Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, phản biện

Tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, phản biện: TIÊU ĐIỂM 14 DẦU KHÍ - SỐ 1/2014 Đẩy mạnh công tác thăm dò, khai thác dầu khí Tại Kỳ họp lần thứ VI, Hội đồng Khoa học Công nghệ đã dành nhiều thời gian đánh giá kết quả công tác thăm dò, khai thác dầu khí năm 2013. Trong năm qua, công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí được triển khai tích cực ở trong và ngoài nước; tiến độ thực hiện các dự án được đảm bảo theo đúng Chương trình công tác và ngân sách đã được phê duyệt. Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt hơn 35,6 triệu tấn dầu khí quy đổi, có 5 phát hiện dầu khí mới ở trong nước và 1 phát hiện dầu khí mới ở nước ngoài, đưa 9 mỏ/công trình mới vào khai thác. Tổng sản lượng khai thác dầu khí đạt 26,46 triệu tấn dầu quy đổi (trong đó có 16,71 triệu tấn dầu và 9,75 tỷ m3 khí). Tập đoàn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các Bộ/Ngành liên quan trong việc triển khai các hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí trên biển Đông. Nhận diện các thách thức của năm 2014 và các năm tiế...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, phản biện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIÊU ĐIỂM 14 DẦU KHÍ - SỐ 1/2014 Đẩy mạnh công tác thăm dò, khai thác dầu khí Tại Kỳ họp lần thứ VI, Hội đồng Khoa học Công nghệ đã dành nhiều thời gian đánh giá kết quả công tác thăm dò, khai thác dầu khí năm 2013. Trong năm qua, công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí được triển khai tích cực ở trong và ngoài nước; tiến độ thực hiện các dự án được đảm bảo theo đúng Chương trình công tác và ngân sách đã được phê duyệt. Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt hơn 35,6 triệu tấn dầu khí quy đổi, có 5 phát hiện dầu khí mới ở trong nước và 1 phát hiện dầu khí mới ở nước ngoài, đưa 9 mỏ/công trình mới vào khai thác. Tổng sản lượng khai thác dầu khí đạt 26,46 triệu tấn dầu quy đổi (trong đó có 16,71 triệu tấn dầu và 9,75 tỷ m3 khí). Tập đoàn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các Bộ/Ngành liên quan trong việc triển khai các hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí trên biển Đông. Nhận diện các thách thức của năm 2014 và các năm tiếp theo, Hội đồng Khoa học Công nghệ cho rằng công tác thăm dò, khai thác dầu khí đang đối diện với không ít thách thức khi tiềm năng dầu khí ngày càng khan hiếm; điều kiện triển khai các dự án dầu khí ngày càng khó khăn, nhất là tại các mỏ nhỏ, cận biên, khu vực nước sâu, xa bờ... Trong khi đó, sản lượng khai thác dầu khí tại các mỏ lớn sụt giảm nhanh, các mỏ mới phát triển chưa cho hiệu quả cao, các dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở nước ngoài chưa thuận lợi. Đặc biệt, mỏ Bạch Hổ trong tình trạng suy kiệt nên tình trạng ngập nước ở một số giếng tầng móng tiếp tục có xu hướng gia tăng; hệ thống các công trình ngoài biển đã đưa vào sử dụng nhiều năm đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động khai thác dầu khí. Năm 2014, Petrovietnam sẽ nỗ lực phấn đấu để hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong đó gia tăng trữ lượng 35 - 40 triệu tấn dầu quy đổi, khai thác dầu khí 25,71 triệu tấn dầu quy đổi (gồm 16,21 triệu tấn dầu thô và 9,5 tỷ m3 khí), đưa 10 mỏ/công trình mới vào khai thác. Để hoàn thành kế hoạch năm 2014 cũng như của cả giai đoạn 2011 - 2015, Petrovietnam tích cực đẩy mạnh công tác thăm dò, dầu khí ở trong và ngoài nước, trong đó có cả khu vực nước sâu, xa bờ, khu vực có điều kiện thi công đặc biệt phức tạp. Về giải pháp để thực hiện công tác tìm kiếm, thăm dò năm 2014, Ban Tìm kiếm Thăm dò cho rằng, cần kiểm soát chặt chẽ tiến độ triển khai thực hiện công tác tìm kiếm, thăm dò, đặc biệt là công tác khảo sát địa chấn và khoan thăm dò, thẩm lượng; có quỹ giếng khoan dự phòng và đảm bảo hoàn thành kế hoạch thăm dò thẩm lượng. Đồng thời, rà soát các cấu tạo/bẫy địa tầng bể Cửu Long Hội đồng Khoa học Công nghệ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƯ VẤN, PHẢN BIỆN Tại Kỳ họp lần thứ VI, Hội đồng Khoa học Công nghệ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, đánh giá hoạt động của Hội đồng trong nhiệm kỳ 2011 - 2013 và đề ra phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới. Theo