Tài liệu Nâng cao chất lượng hệ thống OFDM bằng BICM-ID: 5
Abstract: In order to improve the performance of
OFDM’s system, the most promising candidate to 4G
Wireless Communication system, the article analyses the
performance, designs and appraises the quality of the
OFDM system with BICM-ID (Bit-Interleaved Coded
Modulation With Iterative Decoding), demonstrates its
excess effect, comparable to that of the others with
conventional convolution code as HIPERLAN II model in
the condition of multi-path propagation mixed with Gauss
noise.
Key words: OFDM-Orthogonal Frequency Division
Multiplexing, AOFDM-Adaptive OFDM, BICM-ID -Bit
Interleaved Coded Modulation with Iterative Decoding,
MSEW-Maximum Squared Euclidean Weight
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, OFDM không ngừng
được nghiên cứu và mở rộng phạm vi ứng dụng bởi
những ưu điểm của nó trong tiết kiệm băng tần và khả
năng chống lại pha đinh chọn lọc theo tần số cũng như
xuyên nhiễu băng hẹp. Trong thực tiễn, với một trải
trễ xác định, việc xây dự...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng hệ thống OFDM bằng BICM-ID, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5
Abstract: In order to improve the performance of
OFDM’s system, the most promising candidate to 4G
Wireless Communication system, the article analyses the
performance, designs and appraises the quality of the
OFDM system with BICM-ID (Bit-Interleaved Coded
Modulation With Iterative Decoding), demonstrates its
excess effect, comparable to that of the others with
conventional convolution code as HIPERLAN II model in
the condition of multi-path propagation mixed with Gauss
noise.
Key words: OFDM-Orthogonal Frequency Division
Multiplexing, AOFDM-Adaptive OFDM, BICM-ID -Bit
Interleaved Coded Modulation with Iterative Decoding,
MSEW-Maximum Squared Euclidean Weight
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, OFDM không ngừng
được nghiên cứu và mở rộng phạm vi ứng dụng bởi
những ưu điểm của nó trong tiết kiệm băng tần và khả
năng chống lại pha đinh chọn lọc theo tần số cũng như
xuyên nhiễu băng hẹp. Trong thực tiễn, với một trải
trễ xác định, việc xây dựng một hệ thống OFDM ít
phức tạp hơn so với một hệ thống đơn sóng mang
dùng bộ san bằng [1].
Cùng với sự ra đời của các chíp FFT (Fast Fourier
Transformers) có dung lượng lớn, gần đây OFDM đã
được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống thông tin
thế hệ mới, tiêu biểu là hệ thống DVB-T (1995),
chuẩn IEEE 802.11a, HIPERLAN II (1999), ITSI,
MMAC chuẩn IEEE 802.11g (2003)... và là một ứng
cử viên có triển vọng nhất cho thế hệ thông tin 4G [2].
Trong một số điều kiện cụ thể, có thể tăng dung
lượng đáng kể cho hệ thống OFDM bằng cách làm
thích nghi tốc độ dữ liệu trên mỗi sóng mang tuỳ theo
SNR của sóng mang đó nhằm khai thác tối đa dung
lượng của hệ thống OFDM trên các kênh pha đinh
băng hẹp. Đến nay các nghiên cứu về OFDM thích
nghi (AOFDM) được tiến hành theo các hướng: điều
chế đa mức trên các băng con [2]; thay đổi thích nghi
các tham số OFDM [1, 4]; thích nghi các mã RSSC,
mã turbo cho OFDM [3]. Tuy nhiên, do quá trình
thích nghi đa mức bị giới hạn bởi ngưỡng SNR mà tại
đó các bộ giải mã vẫn làm việc tốt, vì vậy việc nghiên
cứu thiết kế các bộ mã tốt thích hợp đối với hệ thống
OFDM điều chế đa mức trong điều kiện pha đinh luôn
là một công việc có ý nghĩa quan trọng.
Sau mã Turbo, mã BICM-ID được đề xuất nghiên
cứu từ những năm 1990 bởi nhóm nghiên cứu X.Li và
Ritcey là bộ mã tốt cho truyền dẫn trên kênh đa đường
[13] do thừa hưởng ưu điểm của các mã xoắn cơ sở,
tăng ích xáo trộn bít, giải mã lặp và phương pháp ánh
xạ tín hiệu điều chế.
Bài báo này phân tích hoạt động, thiết kế và khảo
sát chất lượng hệ thống OFDM sử dụng mã BICM-ID
trên kênh pha đinh đa đường có chịu tác động đồng
thời của tạp âm Gauss. Các nội dung tiếp theo được
sắp xếp như sau: Mục II trình bày cơ sở lý thuyết về
OFDM và BICM-ID. Mục III khảo sát chất lượng
BER của hệ thống OFDM với bộ mã xoắn truyền
thống trong điều kiện truyền dẫn pha đinh đa đường
có tác động của tạp âm Gauss. Mục IV trình bày mô
hình và kết quả khảo sát chất lượng BER hệ thống
OFDM sử dụng mã BICM-ID được thiết kế. Mục V
đưa ra các kết luận cho bài báo.
