Tài liệu Nâng cao năng lực và vị thế người phụ nữ Thái trong xây dựng nông thôn mới tại điểm tái định cư ở bản Nhạp xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La - Đặng Thị Nhuần: 64
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016), tr 64 - 74
NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ VỊ THẾ NGƯỜI PHỤ NỮ THÁI TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI ĐIỂM TÁI ĐỊNH CƯ Ở BẢN NHẠP XÃ CHIỀNG LAO,
HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA
Đặng Thị Nhuần
Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Sơn La đã nhận được sự tham gia tích cực của phụ nữ
dân tộc Thái đối với phong trào này. Bởi phụ nữ Thái là người có vai trò quan trọng trong gia đình, xã hội và cộng
đồng cũng như phát triển kinh tế hộ. Bài viết dựa trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát những vấn đề đang đặt ra
trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, khảo sát năng lực,vị trí của phụ nữ Thái trong phát triển
nông nghiệp, nông thôn đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao vị thế và năng lực tham gia của phụ nữ Thái
vào xây dựng nông thôn mới tại điểm tái định cư ở bản Nhạp xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Từ khóa: Năng lực, vị thế, phụ nữ Thái, nông thôn m...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao năng lực và vị thế người phụ nữ Thái trong xây dựng nông thôn mới tại điểm tái định cư ở bản Nhạp xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La - Đặng Thị Nhuần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016), tr 64 - 74
NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ VỊ THẾ NGƯỜI PHỤ NỮ THÁI TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI ĐIỂM TÁI ĐỊNH CƯ Ở BẢN NHẠP XÃ CHIỀNG LAO,
HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA
Đặng Thị Nhuần
Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Sơn La đã nhận được sự tham gia tích cực của phụ nữ
dân tộc Thái đối với phong trào này. Bởi phụ nữ Thái là người có vai trò quan trọng trong gia đình, xã hội và cộng
đồng cũng như phát triển kinh tế hộ. Bài viết dựa trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát những vấn đề đang đặt ra
trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, khảo sát năng lực,vị trí của phụ nữ Thái trong phát triển
nông nghiệp, nông thôn đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao vị thế và năng lực tham gia của phụ nữ Thái
vào xây dựng nông thôn mới tại điểm tái định cư ở bản Nhạp xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Từ khóa: Năng lực, vị thế, phụ nữ Thái, nông thôn mới, Sơn La.
1. Đặt vấn đề
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), áp dụng đối với Trung du
miền núi phía bắc, bộ 19 tiêu chí bao gồm: “Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông,
thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu
nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất,
giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh,
trật tự xã hội”[1]. Với điều kiện của khu vực tái định cư ven hồ thủy điện còn nhiều khó khăn,
địa hình cao, dốc, chia tách giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn nhiều
hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo cao, trong 5 năm, từ năm 2007 đến nay khi di vén lên khu vực tái định
cư ven hồ thủy điện Sơn La, các xã tái định cư của hai huyện Mường La, Quỳnh Nhai của tỉnh
Sơn La, một mặt ổn định cuộc sống người dân tái định cư đồng thời đẩy nhanh thực hiện
chương trình, đề án xây dựng Nông thôn mới.
Bản Nhạp, xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La là một điểm tái định cư di
vén của công trình thủy điện Sơn La có diện tích rộng 168,3 ha và gồm 103 hộ, với 393
người, trong đó 96 hộ thuộc diện tái định cư di vén, 7 hộ (người Kinh) đến làm ăn, hộ trong
diện nghèo chiếm 49% (năm 2015). Sinh kế chính của họ dựa vào trồng ngô, sắn, đi làm thuê
và các hoạt động dịch vụ buôn bán, kinh doanh nhỏ. Họ Quàng chiếm nhiều nhất khoảng
60%, sau đó đến họ Tòng, họ Lò, họ Lường, họ Cà, 90,5% cư dân là dân tộc Thái [3]. Sau 05
năm tái định cư cuộc sống người Thái ở bản Nhạp dần đi vào ổn định. Người dân bản Nhạp
vốn là cư dân nông nghiệp canh tác ruộng nước, canh tác nương rẫy. Môi trường canh tác lúa
nước truyền thống không còn, điều kiện tự nhiên thay đổi, địa hình đồi núi cao, đất ở và canh
Ngày nhận bài: 16/8/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016
Liên lạc: Đặng Thị Nhuần, e-mail: nhuan4899@gmail.com
65
tác có độ dốc lớn. Nhằm thích ứng với điều kiện sản xuất và sinh kế mới khu vực ven hồ, từng
bước ổn định đời sống, các hộ gia đình người Thái bản Nhạp đã đẩy mạnh chương trình xây
dựng NTM, tập trung phát triển kinh tế hộ gia đình theo các tiêu chí đã được cụ thể hóa trong
Đề án xây dựng nông thôn mới của xã Chiềng Lao.
