Nâng cao vai trò khoa học xã hội và nhân văn phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa

Tài liệu Nâng cao vai trò khoa học xã hội và nhân văn phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa: Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1(3) - 2012 43 NÂNG CAO VAI TRÒ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Nguyễn Văn Hiệp Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Khoa học xã hội và nhân văn tỉnh Bình Dương đã có bước phát triển với hàng trăm đề tài nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực: lịch sử truyền thống, kinh tế, chính sách xã hội, văn hóa, giáo dục. Các đề tài nghiên cứu đã góp phần nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh, thúc đẩy nghiên cứu, xây dựng các căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc đề ra chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy phong phú và đa dạng, phản ánh tiềm lực lớn nhưng hoạt động khoa học xã hội và nhân văn chưa cân đối giữa các lĩnh vực, thiếu tính đồng bộ, nhất là thiếu một qui hoạch phát triển lâu dài. Thực tế đặt ra là cần phải nhận thức đúng hiện trạng và xây dựng một đề án qui hoạch cho khoa học xã hội và nhân văn trong tổn...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao vai trò khoa học xã hội và nhân văn phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1(3) - 2012 43 NÂNG CAO VAI TRÒ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Nguyễn Văn Hiệp Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Khoa học xã hội và nhân văn tỉnh Bình Dương đã có bước phát triển với hàng trăm đề tài nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực: lịch sử truyền thống, kinh tế, chính sách xã hội, văn hóa, giáo dục. Các đề tài nghiên cứu đã góp phần nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh, thúc đẩy nghiên cứu, xây dựng các căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc đề ra chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy phong phú và đa dạng, phản ánh tiềm lực lớn nhưng hoạt động khoa học xã hội và nhân văn chưa cân đối giữa các lĩnh vực, thiếu tính đồng bộ, nhất là thiếu một qui hoạch phát triển lâu dài. Thực tế đặt ra là cần phải nhận thức đúng hiện trạng và xây dựng một đề án qui hoạch cho khoa học xã hội và nhân văn trong tổng thể chung của chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ khóa: khoa học xã hội và nhân văn, bền vững, phát triển, kinh tế xã hội * 1. Đặt vấn đề Chiến lược phát triển của đất nước cũng như của các quốc gia trên thế giới hiện nay đã và đang đặt ra yêu cầu phát triển bền vững với nội dung vừa đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, vừa đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Đó là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 cũng đề ra chủ trương: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trở thành nhiệm vụ trung tâm của đất nước hiện nay, khoa học công nghệ đã và đang trở thành động lực then chốt của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, khoa học công nghệ ngày càng hướng trọng tâm vào phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển theo chiều sâu góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Riêng lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, trong những năm gần đây, kết quả nghiên cứu toàn diện về xã hội và con người Việt Nam đã cung cấp những cơ sở khoa học quan trọng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thẩm định các chương trình, Journal of Thu Dau Mot university, No1(3) – 2012 44 dự án phát triển kinh tế xã hội trọng điểm, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho đất nước. Bên cạnh đó, khoa học xã hội và nhân văn còn đóng vai trò thiết yếu trong việc phát huy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, góp phần hoàn thiện và nêu cao các giá trị lịch sử, văn hóa phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở tỉnh Bình Dương, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã có những kế hoạch thực hiện những chính sách của Trung ương về khoa học công nghệ nói chung, khoa học xã hội và nhân văn nói riêng nhằm nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh, thúc đẩy nghiên cứu, xây dựng các căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc đề ra chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Với những chuyển biến về nhận thức quan điểm, về sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, khoa học xã hội và nhân văn của tỉnh Bình Dương thời gian qua liên tục có sự phát triển cả về số lượng công trình, đề tài, lẫn chất lượng nghiên cứu và công tác quản lí. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương hiện nay, khoa học xã hội và nhân văn chưa cung cấp được những luận cứ khoa học đầy đủ, chính xác, có sức thuyết phục cao cho việc hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế cũng nhưng công tác quản lí đời sống xã hội của địa phương. Khắc phục những hạn chế, làm cho khoa học xã hội nhân văn của tỉnh Bình Dương cùng với các ngành khoa học công nghệ khác thực sự trở thành động lực của sự phát triển, gắn bó hơn nữa với đời sống, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy đảng và chính quyền. 2. Tình hình nghiên cứu và những đóng góp của khoa học xã hội và nhân văn tỉnh Bình Dương thời gian qua Trong hơn 10 năm qua, đặc biệt là trong giai đoạn 2006 – 2010, hoạt động khoa học xã hội và nhân văn của tỉnh Bình Dương có sự phát triển nhanh cả về số lượng công trình, đề tài và lĩnh vực nghiên cứu. Giai đoạn 2001 – 2005, chỉ riêng Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai 19 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trong tổng số 31 đề tài dự án khoa học công nghệ của tỉnh (chiếm tỉ lệ hơn 60%). Giai đoạn 2006 – 2010, Sở Khoa học và Công nghệ triển khai 60 đề tài trong tổng số 109 đề tài khoa học công nghệ của tỉnh (chiếm hơn 50%). Bên cạnh đó còn hàng chục đề tài do các ban Đảng, các ngành, các đoàn thể triển khai như Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Các công trình, đề tài nghiên cứu đề cập đến nhiều vấn đề, có thể sắp xếp như sau: - Những vấn đề lịch sử truyền thống: Đây là vấn đề được sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, Ủy Ban Nhân dân tỉnh. Hàng chục đề tài thuộc lĩnh vực lịch sử truyền thống, bao gồm lịch sử Đảng bộ các cấp, lịch sử ngành, truyền thống đấu tranh cách mạng của các địa phương. Có thể kể một số công trình tiêu biểu như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (tập 1: 1930 – 1975; Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1(3) - 2012 45 tập 2: 1975 – 2010); Địa chí Bình Dương (4 tập); Lịch sử Đảng bộ thị xã Thủ Dầu Một (1930 – 2000); Lịch sử Đảng bộ huyện Bến Cát (1930 – 2005), Lịch sử Đảng bộ huyện Thuận An (1930 – 2000), Lịch sử Đảng bộ huyện Dĩ An (1930 – 2000); Lịch sử Đảng bộ huyện Tân Uyên; Lịch sử Đảng bộ huyện Dầu Tiếng; Lịch sử lực lượng công an Bình Dương (1930 – 2000), Lịch sử lực lượng vũ trang Bình Dương (1930 – 2005), Lịch sử chính quyền nhân dân tỉnh Bình Dương (1945 – 2005) Các đề tài lịch sử truyền thống đã tập trung tổng kết các bài học kinh nghiệm lãnh đạo của các cấp Đảng bộ, làm rõ truyền thống đấu tranh cách mạng, bồi dưỡng niềm tự hào, làm cơ sở khoa học cho việc giao dục truyền thống cho thế hệ trẻ và nhân dân. - Những vấn đề kinh tế xã hội: Đây là mảng công trình, đề tài tập trung nghiên cứu về đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, vai trò và sự chuyển biến của các loại hình kinh tế trong thời kì công nghiệp hóa, các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp Có thể kể một số đề tài tiêu biểu như: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hành chính nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã tỉnh Bình Dương, Xây dựng tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỉnh Bình Dương; Điều tra, đánh giá thực trạng những thay đổi đời sống kinh tế xã hội của người nông dân trong vùng dự án tỉnh Bình Dương, Thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương; Đoàn kết tập hợp và xây dựng giai cấp công nhân Bình Dương trong tình hình mới, Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên một số mặt hoạt động chủ yếu trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Kết quả kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng bộ Bình Dương, Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí giáo dục đối tượng tại xã, phường, thị