Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu
Trưởng Ban biên tập: ThS. Ngô Việt Trung
Phó Trưởng Ban biên tập: ThS. Đỗ Anh Trường
Biên tập viên: ThS. Trần Thị Diệu Hằng, ThS. Trần Thanh Hà, ThS. Bùi Hữu Phú, ThS. Phạm Thu Phương,
ThS. Nguyễn Thanh Nga, ThS. Bùi Thanh Hải, Đỗ Văn Kiểu, Nguyễn Thị Vân Anh
Trị sự: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm
Tòa soạn: 28 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Điện thoại: 22202828, Fax: 22202875, Email: cucqlgsbh@mof.gov.vn
Xuất bản hàng tháng theo Giấy phép xuất bản số: 20/GP-XBBT ngày 25/5/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông
In tại Công ty in Tài chính
BẢN TIN
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
CỤC QUẢN LÝ, GIÁM SÁT BẢO HIỂM - BỘ TÀI CHÍNH
SỐ 4 (53) NGÀY 23/5/2015
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
2
BẢO HIỂM TRONG NƯớC
Nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Ngày 22/5 tại TP.Hồ Chí Minh, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH) Bộ Tài chính
tổ chức Hội thảo “Các giải pháp cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng
cao nă...
24 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu
Trưởng Ban biên tập: ThS. Ngô Việt Trung
Phó Trưởng Ban biên tập: ThS. Đỗ Anh Trường
Biên tập viên: ThS. Trần Thị Diệu Hằng, ThS. Trần Thanh Hà, ThS. Bùi Hữu Phú, ThS. Phạm Thu Phương,
ThS. Nguyễn Thanh Nga, ThS. Bùi Thanh Hải, Đỗ Văn Kiểu, Nguyễn Thị Vân Anh
Trị sự: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm
Tòa soạn: 28 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Điện thoại: 22202828, Fax: 22202875, Email: cucqlgsbh@mof.gov.vn
Xuất bản hàng tháng theo Giấy phép xuất bản số: 20/GP-XBBT ngày 25/5/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông
In tại Công ty in Tài chính
BẢN TIN
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
CỤC QUẢN LÝ, GIÁM SÁT BẢO HIỂM - BỘ TÀI CHÍNH
SỐ 4 (53) NGÀY 23/5/2015
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
2
BẢO HIỂM TRONG NƯớC
Nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Ngày 22/5 tại TP.Hồ Chí Minh, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH) Bộ Tài chính
tổ chức Hội thảo “Các giải pháp cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ”
Triển khai thực hiện Nghị quyết
25/NQ-CP ngày 5/4/2015 của
Chính phủ tại phiên họp Chính
phủ thường kỳ tháng 3 và Nghị
quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 về
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
tiếp tục cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia hai năm 2015-2016,
tiếp theo Hội nghị thường niên thị
trường bảo hiểm ngày 27/3/2015,
Cục QLBH phối hợp với Hiệp hội
bảo hiểm, DN nhân thọ tổ chức
“Hội thảo các giải pháp cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ”.
Tại Hội thảo, Cục QLBH, Hiệp
hội Bảo hiểm Việt Nam và các DN
bảo hiểm nhân thọ đã cùng nhau
thảo luận, trao đổi về 6 vấn đề
trọng tâm. Cụ thể là đề xuất các giải
pháp mở rộng, nâng cao tính hiệu
quả, an toàn hoạt động đầu tư của
DN bảo hiểm nhân thọ; đẩy mạnh
Ông Phùng Ngọc Khánh – Cục trưởng
Cục QLBH phát biểu tại Hội thảo.
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
3
BẢO HIỂM TRONG NƯớC
truyền thông nâng cao nhận thức
của người dân và toàn xã hội về bảo
hiểm nhân thọ; phát triển các kênh
phân phối bảo hiểm mới; nâng cao
tính chuyên nghiệp của đội ngũ đại
lý bảo hiểm; phòng chống trục lợi
bảo hiểm; thuế trong lĩnh vực bảo
hiểm nhân thọ.
Phát biểu tại Hội nghị, Cục
trưởng Cục QLBH Phùng Ngọc
Khánh cho biết, thị trường bảo hiểm
luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao,
tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân
thọ giai đoạn 2011-2014 tăng trưởng
bình quân 21%/năm, cao hơn nhiều
so với tốc độ tăng trưởng bình quân
của GDP. Hoạt động khai thác mới
đạt được kết quả khả quan cả về số
lượng và chất lượng.
Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm
2015, tổng doanh thu phí bảo hiểm
toàn thị trường nhân thọ ước đạt
9.167 tỷ đồng (tăng 25,71% so với
cùng kỳ năm 2014), tổng số hợp
đồng có hiệu lực đạt 5.959.833 hợp
đồng (tăng 14,04% so với cùng kỳ
năm 2014), tổng số tiền chi trả
quyền lợi bảo hiểm ước đạt 1.214
tỷ đồng, tổng số tiền đầu tư ước đạt
110.883,22 tỷ đồng (tăng 21,67% so
với cùng kỳ năm trước).
Thị trường bảo hiểm nhân thọ
đã góp phần bổ sung nguồn vốn
đầu tư dài hạn, ổn định cho nền
kinh tế. Tổng số tiền đầu tư trở lại
cho nền kinh tế tăng trưởng bình
quân 17,9%/năm. Tính đến cuối
năm 2014, tổng số tiền đầu tư trở
lại nền kinh tế là 103.679 tỷ đồng
trong đó hơn 64.000 tỷ đồng là đầu
tư vào trái phiếu chính phủ.
Để tiếp tục duy trì mức tăng
trưởng ổn định, Cục QLBH mong
muốn cùng DN bảo hiểm trao đổi
cụ thể về những vấn đề được đưa
ra trong Hội thảo nhằm đưa ra
những giải pháp để cải thiện môi
trường kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh của DN bảo hiểm
nhân thọ trong giai đoạn hiện nay
và những năm tới.
Phát biểu tại Hội thảo, đại diện
các DNBH nhân thọ cho rằng, việc
ban hành Thông tư 124/2012/TT-
BTC, 125/2012/TT-BTC, 194/2014/
TT-BTC đã tạo một hành lang pháp
lý thích hợp để phát triển thị trường
bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua,
trong hoạt động xây dựng pháp luật
Cục QLBH cũng thường xuyên lấy ý
kiến đóng góp của các DNBH dưới
nhiều hình thức bằng văn bản, hội
thảo, tổ chức nhóm công tác,để
nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện
các văn bản quy phạm pháp luật
nhằm tháo gỡ một cách kịp thời các
khó khăn của các DN bảo hiểm.
Đặc biệt, Cục QLBH cũng đã
tích cực tham gia ý kiến đối với công
tác xây dựng pháp luật với các bộ
ngành khác, nhằm hoàn thiện các
quy định pháp luật trong lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm, điển hình là
các dự thảo Bộ luật hình sự và Bộ
luật dân sự
Kiến nghị tại Hội nghị về vấn
đề đa dạng hóa và nâng cao hiệu
quả hoạt động đầu tư của doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ, DN bảo
hiểm nhân thọ đề nghị cho phép bổ
sung tài sản đầu tư cho thị trường
tài chính: Trái phiếu Chính phủ
dài hạn (20- 30 năm), giao dịch
repo, stripping trái phiếu, công cụ
phái sinh cho mục đích giảm rủi ro.
Đồng thời mở rộng danh mục đầu
tư, phạm vi đầu tư đối với các DN
bảo hiểm nhân thọ: Thực hiện cho
vay có bảo lãnh, đầu tư trái phiếu
huy động vốn cho các dự án cơ sở
hạ tầng của Chính Phủ và Chính
quyền địa phương.
Về vấn đề thuế, các DNBH nhân
thọ tham gia Hội thảo kiến nghị bổ
sung ưu đãi thuế đối với bảo hiểm
sức khỏe tương tự như bảo hiểm
nhân thọ; nâng cao chi phí được
khấu trừ thu nhập doanh nghiệp
đối với bảo hiểm hưu trí tự nguyện,
áp dụng chính sách thuế của bảo
hiểm hưu trí tự nguyện thống nhất
giữa các tổ chức kê khai.
Doanh nghiệp cũng kiến nghị
phát triển thêm các kênh phân phối
mới như: Phân phối bảo hiểm trực
tuyến, phân phối qua điện thoại di
động cần có những hướng dẫn cụ
thể về điều kiện triển khai, loại hình
sản phẩm bảo hiểm.
Cục trưởng Phùng Ngọc Khánh
cho rằng, đây là những kiến nghị,
đề xuất có ý nghĩa thiết thực đối với
sự phát triển chung của thị trường
bảo hiểm. Cục QLBH ghi nhận và
sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp và
kiến nghị với cấp có thẩm quyền
để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa cơ
chế chính sách cải thiện môi trường
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh của các DNBH nhân thọ nói
riêng và thị trường bảo hiểm Việt
Nam nói chung.
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
4
BẢO HIỂM TRONG NƯớC
Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 4 tháng đầu năm 2015 ước đạt 19.106,29 tỷ đồng,
tăng 20,75% so với cùng kỳ năm
2014, trong đó doanh thu phí bảo
hiểm phi nhân thọ ước đạt 9.939
tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng
kỳ năm 2014 và doanh thu phí bảo
hiểm nhân thọ ước đạt 9.167,29 tỷ
đồng, tăng 25,71% so với cùng kỳ
năm 2014.
Bảo hiểm phi nhân thọ
Tổng doanh thu phí bảo hiểm
gốc của thị trường phi nhân thọ 4
tháng đầu năm 2015 ước đạt 9.939
tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ
năm 2014. Dẫn đầu thị trường về
doanh thu phí gốc là PVI với doanh
thu đạt 2.120 tỷ đồng, tăng 13,15%
so với cùng kỳ năm 2014, chiếm
21,34% thị phần. Tiếp đến là Bảo
Việt với doanh thu ước đạt 1.790
tỷ đồng, tăng 4,43% so với cùng kỳ
năm 2014, chiếm 18,02% thị phần,
Bảo Minh đứng thứ ba với doanh
thu ước đạt 910 tỷ đồng, tăng 2,41%
so với cùng kỳ năm 2014, chiếm
9,17% thị phần, PJICO đứng thứ tư
với doanh thu ước đạt 706 tỷ đồng,
tăng 12,21% so với cùng kỳ năm
2014, chiếm 7,11% thị phần, PTI
đứng thứ năm với doanh thu ước
đạt 694 tỷ đồng, tăng 36,52% so với
cùng kỳ năm 2014, chiếm 6,99% thị
phần.
Ngoài các DNBH dẫn đầu thị
trường nêu trên, một số DNBH có
tỷ lệ tăng trưởng doanh thu phí bảo
hiểm gốc trên 50% so với cùng kỳ
năm 2014 như VASS (335 tỷ đồng,
tăng 4,68 lần), VBI (121 tỷ đồng,
tăng 2,23 lần), Phú Hưng (15 tỷ
đồng, tăng 2,04 lần), ACE (31 tỷ
đồng, tăng 88,33%), MIC (455 tỷ
đồng, tăng 62,82%).
Một số DNBH khác có doanh
Tổng quan thị trường bảo hiểm
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
5
BẢO HIỂM TRONG NƯớC
thu phí bảo hiểm gốc giảm so với
cùng kỳ năm 2014 là AAA (72 tỷ
đồng, giảm 58,13%), VNI (86 tỷ
đồng, giảm 9,77%).
Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm
xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng doanh thu (3.106 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 31,27%), tiếp
theo là bảo hiểm sức khỏe và tai nạn
con người (2.143 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 21,57%), bảo hiểm tài sản và
bảo hiểm thiệt hại (1.798 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 18,10%), bảo hiểm
cháy nổ (875 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 8,81%), bảo hiểm thân tàu
và TNDS của chủ tàu (756 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 7,61%).
