Tài liệu Nâng cao động lực để thay đổi trong điều trị lạm dụng chất gây nghiện: Nâng Cao Động Lực
Để Thay Đổi Trong Điều Trị
Lạm Dụng Chất Gây Nghiện
Tiến sĩ William R. Miller
Chủ tịch Ủy ban Đồng thuận
BỘ Y TẾ VÀ AN SINH XÃ HỘI HOA KỲ
Ủy ban Sức khỏe Cộng đồng
Cục Quản lý Lạm dụng Chất gây nghiện và Sức khỏe tâm thần
Trung tâm Điều trị Lạm dụng Chất gây nghiện
Rockwall II, 5600 Fishers Lane
Rockville, MD 20857
Ấn bản của Bộ Y tế và An sinh Xã hội Hoa Kỳ số (SMA) 99-3354
In năm 1999
Liên kết tới trang web của Hệ thống thông tin y tế “National Guideline Clearinghouse”
Phác Đồ
Cải Thiện
Điều Trị
TIP
35
Lời cảm ơn
Cuốn tài liệu này là kết quả của sự nỗ lực hợp tác giữa Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)
và Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM. Chúng tôi mong muốn được bày tỏ lòng biết ơn tới các
chuyên gia trong lĩnh vực Điều trị nghiện và các đồng nghiệp đã góp sức giúp hoàn thành tài liệu.
Chúng tôi đặc biệt đánh giá cao sự đóng góp của Tiến sĩ Kevin P.Mulvey, Cố vấn cao cấp về Điều
trị Lạm dụng Ma túy của PEPFAR và ông Peter Ma...
249 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nâng cao động lực để thay đổi trong điều trị lạm dụng chất gây nghiện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nâng Cao Động Lực
Để Thay Đổi Trong Điều Trị
Lạm Dụng Chất Gây Nghiện
Tiến sĩ William R. Miller
Chủ tịch Ủy ban Đồng thuận
BỘ Y TẾ VÀ AN SINH XÃ HỘI HOA KỲ
Ủy ban Sức khỏe Cộng đồng
Cục Quản lý Lạm dụng Chất gây nghiện và Sức khỏe tâm thần
Trung tâm Điều trị Lạm dụng Chất gây nghiện
Rockwall II, 5600 Fishers Lane
Rockville, MD 20857
Ấn bản của Bộ Y tế và An sinh Xã hội Hoa Kỳ số (SMA) 99-3354
In năm 1999
Liên kết tới trang web của Hệ thống thông tin y tế “National Guideline Clearinghouse”
Phác Đồ
Cải Thiện
Điều Trị
TIP
35
Lời cảm ơn
Cuốn tài liệu này là kết quả của sự nỗ lực hợp tác giữa Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)
và Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM. Chúng tôi mong muốn được bày tỏ lòng biết ơn tới các
chuyên gia trong lĩnh vực Điều trị nghiện và các đồng nghiệp đã góp sức giúp hoàn thành tài liệu.
Chúng tôi đặc biệt đánh giá cao sự đóng góp của Tiến sĩ Kevin P.Mulvey, Cố vấn cao cấp về Điều
trị Lạm dụng Ma túy của PEPFAR và ông Peter Mahomet, Cán bộ cao cấp của CDC tại Việt Nam.
Chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn tới tổ chức PEPFAR, CDC đã hỗ trợ Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM
về tài chính và kỹ thuật cho việc thực hiện phát triển tài liệu này tại Việt Nam. Chúng tôi cũng gửi
lời cảm ơn tới Văn phòng Quản lý các dịch vụ Y tế và Lạm dụng Ma túy của Chính phủ Hoa Kỳ
(SAMHSA) đã cho phép chúng tôi được dịch và xuất bản tài liệu này tại Việt Nam.
Bộ tài liệu này do Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM thực hiện dưới sự chỉ đạo của TS.BS.Lê Trường
Giang, Phó Chủ tịch Thường trực, Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM. Chúng tôi gửi lời cảm ơn tới:
Chị Vũ Thị Tường Vi, Chị Nguyễn Thị Thúy Ngà và các thành viên Phòng hỗ trợ Điều trị Nghiện &
Tái hòa nhập cộng đồng, Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM đã đóng góp ý kiến, hỗ trợ trong quá
trình thực hiện.
Trong quá trình biên dịch và xuất bản sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn.
Mọi ý kiến của quý vị xin vui lòng gửi về:
Ủy Ban Phòng Chống AIDS TP.HCM
121 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP.HCM.
Điện thoại: (08).39.309.309 Fax: (08).39.309.090
E-mail: pachcmc@mail.saigonnet.vn
Từ chối trách nhiệm
Ấn bản này là một phần của chương trình hỗ trợ
kỹ thuật cho việc ngăn ngừa lạm dụng chất gây
nghiện và hỗ trợ điều trị trọn gói.
Tất cả tài liệu có trong tập sách này, ngoại trừ
những tài liệu được trích dẫn trực tiếp từ các
nguồn có bản quyền, đều thuộc tài sản công
hữu và có thể tái bản hoặc sao chép không cần
xin phép từ Cục Quản lý Lạm dụng Chất Gây
nghiện và Sức khỏe tâm thần (SAMHSA) hoặc
Trung tâm Điều trị Lạm dụng Chất Gây nghiện
(CSAT) hoặc các tác giả. Tuy nhiên, việc trích dẫn
nguồn sẽ được đánh giá cao.
Ấn bản này được thực hiện theo hợp đồng số
270-95-0013 với Tập đoàn CDM (CDM). Sandra
Clunies, Thạc sĩ khoa học, Tư vấn viên lạm dụng
rượu và chất ma tuý được chứng nhận quốc tế
đóng vai trò là nhân viên dự án chính phủ của
CSAT. Rose M. Urban, Chuyên gia công tác xã hội
lâm sàng được cấp bằng, Tiến sĩ Luật, C.C.A.S.
đóng vai trò là giám đốc dự án TIP cho CDM.
Các nhân sự cho dự án TIP của CDM bao gồm
Raquel Ingraham, Thạc sĩ khoa học, quản lý dự
án; Jonathan Max Gilbert, Thạc sĩ, ủy viên ban
biên tập phụ trách quản lý; Y-Lang Nguyen, Ủy
viên ban biên tập phụ trách sản xuất; Janet G.
Humphrey, Thạc sĩ, biên tập viên/nhà văn; Paddy
Cook, biên tập viên tự do; Joanna Taylor, biên
tập viên; Cara M. Smith, trợ lý biên tập; Paul A.
Seaman, cựu trợ lý biên tập; và Kurt Olsson, cựu
biên tập viên/nhà văn.
Các ý kiến bày tỏ ở đây là quan điểm của các ủy
viên trong Ủy ban đồng thuận và không nhất
thiết phản ánh lập trường chính thức của Trung
tâm Điều trị Lạm dụng Chất Gây nghiện (CSAT),
Cục Quản lý Lạm dụng Chất gây nghiện và Sức
khỏe tâm thần (SAMHSA) hay Bộ Y tế và An sinh
Xã hội Hoa Kỳ (DHHS). Không có sự chủ trương
và không nên suy diễn rằng có sự hỗ trợ hoặc
thông qua của CSAT, SAMHSA hoặc DHHS đối
với các quan điểm này hoặc đối với công cụ,
phần mềm hoặc nguồn trích dẫn nêu trong tài
liệu này. Các hướng dẫn trong tài liệu này không
nên coi là những văn bản thay thế cho các quyết
định liên quan đến chăm sóc và điều trị theo nhu
cầu cá nhân.
vMục lục
Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii
Phác đồ cải thiện điều trị (TIP) là gì? ......................................................................ix
Ban cố vấn biên tập .................................................................................................xi
Ủy ban đồng thuận ............................................................................................... xiii
Lời nói đầu ............................................................................................................. xv
Tóm tắt sơ lược và khuyến nghị ............................................................................xvii
Tóm tắt các lời khuyến nghị ........................................................................................xix
Cuốn TIP này áp dụng cho các bệnh nhân nào? ...................................................... xxviii
1 Định nghĩa Động lực và Thay đổi ......................................................................... 1
Quan điểm mới về Động lực ......................................................................................... 1
Thay đổi quan niệm về nghiện và việc điều trị ............................................................... 4
Các thay đổi trong lĩnh vực điều trị nghiện .................................................................. 10
Mô hình xuyên lý thuyết về các giai đoạn thay đổi ....................................................... 14
Cuốn TIP này áp dụng cho đối tượng nào? ................................................................. 18
Tóm tắt ....................................................................................................................... 19
2 Động lực và sự can thiệp .................................................................................... 21
Các yếu tố của phương pháp tạo động lực hiệu quả ..................................................... 21
Can thiệp tạo động lực và các giai đoạn thay đổi ......................................................... 28
Ứng dụng đặc biệt của phương pháp can thiệp tạo động lực ....................................... 32
Các biện pháp can thiệp ngắn ...................................................................................... 34
3 Phỏng vấn tạo động lực như một phương pháp tư vấn ........................................ 37
Mâu thuẫn trong tư tưởng ........................................................................................... 38
Năm nguyên tác cơ bản của phương pháp phỏng vấn tạo động lực .............................. 39
Năm chiến lược mở cho giai đoạn điều trị ban đầu ...............................................................46
Hiệu quả của phương pháp phỏng vấn tạo động lực ................................................... 51
Phỏng vấn tạo động lực và chăm sóc có quản lý .......................................................... 52
vi
4 Từ tiền dự định tới dự định: Xây dựng sự sẵn sàng .............................................. 53
Đưa ra chủ đề ............................................................................................................ 54
Các chiến lược nhẹ nhàng cho bệnh nhân ở giai đoạn tiền dự định .............................. 57
Quá trình đánh giá và phản hồi ................................................................................... 60
Can thiệp thông qua những người quan trọng................................................................. 66
Nâng cao động lực và khách hàng bị ép buộc: Mối quan tâm đặc biệt ......................... 74
5 Từ dự định tới chuẩn bị: Nâng cao quyết tâm ...................................................... 77
Chuyển từ động lực bên ngoài sang động lực bên trong ............................................... 77
Nghiêng cán cân quyết định ........................................................................................ 79
Nhấn mạnh vào sự lựa chọn và trách nhiệm cá nhân ................................................... 84
Tầm quan trọng của sự thể hiện bản thân .................................................................... 89
6 Từ chuẩn bị tới hành động: Bắt đầu .................................................................... 91
Nhận diện sự sẵn sàng để chuyển sang hành động ...................................................... 92
Thảo luận kế hoạch thay đổi ........................................................................................ 92
Bắt đầu kế hoạch ....................................................................................................... 102
7 Từ hành động tới duy trì: Duy trì thay đổi ổn định ............................................ 103
Lôi kéo và giúp bệnh nhân duy trì điều trị ................................................................. 104
Lên kế hoạch duy trì ổn định .................................................................................... 110
Phát triển và sử dụng các yếu tố củng cố ................................................................... 115
8 Đo lường các yếu tố cấu thành động lực của bệnh nhân .................................... 125
Thể hiện bản thân...................................................................................................... 126
Sự sẵn sàng thay đổi .................................................................................................. 128
Cân bằng cán cân ra quyết định ................................................................................ 131
Động lực sử dụng chất gây nghiện ............................................................................. 132
Mục tiêu và giá trị .................................................................................................... 134
9 Lồng ghép các phương pháp tạo động lực vào chương trình điều trị .................. 135
Điều trị liên tục và điều trị từng bước ........................................................................ 136
Ứng dụng của các phương pháp tạo động lực trong từng bối cảnh điều trị cụ thể ...... 137
vii
10 Phương hướng nghiên cứu sau này ................................................................. 145
Kết luận..................................................................................................................... 148
Phụ lục A: Tài liệu tham khảo ............................................................................. 149
Phụ lục B: Công cụ theo dõi và đánh giá ............................................................. 171
Phiếu điều tra hệ quả của ma túy và rượu (ADCQ) ................................................... 171
Kiểm tra nhận diện rối loạn do sử dụng rượu (AUDIT) ............................................. 185
Báo cáo phản hồi cá nhân .......................................................................................... 188
Tìm hiểu báo cáo phản hồi cá nhân của bạn .............................................................. 190
Kết luận..................................................................................................................... 194
Mong muốn của tôi khi điều trị ................................................................................. 206
Phụ lục C: Yêu cầu thông tin về Công cụ đánh giá ............................................... 211
Phụ lục D: Ủy ban nguồn .................................................................................... 215
Phụ lục E: Người đánh giá/chuyên gia phản biện lĩnh vực ................................... 217
ix
Phác đồ cải thiện điều trị
(TIP) là gì?
Các Phác đồ cải thiện điều trị (TIP), được xây dựng bởi Trung tâm Điều
trị Lạm dụng Chất Gây nghiện (CSAT), trực thuộc Cục Quản lý Lạm
dụng Chất gây nghiện và Sức khỏe tâm thần (SAMHSA)/Bộ Y tế và An
sinh Xã hội Hoa Kỳ (DHHS), là những hướng dẫn thực hành để điều
trị các rối loạn sử dụng chất gây nghiện. Phòng đánh giá, phân tích và
tổng hợp khoa học của CSAT vận dụng kinh nghiệm và kiến thức của các
chuyên gia lâm sàng, nghiên cứu và quản trị để sản xuất các Phác đồ cải
thiện điều trị (TIP) rồi phân phát chúng đến các cơ sở và cá nhân với số
lượng ngày càng nhiều trên khắp cả nước. Độc giả TIP đang ngày càng
mở rộng, không chỉ giới hạn ở các cơ sở điều trị công và tư, vì rối loạn
do rượu và các chất ma tuý khác đang ngày càng được công nhận là một
vấn đề lớn.
Ban cố vấn biên tập TIP là một nhóm các chuyên gia có uy tín về rối loạn
sử dụng chất gây nghiện và chuyên viên trong các lĩnh vực có liên quan
như chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sức khỏe tâm thần và công tác xã hội,
phối hợp với giám đốc của các cơ quan quản lý lạm dụng rượu và chất ma
tuý cấp Bang để đưa ra các chủ đề cho TIP dựa trên nhu cầu hiện tại của
lĩnh vực này về thông tin và hướng dẫn áp dụng.
Sau khi lựa chọn một chủ đề, CSAT mời cán bộ từ các cơ quan Liên bang
liên quan và các tổ chức trong nước tham gia Ủy ban nguồn để gợi ý các
lĩnh vực trọng tâm cụ thể cũng như các nguồn cần được xem xét để xây
dựng nội dung cho TIP. Sau đó các khuyến nghị được gửi tới Ủy ban đồng
thuận, bao gồm các chuyên gia về chủ đề đó do các đồng nghiệp đề cử ra.
Ủy ban này tham gia vào các cuộc thảo luận; những thông tin và khuyến
nghị mà họ nhất trí trong các cuộc thảo luận là cơ sở để xây dựng TIP đó.
Các ủy viên/thành viên trong Ủy ban đồng thuận đại diện cho các chương
trình điều trị lạm dụng chất gây nghiện, các bệnh viện, các trung tâm sức
khoẻ cộng đồng, các chương trình tư vấn, các cơ quan tư pháp hình sự,
các cơ sở bảo trợ trẻ em, và những người hành nghề trong khu vực tư
nhân. Chủ tịch ủy ban (hoặc các Đồng chủ tịch) đảm bảo việc đưa ra các
xhướng dẫn áp dụng phản ánh kết quả cộng tác
của nhóm.
Nhóm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực
sẽ duyệt kỹ tài liệu sơ thảo. Sau khi đã đưa
vào những thay đổi do các chuyên gia này đề
xuất, công việc tiếp theo là chuẩn bị để xuất
bản TIP, trên giấy và trực tuyến/mạng. Có thể
truy cập các TIP qua Internet trên trang chủ
của Thư viện Y học Quốc gia tại địa chỉ: www.
kap.samhsa.gov. Việc chuyển sang phương tiện
điện tử giúp các TIP có thể được cập nhật dễ
dàng hơn nhằm tiếp tục cung cấp cho lĩnh vực
những thông tin mới nhất.