trấn của lực lượng công an cơ sở ở Bình Dương Kết quả nghiên cứu của các đề tài trên đã góp phần phục vụ cho việc hoạch địch chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, giúp hình thành tư duy mới trong quản lí kinh tế xã hội, thúc đẩy quá trình đổi mới; xác lập cơ sở khoa học cho các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, quản lí và điều hành của tỉnh. - Những vấn đề xã hội và chính sách xã hội: Mảng đề tài này đã tập trung nghiên cứu khá nhiều vấn đề về xã hội, sự biến động và phân tầng dân cư, vấn đề đạo đức, việc làm, thất nghiệp Một số đề tài tiêu biểu là: Nghiên cứu thực trạng phân hóa giàu nghèo tỉnh Bình Dương thời kì 2001 – 2005 và đề xuất các giải pháp giảm nghèo, Các giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của người lao động trong các khu công nghiệp tập trung ở Bình Dương; Lối sống của dân cư trong quá trình đô thị hóa ở Bình Dương - Những vấn đề văn hóa, giáo dục gồm các đề tài: Công nghiệp hóa và những vấn đề văn hóa đặt ra từ thực tế tỉnh Bình Dương, Người Hoa ở Bình Dương lịch sử và hiện trạng, Bảo tồn và phát huy môn võ Bà Tà – Tân Phước Khánh huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương, Nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ở bậc trung học cơ sở nguyên nhân và giải pháp, Biên soạn tài liệu tham khảo dạy học chương trình địa Journal of Thu Dau Mot university, No1(3) – 2012 46 phương môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở tỉnh Bình Dương, Biên soạn – tập huấn – ứng dụng ngân hàng đề thi trắc nghiệm khách quan cho học sinh trung học phổ thông, Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010 Những kết quả và thành tựu nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn trên đây tuy phong phú và đa dạng, phản ánh tiềm lực lớn và khả năng dồi dào, nhưng chưa cân đối giữa các lĩnh vực và còn tản mạn, thiếu tính đồng bộ, nhất là thiếu một qui hoạch về phát triển khoa học nói chung, khoa học xã hội và nhân văn nói riêng. Thực tế đặt ra là cần phải nhận thức đúng về tình trạng này và kiên quyết xây dựng một đề án qui hoạch, hoặc ít nhất cũng là xây dựng một định hướng phát triển cho khoa học xã hội và nhân văn trong tổng thể chung của phát triển địa phương, phát triển đất nước thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3. Định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển khoa học xã hội và nhân văn trong giai đoạn mới a) Định hướng, nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn 2012 – 2020 Chiến lược phát triển bền vững của Chính phủ Việt Nam đã xác định con người là trung tâm của phát triển bền vững. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là nguyên tắc quán triệt nhất quán trong mọi giai đoạn phát triển; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Việc ưu tiên phát triển bền vững về lĩnh vực xã hội được cụ thể thành 5 vấn đề lớn, đó là: Tập trung nỗ lực để xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm; tạo lập cơ hội bình đẳng để mọi người được tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, chính trị, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Tiếp tục hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng dân số đối với các lĩnh vực tạo việc làm, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái. Định hướng quá trình đô thị hóa và di dân nhằm phát triển bền vững các đô thị; phân bố hợp lí dân cư và lực lượng lao động theo vùng, bảo đảm sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường bền vững ở các địa phương. Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước. Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống. Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra nhiệm vụ giai đoạn 2011 – 2020 là phát triển khoa học công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững, hướng trọng tâm hoạt động khoa học, công nghệ vào phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển theo chiều sâu, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Riêng đối với khoa học xã hội và nhân văn, nghị quyết nhấn Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1(3) - 2012 47 mạnh cần phải làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Căn cứ và nhu cầu của cách mạng Việt Nam và nhiệm vụ của khoa học xã hội và nhân văn cả nước, căn cứ vào nhu cầu thực tiễn sự phát triển của tỉnh, khoa học xã hội và nhân văn tỉnh Bình Dương cần được xác định phát triển trên hai định hướng lớn: – Một là, khoa học xã hội và nhân văn phải tham gia vào toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển, nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương chính sách kinh tế xã hội của tỉnh, tham gia vào việc truyền tải các chủ trương đó vào đời sống xã hội để biến thành động lực phát triển. – Hai là, khoa học xã hội và nhân văn cần giải đáp những vấn để nảy sinh từ cuộc sống hiện nay, đề ra các giải pháp đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhưng đảm bảo được các mục tiêu xã hội, chú trọng các giải pháp phát triển bền vững, đảm bảo công bằng xã hội; mở rộng hợp tác giao lưu trong nước và quốc tế nhưng vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống; giải quyết các vấn đề phát triển và quản lí đô thị, những vấn đề mâu thuẫn trong quá trình đô thị hóa. Trên bình diện chung của cả nước, nhiệm vụ của kinh tế xã hội đã và đang tập trung giải quyết những vấn đề trọng đại mà mỗi địa phương đều phải có trách nhiệm và quyền lợi tham gia để đảm bảo hài hòa lợi ích. Đối với tỉnh Bình Dương, trong giai đoạn 2012 – 2015 và đến năm 2020, cần phấn đấu để đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lí, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất đai, nhân lực, đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân; tập trung nỗ lực để xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tiếp tục giảm mức tăng dân số và tạo thêm việc làm cho người lao động; định hướng quá trình đô thị hóa và di dân nhằm phát triển bền vững các đô thị, phân bố hợp lí dân cư và lao động theo vùng; nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước; phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống. Để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên đây, khoa học xã hội và nhân văn tỉnh Bình Dương cần giải quyết tốt các lĩnh vực cụ thể như sau: Về lịch sử và truyền thống: Cần nghiên cứu hoàn chỉnh và cập nhật tư liệu mới, phương pháp tiếp cận mới các công trình lịch sử Đảng bộ, lịch sử ngành, lịch sử truyền thống, chú trọng nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đúc kết những bài học lịch sử làm hành trang cho bước phát triển mới của tiến trình lịch sử địa phương đồng hành trong tiến trình lịch sử dân tộc. Về kinh tế xã hội: Cần nghiên cứu những giải pháp phát triển kinh tế xã hội theo quan điểm phát triển bền vững; thực trạng và xu hướng phát triển các loại hình kinh tế; đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương trong 15 năm tái lập (1997 – 2012), đề xuất những định hướng cơ bản cho chiến lược phát Journal of Thu Dau Mot university, No1(3) – 2012 48 triển thời kì 2012 – 2020; các giải pháp thúc đẩy chương trình trọng điểm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương; thực trạng và phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động; luận cứ khoa học trong đổi mới quản lí hành chính các cấp; đổi mới quản lí kinh tế, quản lí doanh nghiệp. Về xã hội và chính sách xã hội: Cần nghiên cứu chuyển biến cơ cấu xã hội dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa; xây dựng nếp sống văn minh và quản lí xã hội đô thị; các vấn đề tệ nạn xã hội thực trạng và giải pháp; biến động dân cư và vấn đề dân nhập cư; xây dựng nếp sống văn minh và quản lí xã hội đô thị trong quá trình đô thị hóa; vấn đề phát triển nguồn nhân lực, việc làm, thất nghiệp, năng lực hội nhập kinh tế quốc tế. Về văn hóa, giáo dục, y tế: Cần nghiên cứu sâu đề tài Bình Dương học nhằm hoàn thiện và nêu cao các giá trị lịch sử văn hóa như một lợi thế so sánh trong cạnh tranh và hội nhập; nghiên cứu hệ thống các loại hình trường học và giải pháp quản lí chất lượng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả; phát huy vai trò các loại hình trường ngoài công lập; giải pháp đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao; những đề xuất và giải pháp nâng cao đời sống và sức khỏe con người, nhất là người lao động trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc thẩm