Tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên các trường chuyên nghiệp khu vực Tây Bắc hiện nay - Nguyễn Văn Hồng: 20
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP KHU VỰC TÂY BẮC
HIỆN NAY
Nguyễn Văn Hồng, Vũ Mạnh Cường, Dương Xuân Lượng
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên là một nội dung vô cùng quan trọng trong nhà trường
nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện. Nhà trường không chỉ dạy “Chữ” mà quan trọng nhất là dạy “Người”, dạy
học sinh thành những con người có nhân cách tốt. Bài báo này xác định rõ nội dung, hình thức, lực lượng thực hiện công
tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên; đánh giá mặt tích cực và hạn chế của công tác này để rút ra bài học định
hướng công tác giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên các trường chuyên nghiệp trên địa bàn khu vực Tây Bắc.
Từ khóa: Giáo dục, đạo đức, lối sống, sinh viên.
I. Đặt vấn đề
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, giáo dục trong các nhà trường chuyên
nghiệp có ý n...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên các trường chuyên nghiệp khu vực Tây Bắc hiện nay - Nguyễn Văn Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP KHU VỰC TÂY BẮC
HIỆN NAY
Nguyễn Văn Hồng, Vũ Mạnh Cường, Dương Xuân Lượng
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên là một nội dung vô cùng quan trọng trong nhà trường
nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện. Nhà trường không chỉ dạy “Chữ” mà quan trọng nhất là dạy “Người”, dạy
học sinh thành những con người có nhân cách tốt. Bài báo này xác định rõ nội dung, hình thức, lực lượng thực hiện công
tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên; đánh giá mặt tích cực và hạn chế của công tác này để rút ra bài học định
hướng công tác giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên các trường chuyên nghiệp trên địa bàn khu vực Tây Bắc.
Từ khóa: Giáo dục, đạo đức, lối sống, sinh viên.
I. Đặt vấn đề
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, giáo dục trong các nhà trường chuyên
nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống. Sản phẩm của công tác đào
tạo là tạo ra nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những
tác động của nền kinh tế thị trường đã và đang tạo ra những biến động về giá trị đạo đức trong xã
hội và trong tầng lớp sinh viên. Nhà trường cần có sự quan tâm đúng mức và có những biện pháp
giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên thích hợp nhằm tạo ra sự định hướng tác động thống
nhất, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy được những mặt tích cực giúp sinh
viên rèn luyện những phẩm chất đạo đức nói chung và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nói riêng
để họ vững bước vào cuộc sống lao động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.
II. Nội dung nghiên cứu
2.1 Tổ chức nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu. Khái quát hóa về nội dung, hình thức, chủ thể tham gia giáo dục đạo
đức, lối sống cho sinh viên trong các trường chuyên nghiệp; phân tích hạn chế để đề ra biện pháp
tăng cường chất lượng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên các trường chuyên
nghiệp trên địa bàn khu vực Tây Bắc hiện nay.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên các
trường chuyên nghiệp khu vực Tây Bắc hiện nay, bao gồm:
- Nội dung giáo dục đạo đức,
- Hình thức giáo dục đạo đức mà các trường chuyên nghiệp trên địa bàn đã và đang thực
hiện.
- Những lực lượng tham gia công tác giáo dục đạo đức
21
- Một số kết quả giáo dục đạo đức đã đạt được
- Một số hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức.
Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức,
lối sống cho sinh viên các trường chuyên nghiệp khu vực Tây Bắc.
- Địa bàn (quan sát hay phân tích báo cáo hoặc tìm hiểu sản phẩm nào đó ở trường nào).
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên sự phân tích các báo cáo, phỏng vấn cán bộ, giảng viên
phụ trách công tác chính trị của một số trường chuyên nghiệp trên địa bàn khu vực Tây Bắc, bao
gồm: Trường Đại học Tây Bắc, Trường Cao đẳng Sơn La, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
và Trường Cao đẳng cộng đồng Lai Châu.
2.3. Kết quả nghiên cứu
Nội dung giáo dục ĐĐLS
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các trường chuyên nghiệp khu vực Tây Bắc đều thực
hiện các nội dung giáo dục đạo đức, lối sống theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể,
Nội dung giáo dục ĐĐLS tập trung vào các khía cạnh sau: [4]
Giáo dục phẩm chất chính trị: Giáo dục lòng yêu nước, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng
để hình thành dần bản lĩnh chính trị; ý thức chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật
của Nhà nước; thái độ tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, nhận ra và phê phán âm
mưu, thủ đoạn chính trị thù địch.
Giáo dục đạo đức: Giáo dục lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, biết trân trọng các giá trị đạo
đức tốt đẹp của dân tộc; nhận thức và hành vi đúng đắn của công dân theo các chuẩn mực xã hội;
phê phán các hành vi không phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội; đạo đức nghề nghiệp và tác phong
công nghiệp, hiện đại.
Giáo dục lối sống: Giáo dục nhận thức, hành vi, thói quen của lối sống văn minh, tiến bộ, phù
hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam; trách nhiệm của cá nhân trước tập thể và cộng đồng, biết ủng hộ,
khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc, biết phê
phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ; ý thức công dân của xã hội hiện đại, sống và làm
việc theo pháp luật.
Trong nhà trường HSSV đang được giáo dục những phẩm chất ĐĐLS rất cơ bản như:
Trung thực, trách nhiệm, giữ chữ tín, tự tin, tự chủ, kính trọng, biết ơn, yêu quý gia đình, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng mọi người và nội quy pháp luật, kiên trì,
bảo vệ môi trường và chia sẻ với người khác, hợp tác, khoan dung, sống lành mạnh, gọn
gàng, tiết kiệm, tình bạn, tình yêu trong sáng không vụ lợi, yêu lao động.
Hình thức thực hiện giáo dục ĐĐLS
Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các quy định về công tác giáo dục phẩm chất
chính trị, ĐĐLS cho toàn bộ HSSV nhà trường. Tổ chức Tuần sinh hoạt công dân - HSSV đầu
khoá, đầu năm, cuối khoá học. Trong tuần lễ này, kết hợp phổ biến, quán triệt các chủ trương lớn
22
của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến HSSV và quy định khác của nhà trường, địa
phương.
Lựa chọn, lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, ĐĐLS thích hợp
vào hoạt động giảng dạy, học tập của chương trình chính khoá. Kết hợp đưa vào giảng dạy và học
tập trong các môn lí luận Mác - Lê nin, lí luận chính trị, pháp luật, quốc phòng, một số môn
chuyên ngành. Giáo dục ĐĐLS cho người học thông qua các môn lí luận là phù hợp vì bản thân
các môn này có nhiệm vụ trang bị cho họ thế giới quan và phương pháp luận. Hiện nay, giáo dục
ĐĐLS được thông qua các môn lí luận chính trị được cán bộ, giáo viên được coi trọng.
Thông qua các hoạt động rèn luyện kĩ năng như tham gia các câu lạc bộ học tập, sở thích,
văn hóa văn nghệ, TDTT. Ở đó, người tham gia được thể nghiệm khả năng bản thân và tiếp thu
kinh nghiệm của người khác. Các kĩ năng được dần dần bổ sung và hoàn thiện hơn như: Học tập,
nghiên cứu khoa học, tổ chức và tham gia hoạt động xã hội, kĩ năng sống, kĩ năng nghề nghiệp, kĩ
năng mềm, Ở nhiều trường, các câu lạc bộ đã trở thành môi trường thực hành rèn luyện cho
HSSV. Các hoạt động này có tác dụng rất tốt và đang phát triển.