Nâng cao chất lượng hệ thống OFDM
bằng BICM-ID
Improve the Performance of OFDM’s System by BICM-ID
Đỗ Công Hùng, Đinh Thế Cường, Nguyễn Quốc Bình
6
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ OFDM & BICM-ID
1. Cơ sở lý thuyết về OFDM
Xét về bản chất, OFDM là một trường hợp đặc biệt
của phương thức phát đa sóng mang theo nguyên lý
chia dòng dữ liệu tốc độ cao thành các dòng dữ liệu
tốc độ thấp hơn và phát đồng thời trên một số các
sóng mang được phân bổ trực giao nhau.
Phổ của tín hiệu OFDM được mô tả ở hình 1.
Hình 1 cho thấy do tính trực giao, các sóng mang
con không bị xuyên nhiễu bởi các sóng mang con
khác. Với kỹ thuật đa sóng mang dựa trên FFT và
IFFT, ghép kênh phân chia theo tần số đạt được hiệu
quả không phải bằng việc lọc giải thông mà bằng việc
xử lý băng gốc.
Nhờ thực hiện biến đổi chuỗi dữ liệu từ nối tiếp
sang song song nên thời gian symbol tăng lên. Do đó
sự phân tán theo thời gian gây bởi trải trễ do truyền
dẫn đa đường giảm. Mặt khác, do chu kỳ phòng vệ CP
được chèn vào giữa các symbol OFDM nên xuyên
nhiễu giữa các symbol (ISI) hầu như bị loại trừ hoàn
toàn (hình 2). Trong khoảng phòng vệ, symbol OFDM
được kéo dài theo chu kỳ để tránh xuyên nhiễu giữa
các sóng mang (ICI) [1].
Trong hệ thống đơn sóng mang, pha đinh hoặc
xuyên nhiễu đơn sẽ có tác động tới toàn bộ dữ liệu
truyền trên kênh. Cũng trong điều kiện đó, do việc
truyền dẫn được
thực hiện trên
nhiều sóng mang
trực giao nhau
nên chỉ một phần
dữ liệu của hệ
thống OFDM bị
ảnh hưởng. Phần
dữ liệu sai sẽ
được sửa bằng
các mã sửa lỗi
thích hợp. Vì vậy
chất lượng của hệ
thống OFDM
phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng chống nhiễu của các bộ mã sửa
lỗi. Vì thế các bộ mã sử dụng cho hệ thống OFDM
liên tục được nghiên cứu và cải tiến. Lý do để chúng
tôi thiết kế và khảo sát bộ mã BICM-ID cho hệ thống
OFDM là mong muốn kết hợp các ưu điểm của
OFDM với đặc tính lỗi bít tốt của BICM-ID trong
điều kiện kênh pha đinh có đồng thời tác động của tạp
âm Gauss.
2. Cơ sở lý thuyết BICM-ID
Theo lý thuyết mã hoá, chất lượng của các mã khối
có thể tăng lên nhờ việc tăng chiều dài từ mã. Với mã
xoắn, chất lượng giải mã liên quan đến chiều dài của
bộ mã. Việc tăng chiều dài ràng buộc có thể cải thiện
BER đáng kể, nhưng giá phải trả là sự phức tạp của bộ
giải mã hợp lẽ cực đại ML (Maximum-Likelihood)
tăng theo hàm mũ [5].
Các mã Turbo được đề xuất gần đây đã giải quyết
được vấn đề trên. Trong đó 2 hoặc nhiều bộ mã xoắn
có độ dài bộ nhớ ngắn được liên kết song song hoặc
nối tiếp. Nhờ xáo trộn ngẫu nhiên, hiệu quả sửa lỗi đạt
được không chỉ nhờ ràng buộc trên các chuyển dịch
lưới thành phần mà còn nhờ tác dụng của giải mã lặp.
Do phương pháp giải mã dùng cho các mã liên kết
khó thực hiện nên phương pháp giải mã lặp sử dụng
xác suất hậu nghiệm cực đại MAP (Maximum A
posteriori Probability) cho mỗi bộ giải mã riêng được
Hình 1. Phổ của một sóng mang OFDM con và của tín hiệu OFDM
Hình 2. Khoảng phòng vệ được chèn vào giữa các Symbol OFDM
7
sử dụng nhằm tiệm cận dung lượng kênh [7, 9]. Với
các mã thành phần đơn giản, mã Turbo đạt được hiệu
quả tốt như các bộ mã có chiều dài lớn.
