Nâng cao vốn từ vựng tiếng việt cho học viên quân sự Lào thông qua dạy học theo định hướng phát triển năng lực - Nguyễn Thị Yến

Tài liệu Nâng cao vốn từ vựng tiếng việt cho học viên quân sự Lào thông qua dạy học theo định hướng phát triển năng lực - Nguyễn Thị Yến: 37KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v NÂNG CAO VỐN TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO THÔNG QUA DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÓM TẮT Từ vựng là nền móng vững chắc của một ngôn ngữ. Bất cứ ai khi học ngôn ngữ cũng đều mong muốn sẽ chiếm lĩnh được một vốn từ vựng phong phú, có chức năng hành dụng. Vì vậy, để làm đầy kho từ vựng tiếng Việt cho học viên quân sự Lào, trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải chú trọng dạy từ ngữ theo định hướng phát triển năng lực. Từ khóa: dạy học, định hướng, học viên quân sự Lào, năng lực, từ vựng. NGUYỄN THỊ YẾN* *Học viện Khoa học Quân sự, ✉ haiyen.6789@yahoo.com.vn 1. MỞ ĐẦU Bất cứ người nào khi học một ngôn ngữ đều bắt đầu bằng việc học từ. Trẻ em học tiếng mẹ đẻ hay việc học ngoại ngữ của mỗi cá nhân cũng đều có chung một khởi đầu như vậy! Thực tế cho thấy, sự phát triển năng lực giao tiếp của mỗi người tỉ lệ thuận với việc mở rộng vốn từ ngữ của họ. Ai có vốn từ vự...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao vốn từ vựng tiếng việt cho học viên quân sự Lào thông qua dạy học theo định hướng phát triển năng lực - Nguyễn Thị Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v NÂNG CAO VỐN TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO THÔNG QUA DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÓM TẮT Từ vựng là nền móng vững chắc của một ngôn ngữ. Bất cứ ai khi học ngôn ngữ cũng đều mong muốn sẽ chiếm lĩnh được một vốn từ vựng phong phú, có chức năng hành dụng. Vì vậy, để làm đầy kho từ vựng tiếng Việt cho học viên quân sự Lào, trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải chú trọng dạy từ ngữ theo định hướng phát triển năng lực. Từ khóa: dạy học, định hướng, học viên quân sự Lào, năng lực, từ vựng. NGUYỄN THỊ YẾN* *Học viện Khoa học Quân sự, ✉ haiyen.6789@yahoo.com.vn 1. MỞ ĐẦU Bất cứ người nào khi học một ngôn ngữ đều bắt đầu bằng việc học từ. Trẻ em học tiếng mẹ đẻ hay việc học ngoại ngữ của mỗi cá nhân cũng đều có chung một khởi đầu như vậy! Thực tế cho thấy, sự phát triển năng lực giao tiếp của mỗi người tỉ lệ thuận với việc mở rộng vốn từ ngữ của họ. Ai có vốn từ vựng càng phong phú, đa dạng thì người đó càng dễ dàng tiếp thu các kiến thức khoa học và tiến hành tổ chức giao tiếp thuận lợi, nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, kho tàng ngôn ngữ của một dân tộc là vô cùng đồ sộ, nhà trường không thể dạy hết và học viên cũng không thể học hết vốn từ đó ở các giờ học trên lớp. Lúc này, cần phải lựa chọn một phương pháp dạy học sao cho trong thời gian ngắn nhất, người học có thể tiếp thu được một vốn từ vựng phong phú và hữu dụng nhất. Chính vì vậy, để nâng cao trình độ tiếng Việt cho học viên quân sự (HVQS) Lào, trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải chú trọng dạy học từ vựng theo định hướng phát triển năng lực. 2. NỘI DUNG 2.1. Vai trò của việc dạy học từ vựng Việc dạy học từ vựng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học ngoại ngữ nói chung và dạy học tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ nói riêng. Từ vựng không chỉ là công cụ giúp người học có thể tiến hành giao tiếp thành công, mà còn là nền tảng để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ khác như nghe, nói, đọc, viết. Thiếu vốn từ, người nói có thể diễn