Tài liệu Năng lực cạnh tranh động: nghiên cứu tại công ty cổ phần thương mại bia Sài Gòn Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk: 101
Năng lực cạnh tranh động: Nghiên cứu tại công ty cổ phần thương mại bia sài gòn tây nguyên...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỘNG: NGHIÊN CỨU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI BIA SÀI GÒN
TÂY NGUYÊN, TỈNH ĐẮK LẮK
Lê Thế Phiệt*
TÓM TẮT
Nhận diện, nuôi dưỡng và phát triển các
nguồn lực để gia tăng năng lực cạnh tranh là
yêu cầu cấp bách của doanh nghiệp trong điều
kiện hội nhập kinh tế toàn cầu. Số liệu nghiên
cứu được thu thập từ 250 khách hàng của công
ty. Các phương pháp kiểm định Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và
phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng
trong nghiên cứu. Kết quả cho thấy các yếu
tố tác động đến năng lực cạnh tranh động của
* TS. GV. Trường Đại học Tây Nguyên. Email: lethephiet@yahoo.com; ĐT: 0913 484 099
công ty Cổ phần thương mại bia Sài gòn Tây
Nguyên là Năng lực marketing, Định hướng
kinh doanh, Năng lực sáng tạo và Danh tiếng
doanh nghiệp. Bài viết cũng đưa ra một số
hàm ý chính sách nhằm xây dựng và phát triển
...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực cạnh tranh động: nghiên cứu tại công ty cổ phần thương mại bia Sài Gòn Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
101
Năng lực cạnh tranh động: Nghiên cứu tại công ty cổ phần thương mại bia sài gòn tây nguyên...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỘNG: NGHIÊN CỨU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI BIA SÀI GÒN
TÂY NGUYÊN, TỈNH ĐẮK LẮK
Lê Thế Phiệt*
TÓM TẮT
Nhận diện, nuôi dưỡng và phát triển các
nguồn lực để gia tăng năng lực cạnh tranh là
yêu cầu cấp bách của doanh nghiệp trong điều
kiện hội nhập kinh tế toàn cầu. Số liệu nghiên
cứu được thu thập từ 250 khách hàng của công
ty. Các phương pháp kiểm định Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và
phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng
trong nghiên cứu. Kết quả cho thấy các yếu
tố tác động đến năng lực cạnh tranh động của
* TS. GV. Trường Đại học Tây Nguyên. Email: lethephiet@yahoo.com; ĐT: 0913 484 099
công ty Cổ phần thương mại bia Sài gòn Tây
Nguyên là Năng lực marketing, Định hướng
kinh doanh, Năng lực sáng tạo và Danh tiếng
doanh nghiệp. Bài viết cũng đưa ra một số
hàm ý chính sách nhằm xây dựng và phát triển
nguồn năng lực cạnh tranh động để tạo nên
lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Từ khóa: Năng lực cạnh tranh động, Bia
Sài gòn Tây Nguyên, Đắk Lắk.
COMPETITIVENESS COMPETITIVENESS: RESEARCH IN SAI GON TAY NGUYEN
BEER JOINT STOCK COMPANY, DAK LAK PROVINCE
ABSTRACT
Identifying, nurturing and developing
resources to improve competitiveness are
urgent requirement of enterprises in the
environment of global economic integration.
Using data collected from 250 clients of the
company, Cronbach’s Alpha test methods, EFA
and linear regression analysis, the research
results show that the main factors impacting
the dynamic competitive capabilities of Tay
Nguyen Brewery Joint Stock Company are
marketing capacity, business orientation,
creative factor and reputation of the enterprise.
The study outlines some of the implications for
building and developing dynamic competitive
resources to create competitive advantage for
the company.