Một giải pháp đơn giản hơn là sử dụng giải mã lặp
với mã hoá liên kết, xáo trộn từng bít kết hợp với các
bộ điều chế bậc cao. Khác với mã Turbo, giải pháp
này chỉ sử dụng 1 bộ mã hoá và giải mã. Do đó, độ
phức tạp của máy thu giảm đáng kể. Nhìn thoáng qua,
sơ đồ khối của nó không khác nhiều với TCM (Trellis
Coded Modulation) có xáo trộn symbol truyền thống
được đề suất bởi Ungerboeck [10]. Sơ đồ này được đề
xuất bởi Zehavi nhằm cải thiện chất lượng của TCM
trên các kênh pha đinh Rayleigh và được gọi là BICM
[11]. Tuy nhiên giá phải trả là cự ly Euclid tự do FED
(Free-squared Euclidean Distance) giảm, dẫn đến sự
suy giảm chất lượng khi truyền qua các kênh Gauss
không pha đinh [11,12].
X.Li và A.Chindapol đã chứng tỏ rằng BICM,
phương pháp làm hiệu quả băng thông trên kênh pha
đinh, có được kết quả tốt cả trên kênh Gauss và kênh
pha đinh nhờ giải mã lặp ID. Bộ mã này được gọi là
BICM-ID, nhằm tối đa hoá lợi ích của ID, với điểm
mấu chốt là thay đổi ánh xạ Gray trong bộ tạo mã
BICM của Zehavi [13].
a) Bộ mã BICM truyền thống
Bộ tạo mã BICM truyền thống được mô tả tại hình
3 bao gồm bộ mã hoá, bộ xáo trộn bit và bộ điều chế
không nhớ. Bộ xáo trộn bít giả ngẫu nhiên có tác dụng
hoán vị các bít nhị phân đầu ra của bộ mã hoá, thay
cho các bộ xáo trộn symbol truyền thống.
Hình 3. Sơ đồ bộ mã hoá và giải mã BICM
Xét cụ thể cho bộ điều chế 8-PSK, nếu ký hiệu hai
bít đầu vào của bộ mã hoá tại thời điểm t là [ ]21, ttt uuu = và 3 bít tương ứng đầu ra của nó (một
symbol mã) là [ ]321 ,, tttt cccc = , trong đó itit cu , là các
bit thứ i.
Sau khi được xáo trộn, mỗi nhóm 3 bít nhị
phân [ ]321 ,, tttt vvvv = đầu ra bộ xáo trộn được nhóm
với nhau thành một nhóm và được ánh xạ tới 1 symbol
trên kênh phức tx được chọn từ tập tín hiệu X bởi một
phép gán nhãn µ .
( ) χµ ∈= ttt xvx , (1)
Với tập tín hiệu 8PSK ( )7,..,0,8/2 == le jl πχ . Với
tách sóng tương quan (Coherent Detection), tín hiệu
băng gốc rời rạc theo thời gian nhận được là:
ttstt zxEy += ρ (2)
Trong đó tρ là hệ số pha đinh, Es là năng lượng
symbol và tz là nhiễu AWGN phức có mật độ phổ
đơn biên là 0N . Với kênh AWGN thì 1=tρ .Với
kênh pha đinh Rayleigh không chọn lọc theo tần số
thì tρ là phân bố Rayleigh với ( ) 12 =tE ρ .
Ở đây, chúng ta giả sử rằng thông tin về kênh là
hoàn hảo tức tρ được dự đoán một cách đầy đủ tại
máy thu.
b) Giải mã BICM truyền thống
Do xáo trộn bít, giải mã BICM cần có giải mã từng
chặng (joint) và giải mã xoắn, do đó nó quá phức tạp
cho ứng dụng trong thực tế. Zehavi đã đề suất một
phương pháp cận tối ưu sử dụng 2 bước tách biệt: Tạo
metric bít và giải mã Viterbi [11]. Từ mỗi tín hiệu
nhận được yt, sáu metric bít được tạo ra, sử dụng quy
luật ML. Với 3 bít nhị phân và các symbol 8PSK:
( ) ( )log log ( ),
i
b
i i
t t t t
x
v b P y v b P y x
χ
λ
∈
= = = ≈ ∑ (3)
1, 2,3; 0,1i b= =
Trong đó các tập con của tín
hiệu [ ]( ){ }bvvvv iib == 321 ,,µχ . Ký hiệu ≈ biểu thị
sự thay thế tương đương. Với 8PSK, kích thước của
mỗi tập con 41 =bχ . Trong thực tế, phép tính tổng log
trong (3) được tính bằng xấp xỉ
8
iii
i aa logmaxlog ≈∑ (4)
hay bằng tra bảng nếu cần chính xác hơn. Cuối
cùng, ( )xytlog được thay bằng khoảng cách Euclid
bình phương 2xy tt ρ− .
