Tài liệu Nâng cao chất lượng xét nghiệm y học từ 2015 đến 6 tháng đầu 2018 qua các chương trình ngoại kiểm - Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học bộ y tế tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 290
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM Y HỌC TỪ 2015
ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU 2018 QUA CÁC CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KIỂM -
TRUNG TÂM KIỂM CHUẨN CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM Y HỌC BỘ Y TẾ
TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vũ Quang Huy*,**,*** Trần Thái**, Bùi Quang Sang**, Lê Hoàng Anh**.
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tham gia ngoại kiểm (NK) từ 2015- 6 tháng đầu 2018 của các phòng xét nghiệm
(PXN) từ Đà Nẵng trở vào thuộc Trung tâm Kiểm chuẩn chất lương xét nghiệm Y học Bộ Y tế – Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh (TTKC) quản lý. Đánh giá chất lượng xét nghiệm (XN) qua kết quả các chương
trình NK Sinh hóa, Huyết học ở đối tượng trên. Định hướng mô hình phát triển các chương trình NK.
Đối tượng, Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, 634 PXN cấp Bộ, Tỉnh, huyện, phòng khám, thuộc
mọi đối tượng công và ngoài công lập ở phía Nam từ Đà Nẵng trở vào từ 2015 – 6 tháng đầu 201...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng xét nghiệm y học từ 2015 đến 6 tháng đầu 2018 qua các chương trình ngoại kiểm - Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học bộ y tế tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 290
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM Y HỌC TỪ 2015
ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU 2018 QUA CÁC CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KIỂM -
TRUNG TÂM KIỂM CHUẨN CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM Y HỌC BỘ Y TẾ
TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vũ Quang Huy*,**,*** Trần Thái**, Bùi Quang Sang**, Lê Hoàng Anh**.
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tham gia ngoại kiểm (NK) từ 2015- 6 tháng đầu 2018 của các phòng xét nghiệm
(PXN) từ Đà Nẵng trở vào thuộc Trung tâm Kiểm chuẩn chất lương xét nghiệm Y học Bộ Y tế – Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh (TTKC) quản lý. Đánh giá chất lượng xét nghiệm (XN) qua kết quả các chương
trình NK Sinh hóa, Huyết học ở đối tượng trên. Định hướng mô hình phát triển các chương trình NK.
Đối tượng, Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, 634 PXN cấp Bộ, Tỉnh, huyện, phòng khám, thuộc
mọi đối tượng công và ngoài công lập ở phía Nam từ Đà Nẵng trở vào từ 2015 – 6 tháng đầu 2018.
Kết quả: Có 61,8% đơn vị tham gia NK trong 6 tháng đầu 2018. Chương trình sinh hóa (SH) có số lượng
đơn vị tham gia cao nhất; tiếp đến huyết học (HH). Tỉ lệ các PXN tham gia NK theo địa phương tăng qua các
năm: 2015 50% trong đó 6 tỉnh Khánh Hòa, Đăk Lak, Đak Nông, Bình Dương, Đồng
Nai và Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) đạt trên 70%. Tỉ lệ kết quả 14 XN SH và 5 XN công thức máu
thường quy trên 80% trong 6 tháng đầu 2018 trừ Amylase (75,6%) và Acid Uric (78,5%).
Kết luận: Tỉ lệ các đơn vị tham gia NK tăng qua các năm (24,9% năm 2015 – 61,8% năm 2018). Kết quả
NK SH – HH tiến bộ qua các năm, 6 tháng đầu 2018 tỉ lệ đạt là trên 80%. Phết máu ngoại biên, Ký sinh trùng
(KST), Sốt rét và Truyền máu là chương trình ngoại kiểm duy nhất đến thời điểm này tại Việt Nam do TTKC
triển khai. Tăng cường đào tạo quản lý chất lượng và xây dựng chương trình NK đạt chất lượng quốc gia và
quốc tế bao phủ danh mục XN, đặc biệt là khu vực vùng núi, kinh tế khó khăn như Kon Tum, Gia Lai, Phú
Yên,... trên cở sở mô hình “3 chân kiềng”: TTKC - Bộ môn XN – Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM để phát
huy thế mạnh chuyên môn các chuyên gia, hội nhập Câu Lạc Bộ Hội Các Cơ Sở Đào Tạo XN /Kỹ Thuật Y Học
và Hội các trường kỹ thuật y học khối ASEAN (AASMT) mà Bộ môn XN là Chủ nhiệm và Phó Chủ tịch.