Keywords: Competitive advantage,
Dynamic competitive capabilities, Đak Lak.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong điều kiện hội nhập, thách thức lớn
nhất đối với các doanh nghiệp đó là sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Để tồn
tại, doanh nghiệp phải xây dựng lợi thế cạnh
tranh. Vì thế yêu cầu cấp bách đối với các
doanh nghiệp là phải phát hiện ra các nguồn
lực tạo ra lợi thế cạnh tranh, rồi từ đó duy trì
và phát triển nhằm đảm bảo lợi thế cạnh tranh
bền vững trong tương lai trước những thay đổi
nhanh chóng của thị trường. Lý thuyết về năng
lực cạnh tranh động đã được các doanh nghiệp
Việt Nam quan tâm trong những năm gần đây.
102
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Tuy nhiên, tại Đắk Lắk hiện nay chưa có nhiều
nghiên cứu về năng lực cạnh tranh động. Bên
cạnh đó, sự phát triển và hoạt động của doanh
nghiệp tỉnh Đắk Lắk còn gặp nhiều khó khăn
và chưa phát huy được hết những tiềm năng
của mình. Vì vậy, xây dựng lợi thế cạnh tranh
một cách bền vững cho doanh nghiệp tỉnh
Đắk Lắk là việc làm hết sức cần thiết và cấp
bách trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu lý
thuyết năng lực cạnh tranh động tại công ty
cổ phần thương mại Bia Sài gòn Tây Nguyên
sẽ giúp đơn vị nhận diện và phát triển các yếu
tố tạo nên năng lực cạnh tranh động. Đề xuất
một số hàm ý nhằm xây dựng và phát triển
nguồn năng lực động để tạo nên lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp. Từ đó giúp cho doanh
nghiệp tỉnh Đắk Lắk có cái nhìn mới về các
nguồn lực này, đồng thời xây dựng các chính
sách, chiến lược kinh doanh phù hợp để nâng
cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh số và mở
rộng thị phần.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên
cứu
2.1.1. Cơ sở lý thuyết
– Lý thuyết cạnh tranh truyền thống
(cạnh tranh trong kinh tế học tổ chức, cạnh
tranh theo kinh tế học Chamberlin, cạnh tranh
theo kinh tế học Schumpeter) cho rằng lợi
thế cạnh tranh trong cùng một ngành được tạo
ra nhờ sự khác biệt của doanh nghiệp nhưng
sự khác biệt này không dựa vào nguồn
lực bên trong của doanh nghiệp nên thường
không thể tồn tại lâu dài vì chúng có thể dễ
dàng bị bắt chước. Chính sự khác biệt của
doanh nghiệp trong mô hình kinh tế học tổ
chức, Chamberlin, Schumpeter là cơ sở cho
lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp [1].
– Lý thuyết về nguồn lực của doanh
nghiệp do Wernerfelt đưa ra năm 1984 và sau
đó được Barney (1991) phổ biến thông qua
các nghiên cứu. Đây được xem là một hướng
tiếp cận mới trong nghiên cứu năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp [4]. Lý thuyết nguồn
lực với quan điểm dựa vào tiền đề là các doanh
nghiệp trong cùng một ngành thường sử dụng
những chiến lược kinh doanh khác nhau vì mỗi
doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh
dựa trên chính nguồn lực của doanh nghiệp đó.
Như vậy, lý thuyết nguồn lực tập trung vào
các yếu tố bên trong của doanh nghiệp. Theo
thời gian, lý thuyết về nguồn lực của doanh
nghiệp liên tục được phát triển và hình thành
lý thuyết năng lực động của doanh nghiệp.
– Lý thuyết năng lực động tập trung
nghiên cứu làm thế nào doanh nghiệp có thể
tạo ra được lợi thế cạnh tranh trong môi trường
thay đổi nhanh chóng. Theo Teece DJ, Pisano
G & Shuen A (1997) [7] năng lực cạnh tranh
động được định nghĩa là “khả năng tích hợp,
xây dựng và định dạng lại những tiềm năng
bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để đáp
ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh”.
