Tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động sưu tầm hiện vật tại bảo tàng dân tộc học Việt Nam: 87
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0073
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 87-98
This paper is available online at
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG SƯU TẦM HIỆN VẬT
TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
Trần Thị Lệ
Khoa Di sản Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo tập trung phân tích vai trò quan trọng của công tác sưu tầm hiện vật đối với
hoạt động của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập, Bảo tàng đã đẩy
mạnh hoạt động sưu tầm nhằm thu thập hiện vật và tư liệu để xây dựng kho cơ sở và phục vụ
trưng bày thường xuyên. Từ thực trạng tổ chức hoạt động sưu tầm hiện vật ở Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam, tác giả rút ra một số ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó,
bước đầu tác giả đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động sưu tầm ở
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong những năm tới.
Từ khóa: Hoạt động sưu tầm, hiện vật bảo tàng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
1. Mở đầu...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động sưu tầm hiện vật tại bảo tàng dân tộc học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
87
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0073
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 87-98
This paper is available online at
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG SƯU TẦM HIỆN VẬT
TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
Trần Thị Lệ
Khoa Di sản Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo tập trung phân tích vai trò quan trọng của công tác sưu tầm hiện vật đối với
hoạt động của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập, Bảo tàng đã đẩy
mạnh hoạt động sưu tầm nhằm thu thập hiện vật và tư liệu để xây dựng kho cơ sở và phục vụ
trưng bày thường xuyên. Từ thực trạng tổ chức hoạt động sưu tầm hiện vật ở Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam, tác giả rút ra một số ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó,
bước đầu tác giả đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động sưu tầm ở
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong những năm tới.
Từ khóa: Hoạt động sưu tầm, hiện vật bảo tàng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
1. Mở đầu
Sau nhiều năm chuẩn bị và triển khai xây dựng, năm 1995 Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
(Bảo tàng DTHVN) chính thức được thành lập và mở cửa phục vụ công chúng vào năm 1997. Sưu
tầm hiện vật bảo tàng là khâu công tác nghiệp vụ cơ bản, có vai trò đặc biệt quan trọng, nó liên
quan mật thiết với các khâu công tác nghiệp vụ khác như nghiên cứu, kiểm kê, bảo quản, trưng
bày, trình diễn, giáo dục. Đối với Bảo tàng DTHVN, việc tích lũy hiện vật và tư liệu là một nhu
cầu cấp thiết và có ý nghĩa sống còn để phục vụ cho các trưng bày thường xuyên, trưng bày
chuyên đề, các hoạt động trình diễn, các chương trình giáo dục nhằm khẳng định vị thế của
mình đối với xã hội. Đã có một số công trình của Bảo tàng DTHVN nghiên cứu về hoạt động sưu
tầm như: Điều tra cơ bản, nghiên cứu, sưu tầm hiện vật dân tộc học của Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam (2002), Đổi mới tiếp cận dân tộc học trong các bảo tàng (2002), Dự án điều tra, nghiên
cứu, sưu tầm hiện vật dân tộc học các dân tộc Đông Nam Á giai đoạn 2006-2010 (2006), Các
công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tập 7 (2011), Để có một bảo tàng sống
động: Quan niệm và phương thức hoạt động ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (2017); hay một
số bài viết có liên quan đến hoạt động sưu tầm hiện vật trong Tạp chí Bảo tàng & Nhân học (Lê
Anh Hòa [5], Chu Thái Sơn [6], Võ Quang Trọng [9],). Qua nghiên cứu các công trình trên, các
tác giả đã chuyển tải những bài học kinh nghiệm, những vấn đề có tính lí thuyết hay những kết
quả đúc kết từ thực tiễn của hoạt động sưu tầm hiện vật. Như vậy, cho đến nay chưa có một công
trình khoa học nào đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ về hoạt động sưu tầm hiện vật của Bảo
tàng DTHVN từ khi thành lập đến nay. Bài viết này tập trung phân tích ưu điểm, hạn chế của hoạt
động sưu tầm, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác sưu
tầm tầm hiện vật ở Bảo tàng DTHVN những năm tiếp theo.
Ngày nhận bài: 19/7/2018. Ngày sửa bài: 19/8/2018. Ngày nhận đăng: 5/10/2018.
Tác giả liên hệ: Trần Thị Lệ. Địa chỉ e-mail: lett@huc.edu.vn
Trần Thị Lệ
88
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng hoạt động sưu tầm hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Qua nghiên cứu tài liệu thứ cấp kết hợp với khảo sát trực tiếp ở Bảo tàng DTHVN nhằm
đánh giá thực trạng hoạt động sưu tầm hiện vật, tác giả rút ra một số ưu điểm, hạn chế sau:
2.1.1. Ưu điểm
Thứ nhất, Bảo tàng đã tìm ra phương pháp tiếp cận đúng không chỉ riêng trong hoạt động
nghiên cứu-sưu tầm mà áp dụng trong tất cả các hoạt động của Bảo tàng. Do Bảo tàng DTHVN ra
đời muộn nên việc sưu tầm hiện vật về văn hóa và lối sống của các dân tộc đa số cũng như thiểu
số đều trở nên rất khó khăn. Trước tình thế đó, muốn có hiện vật Bảo tàng DTHVN phải tìm ra
cho mình một cách thức, một phương pháp tiếp cận riêng phù hợp với bối cảnh hiện tại. Phương
châm của Bảo tàng trong công tác nghiên cứu-sưu tầm cũng như trong các hoạt động là bắt đầu từ
hiện tại. Phương châm này thể hiện rõ trong quan điểm của PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên là
Giám đốc Bảo tàng:“Phải dứt khoát đoạn tuyệt với quan điểm bảo tàng chỉ là quá khứ. Bảo tàng
còn là đương đại, là tương lai. Bảo tàng phải tham gia vào câu chuyện giúp cho cộng đồng nhận
thức được văn hóa của mình và giúp cho họ phát triển” [4; 83]. Vì vậy, đa số hiện vật của Bảo
tàng không có giá trị lớn về vật chất hay kinh tế nhưng nó lại hàm chứa giá trị văn hóa vật thể và
phi vật thể để giới thiệu về văn hóa và cuộc sống cộng đồng dân cư. Với chủ trương đúng đắn như
vậy, Bảo tàng đã sưu tầm được số lượng hiện vật đáng kể, đáp ứng các hoạt động đa dạng .
Thứ hai, Bảo tàng đã chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước khi đi sưu tầm, đặc biệt là công việc nghiên
cứu. Đối tượng sưu tầm của Bảo tàng là hiện vật dân tộc học phản ánh văn hóa và lối sống của các
tộc người từ xưa đến nay [4; 83]. Vì vậy, trước khi sưu tầm đòi hỏi phải nghiên cứu rất cụ thể về
văn hóa các dân tộc và cuộc sống của họ. Thông qua nghiên cứu, cán bộ sưu tầm hiểu được những
đặc điểm dân tộc học của từng tộc người cụ thể, từ nguồn gốc lịch sử, kinh tế đến văn hóa vật chất
và tinh thầnmặt khác có thể xem như đây là một cuộc kiểm kê các khía cạnh văn hóa vật thể và
phi vật thể của tộc người đó để nắm được thực trạng văn hóa của họ từ đó có cơ sở để xây dựng kế
hoạch sưu tầm và bảo tồn.