TS. Đỗ Văn Hậu - Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Hội đồng Khoa học Công nghệ cần tiếp tục bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh chính, giải quyết hiệu quả các vấn đề “nóng” do thực tiễn đặt ra, góp phần đưa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phát triển bền vững. TS. Đỗ Văn Hậu - Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp VI Hội đồng Khoa học Công nghệ. Ảnh: Như Trang PETROVIETNAM 15DẦU KHÍ - SỐ 1/2014 để có định hướng tìm kiếm thăm dò, nghiên cứu khả năng sinh, đặc điểm kiến tạo để đánh giá mức độ phá hủy bẫy ở phía Bắc bể Sông Hồng; nghiên cứu quy luật phân bố CO2 ở phía Nam bể Sông Hồng; đánh giá tầng chứa chặt sít, bẫy địa tầng. Tập đoàn sẽ đẩy mạnh công tác nghiên cứu có trọng tâm, tăng cường hợp tác nghiên cứu quốc tế, ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ trực tiếp và định hướng công tác tìm kiếm thăm dò, xác định đối tượng, vị trí tối ưu các giếng khoan thăm dò thẩm lượng, nghiên cứu đối tượng mới, đối tượng phi truyền thống. Bên cạnh đó, Petrovietnam đa dạng hóa phương thức tiếp cận cơ hội/tài sản dầu khí; đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò kết hợp mua trữ lượng/mỏ mới để gia tăng trữ lượng và đảm bảo mục tiêu sản lượng theo Chiến lược đã đặt ra... Trao đổi về các giải pháp đảm bảo sản lượng khai thác trong năm 2014, theo Ban Khai thác Dầu khí cần giám sát chặt chẽ động thái khai thác các mỏ, thường xuyên cập nhật mô hình địa chất, mô hình khai thác nhằm tối ưu hóa chế độ khai thác/bơm ép, kiềm chế tốc độ ngập nước tại các mỏ. Đồng thời, Tập đoàn sẽ phối hợp với các đơn vị theo dõi chặt chẽ tiến độ, có phương án dự phòng cho các dự án phát triển mỏ; xem xét tối ưu hóa công tác vận hành, lịch khoan, lịch bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị để rút ngắn thời gian ngừng hoạt động; tiếp tục triển khai các giải pháp công nghệ nhằm gia tăng sản lượng như kích thích dòng, cải thiện vùng cận đáy giếng Nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án chế biến dầu khí Tại Kỳ họp, Ban Chế biến Dầu khí đã cập nhật tình hình triển khai các dự án lọc hóa dầu và hoạt động của các nhà máy chế biến dầu khí trong năm 2013. Trên cơ sở đó, Ban Chế biến Dầu khí đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án chế biến dầu khí. Về thời điểm ra quyết định đầu tư, theo quy định hiện hành, người có thẩm quyền sẽ ra quyết định đầu tư sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) được phê duyệt. Tuy nhiên, trên thực tế từ khi Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt đến khi hoàn thành Thiết kế tổng thể/Thiết kế cơ sở (FEED) và tiến hành lựa chọn nhà thầu EPC mất nhiều thời gian, các yếu tố như giá nguyên liệu đầu vào, giá vật tư, thiết bị máy móc có nhiều biến động, tăng cao làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo dự án đầu tư có hiệu quả, sau khi hoàn thành Thiết kế tổng thể/Thiết kế cơ sở (FEED) sẽ xem xét, đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng đối với dự án, như thông lệ quốc tế. Năm 2013 là năm thứ hai liên tiếp PV Drilling đoạt giải “Nhà thầu khoan dầu khí tốt nhất khu vực châu Á” do Tạp chí World Finance trao tặng. Ảnh: CTV TIÊU ĐIỂM 16 DẦU KHÍ - SỐ 1/2014 Giai đoạn đầu triển khai dự án rất quan trọng, nếu tính toán sai sẽ dẫn đến quyết định đầu tư sai. Các quyết định thay đổi của chủ đầu tư (nếu có) sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chi phí và hiệu quả đầu tư của dự án. Do đó, mỗi dự án phải có thông số đầu vào chính xác (số liệu khảo sát; bộ giá), công tác nghiên cứu, dự báo phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp. Quy mô, công suất ở mức phù hợp thị trường và khả năng vốn. Công nghệ sử dụng ở mứ c phù hợ p vớ i chấ t lượ ng sả n phẩ m, nguyên liệ u có tí nh đế n xu thế phá t triể n công nghệ . Tiêu chuẩn thiết kế phù hợp theo nguyên liệu đầu vào và yêu cầu chất lượng sản phẩm đầu ra, đồng thời phải hài hòa, thống nhất trong toàn bộ hệ thống công nghệ. Địa điểm xây dựng và khả o sá t mặ t bằ ng phải thuận lợi cho cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Đa dạng hóa đồng tiền trong đấu thầu cũng góp phần giảm chi phí dự án Cũng theo Ban Chế biến Dầu khí, cần tối ưu hóa vận hành, nâng cao hiệ u suấ t thiế t bị nhằm giảm định mức