Năng lực động bao gồm khả năng của doanh
nghiệp để nhận thức và tận dụng những cơ hội
mới của thị trường. Nguồn năng lực động được
xem là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh và mang
lại kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Vì
vậy, các doanh nghiệp phải luôn nỗ lực xác
định, nuôi dưỡng, phát triển, và sử dụng năng
lực động một cách có hiệu quả. Nguồn gốc
của năng lực cạnh tranh động là các nguồn lực
của doanh nghiệp. Trong đó, nguồn lực doanh
nghiệp có thể ở dạng hữu hình hoặc vô hình.
Tuy nhiên, không phải tất cả những nguồn lực
của doanh nghiệp đều có thể duy trì những
lợi thế cạnh tranh. Nguồn lực có thể trở thành
năng lực động vào tạo ra lợi thế cạnh tranh
phải đáp ứng các tiêu chuẩn: (1) có giá trị, (2)
hiếm, (3) khó bắt chước, (4) không thể thay
thế, được gọi tắt là VRIN (Valuable, Rare,
Inimitable, Non-substitutable). Nguồn lực có
103
Năng lực cạnh tranh động: Nghiên cứu tại công ty cổ phần thương mại bia sài gòn tây nguyên...
giá trị: Có nghĩa rằng nó khai thác được những
cơ hội và/hoặc vô hiệu hóa được những mối
đe dọa trong môi trường hoạt động của doanh
nghiệp để mang đến lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp. Nó cần phải hiếm trong sự cạnh
tranh tiềm tàng và hiện tại của doanh nghiệp
và chỉ có ở doanh nghiệp này, được doanh
nghiệp này sử dụng để thực thi các chiến lược
tạo ra giá trị mà không cùng lúc được thực thi
bởi nhiều doanh nghiệp khác. Nó khó bị bắt
chước, tức là nguồn lực không dễ dàng bị đối
thủ cạnh tranh sao chép hoặc nhân bản. Nó
không có những sự thay thế tương đương có
tính chiến lược cho nguồn lực này đó là giá trị
mà hiếm bắt chước được hay không thể bị bắt
chước hoàn toàn [2].
2.1.2. Mô hình nghiên cứu
Căn cứ vào mô hình nghiên cứu năng
lực động và kết quả kinh doanh của Nguyễn
Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009)
[1] kết hợp với các nghiên cứu riêng lẻ của
từng nhân tố năng lực động như năng lực tổ
chức dịch vụ (Gerd Schienstock, 2009) [6],
danh tiếng doanh nghiệp (Roberts và ctg,
2002) [7], cùng với kết quả nghiên cứu định
tính. Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu
về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên gồm
có 5 nhóm nhân tố sau:
Hình 1. Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh
tranh động
Trong đó, Định hướng kinh doanh được
đo lường bằng 3 biến quan sát; Năng lực
marketing được đo lường bằng 4 biến quan
sát; Năng lực tổ chức dịch vụ được đo lường
bằng 4 biến quan sát; Năng lực sáng tạo được
đo lường 3 biến quan sát; Danh tiếng doanh
nghiệp được đo lường bằng 4 biến quan sát.
Thang đo likert 5 mức được sử dụng, tương
ứng với mức 1 là hoàn toàn không đồng ý đến
mức 5 là hoàn toàn đồng ý.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Mẫu nghiên cứu
Tổng số bản câu hỏi hợp lệ thu về và sử
dụng cho nghiên cứu là 250. Trong đó phân
bố mẫu như sau: về giới tính (nữ chiếm 45%,
nam chiếm 55%); độ tuổi khách hàng (dưới
25 tuổi chiếm 10%, từ 26 đến 40 tuổi chiếm
26%, từ 41 đến 55 tuổi chiếm 38% và trên
55 tuổi chiếm 26%); Loại hình doanh nghiệp
của khách hàng (doanh nghiệp tư nhân chiếm
96,8%, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm
2,3%, công ty cổ phần chiếm 0,9%); Đối
tượng khách hàng (Nhà phân phối cấp 1 chiếm
10,2% nhà phân phối cấp 2 chiếm 44,2%, nhà
phân phối cấp 3 chiếm 45,6%).
