Tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng đa phương trong giai đoạn hiện nay: 98 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v QUAN HỆ QUỐC TẾ
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối ngoại đa phương, theo Đặng Đình Quý
(2015, tr. 15): “Có thể bao gồm rất nhiều hoạt động
song phương nhưng liên quan đến quá trình đàm
phán, hợp tác và đấu tranh tại các cơ chế, diễn đàn
đa phương; quá trình triển khai các thỏa thuận đã
đạt được tại các cơ chế, diễn đàn đa phương”. Để
thực hiện mục tiêu phát triển quốc gia, góp phần
xây dựng một khu vực, thế giới hòa bình, hữu nghị
và thịnh vượng, các quốc gia trên thế giới luôn có
nhu cầu tăng cường hợp tác thông qua các diễn
đàn đa phương để duy trì sự đồng thuận, phối hợp
hành động ở các lĩnh vực cùng quan tâm, trong
đó có hoạt động đối ngoại quốc phòng đa phương
(ĐNQPĐP). Theo nghĩa hẹp, ĐNQPĐP là các
hoạt động tại các cơ chế, diễn đàn đa phương; theo
nghĩa rộng, bao hàm tất cả các hoạt động liên quan
NGUYỄN NĂNG NAM*
*Học viện Khoa học Quân sự, nangnamhvkhqs@gmail.com
Ngày nhận bài: 25/7/2019; ngày sửa chữa: 19/8/2...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng đa phương trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
98 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v QUAN HỆ QUỐC TẾ
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối ngoại đa phương, theo Đặng Đình Quý
(2015, tr. 15): “Có thể bao gồm rất nhiều hoạt động
song phương nhưng liên quan đến quá trình đàm
phán, hợp tác và đấu tranh tại các cơ chế, diễn đàn
đa phương; quá trình triển khai các thỏa thuận đã
đạt được tại các cơ chế, diễn đàn đa phương”. Để
thực hiện mục tiêu phát triển quốc gia, góp phần
xây dựng một khu vực, thế giới hòa bình, hữu nghị
và thịnh vượng, các quốc gia trên thế giới luôn có
nhu cầu tăng cường hợp tác thông qua các diễn
đàn đa phương để duy trì sự đồng thuận, phối hợp
hành động ở các lĩnh vực cùng quan tâm, trong
đó có hoạt động đối ngoại quốc phòng đa phương
(ĐNQPĐP). Theo nghĩa hẹp, ĐNQPĐP là các
hoạt động tại các cơ chế, diễn đàn đa phương; theo
nghĩa rộng, bao hàm tất cả các hoạt động liên quan
NGUYỄN NĂNG NAM*
*Học viện Khoa học Quân sự, nangnamhvkhqs@gmail.com
Ngày nhận bài: 25/7/2019; ngày sửa chữa: 19/8/2019; ngày duyệt đăng: 20/8/2019
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG ĐA PHƯƠNG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
TÓM TẮT
Đối ngoại quốc phòng là một bộ phận quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao
Nhà nước. Những năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quốc
phòng, trong đó có đối ngoại quốc phòng đa phương và đạt được những kết quả to lớn, góp phần
xây dựng, củng cố lòng tin giữa các nước; duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên
thế giới; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam; thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Bài viết
này làm rõ một số vấn đề về đối ngoại quốc phòng đa phương, kết quả thực hiện nhiệm vụ này
những năm qua, chỉ ra yêu cầu và giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng
đa phương trong những năm tới.
Từ khóa: đối ngoại quốc phòng, đối ngoại quốc phòng đa phương, hiệu quả, quốc phòng, an ninh
đến cơ chế, diễn đàn đa phương. Đây là hình thức
đối ngoại quốc phòng vừa quan hệ với các quốc
gia có chủ quyền, vừa quan hệ với các tổ chức
quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ, nhằm mục
đích tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau góp
phần duy trì an ninh của mỗi nước, khu vực và
quốc tế trên tinh thần hiểu biết, tôn trọng độc lập,
chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau và cùng có lợi.