Từ khóa: NK, quản lý chất lượng PXN.
ABSTRACT
INCREASING THE LABORATORY QUALITY WITH PROFICIENCY TESTING SCHEMES OF QUALITY
CONTROL CENTRER FOR MEDICAL LABORATORY UNDER MINISTRY OF HEALTH AT UNIVERSITY
OF MEDICINE AND PHARMACY FROM YEAR 2015 TO FIRST 6 MONTHS OF YEAR 2018
Vu Quang Huy, Tran Thai, Bui Quang Sang, Le Hoang Anh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 290 – 297
Objectives: Determine the percentage of participating proficiency testing (PT) schemes of laboratories
Quality control center for medical laboratory managing from Da Nang province to Southern. Assess the quality
of these laboratories with Chemistry and Hematology schemes. Orient module to develop another PT schemes.
* Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
** Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng XN Y học Bộ Y tê – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
*** Khoa XN Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2
Tác giả liên lạc: PGS. TS. BS. Vũ Quang Huy, ĐT: 0913586389, Email: drvuquanghuy@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 291
Methods: A cross-sectional descriptive study, 634 laboratories of Ministries, provinces, districts, clinics in
public and private from Da Nang province to Southern from year 2015 to first 6 months of year 2018.
Results: There is 61.8% of participation precent in first 6 months of year 2018. Chemistry scheme was the
greatest participation proportation; the next largest participation was Hematology. The percentage of
participating PT schemes of regions increased through years, in 2015 less than 50% but more than 50% in first 6
months of 2018 and 6 provinces including Khánh Hòa, Đăk Lak, Đak Nông, Bình Dương, Đồng Nai and Hồ Chí
Minh city over 70%. The proportion of 14 routine analytes of chemistry and 5 routine analytes is over 80% in
first 6 months of 2018, except of Amylase (75.6%) và Uric acid (78.5%).
Conclusion: Percentage of participation increased between 2015 and 2018 (from 24.9% in 2015 to 61.8% in
2018). The results of Chemistry and Hematology schemes were improved yearly, the first 6 months of year 2018
was over 80%. Quality Control Center for Medical Technology deploys the PT schemes of Blood smear,
Parasitology, blood transfusion that are only proficiency testing schemes until now at Vietnam. Increase the QMS
training and develop the PT schemes accredited with national and international standards to cover laboratory test
list, especially highland, difficult economy such as Kon Tum, Gia Lai, Phu Yen, etc., based on 3 pile module:
QCC-MTF-UMPHCM hospital to promote the strength of professional experts, to intergrate the Club of
Vietnamese association of school of medical Technology and Asean association of schools of medical technology
that Medical Technology Faculty (MTF) of University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh City
(UMPHCM) is the chairman and Vice president.
Keywords: Proficiency testing, quality management system.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhằm nâng cao chất lượng XN Y học để
đảm bảo kết quả XN chính xác, kịp thời; giảm
phiên hà, chi phí cho người bệnh, tiết kiệm
nguồn lực xã hội; đồng thời hội nhập mạng lưới
kiểm chuẩn chất lượng XN trong khu vực và thế
giới; Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt đề án 316
và Bộ Y tế ban hành tiêu chí đánh giá mức chất
lượng PXN Y học theo quyết định 2429/QĐ-BYT.
Trong đó NK là tiêu chí bắt buộc để xếp mức
chất lượng PXN, làm cơ sở cho việc liên thông,
công nhận kết quả XN giữa các cơ sở khám chữa
bệnh(2,5).
Chương trình NK là kiểm soát chất lượng,
đối chiếu và so sánh kết quả XN của một PXN
với kết quả XN của nhiều PXN khác trên cùng
một mẫu, so sánh với kết quả của các PXN
tham chiếu trong nước hoặc quốc tế nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng XN và góp
phần cung cấp bằng chứng công nhận PXN đạt
tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế(1,6).