2.2.2. Phương pháp phân tích
Quy trình nghiên cứu bao gồm hai bước
chính: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện
thông qua thảo luận nhóm với các chuyên
gia, nhà quản lý. Đồng thời, nghiên cứu đã
tiến hành thu thập 30 mẫu khảo sát để đánh
giá sơ bộ thang đo và mô hình nghiên cứu.
Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để hoàn
chỉnh mô hình nghiên cứu và xây dựng các
thang đo.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện
bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ
thuật phỏng vấn trực tiếp khách hàng. Việc
định lượng các nhân tố đến năng lực cạnh
tranh động, thông qua 3 bước: (1) Sử dụng
104
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định
mức độ chặt chẽ và sự tương quan giữa các
biến quan sát trong mô hình nghiên cứu; (2)
Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA)
để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng và nhận
diện các yếu tố được cho là phù hợp với mức
độ hài lòng; (3) Sử dụng mô hình hồi qui tuyến
tính đa biến để phân tích ảnh hưởng của các
biến độc lập đến năng lực cạnh tranh động,
đồng thời cho biết mức độ tác động của từng
biến nghiên cứu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo
Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông
qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s
Alpha được sử dụng để loại các biến “rác”, các
biến có hệ số tương quan tổng biến (Corrected
item total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và
thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach’s
Alpha lớn hơn 0,6 [3]. Kết quả phân tích cho
thấy các thang đo đều có độ tin cậy khá cao.
Vì vậy, tất cả biến sẽ tiếp tục được sử dụng
trong phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 1: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha các thang đo
STT Thang đo Cronbach’s Alpha
1
2
3
4
5
Năng lực Marketing
Định hướng kinh doanh
Năng lực tổ chức dịch vụ
Năng lực sáng tạo
Danh tiếng doanh nghiệp
0,785
0,758
0,704
0,713
0,678
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS
3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phương pháp trích nhân tố Principal
Component với phép quay Varimax được sử
dụng. Kiểm định KMO và Barlett’s cho kết
quả, hệ số KMO là 0.838 (>0.5), sig = 0.000.
Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát
trong tổng thể có mối tương quan với nhau
và phân tích nhân tố (EFA) là thích hợp. Kết
quả phân tích nhân tố khám phá EFA, cho
thấy có 5 yếu tố được trích tại Eigenvalue là
1.538, phương sai trích được là 59.701%, đạt
yêu cầu.
Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Biến quan sát 1 2 3 4 5
Các buổi hội thảo, triển lãm sản phẩm đem lại nhiều thông tin
bổ ích
0,810
Thường xuyên thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh 0,790
Đã thiết lập được mối quan hệ tốt với khách hàng 0,787
Các quảng cáo của công ty ấn tượng 0,717
Có trình độ chuyên môn để thực hiện yêu cầu của khách hàng 0,751
Thái độ sẵn sàng phục vụ khách hàng 0,732
Lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng về phong cách
phục vụ
0,699
105
Năng lực cạnh tranh động: Nghiên cứu tại công ty cổ phần thương mại bia sài gòn tây nguyên...
Thực hiện các yêu cầu một cách nhanh chóng 0,690
Đội ngũ nhân viên có tác phong chuyên nghiệp 0,801
Hình ảnh và uy tín của Công ty luôn khiến khách hàng tin
tưởng
0,759
Công ty cung cấp sản phẩm có chất lượng cao 0,639
Khách hàng hài lòng khi sử dụng sản phẩm của công ty 0,610
Thực hiện chiến lược đào tạo nhân viên dài hạn để phục vụ
nhu cầu phát triển trong tương lai
0,850
Xây dựng mục tiêu kinh doanh cụ thể, rõ ràng 0,809
Thường xuyên thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để
mở rộng thị trường
0,775
Sản phẩm cải tiến đem lại kết quả tốt 0,824
Sản phẩm mới và cải tiến phù hợp với yêu cầu của thị trường 0,778
Đội ngũ chăm sóc khách hàng sáng tạo 0,753
Rotation Sums of Squared Loadings Cumulative % = 59,701 %
KMO = 0,692
Sig. = 0,000
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS
3.3. Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính
Phương pháp phân tích hồi quy bội thực
hiện với 5 biến độc lập: Năng lực Marketing
(NLMAR), Định hướng kinh doanh (ĐHKD),
Năng lực sáng tạo (NLST), Năng lực tổ chức
dịch vụ (NLTC) và Danh tiếng doanh nghiệp
(DTDN) và 1 biến phụ thuộc là năng lực cạnh
tranh động.