Bồi thường
Số tiền thực bồi thường bảo
hiểm gốc của thị trường phi nhân
thọ 4 tháng đầu năm 2015 ước đạt
4.425 tỷ đồng, tỷ lệ thực bồi thường
bảo hiểm gốc là 44,55%, cao hơn
tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc
cùng kỳ năm 2014 (33,74%).
21/30 DNBH và chi nhánh
DNBH nước ngoài có tỷ lệ thực bồi
thường bảo hiểm gốc thấp hơn tỷ
lệ bồi thường của toàn thị trường.
9 DNBH còn lại có tỷ lệ thực bồi
thường bảo hiểm gốc cao hơn tỷ lệ
bồi thường của toàn thị trường và
đều trên 50% là MSIG (218,33%),
UIC (148,98%), Cathay (140,25%),
Fubon (141,61%), Phú Hưng
(99,45%), BVTM (89,32%), PVI
(64,82%), BSH (59,05%), Liberty
(55,60%). Tỷ lệ bồi thường của PVI
cao là do có nhiều vụ tổn thất lớn
thuộc nghiệp vụ bảo hiểm tài sản
và thiệt hại, như: tổn thất giếng Cửa
Lò 1 thuộc Song Hong Basi, ước số
tiền bồi thường là 710 tỷ đồng; bồi
thường tổn thất rò rỉ đường ống
dẫn khí của mỏ Chim Sáo, ước số
tiền bồi thường là 189 tỷ đồng Tỷ
lệ bồi thường của MSIG cao là do
thanh toán bồi thường cho đơn bảo
Biểu đồ 1: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ
4 tháng đầu năm 2015
Biểu đồ 2: Thị phần theo doanh thu phí bảo hiểm gốc 4 tháng đầu năm 2015
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
6
BẢO HIỂM TRONG NƯớC
so với năm 2014).
Số lượng hợp đồng có hiệu lực
(theo hợp đồng chính) ước đạt
5.959.833 hợp đồng, tăng 14,04% so
với cùng kỳ năm trước.
Về thị phần doanh thu phí: thị
phần tổng doanh thu phí bảo hiểm
đến hết tháng 4/2015 của các doanh
nghiệp cụ thể như sau: Prudential
30,98%, Bảo Việt Nhân thọ 30,97%,
Manulife 12%, AIA 9,9%, Dai-ichi
8,9%, ACE 4,3%, Hanwha Life
1,9%, Generali 1,8%, Prévoir 1,4%,
các doanh nghiệp còn lại chiếm thị
phần nhỏ không đáng kể.
hiểm mọi rủi ro tài sản cho Công ty
TNHH Meiko Electronics Vietnam
liên quan đến vụ cháy xảy ra vào
tháng 9/2013 với số tiền bồi thường
trong tháng 4/2015 là 305 tỷ đồng.
Tỷ lệ thực bồi thường của UIC cao
là do năm 2015 bắt đầu thanh toán
dần cho 2 vụ cháy lớn trong năm
2014 là vụ cháy Nhà máy mực in
Sakata ở Bình Dương vào tháng
9/2014, ước số tiền bồi thường là
150 tỷ đồng và vụ cháy nhà kho
Công ty Nippon Express ở Nội Bài,
Hà Nội vào tháng 10/2014, ước số
tiền bồi thường là 230 tỷ đồng. Tỷ lệ
thực bồi thường của Cathay, Fubon
cao là do tháng 4/2015, Cathay
và Fubon đã bồi thường cho các
doanh nghiệp bị thiệt hại trong vụ
việc xảy ra tại Bình Dương vào ngày
13/5/2014 với số tiền lần lượt là 32
tỷ đồng và 53,2 tỷ đồng.
Bảo hiểm nhân thọ
Tình hình khai thác mới
Doanh thu phí khai thác mới
4 tháng đầu năm 2015 ước đạt
2.834,072 tỷ đồng, tăng 43,86% so
với cùng kỳ năm trước. Trong đó,
doanh thu phí của nghiệp vụ bảo
hiểm hỗn hợp vẫn chiếm tỷ trọng
lớn nhất 43,8%, bảo hiểm liên kết
đầu tư chiếm tỷ trọng 40,23%, bảo
hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng 4,47%,
bảo hiểm hưu trí chiếm tỷ trọng
0,65%, các nghiệp vụ còn lại (trọn
đời, sinh kỳ, trả tiền định kỳ) chiếm
tỷ trọng 1,85% và sản phẩm bổ trợ
chiếm tỷ trọng 8,99%.
Về số lượng hợp đồng bảo hiểm
khai thác mới: số lượng hợp đồng
khai thác mới (hợp đồng bảo hiểm
chính) ước đạt 394.764 hợp đồng,
tăng 37,42% so với cùng kỳ 2014.
Trong đó, bảo hiểm tử kỳ là nghiệp
vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất (41,07%),
tiếp theo là sản phẩm bảo hiểm hỗn
hợp (31,84%) và bảo hiểm liên kết
đầu tư (26,6%), các sản phẩm còn
lại chiếm tỷ trọng 0,5%.
Về thị phần doanh thu khai thác
mới: Nhóm dẫn đầu thị phần doanh
thu phí bảo hiểm khai thác mới bao
gồm: Prudential (23,93%), tiếp đến
là Bảo Việt Nhân thọ (23,55%),
Manulife (9,45%), AIA (12,48%),
Dai-ichi (10,6%), Generali (5,44%),
ACE (3,24%). Các doanh nghiệp
chiếm thị phần nhỏ: PVI (3,09%),
Hanwha Life (2,86%), Prévoir
(2,85%), Aviva (0,82%), Cathay
(0,75%). Các doanh nghiệp còn
lại chiếm thị phần doanh thu phí
0,94%.
Hợp đồng có hiệu lực
Tổng doanh thu phí bảo hiểm
nhân thọ 4 tháng đầu năm 2015 ước
đạt 9.167,29 tỷ đồng (tăng 25,71%
Biểu đồ 3: Tỷ trọng doanh thu theo nghiệp vụ bảo hiểm 4 tháng đầu năm 2015
Biểu đồ 4. Tỷ trọng hợp đồng KTM 4 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
7
BẢO HIỂM TRONG NƯớC
hiểm theo Nghị định số 67/2014/
NĐ-CP đã đạt được kết quả khả
quan. Đến nay đã có nhiều tỉnh,
thành phố triển khai bảo hiểm cho
tàu khai thác hải sản, trong đó tổng
số phí bảo hiểm là 63,1 tỷ đồng;
tổng số tiền bảo hiểm là 6.309 tỷ
đồng; tổng số tàu tham gia bảo
hiểm thân tàu, ngư lưới cụ là 2.555
tàu; Số lượng thuyền viên được bảo
hiểm là 30.428 thuyền viên.
Đánh giá kết quả triển khai
thực hiện, Phó Cục trưởng Nguyễn
Quang Huyền nhấn mạnh việc
triển khai chính sách bảo hiểm
theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP
là chủ trương đúng đắn của Đảng
và Nhà nước nhằm hỗ trợ để ngư
dân yên tâm vươn khơi, bám biển,
phát triển hoạt động khai thác thủy
sản, góp phần bảo vệ chủ quyền
biển đảo.
Về phía Cục QLBH cũng sẽ
nghiên cứu, phối hợp với các cơ
quan liên quan, trình cấp có thẩm
quyền giải quyết các khó khăn
vướng mắc trong quá trình thực
hiện, cụ thể như: xác nhận đối
tượng được hỗ trợ bảo hiểm; thành
lập tổ đơn vị, hợp tác xã; xác định
rõ đối tượng được bảo hiểm (thân
tàu, ngư lưới cụ,); công tác ký
kết hợp đồng bảo hiểm; khai thác,
giám định, bồi thường Tại Hội
nghị, Phó Cục trưởng Nguyễn
Quang Huyền cũng đã yêu cầu các
DNBH khẩn trương thực hiện: Rà
soát, điều chỉnh quy tắc, điều khoản
bảo hiểm, trình Bộ Tài chính chấp
thuận (trong trường hợp cần thiết);
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính
sách bảo hiểm đảm bảo đúng đối
tượng được hỗ trợ, quy tắc, điều
khoản, biểu phí bảo hiểm đã được
Bộ Tài chính chấp thuận và quy
định của pháp luật hiện hành; Tăng
cường công tác quản lý rủi ro trong
quá trình thực hiện hợp đồng bảo
hiểm, công khai, minh bạch các thủ
tục tiến hành khiếu nại, bồi thường
bảo hiểm. Theo dõi, giải quyết các
yêu cầu bồi thường bảo hiểm phát
Hội nghị đẩy mạnh công
tác triển khai chính sách
bảo hiểm khai thác hải
sản theo Nghị định số
67/2014/NĐ-CP
Thực hiện triển khai kết quả của
Hội nghị sơ kết trong lĩnh vực bảo
hiểm, ngày 19/5/2015, Cục Quản
lý, giám sát bảo hiểm (QLBH) đã
tổ chức Hội nghị đẩy mạnh công
tác triển khai chính sách bảo hiểm
khai thác hải sản theo Nghị định
số 67/2014/NĐ-CP. Hội nghị có
sự tham dự của Lãnh đạo đại diện
Cục QLBH, các đơn vị trong Bộ
Tài chính và 04 DNBH tham gia
triển khai bảo hiểm khai thác hải
sản (Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO,
PVI, Vinare). Phó Cục trưởng Cục
QLBH Nguyễn Quang Huyền đã
tham dự và chỉ đạo hội nghị.
Nghị định số 67/2014/NĐ-CP
đã được Chính phủ ban hành ngày
7/7/2014 về một số chính sách phát
triển thủy sản. Để tổ chức thực hiện
chính sách bảo hiểm theo Nghị định
số 67/2014/NĐ-CP, Bộ Tài chính
đã phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan ban hành đầy đủ và tổ chức
tập huấn, hướng dẫn các văn bản
hướng dẫn thực hiện về bảo hiểm
khai thác hải sản; chấp thuận doanh
nghiệp bảo hiểm triển khai, chấp
thuận quy tắc, điều khoản, biểu
phí bảo hiểm cũng như các hướng
dẫn về tài chính, ngân sách. Bộ Tài
chính, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã phối hợp chặt
chẽ trong quá trình chỉ đạo thực
hiện, giải quyết khó khăn, vướng
mắc tại từng địa phương, cơ sở.
Về phía các DNBH cũng đã chủ
động, tích cực triển khai, phối hợp
chặt chẽ với UBND và các Sở, ban,
ngành liên quan (Tài chính, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn)
của các tỉnh, thành phố để thực hiện
chính sách bảo hiểm trên địa bàn.
Theo kết quả báo cáo tại Hội
nghị, việc thực hiện chính sách bảo
Phó Cục trưởng Nguyễn Quang Huyền chỉ đạo Hội nghị.
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
8
BẢO HIỂM TRONG NƯớC
Cục QLBH tiếp Chủ tịch cơ quan
dịch vụ tài chính Nhật Bản (FSA)
Ngày 12/5/2015, tại trụ sở Bộ Tài chính, Cục
trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Cục QLBH)
ông Phùng Ngọc Khánh đã tiếp và làm việc với ông
Kiyoshi Hosomizo, Chủ tịch Cơ quan dịch vụ tài
chính Nhật Bản (FSA). Tại buổi tiếp, hai bên đã trao
đổi về các hoạt động hợp tác giữa hai cơ quan trong
thời gian qua và kế hoạch thực hiện trong thời gian
tới.
Phát biểu tại buổi làm việc, Cục trưởng Phùng
Ngọc Khánh chúc mừng Ông Kiyoshi Hosomizo
với cương vị là Chủ tịch mới của FSA. Ông Phùng
Ngọc Khánh đánh giá cao các hoạt động hợp tác
giữa hai cơ quan và bày tỏ cám ơn FSA Nhật Bản về
những hỗ trợ tích cực trong lĩnh vực bảo hiểm trong
thời gian qua, đặc biệt là từ khi hai cơ quan ký kết
chương trình hợp tác thông qua thư trao đổi (EOL)
vào tháng 6 năm 2014.