Xây dựng được chương trình NK chất lượng
quốc gia tốt là một yếu tố quan trọng góp phần
bảo đảm chất lượng XN và đạt sự đồng thuận
kết quả giữa các cơ sở XN, là nhiệm vụ trọng
tâm của Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng XN Y
học Bộ Y tế - Đại học Y Dược Tp.HCM.
Được sự quan tâm của Bộ Y tế và Đại học Y
Dược Tp.HCM, với sự hợp tác hỗ trợ của chuyên
gia, tổ chức quốc tế, TTKC đã và đang triển khai,
phát triển các chương trình NK XN.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ tham gia NK từ 2015 – 6 tháng
đầu 2018 của các PXN từ Đà Nẵng trở vào thuộc
TTKC quản lý.
Xác định kết quả chương trình NK SH, HH
từ 2015 – 6 tháng đầu 2018 ở đối tượng trên.
Định hướng mô hình phát triển các chương
trình NK.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nơi thực hiện
Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng XN Y học
Bộ Y tế – Đại học Y Dược TP.HCM, đạt ISO 9001
AJA tháng 2/2017; ISO 17043: đánh giá ban đầu
tháng 7/2017, đang đánh giá công nhận bởi Sở
Dịch vụ khoa học của Bộ Khoa học Công Nghệ
Thái Lan.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 292
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Các đơn vị PXN từ Đà Nẵng trở vào.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các PXN thuộc địa bàn TTKC quản lý.
Các PXN tham gia NK.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các PXN không tham gia hay gửi kết quả
đầy đủ trong 1 chu kỳ NK.
Thu thập số liệu
Thông qua kết quả NK phân tích từ Randox
và TTKC.
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được xử lý bằng chương trình
Microsort Excel 2010.
KẾT QUẢ
Các đơn vị tham gia NK từ 2015 – 6 tháng đầu
2018 của các PXN từ Đà Nẵng trở vào thuộc
TTKC quản lý
Bảng 1. Tỉ lệ các đơn vị tham gia NK từ 2015 - 6
tháng đầu 2018 (n=634).
Đặc điểm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tần số (n) 158 219 327 392
Tỉ lệ (%) 24,9 34,5 51,6 61,8
Bảng 2. Tỉ lệ tham gia NK từ 2015 - 6 tháng đầu 2018 theo Địa phương.
Tỉnh
2015 2016 2017 2018
n % n % n % n %
Lâm Đồng (n=25) 8 32 9 36 14 56 16 64
Khánh Hòa (n=32) 10 31 20 63 20 63 26 81
Thành phố Hồ Chí Minh (n=13) 11 85 11 85 11 85 12 92
Ninh Thuận (n=18) 4 22 7 39 12 67 13 72
Đắk Lắk (n=50) 17 34 24 48 32 64 33 66
Đà Nẵng (n=44) 9 20 17 39 17 39 27 61
Bình Thuận (n=34) 9 26 15 44 19 56 20 59
Phú Yên (n=28) 3 11 5 18 5 18 9 32
Bình Định (n=63) 7 11 8 13 13 21 18 29
Bình Dương (n=60) 15 25 27 45 32 53 42 70
Tây Ninh (n=30) 10 33 10 33 16 53 17 57
Quảng Ngãi (n=30) 3 10 5 17 10 33 16 53
Đồng Nai (n=52) 16 31 19 37 38 73 47 90
BR-VT (n=37) 6 16 8 22 12 32 13 35
Đắk Nông (n=15) 3 20 3 20 9 60 7 47
Quảng Nam (n=38) 10 26 10 26 10 26 21 55
Kon Tum (n=19) 2 11 4 21 4 21 6 32
Bình Phước (n=21) 6 29 6 29 8 38 10 48
Gia Lai (n=34) 8 24 12 35 12 35 13 38
Bảng 3. Tỉ lệ tham gia NK từ 2015 - 6 tháng đầu 2018 theo các chương trình NK.
