Nâng cao chất lượng huấn luyện kỹ năng, kỹ xảo dịch nói - Đinh Quang Trung

Tài liệu Nâng cao chất lượng huấn luyện kỹ năng, kỹ xảo dịch nói - Đinh Quang Trung: 78 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 v Dịch thuật 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tiếng Trung Quốc, khái niệm “phiên dịch” (翻译) bao hàm cả “dịch nói” (口译)và “dịch viết” (笔译); khái niệm “biên dịch” (编 译) bao gồm hai hoạt động “biên tập” (编辑) và “phiên dịch” (翻译). Trong tiếng Việt, hai từ “phiên dịch” và “biên dịch” là dùng âm Hán - Việt của hai từ “翻译” và “编译”. Để tránh nhầm lẫn và thuận lợi cho việc diễn đạt, trong quá trình luận giải chúng tôi thống nhất sử dụng khái niệm “phiên dịch” hoặc “dịch” để chỉ chung cho các hoạt động dịch; sử dụng hai khái niệm “dịch nói” và “dịch viết” để thảo luận riêng rẽ hai hình thức dịch; khái niệm “dạy dịch” và “dạy học phiên dịch” là một. Ngoài ra, căn cứ vào phương thức dịch chia thành dịch nói và dịch viết. ĐINH QUANG TRUNG* *Học viện Khoa học Quân sự, ✉ dinhquangtrung402@yahoo.com.vn Ngày nhận: 14/3/2017; Ngày hoàn thiện: 29/3/2017; Ngày duyệt đăng: 10/5/2017 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG, KỸ XẢO DỊCH NÓI Dị...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng huấn luyện kỹ năng, kỹ xảo dịch nói - Đinh Quang Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
78 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 v Dịch thuật 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tiếng Trung Quốc, khái niệm “phiên dịch” (翻译) bao hàm cả “dịch nói” (口译)và “dịch viết” (笔译); khái niệm “biên dịch” (编 译) bao gồm hai hoạt động “biên tập” (编辑) và “phiên dịch” (翻译). Trong tiếng Việt, hai từ “phiên dịch” và “biên dịch” là dùng âm Hán - Việt của hai từ “翻译” và “编译”. Để tránh nhầm lẫn và thuận lợi cho việc diễn đạt, trong quá trình luận giải chúng tôi thống nhất sử dụng khái niệm “phiên dịch” hoặc “dịch” để chỉ chung cho các hoạt động dịch; sử dụng hai khái niệm “dịch nói” và “dịch viết” để thảo luận riêng rẽ hai hình thức dịch; khái niệm “dạy dịch” và “dạy học phiên dịch” là một. Ngoài ra, căn cứ vào phương thức dịch chia thành dịch nói và dịch viết. ĐINH QUANG TRUNG* *Học viện Khoa học Quân sự, ✉ dinhquangtrung402@yahoo.com.vn Ngày nhận: 14/3/2017; Ngày hoàn thiện: 29/3/2017; Ngày duyệt đăng: 10/5/2017 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG, KỸ XẢO DỊCH NÓI Dịch viết là dịch bằng bút, dịch và viết thành văn bản. Căn cứ vào lĩnh vực phiên dịch có thể chia thành: dịch chính trị, dịch quân sự, dịch thương mại, dịch văn học.... Căn cứ vào yêu cầu phiên dịch có thể chia thành: dịch toàn văn, lược dịch, trích dịch ..., các loại hình phiên dịch trên về bản chất là giống nhau, nhưng khác nhau về yêu cầu, đều kiện và thời gian làm việc. Quy trình dịch viết thông thường phải trải qua ba bước: hiểu nguyên văn, biểu đạt thành ngôn ngữ dịch và chỉnh sửa bản dịch. Chất lượng bản dịch viết thể hiện ở ba yếu tố cơ bản là: độ trung thành với nguyên tác, sự mạch lạc trong biểu đạt và sự tinh tế trong lựa chọn từ ngữ. Người làm công tác dịch viết cần có kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng dịch thuật vững chắc, cần có kiến thức văn hóa xã hội phong phú, trình độ lý luận cao, đạo đức nghề nghiệp trong sáng. TÓM TẮT Kỹ năng dịch nói là năng lực nắm và vận dụng kiến thức, phương pháp để hoàn thành nhiệm vụ phiên dịch. Kỹ xảo dịch nói là sự linh hoạt trong quá trình vận dụng các thủ pháp phiên dịch, làm gia tăng hiệu quả, chất lượng phiên dịch. Chất lượng của hoạt động dịch nói phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và tính chuyên nghiệp của người dịch. Để giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo dịch nói, xin trao đổi một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế phiên dịch và dạy học phiên dịch trong môi trường quân đội. Từ khóa: dịch nói, huấn luyện, kỹ năng, kỹ xảo. 79KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 dịch thuật v Dịch nói là dịch và biểu đạt thành lời nói. Ngoài việc phân chia theo lĩnh vực chuyên môn, căn cứ vào yêu cầu, điều kiện, thời gian, không gian, bối cảnh làm việc, dịch nói chia thành hai hình thức phiên dịch chủ yếu: dịch đuổi (luân phiên) và dịch cabin (đồng thời). Quy trình của hoạt động dịch nói là: nghe, dịch và biểu đạt. Người dịch có thể ngồi ngay cạnh để dịch cho một hoặc hai người nghe, nhưng cũng có thể phải dịch cho cả hội nghị cùng nghe. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể, người phiên dịch có thể có hoặc không có sự chuẩn bị trước, nhưng cho dù trong hoàn cảnh nào thì người phiên dịch cũng phải luôn trong tư thế sẵn sàng, tự tin và quyết đoán. Chất lượng của hoạt động dịch nói phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp của người dịch. Yêu cầu cơ bản đối với chất lượng dịch nói là: “đúng và nhanh”. Người dịch tiến hành dịch ngay sau khi người nói truyền đạt một phần nội dung hoặc toàn bộ nội dung. Phương thức dịch này thường được sử dụng trong các trường hợp như: họp báo, hội đàm, tham quan phỏng vấn. Khi dịch cabin, người dịch tiến hành dịch gần như đồng thời với người nói. Nội dung dịch thường liên quan tới nhiều lĩnh vực, nên người phiên dịch cần có hiểu biết rộng, phải có sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt. Khi dịch nói, tinh thần phải tập trung cao độ, không những phải nghe hiểu và ghi nhớ nội dung của người nói, mà phải sử dụng ngôn ngữ dịch một cách chính xác và lưu loát. Luôn phải có thái độ kính trọng lễ phép, luôn lịch sự trong cả lời nói đến hành vi cử chỉ, tạo cho người nghe cảm giác tin tưởng. Đa số các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu dịch thuật đều nhất trí cho rằng, tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng dịch nói thể hiện ở một số nội dung như: (1) Độ tin cậy. Nội dung thông tin truyền đạt của văn dịch đầy đủ, chính xác, trung thực với nội dung ngôn ngữ nguồn. (2) Độ chuẩn mực về ngôn ngữ. Phương thức biểu đạt của lời dịch rõ ràng, lô gíc, chính xác, dùng từ sát, phát âm rõ ràng, người nghe dễ tiếp nhận; thích nghi với mọi giọng nói, hiểu nội dung chuyên môn, biểu đạt rõ ràng tự nhiên. (3) Độ linh hoạt. Trong khoảng thời gian ngắn có thể ứng phó với vấn đề khó, kịp thời truyền đạt thông tin hai chiều, nắm bắt được ý đồ của người nói, khái quát dịch tóm lược nguyên văn. (4) Tính kỹ thuật. Tác phong chuyên nghiệp, nghệ thuật giao tiếp, chiến lược ứng phó tình huống, nắm bắt sự khác biệt văn hóa, làm chủ tình huống giao tiếp; phải thông thạo các thao tác kỹ thuật, bao gồm việc sử dụng micrô, tai nghe, điều chỉnh các đường âm thanh ngôn ngữ. Mục đích của việc học phiên dịch là vận dụng, khi nào kiến thức và kỹ năng phiên dịch của người học được vận dụng thành công trong giao tiếp, khi đó việc học phiên dịch mới thực sự có kết quả. Học phiên dịch tiếng Trung Quốc cũng phải tiếp thu kiến thức ngôn ngữ, kiến thức phiên dịch, nhưng không phải lấy việc tiếp thu kiến thức làm chính, mà phải chú trọng khâu chuyển hoá kiến thức thành kỹ năng, coi việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo phiên dịch và năng lực vận dụng vào thực tế phiên dịch là mục