Hơn nữa, muốn phát triển kinh tế hộ gia đình cần tiếp cận, nghiên cứu, đánh giá vai trò,
vị thế của người phụ nữ Thái, hiện nay vai trò của người phụ nữ Thái ở bản Nhạp được nâng
lên. Phụ nữ đã nhận thức và phát huy vai trò của mình trong sản xuất nông nghiệp, các hoạt
động xã hội và cộng đồng nông thôn, xây dựng nông thôn mới ở Bản Nhạp đem lại nhiều cơ
hội cho phụ nữ Thái. Tuy vậy, phần lớn phụ nữ Thái trình độ còn thấp (trình độ học vấn Phụ
nữ ở bản Nhạp: Tiểu học 33,3%, THCS 38,4%, THPT 21,3%, chuyên nghiệp, nghề 7,0 %)
nên chưa hiểu hết quyền và địa vị pháp lý của mình, công việc nương rẫy, chăm sóc con cái
chiếm nhiều thời gian, nên ít có thời gian tham gia hội họp cộng đồng, ít có thời gian tiếp cận
thông tin nâng cao kiến thức và hiểu biết. Điều này đòi hỏi phải có những nghiên cứu để đánh
giá đúng vai trò của phụ nữ trong gia đình, trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình và
xây dựng nông thôn mới đồng thời có những chính sách và giải pháp nhằm phát huy năng lực
của phụ nữ Thái ở nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ hoàn thành tốt trách nhiệm,
vai trò của mình trong đời sống, sản xuất và các hoạt động xã hội. Nghiên cứu này được đặt ra
nhằm góp phần giải quyết những vấn đề trên tại bản Nhạp, xã Chiềng Lao, Mường La, Sơn
La, một địa phương thuộc vùng tái định cư ven hồ thủy điện Sơn La.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin (tài liệu, báo cáo, dữ liệu) tại bản Nhạp, xã Chiềng Lao;
- Phiếu điều tra, phỏng vấn sâu phụ nữ tại bản Nhạp, điều tra mẫu người dân tại bản;
- Tham vấn cộng đồng: Tổ chức các cuộc họp dân, thảo luận giữa nhóm nghiên cứu và bà
con trong bản.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đánh giá của phụ nữ Thái về mức độ quan trọng trong thực hiện 19 tiêu chí xây
dựng Nông thôn mới
Đề án xây dựng nông thôn của Ủy ban nhân dân (UBND) xã Chiềng Lao được thực
hiện từ năm 2010 đến nay, sau 5 năm đi vào triển khai thực hiện, phụ nữ Thái bước đầu nhận
thức được ý nghĩa mang lại từ quá trình xây dựng Nông thôn mới theo 19 tiêu chí. Trong các
tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, kết quả khảo sát ý kiến của phụ nữ Thái về những tiêu chí
quan trọng nhất cần được ưu tiên giải quyết hiện nay ở bản Nhạp là: giao thông, hình thức tổ
chức sản xuất, thu nhập, giảm hộ nghèo, y tế, chợ. (Bảng 1)
Bảng 1. Phụ nữ bản Nhạp đánh giá mức độ quan trọng xây dựng Nông thôn mới
TT 19 Tiêu chí xây dựng Nông thôn mới
Đánh giá của phụ nữ
Số tham
gia
Tổng số
Mức độ quan
trọng (%)
1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 52 200 26
2 Giao thông 200 200 100
66
3 Thủy lợi 22 200 11
4 Điện 33 200 16,5
5 Trường học 12 200 6,0
6 Cơ sở vật chất văn hóa 23 200 11,5
7 Chợ nông thôn 200 200 100
8 Bưu điện 18 200 9
9 Nhà ở dân cư 164 200 82
10 Thu nhập 200 200 100
11 Hộ nghèo 67 200 33,5
12 Cơ cấu lao động 78 200 39
13 Hình thức tổ chức sản xuất 200 200 100
14 Giáo dục 7 200 3,5
15 Y tế 178 200 89
16 Văn hóa 13 200 6,5
17 Môi trường 22 200 11
18 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh 19 200 9,5
19 An ninh, trật tự xã hội 27 200 13,5
Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu tại bản Nhạp, xã Chiềng Lao
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, trên cơ sở 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới
được đưa ra lấy ý kiến từ phụ nữ ở bản Nhạp, tiêu chí giao thông hiện nay chưa đạt theo tiêu
chí nhựa hóa, bê tông hóa trong đó 100% phụ nữ ý kiến đánh giá cao tầm quan trọng của việc
xây dựng giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, nhất là vào mùa mưa lũ,