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ CHỦ TRƯƠNG
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG
ĐA PHƯƠNG
Đối ngoại quốc phòng là bộ phận quan trọng
trong hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao
Nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp
về mọi mặt của Đảng, sự quản lý thống nhất của
99KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
QUAN HỆ QUỐC TẾ v
Nhà nước, sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Quân
ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Là hình thức quan
trọng của đối ngoại quốc phòng, đặc trưng của
hợp tác quốc phòng trên các diễn đàn đa phương
là hợp tác vì hòa bình, ổn định, phát triển, nhưng
trước hết là để xây dựng lòng tin, cam kết không
sử dụng vũ lực, sức mạnh quân sự để đối phó với
nhau, xử lý những vấn đề giữa các quốc gia có liên
quan, mà ngược lại, sử dụng thế mạnh quân sự,
quốc phòng để cùng hợp tác, phát triển, bảo đảm
hòa bình vững chắc, ứng phó với các thách thức an
ninh phi truyền thống.
Hoạt động ĐNQPĐP của Việt Nam là nhằm
mục đích góp phần tích cực vào việc xây dựng
nhận thức chung, xây dựng lòng tin, giữ vững ổn
định chính trị, củng cố môi trường hòa bình, bảo
đảm an ninh bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; bảo vệ
các lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam trên
trường quốc tế và khu vực; nâng cao vị thế, uy tín
của quân đội, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của
quân đội các nước đối với việc xây dựng quân đội,
củng cố nền quốc phòng Việt Nam; bảo vệ hòa
bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Trong điều kiện hiện nay, chủ trương hoạt động
ĐNQPĐP được Quân ủy Trung ương (2013, tr. 5)
nhấn mạnh: “Chủ động tham gia các cơ chế đa
phương về quốc phòng, trước hết là các cơ chế hợp
tác quốc phòng do ASEAN giữ vai trò chủ đạo,
tham gia các cơ chế đa phương về kiểm soát vũ
khí hủy diệt hàng loạt, diễn tập chung và các hoạt
động khác”; Đảng Cộng sản Việt Nam (2016, tr.
155) xác định: “Chủ động, tích cực tham gia các
cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh, trong
đó có việc tham gia các hoạt động hợp tác ở mức
cao hơn như hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên
Hợp Quốc, diễn tập về an ninh phi truyền thống
và các hoạt động khác”. Việt Nam tiếp tục tham
gia tích cực, có hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc
phòng đa phương như: Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng các nước ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ
trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng
(ADMM+), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF),
Đối thoại Shangri-La... và hoạt động gìn giữ hòa
bình của Liên Hợp Quốc, nghiên cứu tham gia các
cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương khác.
Trong hoạt động ĐNQPĐP, Việt Nam cần
chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động
ĐNQPĐP có trọng tâm, trọng điểm thiết thực gắn
với lợi ích quốc gia - dân tộc; thực hiện vừa hợp
tác, vừa đấu tranh, phát huy các điểm tương đồng,
thu hẹp các điểm bất đồng, thực hiện thêm bạn,
bớt thù, Ban Chấp hành Trung ương (2018, tr. 3)
khẳng định: “Bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc,
đồng thời tích cực góp phần vào việc khẳng định
và củng cố các nguyên tắc cơ bản và phổ biến của
quan hệ quốc tế được ghi trong Hiến chương Liên
Hợp Quốc và luật pháp quốc tế; đẩy mạnh hợp tác
vì hòa bình và phát triển bền vững, cùng nhau giải
quyết các vấn đề chung của khu vực và toàn cầu,
các xung đột, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình,
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi”. Tại Điều
4, Luật Quốc phòng năm 2018, Quốc hội (2018)
cũng đã xác định chính sách của Nhà nước Việt
Nam về quốc phòng, đó là: “không tham gia
lực lượng, liên minh quân sự của bên này chống
bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân
sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống
lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế; giải quyết mọi bất đồng,
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên
tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với
Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế
có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên”. Đây vừa là đường lối,
chủ trương, vừa là cơ sở pháp lý quan trọng để
hoạt động ĐNQPĐP của Việt Nam diễn ra có hiệu
quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
3. KẾT QUẢ CHỦ YẾU TRÊN LĨNH VỰC
ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG ĐA PHƯƠNG
TRONG NHỮNG NĂM QUA
Nhận thức sâu sắc xu thế cũng như tầm quan
trọng của ĐNQPĐP, trong những năm qua, Việt
100 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v QUAN HỆ QUỐC TẾ
Nam đã chủ động tham gia các cơ chế hợp tác
quốc phòng - quân sự trong ASEAN và có những
đóng góp quan trọng cho việc bảo đảm sự đoàn
kết, thống nhất ASEAN cũng như phát huy vai trò
trung tâm của ASEAN ở khu vực. Từ chỗ chỉ tham
gia với tư cách là quan sát viên, khách mời danh dự,
Việt Nam đã tích cực tham gia và đang từng bước
chủ động đóng góp xây dựng, hoạch định chính
sách, đề xuất nhiều sáng kiến tại các cơ chế hợp
tác về quốc phòng, an ninh chủ yếu của khu vực.