STT Năm 2015 2016 2017 2018
Các chương trình NK phối hợp RANDOX
1 SH 108 176 236 293
2 Công thức máu 89 145 224 280
3 Đông Máu 30 44 58 71
4 Miễn dịch 21 31 33 56
5 Nước tiểu 14 26 39 66
6 HbA1c 11 24 29 60
7 Khí Máu 3 2 8 13
8 Tim Mạch 4 4 9 17
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 293
STT Năm 2015 2016 2017 2018
9 Sàng lọc trước sinh 1 2 2 9
10 HIV
11 13 18
11 Tốc độ máu lắng
2 4 10
12 AE
5 5 8
13 Syphyllis
5 5 6
14 ToRCH
2 6
15 EBV
1 2
16 Protein đặc hiệu
6
17 Miễn dịch đặc hiệu 1
5
18 Dịch não tuỷ
4
Các chương trình NK TTKC tự triển khai
19 Định nhóm máu 55 41 49 47
20 Vi sinh lâm sàng 37 31 34 46
21 KST (Huyết thanh chẩn đoán, KST Đường ruột, KST Sốt rét)
15 28 71
22
Sinh học phân tử (HBV định lượng, HCV định lượng, HCV
Genotype, HPV Genotype, MTB)
12 18 47
23 Phết máu ngoại biên
28 21
24 Truyền máu
29
25 Huyết thanh học Viêm gan B&C
29
Kết quả chương trình NK SH, HH từ 2015 – 6 tháng đầu 2018
Biểu đồ 1. Kết quả NK SH 6 tháng đầu 2018
Biểu đồ 2. Kết quả NK các XN Amylase, Creatinin, Acid Uric từ 2015 - 6 tháng đầu 2018
9.9 12.4 19.3 14.7 6.3
16.4 9.7 11.1 12.4 9.7 12.4 12.0 10.0 16.1
6.0 7.7
5.1 5.3
4.8
4.2
6.6 7.3 4.4 6.2 7.2 3.7 5.6
5.5
84.1 79.9 75.6 80.0 88.9 79.4 83.7 81.5 83.2 84.1 80.4 84.3 84.4
78.5
KHÔNG ĐẠT XEM XÉT ĐẠT
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 294
Biểu đồ 3. Kết quả NK Công thức máu 6 tháng đầu 2018
Biểu đồ 4. Kết quả NK các XN WBC, RBC, PLT từ 2015 – 6 tháng đầu 2018
BÀN LUẬN
Tỉ lệ kết quả thực hiện EQA trong nghiên cứu.
Trong 634 đơn vị từ Đà Nẵng trở vào thuộc
TTKC quản lý, Tỉ lệ các đơn vị tham gia NK tăng
qua các năm (24,9% năm 2015 – 61,8% năm
2018)(7). Cho thấy sự quan tâm của các đơn vị về
chất lượng XN ngày càng tăng và hiệu quả trong
việc triển khai quản lý chất lượng XN của Bô Y tế
và TTKC.
Trong đó phần lớn các đơn vị tham gia
chương trình NK SH, HH. Các chương trình NK
khác (Đông máu, miễn dịch, nước tiểu, HbA1C,
khí máu, tim mạch,..) số lượng tham gia còn thấp
hoặc có chương trình vẫn chưa có đơn vị tham
gia. Có thể do XN SH và HH là những XN
thường quy, có nhiều thông số là “tiêu chuẩn
vàng” hay “dấu chỉ điểm” trong chuẩn đoán
bệnh ở các đơn vị y tế hoặc do danh mục XN liên
thông của Bộ Y tế theo Quyết định 3148/QĐ-BYT
tập trung vào 2 nhóm XN trên(3).
Tỉ lệ các PXN tham gia NK theo địa phương
tăng qua các năm: 2015, hầu hết các Tỉnh tham
gia NK đều dưới 50%, 6 tháng đầu 2018, có 10/18
Tỉnh tham gia NK trên 50% trong đó có 6 Tỉnh
tham gia trên 70% (Khánh Hòa, Đak Lak, Đak
Nông, Bình Dương, Đồng Nai và Thành phố Hồ
Chí Minh). Cho thấy có sự quan tâm của Sở Y tế
và các đơn vị y tế về quản lý chất lượng ở các
khu vực này. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khu vực
có tỉ lệ tham gia dưới 50% như Kon Tum, Gia
Lai, Ninh Thuận, Phú Yên,... Đây là khu vực ở
vùng núi, kinh tế còn nhiều khó khăn.
