Tài liệu Nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên Sư phạm bằng biện pháp gắn nhận thức – tạo động cơ sáng tạo với nhiệm vụ học tập: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0040
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 145-152
This paper is available online at
NÂNG CAO KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
BẰNG BIỆN PHÁP GẮN NHẬN THỨC – TẠO ĐỘNG CƠ SÁNG TẠO
VỚI NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Nguyễn Thị Liên
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo đề cập tới thực nghiệm nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm
bằng biện pháp nâng cao nhận thức về sáng tạo, kích thích động cơ sáng tạo ở sinh viên,
đồng thời gắn nhận thức và động cơ sáng tạo của sinh viên với nhiệm vụ học tập. Kết quả
thực nghiệm cho thấy, việc nâng cao nhận thức và động cơ sáng tạo, gắn với nhiệm vụ học
tập của sinh viên đã tác động tới sự sáng tạo và qua đó nâng cao khả năng sáng tạo của
sinh viên.
Từ khóa: Năng lực sáng tạo; động cơ sáng tạo; chỉ số sáng tạo; sinh viên sư phạm.
1. Mở đầu
Cùng với năng lực công nghệ thông tin, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo được xác định
là những ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên Sư phạm bằng biện pháp gắn nhận thức – tạo động cơ sáng tạo với nhiệm vụ học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0040
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 145-152
This paper is available online at
NÂNG CAO KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
BẰNG BIỆN PHÁP GẮN NHẬN THỨC – TẠO ĐỘNG CƠ SÁNG TẠO
VỚI NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Nguyễn Thị Liên
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo đề cập tới thực nghiệm nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm
bằng biện pháp nâng cao nhận thức về sáng tạo, kích thích động cơ sáng tạo ở sinh viên,
đồng thời gắn nhận thức và động cơ sáng tạo của sinh viên với nhiệm vụ học tập. Kết quả
thực nghiệm cho thấy, việc nâng cao nhận thức và động cơ sáng tạo, gắn với nhiệm vụ học
tập của sinh viên đã tác động tới sự sáng tạo và qua đó nâng cao khả năng sáng tạo của
sinh viên.
Từ khóa: Năng lực sáng tạo; động cơ sáng tạo; chỉ số sáng tạo; sinh viên sư phạm.
1. Mở đầu
Cùng với năng lực công nghệ thông tin, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo được xác định
là những năng lực cốt lõi của con người trong thế kỉ XXI. Sáng tạo là một năng lực rất đặc trưng
chỉ có ở con người. Ngày nay, khi Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa hay Hậu công nghiệp, cả thế giới
cạnh tranh nhau về nhân lực, nhân tài, thì năng lực sáng tạo của con người càng được quan tâm
nghiên cứu, giáo dục, hình thành và phát triển.
Ở Việt Nam, giáo dục đang chuyển hướng đào tạo từ mục tiêu kiến thức sang hình thành
các năng lực nghề cho sinh viên. Vì vậy, năng lực sáng tạo được xem là một trong những năng lực
cơ bản cần đào tạo cho sinh viên.
Đối với sinh viên sư phạm, việc hình thành năng lực sáng tạo không chỉ giúp triển khai hoạt
động nghề trong quá tình đào tạo, mà còn là công cụ để hình thành năng lực sáng tạo cho học sinh
khi họ trở thành người giáo viên.
Từ trước tới nay, ở nước ta có khá nhiều nghiên cứu về sáng tạo. Các nghiên cứu của Nguyễn
Huy Tú, Nguyễn Công Khanh, Phạm Thành Nghị sử dụng thích nghi hóa một số bộ test (TCT-V
của K.Schoppe, TCT-DP của G. Kratzmeier, TSZ-D của Klaus. K Urban, của E.P Torrance) của
nước ngoài, hoặc xây dựng mới các công cụ đo lường về sáng tạo để xác định mức độ biểu hiện
trí sáng tạo của học sinh, sinh viên, người lao động; nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây
dựng và phát triển các chương trình giáo dục trí tuệ cho các đối tượng đã được nghiên cứu [1, 3,
4, 6]. Tuy nhiên, hầu hết tập trung vào việc phát hiện và đánh giá mức sáng tạo so với thang chuẩn
quốc tế; còn rất ít thực nghiệm về biện pháp để nâng cao sáng tạo. Nghiên cứu này hướng đến thực
nghiệm một biện pháp nhằm nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm, góp phần giúp
cho công tác đào tạo giáo viên đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp theo xu hướng đổi mới giáo dục.