c) Sự suy giảm chất lượng của BICM trên kênh
Gauss
Mặc dù BICM có chất lượng tốt trên các kênh pha
đinh nhờ độ lợi của phân tập, một điều không ngờ của
BICM là sự suy giảm chất lượng trên kênh Gauss do
điều chế ngẫu nhiên gây ra bởi xáo trộn bít [13]. Nhờ
xáo trộn bít và giải mã tựa tối ưu, symbol có thể tạo ra
từ bất kỳ điểm tín hiệu nào trên trong vùng lân cận
của constellation trên hình 4. Khoảng cách Euclid tự
do FED (Free Euclidian Distance) của BICM được
xác định là 20
2 ddd HE = [5, 9], với Hd là khoảng
cách Hamming tự do của mỗi mã và 0d là khoảng
cách Euclid nhỏ nhất giữa các điểm trong tập tín hiệu
điều chế. Với điều chế 8 PSK, ( )8/sin20 πsEd =
với SE là năng lượng của 1 symbol kênh.
Nói chung, FED của BICM nhỏ hơn vài dB so với
TCM tương ứng [11]. Do đó BICM truyền thống kém
hiệu quả hơn so với TCM trên kênh Gauss.
d) BICM-ID
Việc xáo trộn bít liên kết các bít đã mã hoá ban đầu
ở xa nhau về cùng symbol kênh. Với xáo trộn lý
tưởng, các bít mã hoá tạo ra một symbol kênh độc lập,
do đó sự phản hồi từ các vùng dữ liệu mạnh (ít bị ảnh
hưởng của nhiễu kênh) có thể loại bỏ sự tranh chấp
trong điều chế bậc cao và cải thiệnviệc giải mã tại các
vùng dữ liệu yếu (bị ảnh hưởng lớn của nhiễu kênh).
Với thông tin đầy đủ của 2 bít trong một symbol kênh
có được nhờ giải mã hồi tiếp, điều chế 8PSK tiến tới
điều chế nhị phân cho mỗi vị trí bít. Do đó khoảng
cách giữa các điểm tín hiệu trên constellation tăng lên
đáng kể.
Tuy nhiên, nếu phản hồi chứa lỗi, chúng ta sẽ nhận
được một constellation nhị phân sai. Do đó, điều quan
trọng là cần giảm ảnh hưởng của các lỗi phản hồi và
kiểm soát được việc truyền lỗi. Điều này phải được
tính đến khi thiết kế hệ thống với việc phản hồi quyết
định mềm và các bộ xáo trộn được thiết kế tốt. Mặc
dù phức tạp hơn so với phản hồi quyết định cứng,
nhưng phản hồi mềm là mấu chốt để nhận được các
tăng ích vốn có BICM trong việc giảm truyền lỗi.
Giải mã lặp sử dụng phản hồi mềm
Thành công gần đây của các mã Turbo, được đề
xuất bởi Hagenauer, đã chứng tỏ ưu điểm của giải mã
lặp trong các sơ đồ liên kết. Giải mã lặp cho điều chế
mã đa mức cũng đã được nghiên cứu bởi Seshadri và
Sunderberg [15]. Woerz và Hagenauer đã sử dụng độ
tin cậy của các kết quả giải mã để điều khiển phản hồi
[14].
Như đã chỉ ra trên hình 3, máy thu sử dụng phương
pháp lặp cận tối ưu thông qua tối ưu từng phần riêng
biệt, chứ không tách rời giải điều chế với giải mã
xoắn. Xác suất hậu nghiệm cho các bít mã hoá có thể
tính bằng
( ) ( ) ( ) ( )∑ ∑
∈ ∈
≈≈=
i
bt
i
btx x
tttttt
i
t xPxyPyxPybvP
χ χ
(5)
Ban đầu, giả sử xác suất tiên nghiệm ( )txP là như
nhau đối với mọi tx . Sau đó, khối SISO (Soft-Input–
Soft-Output) được dùng để giải mã xoắn và tạo ra các
xác suất bít hậu nghiệm cho các bít thông tin và các
bít mã hoá. Theo Benedetto, ta ký hiệu xác suất tiên
nghiệm là ( )IqP ; và xác suất hậu nghiệm là
( )OqP ; của biến ngẫu nhiên q [9]. Ban đầu không có
( )IuP it ; và nó cũng không được dùng trong toàn bộ
quá trình giải mã. Thêm vào đó, ( )OuP it ; và ( )OcP it ; là thông tin ngoại lai (còn được gọi là thông
tin ngoài hay thông tin thêm vào) [7,9].