Nhìn chung số lượng và tỉ lệ tham NK tăng
dần qua các năm theo các chương trình cũng
như địa lý. Tuy nhiên số lượng tham gia NK đến
6 tháng 2018 là 61,8%. Có thể do chi phí mẫu NK
vẫn chưa phù hợp so với các đơn vị ở các khu
vực vùng sâu, vùng sa. Do đó TTKC cần tăng
cường nghiên cứu và triển khai các chương trình
NK phù với nhu cầu và thưc tiễn của các đơn vị
nhằm bao phủ “vùng trắng NK”, các khu vực
TTKC quản lý.
Kết quả các chương trình NK SH, HH từ 2015 –
6 tháng đầu 2018
Kết quả NK SH 6 tháng đầu 2018, đa phần
các thông số XN đều có tỉ lệ đạt trên 80%, mặc
11.78 9.86 10.96 10.96 6.85
6.85 6.03 4.11 7.4 4.11
81.37 84.11 84.93 81.64 89.04
HCT HB PLT RBC WBC
KHÔNG ĐẠT XEM XÉT ĐẠT
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 295
dù có 2 thông số Amylase (75,6%) và Acid Uric
(78,5), có thể do XN Amylase có hệ số động học
lớn hay do các đơn vị không nắm rõ phương
pháp đo dẫn đến khai báo sai các thông tin về
XN này. Tuy nhiên tỷ lệ đạt của 2 thông số trên
tiến bộ rõ rệt qua các năm.
Tình hình thực hiện chương trình NK HH 6
tháng đầu 2018 với 5 thông số cơ bản HCT, Hb,
PLT, RBC, WBC tỷ lệ đạt trên 80%. Vì kỹ thuật
định lượng các thông số trên được thực hiện
bằng cách đo trực tiếp trong buồng đếm của các
trang thiết hiện đại.
Nhìn chung chất lượng các kết quả XN đều
tiến bộ qua các năm. Sự tiến bộ này do sự quan
tâm của Bộ Y tế, Thủ tướng, Sở Y tế phối hợp
cùng TTKC tích cực triển khai quản lý chất
lượng cho các đơn vị, nâng cao kiến thức nhân
viên XN và nhận thức lãnh đạo bệnh viện. Song
song là sự phát triển của công nghệ, trang thiết
bị Y tế (từ thủ công bán tự đông tự động
hóa) nên kết quả XN ngày càng đồng nhất giữa
các đơn vị, cơ sở cho liên thông XN.
Phát triển chương trình NK trên cở sở mô hình
“3 chân kiềng”: Bộ môn XN – Bệnh viện Đại
học Y Dược Tp.HCM – Trung tâm Kiểm chuẩn
chất lượng XN Y học
Trong bất kỳ hoạt động nào, khi có sự kết
kết hợp của nhiều nguồn lực có trình độ
chuyên môn cao và phân công lao động rõ
ràng, chịu trách nhiệm và bồi dưỡng hợp lý thì
hiệu quả công việc sẽ được cải thiện và tiết
kiệm được chi phí vận hành cũng như nguồn
nhân lực cho hệ thống.
Từ đó, kết hợp Bộ môn XN, TTKC và Bệnh
viện Đại học Y Dược, nhắm nâng cao các hoạt
động XN, đảm bảo chất lượng XN, nghiên cứu,
và giảng dạy để mang lại những lợi thế nhất
định. Trước mắt là lợi thế về nguồn nhân lực,
phát huy tối đa khả năng làm việc của các cá
nhân trong hệ thống, số lượng nhân lực cần thiết
cho hoạt động của cả 3 đơn vị có thể giảm đi 1/3.
Hơn nữa, lợi ích mang lại không chỉ cho hệ
thống / tập thể mà cho cả cá nhân, khi mang trên
nhiều công việc và nhiều công trình nghiên cứu
khác nhau.
Xét đến khía cạnh của từng đơn vị:
Bộ môn XN
Thế mạnh là nguồn lực giảng viên có trình
độ chuyên môn sâu ở các lĩnh vực như SH, HH,
vi sinh, KST, giải phẫu bệnh và sinh học phân tử;
là lực lượng nòng cốt tham gia vào các chương
trình đào tạo được tổ chức bởi TTKC theo mô
hình đào tạo liên tục, bên cạnh các chương trình
đào tạo truyền thống của Đại học Y Dược; ngoài
ra, giảng viên có thể trực tiếp tham gia vào các
hoạt động thực hành XN tại Bệnh viện Đại học Y
Dược cơ sở II, tối ưu khả năng ứng dụng/sử
dụng kiến thức chuyên môn trong thực tế cận
lâm sàng để giảng dạy sinh viên, giúp họ có thể
sẵn sàng làm việc sau khi tốt nghiệp. Bộ môn XN
còn là nơi đầu tiên triển khai chương trình thạc
sĩ kỹ thuật y học chuyên ngành XN ở Việt Nam.