đích cuối cùng. Để giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng của việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo dịch nói, dưới đây xin trao đổi một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế phiên dịch và dạy học phiên dịch trong môi trường quân đội. 2. KỸ NĂNG, KỸ XẢO DỊCH NÓI VÀ PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN 2.1. Kỹ năng dịch nói Kỹ năng phiên dịch là năng lực nắm và vận dụng kiến thức, phương pháp để hoàn thành nhiệm vụ phiên dịch. Cụ thể là năng lực tiếp thu ngôn ngữ, có thể lĩnh hội toàn bộ nội dung thông tin, hiểu một cách toàn diện, triệt để hình thức và nội dung của nguyên văn; năng lực biểu đạt ngôn ngữ, có thể biểu đạt chính xác ý nghĩa và sắc thái tu từ bằng ngôn ngữ dịch; năng lực ứng phó và 80 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 v Dịch thuật xử lí tình huống, tạo sự chú ý và sự tin tưởng từ phía người nghe. Nói tóm lại, kỹ năng phiên dịch chỉ có thể được hình thành và phát triển trên nền tảng tri thức vững chắc về ngôn ngữ và văn hóa xã hội; khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp phiên dịch, dễ dàng hoàn thành việc lý giải nguyên văn và biểu đạt văn dịch, đó chính là kĩ năng phiên dịch. Có thể chia thành năm kỹ năng cơ bản: 1) Kỹ năng lĩnh hội. Có thể lĩnh hội toàn bộ ý nghĩa của thông tin, hiểu một cách toàn diện, triệt để hình thức và nội dung của nguyên văn; 2) Kỹ năng biểu đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ dịch để biểu đạt ý nghĩa, nội dung thông tin và sắc thái tu từ một cách chính xác và hoàn hảo; 3) Kỹ năng thích ứng. Có thể điều chỉnh thể loại, câu cú và từ ngữ theo đúng công năng xã hội của ngôn ngữ; 4) Kỹ năng đối đáp. Khả năng nhanh nhạy trong giao tiếp ứng xử, đây là điểm mấu chốt trong việc thục luyện kỹ năng dịch nói; 5) Kỹ năng ứng phó. Là khả năng sử dụng các thủ thuật để truyền tải, tái hiện một cách chính xác nhất các khái niệm, tên gọi mà nguyên văn có nhưng ngôn ngữ dịch lại không có. Kỹ năng dịch trong thời đại hiện nay không chỉ là khả năng vận dụng lí luận và kỹ xảo dịch để tiến hành dịch nói và dịch viết, mà còn là năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho công việc phiên dịch. Chẳng hạn như, sử dụng phần mềm máy tính để hỗ trợ dịch, giúp người dịch có thể nhanh chóng tra cứu tư liệu và tiến hành phiên dịch, đồng thời bảo đảm tính thống nhất và chuẩn hóa của những thuật ngữ và từ ngữ xuất hiện trong văn bản tài liệu. Công cụ thường gặp nhất trong dịch máy là “kho ghi nhớ dịch thuật” (translation memory). Những công cụ khác bao gồm: phần mềm chuyển dịch, phần mềm biên tập và hiệu đính, các phần mềm văn phòng như hệ thống dàn trang, thiết kế bảng biểu.... 2.2. Kỹ xảo dịch nói Kỹ xảo phiên dịch là việc vận dụng phương pháp phiên dịch làm cho nguyên lý phiên dịch vốn mang tính khái quát, tính chỉ đạo, tính cơ sở trở nên cụ thể hóa, trật tự hóa và thực thi hóa, dựa trên nền tảng việc so sánh sự giống nhau và khác nhau điển hình của đơn vị từ trong hai hệ thống ngôn ngữ không giống nhau, sử dụng các thủ thuật dịch khác nhau (đổi vị trí, thay thế, thêm từ, bớt từ) để truyền đạt thông tin một cách chính xác, hoàn chỉnh. Là sự linh hoạt trong quá trình vận dụng các thủ pháp phiên dịch, làm gia tăng hiệu quả, chất lượng phiên dịch. Việc thành thục các kỹ xảo phiên dịch có thể làm cho các nguyên lý phiên dịch mang tính khái quát, tính chỉ đạo trở nên cụ thể hóa và hiện thực hóa, dựa trên kết quả so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ và hai nền văn hóa khác nhau. Kỹ xảo phiên dịch chỉ có