Mặc dù mỗi TIP đều đã cố gắng đưa vào các
cơ sở bằng chứng về những cách làm được
gợi ý, nhưng CSAT nhận thấy lĩnh vực điều trị
lạm dụng chất gây nghiện đang phát triển và
nghiên cứu thường đi sau phát minh đã được
thử nghiệm trong lĩnh vực. Mục tiêu chính của
mỗi TIP là chuyển tải thông tin “ở tuyến đầu”
một cách nhanh chóng nhưng có trách nhiệm.
Vì lý do này, các khuyến nghị đưa ra trong TIP
đều lấy từ kinh nghiệm lâm sàng của thành viên
trong Ủy ban hoặc tài liệu tham khảo. Khi ủng
hộ một phương pháp tiếp cận nào đó trong một
nghiên cứu thì sẽ trích dẫn từ nghiên cứu đó.
TIP này, Nâng cao động lực để thay đổi trong
điều trị lạm dụng chất gây nghiện, bao quát
các phương pháp khác nhau một cách căn bản
để định nghĩa động lực. Theo cách tiếp cận
này, động lực được xem là thể động và có thể
thay đổi chứ không còn là một đặc điểm tĩnh.
TIP này chỉ ra rằng các bác sĩ có thể tác động
tới quá trình thay đổi bằng cách thiết lập mối
quan hệ trị liệu dựa trên sự tôn trọng tự do của
bệnh nhân, đồng thời, trong quá trình này, cố
vấn điều trị cũng là người tham gia quá trình
thay đổi. TIP này cũng mô tả các phương pháp
khác nhau để can thiệp vào động lực mà ta
có thể áp dụng trong các giai đoạn thay đổi,
từ tiền dự định và chuẩn bị tới hành động và
duy trì. Mục đích của TIP này là khiến độc giả
hiểu hơn về nghiên cứu, kết quả và triển vọng
của các phương pháp can thiệp vào động lực
với hi vọng chúng sẽ được áp dụng rộng rãi
trong các chương trình lâm sàng và điều trị
trên khắp Hoa Kỳ.
Bạn có thể đặt các TIP khác bằng cách liên
hệ với Hệ thống Thông tin y tế của SAMHSA
tại số điện thoại (800) 729-6686 hoặc (301)
468-2600; TDD (dành cho người khiếm thính)
(800) 487-4889.
xi
Ban cố vấn biên tập
Karen Allen, Giáo sư, dược tá được đăng ký,
C.A.R.N.
Giáo sư và chủ tịch
Phòng điều dưỡng
Đại học Andrews
Berrien Springs, Michigan
Tiến sĩ y khoa, Thạc sĩ y tế cộng đồng Richard
L. Brown
Phó giáo sư
Phòng y khoa gia đình
Đại học y Wisconsin
Madison, Wisconsin
Tiến sĩ y khoa Dorynne Czechowicz
Trợ lý giám đốc
Các vấn đề y khoa/chuyên ngành
Ngành nghiên cứu điều trị
Bộ phận nghiên cứu lâm sàng và dịch vụ
Viện quốc gia về lạm dụng ma túy
Rockville, Maryland
Thạc sĩ Linda S. Foley
Cựu giám đốc
Dự án đào tạo tư vấn nghiện
Hội giám đốc các chương trình về lạm dụng
chất gây nghiện và rượu quốc gia
Washington, D.C.
Wayde A. Glover, Tư vấn viên điều trị nghiện
được chứng nhận cấp quốc gia
Giám đốc
Hội cố vấn và đào tạo viên về nghiện của khối
thịnh vượng chung
Richmond, Virginia
Tiến sĩ y khoa Pedro J. Greer
Phó khoa đào tạo cho người vô gia cư
Đại học Y Miami
Miami, Florida
Tiến sĩ y khoa Thomas W. Hester
Cựu giám đốc bang
Dịch vụ điều trị lạm dụng chất gây nghiện
Bộ phận sức khỏe tâm thần, chậm phát triển
tâm thần và lạm dụng chất gây nghiện
Phòng nguồn nhân lực Georgia
Atlanta, Georgia
Giáo sư James G. (Gil) Hill
Giám đốc
Văn phòng lạm dụng chất gây nghiện
Hội tâm lý học Hoa Kỳ
Washington, D.C.
Tiến sĩ y khoa, Thạc sĩ y tế cộng đồng Douglas
B. Kamerow
Giám đốc
Văn phòng của diễn đàn chất lượng và hiệu quả
của việc chăm sóc y tế
Tổ chức chính sách và nghiên cứu chăm sóc
y tế
Rockville, Maryland
Stephen W. Long
Giám đốc
Văn phòng phân tích chính sách
Viện nghiên cứu chứng nghiện rượu và lạm
dụng rượu quốc gia
Rockville, Maryland
xii
Giáo sư Richard A. Rawson
Giám đốc điều hành
Trung tâm ma trận và viện ma trận điều trị
nghiện
Phó giám đốc, dịch vụ y tế điều trị nghiện
UCLA
Los Angeles, California
Giáo sư Ellen A. Renz
Cựu phó chủ tịch hệ thống lâm sàng
Công ty chăm sóc hành vi MEDCO
Kamuela, Hawaii
Giáo sư Richard K. Ries
Giám đốc và phó giáo sư
Các dịch vụ sức khỏe tâm thần cho người bệnh
ngoại trú và chương trình điều trị rối loạn kép
Trung tâm y khoa Harborview
Seattle, Washington
Tiến sĩ y khoa, Giáo sư Sidney H. Schnoll
Chủ tịch
Bộ phận y khoa về lạm dụng chất gây nghiện
Đại học y Virginia
Richmond, Virginia
xiii
Ủy ban đồng thuận
Chủ tịch
Giáo sư William R. Miller
Giáo sư tâm lý và tâm thần học
Giám đốc nghiên cứu
Trung tâm nghiên cứu chứng nghiện rượu, lạm
dụng chất gây nghiện và nghiện
Phòng tâm lý học
Đại học New Mexico
Albuquerque, New Mexico
Lãnh đạo các nhóm
Edward Bernstein, Tiến sĩ y khoa ở hội bác sĩ
cấp cứu Hoa Kỳ
Phó giáo sư và phó chủ tịch phòng đào tạo
Đại học y Boston
Boston, Massachusetts
Giáo sư Suzanne M. Colby
Phó giáo sư tâm thần và hành vi con người
Trung tâm nghiên cứu rượu và chứng nghiện
Đại học Brown
Providence, Rhode Island
Giáo sư Carlo C. DiClemente
Phòng tâm lý học
Đại học Maryland, quận Baltimore
Baltimore, Maryland
Thạc sĩ Robert J. Meyers
Trung tâm nghiên cứu chứng nghiện rượu, lạm
dụng chất gây nghiện và nghiện
Đại học New Mexico
Albuquerque, New Mexico
Giáo sư Maxine L. Stitzer
Giáo sư tâm thần và sinh học hành vi
Đại học y Johns Hopkins
Baltimore, Maryland
Tiến sĩ Công tác Xã hội Allen Zweben
Giám đốc và phó giáo sư công tác xã hội
Trung tâm nghiên cứu chứng nghiện và sức
khỏe hành vi
Đại học Wisconsin tại Milwaukee
Milwaukee, Wisconsin
Ủy viên ủy ban
Ray Daw
Giám đốc điều hành
Công ty Fighting Back Tây Bắc New Mexico.
Gallup, New Mexico
Jeffrey M. Georgi, Cử nhân thần học, Tư vấn
viên lạm dụng chất gây nghiện được chứng
nhận, Nhà tâm lý trị liệu của nhóm được
chứng nhận
Điều phối viên chương trình
Chương trình cai nghiện Duke
Hội lâm sàng
Phòng tâm thần và khoa học hành vi
Trung tâm y khoa đại học Duke
Durham, Bắc Carolina
Giáo sư Cheryl Grills
Phòng tâm lý
Đại học Loyola Marymount
Los Angeles, California
Rosalyn Harris-Offutt, Cử nhân khoa học,
Nhân viên điều dưỡng gây mê được đăng ký
và chứng nhận, Tư vấn viên chuyên nghiệp
được cấp bằng, Dịch vụ về rượu và ma túy
Hội tâm lý UNA
Greensboro, Bắc Carolina
xiv
Giáo sư tâm lý Don M. Hashimoto
Giám đốc lâm sàng
Công ty dịch vụ tư vấn Ohana
Hilo, Hawaii
Giáo sư Dwight McCall
Quản lý về đánh giá
Các dịch vụ điều trị lạm dụng chất gây nghiện
Phòng dịch vụ về sức khỏe tâm thần, chậm phát
triển tâm thần và lạm dụng chất gây nghiện ở
Virginia
Richmond, Virginia
Tư vấn viên hôn nhân, gia đình và trẻ em
Jeanne Obert
Giám đốc các dịch vụ lâm sàng
Trung tâm Matrix
Los Angeles, California
Carole Janis Otero, Thạc sĩ, Tư vấn viên lâm
sàng chuyên nghiệp được cấp bằng
Giám đốc
Trung tâm tiếp nhận ở Albuquerque
Albuquerque, New Mexico
Tiến sĩ phúc lợi xã hội Roger A. Roffman
Nhóm nghiên cứu các chương trình cải tiến
Trường công tác xã hội Seattle, Washington
Giáo sư Linda C. Sobell
Giáo sư
Đại học Đông Nam NOVA
Fort Lauderdale, Florida
xv
Lời nói đầu
Tài liệu Phác đồ cải thiện điều trị (TIP) hoàn thành sứ mệnh của SAMHSA/
CSAT là nâng cao việc điều trị lạm dụng chất gây nghiện bằng cách cung
cấp các hướng dẫn thực tế nhất cho các bác sĩ, quản trị chương trình và
những người giàu đức tin. Các TIP là kết quả của việc xem xét kỹ lưỡng
tất cả phát hiện của các nghiên cứu về dịch vụ lâm sàng và y tế có liên
quan, kinh nghiệm, và các yêu cầu thực hiện. Một nhóm các nhà nghiên
cứu lâm sàng, bác sĩ, quản trị chương trình và những người ủng hộ bệnh
nhân thuộc cấp dưới Liên bang đã tranh biện và thảo luận các lĩnh vực cụ
thể về chuyên môn cho tới khi đạt được sự đồng thuận về những cách làm
tốt nhất. Sau đó, kết quả làm việc của ủy ban sẽ được các chuyên gia thẩm
định /phản biện trong lĩnh vực tổng kết và góp ý phê bình.
Tài năng, tâm huyết và nỗ lực mà các thành viên ủy ban xây dựng TIP và
các nhà thẩm định/phản biện đóng góp cho quá trình có nhiều bên tham
gia này đã nối liền khoảng cách giữa các triển vọng trong nghiên cứu với
nhu cầu của các bác sĩ đang hành nghề và các nhà quản trị. Chúng tôi xin
cảm ơn tất cả những ai đã cùng với chúng tôi đóng góp cho những tiến bộ
trong lĩnh vực điều trị lạm dụng chất gây nghiện.
Giáo sư Nelba Chavez.
Quản trị viên
Cục Quản lý Lạm dụng Chất gây nghiện và Sức khỏe tâm thần
H. Westley Clark, Tiến sĩ y khoa, Tiến sĩ luật, Thạc sĩ y tế cộng đồng,
Chuyên viên được chứng nhận, Thành viên của hội y khoa điều trị
nghiện Hoa Kỳ
Giám đốc
Trung tâm điều trị lạm dụng chất gây nghiện
Cục Quản lý Lạm dụng Chất gây nghiện và Sức khỏe tâm thần
xvii
Tóm tắt sơ lược và
khuyến nghị
Cuốn TIP này dựa trên việc xem xét lại một cách căn bản về khái niệm của
động lực. Động lực không được coi là thể tĩnh mà là thể động. Ở đây, nó
được tái định nghĩa là hoạt động có mục đích, có chủ ý và tích cực, hướng
tới lợi ích của con người. Cụ thể, động lực được coi là có liên quan tới xác
suất mà con người sẽ tham gia, tiếp tục và gắn bó với một chiến lược thay
đổi cụ thể. Cuốn TIP này chỉ ra rằng nhân viên điều trị lạm dụng chất gây
nghiện có thể tác động tới sự thay đổi bằng cách phát triển mối quan hệ
trị liệu, trong đó tôn trọng sự tự do của bệnh nhân, và đồng thời, bác sĩ
trị liệu cũng là một thành viên của quá trình thay đổi. Cuốn TIP này cũng
mô tả các phương pháp can thiệp vào động lực khác nhau mà ta có thể
áp dụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình thay đổi, từ tiền dự định
và chuẩn bị tới hành động và duy trì, đồng thời giới thiệu cho độc giả các
nghiên cứu, kết quả, công cụ và công cụ đánh giá liên quan tới việc nâng
cao động lực.
Mục đích căn bản của cuốn TIP này là đưa nghiên cứu đến với thực tế
bằng cách cung cấp các ứng dụng rõ ràng về phương pháp tạo động lực
trong thực tế lâm sàng và các chương trình điều trị. Cuốn sách cũng
hướng tới việc chuyển nhận thức về động lực thay đổi của bệnh nhân sang
cách nhìn giúp y bác sĩ điều trị nâng cao động lực. Các phương pháp này
đặc biệt có hiệu quả với các nhóm người nhất định (như người phạm tội
bị tòa cưỡng chế) có động lực thay đổi thấp.
Dù có nhiều chứng cứ ủng hộ hiệu quả của các phương pháp can thiệp
tập trung vào động lực nhưng ở Mỹ, nó chỉ được ứng dụng chủ yếu trong
nghiên cứu. Khó khăn khi thực hiện các phương pháp này xuất phát từ tư
tưởng, vì động lực thấp, sự từ chối và chống đối thường được coi là đặc
điểm của những người bị chuẩn đoán rối loạn lạm dụng chất gây nghiện.
Tuy nhiên, sự tập trung vào nhận thức-hành vi của các phương pháp tạo
động lực yêu cầu cách nhìn nhận khác đối với bản chất của vấn đề và các
điều kiện tiên quyết để thay đổi. Phương pháp này đòi hỏi trách nhiệm lớn
hơn ở bác sĩ. Giờ đây, công việc của họ sẽ bao gồm thêm việc tạo động
xviii Tóm tắt sơ lược và khuyến nghị
lực. Thay vì bỏ qua các bệnh nhân khó điều trị
vì họ thiếu động lực, các bác sĩ sẽ được trang bị
các kỹ năng để nâng cao động lực và thiết lập
mối quan hệ với bệnh nhân.
Ủy ban Đồng thuận khuyến nghị rằng chuyên
gia điều trị lạm dụng chất gây nghiện nên nhìn
nhận động lực theo quan điểm mới này. Động
lực thay đổi là yếu tố cốt lõi để điều trị lạm
dụng chất gây nghiện. Kết quả của nghiên cứu
theo chiều dọc cho thấy mức độ động lực của cá
nhân là nhân tố dự đoán chính xác xem cá nhân
đó có thay đổi việc sử dụng chất gây nghiện
hay vẫn duy trì nguyên trạng. Các phương pháp
nâng cao động lực thường khiến bệnh nhân
tích cực tham gia điều trị và mang lại các kết
quả điều trị khả quan như giảm liều, tỷ lệ cai
nghiện cao hơn, đánh giá về mặt xã hội tốt hơn
và khuyến nghị điều trị thành công. Ngoài ra,
có suy nghĩ tích cực về việc thay đổi và cam kết
thay đổi cũng mang lại kết quả điều trị tích cực.
Điều này không phải là mới. Tuy nhiên, tới gần
đây, động lực vẫn được coi là đặc điểm tĩnh mà
bệnh nhân có hoặc không có. Theo cách nhìn
nhận này, bác sĩ có rất ít cơ hội tác động tới
động lực của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không
có động lực thay đổi thì đó là vấn đề của bệnh
nhân chứ không phải của bác sĩ.
Tuy nhiên, các mô hình thay đổi gần đây nhận
ra rằng chính thay đổi cũng chịu sự ảnh hưởng
của các biến số về sinh học, tâm lý, xã hội và
tinh thần. Khả năng thay đổi ở mỗi cá nhân đều
bị các biến số này tác động. Ngoài ra, các mô
hình này cũng ghi nhận rằng mặc dù bệnh nhân
là người quyết định thay đổi chủ yếu, nhưng
các bác sĩ cũng có trách nhiệm thông qua việc
phát triển “mối quan hệ cộng tác trị liệu.”