Trong giai đoạn 2015 - 2018, ĐNQPĐP tiếp
tục có những bước phát triển tích cực cả về lượng
và chất khi Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực và
đóng góp sáng kiến tại các diễn đàn quân sự, quốc
phòng khu vực và quốc tế như: ADMM, ADMM+,
ARF, Đối thoại Shangri-La, Hội nghị an ninh quốc
tế Mát-xcơ-va, Diễn đàn Hương Sơn, Đối thoại
quốc phòng Xơ-un, Hội nghị không chính thức Tư
lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN
Việc lãnh đạo quân đội cấp cao của Việt Nam tham
dự và có các bài phát biểu quan trọng tại các diễn
đàn quốc phòng đa phương, với những sáng kiến
thiết thực và mang tính khả thi đã thể hiện trách
nhiệm cao của Việt Nam đối với các vấn đề an
ninh, quốc phòng khu vực và quốc tế, điều đó thể
hiện vai trò, vị thế của Việt Nam ngày càng được
nâng cao.
Giai đoạn này cũng đã đánh dấu bước hội nhập
mạnh mẽ của Quân đội nhân dân Việt Nam vào
khu vực, tích cực tham gia ngày càng nhiều hơn
các hoạt động trên thực địa, như: Cử tàu và lực
lượng tham gia Diễn tập quốc tế về phòng chống
thiên tai - cứu trợ thảm họa do In-đô-nê-xi-a tổ
chức (KOMODO 2016, 2018); cử tàu hải quân và
lực lượng đặc công tham gia diễn tập thực binh
Nhóm chuyên gia ADMM+ về An ninh hàng hải
và chống khủng bố tại Bru-nây và Xinh-ga-po
(2016); phối hợp với các nước đồng chủ trì Nhóm
chuyên gia ADMM+ về Gìn giữ hòa bình và Hành
động mìn nhân đạo; tham gia diễn tập thực địa tại
Ấn Độ (2016); tham gia diễn tập thực binh nhóm
chuyên gia ADMM+ về hỗ trợ nhân đạo và cứu
trợ thảm họa, kết hợp quân y tại Thái Lan (2016);
diễn tập Hải quân đa phương trong khuôn khổ Hội
thảo Hải quân các nước Tây Thái Bình Dương lần
thứ 6;... Qua đó, duy trì sự đoàn kết, hiểu biết, tin
cậy lẫn nhau giữa quân đội các nước ASEAN cũng
như phát huy vai trò của ASEAN ở khu vực, góp
phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát
triển đất nước.
Trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình của Liên Hợp
Quốc, Việt Nam tiếp tục duy trì hoạt động tại Phái
bộ Nam Xu-đăng và Cộng hòa Trung Phi. Sau
5 năm (từ tháng 5/2014 đến tháng 6/2019), Việt
Nam đã cử 37 lượt cán bộ, sĩ quan tham gia thực
hiện nhiệm vụ dưới hình thức cá nhân. Triển khai
thành công Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 gồm
63 người đến Nam Xu-đăng vào tháng 10/2018
và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 với biên chế 70
người thuộc Học viện Quân y đang tích cực huấn
luyện nhằm sẵn sàng triển khai thay thế Bệnh viện
dã chiến cấp 2 số 1. Một đội công binh Việt Nam
gồm 290 người (38 nữ) đã hoàn tất công tác chuẩn
bị và sẵn sàng tham gia gìn giữ hòa bình Liên
Hợp Quốc từ năm 2020. Ngoài ra, Việt Nam cũng
tích cực tham gia các Hội nghị những người đứng
đầu Lực lượng quốc phòng của Liên Hợp Quốc
và tham gia có trách nhiệm các hoạt động của Tổ
chức Quân y thế giới, Hội đồng Thể thao quân sự
thế giới (CISM)
Kết quả hoạt động ĐNQPĐP thời gian vừa qua
chính là những hành động thực tế thể hiện trách
nhiệm và khẳng định năng lực của Quân đội nhân
dân Việt Nam khi tham gia các hoạt động quốc
tế vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của
khu vực và quốc tế. Hoạt động ĐNQPĐP đã góp
phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của quân
đội, đóng góp quan trọng vào hoạt động đối ngoại
của Đảng, ngoại giao của Nhà nước, giữ vững mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bảo vệ
các lợi ích quốc gia của ta trên trường quốc tế và
khu vực... Thông qua các cơ chế đa phương về an
ninh, quân sự, quốc phòng, nhất là trong khuôn
khổ ASEAN, Việt Nam đã nhận được sự đồng
thuận và ủng hộ của các nước về quan điểm giải
quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp
101KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
QUAN HỆ QUỐC TẾ v
hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và cùng với
các nước tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử Biển
Đông (COC).
4. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG ĐA PHƯƠNG
TRONG THỜI GIAN TỚI
Tình hình thế giới, khu vực trong những năm
tới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, trào lưu dân túy, tâm lý ly
tâm, ly khai có chiều hướng gia tăng. Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 phát triển mạnh mẽ,
tạo cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức.
Các nước lớn vẫn chi phối các quan hệ quốc tế,
nổi lên là cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ với Trung
Quốc, giữa Mỹ, EU với Nga. Khu vực Đông Nam
Á, một mặt sẽ tiếp tục phát triển năng động, mặt
khác cũng tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định.
Các cơ chế, diễn đàn an ninh đa phương khu vực,
quốc tế mới sẽ ngày càng gia tăng, các cơ chế hợp
tác quốc phòng - an ninh đa phương ở khu vực dựa
trên nền tảng của các cơ chế sẵn có như ADMM,
ADMM+, ARF sẽ phát triển theo hướng mở
rộng cả về nội dung, hình thức và quy mô. Tình
hình tranh chấp chủ quyền trên biển, trên đất liền
vẫn còn kéo dài với những diễn biến phức tạp, khó
lường, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến
lược “Diễn biến hòa bình” tăng cường chống phá
ta trên nhiều lĩnh vực.
Trong những năm tới, Ban Chấp hành Trung
ương (2018, tr. 5) chủ trương: “Chủ động, tích cực
tham gia vào các cơ chế đa phương về quốc phòng -
an ninh phù hợp với tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc,
bảo đảm an ninh quốc gia. Tăng cường sự gắn kết
an ninh và ổn định của nước ta với an ninh và ổn
định của khu vực, từng bước nâng cao mức độ đan
xen lợi ích về quốc phòng, an ninh theo hướng tăng
cường nhận thức, hợp tác về các vấn đề có chung
quan tâm và lợi ích. Trên cơ sở không tham gia vào
các liên minh quân sự, tăng cường tham gia các hoạt
động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, hợp tác
quốc tế ứng phó với những mối đe dọa an ninh phi
truyền thống và các hoạt động khác”. Chủ trương
này đã khẳng định lập trường nhất quán của Việt
Nam trong việc kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo,
vùng trời của Tổ quốc; tôn trọng và quan tâm đến
lợi ích quốc gia của các nước khác một cách chính
đáng; giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện
pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc
tế; giải quyết các vấn đề khu vực và thế giới thông
qua các thể chế, các diễn đàn đa phương; chủ động,
tích cực tham gia các cơ chế hợp tác quốc phòng đa
phương trong khuôn khổ ASEAN và do ASEAN
giữ vai trò chủ đạo; tiếp tục thực hiện tốt Đề án
Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của
Liên Hợp Quốc.
Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu
quả công tác ĐNQPĐP, cần tập trung vào các giải
pháp cơ bản sau:
Một là, tích cực tham gia các diễn đàn, tổ chức
đa phương, cấu trúc an ninh quốc tế và khu vực
Việt Nam gia nhập hệ thống các tổ chức đa
phương quốc tế, khu vực để nhằm thực hiện những
lợi ích của mình, trong đó có việc giành quyền cho
Việt Nam và các nước cùng ý tưởng; từng bước tiến
hành cải cách và cải tạo những yếu tố không công
bằng, không hợp lý trong hệ thống quan hệ, hợp
tác quốc tế. Thảo luận, làm rõ lợi ích ở khu vực
và quốc tế của Việt Nam, thể hiện mục tiêu và nội
dung chiến lược của Việt Nam trong khu vực và
quốc tế, làm cho Việt Nam có những mục tiêu rõ
ràng và lâu dài khi tham gia ĐNQPĐP, nắm vững
và có đối sách rõ ràng đối với các chương trình hoạt
động ngoại giao, chủ động thúc đẩy chương trình
đa phương có lợi cho hòa bình, phát triển của Việt
Nam, khu vực và quốc tế. Trên cơ sở mục tiêu đối
ngoại, lợi ích quốc gia - dân tộc ở từng giai đoạn,
Việt Nam cần chủ động đăng cai tổ chức các hoạt
động của các diễn đàn, tổ chức đa phương để từng
bước nâng cao vị thế, thúc đẩy phát triển và quảng
bá đất nước. Việt Nam cần tích cực, chủ động đảm
nhận trọng trách, ứng cử vào các cơ quan chỉ đạo,
102 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v QUAN HỆ QUỐC TẾ
điều hành của các cơ chế đa phương, Ban Chấp hành
Trung ương (2018, tr. 6) xác định cần phải “nâng
cao nhận thức về tầm quan trọng của đối ngoại đa
phương, đẩy mạnh đổi mới tư duy, cách tiếp cận,
kiện toàn cơ chế phối hợp, giám sát, đôn đốc trong
triển khai hoạt động đối ngoại đa phương. Đặc biệt
chú trọng và tích cực triển khai tạo điều kiện thuận
lợi để người Việt Nam vào làm việc trong các cơ
quan Liên Hợp Quốc, diễn đàn, tổ chức đa phương;
đẩy mạnh vận động các tổ chức đa phương đặt trụ
sở ở nước ta”.
Trong những năm tới, để đẩy mạnh và nâng tầm
ĐNQPĐP, theo Vũ Chiến Thắng (2018), Việt Nam
cần tiếp tục “chủ động, tích cực tham gia các tổ
chức, cấu trúc an ninh, diễn đàn khu vực vì mục
tiêu ổn định, hòa bình trong khu vực, liên khu vực
và toàn cầu, cả xây dựng luật lệ, nguyên tắc và đề
xuất sáng kiến tổ chức các hoạt động trên thực địa.
Đặc biệt, chủ động xây dựng ý tưởng, đề án, kế
hoạch tổ chức các hội nghị quốc phòng, quân sự
trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN (2020),
qua đó một lần nữa khẳng định năng lực, tiếng nói,
vị thế của Việt Nam trong việc hiện thực hóa các
cơ chế hợp tác quốc phòng và các cấu trúc an ninh
khu vực đã định hình”. Đồng thời, đẩy mạnh việc rà
soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể
chế trong nước phù hợp với các luật lệ, chuẩn mực
chung và các cam kết quốc tế mà nước ta tham gia,
nhanh chóng hoàn thiện Thông tư quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/2016/NĐ-
CP ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ quy
định về đối ngoại quốc phòng và tiếp tục triển khai
thực hiện có hiệu quả đề án “Hội nhập quốc tế về
quốc phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục triển khai hợp
tác quốc phòng với các nước trong khu vực trên
tinh thần tích cực, chủ động, chắc chắn, linh hoạt,
hiệu quả, không để rơi vào thế bị động, bất ngờ,
vừa đáp ứng lợi ích chiến lược của đất nước, vừa
đáp ứng lợi ích chung của khu vực. Thông qua các
cơ chế, diễn đàn hợp tác an ninh - quốc phòng khu
vực và quốc tế, Việt Nam cần tiếp tục thể hiện rõ
quan điểm, lập trường của mình đối với các vấn đề
quốc tế, khu vực; làm cho quốc tế, khu vực hiểu
rõ hơn chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ và
chính nghĩa của Việt Nam, từ đó tranh thủ được sự
đồng tình ủng hộ của khu vực, quốc tế trong giải
quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích chính
đáng của Việt Nam. Tăng cường nghiên cứu làm
rõ mối quan hệ của Việt Nam với các hệ thống
quốc tế, có thái độ chủ động trong việc tham gia,
cải tạo hệ thống an ninh chính trị quốc tế, khu vực.