Theo chương trình hợp tác, phía FSA Nhật Bản
đã cử chuyên gia sang tổ chức “Hội thảo giám sát
thị trường bảo hiểm theo hệ thống chỉ tiêu cảnh
báo sớm và tính phí bảo hiểm” vào tháng 11/2014.
Những kinh nghiệm của FSA Nhật Bản chia sẻ tại
Hội thảo đã giúp Cục QLBH hoàn thiện cơ chế
chính sách quản lý, giám sát thị trường hiệu quả và
phù hợp với trình độ phát triển của thị trường bảo
hiểm Việt Nam.
Bên cạnh đó, FSA Nhật Bản đã tạo điều kiện cho 02
cán bộ của Cục QLBH tham dự khóa thực tập, nghiên
cứu tại Trung tâm đối tác Châu Á (AFPAC) thuộc
FSA Nhật Bản từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2015.
Cũng tại buổi làm việc, Ông Kiyoshi Hosomizo
bày tỏ mong muốn FSA Nhật Bản và Cục QLBH hợp
tác ngày càng chặt chẽ và thường xuyên hơn. Trong
thời gian tới, FSA Nhật Bản sẽ phối hợp tổ chức Hội
thảo chia sẻ kinh nghiệm quản lý giám sát thị trường
bảo hiểm vào tháng 6 năm 2015 và tiếp tục nhận các
cán bộ có năng lực chuyên môn, ham học hỏi tham
dự khóa thực tập, nghiên cứu tại Trung tâm đối tác
Châu Á – FSA Nhật Bản.
sinh theo hợp đồng bảo hiểm, quy
định tại quy tắc, điều khoản, biểu
phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính
chấp thuận và quy định pháp luật
hiện hành, đảm bảo chặt chẽ, đúng
pháp luật, không để kẻ xấu lợi dụng
trục lợi bảo hiểm; Thường xuyên
cập nhật, báo cáo, kiến nghị, đề
xuất những khó khăn vướng mắc
khi triển khai để các Bộ, ngành có
hướng tháo gỡ và giải quyết.
Hội nghị cũng thống nhất tăng
cường công tác thông tin, tuyên
truyền trên các phương tiện đại
chúng (trung ương, địa phương) để
ngư dân biết, hiểu về chính sách chế
độ; quyền lợi và nghĩa vụ khi tham
gia bảo hiểm để ngư dân hiểu rõ khi
ký kết hợp đồng.
Có thể thấy công tác triển khai
đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ
đạo quyết liệt và đồng bộ, nhất quán
từ trung ương đến địa phương. Các
Bộ, ngành đã có sự phối hợp chặt
chẽ trong việc chia sẻ thông tin cũng
như chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.
Các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo
hiểm (Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO,
PVI, Vinare) đã có nhiều nỗ lực để
thực hiện nhiệm vụ được giao, thì
việc thực hiện chính sách bảo hiểm
này sẽ tiếp tục đạt được những
thành công hơn nữa, góp phần ổn
định đời sống, sản xuất của ngư
dân, phát triển kinh tế địa phương,
kinh tế đất nước, đồng thời cũng
góp phần bảo đảm quốc phòng, an
ninh; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và
lợi ích quốc gia trên biển.
Toàn cảnh buổi làm việc
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
9
BẢO HIỂM TRONG NƯớC
Hội thảo cũng đã đưa ra một số
nội dung trao đổi như các vấn đề về
đào tạo sản phẩm cho sinh viên mới
ra trường, nhu cầu của nguồn nhân
lực hiện nay trong các DNBH, yêu
cầu cần đặt ra đối với sinh viên và
các vị trí có thể làm tại các DNBH
sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, buổi
làm việc cũng đã trao đổi về kinh
nghiệm hội nhập quốc tế, xử lý và
chống trục lợi bảo hiểm, thực hiện
kiểm tra, giám sát các DNBH, quy
định về đầu tư trong nước và nước
ngoài
GS.TS.Nguyễn Công Nghiệp
và Nhà trường đánh giá cao buổi
trao đổi, thảo luận, giúp cho các
giáo viên, sinh viên cập nhập được
thông tin, kiến thức mới về bảo
hiểm và thị trường bảo hiểm, qua
đó có những giải pháp phát triển
nghề nghiệp cũng như nâng cao
hơn nữa chất lượng giảng dạy, đào
tạo gắn với thực tế. Đồng thời, Nhà
trường cũng đề nghị Cục QLBH, Bộ
Tài chính tiếp tục và thường xuyên
có những buổi trao đổi, làm việc
tương tự như vậy với Nhà trường.
Tại Hội thảo, Cục trưởng Phùng
Ngọc Khánh cũng cam kết sẽ tạo
điều kiện thuận lợi nhất để thúc đẩy
hợp tác, phối hợp giữa 2 bên, nâng
cao hiệu quả công việc, chất lượng
đào tạo gắn với thực tiễn.
Cục QLBH phối hợp với
Trường Đại học kinh
doanh và công nghệ
Hà Nội tổ chức Hội thảo
chuyên đề bảo hiểm
Ngày 07/5/2015, tại Trường Đại
học kinh doanh và công nghệ Hà
Nội đã diễn ra Hội thảo chuyên đề
bảo hiểm giữa Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm (QLBH) và các giáo
viên, sinh viên Trường Đại học
kinh doanh và công nghệ Hà Nội về
vai trò của bảo hiểm đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội và thị trường
bảo hiểm Việt Nam thời gian qua.
Tham dự Hội thảo, về phía Cục
QLBH có Ông Phùng Ngọc Khánh
– Cục trưởng, ông Ngô Việt Trung
– Phó Cục trưởng và các cán bộ của
Cục QLBH. Về phía Trường Đại
học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội có GS.TS.Nguyễn Công Nghiệp
(nguyên Thứ trưởng thường trực
Bộ Tài chính) – Chủ nhiệm khoa
Tài chính, các Phó chủ nhiệm khoa
và hơn 40 giảng viên, sinh viên của
Trường.
Tại Hội thảo, các bên đã trao
đổi và đánh giá về thị trường bảo
hiểm Việt Nam trong những năm
qua, qua đó đã khẳng định vai trò
quan trọng của bảo hiểm đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
trong các lĩnh vực như: góp phần
thực hiện chính sách ổn định kinh
tế vĩ mô, góp phần bổ trợ cho các
chính sách an sinh xã hội, bảo vệ
tài chính cho các nhà đầu tư, thúc
đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc
tế, góp phần thực hiện các chương
trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách
của Chính phủ.
Lãnh đạo Cục QLBH chụp ảnh lưu
niệm cùng GS.TS.Nguyễn Công Nghiệp
- Chủ nhiệm khoa Tài chính, Trường
Đại học Kinh doanh và công nghệ
IRT tổ chức khóa đào tạo chuyên sâu
về bảo hiểm trách nhiệm tại Hà Nội
Từ ngày 21-24/4/2015, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu
và Đào tạo bảo hiểm (IRT) tổ chức “Khóa đào tạo chuyên sâu
về bảo hiểm trách nhiệm” cho 38 học viên đến từ các doanh
nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm đang hoạt động kinh
doanh bảo hiểm tại thị trường Việt Nam và cán bộ của Cục
Quản lý, giám sát bảo hiểm.
Trong thời gian 04 ngày của khóa học, các học viên được
truyền tải kiến thức về nguyên lý cơ bản và các tình huống
thực tế về bảo hiểm trách nhiệm giúp học viên tích lũy thêm
kiến thức và kinh nghiệm, phục vụ cho quá trình công tác tại
Doanh nghiệp.
Khóa đào tạo đã được các học viên đánh giá cao. Toàn cảnh lớp học
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
10
BẢO HIỂM TRONG NƯớC
Đại hội chi bộ Cục Quản
lý, giám sát bảo hiểm
nhiệm kỳ 2015 - 2020
Thực hiện Chỉ thị số 36 ngày
30/5/2014 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về Đại hội Đảng
bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Kế hoạch số 295-KH/ĐUTC ngày
17/11/2014 của Đảng ủy Bộ Tài
chính về việc đại hội đảng các cấp
trong Đảng bộ Bộ Tài chính. Được
sự hướng dẫn và chỉ đạo của Đảng
ủy Bộ Tài chính, ngày 04/5/2015
tại trụ sở Bộ Tài chính, Chi bộ Cục
Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH)
đã long trọng tổ chức Đại hội nhiệm
kỳ 2015-2020.
Về dự và chỉ đạo Đại hội có đồng
chí Đinh Đức Xương - Phó Bí thư
Đảng ủy Bộ Tài chính, cùng dự
có các đồng chí Đỗ Lê Tuấn - Phó
Trưởng Ban Dân vận và đồng chí
Nguyễn Văn Thủy - Ủy viên Ban Tổ
chức Đảng ủy. Đặc biệt là sự có mặt
của đầy đủ 37 đảng viên đang sinh
hoạt tại chi bộ Cục QLBH đã tham
dự Đại hội.
Đại hội đã tập trung thảo luận,
đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo
cáo Tổng kết công tác Đảng nhiệm
kỳ 2010-2015 và phương hướng,
nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2015-
2020 của Chi bộ; dự thảo Báo cáo
kiểm điểm của Chi ủy nhiệm kỳ
2010-2015; dự thảo các Văn kiện
trình Đại hội XII của Đảng và dự
thảo báo cáo chính trị trình Đại hội
Đảng bộ Bộ Tài chính.
Với tinh thần làm việc khẩn
trương, dân chủ, nghiêm túc, theo
đúng qui định của Điều lệ Đảng,
hướng dẫn của cấp trên, Đại hội đã
tiến hành thảo luận và thống nhất:
1. Nhất trí những nội dung trong
Báo cáo Tổng kết trình Đại hội về
đánh giá tình hình kết quả 5 năm
thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi
bộ nhiệm kỳ 2010-2015 và phương
hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm
kỳ 2015-2020.
2. Thông qua Báo cáo kiểm
điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi
ủy nhiệm kỳ 2010-2015. Từ kinh
nghiệm của nhiệm kỳ trước, Chi
ủy nhiệm kỳ 2015-2020 cần tiếp tục
phát huy ưu điểm, đổi mới phương
thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng
và hiệu quả công tác cho nhiệm kỳ
tới.
3. Thông qua báo cáo tổng hợp ý
kiến của đảng viên chi bộ đóng góp
vào dự thảo các văn kiện trình Đại
hội XII của Đảng và dự thảo Báo
cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ
Bộ Tài chính.
4. Thông qua kết quả bầu cử
Chi ủy nhiệm kỳ 2015-2020 gồm
05 đồng chí, bầu Bí thư, 01 Phó Bí
thư chi bộ và bầu đại biểu đi dự Đại
hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Tài chính
gồm 01 đại biểu chính thức và 01
đại biểu dự khuyết.
5. Giao Chi ủy nhiệm kỳ 2015-
2020 căn cứ vào Nghị quyết Đại hội,
trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị
quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính, xây
dựng chương trình hành động, các
kế hoạch công tác để nhanh chóng
đưa Nghị quyết Đại hội đi vào thực
Đồng chí Phùng Ngọc Khánh – Bí thư chi bộ điều hành Đại hội.
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
11
BẢO HIỂM TRONG NƯớC
Tin bồi thường bảo hiểm Bình
Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh
Ngày 25/4/2015, Bộ Tài chính có Công văn số
5513/BTC-QLBH gửi các doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ về việc đẩy nhanh tiến độ giải quyết bồi
thường bảo hiểm cho các doanh nghiệp bị thiệt hại.
Theo báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm, tính
đến ngày 01/5/2015, các doanh nghiệp bảo hiểm đã
giải quyết bồi thường, tạm ứng bồi thường cho 399
doanh nghiệp bị thiệt hại với số tiền là 588,1 tỷ đồng.