Kết quả bảng 3 cho thấy, hệ số Sig của
các nhân tố trong bảng hệ số hồi quy có giá trị
thấp hơn 0.05, điều này khẳng định các nhân
tố có sự ảnh hưởng tới biến phụ thuộc. Như
vậy mô hình hồi qui tuyến tính đưa ra phù hợp
với dữ liệu. Giá trị R2 điều chỉnh nhỏ hơn R2,
nên sử dụng nó để đánh giá mô hình là phù
hợp hơn và nó không thổi phồng mức độ phù
hợp của mô hình, R2 điều chỉnh = 0.698, có
nghĩa là 69,8% năng lực cạnh tranh động được
giải thích bởi các biến đưa vào mô hình, và
1-R2 =0,302 được giải thích bởi những nhân
tố không được đưa vào mô hình. Hệ số Sig
= 0.000 trong kiểm định ANOVA cho thấy
độ tin cậy trong kết quả phân tích hồi quy là
đảm bảo với sai số thấp. Hệ số VIF của các
nhân tố trong mô hình đều nhỏ hơn 2, thể hiện
các nhân tố không xảy ra hiện tượng đa cộng
tuyến. Đại lượng thống kê Durbin-Watson 1<
d =1.903 < 3 như vậy ta có thể kết luận các
phần dư là độc lập với nhau và tính độc lập
của phần dư đã được bảo đảm.
Phương trình hồi quy có dạng:
Năng lực cạnh tranh động = -0,212 + 0,363 * Năng lực marketing + 0,143 * Định
hướng kinh doanh + 0,095 * Năng lực sáng tạo + 0,669 * Danh tiếng doanh nghiệp
106
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 3: Kết quả hồi quy
Mô hình
Hệ số hồi quy chưa
chuẩn hóa
Hệ số hồi quy
chuẩn hóa
Giá trị t
Mức ý
nghĩa
Thống kê đa cộng tuyến
B
Sai số
chuẩn
Beta Dung sai
Hệ số phóng đại
phương sai
1
(Hằng số) -0,212 0,234 -0,902 0,368
NLMAR 0,248 0,026 0,363 9,665 0,000 0,994 1,006
DHKD 0,113 0,030 0,143 3,780 0,000 0,974 1,026
NLST 0,079 0,032 0,095 2,471 0,014 0,946 1,057
DTDN 0,598 0,035 0,669 17,290 0,000 0,935 1,069
Hệ số Sig.F = 0.000
Hệ số R điều chỉnh = 0.698
Hệ số Durbin-Watson = 1.903
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS
Phương trình hồi quy cho thấy các nhân tố:
Năng lực marketing; Định hướng kinh doanh;
Năng lực sáng tạo; Danh tiếng doanh nghiệp
đều tác động dương đến Năng lực cạnh tranh
động. Tức là: Năng lực cạnh tranh động tương
quan thuận với các nhân tố trên. Vì vậy, khi
tác động làm tăng giá trị của các yếu tố này thì
Năng lực cạnh tranh động cũng gia tăng. Trong
đó, yếu tố Năng lực marketing có tác động
mạnh nhất đến Năng lực cạnh tranh động, kế
đến là yếu tố Định hướng kinh doanh, Năng lực
sáng tạo và Danh tiếng doanh nghiệp.