đạt 38 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY thiếu hoặc sai lệch ý so với chủ ý của bản thân. Ở góc độ của người tiếp nhận, vốn từ nghèo nàn cùng với sự non yếu về ngữ pháp cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng người đọc/ người nghe hiểu không đầy đủ, thậm chí hiểu sai hoặc không thể hiểu được ý đồ mà người viết/ người nói muốn biểu đạt. Không ai có thể phủ nhận vai trò của từ vựng trong hệ thống ngôn ngữ. Với người học ngoại ngữ, chiếm lĩnh được vốn từ vựng càng phong phú thì khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ đó càng cao; biết cách cảm nhận và diễn đạt một vấn đề nào đó không chỉ chính xác mà còn tinh tế, sâu sắc và nhanh. Chẳng hạn, khi vốn từ tiếng Việt còn ít, gặp một người phụ nữ có vẻ đẹp sang trọng, HVQS Lào chỉ có thể dùng từ “đẹp” để miêu tả một cách chung chung, khái quát (Cô ấy đẹp). Nhưng khi vốn từ phong phú, họ có thể sử dụng nhiều từ ngữ khác để miêu tả vẻ đẹp đó một cách chính xác, cụ thể hơn (Cô ấy thật lộng lẫy/Cô ấy thật đài các/Cô ấy thật kiêu sa,). Các từ lộng lẫy, đài các, kiêu sa không chỉ thể hiện được vẻ đẹp mà còn toát lên được cả thần thái, phong cách của người phụ nữ đó. Bên cạnh đó, nắm vững từ ngữ, học viên sẽ hiểu đúng khái niệm. Khái niệm là cơ sở để người học khám phá hiện thực khách quan và mở rộng tư duy. Vì vậy, khi dạy tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ, giảng viên cần phải chú trọng làm thế nào để học viên nắm vững các lớp nghĩa của từ, tránh hiện tượng người học chưa hiểu hoặc hiểu chưa hết sẽ dẫn đến hiện tượng nói sai, viết sai hay hiểu sai nội dung. Ví dụ, khi dạy cho học viên từ “đỉnh” với nét nghĩa chỉ “phần cao nhất”, giảng viên có thể liên hệ đến các từ như đỉnh núi, đỉnh đồi, đỉnh đầu, đỉnh dốc. Nhưng đồng thời cũng cần phân biệt cho học viên thấy được sự khác nhau giữa từ “đỉnh” với các từ khác cũng cùng chung nét nghĩa chỉ “phần cao nhất” như “nóc” (nóc nhà), “ngọn” (ngọn cây), “chóp” (chóp nón); hoặc khi dạy về từ “tái”, giảng viên cần giảng giải cho học viên nắm vững các lớp nghĩa của từ này; tránh hiện tượng nhầm lẫn giữa nghĩa của từ “tái” (thức ăn, thịt chưa chín: thịt tái, rau tái) với từ “tái” (từ Hán Việt, nghĩa là hai lần, lần nữa, thêm vào: tái hôn, tái thành lập),. Như vậy, có thể khẳng định rằng, không chỉ khi dạy tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ mẹ đẻ mà cả khi dạy tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ, giảng viên cũng cần phải đặc biệt chú trọng đến khâu dạy từ vựng. Từ vựng là chất liệu quan trọng để làm nên một ngôn ngữ, giống như mỗi viên gạch là chất liệu quan trọng để làm nên một ngôi nhà vậy. Vì thế, tuy chương trình dạy học tiếng Việt cho HVQS Lào hiện nay về cơ bản là dạy giao tiếp, dạy từ được lồng ghép trong quá trình dạy ngữ âm, dạy ngữ pháp và được thực hiện trong các giờ rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết dưới dạng thực hành, chứ không phân tách ra thành các bài học cụ thể giống với chương trình dạy học tiếng Việt ở bậc phổ thông trong nhà trường Việt Nam, nhưng không vì thế mà việc dạy từ ở đây bị coi nhẹ. Sau khi hoàn thành khóa học, HVQS Lào sẽ được trang bị một lượng từ cơ bản, đảm bảo có thể tham gia vào hoạt động giao tiếp – tùy theo trình độ (cơ sở hoặc nâng cao). 