Ngày nhận bài: 10/12/2016. Ngày nhận đăng: 8/2/2017.
Liên hệ: Nguyễn Thị Liên, e-mail: liensupham@gmail.com
145
Nguyễn Thị Liên
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức thực nghiệm
Mục tiêu
Thực nghiệm xác định hiệu quả của biện pháp nâng cao nhận thức – tạo động cơ sáng tạo
cho sinh viên, đồng thời gắn kết vào việc tổ chức hoạt động học tập.
Nội dung tổ chức thực nghiệm
Cơ sở để xác định biện pháp tác động
Nhiều nghiên cứu trong Tâm lí học đã đưa ra các biện pháp nhằm phát triển tư duy sáng
tạo: Thông qua việc sử dụng phương pháp công não của Osborn, 1963; phương pháp tư duy chiều
ngang của E. Bono, 1970; nhấn mạnh chiều cạnh của tư duy sáng tạo củaSternberg R.J, 1999 và
huấn luyện thao tác sáng tạo của Phan Dũng, 2010 [2, 7]. Chưa có thực nghiệm hướng đến việc
nâng cao hiểu biết sáng tạo và tạo động cơ sáng tạo cho sinh viên, với tư cách coi nó là thuộc tính
của nhân cách.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sáng tạo như là một thuộc tính của nhân cách, là phẩm chất của
nhân cách [1, 3, 6, 7]. Nó là một trong những năng lực mạnh mẽ nhất tạo ra sự lựa chọn phong
phú và đa dạng trong công việc và có động lực cao trong tìm kiếm cách thức làm việc mới của con
người. Điều đó gắn liền với yếu tố về nhận thức và tạo động cơ. Nói cách khác, nếu có nhận thức
đúng và động cơ mạnh sẽ dẫn đến sự sáng tạo tốt. Đó cũng là giả thuyết chúng tôi đặt ra trong
nghiên cứu này.
Hoạt động học tập của sinh viên không chỉ đáp ứng yêu cầu của chuyên môn, mà còn đáp
ứng cả yêu cầu “Sư phạm” do đặc thù nghề nghiệp. Trong quá trình hoạt động và rèn luyện sinh
viên Sư phạm không thể máy móc lặp lại những cái đã có sẵn, chụp lại những cái cũ, đi theo đường
mòn của những người đi trước; mà thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập và rèn luyện
nghiệp vụ Sư phạm, họ luôn bộc lộ phẩm chất tư duy tích cực, độc lập, thể hiện tính mới mẻ, độc
đáo trong cách giải quyết nhiệm vụ, tính nhạy bén, linh hoạt trong việc thực hiện các nhiệm vụ
học tập một cách có hiệu quả. Nói cách khác, hoạt động học tập nghề nghiệp của sinh viên, muốn
hiệu quả, cần có sự sáng tạo. Vấn đề đặt ra , là làm cách nào để nâng cao sáng tạo của sinh viên.
Nội dung tác động
Tổ chức thực hiện biện pháp nâng cao nhận thức - tạo động cơ sáng tạo, đồng thời gắn động
cơ với nhiệm vụ học tập cho sinh viên.
Quy trình thực nghiệm
Quy trình thực hiện được tiến hành qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Khảo sát trước thực hiện và chuẩn bị tác động (từ tháng 9/2016): Dùng test
TSD-Z để đánh giá mức độ biểu hiện sáng tạo của sinh viên tại thời điểm đó, làm cơ sở chuẩn bị
biện pháp tác động. Quan sát, trò chuyện với sinh viên trong các buổi học trên lớp. Chuẩn bị các
điều kiện liên quan đến biện pháp tác động (cơ sở vật chất, dụng cụ học tập, tài liệu học tập. . . ).
- Giai đoạn 2: Tiến hành thực hiện (từ tháng 10/2016 đến tháng 11/2016): Áp dụng quy
trình thực hiện lên nhóm khách thể tham gia nghiên cứu.
- Giai đoạn 3: Đo nghiệm và đánh giá kết quả (tháng 12/2016). Dùng test TSD-Z đo mức
độ biểu hiện sáng tạo sau khi được tác động. Đánh giá hiệu quả của quy trình thực hiện qua việc
so sánh số liệu trước khi thực hiện và sau khi thực hiện.