thể được hình thành và phát triển trên nền vững chắc về kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ, cùng với đó là sự linh hoạt và nhanh nhạy trong việc xử lí các tình huống phiên dịch. Hoạt động phiên dịch vừa mang tính khoa học, đồng thời cũng mang tính nghệ thuật, người làm công tác phiên dịch không nên chỉ dừng lại ở việc vận dụng các kỹ xảo phiên dịch sẵn có, mà cần phải thường xuyên đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn, phát triển thêm các kỹ xảo phiên dịch mới. 2.3. Phương pháp huấn luyện 2.3.1. Luyện trí nhớ Trí nhớ của con người được chia làm ba loại: trí nhớ theo cảm giác, trí nhớ tạm thời và trí nhớ dài hạn. Trí nhớ cảm giác ảnh hưởng tới khả năng nghe của người phiên dịch, trí nhớ tạm thời và trí nhớ dài hạn có ảnh hưởng tới việc lưu trữ các thông tin chính từ ngôn ngữ nguồn, như nội dung cốt lõi, từ khóa, các con số. Trí nhớ cảm giác là bước đầu tiên trong xử lí thông tin, giúp người dịch có thể tiếp thu một lượng thông tin khá lớn. Trí nhớ tạm thời giúp lưu trữ những thông tin cần được tiếp tục xử lí, quá trình lưu trữ thông tin cần được tiếp tục xử lí này chính là 81KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 dịch thuật v quá trình chọn lọc thông tin, trở thành sự chú ý mang tính chọn lọc. Những thông tin được chú ý sẽ được xử lí trong trí nhớ tạm thời, nếu không có sự chú ý thì những thông tin này sẽ nhanh chóng bị mất đi. Trong quá trình dịch nói, trí nhớ cảm giác mất đi rất nhanh, đôi khi người dịch không cảm nhận được sự mất đi trí nhớ đó. Thời gian lưu giữ thông tin của trí nhớ tạm thời cũng rất ngắn, nếu không tìm cách để giữ lại thì thông tin cũng sẽ nhanh chóng bị mất đi, do vậy phần lớn các trường hợp người dịch phải tốc ký để ghi chép lại những thông tin cần dịch. Theo các kết quả nghiên cứu, người dịch có thể gộp các thông tin nhỏ thành những đơn vị thông tin lớn, tổ hợp thành các khối kiến thức để tăng dung lượng bộ nhớ, tăng khả năng nhớ được nhiều thông tin trong một khoảng thời gian có hạn. Trí nhớ tạm thời thường chịu áp lực rất lớn, để tránh hiện tượng thông tin bị tích tụ nhiều, quá sức chịu đựng của não bộ, người phiên dịch cần xử lý kịp thời để giảm bớt sức ép về trí nhớ tạm thời. Trí nhớ dài hạn là trí nhớ vĩnh viễn lưu lại những thông tin trong quá khứ, những kí ức lâu dài của người phiên dịch. Khi những thông tin được lưu giữ được kích hoạt thì có thể dùng để lí giải và tiếp nhận những thông tin mới, thông tin mới không ngừng được bổ sung và hoàn thiện. Trong hoạt động phiên dịch, không chỉ sử dụng một hình thức trí nhớ hoặc là trí nhớ tạm thời, hoặc là trí nhớ vĩnh viễn, mà là sự kết hợp các loại trí nhớ một cách nhuần nhuyễn. Trên thực tế, mỗi khi công việc phiên dịch kết thúc, một phần thông tin ở trí nhớ tạm thời sẽ chuyển thành thông tin được lưu trong trí nhớ dài hạn, trong tương lai những thông tin này lại được kích hoạt, để có thể giảm bớt dung lượng bộ nhớ, giúp công việc phiên dịch được thuận lợi hơn. Vai trò của trí nhớ dài hạn và trí nhớ ngắn hạn trong dịch song song và dịch đuổi cũng có điểm khác nhau, mức độ lệ thuộc vào trí nhớ tạm thời khi dịch cabin cao hơn so với dịch đuổi. Những năm gần đây, thông qua những nghiên cứu về trí nhớ tạm thời khi dịch cabin, nhiều học giả cho rằng, trí nhớ tạm thời có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng biểu đạt của người dịch. 2.3.2. Luyện phúc thuật Những bài tập phúc thuật thường là những đoạn băng ngắn, yêu cầu sau khi nghe xong dùng tiếng mẹ đẻ hoặc ngoại ngữ để thuật lại nội dung vừa nghe. Mục đích là nhằm bồi