2.2. Mục đích của việc dạy học từ vựng Mục đích của việc dạy học từ vựng nói chung là nhằm đảm bảo hai nội dung: nhận thức và ứng dụng. Với đích nhận thức, người học sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về từ vựng, mối quan hệ giữa từ vựng với các đơn vị khác như ngữ âm, ngữ pháp. Với đích ứng dụng, người học sẽ được học cách lựa chọn và sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Nói cách khác, ứng dụng là quá trình “đánh thức” vốn từ vựng mà cá nhân đã tích lũy được, là kết dính các từ ngữ rời rạc trong “kho lưu trữ” để tạo thành những câu mang nội dung thông báo khác nhau. Hiểu như vậy, việc dạy học từ vựng không chỉ đơn thuần là nhằm cung cấp vốn từ, mở rộng vốn từ, mà quan trọng hơn, nó còn hướng đến mục tiêu giúp cho người học có thể sử dụng thành thạo vốn từ vựng đó vào trong những tình huống giao tiếp cụ thể. 39KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v Trên cơ sở mục đích đặt ra, dạy học từ vựng được xác định “trước hết là cung cấp vốn từ ngày càng mở rộng, chính xác, tinh tế theo trình độ tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội ngày càng được nâng cao, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng lớn của sự diễn đạt và giao tiếp mà việc học tập trong nhà trường và sinh hoạt xã hội đặt ra cho học sinh” (Đỗ Hữu Châu, 1981). Để thực hiện được yêu cầu đó, không thể không nhắc đến vai trò của người dạy và người học. Ở vị trí của người truyền thụ, giảng viên cần phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong hoạt động dạy, từ khâu chuẩn bị bài đến việc lựa chọn vận dụng phương pháp sao cho phù hợp với nội dung bài học và đối tượng người học. Chẳng hạn, khi dạy về chủ đề Lễ hội (bài 10 – Tiếng Việt B), bên cạnh việc giúp học viên nắm vững các từ mới có trong bài học (cả nghĩa từ điển và nghĩa ngữ cảnh), giảng viên còn cần bám sát trình độ học viên để giúp họ mở rộng vốn từ thông qua các bài đọc bổ trợ, giới thiệu video về các lễ hội văn hóa đặc sắc của người Việt như hội Lim, hội Chùa Hương, hội Đền Hùng. Bằng các hình thức này, học viên vừa được củng cố vốn từ (như phân biệt được chính xác giữa lễ, hội và lễ hội, tìm được điểm tương đồng và khác biệt giữa rước và khiêng trong các từ rước kiệu và khiêng kiệu;), vừa mở rộng được vốn từ (nắm được các từ liên quan đến hoạt động lễ hội như: nghi thức lễ, trang phục truyền thống, trò chơi dân gian), đồng thời, có thể sử dụng từ ngữ một cách linh hoạt trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Ở vị trí của người tiếp nhận cũng vậy! Học viên không thu nạp từ ngữ một cách thụ động, máy móc mà cần có phương pháp học tập chủ động, tích cực nhằm nâng cao vốn từ của bản thân. Ngoài những giờ học trên lớp, học viên có thể chủ động làm giàu vốn từ thông qua một số hình thức như: học từ qua sách báo, qua các phương tiện truyền thông, qua bài hát, qua các hoạt động giao tiếp thông thường,. Đặc biệt, việc học từ thông qua các hoạt động giao tiếp luôn được giảng viên khích lệ bởi từ ngữ khi được đưa vào môi trường thực hành tiếng đều là những “từ ngữ sống”, chúng mang đầy đủ các đặc điểm về nghĩa biểu vật, biểu niệm, biểu cảm và ứng với mỗi ngữ cảnh khác nhau thì từ lại có những sự kết hợp linh hoạt biểu thị những nét nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, khi nói: “Cô ấy mặt đẹp chưa?” thì rõ ràng đó là một câu khen: Cô ấy có khuôn mặt đẹp. Nhưng khi nói: “Cô ấy đẹp mặt chưa!” thì đích thị đây lại là một câu mang nghĩa chê bai: Cô ấy đã làm điều gì đó không tốt đến nỗi giờ đây phải hổ thẹn trước mọi người như vậy. 2.3. Dạy học từ vựng tiếng Việt cho học viên quân sự Lào theo định hướng phát triển năng lực Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (hay còn gọi là định hướng kết quả đầu ra) đã được đề cập nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, mãi đến những năm gần đây nó mới thực sự được đón nhận và trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. So