Thông qua tổ chức các hoạt động đối thoại với HSSV và các kênh thông tin để nắm tình
hình HSSV, chuẩn bị cho lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa đối thoại trực tiếp với HSSV thuộc
phạm vi quản lí. Tổ chức giao ban thường xuyên với cán bộ lớp, Đoàn Thanh niên, Hội SV để xử
lí kịp thời các nhu cầu, vướng mắc theo khả năng hiện có của nhà trường. Các hoạt động tự quản
của HSSV trong các hoạt động rèn luyện và sự tham gia của họ trong xây dựng nhà trường đã
ngày càng phát huy tích cực cho sự phát triển của nhà trường. Sự đổi mới trong phương thức đào
tạo theo tín chỉ có tác động mạnh mẽ phát huy dân chủ, chủ động của người học.
Thông qua các phong trào tương thân tương ái: Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ,
quyên góp hỗ trợ bạn khó khăn, tình nguyện tiếp sức mùa thi, hỗ trợ người gặp khó khăn trong
bão lũ, ở vùng sâu vùng xa vùng khó khăn. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm và tặng quà
người có hoàn cảnh khó khăn được HSSV hưởng ứng, tham gia tự nguyện nhiều.
Giáo dục ĐĐLS trong trường được thực hiện thông qua việc thông tin, hướng dẫn người học
tự giác thực hiện Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện SV [5]. Nội dung Quy chế này bao quát toàn bộ
các hoạt động rèn luyện ĐĐLS của HSSV, được cụ thể hóa thành các nội dung cụ thể, phù hợp với
điều kiện của mỗi nhà trường.
Giáo dục ĐĐLS thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội SV. Rất nhiều phong
trào đã lôi cuốn HSSV tham gia như: Tiếp sức mùa thi, tình nguyện hè, vì cộng đồng, hiến máu
nhân đạo
Giáo dục ĐĐLS thông qua triển khai thực hiện các cuộc vận động, phong trào như: Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Nói không với gian lận trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục; Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.
Lực lượng thực hiện công tác giáo dục ĐĐLS
23
Trong nhà trường hiện nay lực lượng chủ lực tham gia giáo dục ĐĐLS là Giáo viên chủ
nhiệm, Lãnh đạo nhà trường, khoa, Đoàn Thanh niên, Hội SV, Giáo viên chuyên môn. Nhiệm vụ
giáo dục ĐĐLS cho HSSV bao gồm:
- Trang bị cho HSSV những kiến thức về các giá trị, các chuẩn mực đạo đức và lối sống của
xã hội;
- Bồi dưỡng cho HSSV thái độ đúng đắn về ĐĐLS;
- Hình thành và phát triển ở HSSV các hành vi và thói quen.
Sự phối hợp tham gia của chính quyền địa phương, công an, đoàn thể xã hội là rất quan
trọng cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Vai trò của công an, chính quyền địa phương
được đánh giá cao trong việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là ở khu vực
quanh trường, nơi cư trú của người học.
Một số kết quả đạt được trong công tác giáo dục ĐĐLS cho SV khu vực Tây Bắc
Hầu hết HSSV được tiếp cận và hiểu về đường lối, chính sách, pháp luật, nội quy, quy
định có liên quan đến công tác rèn luyện, giáo dục ĐĐLS thông qua truyền đạt tập trung hoặc
môn học, hoạt động ngoại khóa, tài liệu hướng dẫn hàng năm. Tất cả các trường đều tổ chức
Tuần sinh hoạt công dân – HSSV, trong đó các nội dung này đều được cập nhật kịp thời. Đồng
thời qua hệ thống thông tin của trường, khoa, lớp, giáo viên, giảng viên, cán bộ phòng Công tác
HSSV, các phòng ban, các thông tin được cụ thể hóa và hướng dẫn cụ thể hơn.
Hệ thống thiết chế văn hóa, thư viện, hỗ trợ HSSV trong học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng
ngày tốt hơn. Nhiều câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả hơn, thu hút đông HSSV tham gia. Một số
chương trình giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng mềm, giá trị sống được đưa vào ở nhiều trường được
sự hưởng ứng của số đông người học. Hoạt động ngoại khóa phong phú, đa dạng hơn như tham
quan bảo tàng, di tích, hội thảo chuyên đề, hội thi, hội diễn văn hóa, văn nghệ, thể thao, hoạt
động câu lạc bộ đã thu hút sự tham gia của HSSV ngày càng đông và tự giác hơn.