Về việc sưu tầm hiện vật tại các nước Đông Nam Á, Bảo tàng đã làm rất tốt công việc nghiên
cứu trước khi triển khai sưu tầm. Theo đó, trước khi đi sưu tầm ngoài việc chuẩn bị đề cương và
danh mục hiện vật cần sưu tầm, cán bộ Bảo tàng còn thu thập tư liệu và ảnh các quốc gia Đông
Nam Á qua các nguồn khác nhau như sách, catalogue, tạp chí, các trang web điện tửvề lịch sử,
văn hóa mỗi quốc gia. Những tư liệu này được tập hợp và sử dụng như là tài liệu tham khảo khi đi
sưu tầm nhằm tiết kiệm thời gian và nhân lực cho chuyến công tác [10; 488].
Trong phạm vi không gian có hạn, khoảng 2 ha đất dành cho phần trưng bày ngoài trời nên
chọn trưng bày cái gì, bao nhiêu công trình để tiêu biểu cho 54 dân tộc cư trú trên 3 miền đất nước
là vô cùng nan giải đối với Bảo tàng DTHVN lúc bấy giờ [10; 559]. Qua nhiều nghiên cứu, thảo
luận khoa học với các chuyên gia dân tộc học và bảo tàng học trong và ngoài nước, cuối cùng Bảo
tàng DTHVN chốt lại sẽ phục dựng 8 ngôi nhà/khuôn viên truyền thống của 8 dân tộc (Việt,
Chăm, Hmông, Dao, Tày, Hà Nhì, Êđê và Bana), 2 nhà mồ (Giarai và Cơtu) và một số công trình
phụ khác. Từ kết quả nghiên cứu đó, Bảo tàng cử đoàn cán bộ gồm các nhà nghiên cứu dân tộc
học, các chuyên gia đến tận các bản làng, dân tộc ở địa phương thuộc nhiều vùng khác nhau để
khảo sát và lựa chọn ngôi nhà.
Nâng cao chất lượng hoạt động sưu tầm hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
89
Có thể nói, những kết quả nghiên cứu của Bảo tàng không chỉ tạo cơ sở cho việc sưu tầm
hiện vật và tư liệu nghe nhìn, làm phim dân tộc học mà còn được thể hiện trong các hoạt động đa
dạng khác như trưng bày, trình diễn, giáo dụcphản ánh tính chuyên nghiệp và cách làm rất riêng
của Bảo tàng.
Thứ ba, Trong quá trình triển khai nghiên cứu, sưu tầm tại thực địa, Bảo tàng đã nhận được
sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan văn hóa, chính quyền địa phương trong và ngoài nước.
Khi tổ chức sưu tầm tại làng, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa Bảo tàng thường gặp một số khó
khăn nhất định về giao thông, ngôn ngữ, vận chuyểnTrong trường hợp này, Bảo tàng đã nhận
được sự tư vấn nhiệt tình của cơ quan văn hóa các cấp hay lãnh đạo thôn, bản. Khi sưu tầm hiện
vật ở các nước Đông Nam Á, Bảo tàng cũng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ nhiệt tình của bảo tàng
nước sở tại, từ việc cử chuyên gia giúp đỡ, xác định địa điểm sưu tầm đến việc lựa chọn, sưu tầm
những hiện vật quý hiếm và mang đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi tộc người. Nhờ đó
Bảo tàng đã giảm được thời lượng đáng kể dành cho việc nghiên cứu, sưu tầm, tiết kiệm chi phí đi
lại và có điều kiện tập trung thời gian vào hoàn thiện các thông tin về hiện vật. Ngoài ra, các cơ
quan văn hóa, Cục Bảo tồn bảo tàng cùng với giám đốc bảo tàng nước bạn cũng đã hỗ trợ thủ tục
pháp lí như giám định chất lượng hiện vật, các thủ tục để vận chuyển hiện vật về Việt Nam. Vì
vậy, các chuyến sưu tầm hiện ở các nước Đông Nam Á, Bảo tàng không gặp trở ngại nào về thủ
tục pháp lí, đảm bảo tuân thủ luật pháp nước bạn về mua bán, vận chuyển hiện vật văn hóa [10; 488].
Thứ tư, Qua sưu tầm, Bảo tàng đã tích lũy được số lượng hiện vật và tư liệu đa dạng phục vụ
cho trưng bày chuyên đề gắn với hoạt động trình diễn, các chương trình giáo dục. Một trong
những đặc điểm hoạt động phục vụ công chúng của Bảo tàng DTHVN là tổ chức rất nhiều trưng
bày chuyên đề gắn với các cuộc trình diễn, khía cạnh không thể thực hiện được trong các trưng
bày thường xuyên. Thực tế cho thấy dù phần trưng bày thường xuyên có được chăm sóc, đổi mới
thì số lượng khách tham quan quay lại cũng không nhiều. Nhu cầu của công chúng quay lại Bảo
tàng là được xem cái mới. Nhằm đáp ứng nhu cầu này, khoảng từ năm 2000 trở lại đây, dựa trên
cơ sở tiềm năng, thế mạnh của Bảo tàng là nguồn hiện vật và tư liệu đã sưu tầm, Bảo tàng đã tổ
chức hàng trăm trưng bày chuyên đề gây ấn tượng mạnh đối với công chúng. Năm 2000, Bảo tàng
tổ chức chương trình giáo dục dành cho trẻ em với tiêu đề “Em học làm đồ chơi đất sét, giấy bồi
và in tranh Đông Hồ”. Năm 2001, Bảo tàng tổ chức trưng bày chuyên đề gắn với trình diễn “Kĩ
thuật dệt và tạo hoa văn batik của người Hmông”Các trưng bày này đều có sự tham gia của
người dân/chủ thể văn hóa, đây là cách làm mới - cách “đưa” chủ thể văn hóa đến với công
chúng đã trở thành “kim chỉ nam” cho hoạt động của Bảo tàng.
