Nâng cao năng lực xử lý vi phạm trật tự xây dựng và tập huấn

Tài liệu Nâng cao năng lực xử lý vi phạm trật tự xây dựng và tập huấn: TIN ĐÀO TẠO 64 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC XỬ LÝ VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG VÀ TẬP HUẤN Nghị định 139/2017/NĐ-CP tại TP. Hạ Long Để đáp ứng yêu cầu quản lý trật tự xây dựng đô thị theo quy định của pháp luật, góp phần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp cho các cán bộ, công chức và các chức danh có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã phối hợp với UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức khai giảng khóa “Bồi dưỡng nâng cao năng lực xử lý vi phạm trật tự xây dựng và tập huấn Nghị định 139/2017/NĐ-CP”. Tham dự Lễ Khai giảng khóa học có ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP. Hạ Long cùng đông đủ học viên là phó chủ tịch UBND các phường, công chức địa chính xây dựng - đô thị và môi trường; thanh tra xây dựng, quản lý trật tự đô thị và môi trường, Ban Quản lý dự án trên địa bàn thành phố Hạ Long. Khóa học được tổ chức t...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao năng lực xử lý vi phạm trật tự xây dựng và tập huấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIN ĐÀO TẠO 64 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC XỬ LÝ VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG VÀ TẬP HUẤN Nghị định 139/2017/NĐ-CP tại TP. Hạ Long Để đáp ứng yêu cầu quản lý trật tự xây dựng đô thị theo quy định của pháp luật, góp phần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp cho các cán bộ, công chức và các chức danh có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã phối hợp với UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức khai giảng khóa “Bồi dưỡng nâng cao năng lực xử lý vi phạm trật tự xây dựng và tập huấn Nghị định 139/2017/NĐ-CP”. Tham dự Lễ Khai giảng khóa học có ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP. Hạ Long cùng đông đủ học viên là phó chủ tịch UBND các phường, công chức địa chính xây dựng - đô thị và môi trường; thanh tra xây dựng, quản lý trật tự đô thị và môi trường, Ban Quản lý dự án trên địa bàn thành phố Hạ Long. Khóa học được tổ chức trong 02 ngày với các nội dung chính: Kỹ năng nhận diện các hành vi vi phạm hành chính trong xây dựng; thẩm quyền và các hình thức áp dụng xử phạt vi phạm hành chính; thực hiện cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm trật tự xây dựng; kỹ năng quản lý trật tự xây dựng; kỹ năng ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Giới thiệu các điểm mới của Nghị đinh 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ, Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ Xây dựng. Đây là những nội dung hết sức cần thiết cho các cán bộ, công chức và các chức danh có thẩm quyền bảo đảm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn. Ngoài ra, với phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học viên làm trung tâm, coi trọng sự tương tác giữa giảng viên với các học viên, khóa học giúp cho học viên nắm bắt một cách cơ bản, có hệ thống các yêu cầu, nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết để thực thi công vụ và tham mưu cho Chủ tịch UBND các cấp trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. 64 TIN ĐÀO TẠO 65Số 64.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ Nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn - nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu sản xuất - kinh doanh và triển khai các dự án của địa phương trong thời gian tới, ngày 16/3/2019, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã tổ chức khai giảng 02 khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình tại huyện Cao Phong - tỉnh Hòa Bình. Tham dự Lễ Khai giảng các khóa học có ông Hồ Xuân Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong, các ông Nguyễn Văn Kỳ và ông Vũ Đình Khải - Giám đốc và Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cao Phong cùng đông đủ học viên là Phó Trưởng phòng, chuyên viên, kỹ sư xây dựng, kỹ sư thủy lợi, cán bộ kỹ thuật thuộc các phòng, ban trực thuộc Ban Quản lý và cán bộ thuộc các công ty xây dựng trên địa bàn huyện Cao Phong. Các khóa học được tổ chức từ ngày 16/3/2019 đến ngày 19/3/2019. Tại mỗi khóa học, với từng chuyên đề, học viên được các giảng viên giàu kinh nghiệm, có chuyên môn sâu hướng dẫn, trao đổi, thảo luận và thực hành các bài tập tình huống thiết thực, sát với thực tế tại địa phương và của từng đơn vị. Sau khóa học có 01 bài kiểm tra, là căn cứ để Hội đồng xét tốt nghiệp Học viện đánh giá cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình Bồi dưỡng từng lĩnh vực cho những học viên đạt yêu cầu. Đầu tháng 3/2019, tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây), Sở Nội vụ và Học viện Hành chính quốc gia (Bộ Nội vụ) phối hợp tổ chức lễ khai giảng lớp Bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý đối với chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn của thành phố Hà Nội. Đây là lớp bồi dưỡng đầu tiên trong tổng số 5 lớp được tổ chức theo Quyết định số 859/QĐ-UBND ngày 21- 2-2019 của UBND TP Hà Nội về việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý theo “Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức TP Hà Nội” năm 2019. Lớp học có 99 học viên, là chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn của TP Hà Nội. Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Đình Hoa, nhằm nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ CBCCVC của TP, Sở Nội vụ đã tham mưu trình UBND thành phố ban hành Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 17-4-2017 phê duyệt “Đề án nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, công chức, viên chức của thành phố giai đoạn 2016-2020”. Từ đó đến nay, Hà Nội đã mở 4 khóa học và đây là khóa thứ 5 bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt cơ sở. Tại khóa học lần này, ngoài nội dung chương trình mà Học viện Hành chính quốc gia đã xây dựng để đào tạo chung, Ban tổ chức còn phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng & đô thị (Bộ Xây dựng) đưa thêm một số chuyên đề liên quan đến quản lý đô thị, quản lý quy hoạch, xây dựng phát triển khu vực nông thôn bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vào giảng dạy. Đồng thời, các học viên sẽ trao đổi những tình huống, phương pháp giải quyết những công việc có liên quan ở cơ sở. Kết thúc khóa học, Sở Nội vụ sẽ chọn 10% học viên có thành tích học tập cao nhất đi tham quan học tập kinh nghiệm ở một số nước. AMC KHAI GIẢNG 02 KHÓA ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ XÂY DỰNG TẠI CAO PHONG – TỈNH HÒA BÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CHO CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH CẤP XÃ TẠI HÀ NỘI TIN ĐÀO TẠO 66 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7 /2016. Nhằm cung cấp kiến thức, trang bị những kỹ năng về an toàn vệ sinh lao động và cách thức vận dụng linh hoạt Luật ATVSLĐ vào công tác quản lý vận hành. Trung tuần tháng 3/2019, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã phối hợp với Công ty CP Sofia nội thất tổ chức khóa “Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động” cho các cán bộ, nhân viên của Công ty. Tham dự Lễ khai mạc khóa tập huấn có ông Nguyễn Tuấn Hùng - Giám đốc điều hành Công ty CP Sofia nội thất cùng đông đủ học viên thuộc đối tượng nhóm 1 và nhóm 3 tham gia khóa tập huấn. Tại khóa tập huấn, các giảng viên trực tiếp hướng dẫn các nội dung về Luật ATVSLĐ và các kỹ năng vận dụng trong thực tế, học viên được nghiên cứu, trao đổi và thảo luận về các nội dung chủ yếu: Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác an toàn vệ sinh lao động. Qua khóa học, học viên nắm vững được các kiến thức cơ bản và nâng cao, cũng như kiến thức mở rộng, đồng thời hiểu rõ các kỹ năng tổ chức, thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trên các công trường xây dựng; từ đó góp phần kiềm chế và giảm thiểu tai nạn lao động, tăng cường công tác bảo hộ và vệ sinh lao động đối với các đơn vị thi công xây dựng. Thực hiện Đề án Chính phủ đã phê duyệt về “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức và lãnh đạo chuyên đô thị các cấp” (gọi tắt là Đề án 1961), ngày 11/12/2018, Ban chỉ đạo Đề án do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh đại diện đã ký quyết định số 1569/QĐ-BCĐ 1961 về việc ban hành các bộ đề cương chi tiết chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp, trong đó có 06 bộ đề cương chương trình đào tạo chuyên sâu theo từng lĩnh vực của Đề án 1961. Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị là cơ quan được Chính phủ và Bộ Xây dựng giao chủ trì thực hiện Đề án đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương với mục tiêu nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, điều hành cho công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp trong công tác quản lý xây dựng, phát triển đô thị Việt Nam, tạo sự thống nhất và đồng đều của công tác này trên cả nước Ngày 18/3/2019, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh tổ chức khóa Đào tạo chuyên sâu về: "Quản lý trật tự xây dựng" theo Đề án 1961 cho 150 học viên là cán bộ quản lý đô thị của các địa phương trong tỉnh; đại diện Phòng, Ban liên quan thuộc Sở Xây dựng... Chương trình diễn ra trong 3 ngày bao gồm các chuyên đề: Tổng quan về quản lý trật tự xây dựng đô thị; kỹ năng nhận diện các hành vi vi phạm hành chính trong xây dựng; thẩm quyền và các hình thức áp dụng xử phạt vi phạm hành chính; thực hiện cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng; kỹ năng tiếp nhận thông tin vụ việc và giải quyết khiếu nại, tố cáo; trao đổi kinh nghiệm, tham quan thực tiễn. HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP SOFIA NỘI THẤT ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU VỀ “QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ” THEO ĐỀ ÁN 1961 TẠI QUẢNG NINH TIN ĐÀO TẠO 67Số 64.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ Để đáp ứng yêu cầu quản lý trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật, góp phần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp cho các cán bộ, công chức và các chức danh có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn, cũng trong tháng 3/2019, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã phối hợp với Sở Xây dựng Kiên Giang tổ chức khai giảng khóa “Bồi dưỡng xử lý vi phạm trật tự xây dựng và phổ biến Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ” tại Kiên Giang. Tham dự Lễ khai giảng Khóa học có ông Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc Sở Xây dựng Kiên Giang cùng đông đủ 160 học viên là các cán bộ địa chính xã, phường; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Nội dung chính của Khóa học bao gồm: Kỹ năng nhận diện các hành vi vi phạm hành chính trong xây dựng; thẩm quyền và các hình thức áp dụng xử phạt vi phạm hành chính; thực hiện cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm trật tự xây dựng; phổ biến một số điểm mới của Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ- CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ... Đây là những nội dung hết sức cần thiết cho các cán bộ, công chức và các chức danh có thẩm quyền bảo đảm trật tự xây dựng trên địa bàn Tỉnh. Sau khi kết thúc Khóa học, học viên có thể ứng dụng vào ngay công tác thực tiễn thường ngày. Với phương pháp giảng dạy tiên tiến bằng hình thức lấy học viên làm trung tâm, coi trọng sự tương tác giữa giảng viên và các học viên về nội dung các chuyên đề, cũng như về các tình huống thực tế. Thông qua khóa học, học viên có điều kiện nắm bắt một cách cơ bản, có hệ thống các yêu cầu, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật cũng như các kỹ năng cần thiết để làm tốt công tác tham mưu cho chủ tịch UBND các cấp trong xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn của địa phương mình. Ngày 19/01/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 84/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030 với các mục tiêu cụ thể được đặt ra trong từng giai đoạn. Theo đó đến năm 2020, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát hoặc ban hành chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh, lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng; 100% các sở xây dựng, các đô thị trực thuộc tỉnh từ loại II trở lên được đào tạo, bồi dưỡng về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nhằm đáp ứng mục tiêu này, ngày 27/3/2019, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Sở Xây dựng Lâm Đồng tổ chức khóa Đào tạo chuyên sâu về “Định hướng phát triển đô thị tăng trưởng xanh” theo Đề án 1961 (Đề án về “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức và lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp”). Tham dự Lễ Khai giảng khóa đào tạo có ông Bùi Quang Sơn - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng; các đại biểu đại diện Văn phòng Sở, cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Xây dựng, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị cùng đông đủ học viên là lãnh đạo và cán bộ UBND các huyện, các phòng Quản lý đô thị, phòng Kinh tế hạ tầng...; các phòng ban chuyên môn thuộc Sở ngành và các đối tượng khác có liên quan của tỉnh Lâm Đồng. Chương trình diễn ra trong 3 ngày, nội dung các vấn đề về phát triển đô thị tăng trưởng xanh (Cơ sở pháp lý và thực tiễn, kỹ năng xây dựng chương trình, kỹ năng thực hiện triển khai, các vấn đề về vốn cho đầu tư phát triển đô thị tăng trưởng xanh, trao đổi kinh nghiệm, tham quan thực tiễn). Với nội dung chuyên đề thiết thực, đa số các học viên đều cho rằng khóa học đã đem lại nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích, đánh giá cao sự hiệu quả chương trình đào tạo do Học viện tổ chức. AMC BỒI DƯỠNG XỬ LÝ VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG VÀ PHỔ BIẾN NGHỊ ĐỊNH 