Tài liệu Nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 165-169
165
Email: thuan.vnu@gmail.com
NÂNG CAO NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN KHOA TIỂU HỌC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TÂY
NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Nguyễn Thị Bích Thuận - Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
Ngày nhận bài: 22/4/2019; ngày chỉnh sửa: 02/5/2019; ngày duyệt đăng: 09/5/2019.
Abstract: In the current period, before the requirements of educational innovation, the
organization of pedagogical practice requires each student to be active, confident and independent
to affirm his personal ability on the basis of what has been equipped in the college. The article
mentions the current situation and propose some measures to improve pedagogical competency
for Primary Education students at Ha Tay Teacher Training College.
Keywords: Pedagogical competency, Primary Education, current situation, measure.
1. Mở đầu
Quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm là
một quá trình tổ chức có kế ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 165-169
165
Email: thuan.vnu@gmail.com
NÂNG CAO NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN KHOA TIỂU HỌC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TÂY
NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Nguyễn Thị Bích Thuận - Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
Ngày nhận bài: 22/4/2019; ngày chỉnh sửa: 02/5/2019; ngày duyệt đăng: 09/5/2019.
Abstract: In the current period, before the requirements of educational innovation, the
organization of pedagogical practice requires each student to be active, confident and independent
to affirm his personal ability on the basis of what has been equipped in the college. The article
mentions the current situation and propose some measures to improve pedagogical competency
for Primary Education students at Ha Tay Teacher Training College.
Keywords: Pedagogical competency, Primary Education, current situation, measure.
1. Mở đầu
Quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm là
một quá trình tổ chức có kế hoạch, theo một mục đích
nhất định, trong một thời gian liên tục và có hệ thống.
Thực hành sư phạm là giai đoạn quan trọng nhằm kiểm
tra sự chuẩn bị về mặt lí luận và thực tiễn của sinh viên
(SV), hình thành những kĩ năng quan trọng trong việc
sáng tạo, giải quyết những nhiệm vụ của người giáo viên
tương lai.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với những yêu cầu
của đổi mới giáo dục, việc tổ chức thực hành sư phạm
đòi hỏi mỗi SV phải năng động, tự tin và độc lập khẳng
định năng lực (NL) cá nhân trên cơ sở những gì đã được
trang bị trong nhà trường. Vậy, làm
như thế nào để phát huy được những
NL của bản thân, đồng thời, giúp SV
trang bị những kĩ năng cơ bản để làm
hành trang trong công tác giảng dạy là
một yêu cầu quan trọng của quá trình
đào tạo trong các trường sư phạm. Bài
viết đề cập thực trạng và đề xuất một số
biện pháp nâng cao NL sư phạm cho
sinh viên Khoa Tiểu học, Trường Cao
đẳng Sư phạm Hà Tây.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Mô hình năng lực nghề nghiệp
của sinh viên sư phạm
Mục tiêu đào tạo SV sư phạm
trong các trường cao đẳng, đại học sư
phạm là đào tạo đội ngũ giáo viên phổ
thông tương lai đáp ứng yêu cầu đổi
mới của chương trình dạy học phổ
thông theo định hướng hiện đại và hội
nhập quốc tế. Vì vậy, việc đào tạo SV
sư phạm chuyển hướng từ dạy học thiên về chuyển tải,
cung cấp kiến thức (học để biết) sang đào tạo người giáo
viên có năng lực (học để làm). Theo đó, phương pháp
dạy học ở các trường sư phạm được định hướng dạy học
giúp hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng và NL
sư phạm, hình thành phẩm chất, nhân cách của SV theo
nguyên lí hoạt động thông qua nghiên cứu và giải quyết
các tình huống sư phạm, NL nghề của SV với cấu trúc
hai nhóm lớn: NL chuyên ngành và NL sư phạm.
NL sư phạm được cấu trúc thành năm nhóm: - NL dạy
học; - NL giáo dục; - NL định hướng sự phát triển của HS;
- NL phát triển cộng đồng; - NL phát triển cá nhân.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 165-169
166
Trong các NL sư phạm của người giáo viên, NL dạy học
là một trong những NL cơ bản. NL dạy học thể hiện ở các yếu
tố: - Phân tích chương trình và học liệu; - Thiết kế kế hoạch
dạy học; - Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học; - Tổ
chức hiệu quả các hoạt động học tập; - Tổ chức và quản lí lớp
học; - Tổ chức đánh giá hiệu quả quá trình dạy học.
