Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non thành phố Thanh Hóa

Tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non thành phố Thanh Hóa: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0225 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 66-73 This paper is available online at NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNGMẦM NON THÀNH PHỐ THANH HÓA Nguyễn Thị Hà Lan Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt. Chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật (TKT) được xem là nhiệm vụ, trách nhiệm, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong các trường mầm non, chăm sóc và giáo dục trẻ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên để giúp trẻ phát triển hài hòa thể chất, tinh thần, hình thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện nhân cách. Bài viết tập trung phân tích các khái niệm liên quan đến TKT và giáo dục TKT, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục TKT tại các trường mầm non thành phố Thanh Hóa. Từ khóa: Trẻ khuyết tật, giáo dục mầm non, trường mầm non, chăm sóc, giáo dục. 1. Mở đầu Để góp phần th...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non thành phố Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0225 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 66-73 This paper is available online at NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNGMẦM NON THÀNH PHỐ THANH HÓA Nguyễn Thị Hà Lan Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt. Chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật (TKT) được xem là nhiệm vụ, trách nhiệm, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong các trường mầm non, chăm sóc và giáo dục trẻ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên để giúp trẻ phát triển hài hòa thể chất, tinh thần, hình thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện nhân cách. Bài viết tập trung phân tích các khái niệm liên quan đến TKT và giáo dục TKT, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục TKT tại các trường mầm non thành phố Thanh Hóa. Từ khóa: Trẻ khuyết tật, giáo dục mầm non, trường mầm non, chăm sóc, giáo dục. 1. Mở đầu Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, thực hiện điều 23 trong Công ước Quyền trẻ em (20/2/1990) "TKT về tinh thần hay thể chất cần được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và đầy đủ trong những điều kiện đảm bảo phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lập và tạo điều kiện cho các em tham gia tích cực vào cộng đồng", có nhiều hướng nghiên cứu về chăm sóc, giáo dục TKT nói chung [2,6], về giáo dục TKT tuổi mầm non nói riêng [1,3]. Tuy nhiên, trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu các biện pháp giáo dục TKT tại các trường mầm non. Vì vậy, nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục TKT tại các trường mầm non, Thành phố Thanh Hóa là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục TKT tuổi mầm non, giúp các em có điều kiện phát triển nhân cách tốt nhất, hòa nhập với môi trường để phát triển bình thường, trở thành người có ích cho xã hội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề về trẻ khuyết tật 2.1.1. Khái niệm trẻ khuyết tật Con người khi được sinh ra đều cần một cơ thể khỏe mạnh, phát triển bình thường. Tuy nhiên, vì một trong những nguyên nhân nào đó mà những đứa trẻ khi sinh ra đã bị lệch lạc, thiếu Ngày nhận bài: 16/05/2015. Ngày nhận đăng: 15/09/2015. Liên hệ: Nguyễn Thị Hà Lan, e-mail: nguyenhalan.hdu@gmail.com. 66 Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non... hụt, dị tật một hoặc vài cơ quan cấu tạo cơ thể, dẫn đến sai lệch trong phát triển chức năng, hành vi. Những trẻ như vậy được gọi là TKT. TKT là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc cơ thể, suy giảm các chức năng, hạn chế khả năng hoạt động, khó khăn trong sinh hoạt học tập, vui chơi và lao động. Hiện nay, theo thống kê, điều tra của xã hội thì số lượng TKT chiếm tỉ lệ ngày càng cao, trẻ mắc dị tật và mức độ dị tật khác nhau đòi hỏi sự nghiên cứu, chăm sóc, giáo dục và trị liệu theo chương trình phù hợp ngay từ bậc mầm non của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực: Giáo dục, tâm lí, y tế, xã hội... Đồng thời cần có những hình thức tuyên truyền, vận động để cộng đồng, xã hội chia sẻ, giúp đỡ đối với TKT, gia đình TKT, môi trường giáo dục TKT nhằm giúp các em nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, có một cuộc sống bình thường. * Các dạng khuyết tật Dựa trên các nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục hòa nhập TKT, có thể khái quát các dạng khuyết tật sau: - Khuyết tật thính giác (khiếm thính): Chỉ sự suy giảm hay mất khả năng nghe dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ hoặc câm, hạn chế chức năng giao tiếp; Khuyết tật thính giác có thể mất khả năng nghe hoàn toàn, mất một phần hay còn gọi là các mức độ suy giảm thính lực, nếu sự suy giảm thính lực của cơ quan thính giác xảy ra sớm, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ, khả năng tiếp nhận thông tin nên trẻ cũng khó khăn trong việc diễn đạt, dẫn đến hạn chế khả năng nhận thức, tư duy. Bên cạnh đó, có thể bị các bạn phân biệt, kì thị dối xử dẫn tâm lí đến ức chế, tự ti, mặc cảm ở trẻ khiếm thính. - Khuyết tật thị giác (khiếm thị): Chỉ sự suy giảm hay mất khả năng nhìn như mù hay nhìn kém; Khuyết tật thị giác có thể không nhìn thấy hoàn toàn hay không nhìn thấy một phần của đối tượng, sự vật. Nếu sự suy giảm thị lực của cơ quan thị giác xảy ra sớm, sẽ hạn chế, cản trở quá trình tiếp nhận thông tin qua thị giác, dẫn đến trẻ bị giới hạn trong việc tương tác với môi trường. - Khuyết tật trí tuệ (trẻ chậm phát triển trí tuệ): Chỉ sự suy giảm năng lực nhận thức, không thích nghi với các hoạt động xã hội, chỉ số thông minh thấp, xảy ra trước tuổi trưởng thành, khó chữa trị. Để xác định được TKT trí tuệ một cách thuận lợi, các chuyên gia giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ ở nước ta đã đưa ra một số dấu hiệu nhận biết TKT trí tuệ thuộc 4 lĩnh vực sau: 1) Thể chất: Một số trẻ có hình thể không cân đối, ánh mắt và nét mặt khờ dại, khả năng phối hợp tay - mắt kém,...; 2) Nhận thức: Phản ứng chậm với kích thích bên ngoài, tiếp thu chậm nhưng hay quên (nhớ chậm quên nhanh), khó tiếp thu được nội dung các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, nhất là các môn học đòi hỏi tư duy trừu tượng, lôgíc; 3) Ngôn ngữ nói: Vốn từ ít, chậm nói, chỉ sử dụng ở mức độ hết sức hạn chế, nói không rõ, không thích hợp trong hoàn cảnh; 4) Hành vi, tính cách: Kém hoặc thiếu một số kĩ năng sống đơn giản; kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng sống ở gia đình, biểu hiện xúc cảm, tình cảm phức tạp và nhiều trẻ có hành vi bất thường,... - Khuyết tật ngôn ngữ: Do bị tật ở cơ quan tiếp nhận chỉ huy ngôn ngữ vùng não và tổn thương của bộ phận phát âm làm ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp. Do ảnh hưởng của cơ quan tiếp nhận, chỉ huy ngôn ngữ nên dẫn đến TKT ngôn ngữ bị suy giảm, thiếu hụt, hạn chế các yếu tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp dẫn đến các em gặp không ít khó khăn trong các hoạt động học tập, giao tiếp, vui chơi, khó hòa nhập với môi trường nếu không 67 Nguyễn Thị Hà Lan được phát hiện và can thiệp sớm, kịp thời. - Khuyết tật vận động: Do bị tổn thương các cơ quan vận động như tay chân, cột sống gây khó khăn trong cầm nắm, đi lại, di chuyển, nằm, ngồi, đi, đứng. Khuyết tật vận động nếu được can thiệp và trị liệu hợp lí, kết hợp với sự nỗ lực tập luyện của trẻ sẽ có sự chuyển biến tích cực thông qua các bài tập có sự hướng dẫn trợ giúp của bác sĩ, chuyên gia phục hồi chức năng, vật lí trị liệu. Các bài tập dành cho TKT vận động bào gồm: Tập vận động cơ bản, tập vận động tay và chân, tập ở tư thế nằm, tập ngồi thăng bằng, tập đi và đứng, tập phục vụ bản thân... - Đa tật: Trên 1 tật có 2 hay nhiều loại khuyết tật. Với những dị tật và suy giảm chức năng của các cơ quan cấu tạo cơ thể dẫn đến TKT sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận các nội dung chăm sóc, giáo dục đồng thời ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu, kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non. 2.1.2. Giáo dục trẻ khuyết tật Giáo dục TKT có các hình thức sau: * Giáo dục chuyên biệt TKT: Là giáo dục trẻ có cùng dạng, mức độ khuyết tật tại cơ sở giáo dục riêng, theo chương trình chuyên biệt. Mục tiêu của giáo dục chuyên biệt TKT gồm: 1) Mục tiêu nhân đạo: TKT là đối tượng được trợ giúp của các tấm lòng hảo tâm, từ thiện, là đối tượng cần nhận được tình yêu thương của cộng đồng và xã hội; 2) Mục tiêu chăm sóc, giáo dục: TKT là đối tượng của quá trình can thiệp, phục hồi chức năng thông qua các phương pháp, phương tiện giáo dục đặc thù; 3) Mục tiêu phát triển: Phát triển các kĩ năng đặc thù, phát triển nhân cách cho TKT. * Giáo dục hội nhập: Là hình thức giáo dục TKT theo chương trình chuyên biệt đồng thời tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt, giao lưu xã hội với các bạn bình thường và với cộng đồng. Theo Ture Johnson [4;35], có bốn mức độ hội nhập như sau: 1) Hội nhập về thể chất: Trẻ bình thường và TKT được giao lưu với nhau hay cùng chơi với nhau ở một địa điểm trong một thời gian nhất định; 2) Hội nhập về chức năng: Trẻ bình thường và TKT được tham gia cùng nhau trong một số hoạt động như thể thao, vẽ, âm nhạc,...; 3) Hội nhập xã hội: Trẻ bình thường và TKT cùng học với nhau trong một trường nhưng theo các chương trình khác nhau, có giờ học chung và học riêng tuỳ theo môn học và khả năng học của trẻ; 4) Hội nhập hoàn toàn: Trẻ bình thường và TKT cùng học theo một chương trình cứng bắt buộc. Như vậy, giáo dục hội nhập, về bản chất vẫn dựa vào quan điểm y tế tức là tiến hành chăm sóc, và phục hồi chức năng là mục tiêu chủ yếu đối với TKT. * Giáo dục hòa nhập TKT Hội nghị Thế giới về quyền giáo dục đặc biệt UNESCO năm 1994 đã đưa ra quan điểm về Giáo dục hòa nhập, đó là giáo dục cho tất cả trẻ em không kể trẻ đó là ai, có khuyết tật hay không, giàu hay nghèo, thuộc nền văn hoá nào, đảm bảo mọi trẻ em đều được đáp ứng nhu cầu của mình trong trường học. Đồng thời, Giáo dục hòa nhập được xác định là con đường chủ yếu để thực hiện quyền giáo dục, nhất là quyền giáo dục đặc biệt của trẻ em. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó TKT cùng học với trẻ em bình thường, trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống [7;67]. Mục tiêu GDHN TKT ở nước ta [4;40] bao gồm: 1) Đảm bảo cho TKT hưởng những quyền 68 Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non... giáo dục cơ bản, quyền tự do không tách biệt, tham gia vào mọi hoạt động xã hội và có cơ hội cống hiến; 2) Phát triển toàn diện các mặt cho TKT, bao gồm: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và khả năng lao động. Phát triển kiến thức, kĩ năng văn hóa xã hội, thái độ tích cực, tạo điều kiện hoà nhập cộng đồng khi trẻ 18 tuổi; 3) TKT có cơ hội hòa nhập vào môi trường giáo dục bình thường, phát triển hài hòa và tối đa những khả năng còn lại để hình thành, phát triển nhân cách. Những năm gần đây, do số lượng TKTT ngày một tăng nên trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, các trường mầm non đã và đang chủ yếu thực hiện hình thức giáo dục hòa nhập TKT, các TKT đều được học hòa nhập cùng các trẻ khác. Một số trường có thêm hình thức Giáo dục hội nhập. Xét về mặt xã hội có ưu điểm giúp TKT không bị phân biệt, kì thị trong mắt bạn bè, những người xung quanh. Tuy nhiên, về mặt giáo dục, TKT sẽ không có nhiều điều kiện, môi trường tiếp nhận những tác động chuyên biệt, cụ thể với đặc điểm dị tật của mình, khó có thể học tập, hoạt động một cách hoàn toàn với các trẻ bình thường khác. Một số trường mầm non tư thục mở một, vài lớp dành cho TKT (trường chuyên biệt). Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục TKT về các phương diện giáo dục, xã hội, quản lí... Trong khi đó, một số trường mầm non lại gặp không ít khó khăn trong việc tuyển dụng giáo viên có chuyên ngành Giáo dục đặc biệt (không có giáo viên, không có chỉ tiêu...). Vì vậy, phần lớn là các giáo viên mầm non phải tự học tập, bồi dưỡng các chuyên đề về Giáo dục hòa nhập để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục TKT trong lớp học hòa nhập. Một số trường kí hợp đồng với một vài giáo viên có chuyên môn về Giáo dục đặc biệt để họ tác động, can thiệp cho trẻ sau các giờ học tại lớp (thời gian thường là 45-50 phút). Trong khi đó, số lượng TKT với các hình thức và mức độ khác nhau trên địa bàn Thành phố không phải ít. Do vậy, cần có những biện pháp thực sự khả thi, chuyên nghiệp để thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục TKT, phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục TKT tại các trường mầm non góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giáo dục mầm non trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa. 2.2. Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non thành phố Thanh Hóa Hiện nay, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có khoảng gần 100 trường mầm non công lập và tư thục. Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành được các trường mầm non thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Tuy nhiên thực tế xã hội hiện đại ngày nay dẫn đến số lượng TKT ngày càng nhiều. Với những suy nghĩ, nhận thức cũng như tình cảm của các bậc phụ huynh, họ luôn mong muốn con em của mình được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cùng các bạn bình thường tại các lớp học bình thường. Thậm chí, nhiều TKT bị dị tật rất nặng, giáo viên và quản lí nhà trường tư vấn, hướng dẫn để phụ huynh nhận thức đúng và đưa con em họ học ở các trường, lớp chuyên biệt nhưng phụ huynh vẫn không hài lòng, nhất trí. Đó là một thực tế luôn thách thức đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên mầm non trong tình hình hiện nay. Vì vậy, cần tìm ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hơn nữa công tác giáo dục TKT tại các trường mầm non, đảm bảo cho TKT được tham gia các lớp học hòa nhập, được hưởng quyền và lợi ích chăm sóc và giáo dục một cách đầy đủ, hiệu quả đồng thời không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non nói chung. 69 Nguyễn Thị Hà Lan 2.2.1. Phát hiện và can thiệp sớm trẻ khuyết tật Đây là một trong những biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong chăm sóc, giáo dục TKT. Giáo viên, cán bộ quản lí trường mầm non cần phát hiện sớm tình trạng khuyết tật của trẻ khi thấy những biểu hiện phát triển không bình thường (trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ). Cần trao đổi, tư vấn để phụ huynh cho trẻ đi khám bác sĩ, chuyên gia tâm lí... để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Việc can thiệp sớm còn giúp hạn chế, ngăn ngừa tối đa những tác hại của khuyết tật, tạo điều kiện kích thích sự phát triển tối đa cho TKT, chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hoạt động và phát triển lành mạnh trong môi trường giáo dục mầm non, giúp trẻ có thể tham gia các hoạt động tại các lớp học hòa nhập, hình thành và phát triển nhân cách hài hòa. Can thiệp sớm được thực hiện hiện tại Trung tâm Can thiệp sớm, trường Mầm non, Bệnh viện Nhi và gia đình. Trong đó, trường mầm non và đội ngũ giáo viên mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng để thực hiện quá trình, lộ trình can thiệp sớm cho TKT cùng với sự trợ giúp của gia đình và nhân viên y tế. Cùng với gia đình, trường mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện, can thiệp sớm cho TKT. Trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, giáo viên mầm non có điều kiện tiếp xúc thường xuyên, trực tiếp với trẻ. Những biểu hiện khác thường của trẻ sẽ được giáo viên chú ý, theo dõi và phán đoán (khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp; khó khăn về nghe, khó khăn về nhìn; rối nhiễu một số hành vi...). Nếu được phát hiện và can thiệp sớm từ các giáo viên mầm non, phụ huynh sẽ nắm bắt kịp thời và đưa trẻ đi khám, phối hợp với các chuyên gia Giáo dục đặc biệt, bác sĩ, nhà giáo dục và các giáo