Quy trình thực hiện đề xuất ở trên được thiết kế trên nguyên tắc tổ chức cho sinh viên rèn
luyện (luyện tập) thông qua một hệ thống bài tập thực hành gắn với nội dung học tập của học phần
“Giáo dục giá trị sống và phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh Trung học phổ thông”
146
Nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm bằng biện pháp gắn nhận thức...
trong chương trình đào tạo ngành Giáo dục công dân (GDCD).
Phương pháp và công cụ đo nghiệm đầu vào và kết quả thực nghiệm
Thực hiện phương pháp thực nghiệm phi đối chứng, chuẩn đánh giá được căn cứ vào thang
chuẩn quốc tế là trắc nghiệm TSD- Z của nhà tâm lí học người Đức là Klaus K.Urban đã được
chuẩn hóa ở Việt Nam, để đo sự tiến bộ của sinh viên [5].
Nghiệm thể thực nghiệm
Sinh viên năm thứ 3, ngành GDCD, Khoa Lí luận chính trị và Giáo dục công dân
(LLCT&GDCD), Trường Đại học sư phạm Hà Nội , năm học 2016.
2.2. Kết quả thực nghiệm và bình luận
Kết quả khảo sát đầu vào
Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ biểu hiện sáng tạo của 56 nghiệm thể,bằng phương
pháp trắc nghiệm đo chỉ số sáng tạo (CQ) TSD- Z. Kết quả được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Kết quả CQ theo TSD-Z của nhóm sinh viên trước thực nghiệm (theo tỉ lệ %)
Mức độ A
Kém
B
Thấp
C
Trung
bình
D
Trên
TB
E
Khá
F
Giỏi
G
Xuất
sắc
Chuẩn điểm 63
Số % sinh viên đạt các mức độ sáng
tạo trước thử nghiệm
25 16,1 50 8,9 0 0 0
Chuẩn % TSD-Z 10 15 50 15 7,5 2,5 2,5
Có 25% số nghiệm thể đạt ở mức kém (A) và 16,1% ở mức thấp (B). Như vậy, có 41,1% số
sinh viên có sáng tạo dưới mức trung bình, nhiều hơn so với chuẩn trắc nghiệm TSD-Z soạn thảo
cho người Âu Mỹ (25%). Có 50% số sinh viên có sáng tạo trung bình và 8,9% số sinh viên sáng
tạo khá, ở cả 2 mức đó ít hơn so với chuẩn TSD –Z (72,5%). Không có sinh viên nào có sáng tạo
cao (loại F) và cực cao (loại xuất sắc G).
Bảng 2. Điểm các tiểu nghiệm của nghiệm thể
Phạm trù Điểm TB TSD-Z
Mở rộng thêm (Mr) 4.32 6.00
Bổ sung thêm (Bs) 4.32 6.00
Phần tử mới (Pm) 4.62 6.00
Liên kết theo hình vẽ (Lkh) 2.98 6.00
Liên kết theo đề tài tranh (Lkd) 4.76 6.00
Vượt khung do họa tiết (Vh) .00 6.00
Vượt khung không phụ thuộc họa tiết (Vkh) .10 6.00
Phối cảnh (Pc) 1.39 6.00
Hài cảm (Hc) 1.46 6.00
Tính bất quy tắc A (BqA) .58 3.00
Tính bất quy tắc B (BqB) .05 3.00
147
Nguyễn Thị Liên
Tính bất quy tắc C (BqC) .16 3.00
Tính bất quy tắc D (BqD) .00 3.00
Thời gian (Tg) 1.21 6.00
Có nhiều yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ test TSD – Z, nhưng về cơ bản các tiểu cấu trúc đó
đòi hỏi sự thể hiện tính sẵn sàng tương tác với nhiệm vụ test một cách tự do và mềm dẻo, linh hoạt,
thái độ sáng tạo, tính cởi mở khi cắt nghĩa giải thích và con đường giải quyết độc đáo không quen
thuộc, hay sự “chấp nhận rủi ro” dưới dạng vượt qua “giới hạn”. Tuy nhiên, theo kết quả Bảng 2,
trong 14 phạm trù thể hiện cấu trúc cơ bản của test điểm kết quả của sinh viên có tới 10 phạm trù
chưa đạt tới mức trung bình (bằng 1
2
số điểm) so với điểm tối đa của test, số điểm mà sinh viên
có được rất thấp hoặc không có được điểm nào đều rơi vào các phạm trù bất quy tắc Vh, Vkh, A,
B, C, D, Pc, Hc, Tg. Điều đó cho thấy: Việc nhận thức về sáng tạo trên cơ sở tri giác nhạy cảm
và rộng tầm, cởi mở về những thông tin đang đề cập nhưng tìm kiếm và chế biến xử lí một cách
có mục đích; hay như dám chấp nhận rủi ro, sẵn sàng vượt qua giới hạn cũng như nguồn động lực
xúc cảm – động cơ ở sinh viên rất thấp và còn rất hạn chế. Đó cũng chính là lí do để chúng tôi
tìm biện pháp tác động nhằm nâng cao mức độ nhận thức, động cơ sáng tạo và cũng là nhằm làm
“thay đổi” mức độ sáng tạo của sinh viên.