2.1.2 Hạn chế và nguyên nhân
Một là, thời kì đầu do chú trọng sưu tầm về số lượng hiện vật nên chất lượng chưa cao, thể hiện:
Số lượng hiện vật và tư liệu không đều giữa các dân tộc. Ở các dân tộc có số lượng đông như
Việt, Mường, Chăm, Thái, Hmông, Daođã sưu tầm được hàng trăm, thậm chí hàng nghìn hiện
vật. Trong khi đó, những dân tộc ít người như Ơđu, Sila, Cống, Cờ Lao, Pu Péo số lượng hiện
vật sưu tầm được rất ít [4; 95]. Với ảnh cũng vậy, cho nên tuy Bảo tàng hiện có lượng ảnh tư liệu
rất lớn nhưng nhiều khi vẫn thiếu ảnh cho một cuộc trưng bày hay để in catalogue. Không những
thế, thành phần hiện vật cũng có vấn đề “thường chỉ tập trung vào một số lĩnh vực văn hóa vật
chất, còn lĩnh vực văn hóa xã hội, tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng còn rất khiêm tốn” [4; 95]. Đặc
Trần Thị Lệ
90
biệt là ở thời kì đầu, do tri thức bảo tàng học còn hạn chế, khi sưu tầm chưa chú trọng nhiều đến
chất lượng hiện vật, một số hiện vật cũ nát hay quá mới chưa đáp ứng được yêu cầu bảo quản và
trưng bày hoặc giá trị sử dụng không cao; thêm vào đó, nhiều hiện vật độc bản, không có hiện vật
để thay thế.
Thiếu thông tin về hiện vật cũng là một vấn đề tồn tại đã lâu và không dễ khắc phục ở Bảo
tàng DTHVN. Trong giai đoạn đầu đa số các hiện vật sưu tầm mới chỉ đáp ứng được những thông
tin cơ bản, thông tin về hiện vật chưa được khai thác sâu, còn thiếu những câu chuyện hấp dẫn
liên quan đến hiện vật. Một vấn đề nổi cộm nữa liên quan đến ảnh chụp, nhiều ảnh không có lí
lịch (phiếu ảnh). Những bất cập này chủ yếu là do hậu quả của tình trạng sưu tầm nhanh, vội trước
đây, chưa kết hợp tốt giữa nghiên cứu và sưu tầm, do hạn chế của việc sử dụng đông đảo sinh viên
tham gia sưu tầm theo đợt, mặc dù Bảo tàng đã tập huấn [4; 96]. Một nguyên nhân nữa là khi Bảo
tàng tiếp nhận hiện vật biếu tặng chưa quan tâm nhiều đến khả năng đáp ứng và nhu cầu sử dụng
của Bảo tàng.
Hầu hết hiện vật mà Bảo tàng đang sở hữu là hiện vật đơn lẻ, chưa xây dựng được các bộ sưu
tập như mong muốn. Hiện nay, ở Bảo tàng cũng đã hình thành một số bộ sưu tập để phục vụ cho
công tác nghiên cứu khoa học, bảo quản, trưng bày và giáo dục. Đó là sưu tập công cụ săn bắn thú
với 256 hiện vật, sưu tập gùi của các cư dân bản địa vùng Trường Sơn- Tây Nguyên với 209 hiện
vật, sưu tập ché của các dân tộc tại chỗ vùng Trường Sơn-Tây Nguyênnhưng đó mới chỉ là
bước đầu [4; 97]. Ngoài việc tổ chức sưu tập theo từng dân tộc, Bảo tàng hướng tới xây dựng sưu
tập theo chuyên đề khác nhau như nhạc cụ, nông cụ, ngư cụ, đồ chơinhưng đến nay Bảo tàng
chưa làm tốt công việc này. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do
kinh phí eo hẹp nên đến nay chủ trương này vẫn chưa thực hiện được là bao.
Hai là, Chưa chú trọng nghiên cứu, sưu tầm hiện vật về đời sống đô thị, về biển. Mặc dù
công tác nghiên cứu-sưu tầm đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được nhiều thành tựu
đáng kể nhưng nếu xem phần trưng bày thường xuyên của Bảo tàng, chúng ta có cảm nhận văn
hóa Việt Nam vẫn chỉ là cuộc sống của những người nông dân ở nông thôn, miền núi mà ít thấy
cuộc sống đô thị và những vấn đề đặt ra với người dân đô thị. Lí do chính là do quan điểm và
nhận thức của những người làm bảo tàng trong thời kì đầu, bị chi phối bởi cái nhìn của dân tộc
học cổ điển, thường chú trọng về nông thôn, về các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa [4; 46].
Trong những năm qua nhận thức của Bảo tàng đã dần thay đổi, ngày càng thấy rõ vai trò của Bảo
tàng trong việc nghiên cứu và giới thiệu xã hội đương đại mà một trong những trọng tâm của nó là
đời sống đô thị và đời sống công nghiệp. Do vậy, Bảo tàng đã tổ chức hàng loạt các hoạt động gắn
với đời sống của người dân đô thị như các trưng bày chuyên đề “100 năm đám cưới Việt Nam”
năm 2005, “Người dân phố cổ và di sản văn hóa phi vật thể” năm 2006. Đặc biệt là trưng bày
“Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp 1975-1986” năm 2006 đã trở thành một sự kiện lịch sử của Hà
Nội những năm đầu thế kỷ XXI, thu hút nhiều đối tượng công chúng đến tham quan, chiêm
nghiệm và phản biện.
Biển của đất nước ta bao la và mảng văn hóa biển cũng rộng lớn nhưng phần trưng bày và
giới thiệu còn rất mờ nhạt do chưa sưu tầm được nhiều hiện vật. Trong tòa nhà Trống đồng có
trưng bày bộ sưu tập các mẫu thuyền được thừa hưởng từ Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhưng không
đầy đủ. Với các dân tộc Kinh, Chăm, Khơme biển cũng chỉ được nhắc đến qua những câu chữ.
Phần trưng bày ngoài trời đây đó có bóng dáng thuyền bè sông nước nhưng vẫn chưa tìm thấy
Nâng cao chất lượng hoạt động sưu tầm hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
91
biển đích thực. Nguyên nhân là do Bảo tàng chưa nhận thức đầy đủ về biển và cũng chưa đầu tư
thích đáng cho việc nghiên cứu biển. Trong ngành Dân tộc học và Văn hóa học, tài liệu nghiên
cứu về biển cũng không có nhiều. Đã đến lúc Bảo tàng DTHVN cần đổi mới mình thông qua việc
nghiên cứu, sưu tầm và trưng bày về biển [10; 598].
Ba là, Chưa đào tạo được đội ngũ cán bộ nghiên cứu-sưu tầm mang tính chất khu vực học và
dân tộc học, văn hóa tộc người. Hiện nay phòng Nghiên cứu-Sưu tầm được biên chế 8 người trong
khi đó khối lượng công việc nhiều nên rất khó khăn trong vấn đề chuyên môn hóa công việc. Mặt
khác, mặc dù đa số cán bộ đều được đào tạo từ chuyên ngành Dân tộc học nhưng cho tới nay Bảo
tàng vẫn thiếu các chuyên gia chuyên sâu về từng khu vực cụ thể như khu vực các dân tộc miền
núi phía Bắc, khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên hoặc chuyên gia về các nước Đông Nam Á,
chuyên gia về các dân tộc hay nhóm tộc người-ngôn ngữ. Nguyên nhân của hạn chế này là do cán
bộ nghiên cứu-sưu tầm chưa được định hướng đào tạo theo chiều sâu. Điều này dẫn tới sự nghiên
cứu chưa chuyên sâu, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan ngày nay bởi vì khách đến
bảo tàng không chỉ quan tâm đến hiện vật trưng bày mà họ còn quan tâm đến chất lượng thông tin,
những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học hàm chứa trong hiện vật.