- Tình hình giải quyết bồi thường bảo hiểm theo
địa bàn:
+ Giải quyết bồi thường, tạm ứng bồi thường cho
289 doanh nghiệp bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh Bình
Dương với số tiền 442,9 tỷ đồng;
+ Giải quyết bồi thường, tạm ứng bồi thường cho
98 doanh nghiệp bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai với số tiền 136,7 tỷ đồng;
+ Giải quyết bồi thường, tạm ứng bồi thường cho
3 doanh nghiệp bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
với số tiền 7,1 tỷ đồng;
+ Giải quyết bồi thường, tạm ứng bồi thường cho
9 doanh nghiệp bị thiệt hại trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh, Thái Bình với số tiền 1,2 tỷ đồng;
- Tình hình giải quyết bồi thường theo quốc tịch
nhà đầu tư:
+ Giải quyết bồi thường, tạm ứng bồi thường cho
327 doanh nghiệp Đài Loan bị thiệt hại với số tiền
403,3 tỷ đồng;
+ Giải quyết bồi thường, tạm ứng bồi thường cho
6 doanh nghiệp Hồng Kông bị thiệt hại với số tiền
96,4 tỷ đồng;
+ Giải quyết bồi thường, tạm ứng bồi thường cho
5 doanh nghiệp Singapore bị thiệt hại với số tiền 75,7
tỷ đồng;
+ Giải quyết bồi thường, tạm ứng bồi thường cho
8 doanh nghiệp Trung Quốc bị thiệt hại với số tiền
5,6 tỷ đồng;
+ Giải quyết bồi thường, tạm ứng bồi thường cho
53 doanh nghiệp các nước (Nhật, Mỹ, Macao, Việt
Nam..) bị thiệt hại với số tiền 7,1 tỷ đồng;
Hiện nay, Bộ Tài chính đang tiếp tục chỉ đạo các
doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp chặt chẽ với địa
phương, doanh nghiệp bị thiệt hại để giải quyết dứt
điểm bồi thường bảo hiểm theo đúng thỏa thuận tại
hợp đồng bảo hiểm đã ký kết và quy định của pháp
luật hiện hành.
hiện trong thực tiễn.
Đại hội kêu gọi toàn thể đảng
viên, công chức, viên chức và người
lao động trong toàn Chi bộ tiếp tục
phát huy truyền thống của Chi bộ,
đoàn kết, nhất trí, khắc phục khó
khăn, nêu cao tinh thần chủ động,
sáng tạo, đẩy mạnh phong trào thi
đua yêu nước, quyết tâm phấn đấu
hoàn thành thắng lợi các mục tiêu,
nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Chi
bộ nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra.
Danh sách Chi ủy Cục QLBH
nhiệm kỳ 2015-2020
1. Đồng chí Phùng Ngọc Khánh,
Bí thư;
2. Đồng chí Bùi Hữu Phú, Phó Bí
thư;
3. Đồng chí Nguyễn Quang
Huyền, Chi ủy viên;
4. Đồng chí Nguyễn Thanh Nga,
Chi ủy viên;
5. Đồng chí Phạm Thu Phương,
Chi ủy viên.
Khai giảng khóa đào tạo cơ bản về bảo hiểm
phi nhân thọ dành cho học viên là cán bộ của
Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội
Từ ngày 05-09/5/2015,
tại Hà Nội, Trung tâm
Nghiên cứu và Đào tạo
bảo hiểm – Cục Quản lý,
giám sát bảo hiểm (IRT)
đã phối hợp với Tổng
Công ty cổ phần bảo hiểm
Quân đội (MIC) tổ chức
“Khóa đào tạo cơ bản về
Bảo hiểm phi nhân thọ”
cho cán bộ của MIC.
Trong thời gian 5 ngày, ngoài việc được truyền tải kiến thức cơ bản
về bảo hiểm như: Tổng quan về bảo hiểm, Hợp đồng bảo hiểm; các học
viên còn được trang bị những kiến thức về các nghiệp vụ bảo hiểm: Bảo
hiểm con người, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tàu thuyền, bảo hiểm tài
sản, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm trách nhiệm.
Đây là khóa đào tạo được tổ chức đầu tiên trong các khóa đào tạo
hợp tác giữa IRT và MIC năm 2015.
Toàn cảnh lớp học
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
12
BẢO HIỂM TRONG NƯớC
Tổ chức khai giảng
khóa đào tạo Nhà tư
vấn bảo hiểm chuyên
nghiệp
Ngày 08/4/2015, tại TP. Hồ Chí
Minh, Trung tâm Nghiên cứu và
Đào tạo bảo hiểm (IRT) phối hợp
với Công ty đào tạo Hiền Tài Việt tổ
chức khai giảng khóa đào tạo Nhà
tư vấn bảo hiểm chuyên nghiệp.
Tham dự khóa đào tạo có 18 học
viên đến từ công ty bảo hiểm nhân
thọ Prudential Việt Nam.
Khóa học diễn ra 2 ngày, ngày
8/4/2015 và ngày 15/4/2015 với
những nội dung: Tổng quan về nghề
tư vấn bảo hiểm; Thách thức tư vấn
bảo hiểm hiện nay; Những thay đổi
cấp thiết của nhà tư vấn và Kế hoạch
hành động đột phá với sự tham gia
giảng dạy của các giảng viên đến từ
công ty Hiền Tài Việt nhằm cung
cấp những kiến thức, năng lực cho
nghề tư vấn, đưa ra giải pháp, năng
Toàn cảnh lớp học
lực, kỹ năng và công cụ tư vấn cùng
giải pháp thông minh cho nhà tư
vấn bảo hiểm.
Theo phía ban tổ chức khóa học
cho biết, khóa học được thiết kế xây
dựng chương trình trong 02 ngày
(16 giờ), ngày thứ hai cách quãng với
ngày thứ nhất nhằm mục đích cho
học viên có thêm thời gian tự nghiên
cứu và thực hành phương pháp đã
học tại Công ty mình làm việc.
Đây là khóa học kỹ năng đầu tiên
trong chuỗi chương trình học về kỹ
năng IRT dự kiến phối hợp với công
ty Hiền Tài Việt triển khai trong năm
2015 cho thị trường, bao gồm: Khóa
đào tạo Nhà tư vấn bảo hiểm chuyên
nghiệp, Khóa đào tạo Kỹ năng xây
dựng thương hiệu khác biệt và Khóa
đào tạo Kỹ năng diễn thuyết.
Tổ chức khóa đào tạo cơ bản về bảo hiểm phi
nhân thọ dành cho học viên là cán bộ của Công ty
TNHH phần mềm FPT tại thành phố Đà Nẵng
Từ ngày 05/4 đến
ngày 08/4/2015, tại
thành phố Đà Nẵng,
Trung tâm Nghiên cứu
và Đào tạo bảo hiểm –
Cục Quản lý, giám sát
bảo hiểm (IRT) tổ chức
“Khóa đào tạo cơ bản
về bảo hiểm phi nhân
thọ” cho 20 học viên
là cán bộ của Công ty
TNHH phần mềm FPT
(Fsoft). Trong thời gian 4 ngày, ngoài việc được truyền tải kiến thức cơ bản
về bảo hiểm như: Lý thuyết, thực hành các nghiệp vụ bảo hiểm; các học viên
còn được trang bị những kiến thức pháp luật về bảo hiểm và những nội dung
cơ bản trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Các quy trình khai thác, giám
định, bồi thường bảo hiểm và công tác quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm.
Đây là khóa đào tạo được tổ chức đầu tiên trong các khóa đào tạo hợp tác
giữa IRT và Fsoft.
IRT tổ chức khóa đào
tạo cơ bản về bảo
hiểm phi nhân thọ
tại thành phố Hồ Chí
Minh
Từ ngày 13/4 đến ngày
17/4/2015, tại TP. Hồ Chí Minh,
Trung tâm Nghiên cứu và Đào
tạo bảo hiểm – Cục Quản lý,
giám sát bảo hiểm (IRT) tổ chức
“Khóa đào tạo cơ bản về Bảo
hiểm Phi Nhân thọ” cho 47 học
viên đến các doanh nghiệp bảo
hiểm, môi giới bảo hiểm đang
hoạt động kinh doanh bảo hiểm
tại thị trường Việt Nam. Đây là
khóa đào tạo phi nhân thọ cơ
bản đầu tiên được Trung tâm tổ
chức trong năm 2015 tại thành
phố Hồ Chí Minh.
Các học viên chụp ảnh lưu niệm
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
13
BẢO HIỂM TRONG NƯớC
Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn -
Hà Nội
Ngày 19/5/2015, Bộ Tài chính có Công văn số
6467/BTC-QLBH chấp thuận ông Đỗ Văn Hải là
Tổng Giám đốc và người đại diện theo pháp luật
của Tổng công ty theo đề nghị của Tổng công ty.
Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt
Ngày 14/5/2015, Bộ Tài chính có Công văn
số 6231/BTC-QLBH chấp thuận việc thay đổi
địa chỉ Công ty Bảo Việt Tuyên Quang của Tổng
công ty Bảo hiểm Bảo Việt như sau:
Địa chỉ cũ: Số 235B, đường 17-8, phường Phan
Thiết, thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Địa chỉ mới: Số 427, đường 17-8, phường
Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên
Quang.
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Long
Ngày 27/4/2015, Bộ Tài chính có Công văn số
5640/BTC-QLBH chấp thuận việc thay đổi địa
điểm đặt trụ sở Công ty Bảo hiểm Bảo Long Cần
Thơ và Công ty Bảo hiểm Bảo Long Khu vực Bắc
Trung Bộ của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm
Bảo Long như sau:
Công ty Bảo hiểm Bảo Long Cần Thơ:
Địa chỉ cũ: 30H Mậu Thân, phường An
Nghiệp, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Địa chỉ mới: 19-21A Võ Văn Tần, phường Tân
An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Công ty Bảo hiểm Bảo Long Khu vực Bắc
Trung Bộ:
Địa chỉ cũ: Tầng 5, Tòa nhà VCCI, số 01 Đại
lộ Lê Nin, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Địa chỉ mới: Tầng 3, số 02 Nguyễn Sỹ Sách,
phường Hưng Bình, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ
An.
Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
Ngày 08/5/2015, Bộ Tài chính có Công văn số
6011/BTC-QLBH chấp thuận việc thay đổi địa
điểm đặt trụ sở Công ty bảo hiểm PJICO Kiên
Giang và Công ty bảo hiểm PJICO Đồng Tháp
như sau:
Công ty bảo hiểm PJICO Kiên Giang:
Địa chỉ cũ: Số 611, Nguyễn Trung Trực, thị xã
Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Địa chỉ mới: Số 615, Nguyễn Trung Trực,
phường An Hòa, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang.
Công ty bảo hiểm PJICO Đồng Tháp:
Địa chỉ cũ: Số 27, Lê Quý Đôn, phường 1,
thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Địa chỉ mới: Số 20, Lý Tự Trọng, phường 2,
thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
Ngày 21/4/2015, Bộ Tài chính có Công văn
số 5251/BTC-QLBH chấp thuận về nguyên tắc
cho Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
tăng vốn điều lệ từ 503 tỷ đồng lên 803 tỷ đồng.
Ngày 05/5/2015, Bộ Tài chính có Công văn
số 5809/BTC-QLBH gửi Tổng công ty cổ phần
Bảo hiểm Bưu điện nội dung như sau:
+ Chấp thuận ông Nguyễn Trường Giang giữ
chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công
ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện thay ông Phạm
Anh Tuấn.
+ Chấp thuận ông Bùi Xuân Thu giữ chức vụ
Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm
Bưu điện thay ông Nguyễn Trường Giang.
Công ty cổ phần bảo hiểm AAA
Ngày 11/5/2015, Bộ Tài chính có Công văn số
6045/BTC-QLBH chấp thuận việc thay đổi địa
điểm đặt trụ sở chi nhánh Long An của Công ty
cổ phần bảo hiểm AAA như sau:
Địa chỉ cũ: Số 99 Sương Nguyệt Anh, phường
2, thành phố Tân An, tỉnh Long An
Địa chỉ mới: Số 12 đường Bùi Chí Nhuận,
phường 2, thành phố Tân An, tỉnh Long An.