hiện tượng sạt lở đất gây ách tắc giao thông đi lại nghiêm trọng. Vấn đề tổ chức sản xuất, thu
nhập được phụ nữ Bản Nhạp quan tâm, hiện nay theo quan sát của chúng tôi, vấn đề nổi cộm
nhất đang đặt ra là thiếu đất sản xuất nông nghiệp, trình độ canh tác của người dân còn lạc
hậu. Người dân bị mất đất sản xuất do nước ngập và gặp nhiều khó khăn để thích ứng với các
hoạt động sinh kế mới tại khu vực tái định cư ven hồ. Trong khi đó, phần lớn đất đai ở Bản
Nhạp là đất đồi núi có độ dốc lớn (độ cao trên cốt 218 m) đã ảnh hưởng không nhỏ đến các
hoạt động sinh kế và ổn định cuộc sống của các hộ gia đình. Số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao
(45,4% năm 2012) cho thấy việc cải thiện sinh kế, tăng thu nhập cho các các hộ gia đình thoát
nghèo đang là vấn đề cần được quan tâm ở bản Nhạp. Vấn đề y tế đang được phụ nữ Bản
Nhạp quan tâm hàng đầu, đặc biệt đội ngũ cán bộ có trình độ và trang thiết bị khám chữa bệnh
còn nghèo nàn. Hiện nay ở bản Nhạp chưa có chợ nông thôn, đây là vấn đề cần sớm được giải
quyết đáp ứng yêu cầu trao đổi hàng hóa thiết yếu của người dân.
Trong đề án xây dựng Nông thôn mới của UBND xã Chiềng Lao đánh giá: tiêu chí
giao thông liên xã, liên bản là chưa đạt (so với chuẩn tiêu chí mới chỉ đạt 50%). Tỷ lệ lao
động được đào tạo tập huấn kỹ thuật 9,0% (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt
trên 20%). Tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, trình độ lao động, chất lượng lao động còn
thấp chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động được đào tạo có kỹ thuật còn thấp
67
hơn nhiều so với chuẩn tiêu chí quy định [3]. Trong điều kiện cụ thể của xã Chiềng Lao đây là
những vấn đề đang đặt ra trong đời sống hàng ngày của các hộ gia đình ven hồ nói chung và
người phụ nữ nói riêng.
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy những tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo đánh
giá trong đề án xây dựng Nông thôn mới được UBND xã Chiềng Lao xây dựng phù hợp với
đánh giá, nhận xét của người dân được khảo sát.
3.2. Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp
Chiềng Lao là xã thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào canh tác trên nương rẫy (trồng
ngô, sắn, nuôi gia súc, thủy cầm ven hồ). “Thu nhập bình quân trong năm của một hộ ở bản
Nhạp là 5,5 triệu đồng/người bằng 0,65 lần thu nhập bình quân của huyện (8,5 triệu
đồng/người) và bằng 66,0% thu nhập bình quân vùng nông thôn của tỉnh (8,42 triệu
đồng/người). Theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt 1,2 lần so với mức bình quân
chung của tỉnh (hiện nay xã Chiềng Lao mới đạt 0,66 lần). Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm
88,8%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 4,8% và dịch vụ chiếm 6,4%. Sản lượng lương
thực có hạt đạt 776,0 tấn, bình quân lương thực đầu người ước đạt 455 kg/người/năm” [3].
Trong sản xuất nông nghiệp phụ nữ Thái là người đóng vai trò chính ở hầu hết các khâu
quan trọng. Với trồng trọt, người phụ nữ ra quyết định chính trong các khâu lựa chọn giống
(72%), việc lựa chọn kỹ thuật canh tác (81,6%), trong khi đó người chồng thể hiện vai trò cao ở
các khâu ra quyết định: mua công cụ sản xuất, thuê phương tiện lao động (lần lượt là 37,1% và
72,4%). Trong việc thực hiện các khâu canh tác từ làm đất, gieo trồng đến thu hoạch, bón phân,
làm cỏ, tưới tiêu nước, phun thuốc sâu, thu hoạch bán sản phẩm, người vợ giữ vai trò chủ đạo
trong các khâu: gieo trồng trên nương rẫy (59,67%), bón phân làm cỏ (77,49%), tưới tiêu nước
(64,46%), bán sản phẩm (85,67%), người chồng là người thực hiện chính các khâu công việc:
làm đất (47,12%), phun thuốc trừ sâu (52,7%). (Bảng 2).