NL dạy học được trang bị chủ yếu trong các học phần
Giáo dục học, phương pháp dạy học (PPDH) các bộ môn.
Các học phần này trang bị cho SV kiến thức, kĩ năng cơ
bản của môn khoa học, đồng thời, trang bị các PPDH đặc
thù cho từng bộ môn.
2.2. Thực trạng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm cho sinh viên Khoa Tiểu học, Trường Cao đẳng
Sư phạm Hà Tây
Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (RLNVSP)
là một hoạt động quan trọng trong các trường sư phạm
nói chung và Trường CĐSP Hà Tây nói riêng. Nhận thấy
được vai trò và tầm quan trọng của những kĩ năng sư
phạm, nhà trường luôn quan tâm đến các hoạt động
RLNVSP cho SV thông qua các nội dung như: hội thi
nghiệp vụ sư phạm; thực tập sư phạm; thực hành
RLNVSP tích hợp các môn học.
Hàng năm, Khoa Tiểu học Trường CĐSP Hà Tây tổ
chức các hoạt động (HĐ) RLNVSP cho khoảng 600 SV
của Khoa từ năm thứ nhất tới năm thứ ba với các HĐ
khác nhau như: thực hành song song trong các môn học,
tổ chức hội thi nghiệp vụ sư phạm, kiến tập sư phạm và
thực tập sư phạm. Để nắm được thực trạng RLNVSP của
SV Khoa Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây,
năm học 2018-2019, chúng tôi đã thực hiện khảo sát trên
110 SV của Khoa từ năm thứ nhất tới năm thứ ba. Thông
qua hình thức quan sát, phỏng vấn và phát phiếu điều tra,
chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
2.2.1. Về nhận thức của sinh viên với vai trò của hoạt
động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (xem bảng 1)
Bảng 1. Nhận thức của SV với vai trò
của hoạt động RLNVSP
Mức độ
Rất
cần thiết
Cần thiết
Không
cần thiết
Số lượng 97 13 0
Tỉ lệ 88,2% 11,8% 0%
SV đã có nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của
hoạt động RLNVSP đối với giảng viên (GV), đồng thời,
SV cũng có ý thức tốt về việc rèn luyện các kĩ năng sư
phạm. Thông qua quá trình giảng dạy trên lớp, chúng tôi
cũng nhận thấy, phần lớn các SV đã có tinh thần và ý thức
học tập, rèn luyện tốt. SV tích cực trong các HĐ rèn luyện
thực hành sư phạm trên lớp cũng như tự thực hành luyện
tập ngoài giờ lên lớp. Với ý thức và tinh thần tự học tập,
rèn luyện ngoài giờ học, SV đã tập hợp thành các nhóm
nhỏ từ 8 đến 10 người thực hành giảng dạy tại các phòng
tự học. SV tập giảng và quay lại các video bài giảng, sau
đó ngồi lại cùng phân tích và nhận xét, đánh giá, qua đó
rút kinh nghiệm cho mỗi giờ giảng của mình. Thông qua
những giờ tự học đó, NL sư phạm của SV cũng đã được
nâng lên và cải thiện nhiều so với những buổi học đầu tiên
khi các em tiếp cận với các học phần PPDH.
2.2.2. Về nội dung các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm (xem bảng 2)
Bảng 2. Đánh giá của SV về nội dung các hoạt động
RLNVSP
Mức độ
Rất
phù hợp
Phù hợp
Chưa
phù hợp
Số lượng 16 70 34
Tỉ lệ 13,3% 58,4% 28,3%
Về nội dung chương trình đào tạo: đã tập trung vào các
nội dung về nghề dạy học cho SV, song, bên cạnh đó vẫn
còn nhiều nội dung mang tính hàn lâm, lí thuyết, thiếu cập
nhật đối với sự đổi mới của các trường tiểu học. Nhiều SV
có đề xuất đưa thêm các nội dung về tâm lí HS, cách giải
quyết các tình huống sư phạm, cập nhật các nội dung đổi
mới trong dạy học hiện nay, các nội dung cần có tính thực
hành và ứng dụng cao trong thực tiễn. Với sự thay đổi và
phát triển liên tục của xã hội, những đổi mới trong giáo
dục cần được thường xuyên cập nhật và trao đổi tại các giờ
học hay các hoạt động RLNVSP. Chính những nội dung
đó sẽ khiến SV tiếp cận gần hơn với thực tiễn giáo dục, rút
ngắn khoảng cách từ quá trình đào tạo tới thực tiễn. Điều
này giúp SV ngay sau khi ra trường có thể đáp ứng được
yêu cầu của trường phổ thông.