Kết quả phân tích cho thấy không có cơ sở
về mặt thống kê chứng minh yếu tố Năng lực
tổ chức dịch vụ ảnh hưởng đến Năng lực cạnh
tranh động của doanh nghiệp. Điều này lý giải
về khả năng áp dụng các kỹ năng nguồn lực
của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu
của doanh nghiệp và đáp ứng tốt các nhu cầu
của thị trường.
4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ
Thông qua kết quả nghiên cứu, để nâng
cao năng lực cạnh tranh động, doanh nghiệp
cần quan tâm một số vấn đề như sau:
Một là, nâng cao năng lực Marketing.
Doanh nghiệp cần phải tiếp tục thực hiện tốt
nghiên cứu khách hàng và đối thủ cạnh tranh,
thông qua nghiên cứu thị trường. Sử dụng
thông tin này để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng, phản ứng lại với đối thủ cạnh tranh một
cách có hiệu quả. Tăng cường năng lực đáp
ứng khách hàng thông qua hiểu biết nhu cầu và
ước muốn của họ cũng như năng lực phản ứng
với hành động của đối thủ cạnh tranh. Thực
hiện tốt các quảng cáo trên các kênh truyền
thông đại chúng để tiếp tục giữ vững và nâng
cao năng lực quảng cáo của doanh nghiệp,
giúp có thêm nhiều khách hàng mới. Cung cấp
nhiều thông tin bổ ích hơn cho khách hàng,
trưng bày sản phẩm, những thông tin của
doanh nghiệp mình sao cho gây ấn tượng với
khách hàng hơn nữa tại các buổi hội thảo, triển
lãm sản phẩm. Đẩy mạnh hơn nữa trong công
tác thu thập thông tin từ đối thủ để kịp thời
đề xuất những kế hoạch phản ứng lại những
chương trình của đối thủ như tăng cường việc
thăm dò, khảo sát thị trường nhiều hơn. Chú
trọng duy trì và phát huy hơn nữa mối quan hệ
với khách hàng.
107
Năng lực cạnh tranh động: Nghiên cứu tại công ty cổ phần thương mại bia sài gòn tây nguyên...
Hai là, nâng cao năng lực định hướng
kinh doanh. Các nhà quản trị doanh nghiệp
luôn chủ động tiến công vào thị trường và sẵn
sàng chấp nhận mạo hiểm trong kinh doanh,
tiên phong tấn công vào thị trường với sản
phẩm, dịch vụ mới trước đối thủ cạnh tranh,
chấp nhận những thử thách của thị trường để
đạt được mục tiêu kinh doanh. Bên cạnh đó,
Doanh nghiệp cần đạt sự nhất trí cao về mục
tiêu và hướng đi của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp phải xem mọi thành viên là cộng sự
cùng nhau dẫn dắt doanh nghiệp đạt được mục
tiêu. Hay nói cách khác, doanh nghiệp phải
chia xẻ tầm nhìn của doanh nghiệp cho mọi
thành viên có liên quan.
Ba là, nâng cao năng lực sáng tạo. Việc
tạo ra được những phẩm mới không là chưa đủ
cần phải xem xét sản phẩm đó có phù hợp với
nhu cầu thực tế của người tiêu dùng hay không
là một vấn đề cần phải được quan tâm để tránh
lãng phí thời gian và tiền của. Việc cải tiến sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường của
công ty được khách hàng đánh giá khá cao.