Bảng 2. Người ra quyết định và thực hiện các khâu trong trồng trọt
(Đơn vị: %)
Chồng Vợ
Cả 2 vợ
chồng
Con
nam
Con
nữ
1. Người ra quyết định các khâu công việc
Giống cây trồng 16,04 72,0 7,8 0,00 4,16
Kỹ thuật canh tác 14,4 81,6 4,18 0,00 0,00
Mua công cụ sản xuất 37,1 25,88 31,57 5,45 0,00
Mua vật tư nông nghiệp (phân, thuốc...) 28,23 16,29 42,4 7,21 5,50
Bán sản phẩm 23,28 21,12 55,6 0,00 0,00
Thuê phương tiện, lao động 72,4 13,9 6,48 5,77 1,45
2. Người thực hiện các khâu công việc
Làm đất 47,12 22,81 26,35 1,22 2,5
Gieo trồng trên nương rẫy 11,46 59,67 18,51 1,15 0,81
Bón phân, làm cỏ 6,28 77,49 12,8 3,21 0,22
68
Tưới tiêu nước 22,14 64,46 12,26 0,00 1,14
Phun thuốc sâu 52,7 34,68 0,00 0,00 12,62
Thu hoạch 28,74 39,44 31,82 0,00 0,00
Đi bán sản phẩm 2,28 85,67 7,51 4,54 00,0
Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu tại bản Nhạp, xã Chiềng Lao
Trong chăn nuôi, việc ra quyết định chọn lựa giống, kỹ thuật, quy mô nuôi, mua vật tư,
làm chuồng trại do người chồng quyết định với ý kiến đánh trên 50%. Người vợ ra quyết định
chính về bán sản phẩm, với ý kiến đánh giá trên 90%. Việc trực tiếp thực hiện các khâu chăm
sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, đi bán sản phẩm với 65% - 80% ý kiến cho rằng phụ nữ
thực hiện là chính, người chồng chỉ đảm nhiệm mua con giống và đi mua thức ăn tinh. Trong
chăn nuôi, phụ nữ thực hiện chủ yếu khâu chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc gia cầm vốn đòi hỏi
nhiều thời gian và sự tỉ mỉ, khéo léo. (Bảng 3).
Bảng 3. Người ra quyết định và thực hiện các khâu trong chăn nuôi
(Đơn vị: %)
Chồng Vợ
Cả 2 vợ
chồng
Con
nam
Con
nữ
1. Người ra quyết định các khâu công việc
Giống nuôi 72,28 10,24 11,36 5,12 1,00
Kỹ thuật nuôi 68,31 16,36 13,5 0,00 1,87
Quy mô nuôi 62,28 24,09 11,36 0,00 2,27
Mua vật tư nông nghiệp (thức ăn, thuốc.) 37,28 52,09 8,09 0,00 2,54
Bán sản phẩm 2,61 95,45 1,94 0,00 0,00
Người thực hiện các khâu chăn nuôi
Làm chuồng trại 92,35 3,6 4,05 0,00 0,00
Mua giống 78,84 11,20 9,96 0,00 0,00
Mua thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y 65,45 30,91 3,64 0,00 0,00
Cho ăn và vệ sinh chuồng trại 13,64 70,45 11,36 0,00 4,55
Chăn dắt 12,50 80,00 12,50 0,00 5,00
Đi bán sản phẩm 9,09 65,91 18,18 4,55 2,27
Nguồn: Số liệu điều tra tại bản Nhạp, Xã Chiềng Lao
3.3. Vai trò của phụ nữ trong việc kiểm soát các nguồn lực kinh tế hộ
Phụ nữ Thái ở bản Nhạp có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, trong gia
đình, phụ nữ Thái giữ vai trò nội trợ, chi tiêu chăm lo sinh hoạt đời sống hàng ngày cho cả gia
đình, chăm lo việc học của con cái cũng như các khoản đóng góp. Việc ra quyết định chính
đối với kinh tế gia đình vợ/chồng: Quyền kiểm soát kinh tế, tài sản là 27,51/ 41,26% , đứng
tên sổ đỏ (12,22/ 67,98%), đứng tên đăng ký xe máy (3,14/ 89,37%). Kết quả điều tra, khảo
sát cho thấy, tỷ lệ vợ chồng cùng bàn bạc, thống nhất các công việc chính cao, hai vợ chồng
thống nhất quyền kiểm soát kinh tế, tài sản 30,18%, hai vợ chồng cùng đứng tên sổ đỏ
15,94%. Như vậy trong gia đình người Thái hiện nay, vai trò phụ nữ ngày càng được nâng
69
lên, sự bình đẳng trong việc quyết định những vấn đề lớn của kinh tế gia đình là thước đo
quan trọng nhất khẳng định vai trò làm vợ làm mẹ của phụ nữ Thái ở Chiềng Lao. (Bảng 4).