2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sưu tầm hiện vật của Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam
2.2.1. Tiếp tục đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác sưu tầm
Ngày nay, nhu cầu xã hội đối với bảo tàng đang thay đổi rất nhanh chóng, nhiều nhu cầu mới
liên tiếp xuất hiện. Các nhu cầu đó lại xuất phát từ công chúng - những người trực tiếp sử dụng
các sản phẩm và dịch vụ của bảo tàng. Trong thời đại kinh tế tri thức, yêu cầu của công chúng
cũng ngày càng cao và khắt khe hơn. Như vậy, người sản xuất ra sản phẩm bảo tàng, người cung
cấp dịch vụ bảo tàng muốn theo kịp trình độ dân trí và nhu cầu khách tham quan thì nhất thiết phải
được đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho xứng đáng.
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, sưu tầm của Bảo
tàng DTHVN đã trưởng thành nhanh chóng nhưng họ vẫn cần phải nâng cao trình độ một cách
tích cực và hiệu quả từ tính chuyên nghiệp và năng lực chuyên môn nghiệp vụ đến đạo đức bảo
tàng [4; 98]. Bảo tàng cũng đang đối diện với nhiều thách thức, trong đó phải kể đến sự thiếu hụt
một số chuyên gia giỏi về các dân tộc trong nước và chuyên gia các dân tộc ở khu vực Đông Nam
Á. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, sưu tầm hiện nay đang đặt ra đối với Bảo tàng, cán bộ nghiên
cứu-sưu tầm cần được đào tạo và tự đào tạo về từng mặt chuyên sâu về các khu vực trong nước,
các mảng nghiên cứu về văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể và sâu hơn nữa, chuyên nghiên cứu,
sưu tầm về từng lĩnh vực: nhà cửa, trang phục, đồ gốm, đồ dệt, đồ gỗ,Ngoài ra, cán bộ sưu tầm
cũng phải được đào tạo và liên tục cập nhật những quan niệm và phương pháp mới trong bảo tàng
học cũng như trong dân tộc học/nhân học của các nước phát triển như Mỹ, Phápđể hình thành
được đội ngũ chuyên gia có năng lực làm việc quốc tế. Trong tác nghiệp, họ vừa phải nghiên cứu
tốt để tạo ra những sản phẩm khoa học chất lượng cao hướng tới đạt tiêu chuẩn quốc tế, vừa kết
hợp tốt giữa sưu tầm hiện vật và các tư liệu cần thiết một cách chuẩn xác để tránh rơi vào tình
trạng có những bất cập nêu trên [4; 99]. Để các chuyến sưu tầm ở nước ngoài đạt hiệu quả cao và
tiết kiệm thời gian, chi phí, Bảo tàng cần gửi cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo ngôn ngữ ở các
nước Đông Nam Á và đạo tạo nâng cao trình độ chuyên môn sâu về văn hóa các nước này.
Trần Thị Lệ
92
2.2.2. Xây dựng Dự án nghiên cứu- sưu tầm trong nước và các nước Đông Nam Á
Chủ trương của Bảo tàng là sưu tầm các hiện vật đương đại, tuy nhiên Bảo tàng vẫn chú
trọng sưu tầm những hiện vật mang đậm giá trị văn hóa truyền thống, phản ánh đặc trưng văn hóa
và cuộc sống của các tộc người. Những năm gần đây, hiện vật giàu tính truyền thống rất khó tìm
trong đời sống cộng đồng dân cư, kể cả ở vùng sâu vùng xa [5; 134]. Bối cảnh đó đòi hỏi Bảo tàng
DTHVN phải khẩn trương xây dựng dự án nghiên cứu-sưu tầm về văn hóa của 54 dân tộc trong
nước để sưu tầm đủ hiện vật phục vụ cho việc đổi mới, tổ chức lại trưng bày thường xuyên trong
tòa nhà “Trống đồng”. Về lâu dài, việc nghiên cứu, sưu tầm phải được thực hiện đối với tất cả các
nhóm, các địa phương bởi lẽ mỗi dân tộc thường gồm nhiều nhóm tộc người và cư trú ở nhiều địa
phương khác nhau [4; 106]. Chẳng hạn, dân tộc Hmông bao gồm các nhóm Hmông Trắng, Hmông
Đen và Hmông Hoa. Giữa các nhóm trong một dân tộc cũng tồn tại một số khác biệt nhỏ, thường
thấy trong ngôn ngữ, tập tục, trang phục nữ...Điều này càng làm tăng thêm tính phong phú của
bức tranh văn hóa dân tộc. Vì vậy, ngoài nghiên cứu, sưu tầm hiện vật phục vụ cho lưu trữ và
trưng bày, Bảo tàng cần làm phim, chụp ảnh để làm phong phú thêm nguồn tư liệu phi vật thể.
Cũng giống như trưng bày về Các dân tộc Việt Nam, để xây dựng trưng bày về Văn hóa
Đông Nam Á, Bảo tàng DTHVN bắt buộc phải có hiện vật. Tuy nhiên vào thời điểm đó, Bảo tàng
hầu như chưa có hiện vật nào, đồng thời hiểu biết của Bảo tàng về các nước trong khu vực còn
hạn chế, cán bộ triển khai công việc còn mỏng. Trước khó khăn đó, năm 2001 Bảo tàng đã xây
dựng Dự án “Điều tra, nghiên cứu, sưu tầm hiện vật dân tộc học các nước Đông Nam Á” được
triển khai thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010 [8; 12]. Trong điều kiện nhân lực và khả năng tài
chính còn eo hẹp, việc nghiên cứu và sưu tầm hiện vật về các nước Đông Nam Á sẽ phải thực hiện
trong khoảng thời gian hàng chục năm và được chia thành nhiều giai đoạn nhằm mở rộng và phát
triển dần. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 được Ban Giám đốc Bảo tàng xác định “Đây mới
chỉ là giai đoạn đầu, thực hiện một bước việc nghiên cứu, sưu tầm hiện vật nên cần tập trung sưu
tầm các chủng loại hiện vật về các dân tộc tại 10 quốc gia Đông Nam Á, chủ yếu nhằm phục vụ
cho khai trương trưng bày đầu tiên về Đông Nam Á” [6; 481]. Như vậy nhiệm vụ trọng tâm của
giai đoạn này là sưu tầm đủ số lượng hiện vật để phục vụ cho khai trương trưng bày, chú trọng
những hiện vật đẹp, mang tính đặc trưng văn hóa của các dân tộc chủ thể ở mỗi nước. Do đó Bảo
tàng cần sớm xây dựng và triển khai Dự án nghiên cứu, sưu tầm hiện vật Đông Nam Á giai đoạn 2,
mở rộng diện sưu tầm ra nhiều tộc người và chú trọng hình thành các sưu tập hiện vật, bao gồm cả
hiện vật quý hiếm và hiện vật đời thường.