sánh với chương trình dạy học truyền thống là định hướng nội dung (hay còn gọi là định hướng đầu vào), có thể thấy rằng, điểm khác biệt lớn nhất đó là chương trình giáo dục định hướng nội dung chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn đã được quy định trong chương trình dạy học, ít quan tâm đến chủ thể người học cũng như khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Trong khi đó, chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa người học về hoạt động trí tuệ mà còn chú trọng rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp; đồng thời, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Nói cách khác, chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực sẽ quan tâm đến việc giáo dục hướng tới người học làm được gì? chứ không phải hướng tới mục tiêu người học biết gì? Soi chiếu mục đích của việc dạy học từ vựng với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, có 40 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY thể thấy rằng, ở một góc độ nào đó, việc dạy học từ vựng từ trước đến nay ít nhiều cũng đã tiếp cận được mục tiêu phát triển năng lực người học. Bởi dạy từ vựng, suy cho cùng, là trang bị cho người học một vốn từ nhất định, đồng thời, giúp họ sử dụng được và sử dụng có hiệu quả vốn từ vựng đó vào trong hoạt động giao tiếp. Với chương trình dạy học tiếng Việt cho HVQS Lào, việc dạy học từ vựng theo định hướng phát triển năng lực lại càng cần được chú trọng. Học viên quân sự Lào học tiếng Việt, thực chất là học ngoại ngữ. Mà dạy học ngoại ngữ thì cần phải xuất phát từ chức năng giao tiếp và hướng tới việc rèn luyện năng lực giao tiếp cho người học. Học viên sẽ không thể tham gia được vào hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt nếu như bản thân họ không được trang bị một vốn từ vựng nhất định, không nắm chắc những nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng từ ngữ cũng như những quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt. Vì vậy, muốn HVQS Lào sử dụng thành thạo tiếng Việt thì trước tiên cần phải giúp họ nâng cao năng lực từ ngữ. Từ nền móng vững chắc là từ ngữ, học viên sẽ được bồi đắp thêm năng lực nhận thức về các quy tắc ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ (gọi tắt là năng lực nhận thức) của tiếng Việt như: dùng từ, đặt câu, phong cách ngôn ngữ, các biện pháp tu từ,. Nắm vững các kiến thức này, HVQS Lào có thể tự đối chiếu, so sánh để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ mẹ đẻ với tiếng Việt; qua đó biết cách khắc phục những lỗi thường gặp do hiện tượng chuyển di tiêu cực trong quá trình học tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ. Năng lực nhận thức bao gồm hai mảng: nhận thức ngôn ngữ và nhận thức văn hóa. Nhận thức ngôn ngữ chính là nhận thức về các đơn vị ngôn ngữ, các quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ, quy tắc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ thành những đơn vị lớn hơn,. Nhận thức văn hóa là nhận thức về các điều kiện sử dụng những đơn vị ngôn ngữ đó trong thực tiễn học tập, sinh hoạt và công tác. Nếu nhận thức ngôn ngữ giúp cho HVQS Lào biết dùng từ, đặt câu đúng với ngữ pháp của tiếng Việt thì nhận thức văn hóa sẽ giúp họ biết cách sử dụng các câu đặt ra phù hợp với tình huống giao tiếp, giúp cho sự giao tiếp diễn ra nhanh chóng và thu được hiệu quả cao. Thực tế cho thấy, với mỗi đối tượng người nước ngoài học tiếng Việt khác nhau lại có những yêu cầu về năng lực nhận thức khác nhau. Chẳng hạn, người bình thường thì vốn từ cơ bản chỉ cần đáp ứng các kỹ năng trong giao tiếp thông thường, gắn liền với