Tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học toán cao cấp cho sinh viên trường đại học công nghiệp hà nội thông qua việc kết hợp giữa hình thức dạy học trên lớp và dạy trực tuyến - Lê Bá Phương: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 197-201
197
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TOÁN CAO CẤP CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI THÔNG QUA VIỆC KẾT HỢP
GIỮA HÌNH THỨC DẠY HỌC TRÊN LỚP VÀ DẠY TRỰC TUYẾN
Lê Bá Phương - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Ngày nhận: 12/12/2018; ngày sửa chữa: 18/04/2019; ngày duyệt đăng: 25/04/2019.
Abstract: Currently, increasing the use of equipment and applications of information technology
and communication in teaching is a trend and shows many benefits. This article briefly summarizes
the current status of teaching Advanced Mathematics at Hanoi University of Industry, from which
we propose a way to coordinate online teaching and classroom teaching in the process of teaching
Advanced Mathematics at at Hanoi University of Industry to improve training effectiveness.
Keywords: Online teaching, Advanced Mathematics, Hanoi University of Industry.
1. Mở đầu
Vượt ra khỏi không gian của trường học, việc học
h...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học toán cao cấp cho sinh viên trường đại học công nghiệp hà nội thông qua việc kết hợp giữa hình thức dạy học trên lớp và dạy trực tuyến - Lê Bá Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 197-201
197
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TOÁN CAO CẤP CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI THÔNG QUA VIỆC KẾT HỢP
GIỮA HÌNH THỨC DẠY HỌC TRÊN LỚP VÀ DẠY TRỰC TUYẾN
Lê Bá Phương - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Ngày nhận: 12/12/2018; ngày sửa chữa: 18/04/2019; ngày duyệt đăng: 25/04/2019.
Abstract: Currently, increasing the use of equipment and applications of information technology
and communication in teaching is a trend and shows many benefits. This article briefly summarizes
the current status of teaching Advanced Mathematics at Hanoi University of Industry, from which
we propose a way to coordinate online teaching and classroom teaching in the process of teaching
Advanced Mathematics at at Hanoi University of Industry to improve training effectiveness.
Keywords: Online teaching, Advanced Mathematics, Hanoi University of Industry.
1. Mở đầu
Vượt ra khỏi không gian của trường học, việc học
hiện nay còn được tổ chức trên mạng internet, có thể gọi
là phương thức giáo dục trực tuyến [1] [2], [3]. Hình thức
tổ chức dạy học này có nhiều ưu điểm cho cả người dạy
và người học và vẫn có thể hỗ trợ hay tổ chức kết hợp
với hình thức dạy học trong lớp học truyền thống [4], [1].
Từ vài năm trở lại đây, trên thế giới rất nhiều trường đại
học danh tiếng như MIT, Harvard,... đã triển khai các
chương trình giáo dục trực tuyến. Hiện nay ở Việt Nam
cũng đã có nhiều trường đại học triển khai việc dạy học
theo hình thức này và có thể khẳng định đây là xu thế của
thời đại. Việc chuyển sang hình thức giáo dục trực tuyến
không chỉ mang lại lợi ích cho người học, mà còn giúp
các trường đại học tiết kiệm nguồn lực để có điều kiện
tập trung hơn vào các hoạt động đào tạo thực hành và
nghiên cứu khoa học.
Bài báo này trình bày về vấn đề kết hợp giữa dạy học
thông qua mạng và dạy học trên lớp nhằm nâng cao chất
lượng dạy học môn Toán cao cấp tại Trường Đại học
Công nghiệp Hà Nội.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số đổi mới trong quá trình dạy học Toán cao
cấp tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Mục tiêu của việc dạy Toán cao cấp hiện nay tại
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là: Trang bị những
kiến thức cơ bản quan trọng nhất của môn Toán cao cấp
nhằm giúp sinh viên (SV) sẵn sàng và đủ khả năng sử
dụng trong quá trình học các học phần khác trong nhà
trường cũng như vận dụng vào thực tiễn nghề nghiệp sau
đào tạo. Đồng thời, dạy học Toán cao cấp gắn phải với
thực tiễn nghề nghiệp và khai thác hiệu quả ứng dụng của
nó trong các môn khoa học chuyên ngành để từ đó góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo. Một trong những yêu
cầu quan trọng đối với quá trình đào tạo tại nhà trường
nói chung, dạy học Toán cao cấp nói riêng là gắn, tăng
cường sử dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức đào
tạo và kiểm tra đánh giá.