Chương 1 của cuốn TIP này giới thiệu khái
quát sự phát triển của các khái niệm về động
lực và thay đổi trong những năm gần đây, đồng
thời mô tả mô hình “các giai đoạn thay đổi”
do Prochaska và DiClemente phát triển, đây
cũng là cơ sở cho cuốn TIP này. Chương 2 giới
thiệu các phương pháp can thiệp để nâng cao
động lực cho bệnh nhân, nhấn mạnh các nhân
tố hiệu quả và liên hệ chúng với mô hình về
các giai đoạn thay đổi. Trò chuyện tạo động
lực do Miller và Rollnick phát triển là một
phương pháp trị liệu dùng để tương tác với
các bệnh nhân sử dụng chất gây nghiện, giúp
họ giải quyết các vấn đề liên quan tới sự mâu
thuẫn trong tư tưởng như được thảo luận trong
chương 3.
Chương 4 tới chương 7 giới thiệu năm giai đoạn
thay đổi và cung cấp hướng dẫn cho các bác sĩ
để điều chỉnh phương pháp điều trị theo từng
giai đoạn sẵn sàng thay đổi của bệnh nhân.
Chương 8 sẽ tóm tắt các công cụ và phương tiện
được sử dụng để đánh giá các thành phần thay
đổi. Còn chương 9 mang đến ví dụ về cách kết
hợp các phương pháp tạo động lực vào chương
trình điều trị hiện tại. Vì các phương pháp can
thiệp vào động lực là lĩnh vực khá mới nên còn
nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời. Chương 10
sẽ chỉ ra phương hướng cho việc nghiên cứu
sau này.
Để tránh cách giải thích ngây ngô và thành
kiến, cuốn TIP này sẽ thay đổi giữa “anh ấy” và
“cô ấy” trong các ví dụ chung.
Trong toàn bộ cuốn TIP này, thuật ngữ “lạm
dụng chất gây nghiện” chỉ cả rối loạn lạm
dụng chất gây nghiện và rối loạn phụ thuộc
chất gây nghiện (như định nghĩa của Sách
hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn
tâm thần, ấn bản lần thứ 4, bản chỉnh sửa
nội dung [DSM-IV-TR] [Hội Tâm thần Hoa
Kỳ 2000]). Vì thuật ngữ “lạm dụng chất gây
nghiện” thường được các chuyên gia điều trị
lạm dụng chất gây nghiện sử dụng để chỉ việc
sử dụng quá mức bất kể loại chất gây nghiện
nào, nên bắt đầu từ cuốn TIP này, thuật ngữ
này sẽ được sử dụng để chỉ cả việc rối loạn
phụ thuộc chất gây nghiện và rối loạn lạm
dụng chất gây nghiện. Độc giả nên bám sát
bối cảnh mà thuật ngữ xuất hiện để xác định
phạm vi các nghĩa có thể áp dụng; tuy nhiên,
trong hầu hết trường hợp, thuật ngữ này chỉ
tất cả các rối loạn sử dụng chất gây nghiện
được liệt kê ra trong DSM-IV.
xixTóm tắt sơ lược và khuyến nghị
Tóm tắt các lời
khuyến nghị
Khuyến nghị của Ủy ban Đồng thuận, như tóm
tắt bên dưới, dựa trên cả nghiên cứu và kinh
nghiệm lâm sàng. Các khuyến nghị có chứng
cứ khoa học được sử dụng (1); các khuyến nghị
dựa trên lâm sàng được đánh dấu (2). Phần
tham khảo về các khuyến nghị có chứng cứ
khoa học được trích ở phần thân của văn bản
này cùng với các hướng dẫn chi tiết.
Định nghĩa động lực
15 năm qua, ta đã tiến hành nhiều nghiên cứu
thực tế, tập trung vào việc nâng cao động lực
cho các bệnh nhân sử dụng chất gây nghiện để
bắt đầu và tiếp tục điều trị lạm dụng chất gây
nghiện. Một loạt phương pháp tạo động lực đã
được phát triển để khơi mở và nâng cao động
lực thay đổi của bệnh nhân. Những phương
pháp đó dựa trên các giả định dưới đây về bản
chất của động lực:
• Động lực là chìa khóa để thay đổi. (2)
• Động lực rất đa chiều. (2)
• Động lực là thể động và có thay đổi. (2)
• Động lực có tính tương tác. (2)
• Động lực có thể điều chỉnh. (2)
• Phong cách của bác sĩ ảnh hưởng tới động
lực của bệnh nhân. (2)
Để thống nhất các giả định về động lực trong
khi vẫn khuyến khích bệnh nhân thay đổi hành
vi sử dụng chất gây nghiện, các bác sĩ có thể sử
dụng các chiến lược sau:
• Tập trung vào điểm mạnh thay vì điểm yếu
của bệnh nhân. (2)
• Tôn trọng tự do và quyết định của bệnh
nhân. (2)
• Điều trị theo nhu cầu cá nhân và tập trung
vào bệnh nhân. (1)
• Không gán cho bệnh nhân các biệt danh như
“nghiện” hoặc “nghiện rượu.” (2)
• Phát triển mối quan hệ cộng tác trị liệu. (2)
• Thấu cảm chứ không lạm dụng quyền hạn.
(1)
• Tập trung can thiệp sớm. Đưa các phương
pháp tạo động lực vào các điều kiện mới. (2)
• Bớt tập trung điều trị chuyên sâu. (1)
• Hiểu rằng các rối loạn lạm dụng chất gây
nghiện tồn tại liên tục. (2)
• Hiểu rằng nhiều bệnh nhân có hơn một
chứng rối loạn sử dụng chất gây nghiện. (1)
• Hiểu rằng một số bệnh nhân có thể có các
chứng rối loạn tồn tại đồng thời khác và
chúng làm ảnh hưởng tới mọi giai đoạn của
quá trình thay đổi (1)
• Chấp nhận mục đích điều trị mới, trong đó
liên quan tới các bước chuyển tiếp, gia tăng
và thậm chí cả các bước tạm thời để hướng
tới mục tiêu cuối cùng. (2)
• Kết hợp điều trị lạm dụng chất gây nghiện
với các phương pháp rèn luyện khác. (2)
Các phương pháp tạo động lực dựa trên các ý
kiến này. Chúng hướng tới việc chuyển quyền
kiểm soát từ bác sĩ sang bệnh nhân, đồng thời
nhấn mạnh việc điều trị cho bệnh nhân như cá
nhân. Chúng cũng nhìn nhận việc điều trị lạm
dụng chất gây nghiện như một chu kỳ thay vì
một quá trình thẳng và việc tái sử dụng không
nhất thiết báo hiệu thất bại.
Mô hình xuyên lý thuyết về
thay đổi
Nghiên cứu thực tế tập trung vào các yếu tố
quyết định và cơ chế tạo nên sự thay đổi ở cá
nhân. Các nhà lý luận đã phát triển nhiều mô
hình khác nhau về sự thay đổi hành vi. Trong
đó, một mô hình cho rằng kết quả bên ngoài
là yếu tố chủ yếu khiến cá nhân thay đổi. Một
mô hình khác coi động lực bên trong là nguyên
nhân gây ra các rối loạn lạm dụng chất gây
nghiện. Còn những mô hình khác cho rằng ta
nên coi động lực là sự sẵn sàng liên tục thay vì
một khái niệm gồm nhiều giai đoạn thay đổi
riêng rẽ.
Mô hình các-giai-đoạn-thay-đổi xuyên lý
xx Tóm tắt sơ lược và khuyến nghị
thuyết, được mô tả trong chương 1, bắt nguồn
từ việc nghiên cứu 18 giả thiết tâm lý và hành
vi về cách tạo ra thay đổi, bao gồm các yếu
tố tạo nên khuôn khổ tâm sinh lý để hiểu về
nghiện. Mô hình thay đổi đó là nền tảng cho
cuốn TIP này. Năm giai đoạn thay đổi là tiền
dự định, dự định, chuẩn bị, hành động và duy
trì. Các giai đoạn này có thể được định nghĩa là
một chu kỳ mà bệnh nhân tiến lên hoặc lùi lại
một giai đoạn. Chu trình này không được coi là
một đường thẳng mà bệnh nhân vào ở một giai
đoạn rồi sau đó chuyển thẳng sang giai đoạn
tiếp theo. Đóng khung việc điều trị của bệnh
nhân trong các giai đoạn thay đổi sẽ giúp bác
sĩ hiểu rõ hơn sự tiến bộ của bệnh nhân trong
quá trình điều trị.
Mô hình này cũng lưu ý rằng với hầu hết những
người có vấn đề về lạm dụng chất gây nghiện,
việc tái sử dụng chất gây nghiện là một quy luật,
không phải ngoại lệ. Sau khi tái sử dụng chất
gây nghiện, bệnh nhân thường trở lại giai đoạn
thay đổi ban đầu, không phải lúc nào cũng là
giai đoạn duy trì hay hành động mà nhiều lúc
trở lại giai đoạn dự định. Trong mô hình này,
việc tái sử dụng chất gây nghiện không đồng
nghĩa với thất bại hay bệnh nhân từ chối cam
kết thay đổi. Vì thế, nó không được coi là một
giai đoạn mà là một sự kiện có thể xảy ra bất
cứ lúc nào trong quy trình điều trị. Dựa trên
nghiên cứu và kinh nghiệm lâm sàng, Ủy ban
Đồng thuận coi mô hình xuyên lý thuyết này
là mô hình thay đổi hữu ích (1, 2); tuy nhiên,
ta cần lưu ý rằng mô hình này chủ yếu được sử
dụng dựa trên các khái niệm và hiện nay chưa
có công nghệ nào giúp xác định rõ ràng giai
đoạn sẵn sàng thay đổi của cá nhân.
Can thiệp vào động lực
Can thiệp vào động lực là bất cứ chiến lược lâm
sàng nào nhằm nâng cao động lực thay đổi của
bệnh nhân, bao gồm việc tư vấn, đánh giá bệnh
nhân, điều trị nhiều bước hoặc can thiệp ngắn
30 phút. Để hiểu rõ hơn điều gì thúc đẩy con
người giảm bớt hoặc loại bỏ việc sử dụng chất
gây nghiện, điều tra viên đã tìm hiểu các thành
phần cốt lõi – những nhân tố quan trọng và phổ
biến nhất tạo nên sự thay đổi tích cực – của việc
can thiệp hiệu quả. Trong các phương pháp tạo
động lực mới đây, Ủy ban Đồng thuận coi các
nhân tố bên dưới là quan trọng:
• Phương pháp FRAMES (1)
• Tập cân bằng cán cân ra quyết định (1)
• Phát triển sự khác biệt (1)
• Đặt tiến độ linh hoạt (2)
• Trực tiếp gặp gỡ bệnh nhân thiếu nhiệt tình
trong điều trị (1)
Phương pháp FRAMES gồm các thành phần
dưới đây:
• Phản hồi (Feedback) liên quan tới rủi ro
hoặc sự sa sút của mỗi cá nhân sẽ được gửi
cho họ sau khi đánh giá đặc điểm sử dụng
chất gây nghiện và các vấn đề có liên quan.
Phản hồi này thường so sánh điểm số hoặc
thứ hạng của bệnh nhân trong các bài kiểm
tra tiêu chuẩn với dữ liệu quy chuẩn từ cộng
đồng hoặc các nhóm điều trị nhất định.
• Trách nhiệm (Responsibility) thay đổi được
đặt ra rõ ràng và trung thực với các cá nhân.
Bệnh nhân có quyền lựa chọn tiếp tục hành
vi sử dụng chất gây nghiện hoặc thay đổi nó.
• Lời khuyên (Advice) thay đổi – giảm hoặc
ngừng – sử dụng chất gây nghiện sẽ được bác
sĩ trao đổi với bệnh nhân một cách rõ ràng và
không phán xét. Tốt hơn là bác sĩ nên gợi ý
thay vì yêu cầu. Hỏi ý kiến bệnh nhân trước
khi đưa ra lời khuyên cũng khiến bệnh nhân dễ
tiếp thu lời khuyên hơn.
• Danh mục (Menu) các phương án thay đổi
và điều trị tự tạo sẽ được đề xuất với các bệnh
nhân.
• Sự thấu cảm (Empathy), nhiệt tình, tôn trọng
và hiểu biết khi tư vấn luôn được nhấn mạnh.
Trong đó, sự thấu cảm thể hiện ở cách lắng
nghe có phản hồi.
• Sự tự tin vào thể hiện bản thân (Self-efficacy)
và lạc quan sẽ khuyến khích sự thay đổi.
Nghiên cứu chỉ ra rằng sự can thiệp để nâng
cao động lực sẽ khuyến khích bệnh nhân trở lại
xxiTóm tắt sơ lược và khuyến nghị
tham gia tư vấn lâm sàng hoặc điều trị sau buổi
hẹn gặp bị bỏ lỡ. Họ cũng tích cực điều trị và
nghe lời hơn.
Nhờ đơn giản và phổ biến mà các khái niệm về
việc can thiệp tạo động lực được ứng dụng rộng
rãi trong nhiều bối cảnh khác nhau, và dễ tiếp
cận các cá nhân với nhiều loại vấn đề và ở nhiều
nền văn hóa. Điều này rất quan trọng vì các
chuyên viên điều trị phải làm việc với các bệnh
nhân khác biệt về nguồn gốc tôn giáo và chủng
tộc, tình trạng kinh tế xã hội, trình độ học vấn,
giới tính, độ tuổi, định hướng tình dục, loại và
mức độ nghiêm trọng của các vấn đề về lạm
dụng chất gây nghiện, thể trạng và sức khỏe
tâm thần. Mặc dù nguyên tắc và cơ chế nâng
cao động lực thay đổi có vẻ dễ áp dụng rộng rãi
nhưng các cá nhân và bối cảnh văn hóa có thể
có nhiều khác biệt quan trọng xét đến cách biểu
hiện động lực thay đổi và tầm quan trọng của
các sự kiện bước ngoặt trong đời. Vì thế, bác
sĩ cần làm quen với nhóm người mà họ muốn
thiết lập mối quan hệ cộng tác điều trị. (2)
Vì các chiến lược tạo động lực đề cao việc bệnh
nhân lên tiếng bày tỏ các mục đích và giá trị
riêng, đồng thời lựa chọn giữa các phương án
thay đổi, bác sĩ nên hiểu và phản ứng không
phán xét trước các biểu hiện về sự khác biệt
văn hóa. Họ cần xác định các nhân tố trong giá
trị cá nhân đại diện cho rào cản đối với thay
đổi. Họ cũng cần tìm hiểu bệnh nhân có các
nguồn tư liệu nào và nên nhạy cảm trước các
vấn đề về sự đói nghèo, tách biệt trong giao
tiếp xã hội hay những mất mát mà họ mới trải
qua khi đưa ra các phương án thay đổi hoặc tìm
kiếm các giá trị cá nhân. Đặc biệt, khả năng
tiếp cận nguồn tài chính và xã hội cũng là một
phần quan trọng trong động lực và quá trình
thay đổi. (2)
Phỏng vấn tạo động lực
Phỏng vấn tạo động lực là một phương pháp trị
liệu giúp bác sĩ làm việc với bệnh nhân và gợi
ra các mâu thuẫn trong tư tưởng của họ. Khi
phỏng vấn tạo động lực, bác sĩ sẽ chỉ dẫn nhưng
bệnh nhân mới là trung tâm, với mục đích rõ
ràng là khơi gợi phát ngôn tạo động lực và thay
đổi hành vi ở bệnh nhân, đồng thời khiến họ
thay đổi suy nghĩ để nâng cao động lực thay đổi
tích cực. Ủy ban Đồng thuận khuyến nghị rằng
ta không nên coi phỏng vấn tạo động lực như
các kỹ thuật hay công cụ mà là cách tương tác
với bệnh nhân. (2) Ủy ban Đồng thuận cũng
tin rằng các nguyên tắc dưới đây sẽ hỗ trợ việc
phỏng vấn tạo động lực:
• Sự mâu thuẫn trong tư tưởng với việc sử dụng
chất gây nghiện và thay đổi là bình thường và
tạo nên khó khăn quan trọng trong động lực
chữa trị.