tiêu hao nguyên liệ u, nhiên liệu, năng lượ ng, hóa phẩm, xúc tác... để nâng cao năng suất của các nhà máy chế biến dầu khí, giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời, kiểm soát và giảm mức hao hụt trong bảo quản lưu kho, giao nhận, vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm; tối ưu hóa công tác bảo dưỡng sửa chữa, đảm bảo thiết bị vận hành an toàn, ổn định với hiệu suất cao, tăng thời gian vận hành. Để thực hiện hiệu quả công tác bảo dưỡng sửa chữa (đảm bảo an toàn, đúng tiến độ với chi phí hợp lý), cần lập kế hoạch tổng thể, kế hoạch huy động nhân sự hỗ trợ từ nhà bản quyền, nhà cung cấp thiết bị (nếu có); xây dựng các quy trình phối hợp, an toàn môi trường, quy trình bảo dưỡng sửa chữa chi tiết cho từng thiết bị/ cụm thiết bị. Tổ chức kiểm tra, thống kê vật tư, thiết bị cần thay thế, sửa chữa; số lượng, chủng loại vật tư, thiết bị cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng sửa chữa; đặt hàng mua sắm, kiểm soát chặt chẽ tiến độ giao hàng để không ảnh hưởng đến tiến độ công tác bảo dưỡng sửa chữa. Bên cạnh đó, định kỳ kiểm soát chặt chẽ vật tư dự phòng trong kho ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn vận hành nhưng cũng không quá dư thừa, gây lãng phí. Cũng tại Kỳ họp VI, Hội đồng Khoa học Công nghệ đã thảo luận các nội dung: Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ năm 2013; Một số đề xuất về tiêu chí bổ nhiệm/miễn nhiệm, tiêu chí đánh giá và chế độ đãi ngộ đối với người đại diện phần vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Cập nhật công tác xử lý nước thải các nhà máy nhiên liệu sinh học; Kết quả nghiên cứu xử lý PETROVIETNAM 17DẦU KHÍ - SỐ 1/2014 màu, COD nước thải Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất; Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trên các phương tiện nổi và công trình biển ngoài khơi trong ngành dầu khí. Giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra Tổng kết nhiệm kỳ 2011 - 2013, Hội đồng Khoa học Công nghệ Dầu khí với 5 Tiểu ban (Thăm dò Khai thác Dầu khí, Hóa - Chế biến Dầu khí, Kinh tế - Quản lý Dầu khí, An toàn Sức khỏe Môi trường Dầu khí, Công nghệ - Công trình) đã bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh chính, giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra. Theo TS. Nguyễn Quốc Thập - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Công nghệ: Trong nhiệm kỳ 2014 - 2016, Hội đồng sẽ tập hợp, phát huy trí tuệ của đội ngũ chuyên gia; tiếp tục cải tiến phương thức làm việc, nâng cao chất lượng tư vấn, phản biện; chủ động nêu và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra. Đặc biệt, Hội đồng Khoa học Công nghệ sẽ tập trung góp ý xây dựng và hoàn thiện Chiến lược phát triển của Tập đoàn đến năm 2025, Kế hoạch phát triển đến năm 2020; phản biện cho các dự án đầu tư quy mô lớn của Tập đoàn; phối hợp tổng kết việc thực hiện Chương trình Khoa học Công nghệ 2011 - 2015, xây dựng Chương trình Khoa học Công nghệ 2016 - 2020 của Petrovietnam. Phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp, TS. Đỗ Văn Hậu - Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đánh giá cao sự đóng góp, tư vấn của Hội đồng Khoa học Công nghệ trong thời gian qua. Đánh giá kết quả đạt được trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính trong giai đoạn 2011 - 2013, Tổng giám đốc nhấn mạnh toàn Tập đoàn phải cố gắng, nỗ lực rất lớn để hoàn thành các mục tiêu rất thách thức đề ra trong Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015. Tổng giám đốc đề nghị Hội đồng Khoa học Công nghệ tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, tập trung nghiên cứu, thảo luận các vấn đề “nóng”, đặc biệt là các bước chuyển tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của Petrovietnam trong thời gian tới. Trước mắt, Hội đồng Khoa học Công nghệ tiếp tục bàn thảo, đóng góp trí tuệ xây dựng Kế hoạch và Chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong đó “phải có ý tưởng rõ ràng năm 2020 Petrovietnam sẽ ở chỗ nào, có vị thế nào và có vai trò gì trong khu vực?” - Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhấn mạnh. Ngọc Linh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Ảnh: BSR

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfc14_8399_2169510.pdf
Tài liệu liên quan