Từ 2014 – 2018: Bộ môn tuyển sinh 5 khóa đào
tạo cho 115 Thạc sĩ XN. Và tiến tới đào tạo Tiến
sĩ Kỹ thuật Y học chuyên ngành XN. Hội nhập
Quốc gia và Quốc tế: 3/11/2016 chính thức gia
nhập Hội các trường kỹ thuật y học khối
ASEAN, cụ thể hóa qua tuyên bố Mahidol.
PGS.TS. Vũ Quang Huy được tín nhiệm bầu làm
phó Chủ tịch hội AASMT. Tuyên bố Manila, trên
các nội dung chính: Công nhận lẫn nhau dựa
trên một số lĩnh vực đã thống nhất, Hợp tác
nghiên cứu giữa các thành viên, Thống nhất
chương trình đào tạo kỹ thuật y học, Mở rộng
hoạt động phục vụ cộng đồng trong các nước
thành viên. Ngày 16/4 Hiệp hội các trường Đại
học, Cao đẳng Việt Nam ra mắt thành lập Câu
Lạc Bộ Hội Các Cơ Sở Đào Tạo XN /Kỹ Thuật Y
Học và nhất trí PGS. Vũ Quang Huy – Trưởng
bộ môn XN- Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh là chủ nhiệm của Câu lạc bộ. Với mục tiêu
hoạt động là: Đoàn kết, cộng tác, cùng phát triển
hội nhập khu vực, quốc tế và là nơi tập hợp của
các trường, khoa, TTKC và chuyên gia XN trong
cả nước(4).
Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở II là môi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 296
trường tốt nhất cho sinh viên thực tập tốt nghiệp
và giảng viên trong thực hành cận lâm sàng và
giảng dạy thực tế. Bệnh viện còn là nơi cung cấp
nguồn mẫu cho nghiên cứu khoa học về cận lâm
sàng, và cung cấp nguồn vật liệu để sản xuất các
mẫu nội kiểm / NK phục vụ cho công tác đảm
bảo chất lượng XN sau này. Bệnh viện cũng là
nơi bác sĩ điều trị và người làm cận lâm sàng/
giảng viên có thể gặp nhau, trao đổi để có những
kiến thức cập nhật, phù hợp cho sinh viên và các
chủ đề nghiên cứu phù hợp phục vụ nhu cầu
điều trị.
Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng XN Y học
Bộ Y tế
Có trang thiết bị hiện đại cho hoạt động quản
lý chất lượng XN, còn có lợi thế về nguồn nhân
lực chuyên môn và quản lý chuyên nghiệp và
khả năng qui tụ nhiều đơn vị khác nằm ngoài hệ
thống chân kiềng này. Vì vậy vai trò của TTKC
nằm ở tầm vóc lớn hơn - mức độ quốc gia. TTKC
triển khai các chương trình ngoài kiểm Phết máu
ngoại biên, Huyết thanh KST, KST đường ruột,
Phết máu tìm KST Sốt rét, Truyền máu là
chương trình ngoại kiểm duy nhất đến thời
điểm này tại Việt Nam và các chương trình đào
tạo chuyên đề quản lý chất lượng xét nghiệm
theo Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng
xét nghiệm y học – Quyết định 2429/QĐ-BYT.
Tóm lại, sự kết hợp của 3 đơn vị thành một
hệ thống hoạt động nhịp nhàng sẽ mang lại lợi
ích cho cả 3 đơn vị / hệ thống, tận dụng được thế
mạnh và tối đa vai trò của từng đơn vị. Hơn thế
nữa, cũng có lợi ích cho các nhân tham gia vào
hệ thống này. Những cá nhân trong hệ thống sẽ
có khả năng hiện thực hóa mục tiêu công việc
của mình, không phải như một công nhân / viên
chức truyền thống mà một nhân viên có khả
năng chủ động trong công việc, đóng góp tích
cực cho sự phát triển của tập thể và xã hội.