Bảng 4. Vai trò trong kiểm soát kinh tế, tài sản hộ gia đình
(Đơn vị: %)
Chỉ tiêu Chồng Vợ
Cả 2 vợ
chồng
Con
nam
Con
nữ
Quyền kiểm soát kinh tế, tài sản 41,26 27,51 30,18 1,05 0,00
Đứng tên sổ đỏ 67,98 12,22 15,94 2,86 1,00
Đứng tên đăng ký xe máy 89,37 3,14 2,57 3,42 1,5
Đứng tên vay vốn 77,91 17,32 5,14 3,77 1,00
Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu tại bản Nhạp, xã Chiềng Lao
3.4. Phụ nữ với tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã hội nông thôn
Hiện nay việc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng của phụ nữ Thái ở bản
Nhạp ngày càng tăng lên. Đặc biệt việc xem ti vi vào buổi tối, tham gia các hoạt động văn
nghệ ở bản, họp phụ nữ, tham dự các lớp tập huấn sức khỏe sinh sản, chăm sóc trẻ nhỏ,
khuyến nông để nắm bắt kỹ thuật mới giúp người phụ nữ ở Chiềng Lao tiếp cận với các kênh
thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và hiểu biết.
Bảng 5. Phụ nữ với việc tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã hội
Chỉ tiêu
Số phụ nữ
tham gia
Mức độ Tỉ lệ %
Đi họp 89 Thường xuyên 44,5
Tham dự tập huấn 97 Thường xuyên 48,5
Xem ti vi 100 Thường xuyên 50
Nghe đài phát thanh 49 Thỉnh thoảng 24,5
Sử dụng điện thoại bàn 21 Thường xuyên 10,5
Sử dụng điện thoại di động 54 Thường xuyên 27
Xem văn nghệ (bản) 86 Thỉnh thoảng 43
Tham gia công việc chung của bản (lễ hội) 77 Thỉnh thoảng 38,5
Tham gia vệ sinh môi trường 100 Thỉnh thoảng 50
Tham gia lao động công ích 100 Thỉnh thoảng 50
Tham gia các cuộc thi (tuyên truyền) 53 Thỉnh thoảng 26,5
Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu tại bản Nhạp, xã Chiềng Lao
Trong quan hệ xã hội, phụ nữ thường tích cực tham gia các công việc huy động của
thôn xã như vệ sinh môi trường bản làng, giúp đỡ người nghèo, lao động xây dựng trường
học, vệ sinh đường ống dẫn nước chung của bản, tham gia tập luyện trong các đội văn nghệ
bản. Như vậy, để nâng cao hơn nữa vai trò của phụ nữ Thái trong phát triển kinh tế hộ gia
đình, nâng cao quyền bình đẳng trong tiếp cận nguồn thông tin và quan hệ xã hội ở nông thôn
khu vực tái định cư ven hồ thủy điện Sơn La hiện cần có những giải pháp phát huy hiệu quả,
toàn diện vai trò của phụ nữ trong phong trào xây dựng nông thôn mới hiên nay.
70
3.5. Những thuận lợi và khó khăn của phụ Thái ở bản Nhạp xã Chiềng Lao trong việc
xây dựng nông thôn mới
a) Thuận lợi
Khi tới nơi ở mới được sự quan tâm của các cấp chính quyền nên hệ thống cơ sở hạ tầng
được đầu tư tốt hơn.
Khi tới nơi ở mới sự giao thoa học hỏi văn hóa, phong tục tập quán lẫn nhau giữa các
dân tộc mang đến những hệ quả tích cực, thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức của người dân
tái định cư, đặc biệt là phụ nữ.
b) Khó khăn
- Mức sinh của phụ nữ vẫn cao, tỉ lệ sinh con thứ 3 ở bản Nhạp là 64%. Việc kết hôn
sớm (tảo hôn) ở bản Nhạp là 67%, hệ quả kết hôn sớm còn gây khó khăn cho công tác nâng
cao sức khỏe cho phụ nữ ở khu tái định cư.
- Trình độ dân trí của cộng đồng tái định cư nói chung và phụ nữ Thái nói riêng còn
thấp, nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn duy trì như: chăn nuôi dưới gầm sàn, gần nhà,
chăn thả gia súc thả rông thiếu chuồng trại hợp lý nên chất thải bừa bãi, cùng với việc sinh
hoạt thiếu vệ sinh ảnh hưởng tới môi trường sinh sống.
- Tập quán canh tác của phụ nữ Thái trước khi tái định cư gắn liền với ruộng nương, đất
đai tương đối nhiều và tốt, thuận lợi để canh tác, chăn nuôi. Nay khi tái định cư diện tích đất
bị thu hẹp, buộc họ phải chuyển đổi nghề nghiệp, nhưng việc đó chưa thích ứng ngay một
sớm một chiều nên gây khó khăn rất lớn trong đời sống của dân tái định cư, trong đó có phụ
nữ Thái.
