Năng lực biên soạn, sử dụng học liệu điện tử trong dạy học ở trường phổ thông

Tài liệu Năng lực biên soạn, sử dụng học liệu điện tử trong dạy học ở trường phổ thông: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0168 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8A, pp. 79-86 This paper is available online at NĂNG LỰC BIÊN SOẠN, SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Trịnh Thị Phương Thảo Khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên Tóm tắt. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và kết quả tìm hiểu thực tế về vấn đề sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó có vấn đề khai thác học liệu điện tử trong dạy học, bài báo tập trung phân tích, chỉ ra những yêu cầu mang tính sư phạm đối với học liệu điện tử và xác định rõ những năng lực thành tố cơ bản mà người giáo viên cần có để biên soạn, sử dụng học liệu điện tử trong dạy học một cách có hiệu quả. Từ khóa: Năng lực biên soạn học liệu điện tử, học liệu điện tử, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. 1. Mở đầu Việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực biên soạn, sử dụng học liệu điện tử trong dạy học ở trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0168 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8A, pp. 79-86 This paper is available online at NĂNG LỰC BIÊN SOẠN, SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Trịnh Thị Phương Thảo Khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên Tóm tắt. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và kết quả tìm hiểu thực tế về vấn đề sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó có vấn đề khai thác học liệu điện tử trong dạy học, bài báo tập trung phân tích, chỉ ra những yêu cầu mang tính sư phạm đối với học liệu điện tử và xác định rõ những năng lực thành tố cơ bản mà người giáo viên cần có để biên soạn, sử dụng học liệu điện tử trong dạy học một cách có hiệu quả. Từ khóa: Năng lực biên soạn học liệu điện tử, học liệu điện tử, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. 1. Mở đầu Việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo đã đặt ra những yêu cầu đối với người giáo viên (GV) về năng lực sử dụng CNTT-TT trong dạy học [1, 4]. Năng lực ứng dụng CNTT-TT vào dạy học bao gồm một số năng lực thành tố. Trong đó năng lực biên soạn, sử dụng học liệu điện tử (HLĐT) là một trong những năng lực đóng vai trò đặc biệt quan trọng [1, 3]. Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả xin được đề cập đến vấn đề năng lực biên soạn, sử dụng HLĐT trong dạy học của GV. 2. Nội dung nhiên cứu 2.1. Một số thuật ngữ liên quan đến năng lực biên soạn HLĐT - Khái niệm năng lực: Theo các chuyên gia, năng lực được hiểu theo nghĩa là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. Năng lực được bộc lộ trong hoạt động và gắn liền với một số kĩ năng tương ứng. Kĩ năng có tính cụ thể, riêng lẻ còn năng lực có tính tổng hợp, kết quả. Kĩ năng đạt mức thành thạo trở thành kĩ xảo, năng lực đạt mức cao thì được xem là tinh thông nghề nghiệp [4, 5]. Ngày nhận bài: 7/8/2015. Ngày nhận đăng: 10/10/2015. Tác giả liên lạc: Trịnh Thị Phương Thảo, địa chỉ e-mail: 79 Trịnh Thị Phương Thảo - Đào tạo (học) điện tử (E-learning): Có thể hiểu là hình thức đào tạo dựa trên các phương tiện điện tử. Với sự phát triển internet và công nghệ WEB, ngày nay đào tạo điện tử được hiểu là đào tạo dựa trên máy tính và mạng máy tính với công nghệ WEB. - HLĐT (Course-ware): Bao gồm các tài liệu học tập được số hoá theo một cấu trúc, định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ việc dạy và học qua máy tính. Dạng thức số hoá có thể là văn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video số, các ứng dụng tương tác v.v... và cả những tài liệu hỗn hợp gồm các dạng thức nói trên. Số hoá ở đây được hiểu là việc sử dụng các thiết bị công nghệ số để chuyển đổi các hình thức tài liệu dưới dạng truyền thống sang dạng số để thông tin có thể được xử lí, lưu trữ và truyền phát qua các thiết bị kĩ thuật số và trên mạng. - Bài giảng điện tử: Là một tập hợp các HLĐT được tổ chức lại theo một kết cấu sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và kĩ năng cho người học một cách hiệu quả thông qua sự trợ giúp của các phần mềm quản lí học tập (Learning Management System - LMS). Một bài giảng điện tử thường tương ứng với một môn học. - Mô đun bài giảng (Module): Có thể xem mỗi mô đun là một phần của bài giảng điện tử tương ứng với một đơn vị kiến thức. Việc xác định đơn vị kiến thức thường được tính theo một nội dung trọn vẹn cần cung cấp cho người học hoặc một nội dung được cung cấp theo một đơn vị thời gian học. Một mô đun thường được tính tương ứng với các chương mục trong bài giảng hoặc theo đơn vị một số tiết học nhất định. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi quan niệm HLĐT là các tài liệu đã được số hoá phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học, được khai thác thông qua các phương tiện điện tử. HLĐT chính là các sản phẩm đa phương tiện (Hình 1, 2). Hình 1. HLĐT dạng htlm được đưa lên trang web Hình 2. HLĐT dạng slide sử dụng qua điện thoại di động 80 Năng lực biên soạn, sử dụng học liệu điện tử trong dạy học ở trường phổ thông 2.2. Những yêu cầu đối với học liệu điện tử Ngoài các chuẩn về công nghệ, HLĐT phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau: (1) Có khả năng thích ứng sư phạm cao: Nội dung, hình thức, cơ chế tương tác của HLĐT phải hoàn toàn phù hợp với nội dung, chương trình, SGK phổ thông và các PPDH. HLĐT vừa phải đáp ứng được nhu cầu của số đông học sinh (HS) đại trà vừa phải thích ứng được với những đòi hỏi riêng của từng cá nhân HS. (2) Cung cấp khả năng truy cập linh hoạt: HLĐT phải cho phép người dùng truy cập từ bất kì một vị trí nào sau khi đã kết nối vào hệ thống qua mạng internet, dễ dàng đọc, download HLĐT về máy tính, điện thoại di động thông minh (ĐTDĐ) cũng như chia sẻ, chuyển đến những người có nhu cầu. (3) Đảm bảo khả năng phổ cập: Việc sử dụng HLĐT không quá đòi hỏi về phần cứng cũng như phần mềm. Có thể sử dụng, cập nhật và phát triển HLĐT với nhiều loại máy tính, ĐTDĐ khác nhau trên nền các hệ điều hành khác nhau. (4) Đảm bảo khả năng thích ứng công nghệ: HLĐT phải có khả năng kế thừa và thích ứng. Khi công nghệ thay đổi, ta vẫn có thể khai thác HLĐT hoặc có cập nhật thì cũng không quá phức tạp. 2.3. Quan điểm về học liệu điện tử trong dạy học Trong việc học, đặc biệt là tự học vai trò của SGK, sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn ôn tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với học sinh (HS). Chúng tôi đã tìm hiểu ý kiến về hình thức tài liệu hỗ trợ học của 292 HS lớp 12 trường THPT