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội
Ngày 22/4/2015, Bộ Tài chính có Công văn
số 5353/BTC-QLBH chấp thuận việc thay đổi
địa điểm đặt trụ sở Công ty bảo hiểm MIC Thái
Nguyên của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm
Quân đội như sau:
Địa chỉ cũ: Số 279A, tổ 27, phường Phan
Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên
Địa chỉ mới: Tầng 3, Tòa nhà Viettel, số 4
Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên
Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không
Ngày 19/5/2015, Bộ Tài chính có Công văn
số 6454/BTC-QLBH chấp thuận về nguyên tắc
việc Tổng công ty Hàng không Việt Nam chuyển
nhượng 20% cổ phần, phần vốn góp của Tổng
công ty Hàng không Việt Nam tại Công ty cổ
phần Bảo hiểm Hàng không.
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
14
BẢO HIỂM TRONG NƯớC
Ngày 17/4/2015, Bộ Tài chính có Công văn
số 5105/BTC-QLBH chấp thuận cho Công ty cổ
phần bảo hiểm nhân thọ Phú Hưng triển khai
sản phẩm bổ trợ bảo hiểm hỗ trợ chi phí nằm
viện. Sản phẩm cung cấp các quyền lợi hỗ trợ chi
phí nằm viện, quyền lợi hỗ trợ chi phí nằm viện
tại khoa hồi sức tích cực, quyền lợi hỗ trợ chi phí
phẫu thuật, quyền lợi hỗ trợ chi phí nằm viện
điều trị bệnh hiểm nghèo.
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay
(Việt Nam)
Ngày 07/5/2015, Bộ Tài chính đã có công văn
số 5939/BTC-QLBH chấp thuận cho Công ty
TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay (Việt Nam)
triển khai sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp tiết kiệm
ngắn hạn và sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp với
quyền lợi tiền mặt.
Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp tiết kiệm ngắn
hạn: Sản phẩm có thời gian đóng phí 2 năm và
thời hạn hợp đồng từ 5 đến 8 năm; cung cấp
quyền lợi tử vong và thương tật toàn bộ vĩnh
viễn, quyền lợi đáo hạn. Khi sự kiện bảo hiểm
xảy ra, Công ty sẽ chi trả 100% số tiền bảo hiểm.
Trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong
và thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn, Công
ty sẽ chi trả 200% số tiền bảo hiểm.
Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp với quyền lợi tiền
mặt: là sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp đóng phí
ngắn hạn với thời gian đóng phí là 6, 12, 18 năm
tương ứng với thời hạn hợp đồng là 9, 15, 21 năm.
Sản phẩm cung cấp quyền lợi tiền mặt, quyền lợi
hoàn lãi chênh lệch, quyền lợi tử vong và thương
tật toàn bộ vĩnh viễn, quyền lợi đáo hạn.
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Generali
Việt Nam
Ngày 15/4/2015, Bộ Tài chính có Công văn
số 4912/BTC-QLBH chấp thuận cho Công ty
TNHH bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam
được bổ sung định kỳ thanh toán phí tháng của
Sản phẩm bảo hiểm tử kỳ gia hạn hàng năm
(phiên bản 2013).
Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ
Ngày 21/4/2015, Bộ Tài chính có Công văn
số 5283/BTC-QLBH chấp thuận cho Tổng Công
ty Bảo Việt Nhân thọ thay đổi địa điểm Bảo Việt
Nhân thọ Hà Tĩnh như sau:
Địa chỉ cũ: 371 đường Trần Phú, phường
Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Địa chỉ mới: số 144B đường Trần Phú, phường
Việt Nam
Ngày 15/4/2015, Bộ Tài chính đã có Công
văn số 4945/BTC-QLBH chấp thuận cho Công
ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam
triển khai Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị
theo quy định tại Thông tư số 135/2012/TT-BTC
ngày 15/8/2012 của Bộ Tài chính. Sản phẩm được
thiết kế dành cho người được bảo hiểm trong độ
tuổi từ 0-65 tuổi, trong đó tập trung vào nhu cầu
bảo vệ và đầu tư của nhóm khách hàng 25-45
tuổi. Sản phẩm cung cấp các quyền lợi: quyền lợi
bảo hiểm tử vong/ thương tật toàn bộ vĩnh viễn,
quyền lợi bảo hiểm tử vong do tai nạn, quyền lợi
chu toàn hậu sự, quyền lợi đáo hạn, quyền lợi
thưởng duy trì hợp đồng.
Ngày 15/4/2015, Bộ Tài chính cấp Giấy
phép điều chỉnh số 14/GPĐC19/KDBH cho
phép Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-
ichi Việt Nam kinh doanh sản phẩm bảo hiểm
liên kết đơn vị thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên
kết đầu tư.
Ngày 15/4/2015, Bộ Tài chính cấp Giấy
phép điều chỉnh số 14/GPĐC20/KDBH chấp
thuận cho Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ
Dai-ichi Việt Nam thành lập Văn phòng đại diện
công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt
Nam tại tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 27/4/2015, Bộ Tài chính có Công văn
số 5570/BTC-QLBH chấp thuận cho Công ty
TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam
thay đổi địa điểm văn phòng đại diện tại Thái
Nguyên như sau:
Địa chỉ cũ: 482 đường Phan Đình Phùng,
phường Đồng Quan, thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên.
Địa chỉ mới: Tầng 10 Tòa nhà Viễn Thông
Thái Nguyên, số 10 đường Cách Mạng Tháng
8, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Công ty cổ phần bảo hiểm nhân thọ Phú
Hưng
Ngày 14/5/2015, Bộ Tài chính có Công văn
số 6242/BTC-QLBH chấp thuận việc thay đổi địa
điểm đặt trụ sở chính của Công ty cổ phần bảo
hiểm nhân thọ Phú Hưng như sau:
Địa chỉ cũ: Lầu 4, tòa nhà Lawrence S.Ting,
801 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, quận 7,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ mới: Tầng 5, CR3-05A, 109 Tôn Dật
Tiên, phường Tân Phú, quận 7, Thành phố Hồ
Chí Minh.
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
15
BẢO HIỂM TRONG NƯớC
Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 11/5/2015, Bộ Tài chính có Công văn
số 6070/BTC-QLBH chấp thuận cho Tổng Công
ty Bảo Việt Nhân thọ thay đổi địa chỉ của Bảo
Việt Nhân thọ Đông Đô như sau:
Địa chỉ cũ: Tầng 11, tòa nhà Lilama 10, đường
Lê Văn Lương kéo dài, xã Trung Văn, huyện Từ
Liêm, thành phố Hà Nội.
Địa chỉ mới: Tầng 11, tòa nhà Lilama 10, phố
Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nội.
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ PVI Sun
Life
Ngày 13/4/2015, Bộ Tài chính cấp Giấy phép
điều chỉnh số 68/GPĐC4/KDBH chấp thuận cho
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ PVI Sun Life
tăng vốn điều lệ là 1.200 tỷ đồng.
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ BIDV
MetLife
Ngày 24/4/2015, Bộ Tài chính có Công
văn số 5464/BTC-QLBH chấp thuận bà Nguyễn
Ngọc Thanh Hà thay thế bà Yu Nga Yin giữ chức
vụ chuyên gia tính toán của Công ty TNHH
bảo hiểm nhân thọ BIDV MetLife kể từ ngày
24/4/2015.
Ngày 05/5/2015, Bộ Tài chính có Công văn
số 5799/BTC-QLBH ghi nhận phương án tách
quỹ của Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ
BIDV MetLife.
Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Jardine
Lloyd Thompson
Ngày 11/5/2015, Bộ Tài chính cấp Giấy phép
điều chỉnh số 48/GPĐC8/KDBH cho Công
ty TNHH môi giới bảo hiểm Jardine Lloyd
Thompson với nội dung như sau:
Lĩnh vực kinh doanh: môi gới bảo hiểm và
môi giới tái bảo hiểm.
Địa bàn hoạt động: Công ty TNHH môi giới
bảo hiểm Jardine Lloyd Thompson được phép
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và tại nước
ngoài phù hợp với quy định của pháp luật.
Prudential
Ngày 13/4/2015, Công ty bảo hiểm nhân thọ
Prudential Việt Nam phối hợp với Báo Quảng
Ngãi tổ chức trao tặng 20 xe đạp cho học sinh
nghèo hiếu học tại huyện Tư Nghĩa, mỗi suất trị
giá 1.400.000 đồng, tổng giá trị 28 triệu đồng.
Tại tỉnh Bắc Kạn, trong tháng 3 và tháng
4/2015, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã phối hợp với
Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt
Nam trao tặng 50 con bò giống sinh sản cho 50
hộ nghèo tại 2 xã Yến Dương và Thượng Giáo.
Trong đó, đợt 1 tổ chức trao tặng 22 con, đợt 2
trao tặng 28 con, tổng giá trị là 700 triệu đồng.
Dai-ichi
Ngày 24/4/2015, Công ty Dai-ichi Life Nhật
Bản và Công ty Dai-ichi Life Việt Nam đã phối
hợp cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.Hồ
Chí Minh và Trung tâm Phòng, chống bệnh xã
hội tỉnh Bạc Liêu triển khai đợt mổ mắt từ thiện
thứ 2 trong năm 2015 cho khoảng 123 bệnh
nhân nghèo bị đục thủy tinh thể trong khuôn
khổ chương trình “Đem ánh sáng cho người mù
nghèo 2015”.
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
16
Theo ông Tim Grafton, CEO
của ICNZ cho biết “Các doanh
nghiệp bảo hiểm đang làm việc trên
tinh thần xây dựng với EQC để hiểu
rõ hơn về việc có bao nhiêu khách
hàng nữa sẽ được chuyển giao cho
họ trong năm 2015, vì chúng tôi lưu
ý rằng vẫn có những khách hàng
chưa được chuyển giao cho công ty
bảo hiểm của họ hoặc đang có tranh
chấp với EQC về tình trạng các yêu
cầu bồi thường của họ”.
“Nó không chỉ gây ra bực bội
cho các khách hàng còn lại, những
người vẫn đang chờ đợi được đưa ra
một lộ trình rõ ràng để giải quyết,
mà còn gây khó cho các công ty
bảo hiểm, do không biết tổng trách
nhiệm bồi thường của mình sẽ là
bao nhiêu” ông Grafton nói.
“Chúng tôi kêu gọi các khách
hàng đang có tranh chấp với EQC
về việc họ ở dưới mức trần hoặc
New Zealand: Các công
ty bảo hiểm đã chi 11
tỷ USD bồi thường
cho trận động đất ở
Canterbury
Các công ty bảo hiểm tư nhân đã
chi ra gần 15 tỷ đô la New Zealand
(11 tỷ USD) để giải quyết các yêu
cầu bồi thường thiệt hại về thương
mại và dân thường, sau khi các trận
động đất ở tỉnh Canterbury xảy ra
vào các năm 2010 và 2011, trong đó
có hơn 6 tỷ đô la New Zealand được
chi trả cho các yêu cầu bồi thường
trong nước, theo Hội đồng Bảo
hiểm của New Zealand (ICNZ) vừa
cho biết ngày hôm qua.
Các công ty bảo hiểm tư nhân
đã thanh toán gần 15.000 yêu cầu
bồi thường trong giới hạn của
cư dân trong các trận động đất ở
Canterbury, bao gồm cả 1.100 đơn
bồi thường trong quý I tính đến
ngày 31 tháng 3 năm 2015, tương
ứng với 12 ngôi nhà một ngày. Vào
cuối tháng 3 năm 2015, đã có tới
24.200 đơn bồi thường trong giới
hạn của dân cư đã được nộp.
Những yêu cầu bồi thường vượt
giới hạn là những yêu cầu có chi phí
sửa chữa hoặc thay thế nhà cửa vượt
quá giới hạn trần quy định của Ủy
ban Động Đất (EQC) là 100.000 đô
la NZ (chưa bao gồm thuế VAT) cho
hầu hết các trường hợp. Nếu thiệt
hại từ bất kỳ sự kiện bảo hiểm duy
nhất nào vượt quá giới hạn trần của
EQC (thường là 100.000 đô la NZ +
VAT), nhiệm vụ quản lý quá trình
sửa chữa hoặc thay thế sẽ được bàn
giao cho công ty bảo hiểm tư nhân
của chủ nhà. EQC là cơ quan chính
phủ cung cấp bảo hiểm thiên tai
cho các chủ sở hữu nhà ở.