2.2.3. Về phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt
động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (xem bảng 3)
Bảng 3. Các phương pháp được thực hành
trong hoạt động RLNVSP
Thứ
tự
Các
phương pháp
Số lượng Tỉ lệ
1 Thuyết trình 103 93,7%
2 Vấn đáp 97 88,2%
3 Giải quyết vấn đề 54 48,2%
4 Tự học 27 24,5%
5 Làm việc nhóm 74 67,3%
6 Giảng giải, minh họa 89 80,9%
7 Trực quan 92 83,6%
8 Kiến tạo 35 31,8%
9 Phương pháp khác 8 7,2%
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 165-169
167
Về phương pháp và cách thức tổ chức triển khai
RLNVSP: vẫn nặng về lí thuyết, thời lượng thực hành
còn hạn chế, SV còn thiếu tính chủ động, ít áp dụng các
PPDH đổi mới như dạy học giải quyết vấn đề (48,2%),
dạy học kiến tạo (31,8%), dạy học tự học (24,5%).
Phương pháp chủ yếu SV được học và thực hành là
phương pháp thuyết trình (93,7%), phương pháp vấn đáp
(88,2%), phương pháp giảng giải, minh họa (80,9%).
Mỗi PPDH đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
Do đó, để phát huy hiệu quả của giờ dạy, mỗi GV cần áp
dụng đa dạng và linh hoạt các PPDH, đặc biệt, cần phải
được tăng cường thực hành giảng dạy những PPDH đặc
thù như phương pháp trực quan, phương pháp gợi mở
vấn đáp Điều này sẽ giúp SV từ làm quen đến thành
thạo các PPDH và áp dụng linh hoạt vào các bài dạy, các
đối tượng khác nhau một cách phù hợp.
Bảng 4. Mức độ tìm hiểu về các PPDH
đổi mới tại trường tiểu học
Rất thường
xuyên
Thường
xuyên
Đôi khi
Số lượng 15 50 45
Tỉ lệ 13,6% 45.5% 40.9%
Trong quá trình giảng dạy, SV cũng đã tiếp xúc với
những yêu cầu và những đổi mới của giáo dục phổ thông.
Ngoài giờ học chính khóa, SV trong Khoa cũng có những
hoạt động sinh hoạt chuyên đề giúp SV tiếp cận và cập
nhật những đổi mới trong giáo dục phổ thông. Điều này
giúp SV có những hành trang cơ bản về thực tiễn giáo dục
phổ thông, không còn bỡ ngỡ và đứng ngoài công cuộc đổi
mới của giáo dục. Vấn đề này luôn được SV trong khoa
hiểu rõ, bởi SV cũng ý thức được rằng, người trực tiếp thực
hiện công tác đổi mới trong tương lai của giáo dục chính
là SV sư phạm - những thầy, cô giáo trong tương lai.
Qua thực trạng điều tra về hoạt động RLNVSP của SV
Khoa Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây, tác giả
nhận thấy, SV phần lớn đã có ý thức về việc rèn luyện nâng
cao NL sư phạm của bản thân. Ngoài thời gian học, SV đã
chủ động rèn luyện và thực hành nhằm nâng cao NL sư phạm
của bản thân. Song bên cạnh đó, cũng còn có những SV chưa
thực sự quan tâm các hoạt động RLNVSP, chưa chủ động
tìm hiểu những đổi mới trong giáo dục phổ thông hiện nay.
Điều này khiến cho SV gặp phải những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình giảng dạy tại các trường phổ thông.