dưỡng năng lực ghi nhớ tạm thời cho người học. Bài tập phúc thuật được chia thành hai loại: một là nhắc lại nguyên những từ, những câu nghe được, không yêu cầu hiểu sâu nội dung nghe, thông tin nghe được có thể chỉ lưu trong trí nhớ tạm thời; loại thứ hai là thông qua việc tư duy về ý nghĩa và mối liên kết trong nội dung để ghi nhớ, loại này giúp tiếp nhận và ghi nhớ những nội dung quan trọng của bài nghe. Trong quá trình luyện tập phúc thuật, không nên chỉ thuật lại câu chữ từ nội dung nghe, cần có sự chỉnh lí, tư duy, biên tập nội dung nghe sau đó tiến hành phúc thuật. Làm được như vậy có thể thu được hiệu quả cao trong việc nâng cao khả năng ghi nhớ, đây cũng là mục đích chính khi làm các bài tập phúc thuật. Mấu chốt trong luyện phúc thuật chính là tập trung cao độ nghe và ghi nhớ. Khi nghe cần chú ý nắm nội dung, căn cứ vào mạch văn để có dự đoán nội dung cốt lõi. Với thể loại tự sự, kết cấu thông thường bao gồm: ai, chuyện gì, lúc nào, ở đâu, cái gì. Ngoài không gian và thời gian ra, còn có thể căn cứ vào các mối quan hệ nhân quả, so sánh, giả thiết để tổ chức sắp xếp các thông tin. Trường hợp tốc độ người nói nhanh quá, không kịp nhớ thì có thể dịch đại ý, để tránh ảnh hưởng tới những nội dung phía sau. Muốn trí nhớ làm việc tốt thì phải có trạng thái tâm lí tốt, muốn tạo được niềm tin từ phía người nghe, người dịch luôn phải thể hiện sự tự tin của mình trong khi biểu đạt. 82 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 v Dịch thuật Nội dung luyện phúc thuật có thể chia làm hai loại: phúc thuật ngôn ngữ nguồn và phúc thuật ngôn ngữ dịch. Giai đoạn đầu luyện tập, có thể chỉ hạn chế nội dung trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 phút. Sau khi cơ bản nắm được các kỹ xảo, có thể tăng thời lượng phúc thuật lên khoảng 5 hoặc 6 phút. Thời gian phúc thuật tăng dần, nội dung phúc thuật cũng khó dần, chủ đề từng bước mang tính chuyên môn sâu như chính trị, kinh tế, quân sự.... Khi các bài tập phúc thuật ngôn ngữ nguồn đạt đến một trình độ nhất định, có thể chuyển sang phúc thuật ngôn ngữ dịch. Việc lựa chọn các chủ đề cho bài tập phúc thuật từ ngoại ngữ sang tiếng mẹ đẻ cũng tương tự như phúc thuật từ tiếng tiếng mẹ đẻ sang ngoại ngữ. Xét từ độ dài và độ khó, phúc thuật bằng ngoại ngữ phải ngắn hơn, dễ hơn. 2.3.3. Luyện ghi chép Thông thường chất lượng dịch nói có ghi chép sẽ thấp hơn dịch không ghi chép, vì người dịch luôn phải phân tâm để ghi chép. Dịch đuổi không ghi chép có liên quan nhất định với những hình thức luyện tập phúc thuật đã nêu ở trên, giúp người dịch tập trung vào nghe và việc truyền đạt nội dung thông tin, không phải là dịch từng từ, từng câu đơn lẻ. Trong quá trình luyện tập dịch, không nên quá chú ý vào hình thức biểu đạt ngôn ngữ dịch, tập trung truyền đạt đầy đủ nội dung thông tin đến người nghe. Luyện tập dịch không ghi chép, có thể lựa chọn những cuộc nói chuyện mang tính xã giao, những chủ đề quen thuộc. Như thế không những rèn luyện được tâm lí bình tĩnh tự tin, mà cũng dễ chuẩn bị. Cùng với việc tăng dần độ khó của các bài tập, có thể lồng ghép các chuyên đề mang tính tổng hợp. Trước khi luyện tập cần có sự bổ sung kiến thức và ngữ liệu về các chủ đề liên quan. 2.3.4. Đối với dịch cabin Dịch cabin là loại hình dịch đòi người dịch phải không ngừng tích lũy, cập nhật kiến thức về ngôn ngữ, tri thức bách khoa, kinh nghiệm nghề nghiệp để có thể sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ phiên dịch trong mọi tình huống. Người dịch phải triệt để tuân thủ những quy định nghề nghiệp, dịch đúng nội dung hội