viên mầm non để can thiệp, chăm sóc, giáo dục TKT phù hợp nhất có thể. Từ đó, giúp TKT có điều kiện, môi trường phát triển tốt nhất. Một số nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của những tác động từ giáo viên, gia đình trẻ đối với việc phát triển nhân cách TKT nói chung, phát triển các kĩ năng xã hội cho TKT nói riêng. Những người giáo dục (giáo viên và cha mẹ trẻ) càng có những kiến thức, kĩ năng trong việc lựa chọn và thực hiện phương pháp giáo dục phù hợp thì học sinh khuyết tật có nhiều cơ hội được tiếp cận kĩ năng một cách đầy đủ và chính xác [3;54]. Biện pháp này đã được thực hiện ở một số trường mầm non Thành phố Thanh Hóa nhưng hiệu quả chưa cao, lí do chưa có đội ngũ các chuyên gia được đào tạo bài bản về Giáo dục đặc biệt, phần lớn là hợp đồng với các Giáo viên chuyên ngành Tâm lí - Giáo dục, Giáo dục mầm non... có tâm huyết và được tham dự các khóa tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về Giáo dục đặc biệt để phối kết hợp với giáo viên mầm non trong việc phát hiện và can thiệp. Vấn đề là cần nhiều hơn nữa những giáo viên được đào tạo sâu về các lĩnh vực chuyên môn khuyết tật (khiếm thính, khiếm thị, Tự kỉ...); cần nhiều hơn nữa các giáo viên mầm non vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non nhưng được bồi dưỡng, đào tạo thêm một số chuyên đề về giáo dục TKT để giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong lớp học hòa nhập đồng thời phối kết hợp với gia đình, với các chuyên gia Giáo dục đặc biệt phát hiện và can thiệp hợp lí cho TKT. 2.2.2. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật tại các lớp học hòa nhập Lớp học hòa nhập: là lớp học bình thường có 1 - 2 TKT học cùng với trẻ bình thường cùng lứa tuổi tại nơi trẻ sinh sống và trong môi trường học tập bình thường. Tại lớp học hòa nhập, trẻ học chung chương trình, có sự hỗ trợ tích cực của giáo viên phụ trách, giáo viên chuyên biệt, nhóm 70 Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non... bạn bè hỗ trợ và gia đình TKT. Vì vậy, các trường mầm non cần có những biện pháp thúc đẩy giáo viên mầm non bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ giáo dục hòa nhập cho giáo viên mầm non để thực hiện chương trình, kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, đồng thời chú ý phát huy khả năng của TKT trong lớp học hòa nhập. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục TKT tại các trường MN, đội ngũ giáo viên mầm non cần được bồ dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục TKT, có thể tập trung một số kĩ năng cần thiết sau: * Kĩ năng sử dụng phương tiện trực quan trong chăm sóc, giáo dục TKT Giáo viên mầm non cần có kĩ năng sử dụng phương tiện trực quan trong giáo dục TKT nói riêng, trong lớp học hòa nhập nói chung. Các phương tiện trực quan có thể sử dụng gồm băng, đĩa, đài, tivi, tranh ảnh, mô hình... Sử dụng các phương tiện trực quan để cho trẻ nghe được âm thanh của các tiếng động với những cường độ khác nhau, giúp trẻ phân biệt được nhiểu âm thanh khác nhau ở môi trường xung quanh, dạy trẻ học hát, học múa, xem phim... Bên cạnh đó, phương tiện trực quan còn được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí. Trẻ có thể cùng hát, múa và vận động theo nhạc, đây cũng là phương tiện tạo cho trẻ sự hưng phấn, kích thích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể với bạn bè và mọi người xung quanh. Thông qua phương tiện trực quan hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi, trẻ sẽ cảm thấy thích thú và điều đó cũng phát huy được trí tưởng tượng của trẻ, kích thích sự phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng xã hội của TKT. * Sử dụng các hoạt động phát triển các kĩ năng cho TKT học hòa nhập Giáo dục hòa nhập cho trẻ tuổi mầm non đã được Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ đạo và triển khai tại các cơ sở giáo dục mầm non trong những năm qua, nhằm tạo cơ hội cho TKT được tham gia hoạt động giáo dục, phát triển nhân cách. Tuy nhiên, để việc phát triển nhân cách cho TKT được hiệu