cuộc sống thường nhật của họ; nhưng với những người làm công tác chuyên môn (như bác sĩ, quân nhân, luật sư, nhà kinh tế học,) thì ngoài vốn từ cơ bản còn cần thêm vốn từ chuyên ngành (thuật ngữ) để phục vụ cho nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn. Vì thế, với HVQS Lào, năng lực từ ngữ tiếng Việt sẽ là khả năng sử dụng thành thạo cả từ ngữ giao tiếp lẫn từ ngữ thuộc lĩnh vực quân sự. Học viên sau khi tốt nghiệp các khóa học tiếng Việt không chỉ có khả năng thực hiện hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt mà còn có khả năng làm việc bằng tiếng Việt trong các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quân sự, đối ngoại và an ninh quốc phòng. Để đáp ứng yêu cầu đó, dạy học từ vựng cần phải chú trọng đến việc làm giàu vốn từ cơ bản và vốn từ chuyên ngành cho người học. Theo cách hiểu chung nhất, vốn từ cơ bản là những từ ngữ được dùng trong giao tiếp hàng ngày, được tập hợp và giới thiệu thông qua các chủ đề bài học gắn liền với những hoạt động của đời sống xã hội như: bản thân, gia đình, nhà trường, dịch vụ, giáo dục, y tế, giao thông, Nắm được vốn từ cơ bản sẽ giúp cho học viên có khả năng thực hiện các hoạt động giao tiếp thông thường bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, để sở hữu vốn từ cơ bản thì đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải tích lũy dần dần chứ không thể có ngay trong ngày một ngày hai được! Không nhà trường nào có thể dạy hết cho học viên tất cả vốn từ cơ bản. Vì thế, giảng viên cần phải chỉ ra cho người học thấy được việc học từ không chỉ dựa vào sách vở, hay phó thác cho nhà trường, mà cần phải không ngừng tự học, đa dạng hình 41KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v thức học tập. Chẳng hạn, để tích lũy và mở rộng vốn từ về biển đảo – một trong những nhóm từ vựng khá xa lạ với người Lào vì Lào là quốc gia không có biển, học viên có thể lựa chọn các hình thức như xem video giới thiệu về các vùng biển, bãi biển nổi tiếng của Việt Nam; tìm đọc những bài báo về du lịch biển, về ngành ngư nghiệp Việt Nam hay đón xem các tin, bài về việc hợp tác, trao đổi, mạn đàm giữa Hải quân Việt Nam với lực lượng Hải quân của các nước khác,.... Để củng cố và mở rộng vốn từ thuộc lớp từ địa phương, HVQS Lào cũng có thể kết hợp một số hình thức như: xem chương trình ti vi trên các kênh truyền hình địa phương (ví dụ truyền hình Hà Tĩnh, truyền hình Huế, truyền hình Quảng Trị, truyền hình Đà Nẵng, truyền hình Cần Thơ,); hoặc đón xem các chương trình yêu thích được phát sóng trên HTV, VTV9,. Nếu có điều kiện, học viên cũng nên tiếp cận thực tế bằng cách đi du lịch, tham gia các chuyến tham quan dã ngoại hay đơn giản hơn là đến những nơi tập trung đông khách du lịch như hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, bảo tàng, vườn thú, chợ, để nâng cao năng lực thực hành tiếng Việt. Có như vậy, vốn từ cơ bản mới thực sự phong phú và việc sử dụng vốn từ cơ bản trong hoạt động giao tiếp mới đạt được hiệu quả cao. Vốn từ chuyên ngành được tích lũy thông qua “con đường” hẹp hơn so với vốn từ cơ bản. Với thuật ngữ quân sự, con đường đó lại có phần còn “gồ ghề”, “khúc khuỷu” hơn. Một phần, từ vựng thuộc chuyên ngành quân sự đồ sộ hơn rất nhiều so với thuật ngữ của các chuyên ngành khác, bao gồm các quân, binh chủng như lục quân, hải quân, không quân. Mỗi một quân, binh chủng, ngoài những lớp từ chuyên ngành có tính chất phổ biến như: vũ khí, khí tài, đại đội, trung đội, tiểu đội, súng, cối, lực lượng cơ động, lực lượng tại chỗ, sát thương, mục tiêu, đánh giáp lá cà, bao vây, chiến dịch, chiến thuật, tiến công, phản