Chuyên Thái Nguyên và thu được kết quả như trong Bảng 1. Bảng 1. Ý kiến của HS về tài liệu hướng dẫn tự học Hình thức tài liệu Số ý kiến chọn Tỉ lệ (%) Trình bày đầy đủ lí thuyết như SGK, sau đó có các ví dụ minh họa 10 3,42 Hệ thống hóa một cách có chọn lọc lí thuyết, sau đó có các ví dụ minh họa 22 7,5 Hệ thống hóa lí thuyết kèm các ví dụ minh họa và bài tập để tự rèn luyện 47 16,09 Hệ thống hóa lí thuyết một cách có chọn lọc kèm các ví dụ minh họa, bài tập để tự rèn luyện và các đề kiểm tra trắc nghiệm cả về lí thuyết và kết quả giải bài tập 165 56,5 Hệ thống lí thuyết, bài tập theo các chủ đề như các sách luyện thi ĐH, CĐ 48 16,43 Nhận xét: Đối với HS lớp 12, trước các kì thi, đặc biệt là kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng nên việc học đã được các em xác định rõ động cơ. Trong quá trình học, tiếp xúc với nhiều tài liệu 81 Trịnh Thị Phương Thảo tham khảo trên thị trường sách, đa số các HS đều cho rằng tài liệu hỗ trợ tự học tốt nhất là được biên soạn ở dạng: Hệ thống hóa lí thuyết một cách có chọn lọc kèm các ví dụ minh họa, bài tập để tự rèn luyện và các đề kiểm tra trắc nghiệm cả về lí thuyết và kết quả giải bải tập. Trong quá trình học tập, ngoài việc bổ sung, hệ thống hóa hệ thống kiến thức cơ bản, thời gian chủ yếu, HS sẽ dành cho việc giải bài tập. Qua thăm dò cho thấy HS rất cần những tài liệu hướng dẫn mang tính sư phạm cao (Bảng 2). Bảng 2. Ý kiến HS về cấu trúc hệ thống bài tập hỗ trợ tự học Cấu trúc hệ thống bài tập Số ý kiến chọn Tỉ lệ (%) Mỗi dạng bài tập đều có một số bài có lời giải hoàn chỉnh và các đề bài tập tương tự 7 2,29 Mỗi dạng bài tập đều có một số bài có lời giải hoàn chỉnh, một số bài có gợi ý hướng giải và các đề bài tập tương tự 15 5,13 Mỗi dạng bài tập đều có tóm tắt các lí thuyết liên quan, một số bài có lời giải hoàn chỉnh, một số bài có gợi ý hướng giải và các đề bài tập tương tự 37 12,67 Mỗi dạng bài tập đều có tóm tắt các lí thuyết liên quan, một số bài có lời giải hoàn chỉnh, một số bài có gợi ý hướng giải và các đề bài tập tương tự kèm theo đáp số (ở dạng câu hỏi trắc nghiệm để tự kiểm tra độ chính xác của lời giải) 233 79,7 Nhận xét: Việc hầu hết HS đều cho rằng hệ thống bài tập cần được thiết kế dưới hình thức mỗi dạng bài tập đều có tóm tắt các lí thuyết liên quan, một số bài có lời giải hoàn chỉnh, một số bài có gợi ý hướng giải và các đề bài tập tương tự kèm theo đáp số ở dạng câu hỏi trắc nghiệm để tự kiểm tra độ chính xác của lời giải, theo chúng tôi, lí do cơ bản là hệ thống bài tập dạng này phù hợp với quá trình tự học của HS. Bảng 3. Ý kiến HS về học liệu điện tử hỗ trợ tự học Học liệu điện tử Ý kiến chọn Tỉ lệ (%) Văn bản tĩnh (như một bản chụp SGK) 0 0 Văn bản tĩnh được trình bày dưới dạng cây, cần xem nội dung nào thì kích hoạt kết nối chuyển đến nội dung đó 7 6,9 Văn bản có kèm theo sơ đồ, hĩnh vẽ tĩnh được trình bày dưới dạng cây, cần xem thông tin nội dung nào thì kích hoạt kết nối (Hyperlink) để chuyển đến nội dung đó 14 13,3 Dạng web động: Ngoài văn bản theo sơ đồ, hĩnh vẽ. . . tĩnh thì còn có các hình vẽ, mô hình động cho phép tương tác, nhập thêm thông tin. . . và người sử dụng sẽ nhận được thông tin phản hồi khi tương tác với văn bản 84 79,8 82 Năng lực biên soạn, sử dụng học liệu điện tử trong dạy học ở trường phổ thông Trong tự học, HS là chủ thể và là người trực tiếp tương