2.2.3. Sưu tầm hiện vật và tư liệu để tiến tới trưng bày Văn hóa biển đảo
Trong các yếu tố cấu thành nên nền văn hóa Việt, yếu tố biển tuy không phải là yếu tố hàng
đầu hình thành nên nền văn hóa bản địa nhưng vai trò và vị trí của mảng văn hóa này lại chiếm
phần quan trọng và không thể thiếu khi đề cập tới nền văn hóa Việt Nam. Nước ta có hơn ba ngàn
kilômét bờ biển với hàng ngàn hòn đảo lớn, nhỏ thuộc nhiều tỉnh thành suốt từ Bắc đến Nam.
Biển nước ta không chỉ có nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá với trữ lượng hải sản lớn, nơi
giao thương vận tải, mà còn chiếm vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Tổ tiên ta bao đời nay
gắn bó với biển tạo nên nền văn hóa biển rất đặc sắc cần phải được nghiên cứu kĩ và chuyển tải ra
bằng ngôn ngữ bảo tàng để trưng bày và giới thiệu. Đó là những nền văn hóa khảo cổ, phong tục,
tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, ẩm thực, ngành nghề truyền thống, kho tàng văn học dân gian, nghệ
thuật diễn xướng, tri thức dân gian...liên quan đến biển.
Nâng cao chất lượng hoạt động sưu tầm hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
93
Hiện nay, ở nước ta có một số bảo tàng chuyên nghiên cứu và trưng bày về biển đảo. Thứ
nhất là Bảo tàng Hải dương học ở Nha Trang thuộc Viện Hải dương học, được thành lập vào năm
1922. Cùng với thăng trầm của lịch sử, Bảo tàng Hải dương học liên tục phát triển và trở thành
trung tâm lưu giữ các hiện vật thu được từ biển. Thứ hai là bảo tàng tư nhân Đồng Đình của nghệ
sĩ Đoàn Huy Giao nằm trên tuyến du lịch sinh thái bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng. Không gian trưng
bày ở đây bao gồm 4 khu chính: Khu trưng bày cổ vật, khu trưng bày các tác phẩm mỹ thuật, nhà
trưng bày dân tộc học và nhà ký ức làng chài (trưng bày về đời sống và văn hóa của ngư dân). Với
kiến trúc độc đáo và trưng bày hấp dẫn bảo tàng đã trở thành một địa chỉ văn hóa hấp dẫn du
khách. Ngoài ra, các bảo tàng địa phương ở khu vực ven biển như Bảo tàng Quảng Ninh, Bảo tàng
Bình Định, Bảo tàng Khánh Hòa..., phần trưng bày về lịch sử có giới thiệu hiện vật khảo cổ ở địa
phương liên quan đến biển, phần trưng bày đời sống hiện đại cũng đề cập đến một số công cụ
đánh bắt cá. Có thể nói, ở nước ta hiện nay chưa có cơ quan nào trưng bày về văn hóa biển đảo có
quy mô.
Đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu, sưu tầm về văn hóa biển đảo trong điều kiện thuận lợi là
Bảo tàng DTHVN đã có kinh nghiệm hoạt động sưu tầm trong hơn 20 năm, có nhiều quan hệ hợp
tác với các bảo tàng trong và ngoài nước. Nhưng đây là một vấn đề rộng, với nguồn nhân lực và
vật lực hạn chế, Bảo tàng cần tiếp cận và triển khai từng bước một [10; 608]. Ngoài ra, Bảo tàng
cũng cần mở rộng hợp tác trong và ngoài nước cùng nghiên cứu, sưu tầm và trưng bày về văn hóa
biển. Qua đó, Bảo tàng sẽ tích lũy dần cả về kiến thức lẫn bộ sưu tập về biển, làm cơ sở cho việc
giới thiệu văn hóa biển ở Bảo tàng DTHVN một cách khoa học và hấp dẫn. Các dân tộc đã và
đang sống trực tiếp với biển hình thành một nét văn hóa riêng, là một bộ phận hợp thành nền văn
hóa Việt Nam. Cần đẩy mạnh hơn việc nghiên cứu, sưu tầm tiến tới tổ chức trưng bày về văn hóa
biển đảo nhằm giới thiệu với công chúng một cái nhìn tổng quát về đời sống ngư dân, quá trình
ngư dân bám biển để sinh tồn và thích ứng với thiên nhiên cũng như các dạng thức văn hóa vật thể
và phi vật thể vùng biển đảo Việt Nam. Trưng bày không chỉ quảng bá các giá trị văn hóa biển
đảo mà còn góp phần làm cho mỗi người Việt Nam thêm hiểu biết về biển nhằm nâng cao lòng tự
hào, ý thức chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
2.2.4. Quan tâm sưu tầm hiện vật về cư dân đô thị và hiện vật đương đại
Văn hóa đô thị là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học, nhà quản lí quan tâm và tranh luận.
Nó không chỉ là mối quan tâm riêng của một cá nhân hay tổ chức đơn lẻ mà đã trở thành vấn đề
của toàn xã hội. Đô thị là nơi tập trung các cộng đồng cư dân khác nhau, mỗi cộng đồng cư dân lại
có bản sắc văn hóa riêng của mình tạo nên đời sống văn hóa đô thị rất đa dạng, phong phú. Đặc
trưng nổi bật của văn hóa đô thị là tính phức hợp và tính biến đổi cao, bị tác động và ảnh hưởng
của nền kinh tế-xã hội đô thị. Từ sự thay đổi kinh tế, đời sống văn hóa và các sản phẩm văn hóa
cũng thay đổi theo. Vì vậy, cần nghiên cứu, tìm hiểu và sưu tầm hiện vật qua đó trưng bày về đời
sống đô thị nhằm làm phong phú thêm nội dung trưng bày đã có. Trong bối cảnh xã hội đang biến
động mạnh, những người làm bảo tàng nói riêng và toàn xã hội nói chung đang lo ngại quá trình
đô thị hóa cùng với biến đổi văn hóa đang đồng hành cùng với quá trình mất đi nhiều di sản văn
hóa của các dân tộc. Bảo tàng không chỉ quan tâm đến vấn đề bản sắc truyền thống của 54 dân tộc
mà còn chú ý đến sự chuyển biến và những thay đổi đang diễn ra trong văn hóa, đời sống, sự thích
ứng của họ trong điều kiện sống hiện nay. Với quan điểm tiếp cận cả những vấn đề đương đại như
Trần Thị Lệ
94
vậy, Bảo tàng DTHVN mới tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn công chúng đến xem vì nó thiết thực đối
với họ.
2.2.5. Nâng cao chất lượng hoạt động sưu tầm
Trong những năm Bảo tàng mới đi vào hoạt động, do thời gian sưu tầm có hạn, lực lượng,
kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của cán bộ sưu tầm về lĩnh vực bảo tàng còn non yếu nên
công tác sưu tầm đã tồn tại một số bất cập, khó khắc phục và chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian.