Kết quả thực nghiệm
Tác động thực nghiệm
Biện pháp tác động tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho sinh viên về sáng tạo đối
với phát triển nghề nghiệp giáo viên; nhằm kích thích, thôi thúc họ hướng suy nghĩ, hành động, và
thái độ tích cực trong việc tìm tòi, khám phá những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng nghề nghiệp,
để giải quyết tốt nhiệm vụ học tập, qua đó đạt được những mục tiêu phát triển nghề nghiệp tương
lai phù hợp với chuẩn mực và giá trị xã hội.
Tổ chức cho sinh viên nghe phổ biến “Những tri thức về quá trình, quy luật, cơ chế của sáng
tạo, những khó khăn trở ngại đối với hoạt động sáng tạo, vai trò ý nghĩa của sáng tạo đối với cá
nhân” nhằm nâng cao kết quả học tập của họ. Sau đó, sinh viên vận dụng những tri thức lí luận về
sáng tạo đã được trang bị vào việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của môn học, để nâng cao chất
lượng của hoạt động đó.
Tổ chức các hoạt động sáng tạo gắn với nhiệm vụ học tập của sinh viên thông qua việc tổ
chức “môi trường học tập sáng tạo”: Ở đó người giảng viên tạo ra môi trường tự do dân chủ trong
học thuật,tự do tranh luận; khuyến khích việc nảy sinh ý tưởng thông qua hoạt động tương tác giữa
các cá nhân với nhau diễn ra trong quá trình học tập; luôn nhắc nhở họ hãy tưởng tượng, hãy khám
phá; luôn có sự thấu hiểu, tin cậy đối với người học; luôn thể hiện sự tôn trọng khác biệt và công
bằng đối với người học.
Sau khi được cung cấp tri thức và được khuyến khích về động cơ sáng tạo, sinh viên sẽ được
hướng dẫn luyện tập bằng cách sử dụng những tri thức lí luận về sáng tạo để giải quyết các nhiệm
vụ học tập để đạt mục tiêu về kiến thức và thái độ trong học phần “Giáo dục giá trị sống và phương
pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh Trung học phổ thông”. Hoạt động này được tổ chức dưới
hình thức thảo luận và chia sẻ cùng nhau (làm việc nhóm), rút ra kết luận về cách vận dụng tri thức
lí luận sáng tạo vào việc giải quyết nhiệm vụ học tập một cách hiệu quả nhất.
Cuối cùng sinh viên được chia thành các nhóm luyện tập theo các hình thức vừa luyện tập
theo nhóm, vừa luyện tập cá nhân. Mỗi phần luyện tập đều có bài tập vận dụng kiến thức vào thực
hành xử lí các tình huống sư phạm gắn với thực tiễn nhà trường Trung học phổ thông.
148
Nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm bằng biện pháp gắn nhận thức...