2.3. Một số biện pháp nâng cao năng lực sư phạm cho
sinh viên Khoa Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm
Hà Tây
2.3.1. Giảng dạy các học phần cơ bản có liên hệ chặt chẽ
với các học phần phương pháp dạy học
Đặc thù của giáo viên tiểu học khác biệt với các giáo
viên trung học cơ sở ở số môn mà giáo viên tiểu học cần
phải phụ trách giảng dạy với các lớp học. Nếu một giáo viên
trung học cơ sở chỉ chuyên sâu vào một môn học như: Toán,
Vật lí, Hóa học, Ngữ văn, thì một giáo viên tiểu học cần
phải có các NL giảng dạy ở nhiều chuyên môn như: Toán,
Tiếng Việt, Tự nhiên - Xã hội, Thủ công - Kĩ thuật... Do đó,
trong quá trình giảng dạy các môn khoa học cơ bản, mỗi GV
cần định hướng cho SV những nội dung khoa học cơ bản
để giúp HS có thể liên hệ - kết nối với các kiến thức ở các
lớp tiểu học mà sau này SV sẽ giảng dạy.
Cụ thể, trong kế hoạch đào tạo các khóa 37, 38, 39
của Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây, SV Khoa Tiểu
học cần học 5 học phần bắt buộc, 1 học phần tự chọn về
môn Toán gồm các môn học: 1. Cơ sở lí thuyết tập hợp
& logic Toán; 2. Các tập hợp số; 3. Xác suất thống kê; 4.
PPDH toán; 5. Thực hành giải toán; 6. PPDH các chuyên
đề nâng cao. Trong các học phần trên, có 4 học phần cung
cấp kiến thức, kĩ năng của khoa học chuyên ngành của
môn Toán học nói chung và môn Toán tiểu học nói riêng;
có hai học phần là học phần PPDH toán và PPDH các
chuyên đề nâng cao là hai học phần tập trung vào phương
pháp và các kĩ thuật dạy học môn Toán cho SV.
Trong quá trình giảng dạy học phần cơ sở lí thuyết tập
hợp và logic toán, GV cần giúp SV hiểu ý nghĩa của môn
học và liên hệ nội dung học tập trong môn học với kiến
thức giảng dạy của giáo viên tiểu học sau này. Ví dụ, trong
học phần có một chủ đề là Tập hợp và các phép toán trên
tập hợp. Khi tìm hiểu nội dung trên, GV có thể liên hệ tới
nội dung khi giáo viên tiểu học dạy HS có nội dung đó là
tiếp cận với khái niệm các số 1, 2, 3... Đó chính là quá trình
HS xác định bản số của một tập hợp. Còn khi HS cộng hai
số tự nhiên đó chính là xác định bản số của hợp hai tập
hợp. Đương nhiên, khi dạy HS tiểu học, giáo viên sẽ
không nói với các em các ngôn ngữ chuyên ngành như bản
số, tập hợp, hợp của hai tập hợp... nhưng SV vẫn cần hiểu
nội dung mình giảng dạy có cơ sở khoa học như vậy.
Với học phần mang tính đặc thù về toán học như học
phần Xác suất thống kê, GV cần kết hợp các kiến thức kĩ
năng đặc thù của môn Toán với các kiến thức thực tiễn. Có
thể GV sẽ lấy các tình huống, các ví dụ thực tiễn và yêu cầu
SV sử dụng các kiến thức của môn học để giải quyết. Đồng
thời, với HS tiểu học cũng có mạch kiến thức về Thống kê,
GV cần giúp SV nhận thấy sự liên hệ giữa nội dung học tập
của SV và nội dung giảng dạy cho HS tiểu học.
Khi giảng dạy các nội dung khoa học cơ bản, GV liên
hệ với các nội dung trong toán tiểu học sẽ giúp SV nhận
thấy ý nghĩa của học phần mà mình đang học tập, từ đó,
nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập.
2.3.2. Vận dụng phù hợp các phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học
PPDH của mỗi học phần có những đặc thù riêng. Để
giúp SV hiểu và thực hành thành thạo được các PPDH,
trong mỗi giờ dạy, GV cần minh họa cho SV các hình
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 165-169
168
thức tổ chức dạy học một cách cụ thể. Trong quá trình
giảng dạy, GV cần phối hợp đa dạng các hình thức tổ
chức dạy học nhằm giúp SV hiểu rõ và vận dụng linh
hoạt các hình thức tổ chức dạy học trong các giờ học.