3.6. Giải pháp nâng cao năng lực và vị thế của phụ nữ Thái trong xây dựng Nông thôn
mới ở bản Nhạp, Chiềng Lao
Khu vực tái định cư (TĐC) ven hồ thủy điện Sơn La có nhiều lợi thế phát triển nông
nghiệp nông thôn, các tiềm năng nguồn nước, rừng, đất đai đang được các hộ gia đình khai
thác, sử dụng nhằm ổn định cuộc sống ở bản tái định cư gắn với phong trào xây dựng Nông
thôn mới đã được UBND xã Chiềng Lao xác định trong đề án và đang triển khai trên cơ sở
đánh giá các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của địa phương. “Đề án xây dựng Nông thôn mới ở
Chiềng Lao” xác định theo 4 định hướng phát triển kinh tế:
- Phát triển kinh tế Hợp tác xã gắn với xây dựng Nông thôn mới (phát triển nuôi trồng
thủy sản, chăn nuôi thủy cầm, sử dụng đất bán ngập, phát triển Hợp tác xã dịch vụ du lịch
lòng hồ.
- Phát triển kinh tế rừng (trồng cây cao su, chăn nuôi đại gia súc).
- Đảm bảo đúng tiến độ giao đất cho các hộ tái định cư ổn định sản xuất, đền bù chênh
lệch giá đất.
- Khôi phục phát triển giá trị văn hóa của dân tộc Thái (ví dụ như: các làn điệu dân ca
Thái cổ, các trò chơi truyền thống của dân tộc Thái...).
Nông nghiệp, nông thôn tái định cư đang có bước chuyển biến thay đổi quan trọng đòi
hỏi sự tham gia, vào cuộc tích cực từ các hộ gia đình, trong đó có vai trò quan trọng của người
71
phụ nữ trong ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở
khảo sát tại điểm TĐC Chiềng Lao, các giải pháp được đưa ra bao gồm:
Thứ nhất: Ổn định cuộc sống các hộ gia đình khu vực tái định cư ở bản Nhạp: hoàn
thiện xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, tập trung ưu tiên hoàn thiện đường giao thông tránh
ngập quốc lộ 279 nối liền xã Chiềng Lao với trung tâm huyện lỵ Mường La, bê tông hóa, giải
cấp phối đường trục liền UBND xã với các bản. Chú trọng việc quản lý, duy tu sửa chữa hệ
thống giao thông thuộc địa bàn xã quản lý, đặc biệt hệ thống giao thông nối liền các bản với
xã. Cần sớm xây dựng chợ trung tâm xã giúp người dân đi lại thuận tiện và quá trình trao đổi
thông thương, mua bán. Sớm hoàn thiện công tác giao đất ven hồ trên cốt 218 m cho người
dân canh tác. Bên cạnh đó cần sớm chính sách ưu tiên sớm giải quyết đất thổ cư cho những
gia đình ở ven hồ bị sạt lở đất.
Thứ hai: Nâng cao quyền bình đẳng phụ nữ Thái: huy động sự vào cuộc trách nhiệm
các tổ chức đoàn thể địa phương: Hội liên hiệp phụ nữ xã, chi hội phụ nữ các bản, hội nông
dân, đoàn thành niên, mặt trận tổ quốc tăng cường tuyên truyền, vận động trên các phương
tiện và các hình thức sinh hoạt của địa phương về vị trí, vai trò của phụ nữ. Thực hiện lồng
ghép tuyên truyền công tác Bình đẳng giới - Vì sự tiến bộ phụ nữ trong các hoạt động giáo
dục ở cộng đồng bản làng người Thái, trong xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Vận động và
tạo điều kiện cho mọi chị em phụ nữ được thường xuyên tham gia sinh hoạt, hội họp đoàn thể
phụ nữ, thanh niên, hội nông dân; được học tập, có điều kiện tiếp cận với sách, báo, các
phương tiện truyền thông. Tập trung vào các giải pháp giúp phụ nữ thái tiếp cận với các dịch
vụ xã hội; kiến thức pháp luật; vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế; tăng cường đề
bạt phụ nữ Thái tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội, bổ nhiệm vào các chức danh chủ
chốt Ủy ban nhân dân xã, các ban, các bản làng [5]. Thông tin, tuyên truyền những hạn chế
mang định kiến về giới, thói quen, tập quán, nếp nghĩ từ lâu ảnh hưởng đến vị trí, địa vị của
người phụ nữ Thái trong xã hội, xây dựng chuyên mục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới
trên hệ thống truyền thanh từ xã đến cơ sở tại các bản làng người Thái ven hồ.