Kết quả thực nghiệm
Sau thời gian tiến hành tổ chức thực hiện đối với sinh viên, chúng tôi đo kết quả sau thực
nghiệm, để kiểm chứng xem liệu các tác động đó có làm “thay đổi” mức độ sáng tạo của sinh viên
hay không? Kết quả thu được cụ thểnhư sau:
* Đánh giá kết quả CQ trước và sau tổ chức thực hiện
Bảng 3. Kết quả CQ theo TSD-Z của sinh viên trước và sau tác động
Mức độ A
Kém
B
Thấp
C
Trung
bình
D
Trên
TB
E
Khá
F
Giỏi
G
Xuất
sắc
Chuẩn điểm 63
Số % sinh viên đạt các mức độ sáng
tạo trước tác động
25 16,1 50 8,9 0 0 0
Số % sinh viên đạt các mức độ sáng
tạo sau tác động
19,6 58,7 21,7 0 0 0
Chuẩn % TSD-Z 10 15 50 15 7,5 2,5 2,5
Theo kết quả Bảng 3, sau thực nghiệm, số sinh viên có CQ ở mức kém là không có so với
chuẩn của test TSD-Z, tuy số sinh viên ở mức thấp còn cao hơn so với trước tác động và với chuẩn
test TSD-Z, nhưng đã có 21,7% số sinh viên ở mức trên trung bình,cao hơn rất nhiều so với cùng
mức này ở thời điểm trước tác động và cao hơn so với mức chuẩn của test TSD-Z. Kết quả đó phản
ánh, các tác động có tính khả thi và hiệu quả.
Bảng 4. So sánh giá trị điểm các tiêu chí test TSD-Z
của sinh viên trước và sau thực nghiệm
Phạm trù Min Max Mean SD P
Mr trước TN 3.00 5.00 4.32 .63
0,00Mr sau TN 3.00 6.00 4.82 .48
Bs trước TN 3.00 5.00 4.32 .66 0,00
Bs sau TN 3.00 6.00 5.13 .65
Pm trước TN .00 6.00 4.62 1.83 0,07
Pm sau TN .00 6.00 3.91 2.17
Lkh trước TN .00 6.00 2.98 1.95 0,87Lkh sau TN .00 6.00 3.04 2.02
Lkd trước TN 3.00 6.00 4.76 1.48 0,00
Lkd sau TN 3.00 6.00 5.67 .94
Vk trước TN .00 .00 .00 .00
0,27Vk sau TN .00 3.00 .06 .44
Vkh trước TN .00 3.00 .10 .56 0,20
Vkh sau TN .00 6.00 .32 1.13
Pc trước TN .00 6.00 1.39 1.47
0,47Pc sau TN .00 6.00 1.63 1.66
149
Nguyễn Thị Liên
Hc trước TN .00 3.00 1.46 1.04 0,00
Hc sau TN .00 3.00 1.97 .88
BqA trước TN .00 3.00 .58 1.20
0,13
BqA sau TN .00 3.00 .97 1.42
BqB trước TN .00 3.00 .05 .40
0,88
BqB sau TN .00 3.00 .06 .44
BqC trước TN .00 3.00 .16 .68 0,02
BqC sau TN .00 3.00 .58 1.20
BqD trước TN .00 0.00 .00 .00
BqD sau TN .00 0.00 .00 .00
Tg trước TN .00 4.00 1.21 1.52 0,56
Tg sau TN .00 3.00 1.36 1.12
Phân tích sâu hơn từ kết quả Bảng 4 cho thấy:
Phân tích so sánh giữa trước tác động và sau tác động ở nhóm sinh viên tham gia nghiên
cứu, cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê: Giá trị trung bình CQ trước khi thử nghiệm
và sau khi tác động đã thay đổi rõ rệt, trước khi tác động CQ = 26.00 (với độ lệch chuẩn SD =
8.56), còn sau tác động CQ = 29.58 (với độ lệch chuẩn SD = 6.51), sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p = 0,02. Tuy nhiên với kết quả đó, CQ của sinh viên vẫn chỉ ở xếp loại trung bình
theo chuẩn TSD-Z.Tuy kết quả đạt được sau khi tác động chưa làm nâng cao được mức độ sáng
tạo của cả nhóm sinh viên tham gia nghiên cứu lên mức trên trung bình và những mức cao hơn
nữa (cực cao: mức F và G) theo bảng phân mức độ sáng tạo của nhóm tuổi sinh viên theo TSD-Z
của Urban, nhưng so với kết quả ban đầu thì những gì mà họ đã đạt được sau một thời gian không
dài làm quen với môi trường học tập mới mẻ (không gian lớp học, bầu không khí lớp học, phương
pháp giảng dạy của giảng viên) cũng đã giúp cho họ bước đầu có những thay đổi tích cực trong
hoạt động rèn luyện học tập của bản thân. Điều đó cho thấy việc sử dụng tác động đã nêu trên đem
lại hiệu quả nâng cao sự phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên.