Học phần PPDH toán tiểu học trang bị cho SV những
kiến thức cơ bản về: - Mục tiêu, chương trình môn Toán ở
tiểu học; - Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học;
- Đánh giá kết quả học tập trong dạy học toán ở tiểu học;
- Lập kế hoạch dạy học và dạy học các nội dung kiến thức toán
và rèn kĩ năng dạy học môn Toán ở tiểu học. Để giúp SV hiểu
rõ về các PPDH, GV có thể vận dụng chính những PPDH đó
vào quá trình giảng dạy của bản thân, thông qua đó cũng giúp
SV nhận thấy mặt tích cực và mặt hạn chế của mỗi phương
pháp. Từ đó, có thể vận dụng các PPDH một cách chủ động và
phối hợp được các PPDH trong một bài dạy hiệu quả.
Ví dụ, trong nội dung chương 2 của học phần PPDH
toán, SV được tìm hiểu về các PPDH thường dùng trong
dạy học toán tiểu học, trong đó, có các phương pháp: trực
quan, gợi mở vấn đáp, thực hành luyện tập, giảng giải, minh
họa. GV có thể chia lớp thành các nhóm và yêu cầu SV vận
dụng các PPDH trên trong một giờ dạy ở môn Toán tiểu
học. GV và SV có thể cùng phân tích tìm ra những ưu điểm,
hạn chế của mỗi phương pháp và những dạng bài dạy có thể
áp dụng đa dạng PPDH phù hợp với các dạng bài dạy.
2.3.3. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quá trình
dạy học
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, công nghệ
thông tin đã được sử dụng thường xuyên trong công tác
giảng dạy tại các trường tiểu học. Một bộ phận SV trong
Khoa có thể tiếp cận và sử dụng các công nghệ một cách
nhanh chóng, song cơ hội để vận dụng trong học tập cũng
như giảng dạy chưa nhiều. Do đó, để tạo điều kiện cho
SV có cơ hội vận dụng được công nghệ trong giảng dạy,
GV có thể giao nhiệm vụ, trong đó, đòi hỏi SV vận dụng
công nghệ để hoàn thành các nhiệm vụ. GV có thể yêu
cầu SV thiết kế các bài giảng và thực hành giảng dạy kết
hợp với các phần mềm như PowerPoint hoặc Violet hoặc
ActivInspire... Đồng thời, thông qua các phần thực hành
giảng của SV, GV có thể điều chỉnh để giúp SV kết hợp
giữa bài giảng và công nghệ trong dạy học.
Hơn nữa, từ năm học 2016-2017, Trường Cao đẳng
Sư phạm Hà Tây đang trang bị những phòng học chất
lượng cao với các trang thiết bị hiện đại. Với các tiết học
về PPDH, GV có thể linh hoạt sử dụng trang thiết bị hiện
đại trong quá trình giảng dạy, đồng thời, hướng dẫn SV
sử dụng và thực hành sử dụng các trang thiết bị trong
phòng, qua đó, trang bị cho các SV kĩ năng tương tác và
khai thác tốt các thiết bị hiện đại phục vụ trong quá trình
giảng dạy; giúp SV tự tin hơn trong quá trình thực hành
sư phạm cũng như quá trình công tác của bản thân.
2.3.4. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá là một yếu tố quan trọng trong quá
trình đào tạo, bởi hình thức kiểm tra, đánh giá có vai trò định
hướng cách học của người học. Nếu các hình thức kiểm tra,
đánh giá chỉ có yêu cầu tái hiện kiến thức, người học cũng
chỉ học để tái hiện lại, nhắc lại những kiến thức đã có. Nếu
các hình thức kiểm tra, đánh giá yêu cầu người học phải hiểu
rõ kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế thì người học
sẽ tìm cách tiếp cận tri thức theo cách đánh giá đó. Do vậy,
cần điều chỉnh cách kiểm tra, đánh giá, định hướng quá trình
vận dụng kiến thức vào thực tiễn của người học.