Trong thời gian qua, chúng tôi bắt đầu tiến hành
nghiên cứu, xây dựng quy trình và thiết kế các nội dung
dạy học theo hướng tăng cường sử dụng và lợi dụng sự
hỗ trợ của công nghệ thông tin trong đào tạo tại Trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Một trong những hoạt động đã và đang được triển
khai là kết hợp giữa việc tổ chức dạy học trên lớp với dạy
học qua mạng (online teaching). Tuy rằng, việc dạy học
qua mạng còn ở các mức độ khác nhau nhưng bước đầu
đã đem lại hiệu quả. Một số mức độ, hoạt động dạy học
qua mạng internet có thể chỉ ra là: đưa bài giảng, file giáo
trình lên trang web; tạo và giao nhiệm vụ theo nhóm SV;
trao đổi, thảo luận qua mạng internet; báo cáo, nộp sản
phẩm,... qua mạng internet; kiểm tra, đánh giá (ra đề, làm
bài, nộp bài) dựa trên mạng internet;...
Như vậy, thời gian đào tạo có sự thay đổi: + Thời gian
học tập trên lớp vẫn thực hiện theo thời khóa biểu của
Nhà trường (để đảm bảo quy định); + Thời gian học tập
trên hệ thống mạng: SV và giảng viên (GV) chủ động tự
thu xếp, đảm bảo khối lượng do hệ thống xác định.
Để chuẩn bị cho hoạt động này, bộ môn phải thực
hiện các nhiệm vụ cơ bản như sau:
- Thiết kế chương trình đào tạo và nội dung giảng dạy
học phần Toán cao cấp sao cho phù hợp với chuẩn đầu
ra. Từ đó xác định những nội dung đưa lên hệ thống, cần
thiết kế, biên soạn lại hoặc biên soạn mới,... để đưa lên
hệ thống mạng internet (của trường hay do GV thiết kế).
- Xây dựng tài liệu giảng dạy học phần Toán cao cấp
cho cả hai hình thức học trực tuyến và học trên lớp, đồng
thời tài liệu giảng dạy sẽ được xây dựng riêng cho từng
khối ngành (tài liệu giảng dạy đối với khối ngành kĩ thuật
sẽ khác với khối ngành kinh tế). Điều này đòi hỏi mỗi GV
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 197-201
198
phải nghiên cứu, trao đổi, học tập về các nội dung có liên
quan đến đối tượng đào tạo (mà cơ bản là nghề nghiệp,
thực tiễn, các môn học của các chuyên ngành đặc thù,...).
Từ đó, một yêu cầu quan trọng đối với GV là phải xây
dựng hệ thống bài tập gắn với thực tiễn chuyên ngành.
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi để kiểm tra, đánh giá
thường xuyên và bổ sung vào các hệ thống câu hỏi đã có
nhằm sử dụng cho đánh giá định kì. Chúng tôi khuyến
khích việc triển khai, xây dựng các hệ thống câu hỏi
nhằm đánh giá năng lực của SV hơn là chỉ tập trung vào
giải toán, kiểm tra khả năng ghi nhớ của SV.
- Xây dựng hệ thống phần mềm để phục vụ công tác
đào tạo và quản lí quá trình giảng dạy, quản lí quá trình
học tập của SV.
- Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng cho GV nhằm triển
khai và cách thức thực hiện. Điều này là hết sức quan
trọng nhằm tạo sự thống nhất, hiểu rõ và thuận lợi trong
quá trình triển khai. Hơn nữa, việc này sẽ giúp cho tiết
kiệm thời gian của GV, góp phần làm cho hệ thống học
liệu sẽ được quản lí, vận hành, cập nhật nhanh, hiệu quả
và chất lượng hơn.
2.2. Hiệu quả của việc kết hợp giữa dạy trực tiếp và trực
tiếp trong dạy học Toán cao cấp
- Đối với Nhà trường: giảm được chi phí đào tạo, có
thời gian và điều kiện để tập trung cho các hoạt động đào
tạo thực hành. Từ đó chất lượng tay nghề của SV khi ra
trường được nâng cao hơn, đáp ứng được yêu cầu của
các doanh nghiệp và xã hội đồng thời tăng khả năng cạnh
tranh cơ hội tìm kiếm việc làm cho SV, uy tín và vị thế
của nhà trường sẽ được nâng lên một tầm cao mới.
- Đối với SV: chủ động về thời gian học, có thể học
mọi lúc mọi nơi và mọi địa điểm. SV có cơ hội nhiều hơn
trong việc thảo luận nhóm, trao đổi và khai thác thông
tin. Nâng cao khả năng tự học tự nghiên cứu, tăng khả
năng tư duy, rèn luyện được sự tập trung và tính kỉ luật,
tính linh hoạt. Biết cách chuyển bài toán thực tiễn nghề
nghiệp sang mô hình toán học rồi dung kiến thức toán để
giải quyết vấn đề, qua đó tạo được sự hứng thú trong việc
học Toán cao cấp.
- Đối với giảng viên: giảm được thời gian lên lớp trực
tiếp, chẳng hạn là thời gian đi dạy tại cơ sở Hà Nam. Từ
đó GV có thêm thời gian, không gian và cơ hội để đưa
những bài giảng có tính ứng dụng cao của kiến thức Toán
- Lí đến với SV mà trong quá trình giảng dạy trực tiếp
trên lớp không có thời gian để làm.