Hai là, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc phòng,
an ninh và giải quyết các mâu thuẫn, xung đột bằng
biện pháp hòa bình trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân
tộc và luật pháp quốc tế
Trong những năm tới, để hoạt động ĐNQPĐP
đi đúng hướng và mang lại hiệu quả cao, Ban Chấp
hành Trung ương (2018, tr. 3) chỉ rõ: “Đẩy mạnh
và nâng tầm đối ngoại đa phương nhằm tăng cường
sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy
tín quốc tế của đất nước; giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định; bảo vệ vững chắc độc lập, thống
nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao
hiệu quả hội nhập quốc tế, tranh thủ tối đa các điều
kiện và nguồn lực quốc tế để phát triển đất nước
nhanh, bền vững, Khẳng định mạnh mẽ vai trò
của Việt Nam là thành viên tích cực, là đối tác tin
cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; nỗ
lực vươn lên để đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt,
hòa giải tại các diễn đàn, tổ chức đa phương có
tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước, phù
hợp với khả năng và điều kiện cụ thể”. Do đó, Việt
Nam cần có chiến lược dài hạn và đầu tư nguồn
lực thích đáng cho hoạt động ĐNQPĐP để hoạt
động này phát triển theo đúng chủ trương, chính
sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và sớm bắt kịp
các nước trong khu vực, phù hợp với sự phát triển
của tình hình thế giới, khu vực; tăng cường tuyên
truyền, giáo dục tạo sự thống nhất cao về nhận
thức của các chủ thể, lực lượng trong việc tham
gia hoạt động ĐNQPĐP, về đánh giá tình hình, xử
lý các vấn đề phức tạp, nhạy cảm nảy sinh từ bối
cảnh quốc tế, khu vực và thực tiễn đất nước.
Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp
tác quốc phòng trên các diễn đàn đa phương nhằm
mục tiêu giữ vững hòa bình, ổn định và phát triển;
103KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
QUAN HỆ QUỐC TẾ v
gia tăng sự gắn kết an ninh, ổn định và phát triển
của nước ta với an ninh, ổn định và phát triển của
các nước trong khu vực; kịp thời ứng phó với các
thách thức an ninh phi truyền thống; thúc đẩy tuân
thủ luật pháp quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh
chấp, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao,
pháp lý. Trong hội nghị định hướng đối ngoại quốc
phòng cho từng thời kỳ, Đảng, Nhà nước, Quân
ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các cơ quan, đơn
vị làm nhiệm vụ ĐNQPĐP cần xác định nội dung
quan hệ đa phương về quốc phòng một cách cụ thể
hơn, để chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động
hợp tác cho từng giai đoạn. Đồng thời, chú trọng
bổ sung, hoàn thiện và kịp thời điều chỉnh định
hướng, đối sách với các nước lớn trong hợp tác
quân sự - quốc phòng nhằm tạo cho đất nước nhiều
không gian lựa chọn, cân bằng các mối quan hệ,
tăng cường vị thế, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân
tộc; xử lý tốt các vấn đề khác biệt, tranh chấp trên
cơ sở kết hợp chặt chẽ lợi ích quốc gia - dân tộc,
gắn hòa bình của Việt Nam với hòa bình của khu
vực và quốc tế.
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác
ĐNQPĐP có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới
Để nắm chắc tình hình, tham mưu có hiệu quả
cho Đảng, Nhà nước trong các quan hệ, hợp tác
quốc tế về quốc phòng, an ninh và kịp thời phòng
ngừa các nguy cơ từ sớm, từ xa, đòi hỏi Quân ủy
Trung ương, Bộ Quốc phòng, các cơ quan, đơn vị
trong toàn quân, trọng tâm là các cơ quan, đơn vị
chuyên trách công tác đối ngoại quốc phòng cần
phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ phục vụ
nhiệm vụ ĐNQPĐP, đây là nhân tố quan trọng,
có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả công tác đối
ngoại quốc phòng. Do đó, Ban Chấp hành Trung
ương (2018, tr.6) nhấn mạnh việc “tập trung đẩy
mạnh đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ,
chuyên gia làm công tác đối ngoại đa phương theo
hướng chuyên nghiệp, có bản lĩnh chính trị vững
vàng, trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc
đa phương trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa”.
Trong lĩnh vực quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng Ngô Xuân Lịch (2016, tr. 3) cho rằng: “Cần
phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ
năng lực để có thể vào làm việc tại các tổ chức
quốc tế và khu vực có liên quan đến quốc phòng.
Chú trọng đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia
giỏi trên một số lĩnh vực trọng yếu”.