Trong quá trình giảng dạy các học phần toán, GV có
thể đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá kiến
thức của SV, từ đó, khuyến khích SV tích cực và chủ
động hơn trong học tập. Hình thức kiểm tra, đánh giá có
thể thông qua các bài tập lớn, bài tập nhóm, bài tập cá
nhân. GV tổ chức các buổi seminar, trong đó, SV báo cáo
sản phẩm tiểu luận, trình bày một dạng toán điển hình ở
tiểu học, một tiết giảng minh họa một PPDH hoặc hình
thức tổ chức dạy học mới... Thông qua những hoạt động
đó, SV có thể phát huy NL của bản thân, đồng thời, rèn
luyện khả năng thuyết trình của người học.
Trong môn PPDH toán, GV cần yêu cầu SV chuẩn bị
hồ sơ môn học, trong đó sẽ là tập hợp các sản phẩm từ
các chủ đề, các chương, các kế hoạch bài giảng của các
dạng bài điển hình. Đồng thời, hình thức kiểm tra, đánh
giá với các môn PPDH toán nên sử dụng là hình thức thi
vấn đáp - thực hành. Thông qua quá trình SV thực hành,
GV sẽ phát hiện và điều chỉnh những thiếu sót cho SV,
đồng thời, SV cũng phải chuẩn bị một cách chu đáo và
nghiêm túc hơn với bài dạy.
2.3.5. Cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường sư
phạm với trường thực hành sư phạm
Trường sư phạm cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ,
khăng khít với các trường phổ thông nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho SV đến các trường thực hành, kiến tập, thường
xuyên tiếp xúc với các công việc của giáo viên ở trường phổ
thông và tiếp xúc với HS. Hiệu quả đào tạo ở các trường sư
phạm sẽ cao hơn nhiều nếu các trường sư phạm xây dựng
được hệ thống các trường thực hành. Các trường sư phạm
có cơ hội mở rộng thêm thực tế ở các địa phương để bổ sung
vào quá trình đào tạo về lí thuyết nghiệp vụ sư phạm, so sánh
kết quả việc thực hiện các nội dung đã giảng dạy ở các
trường khác nhau so với yêu cầu đã đề ra. Các trường thực
hành sư phạm điều chỉnh lại các hoạt động giảng dạy, sinh
hoạt của mình theo đúng quy định; cần có thêm lực lượng
SV hỗ trợ các hoạt động phong trào của trường; tạo điều
kiện tiếp cận nhanh và vận dụng các nghiên cứu sư phạm
của các trường sư phạm vào hoạt động giảng dạy; cung cấp
các thông tin hướng nghiệp cho HS phổ thông.
Trường thực hành sư phạm cũng phải có trách nhiệm
phối hợp chặt chẽ với trường sư phạm tổ chức, hướng dẫn,
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 165-169
169
nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động thực hành
của SV. Đánh giá giữa thực tế giảng dạy của trường phổ
thông (nơi SV thực tập) và chuyên môn của trường sư phạm
sẽ tạo ra cách đánh giá khách quan và hiệu quả cho quá trình
thực tập của SV sư phạm tại các trường phổ thông.
Hiện nay, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây đang xây
dựng hệ thống trường thực hành liên cấp “Trường Tiểu học
và Trung học cơ sở Thăng Long” trực thuộc Trường Cao
đẳng Sư phạm Hà Tây - ngôi trường với sự tâm huyết của
các GV sư phạm, nhằm tạo ra một môi trường sư phạm giúp
mỗi HS phát huy tối đa tiềm năng của bản thân mình. Đó
cũng là cơ hội giúp SV rèn luyện kĩ năng sư phạm của bản
thân trong môi trường thực tế.
3. Kết luận
NL sư phạm là NL thiết yếu của mỗi GV, NL sư phạm
được tích lũy và phát triển trong nhà trường là yếu tố căn
bản giúp mỗi SV ra trường có thể tự tin trong công tác giảng
dạy. Đứng trước thách thức của đổi mới giáo dục, đặt ra yêu
cầu cho mỗi SV không ngừng rèn luyện bản thân nhằm đáp
ứng yêu cầu về người giáo viên trong giai đoạn mới.