Trong chặng thứ 2, ( )OcP it , cũng như ( )OvP it ,
được xáo trộn và phản hồi tới bộ giải mã. Giả sử ( )IvP t ;1 , ( )IvP t ;2 , ( )IvP t ;3 là độc lập (nhờ xáo trộn
tốt) thì với mỗi χ∈tx ta có :
9
( ) ( ) ( ) ( )( )( )
( )( )
1 2 3
3
1
, ,
;
t t t t
j j
t t
j
P x P v x v x v x
P v v x I
µ
=
⎡ ⎤= ⎣ ⎦
= =∏ (6)
Trong đó ( ) { }1,0∈tj xv là giá trị của bít thứ j của
nhãn được gán cho .
Sử dụng (5) và (6), chúng ta có các xác suất bít hậu
nghiệm ngoại lai cho giải điều chế ở chặng thứ 2 là:
( ) ( )( )
( ) ( )
( )
( ) ( )( )
;
; ;
;
i
t b
i
t b
t t ti
xt ti
t i i
t t
j j
t t t t
j ix
P y x P x
P v b y
P v b O
P v b I P v b I
P y x P v v x I
χ
χ
∈
≠∈
⎛ ⎞⎜ ⎟⎜ ⎟= ⎝ ⎠= = == =
⎛ ⎞= =⎜ ⎟⎝ ⎠
∑
∑ ∏
(7)
với i=1,2,3; b=0,1
Do đó, khi tính lại các metric bít cho một bít, chúng
ta cần sử dụng các xác suất tiên nghiệm của các bít
khác trong cùng 1 symbol kênh. Các metric bít được
tạo ra sẽ được đưa vào bộ giải mã và lặp lại qúa trình
giải điều chế và giải mã. Đầu ra giải mã cuối cùng là
quyết định cứng dựa trên xác suất bít ngoại lai ( )OuP it ; , cũng là xác suất hậu nghiệm tổng vì ( )IuP it ; không được sử dụng.
Trong bộ giải mã này ta sử dụng thuật toán “log-
map” [9]. Tổng log trong công thức (5) được xấp xỉ
bằng phép tính max nhờ tra bảng sẽ làm giảm đáng kể
sự phức tạp của hệ thống.
Gán nhãn tín hiệu (Signal Labeling)
Điểm mấu chốt khi thiết kế là các phương pháp mã
hoá khác nhau được làm tối ưu với các phép gán nhãn
(hay các phương pháp ánh xạ) các tập tín hiệu khác
nhau. Tập Gray, tập phân hoạch SP (Set-Partitioning)
và bán phân hoạch SSP (Semi SP) là các ví dụ. Các sơ
đồ ánh xạ trên với 8-PSK được mô tả ở hình 4.
Vùng quyết định mỗi bit lấy giá trị 1 trong i1χ được
biểu thị bằng các vùng tô mờ trong đường tròn đơn vị;
các vùng không được tô mờ tương ứng với mỗi bit lấy
giá trị 0 của i0χ . Ta thấy rằng tất cả các sơ đồ gán
nhãn trên có cùng khoảng cách Euclid cực tiểu giữa
các tập con của i1χ và i0χ nhưng khác nhau về số bít
khác nhau giữa các điểm lân cận. Do đó, với BICM
truyền thống, phép gán nhãn Gray được coi là tối ưu
do số bít khác nhau của các điểm lân cận là nhỏ nhất
(bằng 1) [11,12].
Hình 4. Các sơ đồ ánh xạ khác nhau
Với thông tin đầy đủ từ các bít khác trong 1
symbol, điều chế 8PSK được đưa về điều chế nhị
phân từ 4 tập có thể có của điều chế nhị phân. Việc
giải mã lặp của BICM không chỉ làm tăng khoảng
cách Euclid giữa các tập con mà còn giảm số bít khác
nhau của các điểm lân cận về 1. Điều này sẽ cải thiện
chất lượng cho cả kênh AWGN và kênh pha đinh.
Hình 4 cũng cho thấy sự tăng khoảng cách Euclid tối
thiểu giữa các tập con đối với các phương pháp dán
nhãn khác nhau. Lúc này, phép gán nhãn Gray không
còn là sự lựa chọn hoàn hảo vì khoảng cách tối thiểu
giữa các tập con không được tăng lên.
Các mô phỏng tiếp theo sẽ minh hoạ cho hiệu quả
của bộ mã BICM-ID sử dụng cho hệ thống OFDM .
III. KHẢO SÁT HỆ THỐNG OFDM
Không làm giảm tính tổng quát, ta tiến hành mô
10
phỏng một hệ thống OFDM dựa theo mô hình
HIPERLAN II hiện thời. Mô hình cơ bản của hệ thống
được mô tả tại hình 5.