nghị, giữ thái độ trung lập, đảm bảo chất lượng, coi trọng chữ tín, đánh giá đúng bản thân, không vụ lợi, không nhận những nhiệm vụ phiên dịch vượt quá khả năng của mình. Phiên dịch cabin là một công việc mang tính thực tiễn cao, do đó ngoài sự hướng dẫn của các chuyên gia, chủ yếu dựa vào sự chủ động, tích cực luyện tập của người học. Học viên phải không ngừng rèn luyện nâng cao khả năng biểu đạt song ngữ, kiến thức nền, kỹ năng kỹ xảo phiên dịch. Trong lĩnh vực này, năng lực làm việc nhóm cũng rất quan trọng, nhất là với một người mới vào nghề thì càng cần tới sự giúp đỡ, góp ý của những phiên dịch có nhiều kinh nghiệm. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thì để có thể trở thành một phiên dịch cabin chuyên nghiệp, người học phải có môi trường giáo dục tốt, có môi trường rèn luyện gần với thực tế, có mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện cởi mở. Để đảm bảo quá trình dịch ca bin diễn ra thuận lợi, người dịch nên chú ý một số thủ thuật sau: Dịch theo trình tự thông tin nghe được Trong quá trình phiên dịch, căn cứ vào thứ tự các câu nghe được, chia nhỏ thành các ý hay đơn vị thông tin, dùng các từ nối để liên kết các ý với nhau, sau đó diễn đạt bằng ngôn ngữ dịch tới người nghe. Ví dụ: “所有人都可以借助互联网 资源来学习, 不论他们是哪个民族、何种性 别、何种肤色,只要他们可能接入互联网.” Bằng phương pháp trên, có thể tách nhỏ các ý và tiến hành dịch sang tiếng Việt như sau: “Tất cả mọi người // đều có thể sử dụng mạng Internet/ / để học tập // bất kể dân tộc // giới tính // màu da // chỉ cần họ truy cập được vào mạng Internet.” Dịch cabin là dịch nói đồng thời với diễn giả 83KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 dịch thuật v đang nói. Người dịch cố gắng rút ngắn xuống mức thấp nhất độ trễ về thời gian giữa phát biểu và phiên dịch. Kinh nghiệm cho thấy, độ trễ thời gian càng ít, càng giúp người dịch ghi nhớ được nhiều nội dung hơn và dịch được nhiều thông tin hơn. Trật tự từ của tiếng Việt và tiếng Trung khác nhau khá nhiều, do đó nếu muốn sau khi nghe hiểu toàn bộ nội dung ý nghĩa, nắm chắc trật tự cấu trúc câu rồi mới tiến hành dịch thì khó có thể bắt kịp tốc độ nói của diễn giả. Đó cũng chính là lí do dịch thuận được xem là giải pháp hiệu quả trong phiên dịch cabin. Bổ sung nội dung dịch ngay khi có thể Trong quá trình phiên dịch, nếu phát hiện thấy dịch thiếu nội dung hoặc cách diễn đạt sang ngôn ngữ dịch chưa chuẩn xác, cần nhanh chóng tìm cách khắc phục. Kịp thời bổ sung nội dung thông tin mà trước đó dịch sót, hoặc điều chỉnh lại cách diễn đạt mà trước đó dịch chưa thật rõ nghĩa để người nghe tiếp thu thuận lợi và chính xác. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, đôi khi trạng ngữ chỉ thời gian và địa điểm xuất hiện ở cuối câu, nếu tiến hành dịch thuận sẽ thấy không phù hợp với cách nói thông thường của người Trung Quốc. Ví dụ: “Tôi đã đến Học viện Khoa học Quân sự dự buổi hội thảo lúc 10 giờ ngày hôm qua”. Vận dụng phương pháp dịch thuận, có thể dịch câu trên sang tiếng Trung Quốc là “我去 了军事科学学院 // 参加一个研讨会 // 在十 点钟 // 昨天”. Dịch như vậy không sai về nội dung thông tin, nhưng chưa phù hợp về cách diễn đạt, người nghe sẽ cảm thấy không được tự nhiên. Cần nhanh chóng điều chỉnh lại cách diễn đạt cho phù hợp hơn với cách nói của người Trung Quốc. Có thể diễn đạt lại là “昨天上午 十点, 我去了军事科学学院参加一个研讨会”. Hoặc “我去了军事科学学院 // 参加一个研讨 会 // 时间是昨天上午十点”. Tuy nhiên, thời cơ để tiến hành điều chỉnh là không nhiều, bởi nếu không sẽ ảnh hưởng tới thời gian và những nội dung dịch tiếp theo. Chủ động phóng tác Phương pháp này áp dụng trong trường hợp người dịch không