quả trong các cơ sở giáo dục mầm non, bên cạnh việc thực hiện chương trình do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định, đồi hỏi các giáo viên mầm non cần sưa tầm, tìm hiểu và sáng tạo nhiều hoạt động đặc thù, phù hợp với khả năng của TKT để giúp các em tham gia các hoạt động trong lớp học hòa nhập một cách hiệu quả. Các giáo viên có thể tham khảo các hoạt động tập trung vào 5 nhóm kĩ năng theo các lĩnh vực phát triển của trẻ em như sau [1]: - Các hoạt động phát triển thể chất (nhà thám hiểm, tập làm chú bộ đội...). - Các hoạt động phát triển nhận thức (tìm đồ vật, về đúng số nhà...). - Các hoạt động phát triển ngôn ngữ (cùng nhau vẽ tranh, ghép hình...). - Các hoạt động phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội (gọi điện thoại, âm thanh bé thích...). - Các hoạt động phát triển thẩm mĩ (nhảy múa theo nhạc, làm bể cá). Các hoạt động nhằm hỗ trợ phát triển kĩ năng mà các nhóm TKT khác nhau thường gặp khó khăn trong từng lĩnh vực phát triển. Giáo viên mầm non cần căn cứ vào khả năng, nhu cầu cụ thể của TKT học hòa nhập để lựa chọn các hoạt động nhằm phát huy tối đa khả năng, tiềm năng của trẻ. 71 Nguyễn Thị Hà Lan 2.2.3. Xây dựng môi trường giáo dục nhân văn, an toàn tại trường, lớp mầm non Giáo viên mầm non cần rèn luyện, giáo dục trẻ trong lớp học hòa nhập có thái độ đối xử, ứng xử nhân văn với TKT, xây dựng bầu không khí tâm lí tốt đẹp, ấm cúng trong lớp bằng cách luôn tỏ ra tôn trọng và đồng cảm với TKT để trẻ bình thường học tập. Tạo môi trường và khuyến khích TKT phát huy khả năng tự lập, tham gia các hoạt động theo nhu cầu và khả năng. Đặc biệt giáo viên phải thực sự yêu thương, gần gũi TKT, quan tâm, trò chuyện, chơi cùng TKT nếu có thể để giúp trẻ giải quyết các xung đột hoặc các khó khăn về tâm lí. Chú ý đến cách tương tác của trẻ với cô và bạn bè qua ánh mắt, nét mặt, cử chỉ và thái độ. Hạn chế tối đa phê phán và kỉ luật TKT. Giáo viên cần có những chuẩn bị thận trọng về nội dung và phương thức giao tiếp với TKT. Bên cạnh đó, với những mức độ và loại dị tật của TKT mình phụ trách, giáo viên mầm non cũng cần có các biện pháp, tiên lượng để ngăn ngừa tối đa các nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn tính mạng của TKT. Giáo viên luôn quan tâm, để mắt đến TKT và nhắc nhở trẻ trong lớp cùng quan tâm đến TKT trong khả năng có thể. 2.2.4. Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ giáo dục hòa nhập cho đội ngũ giáo viên trường mầm non TKT học tại các lớp học hòa nhập ở các trường mầm non ngày càng nhiều, mức độ dị tật và diễn biến bệnh phức tạp dẫn đến hạn chế sự hòa nhập, phát triển của trẻ trong môi trường lớp học hòa nhập. TKT rất cần sự quan tâm của gia đình, giáo viên mầm non và bạn bè cùng lớp để được hòa nhập, tham gia các hoạt động phong phú, hấp dẫn ở trường mầm non. Vì vậy, giáo viên mầm non là người có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của TKT. Để thực hiện tốt vai trò của mình, bên cạnh chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục mầm non, giáo viên mầm non cần được trang bị, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ giáo dục TKT trong lớp học hòa nhập để thực hiện tốt chức năng giáo dục TKT, tạo điều kiện, môi trường cũng như tác động giáo dục phù hợp với TKT để giúp các em phát triển lành mạnh, an toàn. Các cán bộ quản lí trường mầm non cần có kế hoạch cho giáo viên trường mình được tham gia các khóa tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục hòa nhập TKT do Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục mầm non, các trường Đại học, các Sở giáo dục, các khoa Giáo dục đặc biệt tổ chức hàng năm. Bên cạnh đó, cần khuyến khích tinh thần tự học, tự nghiên cứu của giáo viên mầm non để tự trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục TKT trong các lớp học hòa nhập tại trường mầm non. 2.2.5. Phối hợp nhiều cá nhân, tổ chức trong chăm sóc, giáo dục, điều trị, can thiệp Những người tham gia thực hiện can thiệp sớm giúp TKT gồm: Bác sĩ nhi khoa, bác sĩ chuyên khoa (thần