BẢO HIỂM QUốC Tế
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
17
Thái Lan: Doanh nghiệp bảo hiểm
có thể giảm phí do thị trường tăng
trưởng chậm
Theo ông Chai Sophonpanich, Tổng Giám đốc
công ty Bảo hiểm Bangkok (BKI), cho biết: Thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ Thái Lan dự kiến sẽ
chỉ tăng trưởng 5% trong năm nay so với mục tiêu
đặt ra 9%, sau khi quý đầu tiên cho thấy rằng nền
kinh tế Thái Lan đang tăng trưởng chậm hơn so với
những gì ngành công nghiệp này đã dự kiến.
Ông Chai cho biết, tổng doanh thu phí bảo hiểm
của BKI cũng có thể tăng trưởng 5% phù hợp với
mức chung của ngành công nghiệp này, do công ty
không thấy có bất kỳ yếu tố tích cực nào có thể giúp
hỗ trợ tăng trưởng phí bảo hiểm, theo tin từ The
Nation cho biết.
Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ thường trông
chờ vào doanh số bán bảo hiểm ô tô, các dự án của
chính phủ và các hoạt động của khu vực kinh tế tư
nhân làm đầu tàu cho sự tăng trưởng, nhưng trong
ba tháng đầu năm nay, doanh số bán xe mới giảm đi
12%, trong khi chi tiêu của chính phủ đạt thấp hơn
so với dự kiến. Niềm tin của người tiêu dùng vẫn giữ
nguyên không thay đổi kể từ quý IV năm ngoái.
Khi nhu cầu mua bảo hiểm suy giảm, các công
ty bảo hiểm có xu hướng sử dụng giá cả để khuyến
khích các khách hàng của các công ty bảo hiểm khác
chuyển đổi hợp đồng. Các cuộc chiến cạnh tranh về
giá đã vắt kiệt biên lợi nhuận. Xu hướng lợi nhuận
của các công ty bảo hiểm trong năm nay dự kiến sẽ
đi ngang so với các năm trước.
BẢO HIỂM QUốC Tế
vượt mức trần cần đảm bảo rằng các
công ty bảo hiểm của họ biết rằng
họ vẫn đang trong quá trình đàm
phán, vì đây là tình trạng không rõ
ràng cho các công ty bảo hiểm”.
Dựa trên dữ liệu thu thập được
bởi ICNZ và Ủy Ban Phục Hồi Động
Đất Canterbury (CERA), 71% của
tất cả các yêu cầu bồi thường vượt
trần của dân cư đã được giải quyết
hoặc đã được thanh toán hoàn toàn.
“Đã giải quyết” có nghĩa là việc sửa
chữa/xây dựng lại đang được tiến
hành, đã được thỏa thuận hay một
hợp đồng xây dựng đã được ký
kết. Hơn 23% của 24.200 đơn bồi
thường vượt chuẩn đang trong quá
trình giải quyết, có nghĩa là tiền mặt
đang chờ thanh toán hoặc việc xây
dựng lại/sửa chữa lại đang trong quá
trình định giá và thiết kế. CERA là
cơ quan của Chính phủ lãnh đạo
và điều phối các nỗ lực phục hồi
đang diễn ra sau các trận động đất
tàn phá xảy ra vào tháng 9/2010 và
tháng 02/2011.
Quá trình sửa chữa và xây dựng
lại ở Christchurch vẫn còn phải lâu
hơn rất nhiều so với thời gian mà
nhiều công ty bảo hiểm mong đợi.
Theo ông Grafton cho biết. “Một
số công ty bảo hiểm đã phản ứng
bằng cách tích cực khuyến khích
khách hàng xem xét các giải pháp
lựa chọn thanh toán tiền mặt, cho
phép khách hàng có thể giải quyết
các yêu cầu bồi thường của họ và
nắm quyền kiểm soát việc sửa chữa/
xây dựng lại ngay từ bây giờ, hơn là
xếp hàng chờ đợi để có một công ty
bảo hiểm đứng ra quản lý việc xây
dựng lại hoặc sửa chữa”.
Cho đến nay, đã có 11.200 đơn
bồi thường vượt trần đã được thanh
toán bằng tiền mặt, cho phép khách
hàng có thể mua một ngôi nhà hiện
tại và đứng ra quản lý việc sửa chữa
lớn của mình hoặc xây dựng lại từ
đầu. Số lượng khách hàng vẫn đang
chờ nhận được đề xuất bồi thường
từ công ty bảo hiểm tư nhân của họ
đã giảm xuống còn 570 và có 430
khách hàng vẫn chưa đưa ra quyết
định về đề xuất đã nhận được, một
số trong số này là những khách
hàng chưa quyết định sẽ làm gì.
Đối với các yêu cầu bồi thường
nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của
Ủy Ban Động Đất (EQC), 89% của
tổng số 64.576 đơn bồi thường đã
được giải quyết đầy đủ, theo ICNZ
cho biết.
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
18
BẢO HIỂM QUốC Tế
phá hủy bởi trận động đất, bao gồm
cả hàng chục di tích lịch sử lâu đời.
Trong khi đó, hãng đánh giá xếp
hạng tín nhiệm quốc tế AM Best
cho biết, mặc dù trận động đất đã
mang lại thiệt hại về kinh tế và con
người đáng kể, chi phí bồi thường
bảo hiểm dự kiến sẽ chỉ chiếm một
phần nhỏ tối thiểu của tổng thiệt
hại kinh tế, do tỷ lệ thâm nhập bảo
hiểm quá thấp trong khu vực này.
Xem xét các hậu quả từ góc độ
toàn cầu, báo cáo của AM Best, với
tựa đề “Tác động của động đất ở
Nepal chỉ ở mức tối thiểu cho các
hãng tái bảo hiểm toàn cầu, nhưng
gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh
tế địa phương” cho biết sự kiện bảo
hiểm này dự kiến sẽ không có tác
động lớn cho thị trường tái bảo
hiểm hiện nay. Tuy nhiên, ở cấp địa
phương, sự kiện này được dự kiến
sẽ có một tác động bất lợi đối với
công ty bảo hiểm địa phương và
một số công ty bảo hiểm ở khu vực,
do các chi phí bồi thường lớn cho
các thiệt hại về tài sản và xe cơ giới.
Ngày 6/5 vừa qua, AM Best đã
Nepal: Tổng thiệt hại sơ
bộ về kinh tế gây ra do
trận động đất đã lên tới
5 tỷ USD
Các công ty bảo hiểm ở Nepal đã
nhận được 6.000 yêu cầu bồi thường
liên quan đến trận động đất tính
cho tới thứ sáu tuần trước và con số
này dự kiến sẽ tăng, theo Hội đồng
Giám sát Bảo hiểm (IB) cho biết.
Hầu hết các yêu cầu bồi thường này
có liên quan đến bảo hiểm tài sản,
với một vài yêu cầu liên quan đến
bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm xe ô tô
và bảo hiểm nhân thọ.
Giám đốc của IB, ông Raju
Raman Paudel, cho biết các công
ty bảo hiểm thông báo họ đã nhận
được “một số lượng đáng kể các yêu
cầu bồi thường” cho những hậu quả
của trận động đất cường độ 7,9 độ
Richter tấn công quốc gia này vào
ngày 25/4, “Tuy nhiên, tổng số tiền
bảo hiểm và giải quyết bồi thường
vẫn chưa được xác nhận” theo trang
web Kantipur News dẫn lời ông
Paudel cho biết.
Ông Dip Prakash Pandey,
Giám đốc điều hành của Shikhar
Insurance, một công ty bảo hiểm
phi nhân thọ, cho biết công ty của
ông đã nhận được 750 yêu cầu bồi
thường trong vòng hai tuần qua.
“Chúng tôi dự kiến con số này sẽ
tăng vọt trong vài tuần tới khi các
hoạt động cứu hộ vẫn đang tiếp tục”
ông nói. Trận động đất đã khiến
8.000 người thiệt mạng và hơn
17.800 người bị thương.
Thiệt hại
Trong khi đó, bộ phận Impact
Forecasting chuyên phát triển mô
hình thảm họa của Aon Benfield,
trong ấn bản mới nhất của báo cáo
hàng tháng có tên Tóm tắt Thảm
họa Toàn cầu, nói rằng các tổn thất
kinh tế sơ bộ có thể sẽ vượt quá 5
tỷ USD - tương đương với ít nhất
25% GDP của Nepal - với tỷ lệ thâm
nhập bảo hiểm cực thấp trong khu
vực này. Số liệu của chính phủ cho
thấy rằng hơn 700.000 ngôi nhà và
các cấu trúc khác bị hư hại hoặc bị
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
19
Trung Quốc: 83% doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ chưa niêm yết báo cáo tăng trưởng
phí bảo hiểm
Số liệu từ 61 công ty bảo hiểm phi nhân thọ chưa niêm yết tại
Trung Quốc về kết quả kinh doanh năm 2014 cho thấy, có 51 công ty
đạt tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm, 10 công ty còn lại có doanh
thu bị giảm sút. Nhìn chung, mức tăng trung bình doanh thu phí bảo
hiểm của các công ty này là 45,03% cho năm ngoái.
Tăng doanh thu phí bảo hiểm được coi là một mục tiêu hoạt động
quan trọng đối với hầu hết các công ty bảo hiểm. Điều này là bởi vì với
lợi nhuận khai thác bảo hiểm bị suy giảm, các công ty bảo hiểm phải
trông chờ vào thu nhập đầu tư và hoạt động tài chính. Họ cần có tiền
mặt thu được từ phí bảo hiểm để sử dụng cho hoạt động đầu tư, theo
phân tích của tờ Securities Daily.
Các dữ liệu cho thấy rằng công ty bảo hiểm mới thành lập có tỷ lệ
tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm cao nhất. Một lý do là mức phí
xuất phát điểm ban đầu để tính tỷ lệ tăng phí vẫn còn thấp. Một lý do
khác là các công ty bảo hiểm mới có một nhu cầu cấp thiết để tích lũy
càng nhiều tiền mặt và càng nhanh thì càng tốt. Trong số 61 các công
ty bảo hiểm, 4 công ty báo cáo tỷ lệ tăng trưởng tới hơn 100% của
doanh thu phí bảo hiểm năm ngoái. Trong số 4 công ty này, tỷ lệ tăng
trưởng nhanh nhất thuộc về công ty bảo hiểm Beibu Gulf Proerty &
Casualty Insurance, được thành lập vào tháng 01/2013 và có tỷ lệ tăng
trưởng của phí bảo hiểm tăng vọt tới 626%; Còn công ty bảo hiểm
Fund Property & Casualty Insurance được thành lập tháng 5/2012 có
tỷ lệ tăng trưởng doanh thu phí tới 592,6%.
Các số liệu cũng cho thấy rằng có 6 công ty bảo hiểm có doanh thu
lệ phí và hoa hồng giảm trong năm 2014, trong khi các khoản này ở
đa số các công ty lại tăng. Trong số 61 công ty bảo hiểm, tổng số lệ phí
và hoa hồng tăng 110,74%, với tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc
độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm.
Trong số 61 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chưa niêm yết,
39 công ty thuộc sở hữu trong nước và 22 công ty liên doanh với nước
ngoài.
BẢO HIỂM QUốC Tế
nhận xét rằng mức xếp hạng tín
nhiệm của Tổng công ty Bảo hiểm
Ấn Độ và Tổng công ty Bảo hiểm
Hoàng gia Bhutan vẫn không thay
đổi. Lỗ ròng sau bồi thường tái bảo
hiểm của hai công ty này được dự
kiến sẽ là tương đối nhỏ so với vốn
và thặng dư, mặc dù kết quả hoạt
động của họ sẽ bị ảnh hưởng bất
lợi.