Kết quả đánh giá về rèn luyện thông qua thực hiện Quy chế rèn luyện có kết quả ngày
càng cao hơn. Phần lớn HSSV đạt kết quả rèn luyện khá, tốt, rất ít người có kết quả trung bình. Tỉ
lệ rèn luyện tốt chiếm đa số, không có người đạt mức trung bình.
Chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức lối sống HSSV có thể thấy được qua
biểu hiện của người học. Nhận thức và sự tham gia của HSSV trong các sự kiện chính trị, truyền
thống của đất nước, địa phương, nhà trường ngày càng có tỉ lệ cao với hiệu quả tốt hơn. HSSV
biết tự hào về truyền thống và danh dự nhà trường, biết kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn
bè, ứng xử có văn hóa, có ý thức tổ chức kỉ luật (tỉ lệ vi phạm kỉ luật, pháp luật giảm cả về vụ
việc và mức độ). Người học tích cực và chủ động, tự giác hơn trong học tập, rèn luyện. Ngay cả
trong tình huống bị kẻ xấu kích động, HSSV vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, làm theo
sự chỉ đạo của lãnh đạo trường, không để xảy ra các vụ việc lớn đáng tiếc nào xảy ra. Sự ổn định
chính trị và sự tích cực tham gia của HSSV là kết quả cao nhất của công tác giáo dục ĐĐLS
HSSV.
24
Hệ thống văn bản quy định về công tác HSSV đã được hoàn thiện cơ bản đáp ứng nhu cầu
của các nhà trường. Đa số các trường đã cụ thể hóa các văn bản của Bộ, ngành, địa phương để
thực hiện cho trường mình. Công tác giáo dục phẩm chất, ĐĐLS được quy định thành văn bản
quy phạm pháp luật từ năm 2007 [4]. Trước đó, quy chế rèn luyện quy định nội dung cơ bản
trong đánh giá phẩm chất, ĐĐLS HSSV các trường đào tạo được ban hành. Dựa trên quy định cơ
bản của Quy chế này, các trường cụ thể hóa việc đánh giá HSSV nhà trường. Qua hơn 10 năm
thực hiện, tuy cần phải cập nhật thêm nhưng về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đánh giá ĐĐLS
của người học.
Vai trò của Đoàn Thanh niên trường trong việc định hướng giá trị sống, giáo dục ĐĐLS
được thể hiện ngày càng rõ qua các phong trào tình nguyện, hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt
động xã hội, vì cộng đồng, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ khó khăn, khuyến khích vượt khó. Sự phối
hợp của Đoàn Thanh niên, Hội SV với phòng công tác HSSV đã trở thành nề nếp và có hiệu quả
tốt hơn ở nhiều trường.
Việc triển khai thực hiện các cuộc vận động, phong trào đã có hiệu quả tốt và thiết thực
hơn. Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có tác động đến toàn
bộ hệ thống chính trị trong giáo dục ĐĐLS cho HSSV. Ở nhiều trường đã tạo ra sự phối hợp
đồng bộ của cấp ủy, Ban Giám hiệu, các đoàn thể khác, cán bộ, giáo viên, nhân viên và HSSV.
Một số trường có xây dựng được quy định về chuẩn mực ĐĐLS của HSSV nhà trường.
Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GDĐT, các Bộ ngành chủ quản, địa phương, tất
cả các nhà trường đã tổ chức Tuần sinh hoạt công dân - HSSV cho toàn bộ HSSV nhà trường.
Hoạt động này là bước khởi đầu cho ổn định nề nếp, trật tự kỉ cương và hoạt động của nhà trường
hàng năm.
Một số hạn chế trong công tác giáo dục ĐĐLS cho SV khu vực Tây Bắc
Phương pháp và hình thức giáo dục ĐĐLS cho HSSV ít đổi mới, ít hấp dẫn, hứng thú.