công thì lại có những từ ngữ chuyên biệt được sử dụng riêng như: chiến hạm, hạm đội, tàu khu trục, tàu ngầm chống ngầm, tàu ngầm nguyên tử, tàu mặt nước, lượng giãn nước, (thuộc hải quân); phi đội, tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất, hệ cánh ngang xòe, máy bay tiêm kích, máy bay không người lái, máy bay trinh sát vô tuyến tầm xa, tín hiệu phản xạ hiệu dụng, (thuộc không quân); vật cản, khu vực cảnh giới, khu vực phòng thủ, đánh chiếm đầu cầu, đánh chéo sườn, ổ phục kích, điểm tựa, (thuộc lục quân). Hơn nữa, trong giao tiếp thông thường, ít khi, thậm chí rất hiếm khi các từ ngữ này xuất hiện. Vì vậy, trong quá trình học tiếng Việt, cơ hội để học viên thực hành tiếng Việt quân sự rất hạn chế. Ngoài một lượng từ ít ỏi được học trong sách vở, phần lớn, học viên phải tự học thông qua từ điển thuật ngữ quân sự hoặc kinh nghiệm làm việc của bản thân. Tất nhiên, dù theo con đường nào thì đích cuối cùng của dạy học tiếng Việt cho HVQS Lào theo định hướng phát triển năng lực cũng nhằm hướng tới người học làm được gì? chứ không phải hướng tới mục tiêu người học biết gì?. Điều đó có nghĩa là, vốn từ tiếng Việt, sau khi được học viên tiếp nhận sẽ được sử dụng hiệu quả như thế nào, hoạt động tích cực ra sao, thể hiện cụ thể qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, nghĩ và dịch thế nào, chứ không đơn thuần chỉ là những từ ngữ rời rạc, được xếp gọn ghẽ trong “kho từ chết”. Vì thế, trong quá trình dạy học từ vựng tiếng Việt cho HVQS Lào, giảng viên cần xây dựng cho học viên ý thức làm giàu vốn từ, tích cực hóa vốn từ (cả vốn từ cơ bản và vốn từ chuyên ngành), sao cho vốn từ vựng đó thực sự hữu dụng khi tham gia vào hoạt động giao tiếp thông thường lẫn các lĩnh vực khác có liên quan. 3. KẾT LUẬN Bám sát nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”, những năm qua, việc dạy học tiếng Việt cho HVQS Lào đã có nhiều 42 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY đổi mới. Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực (hay còn gọi là định hướng kết quả đầu ra) được nhiều cơ sở giáo dục chú trọng, quan tâm. Kết thúc khóa học tiếng Việt, HVQS Lào không chỉ được trang bị một vốn từ vựng phong phú, mà còn có khả năng sử dụng thành thạo kho từ vựng ấy trong các hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt, cả trong giao tiếp lẫn hoạt động chuyên môn./. Tài liệu tham khảo: 1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Lê A (2001), “Dạy tiếng Việt là dạy một hoạt động và bằng hoạt động”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4. 3. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Quế Lai (1978), “Một số đặc trưng của vốn từ tiếng Lào”, Tìm hiểu lịch sử văn hóa Lào, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 5. Lê Phương Nga (2003), “Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học – Một vài hướng nghiên cứu và kết quả”, Tạp chí Giáo dục, số 12. ENRICHING VIETNAMESE VOCABULARY FOR LAOTIAN CADETS THROUGH CAPACITY-DEVELOPMENT TEACHING APPROACHES NGUYEN THI YEN Abstract: Vocabulary is the foundation of a language. Anyone who learns a language has a desire to master a certain amount of vocabulary that can be used for various purpose. Therefore, to enrich Vietnamese vocabulary for Laotian cadets of Vietnamese, in the process of teaching, teacher should pay attention to the ability oriented teaching. Keywords: teaching, orient, Laotian cadets, ability, vocabulary. Received: 03/5/2017; Revised: 28/6/2017; Accepted for publication: 28/6/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf74_7535_2137259.pdf
Tài liệu liên quan