Thị trường bảo hiểm ở Nepal
có quy mô nhỏ, với tổng phí bảo
hiểm phi nhân thọ chỉ khoảng 102
triệu đô la Mỹ năm 2013, và tỷ lệ
thâm nhập bảo hiểm phi nhân thọ
tính trên GDP ở mức dưới 0,5%.
Hầu hết các yêu cầu bồi thường
thiệt hại dự kiến sẽ đến từ thủ đô
Kathmandu, theo AM Best cho biết.
Mảng bảo hiểm nhân thọ của Nepal
cũng dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi
sự kiện này với số người chết đang
tăng cao. Tổng phí bảo hiểm nhân
thọ của Nepal vào khoảng 175 triệu
USD, chiếm khoảng 63% tổng phí
của toàn bộ thị trường bảo hiểm
năm 2013.
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
20
BẢO HIỂM QUốC Tế
Trung Quốc: Chương
trình thí điểm về bảo
hiểm thiết bị công
nghiệp nặng đang
triển khai chậm
Sau vài tuần kể từ khi Ủy ban
Giám sát Bảo hiểm Trung Quốc
(CIRC) đưa ra chương trình thí
điểm quốc gia đầu tiên về đồng bảo
hiểm cho các thiết bị kỹ thuật chủ
yếu, các công ty bảo hiểm đã cung
cấp nghiệp vụ bảo hiểm này cho 10
doanh nghiệp.
Các thiết bị được bảo hiểm chỉ
chiếm ít hơn 1% số thiết bị trong
danh sách hội đủ điều kiện cho
chương trình này, theo ông Li Dong,
Phó Giám đốc Vụ Thiết Bị của Bộ
Công nghiệp và Công nghệ thông
tin Trung Quốc, cho biết. Ông cho
rằng tỷ lệ tham gia loại hình bảo
hiểm này còn thấp như vậy là do sự
thiếu hiểu biết của các nhóm khách
hàng mục tiêu về các chi tiết hoạt
động của chương trình này, theo
hãng tin China News Service đưa
tin.
Ông Li nói rằng các trục trặc
trong quá trình thực hiện đã phát
sinh khi các cơ quan hữu trách lần
đầu tiên tập hợp các nhà sản xuất
thiết bị, các công ty sử dụng thiết
bị và các công ty bảo hiểm để thảo
luận với mục đích sẽ đạt được các
thỏa thuận bảo hiểm. Tuy nhiên vì
không có bất kỳ kinh nghiệm nào
từ trước để học hỏi, việc thực hiện
đã gặp nhiều khó khăn.
Nhưng trên thực tế, một số tỉnh
ở Trung Quốc đã bắt đầu nỗ lực ở
cấp địa phương nhằm thu xếp bảo
hiểm cho các thiết bị nặng trong vài
năm qua. Ví dụ, tỉnh Chiết Giang,
một thế lực kinh tế hùng mạnh ở
miền đông Trung Quốc, đã bắt đầu
một chương trình thí điểm trong
năm 2013. Các nhà chức trách của
tỉnh đã thu xếp một quỹ tài trợ
700.000 NDT (112.800 USD) để tài
trợ cho hợp đồng bảo hiểm các thiết
bị công nghiệp nặng, với số tiền bảo
hiểm lên đến 111 triệu NDT. Đến
nay, các công ty bảo hiểm đã chi trả
tiền bồi thường là 630.000 NDT và
đang xử lý các yêu cầu bồi thường
lên tới 1,05 triệu NDT.
Bà Wang Su’E, một phó giám
đốc của Ủy Ban Kinh tế và Thông
tin tỉnh Chiết Giang, cho biết: “Sau
hai năm thực hiện đề án thí điểm,
chúng tôi thấy rằng phạm vi bảo
hiểm là quá hẹp. Ở Chiết Giang chỉ
có khoảng hơn 200 doanh nghiệp
đủ điều kiện cho chương trình này.
Trong khi đó, có tới hơn 10.000 nhà
sản xuất thiết bị được ủy quyền ở
Chiết Giang. Chúng ta cần phải mở
rộng phạm vi bảo hiểm của chương
trình này”.
Trong tháng Ba vừa rồi, CIRC đã
ban hành các hướng dẫn cho chương
trình thí điểm quốc gia về bảo hiểm
cho các thiết bị công nghiệp nặng.
Các hướng dẫn này đã thống kê
một danh sách gồm 360 loại thiết bị
và sản phẩm trong 14 lĩnh vực như
năng lượng hạt nhân, hàng không
vũ trụ, vận tải hàng không và đóng
tàu. Theo đó, chính phủ trung ương
sẽ cung cấp các khoản trợ cấp về
bảo hiểm lên tới 80% đối với một
dự án đủ điều kiện trong một thời
hạn tối đa đến 3 năm. Đề án được
thành lập bởi CIRC, phối hợp với
Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp
và Công nghệ thông tin của Trung
Quốc.
Mục đích của chương trình là
nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp
thiết bị nặng vốn được coi là có
tầm quan trọng sống còn đối với
khả năng cạnh tranh cốt lõi và an
ninh quốc gia của Trung Quốc.
Động thái này cũng nhằm mục đích
khuyến khích các công ty bảo hiểm
tạo ra các sản phẩm mới và mở rộng
phạm vi cung cấp bảo hiểm cho
khách hàng.
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
21
NGHIêN CứU TRAO ĐổI
Các mô hình quản lý ĐLBH tại
DNBH
Phân phối qua đại lý là một trong
các phương thức quan trọng của hệ
thống phân phối qua trung gian và
được hầu hết các DNBH, đặc biệt
là các công ty bảo hiểm nhân thọ
sử dụng. Do đó, các DNBH rất chú
trọng công tác lựa chọn mô hình
quản lý hệ thống đại lý. DNBH trên
thực tế có thể lựa chọn một trong
hai, hoặc đồng thời sử dụng cả hai
mô hình quản lý đại lý như sau:
(1) Tự xây dựng hệ thống đại lý
Với mô hình này, DNBH tự xây
dựng hệ thống đại lý của doanh
nghiệp để triển khai phân phối
SPBH. Hệ thống đại lý tự xây dựng
của doanh nghiệp có thể bao gồm
các loại hình đại lý sau:
- Đại lý thông thường, còn gọi
là đại lý độc quyền chuyên nghiệp.
Để quản lý hệ thống đại lý thông
thường này, DNBH có thể thông
qua chi nhánh hoặc mô hình tổng
đại lý (General Angency System).
Trong đó:
+ Mô hình quản lý đại lý theo
chi nhánh: DNBH thiết lập các văn
phòng chi nhánh tại các địa bàn
mà công ty dự định khai thác. Văn
phòng chi nhánh đóng vai trò là
hiển diện của DNBH tại các địa bàn
khác nhau thực hiện nhiệm vụ thiết
lập, đào tạo, quản lý và hỗ trợ hoạt
động khai thác của ĐLBH ngoài các
nhiệm vụ kinh doanh, hỗ trợ kinh
doanh khác như trực tiếp khai thác,
dịch vụ khách hàng (quản lý hồ sơ,
chứng từ, giải đáp thắc mắc, tổ chức
bồi thường, thẩm định...).
+ Tổng đại lý (TĐL): Là một
pháp nhân độc lập, hoạt động với
tư cách là đại lý của DNBH và ký
hợp đồng tổng đại lý với DNBH.
ĐLBH thuộc quản lý của TĐL hoặc
là nhân viên của TĐL hoặc là đại
lý theo hợp đồng với DNBH. TĐL
thực hiện các công việc chính như
tổ chức và hỗ trợ hoạt động phát
triển kinh doanh; cung cấp và hỗ trợ
các phương tiện để đại lý hoạt động
phục vụ khách hàng; hỗ trợ công
tác quản lý, đào tạo đại lý; hỗ trợ
công tác phục vụ khách hàng (thu
phí, chi trả quyền lợi bảo hiểm).
- Đại lý đa nghiệp vụ: Là các đại
lý chuyên nghiệp chào bán, giới
thiệu nhiều loại hình sản phẩm bảo
hiểm và dịch vụ tài chính tới khách
hàng cho một nhóm các DNBH có
liên quan hoặc trong cùng 01 tập
đoàn.
- Đại lý phục vụ tại nhà: Là việc
sử dụng đại lý bán hàng để bán các
sản phẩm chuyên biệt và cung cấp
dịch vụ khách hàng (đặc biệt thu
phí bảo hiểm tại nhà) trong một địa
bàn nhất định.
- Đại lý tại các địa điểm kinh
doanh: Được thiết kế để thực hiện
việc chào, bán SPBH của DNBH
tại các cơ sở như văn phòng hay
ki-ốt thông tin đặt tại các địa điểm
thường diễn ra hoạt động mua bán.
(2) Sử dụng hệ thống đại lý độc
lập
Với mô hình không tự xây dựng
hệ thống ĐLBH, DNBH sử dụng
các đại lý hoàn toàn độc lập, không
phải đào tạo, hỗ trợ hay cung cấp
văn phòng làm việc (tại hội sở, chi
nhánh, văn phòng TĐL) cho các đại
lý.
Ưu thế của việc sử dụng mô
hình này là DNBH cắt giảm nhiều
chi phí; tuy nhiên doanh nghiệp có
ít quyền quản lý hơn đối với các đại
lý hoàn toàn độc lập này (có HĐĐL
với nhiều DNBH). Hệ thống này
bao gồm TĐL độc lập (có hợp đồng
TĐL với nhiều DNBH) và các Tư
vấn viên chuyên nghiệp (có thể là
chuyên gia tư vấn tài chính “financial
planners”, kế toán viên công chứng
“certified public accountants”, luật
sư...).
Môi giới bảo hiểm (MGBH)
Khái niệm, nội dung hoạt
động của môi giới bảo hiểm
(1) Khái niệm môi giới bảo hiểm
Theo Tiến sỹ David Bland
“MGBH là một cá nhân hoặc một
công ty mà toàn bộ thời gian làm
việc của họ là thu xếp bảo hiểm với
các DNBH. Nhà MGBH không làm
việc cho DNBH mà làm việc cho
những người mua các sản phẩm
bảo hiểm” .
Tổ chức, cá nhân MGBH thực
hiện các hoạt động tư vấn giúp
khách hàng đánh giá rủi ro cần
phải bảo hiểm; cung cấp thông
tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm
về sản phẩm, điều kiện, mức phí
và DNBH; các công việc liên quan
đến đàm phán, thu xếp và thực hiện
hợp đồng bên mua (bao gồm hỗ trợ
việc giải quyết và thương lượng bồi
thường...), giúp cho cả DNBH và
khách hàng tiết kiệm thời gian và
chi phí giao dịch bảo hiểm, đồng
thời tạo mối quan hệ tin tưởng lẫn
nhau giữa DNBH và bên mua bảo
hiểm.
Hoạt động MGBH giúp người
mua bảo hiểm hiểu và lựa chọn hình
thức bảo hiểm phù hợp và DNBH
uy tín, tránh được những rủi ro lớn
có thể xảy ra, gây thiệt hại cho người
mua bảo hiểm. Qua đó có thể thấy,
Quản lý giám sát trung gian
bảo hiểm tại Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước)
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
22
NGHIêN CứU TRAO ĐổI
bản chất của MGBH là cầu nối giữa
người mua bảo hiểm và người bảo
hiểm với tư cách là đại diện chủ yếu
cho quyền lợi khách hàng, bảo vệ
quyền lợi khách hàng (bên mua bảo
hiểm) chứ không phải cho DNBH
(bên bán bảo hiểm).