Trong mô hình trên, các khối chức năng được thiết
kế từ các khối trong thư viện simulink của gói phần
mềm mô phỏng MATLAB 7.0. Các các tham số trên
mỗi băng con OFDM được chọn tương tự như chuẩn
HIPERLAN-II: Số sóng mang dữ liệu trên mỗi băng
con là 48, số sóng mang Pilot là 4, kích cỡ FFT là 64.
Bộ mã cơ sở dùng cho BICM-ID cũng là mã xoắn (7,
[133,171]).
Trước hết, ta ghi lại hình ảnh Constellation của bộ
tín hiệu 16-QAM để thấy rõ hơn tác động của pha
đinh đa đường và tạp âm Gauss lên tập tín hiệu điều
chế. Khi truyền tín hiệu 16QAM qua kênh Rice có hệ
số k=4 và độ dịch tần Doppler D=40Hz (tương ứng
với vận tốc chuyển động là 8,8Km/h nếu fc= 5GHz),
đồng thời chịu tác động của tạp âm Gauss tại SNR=15
dB, và SNR=10 dB, Constellation của bộ tín hiệu bị
xoay pha và phân tán đến mức không thể nhận ra
được (hình 6). (Trong mô hình kênh Rice, k được định
nghĩa là tỷ lệ giữa công suất tia trội và công suất các
tia phân tán).
Hình 6. Constellation của bộ tín hiệu OFDM 16-QAM trên
kênh pha đinh Rice với hệ số k=4 và độ dịch tần D=40Hz,
đồng thời với tạp âm Gauss với SNR=15 dB (trên) và
SNR=10dB (dưới).
Hình 5. Sơ đồ khối hệ thống OFDM theo mô hình HIPERLAN II .
11
Kết quả BER của hệ thống OFDM-16 QAM khi
truyền ở kênh pha đinh Rice với các hệ số k và độ
dịch tần D khác nhau được chỉ ra trong hình 7.
Khi K=1000 thì kết quả khảo sát BER của Hệ
thống OFDM trên khi truyền trên kênh Rice tiệm cận
với kết quả BER khi truyền trên kênh Gauss (được mô
tả bằng đường cong đánh dấu tròn trên hình 7 (a)).
Các kết quả trên cho thấy hệ thống OFDM-16QAM
sử dụng mã xoắn (7,[133,171]) chỉ có thể hoạt động
tốt trên kênh Gauss hoặc kênh Rice có hệ số k > 100
và tương đối tĩnh (D<40Hz).
Kết quả BER của hệ thống OFDM 8PSK và 4 PSK
được trình bày ở hình 8 (a) và 8 (b)
Kết quả cho thấy hệ thống OFDM-8PSK nếu dùng
bộ mã xoắn (7 [133,171]) chỉ có thể hoạt động tốt trên
kênh Rice có k>32. Hệ thống OFDM 4-PSK có thể
hoạt động tốt trên kênh Rice khi k>16 và tương đối
tĩnh (D<40Hz) khi ta sử dụng mã xoắn thông thường.
IV. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG
OFDM BICM-ID
Mô hình hệ thống OFDM-BICM-ID được mô tả tại
hình 9.
Kết quả BER của hệ thống OFDM-8PSK -BICM-
ID khi truyền ở kênh pha đinh Rice với các hệ số K
khác nhau được trình bày trong hình10 (a). Đường
0 5 10 15 20 25
10-7
10-6
10-5
10-4
10-3
10-2
10-1
100
S NR
B
E
R
K E T Q UA B E R HE THO NG O FDM HIP E RLA N II-16Q A M
k = 4
k = 16
k = 32
k = 100
k = 1000
G aus s
0 5 10 15 20 25
10-6
10-5
10-4
10-3
10-2
10-1
100
SNR
B
E
R
KET QUA BER HE THONG OFDM-HIPERLAN II 16QAM THEO DO DICH TAN
B
E
R
D=10 Hz
D=40
D=100
D=200
K =[100]
a) b)
Hình 7. Kết quả BER của hệ thống OFDM-16 QAM dùng mã (7,[133,171]) khi truyền ở kênh pha đinh Rice
với các hệ số k khác nhau (a), các độ dịch tần khác nhau (b)
0 2 4 6 8 10 12 14 16
10-7
10-6
10-5
10-4
10-3
10-2
10-1
100
SNR
B
E
R
KQ BER OFDM 8-PSK TREN KENH RICE VOI K KHAC NHAU
Gauss
K =4
K =16
K =32
K =100
K =1000
DL=40
0 5 1 0 1 5 2 0 25
1 0 -6
1 0 -5
1 0 -4
1 0 -3
1 0 -2
1 0 -1
1 0 0
S N R
B
E
R
K Q B E R H E TH O N G O F D M -H IP E R L A N 4 -P S K TR E N K E N H R IC E
K = 4
K = 8
K = 1 6
K = 32
K = 1 00
G au s s
D = 40 H z
a) b)
Hình 8. Kết quả BER hệ thống OFDM sử dụng mã xoắn (7 [133,171]) 8PSK (a) và 4PSK (b)
12
đánh dấu tròn trên đồ thị biểu diễn kết quả BER khi
dùng mã xoắn (7 [133,171]) thông thường để so sánh.