Điểm khác biệt căn bản giữa giáo dục đại học so với giáo dục phổ thông là ở chỗ phát huy tinh
thần chủ động, tự giác, tự học, tự nghiên cứu, tự vận dụng của người học. Giảng viên đại học, cao
đẳng chỉ hướng dẫn và định hướng, hỗ trợ học tập và nghiên cứu cho HSSV. Tuy nhiên, một số
giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm, chưa làm tốt được việc định hướng
và chưa có kinh nghiệm trong giáo dục ĐĐLS, chưa tạo ra sự hấp dẫn trong giảng dạy. Có một
bộ phận GV chưa quan tâm đến giáo dục ĐĐLS cho HSSV, chủ yếu là chú trọng về chuyên môn,
môn học.
Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ tổ chức giáo dục ĐĐLS cho HSSV trong các trường đào tạo
chưa có nhiều, chưa được đầu tư xây dựng nên nhiều trường lúng túng trong việc tự nâng cao
chuyên môn cho cán bộ, giáo viên.
Tổ chức rèn luyện kĩ sống, kĩ năng mềm có tác dụng rất tốt trong việc chuyển tải nội dung
giáo dục ĐĐLS thành hành vi và nếp sống của người học. Kĩ năng mềm tuy có được một số
25
trường đưa vào chương trình hoạt động, nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu, thiếu nhiều điều
kiện triển khai.
Sự phối hợp trong giáo dục đạo đức lối sống giữa nhà trường và gia đình, địa phương tuy
có được cải thiện nhưng nhìn chung còn chưa sâu sát, chưa chặt chẽ và chưa trở thành nề nếp có
hiệu quả. Những biểu hiện tư tưởng chính trị, ĐĐLS của HSSV ở ngoại trú là rất khó có thông tin
và khó triển khai tổ chức giáo dục.
Công tác tư vấn tâm lí, hướng nghiệp bước đầu thực hiện nhưng còn chưa đáp ứng được
nhu cầu người học và còn thiếu rất nhiều về điều kiện và cơ chế hoạt động.
Đội ngũ cán bộ công tác HSSV, cán bộ Đoàn, Hội còn chưa được đào tạo cơ bản, chưa
được bồi dưỡng theo chương trình chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên. Nhiều người có năng
lực và tâm huyết được bố trí vào công tác giáo dục ĐĐLS đã tích lũy dần kinh nghiệm và hoàn
thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, có một số người vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công tác do cả lí
do năng lực, chuyên môn và tâm lí. Nếu có chương trình đào tạo nghiệp vụ về công tác này thì sẽ
hỗ trợ cho công việc tốt hơn.
Đoàn Thanh niên, Hội SV có tác dụng lớn trong giáo dục ĐĐLS cho HSSV trong các nhà
trường. Tuy nhiên ở nhiều trường, Đoàn Thanh niên, Hội SV chưa cụ thể hóa nội dung giáo dục
phù hợp, phương pháp giáo dục còn chưa hấp dẫn, tỉ lệ tập hợp HSSV thấp, nhiều hoạt động chỉ
đến với người tích cực, chưa đến với nhóm HSSV đặc thù. Một số phong trào còn hình thức,
thiếu hiệu quả, nội dung chưa thực sụ phù hợp. Công tác tổng kết, đánh giá, nhân rộng điển hình
tốt còn lúng túng.
Nguyên nhân của những hạn chế
Do sự thiếu hiểu biết về kĩ năng sống, pháp luật, chuẩn mực xã hội. Cùng với đó là do ý
thức của họ chưa tốt, còn đua đòi, lai căng, quá thực dụng, bị ảnh hưởng từ tiêu cực xã hội và qua
phim ảnh, sách báo. Nguyên nhân tiếp theo là do phương pháp giáo dục chưa hấp dẫn, còn thiếu
CSVC, cách thi cử, kiểm tra, đánh giá chỉ chú trọng đến các môn chuyên môn mà chưa quan tâm
đến ĐĐLS..