• Có thể giải quyết sự mâu thuẫn trong tư
tưởng này bằng cách tác động tới các động
lực và giá trị bên trong của bệnh nhân. (2)
• Sự kết hợp giữa bệnh nhân và bác sĩ là mối
quan hệ cộng tác mà trong đó, mỗi người sẽ
mang đến các kiến thức chuyên môn quan
trọng. (2)
• Cách tư vấn vừa thể hiện sự thấu cảm, ủng
hộ vừa có tính chỉ dẫn sẽ tạo điều kiện cho
sự thay đổi. (Việc tranh luận trực tiếp và
đối chất quyết liệt sẽ khiến bệnh nhân càng
phòng vệ và làm giảm khả năng thay đổi.)
(2)
Phỏng vấn tạo động lực tạo điều kiện tìm hiểu
các mâu thuẫn về động lực trong giai đoạn cụ
thể, điều này có thể kìm hãm các bước tiến kế
tiếp. (1) Tuy nhiên, mỗi khó khăn cũng đem lại
cơ hội để sử dụng phương pháp tạo động lực
như một cách giúp bệnh nhân nhận ra và giải
quyết các quan điểm đối lập.
Ủy ban Đồng thuận nhận ra rằng buổi phỏng
vấn tạo động lực thành công cần phải:
• Thể hiện sự thấu cảm thông qua việc lắng
nghe có phản hồi. (1)
• Thể hiện sự tôn trọng và nhìn nhận bệnh nhân
cùng các cảm giác của họ. (2)
• Thiết lập mối quan hệ cộng tác, không phán
xét. (2)
• Là nhà tư vấn hiểu biết và biết thấu cảm. (2)
• Khen ngợi thay vì bôi nhọ. (2)
• Lắng nghe thay vì nói. (2)
xxii Tóm tắt sơ lược và khuyến nghị
• Nhẹ nhàng thuyết phục với sự thấu hiểu rằng
thay đổi là do bệnh nhân. (2)
• Hỗ trợ thông qua quá trình hồi phục. (2)
• Khiến bệnh nhân thay đổi suy nghĩ về mục
tiêu hoặc giá trị và hành vi hiện tại, qua đó
giúp họ nhận ra sự khác nhau giữa vị trí hiện
tại của họ và vị trí mà họ mong muốn. (2)
• Tránh tranh luận và chất vấn trực tiếp, điều
này có thể dẫn tới sự tranh giành quyền
lực. (2)
• Điều chỉnh thay vì đối đầu với sự chống đối
của bệnh nhân. (2)
• Ủng hộ khả năng tự lo và sự lạc quan: tức là
tập trung vào điểm mạnh của bệnh nhân để
tạo hi vọng và sự lạc quan cần thiết cho thay
đổi. (2)
Những bác sĩ ưu ái phương pháp phỏng vấn tạo
động lực đã nhận ra rằng 5 chiến lược dưới đây
đặc biệt hữu dụng trong các giai đoạn điều trị
ban đầu:
1. Đặt ra các câu hỏi mở. Câu hỏi mở là câu
hỏi mà ta không thể trả lời bằng một từ hoặc
cụm từ. Ví dụ, thay vì hỏi: “Anh có thích
uống rượu không?,” hãy hỏi: “Anh thích gì
khi uống rượu?” (2)
2. Lắng nghe có phản hồi. Thể hiện là bạn đã
lắng nghe và hiểu bệnh nhân bằng cách phản
hồi trước những điều họ nói. (2)
3. Tóm tắt. Nên thường xuyên tóm tắt những
điều đã nói trong buổi tư vấn, việc này rất
hữu ích. (2)
4. Ủng hộ và khen ngợi các điểm mạnh, động
lực, dự định và tiến bộ của bệnh nhân. (2)
5. Khơi gợi phát ngôn tạo động lực. Để bệnh
nhân nói ra các mối quan tâm và dự định của
họ thay vì cố thuyết phục bệnh nhân rằng thay
đổi là cần thiết. (2)
Lập ra các phương pháp can
thiệp vào động lực cho các giai
đoạn thay đổi
Mỗi cá nhân cần và sử dụng các cách giúp đỡ
khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn sẵn sàng
thay đổi hiện tại của họ và họ đang chuyển tới
giai đoạn nào. (2) Những bệnh nhân ở giai
đoạn sẵn sàng thay đổi ban đầu cần và sử dụng
các cách hỗ trợ động lực khác so với các bệnh
nhân ở giai đoạn sau trong chu kỳ thay đổi.
Để xem xét thay đổi, bệnh nhân ở giai đoạn tiền
dự định phải được nâng cao ý thức. (2) Để giải
quyết mâu thuẫn trong tư tưởng, bệnh nhân
trong giai đoạn dự định cần sự giúp đỡ để lựa
chọn thay đổi tích cực so với tình hình hiện tại.
(2) Bệnh nhân ở giai đoạn chuẩn bị cần giúp đỡ
để xác định chiến lược thay đổi tiềm năng và lựa
chọn chiến lược phù hợp nhất với hoàn cảnh
của họ. Bệnh nhân ở giai đoạn hành động (giai
đoạn diễn ra hầu hết việc điều trị chính thống)
cần sự giúp đỡ để tiến hành và tuân theo các
chiến lược thay đổi. Trong giai đoạn duy trì,
bệnh nhân cần phát triển kỹ năng mới để duy
trì sự phục hồi và lối sống lành mạnh. Ngoài ra,
nếu bệnh nhân tái sử dụng chất gây nghiện, họ
cần giúp đỡ để phục hồi càng nhanh càng tốt và
trở lại quá trình thay đổi.
Từ tiền dự định tới dự định
Theo mô hình các-giai-đoạn-thay-đổi, các cá
nhân trong giai đoạn tiền dự địnhkhông lo lắng
về việc sử dụng chất gây nghiện hoặc không
nghĩ tới việc thay đổi hành vi. Người sử dụng
chất gây nghiện có thể ở giai đoạn tiền dự định
hoặc dự định ban đầu trong nhiều năm, và họ
hiếm khi hoặc không bao giờ nghĩ tới việc thay
đổi. Thông thường, ta sẽ thấy hành vi của người
sử dụng chất gây nghiện là có vấn đề. Chương 4
thảo luận các kỹ thuật đã được chứng minh và
các chiến thuật nhẹ nhàng mà bác sĩ có thể sử
dụng để nêu chủ đề lạm dụng chất gây nghiện
với những người chưa nghĩ tới việc thay đổi.
Sử dụng những kỹ thuật này sẽ (1) khiến bệnh
nhân nghi ngờ quan niệm phổ biến rằng việc
lạm dụng chất gây nghiện là “vô hại” và (2)
khiến bệnh nhân tin rằng việc lạm dụng chất
gây nghiện đang hoặc sẽ đem lại kết quả tiêu
cực trong tương lai. Chương này gợi ý các bác
sĩ thực hiện những việc sau:
• Khen ngợi bệnh nhân vì đã điều trị lạm dụng
chất gây nghiện. (2)
xxiiiTóm tắt sơ lược và khuyến nghị
• Thiết lập mối quan hệ, xin phép đề cập tới
chủ đề thay đổi và xây dựng lòng tin. (2)
• Suy luận, lắng nghe và nhìn nhận các khía
cạnh trong việc sử dụng chất gây nhiện mà
bệnh nhân thích. (2)
• Khơi gợi sự nghi hoặc hoặc quan tâm của
bệnh nhân về việc sử dụng chất gây nghiện.
(2)
• Tìm hiểu ý nghĩa của các sự kiện khiến bệnh
nhân tham gia điều trị hoặc kết quả của lần
điều trị trước. (2)
• Tìm hiểu nhận thức của bệnh nhân về vấn
đề. (2)
• Nêu thông tin thực tế về các rủi ro của việc
sử dụng chất gây nghiện. (2)
• Cung cấp phản hồi có tính cá nhân về các kết
quả đánh giá. (2)
• Giúp những người quan trọng khác can
thiệp. (2)
• Tìm hiểu sự khác nhau giữa quan niệm của
bệnh nhân và người khác về hành vi có vấn
đề. (2)
• Bày tỏ sự quan tâm và mong muốn giúp đỡ.
(2)
Quá trình đánh giá và phản hồi là một phần
quan trọng trong chiến lược tạo động lực vì nó
giúp bệnh nhân hiểu rõ mối tương quan giữa
việc sử dụng chất gây nghiện của họ với các
quan niệm thông thường, các rủi ro cụ thể của
việc sử dụng chất gây nghiện và những thiệt hại
mà họ đang hoặc sẽ gặp nếu không thay đổi.
Việc cung cấp cho bệnh nhân kết quả có tính
cá nhân từ đánh giá trên diện rộng và khách
quan, nhất là khi các kết quả được truyền tải
và so sánh kỹ lưỡng với các quan niệm thông
thường hoặc giá trị mong muốn, không chỉ cho
họ thêm thông tin mà còn khuyến khích họ. (1)
Việc cung cấp phản hồi mang tính cá nhân cho
bệnh nhân về các rủi ro liên quan tới việc sử
dụng một chất gây nghiện cụ thể của họ, nhất
là theo các nhóm văn hóa và giới tính, là cách
hiệu quả để họ thay đổi suy nghĩ nhằm thúc đẩy
thay đổi.
Can thiệp qua những người quan trọng
khác
Các nghiên cứu lớn chỉ ra rằng sự tham gia
của các thành viên trong gia đình hoặc những
người quan trọng khác (SO) có thể thúc đẩy
người đang sử dụng chất gây nghiện xem xét
thay đổi, bước vào điều trị, tham gia và duy trì
quá trình điều trị và bình phục. (1) Mời SO
tham gia các giai đoạn thay đổi ban đầu có thể
nâng cao đáng kể quyết tâm thay đổi của bệnh
nhân khi ta chỉ ra việc sử dụng chất gây nghiện
của bệnh nhân theo những cách dưới đây:
• Cung cấp cho bệnh nhân những phản hồi
mang tính xây dựng về các mất mát và lợi ích
liên quan tới việc sử dụng chất gây nghiện
(2)
• Khuyến khích bệnh nhân thay đổi hành vi
tiêu cực (2)
• Xác định các khó khăn cụ thể về mặt tình cảm
của bệnh nhân khi thay đổi (2)
• Nói cho bệnh nhân về các nguồn hỗ trợ từ cá
nhân và xã hội giúp mang lại lối sống không
có chất gây nghiện (2)
• Thuyết phục bệnh nhân sử dụng những
nguồn hỗ trợ này để thay đổi hành vi sử dụng
chất gây nghiện (2)
Bác sĩ có thể gặp gỡ SO bằng cách yêu cầu
bệnh nhân mời SO tới buổi điều trị. Hãy giải
thích rằng SO không phải giám sát việc sử
dụng chất gây nghiện của bệnh nhân nhưng
vẫn có thể đóng vai trò quan trọng bằng cách
hỗ trợ tinh thần, xác định những vấn đề có
thể ảnh hưởng tới mục tiêu điều trị và cùng
bệnh nhân tham gia các hoạt động không liên
quan tới việc sử dụng chất gây nghiện. Để SO
có thêm niềm tin vào khả năng giúp đỡ bệnh
nhân, bác sĩ có thể sử dụng các chiến lược
sau:
• Mô tả tích cực các bước mà SO đã sử dụng
thành công (hãy định nghĩa “thành công”
một cách hào phóng). (2)
• Củng cố những lời nhận xét tích cực của SO
về nỗ lực thay đổi hiện tại của bệnh nhân. (2)
xxiv Tóm tắt sơ lược và khuyến nghị
• Thảo luận về những lợi ích mà bệnh nhân có
được trong tương lai khi SO tạo điều kiện để
họ thay đổi.
Bác sĩ nên cẩn thận khi để SO tham gia vào
việc tư vấn tạo động lực. Dù mối quan hệ chặt
chẽ giữa SO và bệnh nhân rất cần thiết nhưng
như thế vẫn chưa đủ. SO phải ủng hộ lối sống
không dùng chất gây nghiện của bệnh nhân và
bệnh nhân phải đánh giá cao sự ủng hộ này. (1)
SO từng gặp khó khăn hoặc có vấn đề về tình
cảm bắt nguồn từ việc sử dụng chất gây nghiện
của bệnh nhân không phải là ứng cử viên phù
hợp. (1) Những vấn đề này có thể khiến SO
không tham gia xây dựng trong các buổi tư vấn.
Tốt hơn là nên chờ tới khi các vấn đề này nguôi
đi trước khi cho SO tham gia vào việc điều trị
của bệnh nhân. (1)
Nhìn chung, SO có thể đóng vai trò quan trọng
trong việc tác động tới thiện chí thay đổi của
bệnh nhân nhưng ta vẫn cần nhắc nhở bệnh
nhân rằng trách nhiệm thay đổi hành vi sử
dụng chất gây nghiện là của họ. (2)
Can thiệp tạo động lực đối với các bệnh
nhân bị ép buộc
Ngày càng nhiều bệnh nhân bị ông chủ, chương
trình hỗ trợ nhân viên, hệ thống tòa án hoặc
nhân viên phụ trách theo dõi và giáo dục phạm
nhân xin tạm tha bắt ép tiến hành điều trị.
Những người khác buộc phải tham gia điều trị
do áp lực của pháp luật. Thử thách của bác sĩ là
đưa các bệnh nhân bị ép buộc vào quá trình điều
trị. Họ không thể duy trì việc điều trị ổn định
nếu chỉ dựa vào các áp lực bên ngoài (như pháp
luật); động lực và sự tận tâm phải xuất phát từ
áp lực bên trong. Nếu bạn can thiệp phù hợp với
giai đoạn của họ, các bệnh nhân bị ép buộc sẽ
tham gia tích cực vào quá trình thay đổi và có
cơ hội xem xét hậu quả của việc sử dụng chất
gây nghiện và khả năng thay đổi, dù cơ hội đó
không do họ tự nguyện lựa chọn. (2)
Từ dự định đến chuẩn bị
Ta nên xem xét các động lực bên trong và bên
ngoài khi muốn nâng cao quyết tâm thay đổi
của bệnh nhân và đưa họ tới gần hành động
hơn. Ta có thể tìm hiểu những động lực này để
nâng cao việc ra quyết định và theo đó là quyết
tâm của bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân qua giai
đoạn dự định nhận ra rằng thứ đang thúc đẩy
họ thay đổi hoặc tham gia điều trị chỉ có động
lực bên ngoài. Hãy giúp bệnh nhân khám phá
các động lực bên trong; thông thường, nó mới
chính là yếu tố thúc đẩy họ chuyển từ dự định
thay đổi sang hành động. (2) Bên cạnh việc
phỏng vấn tạo động lực thông thường (như
lắng nghe có phản hồi, đặt câu hỏi mở), bác sĩ
có thể khuyến khích quá trình thay đổi động lực
bên ngoài sang động lực bên trong bằng cách
thực hiện những điều sau:
• Thể hiện sự tò mò với bệnh nhân. Vì mong
muốn thay đổi của bệnh nhân hiếm khi giới
hạn ở việc sử dụng chất gây nghiện, anh ấy
có thể thấy dễ dàng hơn khi thảo luận về việc
thay đổi các hành vi khác. Cách này sẽ giúp
củng cố mối quan hệ cộng tác điều trị. (2)
• Đề cập lại phát biểu tiêu cực của bệnh nhân
về sự bắt buộc điều trị bằng cách diễn đạt lại
chúng theo hướng tích cực. (2)
Bác sĩ có thể sử dụng các chiến lược cân bằng
cán cân ra quyết định để giúp bệnh nhân suy
nghĩ thấu đáo về mặt tích cực và tiêu cực của
việc sử dụng chất gây nghiện. (1) Dĩ nhiên,
mục đích cao nhất là giúp bệnh nhân nhận
ra và cân nhắc mặt tiêu cực của việc sử dụng
thuốc nhằm nghiêng họ về hành vi có lợi. Các
kỹ thuật được sử dụng khi cân bằng cán cân ra
quyết định bao gồm:
• Tóm tắt các mối quan tâm của bệnh nhân.