tác với nguồn HLĐT để hoàn thành nhiệm vụ tự học. Chúng tôi đã trao đổi, thăm dò ý kiến của 51 GV, 105 HS trường Chuyên Thái Nguyên về các tiêu chí liên quan (Bảng 3). Ngoài việc nghiên cứu nhu cầu của 105 HS lớp 12 trường THPT Chuyên Thái Nguyên HS, chúng tôi cũng tham khảo ý kiến của đội ngũ GV để có thêm thông tin trong quá trình thiết kế HLĐT hỗ trợ HS tự học (Bảng 4). Bảng 4. Ý kiến của GV về trang web hỗ trợ HS tự học Ý kiến GV Các tiêu chí Rất cần Cần Không cần SL % SL % SL % Nội dung trang web được quản lí bởi các nhà quản trị, GV, HS chỉ có thể tra cứu 3 7,5 10 25 27 67,5 Có cấu trúc mở, theo phân quyền GV có thể cập nhật nội dung 18 45,0 13 32,5 9 22,5 Tích hợp các đề kiểm tra dạng trắc nghiệm 38 95,0 2 5,0 0 0,0 Có diễn đàn (forum) để HS trao đổi về nội dung, kết quả tự học với nhau 26 40,0 11 27,5 3 7,5 Tích hợp nhiều bài hát, film. 2 5,0 8 20,0 30 75,0 Lưu được quá trình truy cập, trả lời các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm của mỗi HS 36 90,0 2 5,0 2 5,0 Hình thức sinh động, thân thiện 34 85,0 5 12,5 1 2,5 Kết quả điều tra cho thấy, GV và HS đều chú ý đến tính động và khả năng tương tác với nội dung của HLĐT, việc tích hợp truyền thụ tri thức với kiểm tra đánh giá kết quả tự học, cho phép kết hợp việc tự học của cá nhân HS với việc tự học theo nhóm. Hình 3. HLĐT tích hợp mô hình động, HS có thể tương tác trực tiếp 83 Trịnh Thị Phương Thảo 2.4. Năng lực biên soạn sử dụng học liệu điện tử Loại bỏ các năng lực liên quan đến những yếu tố chuyên sâu về công nghệ. Qua tìm hiểu hơn 260 GV, theo chúng tôi đối với một người GV năng lực biên soạn, sử dụng HLĐT được biểu hiện qua một số kĩ năng cơ bản sau: * Năng lực biên soạn HLĐT Năng lực biên soạn HLĐT của người GV phổ thông ngoài việc làm chủ các tính năng của hệ soạn thảo văn bản thì được thể hiện qua việc người GV đó nắm được kiến thức và có các kĩ năng cơ bản sau: - Vận dụng đúng các nguyên tắc biên soạn HLĐT Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi cho rằng ba nguyên tắc cơ bản cho việc biên soạn HLĐT là: Đảm bảo tính trực quan; Đảm bảo tính vừa sức; Đảm bảo sự: thống nhất giữa mục tiêu, nội dung và PPDH. - Thực hiện đúng quy trình thiết kế bài giảng. Chúng tôi cho rằng để biên soạn HLĐT, cần phải thực hiện các bước theo quy trình sau: Xác định mục tiêu bài học; Phân tích lôgíc nội dung bài học; Xây dựng và sưu tầm tư liệu phù hợp với nội dung dạy học cụ thể; Thiết kế nội dung trên các trang trình chiếu, dự kiến hoạt động dạy và hoạt động học và hoàn thiện bài giảng. - Làm chủ các kĩ thuật định dạng văn bản, không lạm dụng Để có một HLĐT đảm bảo mĩ thuật, phù hợp với nội dung bài học, nêu bật được trọng tâm, thu hút được sự chú ý của HS, GV phải nắm được tính năng của các hệ soạn thảo trong các khâu quan trọng sau: Thực hiện định dạng kí tự; Lựa chọn mầu sắc; Thiết kế bố cục (dàn trang); Sử dụng hiệu ứng một cách hợp lí có hiệu quả. - Xác định dạng thông tin phù hợp với nội dung tri thức Mỗi một tài liệu HLĐT là một sản phẩm đa phương tiện nên thành phần của HLĐT rất đa dạng, chẳng hạn như văn bản, sơ đồ, hình vẽ, biểu bảng, ảnh, âm thanh, video... Như vậy GV cần phải xác định được thông tin này nên biểu đạt ở dạng nào. Hình 4. HLĐT dưới dạng sổ tay toán học để HS tra cứu 84 Năng lực biên soạn, sử dụng học liệu điện tử trong dạy học ở trường phổ thông * Năng