dân chủ ở địa phương vẫn chưa có gì thực sự thay đổi. Khi đánh giá chung về hiệu quả thực hiện quy chế, chỉ có 16.1% những người thuộc diện khảo sát cho rằng việc thực hiện quy chế là tốt so với yêu cầu thực tế, 53% cho rằng các hoạt động này mới chỉ đạt được yêu cầu đặt ra và có 27.1% đánh giá việc thực hiện quy chế chưa đáp ứng được với nhu cầu. Còn cụ thể hơn, ý kiến của cán bộ cơ sở đối với các lĩnh vực hoạt động công cộng, có lợi ích sát sườn với người dân mà lẽ ra họ được tham gia vào tất cả các khâu thì tỷ lệ trả lời người dân “chỉ được biết”, hoặc “không được tham gia” luôn chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 60% - 80%), cùng lắm thì người dân cũng chỉ được tham gia bàn bạc. Việc tham gia quyết định các vấn đề hay kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện có tỷ lệ rất thấp, chỉ vài phần trăm. Điều này có nghĩa, việc thực hiện các quyền dân chủ cốt lõi của người dân còn ở một mức độ rất thấp, hoặc là mang nặng tính hình thức. Cũng vì vậy, có trên 40% ý kiến tự đánh giá việc thực hiện quy chế DCCS ở địa phương mình ở mức trung bình và yếu kém. 5. Một số yếu tố tác động đến năng lực của cán bộ cơ sở Có nhiều yếu tố tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến năng lực của cán bộ trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Số liệu thu được cho thấy, trên 55% Năng lực của cỏn bộ cấp cơ sở Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 72 cán bộ thuộc diện khảo sát cho rằng họ còn đang gặp phải những hạn chế về chuyên môn mà cụ thể là việc nắm bắt những nội dung cần phải thực hiện của quy chế. Đây cũng là chỉ số cao nhất trong số những hạn chế mà những người được hỏi đề cập đến. Vì vậy, có đến 93.9% cán bộ mong muốn được tham gia các khóa học trong thời gian tới để nâng cao năng lực của bản thân trong việc tổ chức thực hiện quy chế DCCS. Những hạn chế về trình độ học vấn và kỹ năng giao tiếp, cập nhật thông tin cũng rất đáng được quan tâm khi cả hai chỉ báo này đều có gần 50% số cán bộ được hỏi thừa nhận. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra một vài nguyên nhân trước mắt dẫn đến những hạn chế trên, đó là cán bộ ở cơ sở còn ít được tham gia các lớp tập huấn về quy chế (56.1%), do phải đảm đương quá nhiều công việc tại cơ sở (53.0%) nên có thể không đủ thời gian để trau dồi thêm chuyên môn, nghiệp vụ cho việc tổ chức thực hiện quy chế DCCS tại cơ sở mình. Trong việc triển khai quy chế, có gần 50% số ý kiến cho rằng còn mang tính hình thức, 36% cho rằng việc thực hiện quy chế còn mang tính phong trào, chưa đi vào thực chất và bản thân nó chưa lôi cuốn được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Khâu kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế là một trong những khó khăn được các ý kiến đồng tình cao nhất. Cùng với khâu này, hoạt động của ban chỉ đạo chưa thường xuyên, liên tục cũng như sự lơi lỏng trong các hoạt động phối kết hợp của các đoàn thể - như ý kiến nhận xét của cán bộ - đã phần nào giải thích cho những chỉ số trên. III. KếT LUậN Và KHUYếN NGHị Còn nhiều cán bộ ở cơ sở chưa tiếp cận với văn bản của quy chế hoặc tiếp cận một cách sơ sài nên họ chưa nắm được cụ thể, chính xác cấu trúc và nhưng nội dung cơ bản của bản quy chế. Chính vì vậy, khá nhiều ý kiến cho biết, nhận thức hiện tại của họ chưa thể đáp ứng được yêu cầu thực tế. Cán bộ thuộc khối chính quyền có nhận thức còn kém hơn cả so với cán bộ thuộc hai khối còn lại. Đa số ý kiến cán bộ cho rằng nội dung quy chế đã phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương và nhận được sự hưởng ứng khá tích cực