Thông tin về hiện vật là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng hiện vật.
Trong các phiếu hiện vật sau mỗi lần đi sưu tầm về trước đây, hầu như chỉ mới quan tâm đến
những mục ghi chép thông thường, chưa chú trọng nhiều đến các câu hỏi liên quan đến ý nghĩa
tôn giáo, màu sắc, hình dáng, cách chế tác, sử dụng cũng như các giá trị kinh tế, văn hóa, nghệ
thuật của hiện vật vốn là những vấn đề quan trọng phục vụ cho vấn đề nghiên cứu. Bảo tàng phải
cố gắng tìm kiếm thêm thông tin bằng cách khai thác từ sách, tài liệu, trên các trang báo điện
tử...để bổ sung thông tin cho hiện vật. Đó phải là một quá trình lâu dài, bền bỉ, đòi hỏi cán bộ
nghiên cứu, sưu tầm cũng như cán bộ bảo quản của Bảo tàng cần chú trọng một cách kiên trì. Đối
với hiện vật về các quốc gia Đông Nam Á, để khắc phục tình trạng hiện vật thiếu thông tin đã sưu
tầm giai đoạn 2006-2010, trong giai đoạn tiếp theo cần đề xuất các chuyến đi nghiên cứu, khảo sát
trước khi tổ chức đi sưu tầm hiện vật. Bảo tàng cũng cần tăng thời gian cho mỗi chuyến công tác
căn cứ vào khoảng cách địa lí gần hay xa, thuận lợi hay khó khăn, mỗi chuyến đi nên kéo dài
khoảng 30 ngày [10; 490]. Cán bộ sưu tầm phải cân nhắc, tính toán hợp lí giữa thời gian dành cho
nghiên cứu, sưu tầm hiện vật với thời gian di chuyển địa bàn điền dã. Ngoài ra, Bảo tàng cũng cần
rút kinh nghiệm khi tiếp nhận các sưu tập hiện vật được biếu tặng từ các nhà sưu tập tư nhân.
Trước khi tiếp nhận, cần nghiên cứu kĩ chất lượng và giá trị của hiện vật, thông tin mà chủ nhân
sưu tập đưa ra có đáp ứng yêu cầu điền vào phiếu lí lịch hiện vật hay không, các nội dung cam
kết mà chủ nhân sưu tập đặt ra so với khả năng đáp ứng của Bảo tàng phải được tính toán và
thảo luận kĩ lưỡng.
Là một Bảo tàng chuyên ngành nên tầm quan trọng cũng như yêu cầu đối với Bảo tàng
DTHVN là phải hướng tới việc xây dựng các bộ sưu tập hiện vật. Hiện vật mà Bảo tàng đang sở
hữu chủ yếu là hiện vật đơn lẻ, không phản ánh được đặc trưng tộc người. Vì vậy trong thời gian
tới, Bảo tàng cần nghiên cứu, sưu tầm để hình thành các bộ sưu tập hiện vật dân tộc học về các
dân tộc Việt Nam và các dân tộc Đông Nam Á nhằm phục vụ cho các trưng bày chuyên đề, về lâu
dài tiến tới đổi mới, tổ chức lại các trưng bày thường xuyên hiện nay. Ngoài ra, Bảo tàng cũng cần
hướng tới việc xây dựng các bộ sưu tập theo từng chủ đề cụ thể, có chất lượng thông tin tốt để
phục vụ cho nghiên cứu khoa học, xây dựng catalogue để giới thiệu quảng bá các di sản văn hóa
[4; 96]. Chẳng hạn với nghề nông đã có thể xây dựng thành các bộ sưu tập về công cụ làm đất và
gieo trồng: cày, bừa, cuốc, vồ...; công cụ thu hoạch: liềm, hái, nhíp, các loại đòn gánh...Để có
những bộ sưu tập tốt phải nghiên cứu rất công phu, chuyên tâm và đương nhiên cũng mất nhiều
thời gian và kinh phí. Điều này đòi hỏi Bảo tàng cũng phải mở rộng hợp tác giữa Bảo tàng
DTHVN với các bảo tàng khác ở trung ương và các địa phương chặt chẽ hơn nữa, nhất là mảng
nghiên cứu, sưu tầm hiện vật dân tộc học. Hằng năm, Bảo tàng DTHVN có thể tổ chức các hội
thảo với sự tham gia của các bảo tàng địa phương cùng trao đổi kinh nghiệm, đánh giá về kết quả
sưu tầm hiện vật, các sưu tập hiện vật dân tộc học để có kế hoạch bổ sung.
Nâng cao chất lượng hoạt động sưu tầm hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
95
Để trưng bày về văn hóa 54 dân tộc Việt Nam một cách toàn diện, đầy đủ và bình đẳng, Bảo
tàng cần sớm sưu tầm hiện vật của tất cả các dân tộc không phân biệt dân tộc có dân số đông hay
ít, có lịch sử cư trú sớm hay muộn ở Việt Nam, các dân tộc ở các vùng miền khác nhau. Các dân
tộc phân bố suốt từ Bắc vào Nam, từ miền núi tới trung du, đồng bằng, biển và hải đảo. Ở mỗi nơi
bằng truyền thống lao động cần cù và sáng tạo của mình, họ đã thích nghi và cải tạo vùng đất ấy
để sinh sống. Rồi dần dần cùng với những điều kiện lịch sử cụ thể và sự giao lưu với các dân tộc
khác mà đồng bào đã tạo nên những sắc thái văn hóa riêng giữa các vùng, miền cảnh quan địa lí
khác nhau như: Vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, vùng đồng bằng
Nam Bộ, vùng trung du và miền núi. Rồi ngay cả trong những vùng rộng lớn ấy lại có những xứ
sở mang màu sắc văn hóa đậm đặc, rất riêng như xứ Đông, xứ Đoài, xứ Thanh, xứ Nghệ...Khai
thác tính đa dạng, phong phú của mỗi nền văn hóa dân tộc không chỉ khắc phục được tình trạng
lặp đi lặp lại, đơn điệu, nhàm chán mà còn chứng minh được sự sáng tạo vô cùng phong phú của
đồng bào các dân tộc, giúp công chúng có cái nhìn tổng quát nhất hoặc được bổ sung kiến thức về
lịch sử và văn hóa của các dân tộc tại Bảo tàng DTHVN. Do vậy, khi sưu tầm phải khoanh vùng
ra nghiên cứu cho kĩ, sưu tầm cho hết, có thể kết hợp với các bảo tàng địa phương hỗ trợ nhau
cùng nghiên cứu, sưu tầm để đạt hiệu quả cao.