Một số giảng viên, giáo viên chỉ quan tâm đến dạy chuyên môn, dạy “chữ” mà chưa chưa
quan tâm đến dạy “người”, dạy kĩ năng bổ trợ cho chuyên môn và cho cuộc sống.
Một nguyên nhân nữa là do còn thiếu sân chơi và cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho
công tác giáo dục ĐĐLS HSSV.
Sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác này còn lỏng lẻo,
chưa có cơ chế phù hợp ở rất nhiều nơi, nhất là chưa có chế tài hữu hiệu thực hiện. Mối
quan hệ giữa nhà trường với gia đình người học ở đại học, cao đẳng, TCCN là rất khác so với phổ
thông. Hầu hết các trường không có mối liên hệ trực tiếp, thường xuyên với phụ huynh HSSV.
Phần vì gia đình ở xa, đặc biệt là do người học đã đủ tuổi và chịu trách nhiệm công dân trong
việc học tập và rèn luyện của mình, không cần bảo trợ như ở phổ thông. Trong khi đó, rất nhiều
26
HSSV còn bỡ ngỡ với cuộc sống tự lập, đặc biệt là HSSV khu vực Tây Bắc là vùng núi, vùng
sâu, vùng xa, gia đình khó khăn.
Các thế lực thù địch không chỉ tập trung vào việc xuyên tạc các vấn đề chính trị mà còn
thông qua tuyên truyền văn hóa khơi dậy thị hiếu thấp hèn, phản động, đồi trụy, bạo lực để tác động
đến HSSV. Một số người ham lối sống hưởng thụ, đua đòi đã bị tác động và có lối sống lệch lạc, xa
lạ với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên
Để thực hiện tốt công tác giáo dục ĐĐLS thì trước hết cấp ủy Đảng phải quan tâm chỉ đạo
phối hợp đồng bộ, Lãnh đạo trường tích cực chỉ đạo, tổ chức thực hiện; toàn bộ hệ thống chính trị
của nhà trường tập trung thực hiện.
Có kế hoạch dài hạn, hàng năm và bố trí kinh phí, người thực hiện phù hợp. Khi triển khai
phải tìm thời điểm thích hợp, tránh trường hợp triển khai vào những lúc HSSV đang giữa kì thực
tập, ôn thi hoặc tổ chức nhiều hoạt động vào cùng một khoảng thời gian, gây quá tải cho hoạt
động nhà trường. Khi xây dựng kế hoạch cần trao đổi và liên hệ chặt chẽ với các tổ chức, đoàn
thể, địa phương ở các nội dung liên quan để khi triển khai được đồng bộ và ủng hộ của các lực
lượng trong và ngoài trường.
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm, trợ lí học tập, cán bộ tư vấn tâm lí HSSV.
Người giáo dục phải gương mẫu, hiểu biết tâm lí người học, có chuyên môn và tâm huyết trong
giáo dục ĐĐLS cho HSSV. Xác định giáo dục ĐĐLS phải gắn liền với đào tạo chuyên môn, cán
bộ giáo viên chuyên môn cần kết hợp giáo dục ĐĐLS trong công việc của mình và là tấm gương
để người học noi theo.
Có cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV. Đặc biệt chú trọng
phát hiện và có giải pháp kịp thời hỗ trợ, xử lí đối với những biểu hiện sai lệch về đạo đức lối
sống, thái quá trong các mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử, ăn mặc, vui chơi,
Phát huy vai trò tự học tập, tự rèn luyện tu dưỡng, tự quản của HSSV trong các hoạt động
của nhà trường. Hình thành nhu cầu, động cơ phấn đấu trong học tập, rèn luyện, làm cho mỗi
người tự giác, tự vươn lên trong điều kiện của mình. Đây là điều kiện quyết định sự thành công
trong rèn luyện ĐĐLS của mỗi người.