Việc xây dựng được đội ngũ nhân viên chăm
sóc khách hàng tốt đã khó lại còn đòi hỏi sự
sáng tạo thì cũng không phải dễ dàng. Vì vậy,
cần cố gắng hơn nữa trong việc đào tạo nhân
viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và
khả năng thuyết phục khách hàng để nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty. Sáng tạo phải
bắt đầu từ hành vi của các nhà lãnh đạo, do
đó doanh nghiệp cần tạo môi trường khuyến
khích sự sáng tạo, chấp nhận thử nghiệm và
thất bại. Doanh nghiệp cần quan tâm sự sáng
tạo trong marketing, đó là sự đổi mới chiến
lược các dịch vụ liên quan đến tiếp thị doanh
nghiệp: các kênh, phương pháp thu thập thông
tin; chiến lược sản phẩm, thương hiệu; nhu
cầu dịch vụ tiên tiến khác. Dựa theo chiến
lược phát triển, doanh nghiệp cần đổi mới tiếp
thị bắt đầu từ khả năng nâng cao mục tiêu của
thị trường, giúp các doanh nghiệp thiết kế mô
hình kinh doanh mới, thiết lập một ý thức đổi
mới, còn gọi là văn hóa của ý thức sáng tạo.
Bốn là, nâng cao năng lực danh tiếng
doanh nghiệp. Để hình ảnh, danh tiếng của
doanh nghiệp trong mắt khách hàng ngày càng
tốt đẹp hơn, doanh nghiệp cần chú trọng nâng
cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tập huấn,
đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, kỹ năng giao tiếp, bán hàng, phục vụ khách
hàng,... cho cán bộ và nhân viên, những người
thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và công
tác đào tạo cần được liên tục, có quy mô, đồng
bộ để mọi khâu trong quá trình sản xuất được
cải thiện một bước về chất, nhằm mục đích
làm cho khách hàng thỏa mãn và trung thành
với doanh nghiệp.
Như vậy, nghiên cứu đã xác định các yếu
tố tác động đến năng lực cạnh tranh động
của Công ty cổ phần thương mại bia Sài Gòn
Tây Nguyên là Năng lực marketing, Định
hướng kinh doanh, Năng lực sáng tạo, Danh
tiếng doanh nghiệp. Và đưa ra một số hàm
ý nhằm xây dựng và phát triển nguồn năng
lực cạnh tranh động để tạo nên lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nghiên
cứu còn hạn chế: (1) chỉ tập trung khảo sát
250 khách hàng, với mẫu chưa thực sự đủ
lớn nên chưa bao quát toàn bộ vấn đề nghiên
cứu; (2) Nghiên cứu chỉ xem xét các yếu tố
vô hình, mà chưa xem xét đến các yếu tố hữu
hình để có thể xây dựng một mô hình nghiên
cứu tổng quát hơn về năng lực cạnh tranh có
ảnh hưởng và tạo nên lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp. Vì vậy các nghiên cứu sau có
thể phát triển, bổ sung thêm những nhân tố
mới để có thể hình thành và xây dựng một
bộ thang đo, một mô hình tổng quát hơn về
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dưới
sự đánh giá của khách hàng.
108
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh
doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Trần Sỹ (2013), “Năng lực động – hướng tiếp cận mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Tạp chí phát triển và hội nhập, Số 12 (22) - Tháng 09-
10/201.
[3]. Hoàng Trọng , Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, NXB
Thống Kê, TP.HCM.
[4]. Barney J.B. (1991), “Firm resources and sustained competitive advantage”, Journal of
Management, 17(1), pp. 99-120.
[5]. Cohen M.D, Levinthal D.A(1990), “Absorptive capacity: A new perspective on learning and
innovation”, Administrative Science Quarterly, 35, pp.128-152.
[6]. Gerd Schienstock (2009), Organizational Capabilities: Some refl ections on the concept, Research
Unit for Technology, leadmin/iareg/media/papers/WP_IAREG_1.2c.pdf
[7]. Roberts, P. & Dowling, G. (2002), “Corporate reputation and sustained superior fi nancial
performance”, Strategic Management Journal, 23, 1077-1093.
[8]. Teece D.J, Gary Pisano, Amy Shuen (1997), “Dynamic Capabilities and Strategic Management”,
Strategic Management Journal, 18(7), p.p.509-533.
[9]. Zahra S.A., George G.(2002), “Absorptive capacity: A review, reconceptualization and extension”,
Academy of Management Review, 27 (2), pp.185-203.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 79_3363_2136209.pdf