cần nghe hết toàn bộ nội dung câu nói của người nói nhưng có thể đoán trước được nội dung tiếp theo, do vậy có thể chủ động tiến hành phiên dịch liên tục. Phương pháp này giúp người dịch bám sát người nói, tạo không khí tự nhiên giữa người nói và người nghe. Ví dụ, trong lễ khai mạc của các hội nghị thường bao giờ cũng xuất hiện những câu như: “我代 表对与会代表表示热烈的欢迎, 并预祝 本次大会取得圆满成功". Gặp những trường hợp tương tự, người dịch chỉ cần nghe một vài từ đầu là có thể dựa vào kinh nghiệm và những thông tin cần thiết chủ động dịch trọn vẹn câu trên sang tiếng Việt: “Thay mặt nhiệt liệt hoan nghênh các vị đại biểu đã tới tham dự hội nghị, chúc hội nghị thành công rực rỡ”. Hãy xem Nguyễn Du dịch phóng tác một đoạn từ tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Trung Quốc: “话说北京有一王员外,为人淳笃,家计不 丰。室人京氏,颇亦贤能。生子王观,学习 儒业。长女翠翘,次女翠云,年俱妙龄。翠 翘生得绰约风流,翠云则天娇妍倩。翠翘性 喜豪华,翠云则性甘宁淡,俱通诗赋。翠 翘尤喜音律,最癖胡琴”。 Nguyễn Du dịch sang chữ Nôm theo thể thơ lục bát là: “Có nhà viên ngoại họ Vương, gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung. Một trai con thứ rốt lòng, Vương Quan là chữ nối dòng Nho gia. Đầu lòng hai ả Tố Nga, Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân. Mai cốt cách tuyết tinh thần, mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Vân xem trang trọng khác vời, khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn.” Chủ động sắp xếp các thông tin Sắp xếp lại thông tin là cách thức mà người dịch cabin có kinh nghiệm thường hay sử dụng. 84 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 v Dịch thuật Người dịch chưa có kinh nghiệm thường chỉ tập trung vào dịch “từ”, do vậy câu dịch thường không được gãy gọn. Dịch cabin cần tuân theo nguyên tắc đảm bảo nội dung “thông tin”, tức là nắm chắc nội dung từ người nói, sau đó chủ động diễn đạt theo cách thức của ngôn ngữ dịch. Ví dụ, dịch câu sau sang tiếng Việt: “有一些国外媒体 对越南发生的事情往往有时而过分乐观、时 而过分悲观的评价。其实过高的期望和过分 的失望,都是由于对越南还不够了解。越南 在前进的道路上,既不是遍地鲜花,也不是 满目荆棘。越南一直按照自己的逻辑,坚忍 不拔地向前发展”. Dựa theo thói quen diễn đạt của người Việt Nam, để vừa thuận lợi cho người nghe, mà vẫn đảm bảo đầy đủ, chính xác nội dung thông tin, có thể dịch là: “Một số phóng viên nước ngoài thường có những nhận xét lúc thì quá lạc quan, lúc thì quá bi quan trước những biến động của Việt Nam. Thực ra, họ đều chưa hiểu biết nhiều về Việt Nam. Con đường phát triển của Việt Nam, không phải toàn thuận lợi, nhưng cũng không phải toàn khó khăn. Việt Nam luôn kiên trì tiến bước theo lôgic riêng của mình.” Dịch nói khác với dịch viết, khi dịch viết chúng ta có thời gian để cấu tứ, cân nhắc lựa chọn, nhưng khi dịch nói, người dịch phải nhanh chóng sắp xếp lại nội dung thông tin đã nghe được và truyền đạt đến người nghe bằng ngôn ngữ dịch, vì vậy không phải lúc nào cũng có thể dịch chuẩn xác từng từ, từng câu. Vấn đề là làm thế nào để nội dung dịch phải đầy đủ và dễ hiểu. Trong không khí khẩn trương của hội nghị, người dịch phải liên tục vừa nghe vừa dịch, phải tập trung cao độ, bình tĩnh và tự tin, chủ động trong mọi tình huống. 2.3.5. Đối với dịch đuổi Đặc điểm của loại hình dịch đuổi là người phiên dịch phải đợi người nói nói xong nội dung trong một khoảng thời gian nhất định rồi mới tiến hành dịch, do đó khả năng nghe rất quan trọng, trong một số trường hợp người nói nói dài, đòi hỏi người dịch cùng lúc phải xử lý nhiều thông tin rồi mới dịch sang ngôn ngữ đích. Dịch cabin và dịch đuổi đều đòi hỏi phiên dịch phải có khả năng ghi nhớ tốt, tuy nhiên, phương pháp ghi nhớ của hai loại hình phiên dịch này là không giống nhau. Trong quá trình dịch đuổi, phiên