Thứ ba: Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ Thái tái định cư ven hồ: hiện nay “có
đến 78% phụ nữ Thái ở bản Nhạp có trình độ học vấn thấp, lấy chồng sớm. Do vậy, nhiều chị
em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (19-49 tuổi), ít được tiếp xúc với các dịch vụ y tế về chăm
sóc sức khỏe” [6]. Theo báo cáo của Hội liên hiệp phụ nữ xã Chiềng Lao, phần lớn phụ nữ
Thái dựa vào tri thức dân gian, kinh nghiệm trong việc chăm sóc thai phụ, sản phụ, trẻ nhỏ,
việc tiếp cận dịch vụ y tế hiện đại chưa được nhiều phụ nữ ở đây quan tâm, điều này có ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Do đó, bên cạnh khai thác giá trị tri thức dân
gian cần kết hợp các dịch vụ y tế hiện đại trong việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ Thái. Các
giải pháp chú trọng tới tổ chức các đợt cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế
hoạch hóa gia đình, vận động đông đảo phụ nữ Thái tham gia thực hiện các gói dịch vụ, ngoài
việc đưa tin, bài tuyên truyền về hoạt động Chiến dịch trên hệ thống phát thanh tại xã, bản,
phòng y tế, trạm y tế chủ trì phối hợp đoàn thể các xã, bản tổ chức nhiều buổi truyền thông
cung cấp thông tin, tư vấn nâng cao hiểu biết về những vấn đề dân số, chăm sóc sức khỏe sinh
sản, phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ trong độ tuổi
72
sinh sản và gói dịch vụ siêu âm phát hiện khiếm khuyết thai nhi cho bà mẹ mang thai. Đồng
thời, cung cấp và nâng cao kiến thức trong việc phòng ngừa và xử trí các bệnh thường gặp
cho phụ nữ, trẻ em, giúp họ nâng cao ý thức, thái độ chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia
đình.
Thứ tư: Đào tạo, tập huấn nghề cho phụ nữ nông thôn khu vực ven hồ, “trình độ, năng
lực và chuyên môn nghề nghiệp của lao động nữ ở khu vực tái định ven hồ còn rất thấp
(99,3% làm nương rẫy)”. Chú trọng phát triển các hình thức dạy nghề và ngành nghề đào tạo
ngắn hạn phù hợp với điều kiện sản xuất, lợi thế khu vực ven hồ thủy điện Sơn La [6]. Triển
khai tập huấn phát triển kinh tế hộ gia đình cho phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh
công tác khuyến nông, tạo điều kiện để phụ nữ Thái được tiếp cận nhiều hơn với kiến thức
mới trong nông nghiệp, áp dụng kiến thức mới vào trồng trọt, chăn nuôi đạt năng suất, hiệu
quả và thu nhập cao. Tập huấn chương trình xây dựng nông thôn mới cho phụ nữ, tập huấn về
sinh kế, chuyển đổi sinh kế cho các hộ gia đình nhằm thích ứng điều kiện sản xuất mới khu
vực ven hồ, tổ chức tập huấn các lớp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tập huấn chuyển
giao kỹ thuật nông, lâm nghiệp, chăn nuôi cho phụ nữ Thái. Tập huấn về chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, vật nuôi theo quy mô sản xuất hàng hóa trong các hộ gia đình đẩy mạnh hoạt động
hỗ trợ sản xuất, giúp nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Xây dựng, triển khai, nhân rộng
các mô hình kinh tế dựa vào lợi thế của địa phương: mô hình nuôi cá nước ngọt trên hồ, nuôi
vịt thả hồ, mô hình nuôi gà thả đồi, mô hình nuôi dê ven hồ, mô hình trồng măng, mô hình
trồng ngô lai, mô hình làm du lịch cộng đồng; dịch vụ lưu trú tại gia (homestay), dịch vụ phục
vụ ẩm thực, cách làm các dịch vụ phục vụ nghỉ dưỡng, dịch vụ hướng dẫn, thuyết minh, giới
thiệu tham quan di sản (văn hóa nhà sàn), dịch vụ phục vụ nghệ thuật truyền thống gần khu
vực suối nước nóng) góp phần cải thiện đời sống cho các hộ gia đình, góp phần tạo việc làm,
nâng cao thu nhập và giải phóng sức lao động cho phụ nữ Thái.