Trong trường, cần giao một đơn vị chủ trì công tác này và xây dựng được cơ chế phối hợp
chặt chẽ giữa phòng Công tác HSSV với Đoàn Thanh niên, các khoa, phòng ban của nhà trường
trong giáo dục ĐĐLS HSSV. Cơ chế này được cụ thể hóa thành quy định, có kiểm tra, đánh giá,
khen thưởng, kỉ luật kịp thời. Cụ thể hóa nội dung công tác giáo dục ĐĐLS thành quy định cụ thể,
trong đó có quy định về quy tắc ứng xử văn hóa của cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên,
HSSV nhà trường.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tạo sân chơi lành mạnh, nâng cao nhận thức và
kĩ năng nghề, kĩ năng sống, kĩ năng tham gia công tác xã hội cho HSSV. Chọn nội dung, phương
27
pháp, người thực hiện phù hợp, tạo sự tham gia tự giác, hứng thú của HSSV. Tăng cường sự tự
quản của HSSV.
Nhà trường phối hợp để tạo môi trường lành mạnh cho HSSV học tập, rèn luyện ở nhà
trường, gia đình và xung quanh trường. Trong khi xã hội còn nhiều phức tạp, tệ nạn xã hội, tiêu
cực thì chúng ta có thể vẫn giữ được môi trường lành mạnh ở mức độ phù hợp cho HSSV học tập
và rèn luyện. Muốn vậy thì bản thân mỗi gia đình phải gương mẫu, mỗi nhà trường phải có kỉ
cương, mỗi địa phương phải có giải pháp hữu hiệu đảm bảo an ninh trật tự, nhất là xung quanh
khu vực trường. Sự phối hợp này phải được cả gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương
đồng thuận, cam kết và thực hiện có hiệu quả cụ thể.
Kết luận
Trong công tác giáo dục đào tạo, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng giáo dục đạo
đức, lối sống cho HSSV. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay đòi hỏi nhà
trường phải chú trọng cả“dạy chữ” và “dạy nghề”.
Giáo dục đạo đức lối sống cho HSSV là nhiệm vụ vô cùng quan trong và rất cần thiết.
Đây là vấn đề lớn trong chiến lược con người mà Đảng và Nhà nước ta xác định phải quan tâm
trong thời kì đổi mới, thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Khi tiến hành công tác
này, các nhà trường cần xác định rõ kế hoạch, nội dung, chương trình cụ th; vận dụng hình thức
thực hiện phong phú, hấp dẫn phù hợp với đặc điểm của từng trường và từng khu vực. Xác định
rõ lực lượng tham gia công tác giáo dục đạo đức lối sống với chức năng nhiệm vụ cụ thể, xác
định cơ chế phối hợp và có sự kiểm tra, giám sát rõ ràng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Thị Tuyết Ba (2003), “Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, (1), tr. 9-11.
[2]. Trần Hậu Kiêm – Đoàn Đức Hiếu (2004), Hệ thống phạm trù đạo đức học và giáo
dục đạo đức cho sinh viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
[3]. Trần Sỹ Phán (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.
[4]. Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 29 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. về việc ban hành Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
cho học sinh, sinh viên trongcác đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp.
[5]. Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 16 tháng 10 năm 2007 về việc ban
hànhBan hành Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên cáccơ sở giáo dục đại
học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy
28
IMPROVING EDUCATION ETHICS, THE LIFESTYLE FOR THE
STUDENT IN NORTHWEST REGION TODAY
Nguyen Van Hong, Vu Manh Cuong, Duong Xuan Luong
Tay Bac University
Abstract: Moral education and lifestyle for pupils and students is a very important content in colleges and
universities to meet the goal of a comprehensive education. They not only teaches "The knowledge" but most
important is to teach Teachers council"personality", teaches students to people with good character. This paper
clearly define the content and form, the Teachers council of moral education and lifestyle for students; assess the
positives and drawbacks of this work to draw lessons oriented moral education for students living professional
schools in the area of Northwest of Vietnam.
Keywords: Education, moral, lifestyle, student.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18_0505_2136065.pdf