Để có được kết quả đó, trường sư phạm - nơi đào tạo
giáo viên phổ thông tương lai cần có những giải pháp hữu
hiệu kết nối chương trình đào tạo tương hợp với những
yêu cầu đầu ra của SV là dạy học nội dung giáo dục phổ
thông được thể hiện qua chương trình và sách giáo khoa
cấp học, bậc học phổ thông. Theo tinh thần đó, Trường
Cao đẳng Sư phạm Hà Tây đang có những đổi mới theo
bước đi và lộ trình thích hợp, góp phần nâng cao NL sư
phạm cho SV trong thời gian tới và trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
[1] Quốc hội. Luật Giáo dục (2009). NXB Chính trị
Quốc gia - Sự thật.
[2] Ban Chấp hành Trung ương. Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
[3] Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức (2013). Lí luận dạy học
đại học. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4] Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1987). Giáo dục học
(tập 1, tập 2). NXB Đại học Sư phạm.
[5] Nguyễn Hữu Châu (2005). Những vấn đề cơ bản về
chương trình và quá trình dạy học. NXB Giáo dục.
[6] Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier (2014). Lí luận
dạy học hiện đại - Một số vấn đề về đổi mới phương
pháp dạy học. NXB Đại học Sư phạm.
[7] Phạm Trung Thanh (2005). Rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm thường xuyên. NXB Đại học Sư phạm.
[8] Nguyễn Văn Đệ - Vũ Văn Đức (2012). Bàn về mô
hình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở các trường đào
tạo giáo viên. Tạp chí Giáo dục, số 79, tr 42-43.
[9] Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây (2018). Kế
hoạch đào tạo ngành cao đẳng sư phạm Giáo dục
Tiểu học.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA..
(Tiếp theo trang 207)
3. Kết luận
HĐNK được tiến hành ngoài giờ học nhưng nội dung và
chủ đề phải bám sát với bài nội khóa. Do đó, GV phải đảm
bảo công tác ngoại khóa vẫn có tác dụng bồi dưỡng kiến thức,
giáo dục và phát triển HS. Khi tổ chức HĐNK, GV nên biết
phát huy năng khiếu, sở trường của HS, tạo điều kiện để
những cá tính, phẩm chất, ý thức, khuynh hướng được bộc lộ
rõ rệt. Thực tế cho thấy, HĐNK trong DHLS cần có sự giúp
đỡ của xã hội, gia đình, nhà trường. Vì vậy, tùy điều kiện của
nhà trường, GV nên tăng cường tổ chức HĐNK để hỗ trợ
đắc lực cho hoạt động học tập của HS trong nhà trường, từ đó
sẽ góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
[2] Hoàng Phê (chủ biên) - Hoàng Thị Tuyền Linh - Vũ
Xuân Lương - Phạm Thị Thủy - Đào Thị Minh Thu
- Đặng Thanh Hòa (2007). Từ điển tiếng Việt. NXB
Đà Nẵng.
[3] Phan Ngọc Liên (chủ biên) - Nguyễn Thị Côi - Trịnh
Đình Tùng (2009). Phương pháp dạy học lịch sử,
tập II. NXB Đại học Sư phạm.
[4] Lê Thị Thu Hương (2018). Một số biện pháp tạo
hứng thú học tập lịch sử cho học sinh theo hướng
nâng cao hiệu quả bài học ở trường phổ thông. Tạp
chí Giáo dục, số đặc biệt, kì 1 tháng 5, tr 181-184.
[5] Nguyễn Thị Côi (2008). Các con đường, biện pháp
nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ
thông. NXB Đại học Sư phạm.
[6] Kiều Thế Hưng (1999). Hệ thống thao tác sư phạm
trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông.
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7] Vũ Ánh Tuyết (2017). Rèn luyện kĩ năng thực hành
ngoại khóa môn Lịch sử cho học sinh trung học phổ
thông. Tạp chí Giáo dục, số 403, tr 30-32.
[8] Nguyễn Thu Nga (2012). Hướng dẫn học sinh trung
học phổ thông làm bài tập thực hành ngoại khóa
môn Lịch sử qua khai thác tài liệu trên Internet. Tạp
chí Giáo dục, số 299, tr 50-52.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34nguyen_thi_bich_thuan_3443_2148381.pdf