Các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm
vụ ĐNQPĐP cần làm tốt công tác quy hoạch, sắp
xếp, đào tạo, bổ nhiệm để kiện toàn tổ chức, biên
chế đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó tập trung vào
việc mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng tại chỗ để nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại
ngữ cho đội ngũ cán bộ làm công tác ĐNQPĐP; chủ
động phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Quốc
phòng làm tốt công tác quy hoạch, điều chuyển, gửi
cán bộ vào các học viện, nhà trường trong và ngoài
quân đội, kết hợp với đưa cán bộ đi đào tạo ở nước
ngoài, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cả trước
mắt và lâu dài; chú trọng công tác phối hợp nghiên
cứu, trao đổi đoàn, tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn
đàn với các viện nghiên cứu có uy tín ở trong và
ngoài nước để đội ngũ cán bộ có điều kiện học hỏi,
tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ; đưa đối
ngoại đa phương trở thành một kỹ năng đào tạo bắt
buộc trong lớp tiền công vụ.
5. KẾT LUẬN
Công tác đối ngoại đa phương của Việt Nam
nói chung, ĐNQPĐP của Quân đội nhân dân Việt
Nam nói riêng có vai trò rất quan trọng, khẳng định
Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm
trong cộng đồng khu vực và quốc tế, đồng thời góp
phần tăng cường năng lực, tiềm lực quốc phòng
phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện có hiệu quả
hoạt động ĐNQPĐP, đòi hỏi các chủ thể không chỉ
nhận thức được vị trí, vai trò của hoạt động này mà
còn phải đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ các
yêu cầu đặt ra và đề xuất giải pháp thực hiện. Các
giải pháp nêu trên có vị trí, vai trò khác nhau, song
tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất, hỗ trợ cho
nhau để cùng góp phần nâng cao hiệu quả công tác
ĐNQPĐP trong giai đoạn hiện nay./.
104 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v QUAN HỆ QUỐC TẾ
Tài liệu tham khảo:
Ban Chấp hành Trung ương. (2018). Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh
và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030. Hà Nội.
Bộ Ngoại giao. (2014). Kỷ yếu hội nghị đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam.
Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội: Văn phòng Trung ương
Đảng.
Ngô Xuân Lịch. (2016). Đối ngoại quốc phòng là kế sách bảo vệ Tổ quốc từ xa. Báo Quân đội nhân dân, số 19891,
ngày 18/8/2016.
Quân ủy Trung ương. (2013). Nghị quyết số 806-NQ/QUTW ngày 31 tháng 12 năm 2013 về hội nhập quốc tế và đối ngoại
về quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Hà Nội.
Quốc hội. (2018). Luật Quốc phòng. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật.
Đặng Đình Quý. (2015). Đẩy mạnh đối ngoại đa phương phục vụ hội nhập quốc tế. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số
01 (100), 11-22.
Vũ Chiến Thắng. (2018). Đối ngoại Quốc phòng góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Truy cập 19/8/2019, từ
https://baoquocte.vn
Lê Hoài Trung. (2017). Đối ngoại đa phương Việt Nam trong thời kỳ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Hà Nội: Nxb
Chính trị quốc gia.
Vũ Tiến Trọng. (2015). Hội nhập quốc tế về quốc phòng dưới góc nhìn đa phương. Tạp chí Quan hệ quốc phòng, số
29 (quý I), 5-10.
Nguyễn Chí Vịnh. (2017). Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng trong giai đoạn hiện nay. Tạp
chí Cộng sản, 901, 81-83.
RAISING EFFICIENCY OF MULTILATERAL DENFENSE DIPLOMACY TODAY
NGUYEN NANG NAM
Abstract: The defense diplomacy is an important part of the diplomatic activities of the Party and the
State. Over the past years, the Vietnam People’s Army has boosted multilateral defense diplomacy
and obtained remarkable achievements in this area. This has contributed to building and consolidating
trust with countries, maintaining the peace and stability of the region and the world, raising the
Vietnam’s prestige and status and implementing the duty to protect the country. The article focuses
on clearly defining some aspects of multilateral diplomacy as well as the results of implementing this
over the past years, proposing solutions to improve the efficiency of multilateral defense diplomacy
in the coming years.
Keywords: defense diplomacy, multilateral defense diplomacy, efficiency, defense and security
Received: 25/7/2019; Revised: 19/8/2019; Accepted: 20/8/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_cong_tac_doi_ngoai_quoc_phong_da_phuong_trong_giai_doan_hien_nay_1434_2171715.pdf