2.2.6. Tiếp tục hợp tác với các Đại sứ quán, các cơ quan văn hóa và chuyên gia nước ngoài
Trong những năm qua, Bảo tàng DTHVN từng bước mở rộng quan hệ hợp tác với các nước
để học hỏi, tiếp thu, tìm tòi, vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm và thành tựu của các nước có
ngành Bảo tàng phát triển mạnh vào hoạt động của mình. Nhờ đó, Bảo tàng đã gặt hái được những
thành công nhất định và từng bước khẳng định vị thế của mình với nhiều đóng góp có ý nghĩa
thiết thực đối với xã hội nói chung, ngành Bảo tàng nói riêng.
Việc triển khai nghiên cứu, sưu tầm hiện vật và tư liệu về các nước Đông Nam Á giai đoạn 2
trong bối cảnh khó khăn hơn do hiện vật gốc, quý hiếm ngày càng khó tìm trong khi các hiện vật
“làm lại” ngày càng nhiều và khó nhận diện nên muốn sưu tầm và xây dựng bộ sưu tập hiện vật
chất lượng, Bảo tàng cần thiết phải củng cố và tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với các bảo
tàng, các cơ quan văn hóa của các nước trong khu vực nhằm phát triển mối quan hệ theo chiều sâu,
nâng cao chất lượng hợp tác. Ngoài ra, Bảo tàng cũng cần tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ tối đa của
họ về chuyên môn, thủ tục tài chính, pháp luật, kể cả cơ sở vật chất như nơi làm việc, kho tàng tập
kết hiện vật. Việc tranh thủ sự tư vấn, giúp đỡ của các chuyên gia, nhà khoa học để xác định địa
điểm sưu tầm, giám định chất lượng hiện vật cũng hết sức quan trọng trong mỗi chuyến sưu tầm,
giúp Bảo tàng giảm được các chi phí cần thiết [10; 491]. Muốn vậy, trước mắt Bảo tàng cần tăng
cường quan hệ với các Đại sứ quán, các tùy viên văn hóa các nước Đông Nam Á tại Việt Nam,
tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của họ trong nghiên cứu, sưu tầm cũng như phát triển quan hệ hợp
tác với các bảo tàng nước họ tiến tới tổ chức trưng bày, giới thiệu văn hóa mỗi nước trên cơ sở
hợp tác song phương.
2.2.7. Quan tâm hơn đến việc sưu tầm hiện vật của các nhà sưu tập tư nhân
Bảo tàng DTHVN cần tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu-sưu tầm hiện vật ở các dân tộc
Việt Nam và các nước Đông Nam Á theo kế hoạch gắn với chiến lược phát triển của Bảo tàng. Về
phương diện này, Bảo tàng cũng đang đối mặt với một số khó khăn nhất định. Trước hết là do sự
biến đổi mạnh mẽ của đời sống xã hội dẫn đến sự mai một các yếu tố văn hóa và phong tục tập
quán truyền thống khắp mọi nơi khiến cho khả năng tiếp cận hiện vật cần sưu tầm ngày càng hẹp
Trần Thị Lệ
96
hơn, tốn nhiều thời gian, công sức và tiền của hơn. Thêm nữa, Bảo tàng còn phải cạnh tranh với
các nhà sưu tập tư nhân trong và ngoài nước bởi họ có một số lợi thế nhất định về thời gian, cơ
chế và kinh tế, nếu chậm chân Bảo tàng sẽ mất cơ hội sưu tầm những hiện vật quý hiếm. Đối với
mảng nghiên cứu-sưu tầm hiện vật các nước Đông Nam Á, Bảo tàng cũng gặp không ít khó khăn
và trở ngại. Trước hết là nguồn kinh phí eo hẹp, trong khi hiện vật đẹp và quý hiếm lại thường rất
đắt, kinh phí đi lại, vận chuyển hiện vật cũng thường cao hơn so với dự toán. Thời gian dành cho
mỗi chuyến công tác chỉ có ba tuần, ngoài việc phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh, quay phim tại thực
địa; số ngày thực sự dành cho việc sưu tầm rất ít [4; 119]. Hơn nữa, việc tiếp cận hiện vật không
dễ bởi yếu tố văn hóa cổ truyền nước bạn cũng đang mai một dần nên không có nhiều hiện vật để
lựa chọn và sưu tầm theo mong muốn. Vì vậy, đã đến lúc Bảo tàng nên tiến hành song song các
phương thức sưu tầm, vừa tổ chức sưu tầm tại thực địa vừa tiến hành sưu tầm hiện vật của các nhà
sưu tập tư nhân. Các nhà sưu tập tư nhân đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tiền bạc để tạo
dựng những bộ sưu tập có giá trị, quý hiếm và hấp dẫn. Nếu những bộ sưu tập này được trưng bày
tại Bảo tàng sẽ nâng cao giá trị bộ sưu tập, tạo nên điểm nhấn thu hút khách tham quan. Bảo tàng
DTHVN cần tạo ra một cơ chế, chính sách thích hợp để thu hút mối quan tâm của các nhà sưu tập
tư nhân để họ có thể bán hoặc hiến tặng các bộ sưu tập hiện vật cho bảo tàng.
2.2.8. Tăng cường đầu tư kinh phí, trang thiết bị hiện đại cho công tác sưu tầm
Bảo tàng DTHVN là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN, ngoài chức năng
nghiên cứu khoa học, Bảo tàng còn có chức năng sưu tầm, trưng bày, giới thiệu và quảng bá các
giá trị văn hóa của các dân tộc trong và ngoài nước.
Trong 20 năm qua, Bảo tàng đã làm tốt chức năng này, được giới bảo tàng trong nước và
quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, để phục vụ công chúng ngày
một tốt hơn, Bảo tàng luôn trăn trở và tìm cho mình một hướng đi riêng đáp ứng nhu cầu càng cao
của công chúng. Mục tiêu trước mắt là tổ chức trưng bày lại văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam một
cách đầy đủ và toàn diện. Muốn vậy, Bảo tàng phải bổ sung thêm hiện vật, phải định ra một chiến
lược nghiên cứu, sưu tầm xác đáng dựa trên nhận thức đúng đắn và quan niệm khoa học. Để làm
được điều này, ngoài vấn đề con người, nguồn kinh phí là một trong những yếu tố then chốt mang
tính chất quyết định. Những việc cực kì quan trọng này không chỉ phụ thuộc vào chính Bảo tàng
mà còn phụ thuộc rất lớn vào các cơ quan quản lí cấp trên. Về phương diện này, vẫn chưa có nhận
thức rằng nghiên cứu, sưu tầm phải là công việc thường xuyên, lâu dài của Bảo tàng, cùng với đó
là yêu cầu đầu tư kinh phí liên tiếp và hàng năm cho Bảo tàng, mà đó phải là mức kinh phí hợp lí,
có sự khác biệt so với các Viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN. Mặt
khác, để nâng cao chất lượng hoạt động sưu tầm, từng bước khắc phục những bất cập nêu trên,
vấn đề đảm bảo nguồn kinh phí cho Bảo tàng nói chung và cho hoạt động sưu tầm nói riêng phải
được Nhà nước quan tâm thỏa đáng hơn.