(2)
• Nêu cụ thể các ưu điểm và nhược điểm của
hành vi sử dụng chất gây nghiện. (1)
• Nêu lại phản hồi từ các đánh giá trước đây.
(1)
• Tìm hiểu hiểu biết của bệnh nhân về sự thay
đổi và mong muốn chữa trị. (1)
• Nêu lại các giá trị của bệnh nhân khi thay
đổi. (2)
Qua quá trình này, hãy nhấn mạnh lựa chọn cá
nhân và trách nhiệm thay đổi của bệnh nhân.
xxvTóm tắt sơ lược và khuyến nghị
Nhiệm vụ của bác sĩ là giúp bệnh nhân đưa ra
lựa chọn có lợi nhất cho họ. Bác sĩ có thể đạt
được điều này khi tìm và đặt ra các mục tiêu.
Đặt mục tiêu là một phần của các hoạt động
khám phá và hình dung trong giai đoạn đầu và
giữa chuẩn bị. Quá trình trò chuyện và đặt mục
tiêu cũng củng cố quyết tâm thay đổi của bệnh
nhân. (1)
Trong giai đoạn chuẩn bị, nhiệm vụ của bác sĩ
mở rộng từ sử dụng các chiến lược tạo động lực
tới nâng cao thiện chí – mục tiêu của giai đoạn
tiền dự định và dự định – để sử dụng các chiến
lược này củng cố quyết tâm của bệnh nhân và
giúp họ đưa ra quyết định thay đổi chắc chắn.
Ở giai đoạn này, giúp bệnh nhân thể hiện bản
thân là rất quan trọng. (2) Thể hiện bản thân
không phải là thước đo toàn cầu như lòng tự
tôn mà tùy theo hành vi cụ thể. Trong trường
hợp này, chính sự lạc quan của bệnh nhân sẽ
giúp họ hành động để thay đổi hành vi sử dụng
chất gây nghiện.
Từ chuẩn bị đến hành động
Khi bệnh nhân qua giai đoạn chuẩn bị, bác sĩ
nên chú ý các dấu hệu cho thấy họ đã sẵn sàng
chuyển sang hành động vì chỉ có một thời gian
hạn chế để bắt đầu thay đổi. (2) Bệnh nhân
sẽ thấy rất khó khăn khi nhận ra những mâu
thuẫn quan trọng trong cuộc đời; ta không
nên để tình trạng này kéo dài lâu; nếu không
bắt đầu thay đổi, có thể họ sẽ lại phòng vệ như
đánh giá thấp hoặc từ chối việc giảm bớt khó
khăn này. (2) Dưới đây là những dấu hiệu cho
thấy bệnh nhân đã sẵn sàng thay đổi:
• Sự chống đối của bệnh nhân (như việc tranh
cãi, phản đối) giảm đi. (2)
• Bệnh nhân ít hỏi về vấn đề hơn. (2)
• Bệnh nhân thể hiện sự quyết tâm và có thể
trở nên thư thái, bình tĩnh, thoải mái, nhẹ
nhàng hoặc yên ổn hơn. (2)
• Bệnh nhân có những câu nói trực tiếp thể
hiện quyết tâm, thiện chí thay đổi và sự lạc
quan. (2)
• Bệnh nhân hỏi nhiều hơn về quá trình thay
đổi. (2)
• Bệnh nhân bắt đầu nói chuyện về cuộc sống
sau khi thay đổi. (2)
• Bệnh nhân bắt đầu thay đổi như tới các buổi
họp của hội cai nghiện rượu hoặc dừng sử
dụng chất gây nghiện trong vài ngày. (2)
Tuy nhiên, những lời nói thể hiện sự nhiệt tình
thay đổi chưa chắc đã là dấu hiệu của sự quyết
tâm và kiên trì. Đôi khi, những bệnh nhân thể
hiện thiện chí sôi nổi nhất chỉ là do họ đang
cố thuyết phục bản thân và bác sĩ về quyết tâm
của mình.
Khi làm việc với các bệnh nhân ở giai đoạn
chuẩn bị, bác sĩ nên cố gắng:
• Làm rõ mục đích và chiến lược thay đổi riêng
của bệnh nhân. (2)
• Thảo luận các phương án điều trị khác nhau
và các nguồn lực trong cộng đồng phù hợp
với các nhu cầu của bệnh nhân. (2)
• Cung cấp kiến thức chuyên môn và lời
khuyên khi được cho phép. (2)
• Đàm phán kế hoạch thay-đổi-hoặc-điều-trị
và cam kết hành vi (2); cần lưu ý:
o Mức độ và những sự giúp đỡ cần thiết
o Khung thời gian
o Sự hỗ trợ hiện có của xã hội, xác định ai,
ở đâu và khi nào
o Kết quả của những mục tiêu hoặc bước
nhỏ cần thiết để kế hoạch thành công
o Các vấn đề như luật pháp, tài chính hoặc
y tế
• Cân nhắc và giảm bớt các rào cản về việc
thay đổi bằng cách dự đoán các vấn đề có thể
có về gia đình, sức khỏe, hệ thống và các vấn
đề khác. (2)
• Giúp bệnh nhân liệt kê các sự hỗ trợ của xã
hội (như các nhóm cố vấn, nhà thờ, trung
tâm cải huấn). (2)
• Tìm hiểu các kỳ vọng đối với việc chữa trị và
vai trò của bệnh nhân. (2)
xxvi Tóm tắt sơ lược và khuyến nghị
• Để bệnh nhân công khai bệnh nhân kế hoạch
thay đổi của họ cho những người thân quan
trọng khác. (2)
Từ hành động đến duy trì
Tư vấn tạo động lực là phương pháp được sử
dụng thường xuyên nhất với các bệnh nhân
trong giai đoạn từ tiền dự định tới chuẩn bị, khi
họ dần thay đổi hành vi ban đầu. Một số bệnh
nhân và bác sĩ tin rằng việc điều trị lạm dụng
chất gây nghiện định hướng hành động chính
thống là lĩnh vực khác và các chiến lược tạo
động lực không còn cần thiết. Điều này không
đúng vì hai lý do. Trước tiên, bệnh nhân vẫn
cần sự hỗ trợ và khuyến khích lớn để duy trì
chương trình hoặc khóa điều trị đã chọn. Ngay
cả sau khi điều trị xong, họ vẫn cần sự hỗ trợ
và khuyến khích để duy trì những thành quả đã
đã đạt được và biết cách xử lý các vấn đề phát
sinh nhằm tránh quay lại hành vi có vấn đề. (2)
Thứ hai, nhiều bệnh nhân vẫn có những mâu
thuẫn trong tư tưởng ở giai đoạn hành động
hoặc dao động giữa mức độ xem xét nào đó, với
mâu thuẫn có liên quan, và việc tiếp tục hành
động. (2) Ngoài ra, khi hành động, bệnh nhân
phải đối mặt với thực tế là ngừng hoặc giảm sử
dụng chất gây nghiện. Điều này khó khăn hơn
việc chỉ cân nhắc hành động. Các giai đoạn hồi
phục đầu tiên chỉ cần họ suy nghĩ về việc thay
đổi nhưng suy nghĩ không khó bằng thực hiện.
Sự liên quan hoặc tham gia của bệnh nhân
trong quá trình điều trị có thể tăng khi bác sĩ:
• Phát triển mối quan hệ và ủng hộ đối với
bệnh nhân. (2)
• Đặt bệnh nhân vào vai trò của họ trong quá
trình điều trị. (2)
• Tìm hiểu kì vọng của bệnh nhân khi điều trị
và xác định những điều mâu thuẫn. (2)
• Chuẩn bị cho bệnh nhân để họ biết là có thể
có những lúc xấu hổ, ngượng ngịu và không
thoải mái nhưng chúng là điều bình thường
ở quá trình phục hồi. (2)
• Điều tra và giải quyết các rào cản cho quá
trình điều trị. (2)
• Khiến động lực bên trong và bên ngoài ngày
càng hài hòa. (2)
• Tìm hiểu và giải thích hành vi không thích
hợp, xét đến những mâu thuẫn trong tư
tưởng của họ. (2)
• Cởi mở giải thích các mối quan tâm, lo ngại
thường trực của cá nhân để khuyến khích
bệnh nhân tiếp tục tham gia chương trình. (2)
Bệnh nhân trong giai đoạn hành động có thể
được giúp đỡ hiệu quả nhất khi bác sĩ:
• Để bệnh nhân tham gia điều trị và củng cố
tầm quan trọng của việc duy trì điều trị. (2)
• Ủng hộ quan điểm thay đổi thực tế qua các
bước nhỏ. (2)
• Nhìn nhận các khó khăn của bệnh nhân
trong các giai đoạn thay đổi ban đầu. (2)
• Giúp bệnh nhân xác định các tình huống rủi
ro cao thông qua việc phân tích chức năng và
phát triển các chiến lược giúp đỡ phù hợp để
vượt qua các khó khăn đó. (2)
• Hỗ trợ bệnh nhân tìm ra các nhân tố mới
củng cố sự thay đổi tích cực. (2)
• Đánh giá xem bệnh nhân có sự ủng hộ mạnh
mẽ của gia đình và xã hội không. (2)
Thử thách tiếp theo mà bệnh nhân và bác sĩ
phải đối mặt là duy trì thay đổi. Với các bệnh
nhân ở giai đoạn duy trì, bác sĩ sẽ thành công
nhất nếu họ có thể:
• Giúp bệnh nhân xác định và thử các nguồn
giải trí không liên quan tới chất gây nghiện
và các nhân tố củng cố mới. (1)
• Ủng hộ thay đổi lối sống. (2)
• Khẳng định quyết tâm và sự tiến bộ của bệnh
nhân. (2)
• Giúp bệnh nhân thực hành và sử dụng các
chiến lược giúp đỡ mới để tránh tái sử dụng
chất gây nghiện. (2)
• Duy trì các mối liên hệ có thể giúp đỡ. (2)
Sau khi bệnh nhân lên kế hoạch duy trì sự ổn
định bằng cách xác định các tình huống nguy
cơ, thực hiện các chiến lược giúp đỡ mới và tìm
các nguồn hỗ trợ, họ vẫn phải xây dựng lối sống
mới đem đến cho họ đủ sự thỏa mãn, để họ có
thể vượt qua cám dỗ của việc tái sử dụng chất
gây nghiện. Họ cần nhiều thay đổi trong cuộc
xxviiTóm tắt sơ lược và khuyến nghị
sống nếu muốn duy trì cai nghiện lâu dài. Bác sĩ
có thể giúp đỡ cho quá trình thay đổi này bằng
cách sử dụng nhân tố củng cố cạnh tranh. (1)
Nhân tố củng cố cạnh tranh là bất cứ thứ gì mà
bệnh nhân thích mà đã hoặc có thể trở thành
nguồn giải trí thay thế cho ma túy hoặc rượu.
Nguyên tắc cần thiết khi thiết lập nguồn củng
cố tích cực mới là để bệnh nhân tham gia nêu
ý kiến. Bác sĩ nên thăm dò mọi lĩnh vực trong
cuộc sống của bệnh nhân để tìm các nhân tố
củng cố mới. Các nhân tố này không nên xuất
phát từ cùng một nguồn hoặc cùng dạng. Khi
đó, hạn chế ở lĩnh vực này sẽ được cân bằng
bằng sự tích cực ở lĩnh vực kia. Vì bệnh nhân có
các động lực cạnh tranh, bác sĩ có thể giúp họ
lựa chọn các nhân tố củng cố luôn luôn chiến
thắng chất gây nghiện.
Dưới đây là một số nhân tố củng cố cạnh tranh
tiềm năng có thể giúp bệnh nhân:
• Tham gia công tác tình nguyện để khỏa lấp
thời gian, gặp gỡ những người bạn tốt và
nâng cao thể hiện bản thân (2)
• Tham gia các hoạt động dựa trên chương
trình 12 bước và các nhóm tự lực khác (2)
• Đặt mục tiêu để nâng cao công việc, học
vấn, tập luyện và chế độ dinh dưỡng (2)
• Dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và
những người quan trọng khác (2)
• Tham gia các hoạt động tinh thần hoặc văn
hóa (2)
• Giao lưu với những người bạn không dùng
chất gây nghiện (2)
• Học các kỹ năng mới hoặc nâng cao các lĩnh
vực như thể thao, nghệ thuật, âm nhạc hoặc
các sở thích khác (2)
Các hệ thống hỗ trợ khi gặp bất trắc, như các
chương trình ưu đãi qua phiếu, đã chứng tỏ là
rất hiệu quả khi có sự hỗ trợ hoặc các nguồn
lực của cộng đồng. (1) Nghiên cứu chỉ ra rằng
các hệ thống hỗ trợ này có thể giúp những
người lạm dụng ma túy duy trì việc cai nghiện.
Loại chương trình khích lệ này ra đời từ lý do
căn bản là ta có thể sử dụng động lực bên ngoài
hấp dẫn như nhân tố củng cố trực tiếp để đẩy
lùi các nhân tố củng cố việc sử dụng chất gây
nghiện. Không phải tất cả những sự khích lệ
này đều có giá trị kinh tế. Ở nhiều nền văn hóa,
tiền không phải là nhân tố củng cố mạnh nhất.
Đánh giá động lực của bệnh nhân
Vì động lực rất đa chiều nên ta không thể dễ
dàng đo lường nó bằng một công cụ hay thước
đo. Thay vào đó, Ủy ban Đồng thuận khuyến
nghị rằng nhân viên điều trị lạm dụng chất gây
nghiện nên sử dụng nhiều công cụ để đánh giá
nhiều chiều của động lực, bao gồm (2):
• Thể hiện bản thân
• Tầm quan trọng của thay đổi
• Sự sẵn sàng thay đổi
• Cán cân quyết định
• Động lực sử dụng chất gây nghiện
Kết hợp các phương pháp tạo
động lực vào chương trình điều
trị
Một trong các nguyên tắc quản lý chăm sóc y
tế hiện tại là ta chỉ nên áp dụng cách điều trị
chuyên sâu và đắt đỏ nhất cho những người có
những vấn đề nghiêm trọng nhất hoặc những
người không phản ứng với những sự can thiệp
thấp hơn. Các phương pháp can thiệp tạo động
lực có thể đáp ứng nhiều mục tiêu trong điều trị:
• Là phương tiện tiếp cận nhanh chóng trong
y tế nói chung để tạo điều kiện chuyển sang
điều trị (2)
• Là buổi đầu tiên để nâng cao khả năng bệnh
nhân trở lại và đưa ra dịch vụ hữu ích nếu
bệnh nhân không trở lại (1)
• Là cách tư vấn ngắn gọn và thuyết phục khi
bệnh nhân được đặt trong danh sách chờ
thay vì bảo bệnh nhân chờ điều trị (1)
• Là sự chuẩn bị điều trị để nâng cao việc duy
trì và tham gia (1)
• Để bệnh nhân bị bắt buộc điều trị vượt qua
cảm giác tức giận và khó chịu ban đầu (2)
• Để vượt qua sự phản kháng và chống đối của
bệnh nhân (2)
• Là cách can thiệp độc lập trong bối cảnh chỉ
tiếp xúc ngắn (1)
xxviii Tóm tắt sơ lược và khuyến nghị
• Là cách tư vấn được sử dụng suốt quá trình
thay đổi (1)
Nhu cầu nghiên cứu sau này
Can thiệp tạo động lực là phương pháp còn khá
mới nhưng rất được ủng hộ để khuyến khích
sự thay đổi tích cực trong hành vi. Như đã đề
cập trước đây, can thiệp tạo động lực đã được
ứng dụng thành công trong nhiều vấn đề, nhiều
nhóm bệnh nhân và bối cảnh. Phương pháp
luận này cũng được ứng dụng rất rộng rãi dù
nó được phát triển chủ yếu với những người
nghiện rượu và nghiện thuuốc lá.
Các nhà nghiên cứu nên cân nhắc một số câu
hỏi dưới đây khi lên kế hoạch và phát triển các
nghiên cứu trong tương lai (2):
• Các yếu tố chính trong phương pháp can
thiệp tạo động lực là gì?
• Có thể chuẩn hóa và truyền dạy các phương
pháp can thiệp tạo động lực không?
• Nên áp dụng các phương pháp can thiệp tạo
động lực với loại bệnh nhân nào nhất?
• Những kết quả nào có thể định nghĩa và đo
lường?
• Đặc điểm lâm sàng nào ảnh hưởng tới kết
quả của các phương pháp can thiệp tạo động
lực?
• Các phương pháp can thiệp theo từng giai
đoạn có phù hợp không?
• Hãy so sánh phương pháp can thiệp tạo động
lực với các cách điều trị lạm dụng chất gây
nghiện khác về mặt tiết kiệm chi phí?
• Văn hóa và bối cảnh tác động thế nào tới
hiệu quả của các phương pháp can thiệp tạo
động lực?
• Cần loại đào tạo và hỗ trợ nào để dạy các
phương pháp can thiệp tạo động lực?
• Các phương pháp can thiệp tạo động lực có
thể được áp dụng thành công thế nào vào
nhóm các vấn đề, bệnh nhân và bối cảnh
rộng hơn?
Cuốn TIP này áp dụng
cho các bệnh nhân nào?
Phương pháp phỏng vấn tạo động lực vốn được
phát triển cho người nghiện rượu ở các giai
đoạn sẵn sàng thay đổi ban đầu (tiền dự định và
dự định) và được coi là cách chữa trị ban đầu.
Tuy nhiên, nó sớm trở thành một phương pháp
can thiệp riêng. Ta đã có các báo cáo về lợi ích
của nó đối với những người phụ thuộc nặng
vào chất gây nghiện, thanh thiếu niên lạm dụng
ma túy và những người dùng herôin và cần sa.
Trong dự án MATCH, dự án thử nghiệm lâm
sàng lớn nhất từng được thực hiện để so sánh
các phương pháp điều trị nghiện rượu, một
khóa trị liệu nâng cao động lực gồm bốn buổi
đã thu về các kết quả tổng thể lâu dài giống
với kết quả của các phương pháp điều trị ngoại
trú lâu hơn. Mức độ nghiện của các bệnh nhân
trong dự án rất đa dạng; đa số đều đáp ứng các
tiêu chí về phụ thuộc vào rượu, và họ đại diện
cho nhiều nguồn gốc văn hóa khác nhau, có cả
người Mỹ gốc La Tinh. Đáng chú ý là các mẫu
của cả người Mỹ gốc La Tinh và người Mỹ gốc
Phi đều phản ứng giống nhau với phương pháp
trị liệu nâng cao động lực. Ngoài ra, các phân
tích về thử nghiệm lâm sàng khi phỏng vấn tạo
động lực, trong đó có các bệnh nhân người Mỹ
gốc La Tinh, đều không tìm thấy dấu hiệu xác
định nào về tình trạng sắc tộc và kinh tế-xã hội
như đã dự đoán. Chứng cứ đó chứng tỏ rõ ràng
rằng phương pháp phỏng vấn tạo động lực có
thể áp dụng rộng rãi ở nhiều nền văn hóa và
kinh tế.
Tư vấn tạo động lực là một phương pháp hữu
ích. Nó không chỉ khơi dậy động lực ban đầu
mà trong suốt quá trình điều trị, ở các giai
đoạn chuẩn bị, hành động và duy trì, và có thể
ứng dụng với đông đảo các nhóm bệnh nhân.
Điều này được phản ánh rõ trong các chương
dưới đây của cuốn TIP này.
11 Định nghĩa Động lực
và Thay đổi
Tại sao con người thay đổi? Động lực là gì? Động lực thay đổi hành vi sử
dụng chất gây nghiện của cá nhân có thể điều chỉnh được không? Các bác
sĩ có vai trò thế nào trong việc nâng cao động lực điều trị việc sử dụng chất
gây nghiện của bệnh nhân?
Trong hơn 15 năm qua, nghiên cứu thực tế và các bác sĩ đều tập trung
tìm cách hiệu quả hơn để thúc đẩy người sử dụng chất gây nghiện xem
xét, bắt đầu và tiếp tục điều trị việc sử dụng chất gây nghiện, đồng thời
ngừng hoặc giảm lạm dụng rượu, thuốc lá và ma túy, hoặc là do chính
họ, hoặc là có sự giúp đỡ của một chương trình chính thống. Ngoài ra,
người ta còn chú ý tới việc hỗ trợ bệnh nhân thay đổi và tránh tái diễn
hành vi có vấn đề sau khi kết thúc điều trị. Nghiên cứu này đại diện cho
thay đổi trong nhận thức về bản chất động lực của bệnh nhân và vai trò
của bác sĩ trong việc định hình động lực để thúc đẩy và duy trì thay đổi
tích cực trong hành vi trong lĩnh vực điều trị nghiện. Sự thay đổi này song
song với các bước tiến gần đây trong lĩnh vực điều trị nghiện, trong đó
các chiến lược tạo động lực mới đã kết hợp hoặc phản ánh nhiều bước
tiến này. Việc kết hợp phương pháp điều trị mới – phỏng vấn tạo động
lực – với mô hình các-giai-đoạn-thay-đổi xuyên lý thuyết đem lại cách
nhìn nhận mới về chiến lược lâm sàng hiệu quả cho các giai đoạn khác
nhau trong quá trình phục hồi. Theo lý thuyết này, cách phỏng vấn tạo
động lực là công cụ lâm sàng rất hứa hẹn và có thể kết hợp vào tất cả các
pha trong quá trình điều trị lạm dụng chất gây nghiện cũng như các dịch
vụ y tế xã hội khác.
Quan điểm mới về Động lực
Trong điều trị lạm dụng chất gây nghiện, động lực thay đổi của bệnh
nhân luôn là tâm điểm mà các bác sĩ quan tâm. Động lực có thể được mô
tả là điều kiện tiên quyết để chữa trị mà thiếu nó, bác sĩ không làm được
gì nhiều (Beckman, 1980). Tương tự, thiếu động lực được coi là lý do
Động lực có thể hiểu không
phải là thứ mà một người
có mà là thứ họ làm. Nó liên
quan tới việc nhìn nhận vấn
đề, tìm cách thay đổi, sau đó
bắt đầu và gắn bó với chiến
lược thay đổi nhất định.
Thực tế chứng tỏ có nhiều
cách để giúp con người nhìn
nhận và tiến tới hành động.
Miller, 1995
2 Định nghĩa Động lực và Thay đổi
khiến các cá nhân không thể bắt đầu, tiếp tục,
tuân theo và điều trị thành công (Appelbaum,
1972; Miller, 1985b). Tới gần đây, động lực
vẫn được coi là đặc điểm tĩnh hay khuynh
hướng mà bệnh nhân có hoặc không có. Nếu
bệnh nhân không có động lực thay đổi, điều
đó được coi là lỗi của bệnh nhân. Trên thực tế,
động lực chữa trị bao hàm sự bằng lòng hoặc
thiện chí tuân theo quy định chữa trị nhất
định của bác sĩ hoặc chương trình. Bệnh nhân
tuân theo lời khuyên của bác sĩ hoặc chấp
nhận bị coi là “nghiện rượu” hoặc “nghiện ma
túy” được coi là có động lực, trong khi người
kháng lại chuẩn đoán hoặc từ chối cách điều
trị được đề nghị bị coi là không có động lực.
Hơn nữa, động lực thường được coi là trách
nhiệm của bệnh nhân, không phải của bác sĩ
(Miller và Rollnick, 1991). Dù các lý do hình
thành quan điểm này sẽ được thảo luận sau
nhưng hướng dẫn này nhìn nhận động lực
theo cách hoàn toàn khác.
Định nghĩa mới
Các phương pháp tạo động lực được mô tả
trong cuốn TIP này dựa trên những giả định
sau về bản chất của động lực:
• Động lực là chìa khóa để thay đổi.
• Động lực mang tính đa chiều.
• Động lực là động và có thay đổi.
• Động lực chịu sự ảnh hưởng của các tương
tác xã hội.
• Động lực có thể thay đổi.
• Động lực chịu sự ảnh hưởng từ phong cách
của bác sĩ.
• Nhiệm vụ của bác sĩ là khơi gợi và nâng cao
động lực.
Động lực là chìa khóa để thay đổi
Nghiên cứu về động lực được liên hệ chặt chẽ
với hiểu biết về sự thay đổi cá nhân – một
khái niệm cũng được các nhà tâm lý học và
lý thuyết học hiện đại nghiên cứu kỹ lưỡng và
là trọng tâm của việc điều trị lạm dụng chất
gây nghiện. Cũng như động lực, bản chất và
nguyên nhân thay đổi là khái niệm phức tạp
với các định nghĩa liên tục phát triển. Ví dụ,
ít ai trong chúng ta có suy nghĩ hoàn toàn
cố định rằng thay đổi là kết quả tất yếu của
các tác nhân sinh học, thay vào đó, hầu hết
chúng ta chấp nhận thực tế rằng sự phát triển
và trưởng thành về thể chất tạo ra thay đổi
– như đứa trẻ bắt đầu biết đi và thanh thiếu
niên chịu tác động của sự thay đổi nội tiết tố.
Chúng ta cũng nhận ra rằng các quy phạm và
vai trò trong xã hội có thể thay đổi phản ứng,
ảnh hưởng tới hành vi cũng đa dạng như việc
lựa chọn quần áo hoặc tham gia nhóm, dù rất
ít người muốn chấp nhận là đơn thuần mình
đang tuân theo mong muốn của người khác.
Chắc chắn ta tin rằng cách suy luận, giải quyết
vấn đề và cảm xúc có thể thúc đẩy sự thay đổi.
Khuôn khổ để liên kết thay đổi cá nhân với cách
nhìn nhận mới về động lực bắt nguồn từ thuật
ngữ lý thuyết hiện tượng luận về tâm lý được
trình bày nhiều nhất trong các bài viết của Carl
Rogers. Theo quan điểm giàu tính nhân văn
này, trải nghiệm của cái tôi bên trong cá nhân
là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thay đổi và
khiến họ trưởng thành – quá trình tự hiện thực
hóa trong đó thúc đẩy hành vi có mục tiêu để
nâng cao bản thân (Davidson, 1994). Trong
bối cảnh này, động lực được định nghĩa lại là
điều có mục đích, có dự tính và tích cực hướng
tới những lợi ích tốt nhất của bản thân. Cụ thể
hơn, động lực là xác suất một người sẽ tham
gia, tiếp tục và gắn bó với chiến lược thay đổi
nhất định (Miller và Rollnick, 1991).
Động lực có tính đa chiều
Theo ý nghĩa mới này, động lực có nhiều thành
phần phức tạp mà ta sẽ thảo luận trong các
chương sau của cuốn TIP này. Nó bao gồm các
ham muốn và khát khao bên trong của bệnh
nhân cùng những áp lực và mục tiêu bên ngoài
ảnh hưởng tới họ, các quan niệm về rủi ro và
lợi ích của hành vi tới bản thân và cách đánh giá
tình huống dựa trên kinh nghiệm.
Động lực là động và có thay đổi
Nghiên cứu và kinh nghiệm chỉ ra rằng động
3Định nghĩa Động lực và Thay đổi
lực là thể động, có thể thay đổi qua thời gian và
có quan hệ với các tình huống khác chứ không
phải một đặc điểm cá nhân tĩnh. Động lực có
thể dao động giữa các chủ thể đối lập. Động lực
cũng khác nhau về cường độ, nó dao động khi
có hoài nghi và tăng lên khi các mối hoài nghi
được giải quyết và mục tiêu được hình dung rõ
ràng hơn. Theo nghĩa này, có thể động lực vừa
là thể tĩnh vừa là thể động, hoặc quyết sẵn sàng
hành động hoặc không hành động.
Động lực chịu ảnh hưởng của các
tương tác xã hội
Động lực thuộc về một người nhưng có thể
hiểu là kết quả từ các tương tác giữa cá nhân
và người khác hoặc các nhân tố từ môi trường
(Miller, 1995b). Dù các nhân tố bên trong là
thứ căn bản tạo ra thay đổi nhưng các yếu tố
bên ngoài là điều kiện thay đổi. Động lực thay
đổi của cá nhân có thể bị gia đình, bạn bè, cảm
xúc và sự ủng hộ của cộng đồng tác động mạnh
mẽ. Thiếu sự ủng hộ của cộng đồng, như rào
cản với việc chăm sóc sức khỏe, tuyển dụng và
nhận thức của xã hội với việc lạm dụng chất
gây nghiện, có thể ảnh hưởng tới động lực của
cá nhân.
Động lực có thể thay đổi
Động lực tác động tới mọi hoạt động, ở nhiều
bối cảnh và vào mọi lúc. Kết quả là động lực
có thể tiếp cận và thay đổi hoặc nâng cao ở
nhiều điểm trong quá trình thay đổi. Bệnh nhân
không nhất thiết phải “xuống đáy” hoặc trải
qua những hậu quả kinh khủng không thể sửa
chữa từ hành vi của mình thì mới ý thức được
nhu cầu thay đổi. Bác sĩ và các đồng nghiệp
có thể tiếp cận và nâng cao động lực của một
người để họ thay đổi tích cực trước khi chịu tổn
hại về sức khỏe, các mối quan hệ, danh tiếng
hoặc hình ảnh cá nhân (Miller, 1985; Miller và
cộng sự, 1993).
Dù có những khác biệt đáng kể trong các nhân
tố tác động tới động lực của con người nhưng
một số dạng trải nghiệm có thể gây ảnh hưởng
mạnh, hoặc tăng hoặc giảm động lực. Những
trải nghiệm như dưới đây thường thúc đẩy con
người bắt đầu suy nghĩ về việc thay đổi và cân
nhắc cần làm gì kế tiếp:
• Mức độ đau buồn có thể có vai trò gia tăng
động lực thay đổi hoặc tìm kiếm chiến lược
thay đổi (Leventhal, 1971; Roger và cộng
sự, 1978). Ví dụ, nhiều cá nhân được thúc
đẩy thay đổi và tìm sự giúp đỡ trong hoặc
sau những khoảng thời gian lo lắng hoặc đau
buồn cùng cực.
• Các sự kiện quan trọng trong cuộc đời
thường kích thích động lực thay đổi. Các
dấu mốc quan trọng thúc đẩy thay đổi rất đa
dạng, từ sự kiện tác động tới tinh thần hoặc
việc thay đổi tôn giáo thông qua tai nạn bi
thảm hoặc bệnh nặng tới sự qua đời những
người thân, bị sa thải, có thai hoặc kết hôn
(Sobell và cộng sự, 1993b; Tucker và cộng
sự, 1994).
• Đánh giá dựa trên kinh nghiệm, trong đó
cá nhân đánh giá tác động của các chất gây
nghiện tới cuộc đời họ, có thể dẫn tới thay
đổi. Việc đánh giá ưu điểm và hạn chế của
việc sử dụng chất gây nghiện chiếm 30-60%
thay đổi được báo cáo trong các nghiên
cứu phục hồi tự nhiên (Sobell và cộng sự,
1993b).
• Nhìn nhận các hậu quả tiêu cực và tác hại
mà một người gây ra cho những người khác
hoặc chính mình sẽ thúc đẩy họ thay đổi
(Verney và cộng sự, 1995). Giúp bệnh nhân
nhận ra mối liên hệ giữa việc sử dụng chất
gây nghiện và các hậu quả tiêu cực tới chính
họ hoặc người khác là một chiến lược tạo
động lực quan trọng.
• Nguồn động viên tích cực và tiêu cực bên
ngoài cũng tác động tới động lực. Những
người bạn thông cảm và ủng hộ, những phần
thưởng hoặc sự ép buộc ở nhiều dạng có thể
kích thích động lực thay đổi.