(2) Nội dung hoạt động môi giới
bảo hiểm
Hoạt động MGBH thường bao
gồm những nội dung chủ yếu sau
đây: Thực hiện nghiên cứu, tư vấn
về rủi ro; phân tích chi tiết, mô tả
rủi ro; giải thích hợp đồng bảo hiểm
và các tài liệu liên quan, đặc biệt là
các điều khoản cụ thể liên quan đến
khách hàng; soạn thảo điều khoản
theo yêu cầu của khách hàng;
nghiên cứu thị trường để xây dựng
những điều khoản bảo hiểm mang
tính cạnh tranh nhất hoặc thiết lập
một DNBH hoạt động hiệu quả
nhất; thu phí bảo hiểm; trợ giúp,
tư vấn cho khách hàng trong việc
yêu cầu bồi thường, tham vấn luật
sư, chuyên gia, hoặc tư vấn dàn xếp
thoả thuận giữa các bên mà không
qua kiện tụng ra pháp luật; những
công việc khác...
Với vai trò là người TGBH, đại
diện cho khách hàng thực hiện thu
xếp các hợp đồng bảo hiểm với
DNBH, MGBH phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm với bên mua bảo hiểm
về các lỗi liên quan đến hoạt động
tư vấn của mình. Điều đó cho thấy
trách nhiệm của DNMGBH là rất
lớn và theo quy định của các nước
trên thế giới, các doanh nghiệp môi
giới bắt buộc phải tham gia bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối
với hoạt động môi giới. Loại hình
bảo hiểm này nhằm đảm bảo quyền
lợi tốt hơn cho người được bảo hiểm
và giúp cho các DNMGBH cũng
được bảo hiểm khi xảy ra những sơ
xuất trong hoạt động nghề nghiệp.
ĐLBH và MGBH có sự khác
biệt đáng kể, thể hiện rõ nhất trong
quan hệ ủy nhiệm, đại diện cho các
bên khác nhau trong quan hệ hợp
đồng bảo hiểm.
(3) Phân loại môi giới bảo hiểm
- Căn cứ vào đối tượng khách
hàng mà MGBH cung cấp dịch vụ
TGBH, MGBH có thể phân thành
3 loại: MGBH gốc, môi giới tái bảo
hiểm (TBH) và môi giới hỗn hợp
(composite). Cụ thể như sau:
+ MGBH gốc: Là MGBH chịu
trách nhiệm tư vấn, tổ chức dàn
xếp bảo hiểm giữa khách hàng và
DNBH gốc. MGBH gốc có trách
nhiệm làm việc với khách hàng để
xác định nhu cầu bảo hiểm, sau đó
đàm phán, thỏa thuận với DNBH
để có được phạm vi bảo hiểm và
phí bảo hiểm tốt nhất, thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng. MGBH
gốc thực hiện nhiều công việc cho
DNBH và được nhận phí môi giới
từ DNBH hoặc trực tiếp từ khách
hàng. MGBH gốc có thể được phân
loại theo nghiệp vụ BH môi giới,
thành MGBH nhân thọ và MGBH
phi nhân thọ tùy theo mức độ, yêu
cầu quản lý, giám sát.
+ Môi giới TBH: Môi giới TBH
có vai trò hỗ trợ, giúp đỡ DNBH gốc
làm việc với DN tái bảo hiểm trong
việc bảo hiểm cho chính các DNBH
gốc. Môi giới tái bảo hiểm có trách
nhiệm tư vấn các DNBH gốc khi
các rủi ro được bảo hiểm quá lớn so
với khả năng tài chính của họ trong
việc thanh toán bồi thường tổn thất
nếu rủi ro xảy ra. Đối với các rủi ro
tiềm ẩn lớn, môi giới tái bảo hiểm
giúp DNBH phân tích phạm vi rủi
ro để thu xếp tái bảo hiểm khi cần
thiết. Hoạt động tư vấn của môi giới
tái bảo hiểm sẽ giúp các DNBH có
được sự an toàn về tài chính, do đó
sẽ có khả năng bảo vệ khách hàng
lớn hơn và đem lại sự ổn định cao
hơn cho xã hội.
+ MGBH hỗn hợp (composite)
được phép thực hiện đồng thời 02
nghiệp vụ MGBH gốc và môi giới
tái bảo hiểm.
- Căn cứ vào đối tượng sản
phẩm/nghiệp vụ mà môi giới tổ
chức phân phối, tư vấn, MGBH
được chia thành MGBH con người
và MGBH tài sản.
Vai trò của môi giới bảo hiểm
(1) Đối với người mua bảo hiểm:
MGBH tư vấn giúp khách hàng
đánh giá, phân tích những rủi ro có
thể được loại trừ, có thể được giữ
lại và những rủi ro cần phải bảo
hiểm, giúp khách hàng lựa chọn các
DNBH có đầy đủ khả năng cung cấp
những sản phẩm bảo hiểm, những
dịch vụ bảo hiểm phù hợp.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
đồng thời cũng giúp người tham gia
thực hiện đàm phán với các DNBH
để có thể thu xếp được những điều
kiện, điều khoản, mức phí bảo hiểm
đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng. Bên cạnh đó, MGBH cũng
hỗ trợ trong việc bổ sung hồ sơ bảo
hiểm, giúp khách hàng các thủ tục
yêu cầu bồi thường khi sự kiện bảo
hiểm xảy ra, giúp tiết kiệm thời gian
và chi phí giao dịch bảo hiểm.
(2) Đối với DNBH:
Sơ đồ 03: Mô hình quản lý đại lý (trích từ tài liệu LOMA)
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU
23
NGHIêN CứU TRAO ĐổI
Thông qua hoạt động của mình,
môi giới trở thành cầu nối giữa
người mua bảo hiểm và DNBH,
giữa DNBH gốc và doanh nghiệp
tái bảo hiểm. Theo đó, các DNBH
có thể cung cấp sản phẩm cho người
mua bảo hiểm, làm tăng trưởng
doanh thu và thúc đẩy hoạt động
kinh doanh.
Đồng thời, doanh nghiệp môi
giới là doanh nghiệp có quan hệ
tốt với người tham gia bảo hiểm.
Do đó, trong nhiều trường hợp,
DNBH đã uỷ quyền cho MGBH
thực hiện công tác quản lý khách
hàng của DNBH, thực hiện thu
hộ phí bảo hiểm và thanh toán bồi
thường cho khách hàng khi sự kiện
bảo hiểm xảy ra. Hoạt động này đã
tiết kiệm được nhiều chi phí cho
DNBH trong việc tìm kiếm khách
hàng, chi phí đánh giá rủi ro, chi
phí quản lý khách hàng,... tạo điều
kiện cho DNBH tập trung nâng cao
chất lượng dịch vụ bảo hiểm và đưa
ra được nhiều loại hình sản phẩm
bảo hiểm mới.
(3) Đối với thị trường bảo hiểm:
MGBH thúc đẩy sự phát triển
của thị trường bảo hiểm. Thông qua
hoạt động MGBH, thị trường bảo
hiểm sẽ nâng cao sức cạnh tranh về
chất lượng phục vụ của các DNBH,
thúc đẩy các giao dịch bảo hiểm
phát triển. MGBH thúc đẩy giao
dịch công bằng và cạnh tranh có
trật tự trên thị trường bảo hiểm.
Với hoạt động của mình, công ty
MGBH sẽ tạo thêm nhiều chuyên
gia giỏi về chuyên môn nghiệp vụ
cũng như kinh nghiệm bảo hiểm.
Đây sẽ là đóng góp quan trọng của
công ty MGBH với thị trường bảo
hiểm phát triển nhanh nhưng còn
thiếu nhiều những chuyên gia về
bảo hiểm đối với các thị trường bảo
hiểm mới phát triển như Việt Nam.
Thông qua các khả năng chuyên
môn cũng như sự hiểu biết về người
cung cấp dịch vụ, người sử dụng
dịch vụ, DN môi giới có thể đóng
vai trò quan trọng trong việc ngăn
chặn tình trạng, hành vi trục lợi bảo
hiểm mang lại sự phát triển lành
mạnh cho thị trường bảo hiểm.
(4) Đối với xã hội:
Hoạt động MGBH phát triển
trước hết góp phần tạo thêm công
ăn việc làm cho toàn xã hội thông
qua việc phát triển hệ thống MGBH.
Đồng thời, hoạt động MGBH từng
bước nâng cao nhận thức của người
dân và của toàn xã hội về những vai
trò, lợi ích của hoạt động bảo hiểm,
từ đó thúc đẩy thị trường bảo hiểm
phát triển.
Quản lý, giám sát về trung gian
bảo hiểm
Các chủ thể liên quan trong
hoạt động quản lý giám sát
Các chủ thể liên quan đến công
tác quản lý, giám sát TGBH bao gồm
tất cả các bên tham gia vào quá trình
tổ chức và hoạt động của TGBH:
- Chủ thể quản lý, giám sát bao
gồm cơ quan quản lý, giám sát bảo
hiểm của nhà nước, các cơ quan nhà
nước liên quan như thanh tra, cơ
quan công an, điều tra, tố tụng,
hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức bảo
vệ người tiêu dùng và truyền thông.
Trong đó các chủ thể là cơ quan, tổ
chức của nhà nước thực hiện chức
năng quản lý, giám sát theo những
quyền hạn, nhiệm vụ hành pháp,
tư pháp do nhà nước giao phó. Các
tổ chức hội nghề nghiệp, tổ chức
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
cơ quan báo chí là lực lượng thứ
tư bên cạnh các cơ quan lập pháp,
hành pháp và tư pháp, thực hiện vai
trò giám sát độc lập trong một nhà
nước pháp quyền và xã hội dân sự .
- Chủ thể chịu sự quản lý, giám
sát bao gồm các DNBH; tổ chức,
cá nhân MGBH; các tổ chức, cá
nhân đại lý. Tuy nhiên, các chủ
thể này đồng thời cũng thực hiện
vai trò quản lý, giám sát nội bộ. Ví
dụ: DNBH thực hiện quản lý, giám
sát hoạt động của các đại lý thuộc
hệ thống; TĐL thực hiện giám sát
hoạt động của các đại lý thành viên;
DNMGBH thực hiện quản lý, giám
sát hoạt động của các nhân viên trực
tiếp thực hiện hoạt động môi giới.
(1) Cơ quan quản lý giám sát bảo
hiểm
Bảo hiểm là một lĩnh vực hoạt
động kinh doanh rất đặc thù trong
các dịch vụ tài chính. Hầu hết các
quốc gia đều thiết lập một cơ quan
quản lý giám sát chuyên ngành đối
với lĩnh vực hoạt động kinh doanh
bảo hiểm (hoặc độc lập, hoặc trực
thuộc). 03 mục tiêu chính của hoạt
động quản lý, giám sát của cơ quan
quản lý giám sát bảo hiểm là:
- Duy trì sự phát triển ổn định
cho thị trường bảo hiểm góp phần
giữ ổn định của toàn bộ thị trường
tài chính và hệ thống tài chính.
- Đảm bảo sự phát triển lành
mạnh của các chủ thể tham gia thị
trường (DNBH, MGBH), tuân thủ
các chuẩn mực, qui định quản lý,
giám sát, giúp chủ thể có đủ sức
chống đỡ với các biến động của thị
trường, các rủi ro, cú sốc về chính
sách.
- Giám sát thị trường nhằm đảm
bảo cho quyền lợi hợp pháp của
người tiêu dùng, ngăn ngừa và hạn
chế các quyền lợi này bị xâm hại bởi
các chủ thể tham gia thị trường.
Xuất phát từ ba mục tiêu chính
như trên, hoạt động quản lý, giám
sát của cơ quan quản lý giám sát tài
chính được thực hiện chủ yếu thông
qua việc:
- Xây dựng, ban hành và giám
sát thực hiện các quy định/khung
pháp lý. Đây là công cụ chính để
thực hiện việc quản lý, giám sát của
Cơ quan quản lý;
- Xây dựng, tổ chức và kiểm
tra việc thực hiện các định hướng,
chính sách phát triển thị trường;
- Nghiên cứu, đào tạo phát triển
nguồn nhân lực cho thị trường;
tuyên truyền, phổ biến nâng cao
nhận thức, ý thức của các chủ thể
tham gia thị trường, góp phần thúc
đẩy phát triển thị trường.
(Tiếp kỳ sau)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4_15_6608_2162291.pdf