Bảo tàng DTHVN là một trong những đơn vị rất năng động trong việc triển khai mối quan hệ
hợp tác với các bảo tàng, các chuyên gia quốc tế để học hỏi chuyên môn và vận dụng những quan
niệm mới về bảo tàng trên thế giới vào sự phát triển của mình. Ngoài ra, Bảo tàng cũng tranh thủ
sự giúp đỡ từ các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế qua đó tìm kiếm các nguồn tài trợ để triển khai
các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, trưng bàyĐặc biệt khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng
được xây dựng trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn nên Bảo tàng phải
tự tìm nguồn kinh phí thông qua việc xây dựng các dự án. Qua đó, Bảo tàng đã nhận được sự trợ
Nâng cao chất lượng hoạt động sưu tầm hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
97
giúp tích cực và hiệu quả từ các chuyên gia nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội về tư
vấn chuyên môn và nguồn tài chính ở hầu hết các công trình kiến trúc. Cơ quan liên chính phủ
Pháp ngữ và Bộ Ngoại giao Pháp đã trợ giúp xây dựng 4 ngôi nhà gồm: nhà người Hmông ở Mù
Cang Chải, Yên Bái; nhà người Dao ở Bảo Thắng, Lào Cai; nhà người Tày ở Định Hóa, Thái
Nguyên và nhà dài người Êđê ở thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk [10; 302]Trong hoàn cảnh
đất nước còn nghèo, kinh phí dành cho việc tổ chức các đoàn đi nghiên cứu, sưu tầm tại thực địa
còn hạn chế. Vì thế đây là những sự trợ giúp vô cùng quan trọng và quý giá, có ý nghĩa quyết định
đến sự thành công của việc trưng bày các công trình dân gian mang đậm tính dân tộc học của Bảo
tàng DTHVN. Trong những năm tới, Bảo tàng cần tận dụng những mối quan hệ đã tạo lập để mở
rộng và tăng cường hợp tác nhằm tìm kiếm các nguồn tài trợ ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp.
Các trang thiết bị như máy ghi âm, ghi hình, máy quay phim, chụp ảnh là những công cụ luôn
đồng hành cùng cán bộ sưu tầm. Song song với việc sưu tầm hiện vật, Bảo tàng rất quan tâm đến
việc sưu tầm tư liệu nghe nhìn, làm phim dân tộc học. Các tư liệu này thể hiện cuộc sống sinh hoạt
của người dân gắn liền với môi trường văn hóa-xã hội cũng như môi trường sinh thái của họ giúp
khách tham quan dễ hiểu, dễ hình dung hơn và có cái nhìn chân thực về văn hóa và cuộc sống của
người dân địa phương. Nhận thức rõ tầm quan trọng của các trang thiết bị nghe nhìn, trong những
năm qua, Bảo tàng luôn chú trọng đầu tư các trang thiết bị này nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của
công việc. Tuy nhiên ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, nhiều sản phẩm
khoa học tiên tiến mang tính đột phá đang len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống. Flycam
(máy quay trên không) là thiết bị bay điều khiển từ xa dùng để chụp ảnh và quay phim từ trên
không đang là xu hướng mới hiện nay và trong thời gian tới. Nhiều người làm phim chuyên
nghiệp và các nhiếp ảnh gia thường chọn và sử dụng sản phẩm công nghệ này bởi nó có nhiều tính
năng nổi trội như chụp hình, quay phim từ trên cao với chỉ vài thao tác rất cơ bản, mang lại những
bức ảnh và thước phim vô cùng sắc nét và sống động. Đối với cán bộ sưu tầm khi đi thực địa, nếu
được trang bị thêm thiết bị hiện đại này để chụp hình hoặc quay video ở bất kì vị trí nào trên cao
và bao quát được cảnh vật thì công việc của họ sẽ thuận tiện, dễ dàng và hiệu quả hơn, tạo ra được
nhiều sản phẩm ấn tượng.
3. Kết luận
Trong tương lai, công tác sưu tầm có nhiều cơ hội và thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với
không ít khó khăn, thách thức. Nếu muốn tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng tối đa các mục tiêu,
định hướng mà Bảo tàng đã đặt ra, Bảo tàng DTHVN trong đó có đội ngũ cán bộ sưu tầm phải
tiếp tục nỗ lực, năng động, có tinh thần học hỏi và không ngừng đổi mới để hoàn thiện mình và
tiếp tục vươn lên. Hy vọng Bảo tàng DTHVN nếu nghiên cứu và thực hiện đồng bộ những giải
pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động sưu tầm hiện vật trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, 2002. Đổi mới tiếp cận dân tộc học trong các bảo tàng. Nxb
Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[2] Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, 2006. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 10 năm xây dựng và phát
triển (1995-2005). Nxb Thế giới, Hà Nội.
Trần Thị Lệ
98
[3] Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, 2006. Dự án điều tra, nghiên cứu, sưu tầm hiện vật dân tộc học
các dân tộc Đông Nam Á (2006-2010).
[4] Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, 2011. Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam, Tập VII. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[5] Lê Anh Hòa, 2015. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam với biến đổi văn hóa tộc người. Tạp chí Bảo
tàng & Nhân học, số 3&4, tr.129-137
[6] Chu Thái Sơn, 2015. Tản mạn về việc sưu tầm hiện vật ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Tạp
chí Bảo tàng & Nhân học, số 3&4, tr.95-99
[7] Tài liệu tham khảo để tập huấn, 2002. Điều tra cơ bản, nghiên cứu, sưu tầm hiện vật dân tộc học
của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
[8] Nguyễn Duy Thiệu, 2013. Trưng bày Văn hóa các dân tộc Đông Nam Á tại Việt Nam. Tạp chí
Bảo tàng & Nhân học, số 3, tr.5-17
[9] Võ Quang Trọng, 2015. 20 năm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam truyền thống tự hào, vững bước
tương lai. Tạp chí Bảo tàng & Nhân học, số 3&4, tr.3-14
[10] Võ Quang Trọng, Nguyễn Duy Thiệu (Đồng chủ biên), 2017. Để có một bảo tàng sống động:
Quan niệm và phương thức hoạt động ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Nxb Thế giới.
ABSTRACT
The quality improvement of collecting museum artifacts
in the Vietnam Museum of Ethnology
Tran Thi Le
Faculty of Cultural Heritage, Hanoi University of Culture
The article focuses on analyzing the important role of collecting artifacts for the operation of
the Vietnam Museum of Ethnology. Since its foundation, the Museum has improved its collecting
activities in order to collect artifacts and materials to build a storehouse of data and serve regular
displays. From the status of collecting artifacts in the Vietnam Museum of Ethnology, the author
points out some off its advantages, limitations and causes through which the author initially
suggested some solutions to improve the quality of collecting artifacts in the Vietnam Museum of
Ethnology in the coming years.
Keywords: collective activity, museum artifacts, Vietnam Museum of Ethnology.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5354_11_tran_thi_le_6345_2122856.pdf