Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - Xã hội toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số hiện nay - Phạm Thị Trọng Hiếu

Tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - Xã hội toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số hiện nay - Phạm Thị Trọng Hiếu: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ Ngày nhận bài: 3/8/2017; Ngày phản biện: 15/8/2017; Ngày duyệt đăng: 5/9/2017 (1) Học viện Chính trị khu vực I; e-mail: tronghieu.hocvien1@gmail.com Số 19 - Tháng 9 năm 2017 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TOÀN DIỆN, BỀN VỮNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HIỆN NAY Phạm Thị Trọng Hiếu(1) Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số nước ta đang đặt ra yêu cầu tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ, phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, việc xác định rõ về số lượng, chất lượng và những vấn đề thách thức đến phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đang đặt ra sẽ góp phần đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay. Từ khóa: Dân tộc thiểu số; đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; chất lượng cán bộ dân tộc thiểu số; vùng dân tộc thiểu số 1.Vấn đề cốt yếu trong phá...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - Xã hội toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số hiện nay - Phạm Thị Trọng Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ Ngày nhận bài: 3/8/2017; Ngày phản biện: 15/8/2017; Ngày duyệt đăng: 5/9/2017 (1) Học viện Chính trị khu vực I; e-mail: tronghieu.hocvien1@gmail.com Số 19 - Tháng 9 năm 2017 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TOÀN DIỆN, BỀN VỮNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HIỆN NAY Phạm Thị Trọng Hiếu(1) Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số nước ta đang đặt ra yêu cầu tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ, phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, việc xác định rõ về số lượng, chất lượng và những vấn đề thách thức đến phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đang đặt ra sẽ góp phần đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay. Từ khóa: Dân tộc thiểu số; đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; chất lượng cán bộ dân tộc thiểu số; vùng dân tộc thiểu số 1.Vấn đề cốt yếu trong phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở các vùng dân tộc thiểu số (DTTS) thì vấn đề phát triển toàn diện, bền vững là một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với cả nước nói chung và các vùng DTTS, miền núi nói riêng. Để thực hiện vấn đề quan trọng và cấp thiết đó, Đảng ta luôn khẳng định công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc, phát triển đội ngũ cán bộ là người DTTS là hết sức quan trọng. Vì vậy, bên cạnh chính sách chung, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đặc thù ưu tiên phát triển vùng DTTS và miền núi, trong đó có chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Chính phủ với mục tiêu : Phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc; giảm dần vùng đặc biệt khó khăn; từng bước hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học vùng DTTS; phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng1. Với định hướng chiến lược trên, con người chính là trung tâm của phát triển bền vững. Mục 1. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 về Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 tiêu đặt ra là phải phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững. Vì thế, việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng DTTS, miền núi cũng đồng nghĩa với việc phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ người DTTS. Vai trò đó được thể hiện: Một là, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có vị trí, vai trò then chốt và là lực lượng quan trọng trong việc hiện thực chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ở vùng dân tộc, miền núi Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ người DTTS trong cách mạng giải phóng dân tộc trước đây và trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, Đảng ta luôn quan tâm đến đội ngũ cán bộ của Đảng, trong đó có đội ngũ cán bộ DTTS, coi đây là một trong những nhân tố quyết định cho việc thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc, đưa miền núi, vùng đồng bào DTTS từng bước phát triển trong sự phát triển chung của đất nước. Văn kiện Đại hội XII của Đảng, đặc biệt là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011-2020) đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tổ chức và chất lượng cán bộ, đặt công tác này ở vị trí chiến lược trên quan điểm coi con người là chủ thể, là trung tâm của phát triển, là mục tiêu và động lực của đổi mới. Nếu phát triển Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 67Số 19 - Tháng 9 năm 2017 nhanh và bền vững là điểm xuyên suốt trong hệ quan điểm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn tới giữa thế kỷ XXI, thì thực chất của phát triển bền vững là phát triển bền vững con người, lấy con người làm trung tâm và là chủ thể hưởng thụ thành quả phát triển kinh tế xã hội. Thực tiễn lịch sử đã cho thấy rằng, nếu không xây dựng được một đội ngũ cán bộ DTTS vững mạnh, có đầy đủ phẩm chất và năng lực đảm đương nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì không thể đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống và nhằm phát huy được nội lực trong đồng bào các DTTS, đáp ứng yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ cán bộ DTTS chính là lực lượng quan trọng trong việc hiện thực hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trên thực tế. Việc tiếp thu tư tưởng, chỉ đạo, triển khai thực hiện phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương luôn gắn với vai trò của đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ DTTS nói riêng. Vì vậy để đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước được triển khai thực hiện đồng bộ, thực sự có hiệu quả thì nhân tố quyết định chính là vai trò của đội ngũ cán bộ. Để triển khai thực hiện chính sách phát triển bền vững vùng dân tộc, miền núi, đưa chính sách đến với đồng bào thì đội ngũ cán bộ DTTS chính là chiếc cầu nối giữa Đảng và nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Như Bác Hồ đã khẳng định “Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”2. Hai là, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền với đồng bào các dân tộc thiểu số Đội ngũ cán bộ người DTTS có vai trò hết sức quan trọng. Họ là những người gần dân nhất, am hiểu phong tục, tập quán, tiếng nói chữ viết của đồng bào. Vì vậy, để phát huy tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với dân thì một trong những giải pháp hữu hiệu là cần phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ là người DTTS. Họ là người gắn bó với dân tộc mình, thấu hiểu phong tục, tập quán cũng như thực tiễn đặt ra đối với 2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T5, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. dân tộc mình để từ đó sẽ là cầu nối chuyển tải những nguyện vọng giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương. Đồng thời, là người vận động đồng bào dân tộc mình thực hiện tốt mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Quá trình tương tác hai chiều này sẽ giúp cho Đảng, Nhà nước đưa ra đường lối, chính sách phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng vùng, từng dân tộc, góp phần làm cho chính sách dân tộc nhanh chóng đi vào thực tiễn và đạt được hiệu quả cao. Ba là, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có vai trò quyết định trong việc vận động động bào các dân tộc thiểu số tham gia xây dựng và thực hiện thành công chính sách phát triển kinh tê - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công. Do đó, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ DTTS luôn luôn phải gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ tổ chức, vận động quần chúng. Vùng DTTS có tính đặc thù về kinh tế - xã hội, về phong tục tập quán, về truyền thống văn hoá, về lối sống nếp nghĩ Vì vậy công tác dân vận ở vùng DTTS phải tính đến tính đặc thù như trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, hình thái kinh tế - xã hội có sự khác nhau, phong tục tập quán, đời sống tâm linh cũng khác nhau. Trong 53 DTTS ở nước ta, mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng; ở đó chứa đựng những tinh hoa văn hoá của mỗi dân tộc nhưng lại có sự giao thoa với các dân tộc anh em cùng cư trú trên địa bàn, tạo ra những vùng văn hoá rất đa dạng và thống nhất. Vì vậy, công tác vận động quần chúng ở các vùng dân tộc, miền núi có những đặc thù riêng, đòi hỏi mỗi cán bộ phải học tập, nghiên cứu nắm vững những đặc thù của từng dân tộc, từng vùng để vận dụng đối với từng vùng dân tộc. Đặc điểm tâm lý chung của đồng bào các DTTS là đoàn kết nhưng họ cũng rất dễ mất lòng tin. Khi một người cán bộ đã tạo được niềm tin với đồng bào thì sẽ được đồng bào tin theo, nghe theo và thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung công tác được cán bộ triển khai. Ngược lại, chỉ vì một lý do cá nhân hay vì chưa hiểu phong tục, tập quán của đồng bào sẽ rất dễ làm cho đồng bào Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 68 Số 19 - Tháng 9 năm 2017 hoàn toàn mất niềm tin. Từ chỗ là lực lượng ủng hộ nhiệt tình, họ sẽ rất dễ trở thành người đối lập với cán bộ. Cán bộ người DTTS là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân, vì vậy khi cán bộ làm tốt công tác tổ chức vận động quần chúng thì đồng bào các DTTS tin tưởng vào chính sách, tin tưởng vào cán bộ, tự nguyện thực hiện mọi hướng dẫn, chỉ đạo của cán bộ. Ngược lại, cán bộ không làm tốt công tác vận động quần chúng thì sẽ làm cho đồng bào hoài nghi và không tin vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó dễ bị các lực lượng xấu lôi kéo chống đối lại Đảng, Nhà nước. Do đó, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ DTTS đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới là một tất yếu khách quan của việc phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi. 2.Thực trạng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số hiện nay Hiện nay, trong 63 tỉnh, thành phố, có 12 tỉnh, thành phố có tỷ lệ DTTS chiếm quá nửa dân số của địa phương: 1 tỉnh có tỷ lệ trên 90% là Cao Bằng; 11 tỉnh có tỷ lệ từ 50% đến dưới 90%; 5 tỉnh có tỷ lệ từ 30% đến dưới 50%; 12 tỉnh có tỷ lệ từ 10% đến dưới 30% và 22 tỉnh có tỷ lệ dưới 10%. Đảng và Nhà nước từ trước đến nay luôn luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng phát triển nguồn nhân lực của đội ngũ cán bộ người DTTS, coi đó là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng nói chung và đội ngũ cán bộ DTTS nói riêng. Do đó, số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức người DTTS đã tăng lên rõ rệt. Cụ thể: Về số lượng: Tính đến hết năm 2013 thì cả nước có 64.525 cán bộ công chức người DTTS, chiếm tỷ lệ 12,2% (không bao gồm các cơ quan, tổ chức Đảng, đoàn thể). Trong đó, ở Trung ương là 6.864 người, chiếm tỷ lệ 5%; ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 57.661 người, chiếm tỷ lệ 14,83%. Tổng số viên chức người DTTS là 219.148 người, chiếm tỷ lệ 12,9%; trong đó: ở Trung ương là 3.029 người, chiếm tỷ lệ 1,6%; ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 216.119 người, chiếm tỷ lệ 14%3. Trong 3. Báo cáo 840/BC-HĐDT13 ngày 5-1-2014 của Hội đồng dân tộc Quốc hội khóa XIII về Kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong đào tạo, sử dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số đến năm 2013” đó, số lượng cán bộ, công chức người DTTS đảm đương các chức vụ từ cấp huyện trở lên chiếm tỷ lệ 6,94%. Về chất lượng: Trên cả nước, số cán bộ công chức, viên chức người DTTS được đào tạo về chuyên môn là 17.598 người, chiếm tỷ lệ 4,7%; về lý luận chính trị: 14.381 người, chiếm tỷ lệ 3%; về quản lý nhà nước: 7.368 người, chiếm tỷ lệ 9,45%; về kỹ năng nghiệp vụ: 35.457 người, chiếm tỷ lệ 8,52%; đào tạo, bồi dưỡng khác: 36.648 người, chiếm tỷ lệ 16,67%; số cán bộ công chức, viên chức người DTTS được đào tạo ở nước ngoài: 99 người, chiếm tỷ lệ 3,3%4.Đây là kết quả tích cực của công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và kỹ năng quản lý, điều hành cho cán bộ người DTTS. Tỷ lệ cán bộ người DTTS tăng trong thời gian qua cho thấy việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ người DTTS ở các địa phương, đơn vị đã được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho người DTTS có cơ hội để phát triển. Nhiều địa phương, đơn vị còn ban hành một số chính sách thu hút cán bộ, công chức về công tác tại tuyến cơ sở, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn đã phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Ngày 14 tháng 3 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về việc “Phê duyệt Ðề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới”, trong đó xác định từ nay đến năm 2020 phải tăng được tỷ lệ cán bộ công chức người DTTS, đối với cấp tỉnh ít nhất là từ 3% đến 20% trên tổng biên chế được giao, tùy thuộc vào tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên tổng dân số của tỉnh; đối với cấp huyện là từ 5% đến 35% trên tổng biên chế được giao, tùy thuộc vào tỷ lệ người DTTS trên tổng dân số của huyện; đối với cấp xã từ 10% đến 50% trên tổng biên chế được giao, tùy thuộc vào tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên tổng dân số của xã. Như vậy, khi thực hiện được đề án này đến năm 2020, số lượng cán bộ người DTTS sẽ tăng hơn nhưng phải đảm bảo không tăng số lượng biên chế đã được cấp có thẩm quyền giao, phù hợp với Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 4. Báo cáo 840/BC-HĐDT13 ngày 5-1-2014 của Hội đồng dân tộc Quốc hội khóa XIII về Kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong đào tạo, sử dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số đến năm 2013” Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 69Số 19 - Tháng 9 năm 2017 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Việc tăng về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ DTTS sẽ đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở các địa phương, các vùng dân tộc miền núi. 3.Những vấn đề đặt ra Mặc dù công tác phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng cũng đặt ra một số vấn đề cần quan tâm giải quyết. Thứ nhất, vấn đề mất cân đối trong tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số ở các địa phương, đặc biệt những địa phương có số lượng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số. Rất nhiều tỉnh có số lượng đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ 50-90% dân số nhưng tỉ lệ cán bộ DTTS lại rất ít. Ví dụ như tỉnh Sơn La, người DTTS chiếm 80%, nhưng cán bộ người DTTS toàn tỉnh chỉ khoảng 42%. Tỉnh Kon Tum, người DTTS chiếm 55%, nhưng số lượng cán bộ người DTTS của các tỉnh này chiếm cao nhất không quá 15%... Như vây, việc đảm bảo cân đối tỷ lệ cán bộ DTTS ở các địa phương đang là vấn đề đặt ra cần giải quyết. Thứ hai, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra Thực tế cho thấy, số lượng cán bộ DTTS được đào tạo ra chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực tế của các địa phương. Nhiều lĩnh vực cần cán bộ DTTS, nhưng lại ít hoặc chưa được chú trọng đào tạo nên không có nguồn để tuyển dụng (như bác sĩ chuyên khoa, cử nhân các ngành luật, kinh tế, kỹ thuật).Trong khi đó vẫn còn một tỷ lệ khá lớn học sinh, sinh viên người DTTS tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp không có cơ hội tham gia dự tuyển do chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hoặc có tuyển dụng nhưng chỉ tiêu quá ít hoặc không có chỉ tiêu đã tạo ra tình trạng dư thừa nhân lực gây lãng phí lớn ngân sách nhà nước. Thứ ba, giải quyết bài toán tăng nhanh về số lượng với việc đảm bảo chất lượng của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đáp ứng được yêu cầu thực tiễn Đây là một vấn đề khó trong phát triển đội ngũ cán bộ DTTS ở nước ta hiện nay. Việc tăng về số lượng cán bộ DTTS có thể thực hiện được, nhưng phải đảm bảo chất lượng cán bộ phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì không dễ gì thực hiện ngay được. Bởi hiện nay, rất nhiều con em các đồng bào DTTS được tham gia các chương trình đào tạo, nhưng chất lượng chưa đảm bảo nên không đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong khi đó, đáp ứng hiệu quả công việc thực tiễn mới là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cán bộ. Giải quyết được vấn đề này cần có thời gian, nhân lực, vật lực cùng sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương, tạo sự đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS hướng đến hiệu quả công việc. 4.Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số Trong quá trình phát triển, việc nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ DTTS được coi là giải pháp cơ bản góp phần làm cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững đạt được hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu đó, cần tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp sau: Thứ nhất, “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc”5. Thứ hai, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS có năng lực và đủ tiêu chuẩn phù hợp quy định của pháp luật, được bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý các cấp. Ở các địa phương vùng DTTS, nhất thiết phải có cán bộ chủ chốt người DTTS. Thứ ba, Đảng, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên con em là người DTTS vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đoàn thể của nhà nước nhằm tăng thêm đội ngũ này cho Đảng, Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội các vùng DTTS, các tỉnh miền núi, Tây nguyên, Tây Nam bộ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH các tỉnh, các vùng DTTS; Thứ tư, Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ người DTTS. Xây dựng được đội ngũ cán bộ DTTS đủ 5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H. 2016, tr 164. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 70 Số 19 - Tháng 9 năm 2017 mạnh để đảm bảo gánh vác trọng trách phát triển dân tộc mình cũng như thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Để xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS đáp ừng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế- xã hội các vùng dân tộc, cần tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể sau: - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền từ Trung ương đến địa phương về tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ DTTS. Các cấp chính quyền cần tập trung phát triển đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS, coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia cũng như các địa phương để phát triển bền vững. - Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc. Cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách liên quan đến cử tuyển để tạo sự thống nhất giữa cơ quan có thẩm quyền cử với cơ quan có trách nhiệm đào tạo, cơ quan có trách nhiệm xem xét, tuyển dụng theo vị trí việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn với việc bố trí, sử dụng, tránh tình trạng đào tạo không đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ. - Thực hiện tốt công tác quy hoạch, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức. Đảm bảo bố trí sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc. - Đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ DTTS, chính sách thu hút nhân tài, trọng dụng, đãi ngộ, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội phù hợp đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ và hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS. Trong giai đoạn hiện nay, làm tốt được công tác phát triển đội ngũ cán bộ DTTS cũng như nâng cao vị trí, vai trò của đội ngũ này sẽ góp phần đưa chính sách phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi nhanh chóng đi vào thực tiễn và đạt hiệu quả cao, khắc phục tình trạng chênh lệch giữa các vùng miền, cùng thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tài liệu tham khảo [1] Báo cáo 840/BC-HĐDT13 ngày 5-1- 2014 của Hội đồng dân tộc Quốc hội khóa XIII về Kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong đào tạo, sử dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số đến năm 2013”; [2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016; [3] Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 về Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; [4] Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới. IMPROVING THE QUALITY OF HUMAN RESOURCES IN ETHNIC MINORITY COMMITTEE IN COMMON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT, SUSTAINABILITY IN ETHNIC MINORITY AREAS IN OUR COUNTRY Abstract: Socio-economic development in the ethnic minority areas is required to continue to strengthen, improve the quality of the workforce and develop human resources. Therefore, the quantitative, qualitative and challenging issues identified in the development and improvement of the quality of the ethnic minority staff are set to provide practical solutions to address the role of the ethnic minority population. Keywords: Ethnic minorities; the staff of ethnic minorities; quality of ethnic minority cadres; Ethnic minorities

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf194_834_1_pb_1498_2151991.pdf