Động lực chịu sự ảnh hưởng từ
phong cách của bác sĩ
Cách bác sĩ tương tác với bệnh nhân có tác
động lớn tới cách họ phản ứng và sự thành bại
của việc điều trị. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra
4 Định nghĩa Động lực và Thay đổi
sự khác biệt lớn trong tỷ lệ bệnh nhân bỏ dở
hoặc hoàn thành việc điều trị giữa các nhà tư
vấn trong cùng một chương trình dù có vẻ là họ
đang dùng cùng một phương pháp (Luborsky
và cộng sự, 1985). Phong cách của tư vấn viên
có thể là một trong những biến số quan trọng
nhất nhưng lại hay bị bỏ qua nhất để dự đoán
phản ứng của bệnh nhân trước một biện pháp
can thiệp; ngoài ra, nó cũng tạo nên nhiều
thay đổi hơn tính cách của bệnh nhân (Miller
và Baca, 1983; Miller và cộng sự, 1993). Khi
xem xét lại tài liệu về các đặc điểm của tư vấn
viên liên quan tới hiệu quả của việc điều trị cho
người sử dụng chất gây nghiện, các nhà nghiên
cứu tìm ra rằng việc thiết lập liên minh hỗ trợ
và những kỹ năng liên cá nhân tốt quan trọng
hơn việc đào tạo hoặc kinh nghiệm chuyên
môn (Najavits và Weiss, 1994). Đặc điểm được
mong đợi nhất ở tư vấn viên cũng là những đặc
điểm được khuyến nghị trong tài liệu tâm lý đại
cương, bao gồm sự ấm áp vô tư, thân thiện,
chân thật, tôn trọng, nhìn nhận và thấu cảm.
So sánh trực tiếp phong cách của các tư vấn
viên cho thấy phương pháp có tính chất vấn và
chỉ đạo dễ kích thích sự chống đối trực tiếp ở
bệnh nhân và kết quả điều trị thường tồi tệ hơn
so với phong cách thấu cảm, ủng hộ, lấy bệnh
nhân làm trung tâm, đồng thời sử dụng phương
pháp lắng nghe có phản hồi và thuyết phục nhẹ
nhàng (Miller và cộng sự, 1993). Trong nghiên
cứu này, bệnh nhân càng bị chất vấn thì lượng
rượu họ uống vào càng nhiều. Cách tư vấn kiểu
chất vấn trong nghiên cứu này bao gồm thách
thức, tranh cãi, bắt bẻ và chế nhạo bệnh nhân.
Nhiệm vụ của bác sĩ là khơi gợi và
nâng cao động lực
Dù thay đổi là trách nhiệm của bệnh nhân và
nhiều người tự thay đổi hành vi lạm dụng chất
gây nghiện của mình mà không cần can thiệp
điều trị (Sobell và cộng sự, 1993b), nhưng ta
có thể nâng cao động lực thay đổi theo hướng
có lợi cho bệnh nhân ở mỗi giai đoạn của quá
trình thay đổi. Tuy nhiên, nhiệm vụ của bạn
không đơn thuần là dạy dỗ, hướng dẫn hoặc
khuyên bảo. Thay vào đó, bác sĩ phải hỗ trợ
và khuyến khích bệnh nhân nhận ra hành vi có
vấn đề (ví dụ như bằng cách khuyến khích họ
suy nghĩ khác đi), cân nhắc thay đổi vì lợi ích
của họ, hình thành mong muốn thay đổi, phát
triển kế hoạch thay đổi, bắt đầu hành động,
và tiếp tục sử dụng các chiến lược khiến họ
không muốn trở lại hành vi có vấn đề (Miller và
Rollnick, 1991). Hãy nhạy cảm với những yếu
tố tác động như nguồn gốc văn hóa hoặc kiến
thức của bệnh nhân để từ đó tác động tới động
lực của họ.
Tại sao phải nâng cao động lực?
Nghiên cứu chỉ ra rằng các phương pháp nâng
cao động lực thường khiến bệnh nhân tham gia
điều trị nhiều hơn và đem lại kết quả điều trị
tích cực hơn. Kết quả đó bao gồm giảm liều,
tỷ lệ cai nghiện cao hơn, đánh giá về mặt xã
hội tốt hơn và khuyến nghị điều trị thành công
(Landry, 1996; Miller và cộng sự, 1995a).
Quan điểm tích cực về việc thay đổi và quyết
tâm thay đổi cũng đem lại kết quả điều trị tích
cực (Miller và Tonigan, 1996; Prochaska và
DiClemente, 1992).
Lợi ích của việc áp dụng các kỹ thuật nâng cao
động lực bao gồm:
• Truyền động lực thay đổi
• Chuẩn bị cho bệnh nhân tham gia điều trị
• Cho bệnh nhân tham gia và giúp họ duy trì
điều trị
• Nâng cao sự có mặt và tham gia
• Cải thiện kết quả điều trị
• Khuyến khích trở lại điều trị sớm nếu tái xuất
hiện triệu chứng
Thay đổi quan niệm về
nghiện và việc điều trị
Người Mỹ thường thể hiện sự mâu thuẫn trong
tư tưởng trước việc lạm dụng rượu và ma túy.
Họ dao động giữa cách nhìn nhận người nghiện
là người có tội, đồi bại về đạo đức và là mối lo
ngại của giới tăng lữ và pháp luật, với cách nhìn
5Định nghĩa Động lực và Thay đổi
nhận họ là nạn nhân của sự thèm muốn quá
mạnh và nên được điều trị y tế. Sau khi đạo
luật về ma túy Harrison Narcotics Act ra đời
vào năm 1914, bác sĩ sẽ bị bỏ tù khi điều trị
cho người nghiện. Vào thập niên 20, các cơ sở
y tế đã tiến hành điều trị cho những người phụ
thuộc vào ma túy và giúp họ cai nghiện nhưng
cùng lúc, sự ủng hộ mạnh mẽ không kém với
trào lưu chống uống rượu và luật cấm nấu và
bán rượu đang thắng thế. Những luồng quan
điểm đối lập này càng được thể hiện rõ hơn
trong quan điểm của công chúng về những
người đáng được điều trị (ví dụ như những
người vợ nông dân ở vùng Trung Tây nghiện
cồn thuốc phiện) và những người không xứng
đáng (như người Mỹ gốc Phi ở thành thị).
Gần đây, các quan điểm khác nhau về bản chất
và nguyên nhân gây nghiện có nhiều ảnh hưởng
hơn tới sự phát triển và áp dụng các biện pháp
chữa trị lạm dụng chất gây nghiện hiện thời.
Các quan điểm lý thuyết khác nhau đã hướng
dẫn phân loại và tổ chức điều trị cũng như các
dịch vụ được cung cấp (Viện Y khoa, 1990b).
Khi so sánh việc điều trị lạm dụng chất gây
nghiện với con lắc đu đưa, một nhà văn từng
lưu ý rằng người ta đã liên hệ quan niệm về
sự sa đọa và không thể cứu vãn về đạo đức với
những vấn đề của người phụ thuộc vào ma túy
trong ít nhất một thập kỷ. Tới tận bây giờ, quan
điểm của công chúng và các nhà chuyên môn
về việc nghiện rượu vẫn là tập hợp các quan
điểm đối lập, đôi lúc còn có vẻ là không thể
dung hòa: Người nghiện rượu vừa ốm yếu vừa
kém cỏi về đạo đức. Những quan điểm dành
cho người phụ thuộc vào thuốc phiện cũng là
một tập hợp tương tự, trong đó, đạo đức của họ
còn bị đánh giá xấu hơn (Jaffee, 1979 trang 9).
Phát triển các mô hình điều trị
Sự phát triển của hệ thống điều trị lạm dụng
chất gây nghiện hiện đại mới bắt đầu từ cuối
thập niên 60, với sự hợp pháp hóa chứng nghiện
rượu trong công chúng và nỗi lo sợ ngày càng
lớn về các tội ác liên quan tới nạn nghiện heroin
đang gia tăng. Tuy nhiên, hệ thống này phát
triển rất nhanh để thích ứng với công nghệ,
nghiên cứu mới và thay đổi lý thuyết về thói
nghiện cùng các biện pháp can thiệp điều trị
có liên quan. Sáu mô hình điều trị nghiện dưới
đây đều dành được sự chú ý và đã chỉ dẫn cho
việc ứng dụng các chiến lược điều trị trong hơn
30 năm qua.
Mô hình đạo đức
Một số người coi nghiện là một loạt hành vi vi
phạm các quy tắc tôn giáo, đạo đức hoặc luật
pháp. Theo quan điểm này, nghiện là kết quả
của hành vi bừa bãi, vô đạo đức và có thể là tội
lỗi, đôi lúc là trái pháp luật. Nó giả định rằng
các cá nhân lạm dụng chất gây nghiện không
chỉ gây đau khổ cho chính mình và người khác
mà còn thiếu kỷ luật và sự tự kiềm chế. Việc
lạm dụng chất gây nghiện là hành vi thiếu trách
nhiệm và có mục đích thì xứng đáng bị trừng
phạt (Wilbanks, 1989), bao gồm việc tống giam
và bỏ tù (Thombs, 1994). Vì việc lạm dụng
chất gây nghiện được coi là kết quả của sự lựa
chọn về mặt đạo đức, người ta chỉ có thể thay
đổi khi có ý chí (IOM, 1990b), sự trừng phạt
bên ngoài hoặc bị bỏ tù.
Mô hình y tế
Quan điểm đối lập coi nghiện là căn bệnh kinh
niên và ngày càng tăng đã sinh ra mô hình điều
trị y tế. Mô hình này phát triển từ các dạng
mô hình điều trị bệnh ban đầu, trong đó nhấn
mạnh nhu cầu điều trị về đạo đức và giả định
là có sự phân đôi giữa “người bình thường”
và “người nghiện” hoặc “người nghiện rượu.”
Người nghiện được khẳng định là khác về mặt
phẩm chất, tâm lý và khó có thể thay đổi so với
các cá nhân bình thường. Mô hình y tế gần đây
nhất lấy quan điểm “tâm sinh lý” rộng hơn, phù
hợp với hiểu biết hiện đại về các bệnh kinh niên
đang gia tăng theo cấp số nhân.
Tuy nhiên, người ta vẫn tiếp tục chú trọng tới
nguyên nhân thể chất. Theo quan điểm này, các
nhân tố di truyền làm tăng khả năng cá nhân
lạm dụng chất gây nghiện tác động đến hành
vi hoặc mất kiểm soát khi sử dụng chúng. Các
thay đổi về hóa chất thần kinh trong não do sử
dụng chất gây nghiện khuyến khích tiếp tục sử
6 Định nghĩa Động lực và Thay đổi
dụng và tăng sự phụ thuộc về sinh lý. Điều trị
theo mô hình này thường được tiến hành trong
bệnh viện hoặc cơ sở y tế và bao gồm nhiều
liệu pháp dược lý để hỗ trợ giải độc, giảm triệu
chứng, sinh ác cảm với việc dùng thuốc hoặc
duy trì các biện pháp thay thế phù hợp.
Trách nhiệm giải quyết vấn đề không hoàn toàn
nằm ở bệnh nhân và họ chỉ có thể thay đổi khi
hiểu được sự mất kiểm soát, đồng thời kiên trì
áp dụng các biện pháp y tế được chỉ định và
tham gia các nhóm tự lực (IOM, 1990b).
Mô hình tinh thần
Mô hình điều trị nghiện bằng tinh thần là một
trong những mô hình có ảnh hưởng mạnh
nhất ở Mĩ, đa phần là nhờ các hội theo chương
trình 12 bước như hội cai nghiện Alcoholics
Anonymous (AA), Cocaine Anonymous,
Narcotics Anonymous và Al-Anon. Mô hình
này thường bị nhầm lẫn với mô hình đạo đức và
y tế nhưng trọng tâm của nó rất khác so với hai
mô hình kia (Miller và Kurtz, 1994). Các bài
viết ban đầu của hội AA đã thảo luận về “sự sa
đọa nhân cách” như tâm điểm để hiểu về việc
nghiện rượu, với trọng tâm hướng vào các vấn
đề cụ thể như kiêu hãnh so với sự nhún nhường
và sự oán hận so với sự chấp nhận. Theo quan
điểm này, chất gây nghiện được sử dụng nhằm
khỏa lấp sự trống rỗng và vô nghĩa về tinh thần.
Các mô hình tinh thần đánh giá nguyên nhân
gây bệnh thấp hơn nhiều so với tầm quan trọng
của cách điều trị bằng tinh thần. Các chương
trình 12 bước nhấn mạnh vào việc nhìn nhận
sức mạnh cao hơn (thường được gọi là Chúa
trời trong hội AA) là cao hơn bản thân, yêu cầu
hàn gắn nhân cách, duy trì giao tiếp với sức
mạnh cao hơn thông qua cầu nguyện và tĩnh
tâm, và tìm cách sống hài hòa với ý chí. Đây
không phải là các chương trình “tự giúp” mà là
“sức mạnh cao hơn giúp”. Bước đầu tiên trong
12 bước là phải nhận ra rằng thực chất con
người không thể tự giúp mình hoặc tìm cách
phục hồi thông qua sức mạnh ý chí của chính
họ. Thay vào đó, con đường để khỏe mạnh trở
lại nằm ở tinh thần, liên quan tới việc hiến dâng
ý chí cho sức mạnh cao hơn. Theo đó, các bác
sĩ sẽ tuân theo nhiều chỉ dẫn khác nhau để giúp
bệnh nhân tham gia các chương trình 12 bước
(Tonigan và cộng sự, 1999).
Các chương trình 12 bước bắt nguồn từ đạo Tin
lành ở Mỹ nhưng các mô hình tinh thần riêng
biệt khác không phụ thuộc vào đạo Cơ đốc hay
tư tưởng hữu thần nào. Kỹ thuật nhập thần và
thư giãn, dựa trên phương pháp tâm linh của
phương Đông, đã được thực hiện rộng rãi như
một phương pháp ngăn chặn và phục hồi các
vấn đề về lạm dụng chất gây nghiện (Marlatt
và Kristeller, 1999). Các khía cạnh tâm linh
của người Mỹ bản địa cũng được đưa vào các
chương trình điều trị để phục vụ người dân Mỹ
bản địa thông qua việc áp dụng lễ tịnh hóa và
các nghi lễ truyền thống khác như lễ hát và hàn
gắn. Các mô hình tinh thần đều giống nhau ở
chỗ chúng nhận ra giới hạn của bản thân và
khát vọng về sức khỏe tốt thông qua mối liên
kết với sức mạnh cao hơn cá nhân.
Mô hình tâm lý
Trong mô hình điều trị nghiện bằng tâm lý, việc
sử dụng chất gây nghiện được coi là kết quả của
việc thiếu học hành, rối loạn chức năng cảm
xúc hoặc có bệnh tâm thần, và có thể điều trị
bằng các liệu pháp chủ động, hướng vào hành
vi hoặc phân tích tâm lý. Công trình tiên phong
của Sigmund Freud có ảnh hưởng sâu sắc và lâu
dài tới việc điều trị lạm dụng chất gây nghiện.
Ông đặt ra khái niệm về cơ chế phòng vệ (ví dụ
như từ chối, suy diễn, viện cớ), tập trung vào
tầm quan trọng của các trải nghiệm ở thời thơ
ấu và phát triển ý tưởng về tiềm thức. Những
phân tích tâm lý ban đầu cho rằng các rối loạn
do lạm dụng chất gây nghiện bắt nguồn từ ước
muốn được chết trong tiềm thức và xu hướng
tự hủy hoại của người đó (Thombs, 1994). Việc
phụ thuộc vào chất gây nghiện được tin là một
dạng tự tử chậm (Khantzian, 1980). Còn các
tác giả phân tích tâm lý khác nhấn mạnh vai
trò của ham muốn thỏa mãn môi miệng trong
việc lạm dụng chất gây nghiện. Một quan điểm
phân tích tâm lý gần đây hơn cho rằng lạm
dụng chất gây nghiện là triệu chứng của việc
suy yếu chức năng bản ngã – phần nhân cách
7Định nghĩa Động lực và Thay đổi
điều hòa giữa nhu cầu của bản thể và hiện thực
ở thế giới bên ngoài. Một quan điểm khác lại
coi các rối loạn do lạm dụng chất gây nghiện là
“vừa có tính phát triển vừa có tính thích nghi”
(Khantzian và cộng sự, 1990).