dịch viên phải có kỹ thuật ghi chép tốt bởi kỹ thuật này ảnh hưởng nhiều tới kết quả và chất lượng phiên dịch, ghi chép tốt cũng sẽ giảm áp lực ghi nhớ của não bộ. Ngoài ra, để nâng cao năng lục dịch đuổi, đòi hỏi phải tích cực tham gia các hoạt động thực tế. Việc rèn luyện thông qua những hoạt động đơn giản như: tháp tùng, khảo sát môi trường kinh doanh hoặc cũng có thể phân hai người thành một nhóm để luyện tập mô phỏng, trong đó một người là người nói, người còn lại là phiên dịch. Trong quá trình dịch đuổi, có thể sẽ bắt gặp một số khó khăn như các con số và các thuật ngữ, đòi hỏi phải có kỹ thuật ghi chép hợp lý, tránh tình trạng bỏ sót hoặc nhầm lẫn. Bí quyết để rèn luyện tâm lý tự tin trước đám đông chính là luyện đọc to, rõ ràng trong công viên hay trên phố, hoặc tham gia một vài buổi thi đấu, diễn xuất nào đó, từng bước gia tăng sự tự tin trước đám đông. Dù dịch cho bất kỳ hoạt động hay hội nghị nào cũng phải làm tốt công tác chuẩn bị. Công tác chuẩn bị ở đây bao gồm: số lượng người tham dự hội nghị, nội dung sẽ thảo luận trong hội nghị, những thuật ngữ chuyên ngành có liên quan tới nội dung của hội nghị. Nếu chuẩn bị kỹ lưỡng những yếu tố trên thì buổi phiên dịch nhất định sẽ thành công tốt đẹp. 3. KẾT LUẬN Phương pháp là đường hướng và các biện pháp để giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình dạy học phiên dịch, không phải là sự giáo điều nhất thành bất biến. Việc lựa chọn phương pháp huấn luyện các kỹ năng dịch nói phải căn cứ vào mục đích dạy học, điều kiện trang thiết 85KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 dịch thuật v IMPROVEMENT IN TRAINING OF INTERPRETATION SKILLS DINH QUANG TRUNG Abstract: Interpreting skills are the ability to grasp and apply knowledge and methods to complete the task of translation task. The translation technique is the flexibility in the process of applying translation techniques, increasing the efficiency and quality of interpreting. The quality of speech translation depends very much on the translator’s ability and professionalism. In order to improve the quality and efficiency of the training practice translation skills and Translation technique, we would like to share some experience gained from the practice of translating and Interpreter teaching in the military environment. Keywords: translate, training, skill, technique. bị dạy học và đối tượng dạy học, quá trình vận dụng phương pháp nhất thiết phải linh hoạt, chủ động điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Phương pháp huấn luyện kỹ năng dịch nói dựa trên cơ sở lý luận giáo dục học, tâm lý học, các quy luật phổ biến của ngôn ngữ học, thông tin học và dạy học ngoại ngữ, là phương pháp huấn luyện đáp ứng yêu cầu dạy học phiên dịch hiện đại, giúp người học có một bước nhảy vọt từ năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp sang năng lực phiên dịch. Muốn có được hiệu quả dịch nói cao, làm cho hai bên hài lòng thì người dịch phải nắm chắc khả năng và chất lượng phiên dịch của bản thân. Người dịch không những phải qua lớp đào tạo dịch nói, trau dồi những kiến thức ngôn ngữ cơ sở, mà phải thường xuyên bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo, như thế mới có thể trở thành một phiên dịch chuyên nghiệp./. Tài liệu tham khảo: 1. 单其昌 (1990),《汉英翻译技巧》, 北京外语教学与研究出版社。 2. 程镇球 (1980),《翻译问题探索》, 北京商务印书馆。 3. 何刚强 (1998),《现代英汉翻译操 作》, 北京大学出版社。 4. 胡晓吉 (1990), 《实用英汉对比翻 译》, 中国人民大学出版社。 5. 刘宓庆 (1999), 《当代翻译理论》, 中国对外翻译出版公司。

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf69_0803_2137254.pdf
Tài liệu liên quan