của cán bộ. Tuy nhiên, khoảng 20% số ý kiến cho biết chưa tích cực hưởng ứng việc thực hiện quy chế và nhiều người còn tham gia một cách hình thức và coi đây là một hoạt động "phong trào" chưa đi vào thực chất. Đội ngũ cán bộ cũng chưa thut hút được sự tham gia tích cực và thực chất của người dân. Phần lớn cán bộ có thái độ đúng đắn và đồng tình với mục tiêu đặt ra của quy chế, tuy nhiên phần nhiều trong số họ chưa tán thành việc coi các hoạt động trong khuôn khổ thực hiện quy chế như là một trong những thước đo thành tích của bản Phạm Minh Anh 73 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn thân họ. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện quy chế, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng phát hiện vấn đề để sửa đổi, bổ sung và kỹ năng kiểm tra, giám sát là còn khá yếu và cần được nâng cao, trau dồi hơn nữa. Tính hiệu quả trong việc phối kết hợp giữa các ban ngành chức năng và các tổ chức có liên quan trong việc triển khai quy chế còn hạn chế. Từ khi thực hiện qui chế, việc thực hiện các quyền làm chủ của nhân dân đã được thực hiện tốt hơn. Tuy vậy, vấn đề dân chủ, công khai về tài chính ở địa phương, vấn đề dân chủ, công khai về đất đai hay công khai kiểm soát các vấn đề sai phạm của cán bộ vẫn còn nhiều ý kiến bày tỏ sự quan ngại. Để đáp ứng yêu cầu thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong thực tế, xin có một số khuyến nghị sau: - Trước hết, cần có sự quan tâm một cách thực chất hơn của các cấp ủy Đảng cũng như chính quyền đối với việc đào tạo cán bộ cũng như tổ chức thực hiện quy chế ở các địa phương. - Cần tổ chức các khóa tập huấn những kiến thức cơ bản về quy chế ngay tại địa phương để thu hút được nhiều hơn số lượng cán bộ tham gia. Tập trung nâng cao nhận thức cho cán bộ khối chính quyền. Cùng với hoạt động đó, cần cho cán bộ được đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các địa phương, mô hình điển hình tiên tiến khác. - Phần lớn cán bộ không có chuyên ngành phù hợp, vì vậy cần mở các khóa đào tạo ngắn và trung hạn theo đúng chuyên ngành cho cán bộ trực tiếp thực hiện quy chế. - Cần nâng cao hơn nữa kỹ năng tổ chức thực hiện quy chế cho cán bộ, đặc biệt là nghiệp vụ kiểm tra, giám sát và kỹ năng cập nhật và khai thác thông tin trong bối cảnh xã hội thông tin hiện nay. - Phát huy tính chủ động của cán bộ chính quyền cơ sở, với vai trò là đầu mối tổ chức và trực tiếp triển khai quy chế. - Tăng cường sự chỉ đạo cũng như sự phối kết hợp đồng bộ ở mọi cấp đối với các chủ thể tham gia tổ chức thực hiện quy chế. - Trong quá trình mở rộng dân chủ, cần bảo đảm một cách hài hòa mối quan hệ giữa dân chủ với kỷ cương, pháp luật. /. Năng lực của cỏn bộ cấp cơ sở Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 74 Tài liệu tham khảo 1. Chỉ thị số 30/CT-TW của Bộ Chính trị ngày 18 tháng 12 năm 1998 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. 2. Dân chủ cơ sở - đã làm gì và cần làm gì. Website Bộ Nội vụ, 2006. 3. Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi mới. Bộ Nội vụ. NXB Chính trị quốc gia, 2004. 4. Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay. Hoàng Chí Bảo. NXB Chính trị quốc gia, 2004. 5. Nghị định số 79/2003 ngày 7/7/2003 của Chính phủ, ban hành kèm theo bản Quy chế dân chủ cơ sở. Hà Nội, 2003. 6. Thông báo số 159/TB/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về kết quả sáu năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW. 7. Quy chế dân chủ cơ sở. NXB Lao động, 2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_3_2010_phamminhanh_9969.pdf
Tài liệu liên quan