Nhận định trên thể hiện rõ hơn khi so sánh giá trị điểm trung bình CQ ở từng tiêu chí được
đánh giá: Sinh viên đã biết phân tích, chế biến, xử lí thông tin theo hướng giải quyết nhiệm vụ đặt
ra nhưng luôn có tính linh hoạt cao, có nhiều liên kết lạ thường và cấu trúc lại kiểu mới hoặc tổ
hợp các thông tin này lại với những thông tin có trong vốn kinh nghiệm hoặc với các yếu tố được
tưởng tượng ra. Điều đó cho thấy: Việc áp dụng biện pháp tạo tăng cường nhận thức – tạo động
cơ và tổ chức hoạt động sáng tạo gắn với nhiệm vụ học tập, tạo dựng môi trường học tập sáng tạo
thực sự kích thích tính tích cực học tập ở sinh viên, làm cho họ có hứng thú học tập, có điều kiện
để làm nảy sinh và hình thành các ý tưởng; việc áp dụng biện pháp rèn luyện kĩ năng xử lí bài tập
tình huống sư phạm thiết thực giúp cho sinh viên rèn luyện khả năng xác định mục tiêu, biết xử lí
tình huống một cách linh hoạt, mềm dẻo. Việc kết hợp đồng bộ hai biện pháp trên càng làm tăng
khả năng tư duy linh hoạt gạt bỏ được sự cứng nhắc mà mỗi người ít nhiều đều có do không thoát
ra ngoài giải pháp quen thuộc, nó hạn chế sự nhận ra vấn đề từ một góc độ khác thông thường để
thay đổi cách xem xét toàn bộ sự vật hoàn cảnh dưới góc độ mới, thể hiện tính linh hoạt và mềm
dẻo thể hiện ở sự tổ hợp nhanh chóng, tạo ý tưởng mới nhanh chóng để kết hợp các yếu tố riêng
lẻ của tình huống, hoàn cảnh, sự vật hiện tượng lại thành một cấu trúc (sự khác biệt có ý nghĩa về
mặt thống kê với p = 0,00 của tiêu chí Bs, Mr, Lkd, Hc trước và sau thựcnghiệm). Hay tính linh
hoạt thích ứng thể hiện trong tiếp cận phù hợp một vấn đề (khả năng nhìn nhận sự vật từ các góc
độ khác nhau) tạo ra tính độc đáo của giải pháp (sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với p =
0,02của phạm trù BqC trước và sau thực nghiệm).
150
Nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm bằng biện pháp gắn nhận thức...
Kết luận về thực nghiệm
Mức độ biểu hiện CQ của sinh viên được nâng lên và có ý nghĩa về mặt thống kê sau khi
thực nghiệm biện pháp tâm lí sư phạm. Việc áp dụng biện pháp tác động tâm lí sư phạm trong thực
nghiệm cho thấy, đây là những biện pháp có hiệu quả để nâng cao mức độ biểu hiện năng lực sáng
tạo cho sinh viên sư phạm. Nói một cách cụ thể hơn, việc sử dụng biện pháp “Tăng cường nhận
thức- tạo động cơ sáng tạo” và “Tổ chức các hoạt động sáng tạo gắn với nhiệm vụ học tập của sinh
viên”nhìn chung đã nâng cao mức độ biểu hiện năng lực sáng tạo của nhóm sinh viên năm thứ 3
ngành Giáo dục công dân, khoa Lí luận chính trị và Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội. Như vậy, năng lực sáng tạo của sinh viên sư phạm có thể được nâng cao bằng con đường
giáo dục, rèn luyện. Và việc thay đổi cách thức, đặc biệt là phương pháp dạy học tích cực có ảnh
hưởng rõ rệt đến sự phát triển năng lực sáng tạo ở người học (sinh viên sư phạm).
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên mới chỉ là bước đầu trong việc sử dụng biện pháp tác
động.Nếu phương pháp thực nghiệm có đối chứng và được thực hiện với nhiều quy trình, thì độ tin
cậy của biện pháp sẽ cao hơn.