Khi tăng số vòng lặp lên 5 ta có thể nhận được kết
quả tỷ lệ lỗi bít tốt hơn (hình 10b).
Khảo sát mang lại một kết quả hết sức thú vị rằng
có thể sử dụng các bộ mã cơ sở đơn giản hơn mà vẫn
đảm bảo được chỉ tiêu BER yêu cầu. Điều này được
thể hiện trên kết quả mô phỏng được tiến hành khi sử
dụng mã BICM-ID có mã cơ sở là mã (3 [5,7]) với 3
lần lặp (Hình 11.a).
Các kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng bộ mã
BICM-ID được thiết kế vẫn đảm bảo được chỉ tiêu về
BER yêu cầu trong điều kiện di động. Điều này được
thể hiện tại kết quả mô phỏng hình11 (b), khi độ dịch
tần D =150 Hz
V. KẾT LUẬN
Dựa trên phân tích cơ sở lý thuyết của OFDM và
mã BICM-ID, bài báo đã xây dựng được mô hình hệ
thống OFDM BICM-ID, khảo sát tỉ lệ lỗi bít và chứng
tỏ được chất lượng vượt trội đáng kể của nó so với mô
hình hệ thống OFDM sử dụng mã xoắn như mô hình
HIPERLAN II hiện thời khi truyền trong điều kiện
pha đinh đa đường có đồng thời tác động của tạp âm
Gauss. Với kết cấu đơn giản của bộ mã BICM-ID, mô
hình được thiết kế trên hoàn toàn thích hợp cho các hệ
thống thông tin di động.
Việc thay đổi các loại mã xoắn cơ sở, số vòng lặp
cũng như các sơ đồ ánh xạ tín hiệu sẽ cho các kết quả
khác nhau theo mong muốn, làm điều kiện tốt cho
điều chế thích nghi OFDM theo SNR trên mỗi sóng
mang hay trên băng con. Kết quả nghiên cứu hệ thống
Adaptive OFDM-BICM-ID như vậy sẽ được trình bày
trong nội dung các bài báo khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nee, R. V., 1997 “OFDM for High Speed Wireless
Networks,” IEEE P 802.11-97/123.
[2] S.Hara, R.Prasad, 2003 ''Multicarier Techniques for 4G
Mobile Communications''. Artech House, Boston,
London, 2003
[3] L. Hanzo, W. Webb, and T. Keller, ‘’Single-and Multi-
Carrier Quadrature Amplitude Modulation’’. New
York: IEEE Press/Wiley, Apr. 2000.
[4] Zhang Zhao-yang, Lai Li-feng,2003 “A novel OFDM
transmission scheme with leng- adaptive Cyclic
prefix’’Journal of Zhejiang University Science ISSN
1009-3095.
[5] A. J. Viterbi and J. K. Omura, “Principles of Digital
Communication and Coding”. New York: McGraw-
Hill, 1979.
[6] S. Benedetto and E. Biglieri, “Principles of Digital
Transmission With Wireless Applications”. New York:
Kluwer Academic, 1999.
[7] C. Berrou, A. Glavieux, and P. Thitimajshima, “Near
Shannon limit error-correcting coding and decoding:
Turbo-codes ,” in Proc. ICC’93, May 1993, pp. 1064–
1070.
[8] S. Benedetto, D. Divsalar, G. Montorsi, and F. Pollara,
“Serial concatenation of interleaved codes:
Performance analysis, design and iterative decoding,”
IEEE Trans. Inform. Theory, vol. 44, pp. 909–926, May
1998.
[9] “A soft-input soft-output APP module for iterative
decoding of concatenated codes,” IEEE Commun. Lett.,
vol. 1, pp. 22–24, Jan. 1997.
[10] G. Ungerboeck, “Channel coding with
multilevel/phase signals,” IEEE Trans. Inform. Theory,
vol. 28, pp. 56–67, Jan. 1982.
[11] E. Zehavi, “8-PSK trellis codes for a Rayleigh fading
channel,” IEEE Trans. Commun., vol. 40, pp. 873–883,
May 1992.
[12] G. Caire, G. Taricco, and E. Biglieri, “Bit-interleaved
coded modulation,” IEEE Trans. Inform. Theory, vol.