139/2017/NĐ-CP CHO 160 HỌC VIÊN TẠI KIÊN GIANG ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU VỀ “ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TĂNG TRƯỞNG XANH” THEO ĐỀ ÁN 1961 TẠI LÂM ĐỒNG TIN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ 68 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Tống Thị Hạnh và thủ trưởng các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Xây dựng báo cáo tiến độ xây dựng, nội dung các văn bản QPPL được Bộ Xây dựng giao chủ trì thực hiện. Theo kế hoạch xây dựng văn bản QPPL trong năm 2019, Bộ Xây dựng dự kiến trình ban hành và trực tiếp ban hành khoảng 38 văn bản QPPL liên quan đến pháp luật xây dựng. Bộ trưởng Phạm Hồng Hà đặt ra một số vấn đề mà các đơn vị cần lưu ý trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng văn bản QPPL như: Tiến độ hoàn thành, nội dung ban hành, phương thức và cách thức xây dựng nội dung và phối hợp giữa các Bộ, ngành, các đơn vị trong Bộ Trong đó, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh chất lượng của các văn bản trước khi ban hành phải được rà soát, đánh giá tác động, tổng kết chính sách, đây là khâu cơ bản, quyết định chất lượng văn bản QPPL khi đã ban hành. Theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, việc xây dựng bất kỳ một văn bản QPPL nào của Bộ Xây dựng là công việc chung của cả Bộ Xây dựng, Cục, Vụ, Viện nào cũng phải có trách nhiệm tham gia, mặc dù lãnh đạo Bộ đã có chỉ đạo đơn vị chủ trì thực hiện. Kết luận cuộc họp đốc thúc các Cục, Vụ, Viện hoàn thành nhiệm vụ theo tiến độ đề ra, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà khẳng định, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ Xây dựng. Trách nhiệm thuộc Bộ trưởng, các Thứ trưởng và thủ trưởng các đơn vị theo nguyên tắc người đứng đầu chịu trách nhiệm. Với tinh thần đó, Bộ trưởng tin tưởng rằng, chất lượng các văn bản QPPL sẽ cao hơn, tốt hơn trên cơ sở tinh thần trách nhiệm, có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thẳng thắn giữa các cơ quan trong Bộ Xây dựng. Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) vừa gửi Bộ trưởng Xây dựng báo cáo bổ sung phương án quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc các bộ, ngành trung ương tại Hà Nội. Cơ quan này đưa ra 3 phương án di dời. Phương án thứ nhất, VIUP đề xuất di chuyển trụ sở 12 bộ, ngành về khu vực Tây Hồ Tây trên khu đất có diện tích 35 ha. Các Bộ sẽ di chuyển về đây gồm Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Công Thương, Tư pháp, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Lao động - Thương binh Xã hội, Y tế, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Thông tin & Truyền thông, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Riêng trụ sở Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang xây dựng tại Mễ Trì Hạ. Với phương án này, bình quân Cần 17.000 tỷ dồng để di rời trụ sở 13 Bộ, Ngành khỏi trung tâm Hà Nội Bộ trưởng Phạm Hồng Hà chỉ đạo tại cuộc họp XÂY DỰNG THỂ CHẾ LÀ NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG NHẤT CỦA BỘ XÂY DỰNG CẦN 17.000 TỶ ĐỒNG ĐỂ DI DỜI TRỤ SỞ 13 BỘ, NGHÀNH KHỎI TRUNG TÂM HÀ NỘI Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà tại cuộc họp về chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) năm 2019 của Bộ Xây dựng, diễn ra chiều 25/3. Kế hoạch di dời trụ sở các Bộ, ngành khỏi trung tâm đã được đề ra từ nhiều năm trước và một số Bộ, ngành đã chuyển về trụ sở mới ở phía Tây Thủ đô. Tuy nhiên, bên cạnh vướng mắc về nguồn vốn để triển khai thì một trong những vấn đề khiến việc di dời chậm trễ là dù được cấp đất xây trụ sở mới, nhưng các Bộ ngành không bàn giao lại cơ sở cũ nằm trong quận trung tâm Thủ đô. Với 3 phương án di dời trụ sở các Bộ, ngành, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) nghiên cứu chỉ ra nhu cầu tài chính dao động từ 12.000 đến 17.000 tỷ đồng. TIN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ 69Số 64.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ mỗi cơ quan sẽ được xây dựng trên diện tích từ 1,5 đến 2 ha. Tổng số người làm việc dự kiến khoảng 14.000 người. VIUP cũng tính toán, với các công trình có chiều cao dự kiến 15-20 tầng và 3-4 tầng ngầm thì số vốn cần cho việc di dời vào khoảng 11.897 tỷ đồng. Phương án thứ hai là đề xuất chuyển 12 trụ sở bộ, ngành và Bảo hiểm Việt Nam về Mễ Trì Hạ. Theo đó, bình quân mỗi cơ quan sẽ có diện tích 1,8-3 ha. Phần diện tích còn lại được dùng để bố trí hồ điều hòa, nhà khách, nhà công vụ, công viên cảnh quan... Do tính cả nhân sự của Bảo hiểm Việt Nam nên tổng số người làm việc dự kiến khoảng 15.000 người. Với phương án này, cần khoảng 14.326 tỷ đồng để di dời. Trong đó nguồn vốn từ việc chuyển đổi 20 ha đất khu vực Tây Hồ Tây khoảng 8.000 tỷ đồng, chuyển đổi cơ sở cũ gần 6.330 tỷ đồng. Phương án thứ ba, VIUP đề xuất sẽ bố trí 13 cơ quan tại 2 khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì Hạ. Trong đó 20 ha tại Tây Hồ Tây bố trí 6 bộ, ngành, bình quân 2-3 ha mỗi cơ quan. Ở Mễ Trì Hạ, trên 55 ha sẽ bố trí 7 cơ quan với diện tích 3-4 ha mỗi đơn vị. Với phương án này, việc chuyển đổi 13 cơ quan cần 17.000 tỷ đồng, trong đó vốn chuyển đổi cơ sở cũ 12.000 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước 5.000 tỷ đồng. Phát biểu khai mạc buổi Lễ, Ông Nguyễn Trần Nam - Trưởng Ban tổ chức Triển lãm cho biết, Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD Hà Nội 2019 lần thứ 1 có chủ đề Xây dựng - Vật liệu xây dựng - Bất động sản - Trang trí nội, ngoại thất diễn ra từ ngày 27-31/3/2019 tại Cung Triển lãm Kiến trúc, quy hoạch xây dựng Quốc gia, với sự tham gia của hơn 1.600 gian hàng thuộc 400 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia, gồm: Mỹ, Pháp, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Đức, Ý, Cộng hòa Séc, Tây Ban Nha, Canada, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Trong khuôn khổ Triển lãm sẽ diễn ra nhiều hoạt động phong phú, như: Các hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp, vinh danh các gian hàng đẹp, có quy mô ấn tượng, tuân thủ đúng các quy định của Ban tổ chức. Cũng như các kỳ triển lãm trước, Triển lãm lần này là sân chơi bổ ích để các doanh nghiệp tăng cường giao lưu, hợp tác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước. Phát biểu chỉ đạo Triển lãm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư, đặc biệt là cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất. Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã chủ động xây dựng và ban hành kịp thời các chính sách đổi mới, hoàn thiện thể chế, đồng thời tập trung thực hiện các chương trình, hành động của Ngành, với các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng của Ngành. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực tiễn nhằm nắm bắt kịp thời những tồn tại, vướng mắc phát sinh để đề ra các giải pháp tháo gỡ kịp thời giúp đỡ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và người dân. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh, Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD là một trong những sự kiện quan trọng của ngành Xây dựng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước về xây dựng và bất động sản, tăng cường hợp tác quốc tế, với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp trong nước và quốc tế, là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh giao lưu, hợp tác, chuyển giao công nghệ hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD Hà Nội lần thứ nhất năm 2019 đã được tổ chức sáng ngày (27/3/2019) tại Cung Triển lãm Kiến trúc, quy hoạch xây dựng Quốc gia. KHAI MẠC TRIỂN LÃM QUỐC TẾ XÂY DỰNG VIETBUILD HÀ NỘI 2019 Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh và các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm TIN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ 70 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ có tốc độ tăng trưởng cao và nóng. Do vậy, việc mở văn phòng đại diện tại Vân Đồn giúp các sàn giao dịch, các cá nhân hoạt động môi giới BĐS hoạt động theo định hướng pháp luật hiện hành, bảo vệ quyền lợi của nhà môi giới và khách hàng. Ngoài ra, việc mở văn phòng đại diện tại Vân Đồn cũng là nhịp cầu kết nối các doanh nghiệp phát triển BĐS, các chủ đầu tư với nhà phân phối, mối giới BĐS và khách hàng. Thông tin về các sản phẩm BĐS từ đây được minh bạch, giúp thị trường phát triển lành mạnh và minh bạch. Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng Thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết, được thành lập từ tháng 5/2015, đến nay, Hội đã có gần 10 văn phòng ở các tỉnh trên cả nước. Quảng Ninh là địa phương có thị trường BĐS quy mô lớn và sôi động, Vân Đồn được Chính phủ định hướng xây dựng Khu kinh tế đặc biệt nên sẽ là thị trường BĐS Ngày 23/3, Hội môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam tổ chức lễ ra mắt văn phòng tại Vân Đồn – Quảng Ninh. Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo Hiệp hội BĐS Việt Nam, Hội Môi giới BĐS, đại diện Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh, đại diện chính quyền địa phương huyện Vân Đồn và thị trấn Cái Rồng. Đặc biệt sự kiện thu hút hàng trăm doanh nghiệp BĐS và các sàn giao dịch các tỉnh/thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh cùng đại diện hơn 20 sàn giao dịch, văn phòng môi giới tại Vân Đồn. Với định hướng xây dựng Vân Đồn thành Khu kinh tế đặc biệt, Vân Đồn trong những năm gần đây đã thu hút các nhà đầu tư lớn của Việt Nam và quốc tế tham gia phát triển các Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, đặc biệt là Casino (cho người Việt tham gia) và dự án Con đường di sản Vân Đồn (vốn đăng ký 8 tỷ USD và dùng quỹ đất rộng 3.500ha). Hạ tầng giao thông và đô thị cũng được chú trọng phát triển tạo lực đẩy cho kinh tế như Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái (SunGroup chuẩn bị khởi công), đường trục đô thị Vân Đồn rộng 58m (do Doji Group chuẩn bị khởi công), khu công nghiệp Cảng nước sâu Bắc đảo Cái Bầu Ngày 18/3/2019, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND về việc quy định quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2019. Theo Quyết định trên, quy định quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội gồm 20 Điều. Nội dung của quy định nêu rõ về nguyên tắc, trách nhiệm quản lý, nhiệm vụ và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội; Trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn TP. Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng; Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tham gia phối hợp trong công tác quản lý trật tự xây dựng; Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn TP phải tuân thủ Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan. Vân Đồn trong những năm gần đây đã thu hút các nhà đầu tư lớn của Việt Nam và quốc tế HỘI MỘI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM MỞ RỘNG HỆ THỐNG RA VÂN ĐỒN – QUẢNG NINH HÀ NỘI BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ Mỗi năm có cả nghìn công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội TIN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ 71Số 64.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ Trong đó, Sở Xây dựng có nhiệm vụ phối hợp với UBND cấp huyện thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hướng dẫn các tổ chức và nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn. Phối hợp với Sở Thông tin – Truyền thông và các cơ quan truyền thông của TP trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng trên địa bàn. Thông tin kết quả cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình do Sở Xây dựng cấp phép đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình được cấp phép để phối hợp quản lý. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho UBND cấp huyện trong công tác cấp phép xây dựng, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. Đồng thời, Sở Xây dựng chỉ đạo Thanh tra Sở Xây dựng trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn xử lý các vi phạm trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND TP; Đôn đốc, hướng dẫn UBND cấp huyện trong việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn. Sở Xây dựng có nhiệm vụ đề xuất Chủ tịch UBND TP xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng trên địa bàn quản lý. Định kỳ 6 tháng, Sở Xây dựng tổ chức giao ban công tác quản lý trật tự xây dựng với UBND quận, huyện, thị xã để tổng hợp tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý trật tự xây dựng ở địa phương. Ngoài ra, quy định cũng nêu rõ trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện, cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng, Công an TP, Công an cấp huyện, cấp xã theo phân cấp quản lý của ngành. Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Đà Lạt là đô thị loại I, đáp ứng các tiêu chí của thành phố trực thuộc trung ương, là "cực tăng trưởng" quan trọng của vùng kinh tế Nam Tây Nguyên. Ngày 22/3, tại TP Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê quyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch trên toàn bộ tỉnh Lâm Đồng, gồm 2 thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và 10 huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đam Rông, Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai. Theo quy hoạch vừa được công bố, Lâm Đồng sẽ được xây dựng, phát triển thành vùng kinh tế động lực của Tây Nguyên, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại; là trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch canh nông, du lịch văn hóa – di sản – danh lam thắng cảnh tầm cỡ quốc gia và quốc tế; phát triển đô thị – nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu ĐÀ LẠT SẼ HỘI ĐỦ TIÊU CHÍ CỦA THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Thành phố Đà Lạt là đô thị loại I sẽ đáp ứng các tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14_1309_2171621.pdf
Tài liệu liên quan