Theo quan điểm này, việc sử dụng chất gây
nghiện là nỗ lực để bù đắp cho các mặt dễ tổn
thương trong cấu trúc bản ngã. Khi đó, sử dụng
chất gây nghiện là kết quả của việc con người
không thể điều chỉnh đời sống nội tâm và hành
vi bên ngoài. Vì thế, phương pháp điều trị bằng
cách phân tích tâm lý giả định rằng hiểu biết
có được qua quá trình điều trị sẽ củng cố các
cơ chế bên trong, điều này được thể hiện rõ rệt
ở việc con người biết điều chỉnh các mặt bên
ngoài; nói cách khác, quá trình thay đổi chuyển
từ bên trong (nội tâm lý) ra bên ngoài (hành vi,
liên cá nhân). Bài viết của Anton Kris đã đem
đến một phân tích tâm lý rất thú vị, song song
với giả thiết tạo động lực hiện đại. Ông mô tả
“xung đột tư tưởng” được phát hiện ở bệnh
nhân có thể tạo ra sức ì không chỉ với bệnh
nhân mà cả với phương pháp điều trị. Trong
trường hợp đó, bệnh nhân và nhà phân tích,
như người lái xe ô tô bị kẹt trong mảng tuyết,
phải hướng tới chuyển động lắc để tạo đủ đà
cho chuyển động theo hướng này hoặc hướng
khác (Kris, 1984, trang 224).
Những người khác coi nghiện là triệu chứng
của chứng rối loạn thần kinh tiềm ẩn. Theo
quan điểm này, việc điều trị thành công chứng
rối loạn tâm thần căn bản sẽ mang lại giải pháp
cho việc điều trị sử dụng chất gây nghiện. Tuy
nhiên, sau cả thập kỷ, nghiên cứu thực tế và
điều trị lâm sàng đã hé lộ mối quan hệ phức tạp
hơn giữa bệnh tâm thần và các rối loạn, triệu
chứng của việc lạm dụng chất gây nghiện. Cụ
thể, việc sử dụng chất gây nghiện có thể gây ra
các triệu chứng tâm thần và giống hệt chứng rối
loạn tâm thần; việc sử dụng chất gây nghiện có
thể thúc đẩy hoặc làm chứng rối loạn tâm thần
trầm trọng hơn; việc sử dụng chất gây nghiện
có thể che giấu các rối loạn và triệu chứng
tâm thần; ngừng phụ thuộc nặng vào chất gây
nghiện có thể thúc đẩy triệu chứng tâm thần và
giống chứng rối loạn tâm thần; bệnh tâm thần
và các rối loạn do lạm dụng chất gây nghiện
có thể tồn tại đồng thời; và chứng rối loạn tâm
thần có thể gây ra hành vi giống hệt các hành
vi liên quan tới việc sử dụng chất gây nghiện
(CSAT, 1994b, Laundry và cộng sự, 1991).
Theo quan điểm về tâm lý hành vi, việc sử dụng
chất gây nghiện là hành vi có học hỏi và được
lặp lại theo quan hệ trực tiếp với chất lượng,
số lượng và mức độ của các nhân tố củng cố ở
mỗi giai đoạn sử dụng (McAuliffe và Gordon,
1980). Chứng nghiện dựa trên nguyên tắc là
con người có xu hướng lặp lại các hành vi nhất
định nếu chúng được củng cố để lôi kéo họ.
Nhân tố củng cố tích cực việc sử dụng chất
gây nghiện chính là chất gây nghiện được sử
dụng và tác động mạnh của nó lên hệ thần kinh
trung ương. Các biến số về xã hội khác như sự
chấp nhận của bạn trong nhóm, cũng có thể là
nhân tố củng cố tích cực. Các nhân tố củng cố
tiêu cực gồm bớt lo lắng và chấm dứt các biểu
hiện cai nghiện. Kinh nghiệm và kỳ vọng của
một người liên quan tới ảnh hưởng của chất
gây nghiện được chọn tới cảm xúc hoặc tình
huống nhất định cũng sẽ quyết định cách họ sử
dụng chất gây nghiện. Bệnh nhân sẽ thay đổi
nếu các nhân tố củng cố lép vế hoặc bị thay thế
bằng các kết quả tiêu cực, hay còn gọi là nhân
tố trừng phạt, và họ sẽ học cách áp dụng chiến
lược đối phó với hoàn cảnh dẫn tới việc sử dụng
chất gây nghiện.
Trong khi đó, các nhà tâm lý khác nhấn mạnh
tới vai trò của quá trình nhận thức trong hành
vi nghiện. Khái niệm của Bandura về thể hiện
bản thân – khả năng thay đổi hoặc kiểm soát
hành vi bản thân – có ảnh hưởng rất lớn trong
các quan niệm mới về nghiện (Bandura, 1997).
Các nhà trị liệu kinh nghiệm còn mô tả các
phương pháp điều trị để điều chỉnh quan niệm
có thể gây ra việc lạm dụng chất gây nghiện
(Beck và cộng sự, 1993; Ellis và Velten, 1992).
Mô hình văn hóa – xã hội
Quan điểm văn hóa – xã hội có liên quan tới
nghiện nhấn mạnh tầm quan trọng của quá
trình xã hội hóa và môi trường văn hóa trong
việc phát triển – và cải thiện – các rối loạn do
8 Định nghĩa Động lực và Thay đổi
lạm dụng chất gây nghiện. Các nhân tố ảnh
hưởng tới hành vi nghiện rượu bao gồm tình
trạng kinh tế - xã hội, quan niệm theo văn hóa
và chủng tộc, sự sẵn có của chất gây nghiện,
luật pháp và các chế tài điều chỉnh việc sử dụng
chất gây nghiện, các quy phạm và nguyên tắc
của gia đình và các nhóm xã hội khác, cũng như
kì vọng của cha mẹ và bạn bè, mô hình hành vi
có thể chấp nhận và sự có mặt hoặc vắng mặt
của các nhân tố củng cố. Do các vấn đề liên
quan tới chất gây nghiện được coi là bắt nguồn
từ mối quan hệ tương tác với gia đình, nhóm và
cộng đồng, nên sự thay đổi trong chính sách,
pháp luật và quy phạm là một phần trong quá
trình thay đổi. Xây dựng các mối quan hệ xã hội
và gia đình mới, phát triển hiểu biết và kỹ năng
xã hội, và làm việc trong môi trường văn hóa là
những cách thay đổi quan trọng trong mô hình
văn hóa – xã hội (IOM, 1990b). Theo quan
điểm văn hóa – xã hội, một khía cạnh thường
bị bỏ qua của việc thay đổi hành vi tích cực
đang chọn ra nguyên tắc chủng tộc hoặc đổi
mới các cơ hội phát triển về mặt tinh thần để
giảm bớt cảm giác tội lỗi, xấu hổ, hối tiếc hoặc
buồn bã của các bệnh nhân liên quan tới chất
gây nghiện mà có thể đã gây tổn thương cho
mình và người khác.
Mô hình hỗn hợp tâm sinh lý và tinh
thần
Khi mâu thuẫn giữa các mô hình điều trị nghiện
cạnh tranh trở nên rõ ràng và sau khi nghiên
cứu khẳng định một số thực tế trong mỗi mô
hình, lĩnh vực điều trị nghiện đã tìm kiếm một
cấu trúc duy nhất kết hợp các quan điểm đa
dạng này (Wallace, 1990). Điều đó dẫn tới mô
hình đang nổi về tâm sinh lý và tinh thần, trong
đó nhìn nhận tầm quan trọng của nhiều ảnh
hưởng có tính tương tác. Quả thực, quan điểm
hiện tại là tất cả các bệnh kinh niên, dù là sử
dụng chất gây nghiện, ung thư, đái đường hay
bệnh động mạch vành, đều được điều trị hiệu
quả nhất bằng phương pháp kết hợp và toàn
diện, trong đó điều trị cả vấn đề tâm sinh lý
và tinh thần (Borysenko và Borysenko, 1995;
Williams và Williams, 1994). Mô hình điều trị
nghiện toàn diện này giữ lại các nhân tố và kỹ
thuật đã được chứng nhận của các mô hình
trước đó, đồng thời loại bỏ một số giả định đã
cũ và sai lầm như được thảo luận dưới đây.
Quan niệm cũ về đặc điểm bệnh
nhân và cách tư vấn hiệu quả
Dù lĩnh vực này đang tiến tới hiểu biết toàn
diện hơn về việc lạm dụng chất gây nghiện, các
quan điểm trước đây về nghiện vẫn gắn chặt với
nhiều phần của hệ thống điều trị. Trong đó có
một số quan điểm đã lỗi thời, thậm chí có quan
điểm còn làm hại bệnh nhân. Nghiên cứu gần
đây chỉ ra rằng một số phương pháp can thiệp
từng được sử dụng trong điều trị ở Mỹ có thể
giảm bớt động lực thay đổi có lợi. Các quan
niệm dai dẳng khác cũng khiến bác sĩ và bệnh
nhân khó hình thành liên minh hỗ trợ và mối
quan hệ cộng tác. Trong các giả định về bệnh
nhân và các kỹ thuật bị nghi ngờ và loại bỏ có
các giả định được thảo luận dưới đây.
Nghiện bắt nguồn từ cá tính nghiện
ngập
Dù nhiều người tin rằng những người lạm dụng
chất gây nghiện có các đặc điểm cá tính tương
tự, khiến việc điều trị trở nên khó khăn, nhưng
không ai tìm ra đặc điểm cá tính riêng biệt nào
để dự đoán một người sẽ bị rối loạn do lạm dụng
chất gây nghiện. Cá tính nghiện ngập được chỉ
ra nhiều nhất là từ chối, suy diễn, hiểu biết
nông cạn và tự ti. Các nỗ lực nghiên cứu, trong
đó có nhiều nghiên cứu tập trung vào bệnh
nhân phụ thuộc vào rượu, gợi ý rằng không
có cá tính đặc thù nào giữa các cá nhân phụ
thuộc vào chất gây nghiện (Loberg và Miller,
1986; Miller, 1976; Vaillant, 1995). Thay vào
đó, nghiên cứu chỉ ra rằng những người có vấn
đề về lạm dụng chất gây nghiện phản ánh nhiều
kiểu tính cách. Tuy nhiên, người ta vẫn tiếp tục
tin rằng có cá tính dễ nghiện, do các nét tương
đồng nhất định về hành vi, cảm xúc, nhận thức
và động lực gia đình xuất hiện phổ biến trong
quá trình diễn ra rối loạn do lạm dụng chất gây
nghiện. Trong quá trình hồi phục, những nét
tương đồng này biến mất, và người ta lại trở
nên khác nhau.
9Định nghĩa Động lực và Thay đổi
Chống đối và từ chối là nét đặc trưng
ở người nghiện
Từ chối, viện cớ, lảng tránh, phòng vệ, đánh
lừa và chống đối là các đặc điểm thường thấy
ở người sử dụng chất gây nghiện. Ngoài ra, vì
những phản ứng này có thể là rào cản cho việc
điều trị thành công, bác sĩ thường tập trung các
biện pháp can thiệp vào những vấn đề này. Tuy
nhiên, nghiên cứu không ủng hộ kết luận rằng
những người phụ thuộc vào chất gây nghiện, là
một nhóm, có cơ chế phòng vệ mạnh bất thường.
Có nhiều cách lý giải cho quan niệm này. Đầu
tiên là nhận thức có chọn lọc, tức là khi nhìn
nhận lại vấn đề, đặc điểm các bệnh nhân khó
tính thường được nâng lên thành mô hình các
phản ứng bình thường của nhóm người đó.
Ngoài ra, thuật ngữ “từ chối” và “chống đối”
thường được sử dụng để mô tả sự thiếu bằng
lòng hoặc thiếu động lực giữa những người
sử dụng chất gây nghiện, trong khi thuật ngữ
“động lực” được dành cho những khái niệm
như chấp nhận và đầu hàng (Kilpatrick và cộng
sự, 1978; Nir và Cutler, 1978; Taleff, 1997). Vì
thế, những bệnh nhân bất đồng với bác sĩ, không
chấp nhận chuẩn đoán của bác sĩ và phản đối
lời khuyên điều trị thường bị gán là không có
động lực, từ chối và chống đối (Miller, 1985b;
Miller và Rollnick, 1991). Nói cách khác, thuật
ngữ “từ chối” có thể bị lạm dụng để mô tả sự
bất đồng, hiểu sai hoặc các kỳ vọng của bác sĩ
khác với mục đích cá nhân của bệnh nhân và
có thể phản ánh các vấn đề chuyển di ngược
(Taleff, 1997).
Một cách giải thích khác là các hành vi được
đánh giá là bình thường ở các cá nhân bình
thường sẽ được gán là có bệnh khi được quan
sát ở những người nghiện chất gây nghiện
(Orford, 1985). Bác sĩ và cộng sự mong người
sử dụng chất gây nghiện thể hiện dấu hiệu bệnh
hoặc cơ chế phòng vệ mạnh bất thường. Cách
giải thích thứ ba là các quy trình điều trị thực
sự khiến nhiều bệnh nhân phản ứng phòng vệ.
Sự từ chối, viện cớ, chống đối và tranh luận,
như cách khẳng định tự do cá nhân, là cơ chế
phòng vệ phổ biến mà nhiều người sử dụng
theo bản năng để bảo vệ chính mình (Brehm
và Brehm, 1981). Khi bệnh nhân được gán là
nghiện rượu hoặc giỏi đánh lừa hoặc chống đối,
không được bệnh nhân khi lựa chọn mục tiêu
điều trị hoặc bị chỉ đạo phải làm hoặc không
được làm điều gì, kết quả rất dễ dự đoán – và
khá bình thường – là họ sẽ có phản ứng phòng
vệ. Ngoài ra, khi bác sĩ giả định rằng phải dùng
các chiến thuật đối địch để chất vấn và “bẻ
gãy” những sự phòng vệ này thì việc điều trị
có thể trở nên phản tác dụng (Taleff, 1997).
Chiến lược chất vấn quyết liệt thường khơi dậy
sự chống đối mạnh mẽ và từ chối thẳng thừng.
Vì thế, lý do tại sao ta thường thấy nhóm các cá
nhân phụ thuộc vào chất gây nghiện có mức độ
từ chối và phản kháng cao là vì cơ chế phòng
vệ bình thường của họ thường xuyên bị các
chiến lược chất vấn của bác sĩ thử thách và kích
thích. Chắc chắn, đó là cách để họ tự thỏa mãn
(Jones, 1977).
Chất vấn là cách tư vấn hiệu quả
Trong điều trị hiện đại, thuật ngữ “chất vấn”
có nhiều nghĩa, nhưng nó thường dùng để chỉ
sự can thiệp (chất vấn có chủ ý) hoặc phương
pháp tư vấn (khóa chất vấn). Thuật ngữ này
phản ánh giả định rằng bác sĩ phải quyết liệt
“bẻ gãy” hoặc “đè bẹp” sự từ chối hoặc các cơ
chế phòng vệ khác của bệnh nhân bằng cách sử
dụng các phương pháp điều trị có đặc trưng là
sự độc tài và đối địch (Taleff, 1997). Như đã
lưu ý, cách chất vấn này có thể khuyến khích
sự phản kháng thay vì động lực thay đổi hoặc
hợp tác. Nghiên cứu chỉ ra rằng bác sĩ càng
sử dụng các phương pháp chất vấn có tính đối
địch thường xuyên với bệnh nhân sử dụng chất
gây nghiện thì bệnh nhân càng ít có khả năng
thay đổi (Miller và cộng sự, 1993). Ngoài ra,
các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát còn đặt
phương pháp chất vấn vào hàng những phương
pháp điều trị kém hiệu quả nhất (Miller và cộng
sự, 1998).
Chất vấn là gì?
Vì một số lý do, lĩnh vực điều trị ở Mỹ có một
số phương pháp khá quyết liệt, kích thích tranh
cãi và từ chối để chất vấn người có các vấn đề
về rượu và ma túy. Nó được chỉ dẫn một phần là
vì quan niệm cho rằng việc lạm dụng chất gây
10 Định nghĩa Động lực và Thay đổi
nghiện đi kèm một cá tính nhất định, đặc trưng
bởi cơ chế phòng ngự cứng rắn như sự từ chối
và viện cớ. Theo quan điểm này, bác sĩ phải
chịu trách nhiệm nhấn mạnh thực tế với bệnh
nhân vì họ cho là bệnh nhân không thể tự nhìn
nhận. Kiểu chất vấn này nằm tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tip_35_vn_2197_0964.pdf