3. Kết luận
Trong bối cảnh nền giáo dục Việt Nam đang có những bước chuyển mạnh mẽ đổi mới căn
bản toàn diện, trước những yêu cầu ngày càng cao đối với năng lực sư phạm của người giáo viên;
việc nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng tâm lí học sáng tạo vào giảng dạy cho giáo sinh từ nhận thức
mới về sáng tạo trong nghề dạy học, từ không có ý định sáng tạo, không nghĩ đến sáng tạo chuyển
sang bình diện có nghĩ đến sáng tạo trong hoạt động học tập của họ, cho đến phát triển năng lực
sáng tạo trong hoàn cảnh nào và bằng cách nào phải là vấn đề được đặt ra trong chương trình đào
tạo giáo viên ở nhà trường Sư phạm. Sinh viên Sư phạm là những người giáo viên trong tương lai,
ngay khi còn ngồi trên ghế trường đại học họ phải được hưởng một nền giáo dục nghề nghiệp định
hướng phát triển năng lực sáng tạo, có vậy họ mới có cơ hội trở thành người giáo viên sáng tạo
trong hoạt động giáo dục. Nói cách khác, vấn đề đặt ra trong việc nâng cao tính sáng tạo cho sinh
viên sư phạm phải xem là nhiệm vụ trong đào tạo giáo viên, vì nó được tính như là năng lực cốt
lõi của con người trong thế kỉ XXI.
Việc nâng cao sáng tạo có thể bằng nhiều con đường khác nhau, thông qua việc dạy các
môn chuyên ngành, các môn nghiệp vụ sư phạm. . . Nhưng có thể được triển khai bằng các biện
pháp mang tính chất chuyên biệt, và một trong những biện pháp đó là tăng cường nhận thức - tạo
động cơ sáng tạo, đồng thời gắn với nhiệm vụ học tập của sinh viên.
Kết quả thực nghiệm chứng tỏ nếu áp dụng biện pháp tác động một cách phù hợp, được
tổ chức một cách sinh động, thực tiễn, khoa học và hệ thống thì hoàn toàn có thể nâng cao mức
độ biểu hiện năng lực sáng tạo của sinh viên Sư phạm. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh được
tính khả thi và hiệu quả của biện pháp tác động nhằm nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên
Sư phạm, cũng chính là giúp cho sinh viên nâng cao năng lực sư phạm để thực hiện tốt nhiệm vụ
học tập và yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai. Kết quả thực nghiệm chứng tỏ biện pháp thực
nghiệm mang lại hiệu quả và có thể được sử dụng nó trong thực tiễn với một số điều kiện sau đây:
Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phải có năng lực sáng tạo, làm điều kiện xây dựng nội dung
chương trình đào tạo, cần được thể hiện rõ nhất trong chương trình đào tạo nghiệp vụ. Giảng viên
với tư cách là người trực tiếp tổ chức và hướng dẫn cho sinh viên tham gia các hoạt động học tập
nghề nghiệp, trước hết phải là những người có nhận thức và thái độ sáng tạo.
151
Nguyễn Thị Liên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Amabile, T. M., Barsade, S. G., Mueller, J. S. and Staw, B. M, 2005. Affect and creativity at
work. Administrative science quarterly, 50, 3, 367-403.
[2] Phan Dũng, 2010. Các phương pháp sáng tạo. Nxb Trẻ.
[3] Phạm Minh Hạc, 2007. Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp Neo Pi-R cải biên.
Nxb Khoa học Xã hội.
[4] Phạm Thành Nghị (chủ biên), 2013. Tính sáng tạo của tổ chức trong doanh nghiệp, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
[5] Nguyễn Huy Tú, 2006. Bộ trắc nghiệm sáng tạo TSD-Z của Klaus K.Urban với những ứng
dụng ở nước ngoài và Việt Nam. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[6] Nguyễn Huy Tú, 2006. Hiện trạng tính sáng tạo của sinh viên Sư phạm, Báo cáo khoa học
đề tài cấp Bộ B2005-75-123. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[7] Sternberg. RJ, 1999. Handbook of creativity. Cambridge University Press.
ABSTRACT
Developing creativity for pedagogical students by combining their learning
with their cognition to motivate creativity
Nguyen Thi Lien
Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education.
The article presents a method of developing the creativity of educational students by
building their cognition about creativity, encouraging their motivation of activity and attaching
their cognition about creativity and motivation of activity to learning task. Experimental results
showed that raising awareness of creativity associating with learning tasks has influenced the
creation and thereby enhanced students’ creativity.
Keywords: Creative competence; creative engine; creative quotient; pedagogical students.
152
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4735_ntlien_4861_2130335.pdf