4. Kết luận
Quá trình xây dựng nông thôn mới ở vùng nông thôn miền núi đứng trước nhiều thách
thức không nhỏ, đặc biệt đối với những vùng dân di cư do xây dựng thủy điện như xã Chiềng
Lao huyện Mường La, Sơn La. Trong đó phụ nữ Thái khẳng định được vai trò quan trọng của
mình trong ổn định đời sống, sản xuất, từng bước thích ứng với điều kiện môi trường, sản
xuất và sinh kế mới tại khu vực ven hồ. Tại bản Nhạp, phụ nữ đóng vai trò chính trong sản
xuất nông nghiệp, nhất là thực hiện các khâu công việc trồng trọt nương rẫy, chăm sóc gia
súc, gia cầm.
Theo truyền thống văn hóa người Thái, địa vị của người phụ nữ tương đối bình đẳng so
với nam giới, truyền thống đó đến nay còn nguyên giá trị. Trong gia đình, người phụ nữ Thái ở
bản Nhạp có địa vị quan trọng, họ là người quản lý kinh tế, chi tiêu của gia đình, mặc dù những
công việc lớn do người chồng quyết định nhưng trong phần lớn các gia đình được khảo sát cho
thấy, người vợ có quyền bình đẳng tương đối với người chồng khi vợ chồng cùng nhau quyết
định, thống nhất những công việc chung, việc lớn quan trọng của gia đình. Điều này khẳng định
vị trí, địa vị của người phụ Thái được coi trọng trong gia đình và cộng đồng.
73
Tuy nhiên, điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp và thói quen, tập
quán đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao địa vị của người phụ nữ Thái trong ổn định
đời sống, vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình, chăm lo cho con cái được học
hành. Những giải pháp, khuyến nghị nâng cao năng lực và vị thế đưa ra phù hợp với nguyện
vọng, mong muốn, đề xuất của phụ nữ ở bản Nhạp cũng như các địa phương khác ven hồ có
điều kiện tương tự. Mục tiêu hướng đến ổn định đời sống các hộ gia đình tái định cư, xóa đói,
giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao năng lực và vị
thế quan trọng của người phụ nữ Thái, góp phần thực hiện thành công Đề án xây dựng nông
thôn mới tại các địa phương tái định cư ven hồ thủy điện Sơn La.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cầm Trọng (1978), Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.
[2] Cổng thông tin điện tử Bộ NN & PTNT, (2013), 19 Tiêu chí xây dựng Nông thôn mới
cấp xã.
[3] Đỗ Xuân Đức (2013), Nghiên cứu những biến đổi điều kiện sống, đề xuất giải pháp
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các cộng đồng cư dân khu vực tái định cư thủy điện
Sơn La, tỉnh Sơn La, Đề tài Đại học Quốc Gia Hà Nội, tham gia (2013-2015).
[4] Đề án xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2012-2020 xã Chiềng Lao - huyện mường
La- tỉnh Sơn La, UBND xã Chiềng Lao, 2016.
[5] Đỗ Xuân Đức (2014), Biến đổi các vấn đề xã hội các cộng đồng cư dân tái định cư
thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo cáo thuộc Đề tài Nghiên cứu khoa học xã hội nhân
văn cấp tỉnh Sơn La, Mã số KX-09-2013, Sơn La.
[6] Đỗ Xuân Đức (2014), Đánh giá mức độ bền vững cộng đồng tái định cư thủy điện
bằng phương pháp thước đo BS và chỉ số LSI, Tạp chí Môi trường (số 10), [tr.54-57],
Hà Nội.
[7] Đỗ Xuân Đức, (2015), Nghiên cứu biến đổi điều kiện sống đến khả năng tiếp cận giáo
dục và việc làm tại cộng đồng di dân tái định cư ven hồ thủy điện Sơn La, Kỷ yếu Hội
Quốc tế “Chuyển biến kinh tế -xã hội và giáo dục”, Viện Khoa học giáo dục Việt
Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.
[8] Đặng Thị Nhuần (2015), Tìm hiểu tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của
dân tộc Thái ở Tây Bắc, Tạp chí thiết bị giáo dục.
[9] (Theo quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ),
74
IMPROVE CAPACITIES AND POSITIONS OF THAI WOMEN
IN BUILDING THE NEW RURAL AREAS IN NHAP HAMLET,
CHIENG LAO COMMUNE, MUONG LA DISTRICT, SON LA
PROVINCE
Dang Thi Nhuan
Faculty of History and Geography
Abstract: In the process of building new rural areas, Son La province has received the active
participation of ethnic Thai woman for this movement. Because Thai ethnic women play an important role in the
family, society and community as well as development of household economy. Basing on the survey results, the
article tries to point out the problems in the implementation of the new rural construction, the capacity and
position of Thai women in agricultural and rural development. At the same time, it proposes some solutions to
improve the position and capacities of Thai women engaging in the relocating resettlement point of Nhap hamlet
Chieng Lao commune, Muong La district, Son La province.
Keywords: Capacity, position, Thai women, new rural, Son La
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_9908_2136049.pdf