lực sử dụng HLĐT Năng lực sử dụng HLĐT của người GV phổ thông được thể hiện qua việc người GV đó nắm được kiến thức và có các kĩ năng cơ bản sau: - Phân phối thời gian sử dụng HLĐT hợp lí: GV biết làm chủ bài giảng, thời gian để: Sử dụng HLĐT dạy một nội dung ngắn; Sử dụng HLĐT để dạy học trọn vẹn một nội dung; Sử dụng HLĐT dạy trọn vẹn một tiết học. . . - Khả năng vận dụng các phương pháp dạy học với sử dụng HLĐT: GV có các khả năng: Sử phương pháp thuyết trình với HLĐT; Sử dụng phương pháp đàm thoại với HLĐT; Sử dụng HLĐT trong dạy học hợp tác; Sử dụng HLĐT để hỗ trợ HS tự học. - Khai thác được các yếu tố nổi trội của CNTT-TT: Khai thác các mô hình: Việc sử dụng các mô hình trực quan sinh động trên máy tính (đặc biệt là các mô hình động, có thể tương tác được) có ưu thế vượt trội so với các đồ dùng dạy học trực quan truyền thống. Tuy nhiên nó chỉ thực sự có hiệu quả khi GV có kĩ năng sử dụng các mô hình động để tạo môi trường để phát hiện các tính chất, các mối quan hệ. Hình 5. HLĐT dạng slide GV sử dụng giảng bài ở lớp học truyền thống Bước đầu có kĩ năng khai thác một số yếu tố của E-Learning; M-Learning; B-Learning trong dạy học. 3. Kết luận Phân tích các năng lực thành tố của năng lực biên soạn, sử dụng HLĐT trong dạy học chúng tôi cho rằng những năng lực đơn giản đã được hình thành từ khi người GV còn học ở trường THPT, giai đoạn học tập ở trường sư phạm sẽ đảm nhiệm việc hình thành một cách cơ bản mang tính hệ thống các năng lực cần thiết và cũng có những năng lực chỉ thực sự được hoàn thiện khi người GV tham gia giảng dạy ở trường phổ thông. Việc xác định rõ những năng lực thành tố của năng lực biên soạn, sử dụng HLĐT trong dạy học sẽ là cơ sở khoa học giúp chúng ta đưa ra được các nội dung và biện pháp phù hợp để hình thành, phát triển những năng lực này cho GV, sinh viên các trường sư phạm. 85 Trịnh Thị Phương Thảo TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trịnh Thanh Hải, Trần Việt Cường, Trịnh Thị Phương Thảo, 2013. Ứng dụng tin học dạy học toán. Nxb Giáo dục. [2] Trịnh Thị Phương Thảo, Nguyễn Danh Nam, 2014. A model for using mobile phones in teaching and learning mathematics. Proceedings of the 7th International Conference on Educational Reform, Đại học Huế, pp. 468-473. [3] Adrian Oldknow, Carot Knights, 2011.Mathematics education with digital technology. Great Britain. [4] L. Limon, 2014. Competency - Based Education Explained. Salem Community Charter School. [5] W. Westera, 2001. Competences in Education: A confusion of tongues. Journal of Curriculum Studies, 33 (1), 75-78. ABSTRACT Editorial capacity and using electronic learning materials in teaching at high schools On the basis of theoretical research and practical findings on the issue of using information and communications technology regarding electronic learning materials in teaching, this article focuses on analyzing, pointing out the requirements and pedagogy for e-learning materials and defining the basic capacity component that teachers need to compile and use e-learning materials to teach in an effective way. Keyword: Editorial capacity, electronic learning materials, electronic learning materials, using information technology and telecommunications in teaching. 86

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3797_ttpthao_4751_2178349.pdf
Tài liệu liên quan