Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công an thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công an thành phố Hồ Chí Minh: 77 Nghiên cứu - Trao đổi NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÔNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Lam* TÓM TẮT Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; hoạt động tuyên truyền PBGDPL là khâu đầu tiên trong tổ chức thi hành pháp luật, là cầu nối để đưa pháp luật vào đời sống xã hội làm cho mỗi thành viên trong xã hội nhận thức được tính công bằng của pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật. Bên cạnh đó tuyên truyền PBGDPL được coi là biện pháp phòng ngừa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng Công an nhân dân nói chung và Công an thành phố Hồ Chí Minh (CATP) nói riêng. Để pháp luật ngày càng đi sâu vào cu...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công an thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
77 Nghiên cứu - Trao đổi NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÔNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Lam* TÓM TẮT Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; hoạt động tuyên truyền PBGDPL là khâu đầu tiên trong tổ chức thi hành pháp luật, là cầu nối để đưa pháp luật vào đời sống xã hội làm cho mỗi thành viên trong xã hội nhận thức được tính công bằng của pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật. Bên cạnh đó tuyên truyền PBGDPL được coi là biện pháp phòng ngừa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng Công an nhân dân nói chung và Công an thành phố Hồ Chí Minh (CATP) nói riêng. Để pháp luật ngày càng đi sâu vào cuộc sống của người dân, CATP tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL nhằm giữ vững an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Từ khoá: Hiệu quả, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, công an thành phố Hồ Chí Minh IMPROVING THE EFFICIENCY OF COMMUNICATION, POPULATION, LEGAL EDUCATION IN THE POLICE OF HO CHI MINH CITY ABSTRACT Propaganda, dissemination and legal education disclosure, legal education is an important part of political education and ideology; propaganda activity disclosure, legal education is the first stage in law enforcement organization, a bridge to bring the law into the social life, making each member of society aware of the fairness of the law and the law enforcement. Besides propagating disclosure, legal education is considered a measure to prevent crime and other law violations, plays an important role in state management and social life, especially in the implementation of functions and duties. national security protection and social order and safety, fighting against crimes by the People’s Public Security forces in general and Ho Chi Minh City Police in particular. In order to deepen the law into people’s lives, City Police continues to improve the effectiveness of disclosure, legal education propaganda in order to maintain security and order and socio-economic development of the city. Keywords: Effective, propaganda, dissemination, legal education, Ho Chi Minh City police * Đội Pháp chế, Phòng PV.01, Công An thành phố Hồ Chí Minh, HV cao học Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Email: nguyenlam.pv19@gmail.com 78 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác tuyên truyền, PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là khâu đầu tiên trong tổ chức thi hành pháp luật, là cầu nối để đưa pháp luật vào đời sống xã hội, làm cho mỗi thành viên trong xã hội nhận thức được tính công bằng của pháp luật, lợi ích của việc tuân thủ, chấp hành pháp luật. Từ đó, tự nguyện chấp hành pháp luật. Tuyên truyền, PBGDPL nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức gương mẫu chấp hành, bảo vệ pháp luật và nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức các cơ quan nhà nước nói chung, cán bộ chiến sĩ (CBCS) Công an nhân dân nói riêng. Đồng thời, tuyên truyền PBGDPL góp phần thúc đẩy hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, tuyên truyền PBGDPL được coi là biện pháp phòng ngừa tội phạm và các vi phạm pháp luật, vì một trong những nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật là do nhận thức, hiểu biết pháp luật, văn hóa pháp lý của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Do đó, tuyên truyền, PBGDPL là một biện pháp để nâng cao văn hóa pháp lý cho các thành viên trong xã hội nhằm hạn chế thấp nhất vi phạm pháp luật do không hiểu biết về pháp luật. Công an nhân dân là cơ quan thi hành và bảo vệ pháp luật, là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy, công tác tuyên truyền, PBGDPL có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. 2. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PBGDPL Tuyên truyền, PBGDPL là hoạt động hoặc nhiều hoạt động cụ thể, thực hiện việc truyền bá pháp luật cho đối tượng bằng một hoặc nhiều hình thức, nhằm nâng cao kiến thức, niềm tin pháp luật, từ đó nâng cao nhận thức về pháp luật, ý thức tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành và bảo vệ pháp luật của đối tượng đó1. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong toàn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Do đó, công tác này phải mang tính thường xuyên, liên tục đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phối hợp của tất cả các cấp, các ngành. Từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác PBGDPL, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Trong rất nhiều Văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác PBGDPL: Nghị quyết số 08-NQ/ TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác tư pháp trong thời gian tới “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là thông qua các phiên tòa xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân”; Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khóa VIII tại ĐH Đại biểu toàn quốc lần IX đã khẳng định “Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật”; Chỉ thị số 32-CT/ TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo 1 Bộ Công an (2016), Nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân, NXB Lao Động. 79 Nâng cao hiệu quả công tác... dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.”; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và nhiều chương trình, đề án, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã đề cập đến công tác PBGDPL, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, góp phần bảo đảm mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận thông tin về pháp luật, qua đó nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của ngành Công an là quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, CATP đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện và thường xuyên kiểm tra, theo dõi, chỉ đạo để đạt được kết quả cao nhất, hằng năm, CATP đều ban hành các quyết định, kế hoạch cụ thể cho các nội dung của công tác PBGDPL và triển khai thực hiện nghiêm túc đến toàn thể đơn vị, CBCS trong CATP. Đảng ủy và lãnh đạo Công an luôn xác định công tác tuyên truyền, PBGDPL là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn lực lượng để nâng cao năng lực thực thi và bảo vệ pháp luật của lực lượng công an trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Công tác tuyên truyền, PBGDPL đã được tổ chức kịp thời, sâu rộng, tích cực, hiệu quả. Trực tiếp chỉ đạo đổi mới hình thức tuyên truyền, PBGDPL cho phù hợp với đặc điểm, đối tượng, địa bàn để truyền tải pháp luật đến với nhân dân. Xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử, ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do phù hợp với pháp luật, đề cao giá trị con người, ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật. Nội dung tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm yêu cầu của Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức chấp hành pháp luật, tạo sự ổn định về tình hình an ninh, trật tự xã hội. Năm 2018, công tác PBGDPL trên địa bàn thành phố tập trung vào 06 nhiệm vụ. Trong đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL, bảo đảm gắn kết công tác PBGDPL với thi hành pháp luật. Đồng thời, triển khai chương trình PBGDPL 2018-2021 và các đề án tuyên truyền pháp luật kèm theo; tăng cường kiểm tra, tự kiểm tra, theo dõi thực hiện công tác PBGDPL..; Chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL, khai thác triệt để các trang web, cổng thông tin điện tử của CATP và các cổng con trực thuộc các đơn vị Công an các cấp để tuyên truyền PBGDPL. Qua đó, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng ý nghĩa, tinh thần và các nội dung cơ bản, những điểm mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp năm 2013; tiếp tục thi hành nghiêm chỉnh, đồng bộ Luật PBGDPL và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; tổ chức tập huấn chuyên sâu các đạo luật liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Công an nhân dân; tuyên truyền, phổ biến về kết quả công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính; chủ trương, quan điểm, yêu cầu, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; hỗ trợ khởi nghiệp; hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế cũng như tăng cường tuyên truyền, phổ biến thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật của lực lượng CATP gắn với những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội. 3. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN, PBGDPL Nội dung tuyên truyền, PBGDPL là yếu tố quan trọng trong công tác tuyên truyền, PBGDPL xác định đúng nội dung tuyên truyền, PBGDPL là đảm bảo cần thiết để công tác tuyên truyền, PBGDPL có hiệu quả thiết thực. Đối với CBCS CAND, nội dung tuyên truyền, PBGDPL bao gồm: Các vấn đề lý luận nhà nước và pháp luật; Các quy định pháp luật cụ thể; Tình trạng tội phạm, vi phạm pháp luật và tình hình thi 80 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật hành pháp luật; Kỹ năng thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật. Đối với nhân dân, nội dung tuyên truyền, PBGDPL bao gồm: Hiến pháp và các văn bản pháp luật về an ninh trật tự; Các quy định của pháp luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm; Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; Tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn, trách nhiệm của cán bộ và các tầng lớp nhân dân trong việc hỗ trợ và tham gia đấu tranh, phòng chống Hình thức là cái chứa đựng hoặc biểu hiện nội dung; là cách thể hiện, điều hành một hoạt động cụ thể. Đối với lực lượng CAND, hoạt động tuyên truyền, PBGDPL cho cán bộ và nhân dân thông qua các hình thức cụ thể như: phổ biến pháp luật trực tiếp (trong các hội nghị phổ biến pháp luật của cơ quan, tổ chức; họp tổ dân phố; sinh hoạt ngoại khóa ở các cơ sở giáo dục); tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật (thông qua các hoạt động tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm; các hoạt động nắm tình hình bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở); cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh ở cơ sở, pa-no, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử của Bộ, Công an các đơn vị, địa phương; niêm yết tại trụ sở của cơ quan, đơn vị; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; thông qua công tác phát hiện, xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của CAND; lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ; các hoạt động giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; các hoạt động quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân, trại viên, học sinh ở các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng. Trên thực tế, công tác tuyên truyền, PBGDPL được triển khai bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tuyên truyền, PBGDPL trực tiếp; biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền, PBGDPL; dạy và học pháp luật trong nhà trường; tổ chức các hình thức thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền, PBGDPL qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng lưới truyền thanh ở cơ sở; xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật; tuyên truyền, PBGDPL thông qua hoạt động xử lý vi phạm hành chính, trong hoạt động điều tra, trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, thông qua hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, hoạt động hòa giải cơ sở, qua các phiên tòa xét xử lưu động, qua các loại hình văn hóa văn nghệ, đặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thốngBên cạnh việc tuyên truyền, PBGDPL thông qua các hình thức truyền thống thì việc đẩy mạnh tuyên truyền trên báo chí, mạng internet là một hướng đi mới, thu được nhiều kết quả. Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố với nhiều chuyên mục độc đáo là một hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật mới, có hiệu quả cao, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền, PBGDPL của thành phố. Tuy nhiên phải xuất phát từ đối tượng được tuyên truyền, PBGDPL để lựa chọn hình thức tuyên truyền, PBGDPL phù hợp. Ngoài ra CATP còn thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn Thành phố để tổ chức các cuộc tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân. Mô hình “Ngày Pháp luật” đã được triển khai thực hiện trong CATP nhiều năm qua nhằm góp phần siết chặt kỷ cương, điều lệnh và ý thức tuân thủ pháp luật của toàn thể CBCS. Hàng năm, CATP đều xây dựng kế hoạch với các nội dung thiết thực, phong phú, phù hợp với từng thời điểm để tuyên truyền, phổ biến về pháp luật nhân “Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Kế hoạch đã được triển khai rộng khắp các đơn vị thuộc CATP, góp phần đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật cho CBCS, 81 Nâng cao hiệu quả công tác... nâng cao ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật và lợi ích của việc chấp hành pháp luật của toàn thể CBCS các đơn vị thuộc lực lượng CATP. Với