KẾT LUẬN
Qua 634 PXN tham gia trong nghiên cứu:
Tỉ lệ các đơn vị tham gia NK tăng qua các
năm (từ 24,9% năm 2015 – 61,8% 6 tháng đầu
2018). Phần lớn các đơn vị tham gia chương
trình NK SH hoặc HH. Tỉ lệ các PXN tham gia
NK theo địa phương tăng qua các năm: 2015 <
50%, 6 tháng đầu 2018 > 50% trong đó 6 tỉnh
Khánh Hòa, Đăk Lak, Đak Nông, Bình Dương,
Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh đạt trên 70%.
Kết quả NK SH – HH tiến bộ qua các năm, 6
tháng đầu 2018 tỉ lệ đạt trên 80%.
TTKC triển khai chương trình ngoài kiểm
Phết máu ngoại biên, Huyết thanh KST, KST
đường ruột, Phết máu tìm KST Sốt rét, Truyền
máu là chương trình ngoại kiểm duy nhất đến
thời điểm này tại Việt Nam và chương trình đào
tạo chuyên đề quản lý chất lượng xét nghiệm
theo Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng
xét nghiệm y học – Quyết định 2429/QĐ-BYT.
Phát triển chương trình NK, hỗ trợ tại địa
phương cho các đơn vị trên cở sở mô hình “3
chân kiềng”: TTKC - Bộ môn XN – Bệnh viện Đại
học Y Dược Tp.HCM để phát huy thế mạnh các
chuyên môn chuyên gia, hội nhập Câu Lạc Bộ
Hội Các Cơ Sở Đào Tạo XN/ Kỹ Thuật Y Học,
Hội các trường kỹ thuật y học khối ASEAN mà
Bộ môn XN là Chủ nhiệm và Phó Chủ tịch tuơng
ứng để phát triển xây dựng các chương trình NK
chất lượng quốc gia và quốc tế.
KIẾN NGHỊ
Triển khai chương trình NK ngày càng rộng,
sâu hơn nữa; bao phủ toàn bộ các PXN và danh
mục XN thực hiện cho người bệnh, đặc biệt là
các khu vực vùng núi, kinh tế khó khăn, nghèo
như Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Ninh Thuận,
nhằm bảo đảm chất lượng XN phục vụ công tác
khám chữa bệnh, liên thông kết quả XN và giảm
bớt chi phí cho các PXN tham gia. Tăng cường
đào tạo, tập huấn quản lý chất lượng XN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2013). Thông tư 01/2013/TT-BYT ngày 11/01/2013 của
Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng
XN tại cơ sở khám, chữa bệnh.
2. Bộ Y Tế (2017). Quyết định 2429/QĐ-BYT ngày 12/7/2017 của
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Tiêu chí đánh giá mức chất lượng
PXN.
3. Bộ Y Tế (2017). Quyết định 3148/QĐ-BYT ngày 7/7/2017 của Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hành. Danh mục XN áp dụng để liên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 297
thông, công nhận kết quả XN.
4. Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam (2018). Quyết
định 176/QĐ-HH ngày 8 tháng 3 năm 2018: Thành lập Câu Lạc
Bộ Hội Các Cơ Sở Đào Tạo XN /Kỹ Thuật Y Học.
5. Thủ tướng Chính phủ (2016). Đề án 316/TTg-CP ngày 27 tháng
02 năm 2016 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án tăng
cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng XN Y học giai đoạn
2016 – 2025.
6. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/IEC 17043: 2011
https://thuvienphapluat.vn/TCVN/Linh-vuc-khac/Tieu-chuan-
Viet-Nam-TCVN-ISO-IEC-17043-2011-ve-danh-gia-su-phu-
hop-Yeu-cau-chu-907999.aspx.
7. Vũ Quang Huy (2016) “Khảo sát nhu cầu tham gia NK và
đánh giá chất lượng năm 2015 tại các PXN thuộc Trung tâm
kiểm chuẩn chất lượng XN Y học Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh tập 20
(5): 397 – 403.
Ngày nhận bài báo: 31/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_xet_nghiem_y_hoc_tu_2015_den_6_thang_dau.pdf