định các dự án đầu tư cũng là nhiệm vụ cụ thể quan trọng bởi tỉnh Bình Dương là nơi có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa rất cao, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới có số vốn đầu tư lớn. Khoa học xã hội và nhân văn cần tham gia xây dựng luận cứ khoa học cho các dự án; thẩm định các vấn đề xã hội khi đầu tư triển khai các dự án. b) Giải pháp thực hiện Khoa học xã hội và nhân văn đang có vị trí quan trọng trong khoa học công nghệ và trong toàn bộ đời sống xã hội; do đó những giải pháp phát triển cho khoa học xã hội và nhân văn phải mang tính đồng bộ và phải là giải pháp thực tiễn có tính định lượng cao. Những giải pháp lớn cần thiết nhất vẫn là: – Phải đổi mới cơ chế và phương thức quản lí, xét duyệt đề tài, phân bổ kinh phí, quản lí tổ chức thực hiện, triển khai sử dụng kết quả nghiên cứu, thực hiện đúng Luật Khoa học công nghệ. – Thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển Bình Dương; tập hợp và qui tụ đội ngũ, lực lượng nghiên cứu, phục vụ nghiên cứu cả trong và ngoài tỉnh, đặc biệt tăng cường hợp tác trong và ngoài hệ thống cơ quan nghiên cứu trong và ngoài tỉnh. – Đổi mới chính sách đầu tư cho khoa học xã hội và nhân văn và cho khoa học công nghệ nói chung, không chỉ là đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất, mà quan trọng nhất là đầu tư cho con người, trong đó chú trọng đầu tư cho giáo dục vì đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư trực tiếp cho phát triển. – Tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh về khoa học và công nghệ nói chung, khoa học xã hội và nhân văn nói riêng; từ đó bảo đảm các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của khoa học xã hội và nhân văn tỉnh Bình Dương trên các phương diện: đời sống nhà khoa học, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học Những vấn đề giải pháp trên đây chưa phải là đầy đủ nhưng mang tính chất đầu Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1(3) - 2012 49 mối và cơ bản, mở đường cho nhiều bước đi, bước phát triển, mang tính đột phá cái cũ, cái “thông lệ” cũ, “lệ làng” xưa khi nó đã và đang đi vào thói quen của lề thói làm việc, vô hình chung đã và đang kìm hãm sự phát triển khoa học xã hội và nhân văn của địa phương. * ENHANCING THE ROLE OF SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES FOR THE SUSTAINABLY ECONOMIC AND SOCIAL DEVELOPMENT OF BINH DUONG PROVINCE IN THE PERIOD OF INDUSTRIALIZATION AND MORDERNIZATION Nguyen Van Hiep Thu Dau Mot University ABSTRACT Social sciences and humanities of Binh Duong province has already developed with hundreds of research topics on several areas: traditional history, economic, social policy, culture and education. These topics have contributed to the improvement of the scientific and technological potentials of the province, fostered research, built up scientific and practical bases for setting out policies for local economic and social development. Despite the enrichment and diversity reflecting the great potentials of social sciences and humanities still lacks a balance between sectors and the synchronous, especially lacks of a long-term development plan. The fact is that we must recognize the real status and build a project for social sciences and humanities in the general economic and social developing strategy of Binh Duong province in a period of industrialization and modernization. Keywords: social sciences and humanities, stable, development, socio – economi TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 153/2004/QĐ-TTG ngày 17-8-2004 về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội, 2004. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, 2011. [3] Đảng bộ tỉnh Bình Dương, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, 2011. [4] Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, Ba mươi năm khoa học và công nghệ Bình Dương (1980 – 2010), Bình Dương, 2010. [5] Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tỉnh Bình Dương 2006 – 2010, Bình Dương, 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_vai_tro_khoa_hoc_xa_hoi_va_nhan_van_phuc_vu_su_nghiep_phat_trien_ben_vung_kinh_te_xa_hoi_ti.pdf
Tài liệu liên quan