44, pp. 927–946, May 1998.
[13] X. Li and J. A. Ritcey, “Bit-interleaved coded
modulation with iterative decoding,” IEEE Commun.
Lett., vol. 1, pp. 169–171, Nov. 1997.
[14] J. Hagenauer, “The Turbo principle: Tutorial
introduction and state of the art,” in Proc. Int. Symp.
Turbo Codes and Related Topics, Sept. 1997, pp. 1–11.
[15] N. Seshadri and C.-E. W. Sundberg, “Multilevel trellis
coded modulations for the Rayleigh fading channel,”
IEEE Trans. Commun., vol. 41, pp. 1300–1310, Sep.
1993.
Ngày nhận bài: 24/04/2006.
13
SƠ LƯỢC TÁC GIẢ
ĐỖ CÔNG HÙNG
Sinh năm 1967 tại Hải
phòng.
Tốt nghiệp Khoa Vô tuyến
Điện tử, Học viện Kỹ thuật
Quân sự năm 1988. Nhận
bằng Thạc sỹ năm 2002. Hiện
là giảng viên Khoa Vô tuyến
Điện tử- Học viện Kỹ thuật
Quân sự.
Lĩnh vực nghiên cứu: Mô
phỏng các hệ thống thông tin, thông tin trải phổ
CDMA, kỹ thuật OFDM và AOFDM, mã BICM-ID.
Email: Hungdc1@ yahoo.com
ĐINH THẾ CƯỜNG
Sinh ngày 20/10/1963
Tốt nghiệp đại học năm
1986 tại CHLB Nga, nhận
bằng Thạc sĩ năm 1996, Tiến
sĩ năm 1999 tại Nhật Bản.
Được phong chức danh Phó
Giáo sư năm 2004.
Hiện là Trưởng Khoa Vô
tuyến - Điện tử, Học viện Kỹ
thuật Quân sự.
Các lĩnh vực chuyên môn quan tâm: Lý thuyết
thông tin, Lý thuyết mã hóa và ứng dụng.
Email: dtcuong@fpt.vn
NGUYỄN QUỐC BÌNH
Sinh năm 1955 tại Hải
Phòng
Tốt nghiệp Học viện Kỹ
thuật Quân sự, ngành Thông
tin liên lạc năm 1978. Nhận
học vị Ph.D. năm 1996 tại
Viện Hàn lâm khoa học
Hungary. Được phong Phó
giáo sư năm 2002.
Từ 1978 tới 1989 và từ 1996 đến nay là cán bộ
giảng dạy khoa Vô tuyến điện tử, Học viện kỹ thuật
quân sự.
Hướng nghiên cứu chính: Các hệ thống vi ba số,
các hệ thống thông tin di động, mô phỏng các hệ
thống thông tin.
14
Hình 9. Mô hình hệ thống OFDM-BICM-ID
0 2 4 6 8 10 12
10-6
10-5
10-4
10-3
10-2
10-1
100
SNR
B
E
R
KET QUA BER HE THONG OFDM-BICM-ID MA (7, [133,171]) LAP 3
Ma xoan
BICM-ID k=4
BICM-ID, k=32
BICM-ID,k=100
D=40Hz
0 2 4 6 8 1 0 1 2
1 0 - 4
1 0 - 3
1 0 - 2
1 0 - 1
1 0 0
S N R
B
E
R
K E T Q U A B E R O F D M -B IC M -ID M A (7 [ 1 3 3 , 1 7 1 ] ) L A P 5
M a x o a n
k = 4
k = 8
k = 3 2
D = 4 0 H z
(a) (b)
Hình10. Kết quả BER hệ thống OFDM-8PSK-BICM-ID với mã cơ sở là mã xoắn (7 [133,171])
có số vòng lặp bằng 3 (a) và lặp 5 (b)
0 2 4 6 8 1 0 1 2
1 0 -6
1 0 -5
1 0 -4
1 0 -3
1 0 -2
1 0 -1
1 0 0
S N R
B
E
R
K E T Q U A B E R O F D M -B IC M -ID M A (3 [5 ,7 ] ) L A P 3
M a x o a n
k = 4
k = 1 6
k = 3 2
k = 1 0 0
D = 4 0
0 2 4 6 8 10 12 14
10-5
10-4
10-3
10-2
10-1
100
KET QUA BER OFDM-BICM-ID MA (5,7]) LAP 5, D=150
Ma xoan
k=8
k=16
k=32
k=100
D=150Hz
(a) (b)
Hình 11. Kết quả BER của hệ thống OFDM-8PSK BICM-ID có mã cơ sở (3 [5,7]) khi D=40Hz (a) và khi D=150Hz (b)
15
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ofdm_388_2132837.pdf