phương châm không ngừng đổi mới hình thức PBGDPL, đẩy mạnh và hướng công tác PBGDPL về cơ sở đến với mỗi người dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, CATP luôn tích cực, chủ động tham mưu giúp Hội đồng phối hợp PBGDPL, Uỷ ban nhân dân thành phố triển khai nhiều nội dung, hình thức PBGDPL phù hợp với từng loại đối tượng, địa bàn cụ thể. Công an các cấp luôn chủ động tham mưu, phối hợp với Hội đồng PBGDPL từ quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn thường xuyên được củng cố, kiện toàn, phát huy tốt vai trò tham mưu, phối hợp với các ngành, đơn vị thực hiện nhiệm vụ PBGDPL cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân. Hình thức PBGDPL được sử dụng ngày càng phù hợp, có hiệu quả và không ngừng được đổi mới, phát huy tính sáng tạo. Thông qua các hình thức này, nhiều chủ trương, chính sách pháp luật đã được chuyển tải một cách sinh động tới người dân, kịp thời giải quyết những băn khoăn, vướng mắc và cả những bức xúc của người dân. 4. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PBGDPL TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lực lượng CATP Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, PBGDPL, coi tuyên truyền, PBGDPL là một trong những nội dung của công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác; tuyên truyền, PBGDPL, biện pháp vận động quần chúng trong công tác công an, tạo điều kiện cho CBCS hiểu, thực thi nhiệm vụ theo đúng quy định của Hiến pháp, pháp luật. Công tác tuyên truyền, PBGDPL có đạt được hiệu quả hay không điều đó phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nguồn nhân lực. Đây là đội ngũ làm công tác xây dựng, hoạch định chính sách và quản lý, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL và những người trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL chuyên trách hoặc kiêm nhiệm; những người thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL thông qua các hoạt động chuyên môn, nhiệm vụ của mình. Nhìn chung đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL được đào tạo bài bản, đa số có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt. Lãnh đạo rất quan tâm cập nhật kiến thức pháp luật mới, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên truyền pháp luật, đội ngũ làm công tác pháp chế, báo cáo viên pháp luật, giảng viên, giáo viên giảng dạy pháp luật được củng cố, kiện toàn, từng bước nâng cao về chất lượng. luôn được tạo điều kiện để tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, PBGDPL. Bên cạnh đó, luôn tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nâng cao năng lực nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. CBCS làm công tác tuyên truyền, PBGDPL của CATP Hồ Chí Minh đều có trình độ và năng lực đáp ứng được yêu cầu của công tác và hoạt động tương đối hiệu quả trong thời gian qua. CATP Hồ Chí Minh đã thành lập Hội đồng phối hợp PBGDPL, thường xuyên bổ sung, kiện toàn thành viên của Hội đồng để đáp ứng yêu cầu công tác và phù hợp với nhu cầu của thực tiễn, hiện nay gồm 13 đồng chí. CATP Hồ Chí Minh có 17 Báo cáo viên pháp luật (theo Quyết định số 2112/QĐ-UBND ngày 07/5/2015 của UBNDTP về công nhận, công bố, miễn nhiệm Báo cáo viên pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh). Hàng năm, đội ngũ báo cáo viên CATP Hồ Chí Minh đều được cập nhật kiến thức pháp luật để đảm bảo hoạt động hiệu quả.Tại các đơn vị trực thuộc CATP đều bố trí ít nhất 01 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác PBGDPL tại đơn vị mình1. 1 Báo cáo tổng kết 05 năm triển khai thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trong CATP. Hồ Chí Minh. 82 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Hàng năm CATP Hồ Chí Minh đã tổ chức triển khai rất nhiều Hội nghị, các buổi tập huấn, tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn Thành phố để tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật của CBCS cũng như các tầng lớp nhân dân, Cụ thể trong 05 năm từ 2013 đến 2018: CATP Hồ Chí Minh đã tổ chức tập huấn 107 đợt cho 11.784 CBCS các đơn vị thuộc CATP Hồ Chí Minh về Thông tư 34/2014/TT- BCA của BCA quy định về các biểu mẫu để sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của CAND, Nghị định số 107/2014/ NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu các trường học tổ chức 103 đợt tuyên truyền; 08 hội thi tại 71 trường học cho khoảng 72.598 giáo viên, học sinh, sinh viên tham dự với nội dung: Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt, Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt, Nghị định 107/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 171/2013/ NĐ-CP; hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn Tổ chức 69 đợt tuyên truyền An toàn giao thông tại 56 cơ quan, tổ chức xã hội với 9.310 người tham dự; Tổ chức phối hợp chặt chẽ với Báo CAND, CATP Hồ Chí Minh, Truyền hình CAND, Phòng Công tác chính trị thực hiện 179 bài viết, 77 phóng sự, 27 tin thời sự về công tác giữ gìn an ninh trật tự và an toàn giao thông1. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác CCHC tại CATP Hồ Chí Minh vẫn còn những tồn tại sau: Thứ nhất: Công tác tuyên truyền, PBGDPL được thực hiện thường xuyên, liên tục nhưng còn dàn trải, chưa đi sâu cụ thể vào từng lĩnh 1 Báo cáo kết quả thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2015 của CATP. Hồ Chí Minh. vực, nhiều về số lượng nhưng còn hạn chế về chất lượng. Nội dung, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, chưa có hình thức tuyên truyền phù hợp với một số đối tượng, lĩnh vực đặc thù. Thứ hai: Kinh phí cho công tác PBGDPL được trích từ kinh phí thường xuyên của các đơn vị nên còn hạn hẹp, gây khó khăn trong việc mua sắm các phương tiện ứng dụng công nghệ phục vụ công tác. Thứ ba: Số lượng cán bộ làm công tác tuyên truyền PBGDPL chưa thật sự đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, trình độ không đồng đều, hầu hết đều là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu, kỹ năng còn hạn chế do đó hiệu quả công tác chưa cao. Thứ tư: Việc áp dụng công nghệ thông tin hiện nay chưa thực sự sâu rộng và phát huy hiệu quả tối đa ở tất cả các đơn vị. Thứ năm: Nhiều người dân có biểu hiện hoặc là coi thường pháp luật, hoặc là chưa thực sự tin tưởng vào sự công bằng, vào lẽ phải, vào sự công minh của pháp luật. Việc thực hiện pháp luật của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa đầy đủ, chưa nghiêm minh và triệt để. Hành vi vi phạm pháp luật xảy ra còn nhiều. Người dân vì không hiểu biết pháp luật, vì thói quen sống thụ động nên hầu như không biết sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm. Mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi bản thân hay liên quan đến công việc, họ đều chờ đợi các cơ quan nhà nước giải quyết, xử lý. Trong khi đó pháp luật được ban hành ngày càng nhiều, nội dung đa dạng, phức tạp, điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phục vụ tiến trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, phần nào ảnh hưởng hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL. 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PBGDPL TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Công tác tuyên truyền, PBGDPL có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ 83 Nâng cao hiệu quả công tác... trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với mọi người dân. Do đó, công tác này mang tính thường xuyên, liên tục, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phối hợp của tất cả các cấp, các ngành cùng toàn thể cán bộ nhằm làm tăng tính hiệu lực, hiệu quả của các văn bản pháp luật và nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho nhân dân từ đó tạo cho họ ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành pháp luật. Trước những yêu cầu mới của Đất nước, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, công tác tuyên truyền, PBGDPL cần phải được thực hiện ở một tầm cao hơn, với một tư duy mới hơn, toàn diện hơn, thiết thực và khoa học hơn. Chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL được thể hiện thông qua trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ báo cáo viên pháp luật, cán bộ thực thi công vụ trong CAND. Nhiệm vụ đặt ra là cần xây dựng lực lượng làm công tác tuyên truyền, PBGDPL trong CAND các cấp vững vàng về chính trị, hiểu biết toàn diện về pháp luật nói chung, nắm vững chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật được phân công tuyên truyền nói riêng, có nhiệt huyết đối với công việc; có chế độ đãi ngộ phù hợp đối với lực lượng làm công tác này để phát huy nội lực của từng cá nhân, tạo thành sức mạnh của toàn lực lượng, đủ sức đảm nhận vai trò nòng cốt trong việc nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Trên cơ sở vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, PBGDPL và những hạn chế về tổ chức, thực trạng về tổ chức nguồn nhân lực thực hiện công tác này, việc củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL trong lực lượng CAND, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm ANTT, góp phần đổi mới, phát triển của đất nước là rất cần thiết. Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đảm bảo ANTT, phục vụ sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước đòi hỏi công tác tuyên truyền, PBGDPL của lực lượng CAND phải được thực hiện với những phương thức và nội dung nhất định. Điều đó đòi hỏi phải được thực thi nghiêm túc trên thực tế. Bên cạnh đó còn đòi hỏi phải thực hiện những nội dung cơ bản của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Sự phối hợp giữa các cấp, ngành, đoàn thểtrong công tác tuyên truyền, PBGDPL, sự phối hợp này sẽ huy động được nguồn nhân lực, là cơ sở tạo nên sức mạnh tổng hợp có khả năng, giải quyết những khó khăn, vướng mắc thường gặp trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật như: Nhân lực, phương tiện, tài liệu, kinh phí, địa điểm Thời gian qua, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch rất cụ thể, thiết thực để triển khai, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho CBCS và nhân dân. Vì thể công tác tuyên truyền, PBGDPL đã góp phần ngăn chặn làm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, giữ gìn ANTT, an toàn xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục: Thứ nhất: Do tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, PBGDPL nên sau khi ban hành cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, phố biến sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, tránh tình trạng phân chia đối tượng để tuyên truyền, phổ biến. cần lựa chọn đúng, trúng đối tượng, nội dung tuyên truyền phải sát với đối tượng tham gia, cách thức phổ biến đa dạng, phong phú và phù hợp. Bên cạnh đó cần lựa chọn mô hình đối thoại chính sách trong tuyên truyền, chú ý nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác tuyên truyền, PBGDPL trong thời gian tới. Thứ hai: Chú trọng nhân tố con người, đây là yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác. Tăng cường xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật và kiến thức 84 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật xã hội, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới Thứ ba: Cần tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị. Đây là việc làm cần thiết nhằm bổ sung, tương trợ lẫn nhau trong công tác tuyên truyền, PBGDPL. Thứ tư: Tăng cường đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là cách nhanh nhất, ít tốn kém những mang lại hiệu quả cao. Ngoài việc tăng cường đưa tin về các văn bản pháp luật mới ban hành thì các cơ quan với chức năng nhiệm vụ của mình cần phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng mở chuyên mục riêng để cập nhật, đề cập đến các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực mà mình phụ trách, góp phần tăng thêm hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước của mình. Thứ năm: Đầu tư kinh phí trong hoạt động thường xuyên của mình để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, PBGDPL như: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; mời báo cáo viên tổ chức tập huấn cho CBCS; tham gia in ấn, phát tờ rơi Thứ sáu: Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác PBGDPL. Mở rộng và tăng cường ứng dụng các tiện ích của mạng internet và các mạng xã hội; các tiện ích từ Cổng TTĐT của CATP và các Cổng con của các đơn vị trực thuộc trong công tác PBGDPL, tạo điều kiện để người dân có thể khai thác thông tin pháp luật miễn phí qua internet. Huy động các nguồn lực để đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tư vấn trực tuyến trong công tác PBGDPL. Có như vậy, công tác tuyên truyền, PBGDPL mới đạt được những kết quả như mong muốn, nhằm góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thực thi nghiêm minh và hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết 05 năm triển khai thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trong CATP.Hồ Chí Minh 2. Bộ Công an (2016), Nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân, NXB Lao Động. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính Trị quốc gia. 4. Đặng Thị Tuyết Hạnh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp số 6/2013, tr10-13. 5. Đặng Vũ Huân (2011), Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Dân chủ và Pháp luật, Bộ tư pháp, số 10/2011, tr.8-18. 6. GS.TS Hoàng Thị Kim Quế (2011), Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay, Khoa học pháp lý, Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, số 4/2011, tr.3-8. 7. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. 8. PGS.TS Nguyễn Tất Viễn (2015) “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phổ biến, giáo dục pháp luật”, NXB Tư pháp, Hà Nội. 9. Phạm Thanh Tuyền (2009), Những vấn đề cần quan tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay, Dân chủ và Pháp luật, Bộ tư pháp, số 9/2009, tr.56-61. 10. Quốc hội (2012), Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12_4069_2136148.pdf