kinh, tâm thần, phục hồi chức năng...), nhà xã hội học, nhà tâm lí học, nhà giáo dục, chuyên viên vật lí trị liệu, giáo viên mầm non và cha mẹ trẻ. Vì vậy, để công tác chăm sóc, giáo dục TKT trong các trường mầm non đạt hiệu quả, đòi hỏi các giáo viên mầm non cần chủ động, tích cực phối hợp với các tổ chức, cá nhân có chuyên môn về giáo dục TKT để cùng phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc chăm sóc, giáo dục TKT. Đặc biệt giáo viên mầm non cần tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn để giúp cha mẹ TKT có kiến thức, kĩ năng và thái độ đúng trong giáo dục TKT. Muốn vậy, cán bộ quản lí và giáo viên mầm non nên tổ chức các buổi trao đổi, phổ biến kiến thức về chăm sóc, giáo dục TKT ngay tại trường (định kì hoặc đột xuất), mời các tổ chức và cá nhân có chuyên môn về giáo dục TKT đến để trao đổi, chia sẻ, tư vấn cho gia đình, giáo viên trong góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục TKT. 72 Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non... 3. Kết luận Chăm sóc và giáo dục TKT để giúp các em sớm hòa nhập cộng đồng, phát triển lành mạnh, ổn định là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, giáo viên mầm non và trường mầm non là những cá nhân và tổ chức có trách nhiệm nặng nề và cao cả hơn bởi 6 năm đầu tiên của cuộc đời mỗi người có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sự phát triển nhân cách sau này. Phát hiện, can thiệp, chăm sóc và giáo dục TKT sớm và hiệu quả không chỉ nâng đỡ cuộc đời một con người mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của gia đình và xã hội. Với ý nghĩa cao cả đó, đòi hỏi, cán bộ quản lí và giáo viên trường mầm non cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm đối với TKT, nâng cao nghiệp vụ giáo dục hòa nhập TKT để thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục mầm non nói chung, mục tiêu, giáo dục TKT trong lớp học hòa nhập nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trong các trường mầm non hiện nay TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ giáo dục và Đào tạo, 2010. 100 hoạt động phát triển kĩ năng cho trẻ khuyết tật tuổi mầm non học hòa nhập. Hà Nội [2] Nguyễn Xuân Hải, 2009. Giáo dục học trẻ khuyết tật. NXb Giáo dục Việt Nam [3] Đỗ Thị Thảo, 2014. Giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 4-5 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập. Tạp chí giáo dục (số đặc biệt), tr. 53-55. [4] Nguyễn Thị Thân Thủy, 2012, Sử dụng phương tiện trực quan trong tổ chức dạy học hòa nhập môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 có trẻ khuyết tật trí tuệ, khu vực miền núi phía Bắc. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết, 2009. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Nxb Giáo dục. [6] Nguyễn Đức Minh, Phạm Minh Mục, Lê Văn Tạc, 2006. Giáo dục trẻ khuyết tật Việt Nam - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb Giáo dục. [7] Nguyễn Thị Hoàng Yến (chủ biên), Đỗ Thị Thảo, 2010. Đại cương về giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ. Nxb Đại học Sư Phạm. [8] Nguyễn Thị Hoàng Yến (chủ biên), Phạm Thị Bền, Đỗ Thị Thảo, 2011. Nhập môn Giáo dục đặc biệt. Nxb Giáo dục. ABSTRACT Improving the quality of education for disabled kids in preschools in Thanh Hoa city Taking care of and educating disabled kids (DKs) is considered a duty by many governments in the world. At preschools, taking care of and educating disabled kids is not just a duty but is also an objective of every educational manager and educator as they seek to harmoniously develop the body and mind for maximum personality development. This article analyzes concepts that are of concern to DKs and educators of DKs and then suggests ways to improve the quality of education for DKs in some preschools and kindergartens in the city of Thanh Hoa. Keywords: Disabled kids, preschool and kindergarten education, caring, educating. 73

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3713_nthlan_283_2178480.pdf
Tài liệu liên quan