Chẳng hạn, hiện nay tại Trường Đại học Công nghiệp
Hà Nội đang dạy Toán cao cấp cho SV khối ngành Kĩ
thuật theo hướng gắn với ứng dụng thực tiễn của môn
khoa học chuyên ngành (xem các ví dụ ở phía dưới). Để
giảng dạy được như thế và đạt được hiệu quả cao thì nếu
như SV đã nắm được các kiến thức cơ bản của Toán cao
cấp thông việc học trực tuyến trên mạng, khi đó trong
quá trình giảng dạy trực tiếp trên lớp, GV chỉ tập trung
vào việc hướng dẫn SV cách khai thác ứng dụng của
Toán cao cấp vào bài toán chuyên ngành.
Các bước SV học tập cơ bản như sau:
Bước 1. SV đọc tài liệu trên mạng (đã chuẩn bị sẵn,
do GV, bộ môn thiết kế, tổng hợp).
Bước 2. SV trao đổi, thảo luận về lí thuyết và các ví
dụ trong tài liệu đã có hoặc cả những ví dụ, bài tập khác
do SV tự tìm hiểu. Nghĩa là, giáo trình, bài giảng và một
số ví dụ đã được đưa lên mạng internet, từ đó, SV có thể
đọc, trao đổi với nhau để hiểu rõ các ví dụ, dần hiểu các
khái niệm và định lí cơ bản, bước đầu nắm được các hình
thức, cách vận dụng các khái niệm, định lí đó trong quá
trình giải toán (thông qua các ví dụ).
Bước 3. GV tổ chức cho SV một số hoạt động trên
lớp như sau: + GV tập hợp các thắc mắc, giải đáp những
nội dung mà SV còn chưa rõ hoặc gợi ý cho SV thảo
luận, tự giải đáp; + Sau đó, GV tập trung vào việc hỗ trợ,
tổ chức cho SV giải các bài toán liên quan tới các học
phần chuyên ngành khác, liên quan đến thực tiễn.
Bước 4. Tổng hợp và giao bài tập cho SV, nhóm SV
thực hiện ở nhà, gửi qua hệ thống thư điện tử của lớp, qua
website, và chuẩn bị cho các báo cáo ở các buổi tiếp theo.
Những hoạt động khác như kiểm tra, đánh giá chúng
tôi không trình bày ở đây, dù rằng nó được thực hiện
thường xuyên, theo dõi thường xuyên và cả định kì.
Dưới đây chúng tôi trình bày một số ví dụ đã tổ chức
trên lớp cho SV thảo luận, giải sau khi đã được học về
các kiến thức toán cao cấp, cũng như tính đến các học
phần chuyên ngành mà SV đã được học.
Ví dụ 1 (Dành cho SV ngành Điện - Điện tử): Cho
mạch điện như hình vẽ, trong đó nguồn E = 100 V, R =
100 , L = 0,1 H, C = 40 F . Tại thời điểm 0t ,
người ta đóng cầu dao K.Tính điện áp quá độ ( )
C
U t và
dòng điện quá độ ( )i t trong mạch.
Hình 1
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 197-201
199
Lời giải:
Với 0t ,theo định luật Kirhoff 2 ta có phương trình:
( ) ( ) ( ) (1)
R L C
U t U t U t E
Trong đó: ( ) . ( ) (2)
R
U t Ri t
'( ) . ( ) (3)
L
U t Li t
'( ) . ( ) (4)
C
i t CU t
Thay (2) và (3) vào (1) ta được:
'. ( ) . ( ) ( ) (5)
C
Ri t L i t U t E
Thay (4) vào (5) ta được:
' ''. . ( ) . . ( ) ( )
C C C
RCU t LCU t U t E
'' ' 1( ) ( ) ( )
C C C
R E
U t U t U t
L LC LC
Thay số ta được:
'' '
6 6
100 1 100
( ) ( ) ( )
0,1 0,1.40.10 0,1.40.10
C C C
U t U t U t
'' 3 ' 5 7( ) 10 . ( ) 2,5.10 . ( ) 2,5.10 ( )
C C C
U t U t U t I
Đây là phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 không
thuần nhất đối với ( )
C
U t có các hệ số là hằng số,với
điều kiện (0) 0
C
U ( vì trước khi đóng mạch vào nguồn
áp thì C chưa được nối với nguồn nào,do đó
(0 ) 0
C
U ,theo định luật đóng mở ta có
(0 ) (0) 0
C C
U U ).
Bây giờ ta giải phương trình ( )I để tìm ( )
C
U t .
Trước tiên, ta giải phương trình thuần nhất tương ứng
'' 3 ' 5( ) 10 . ( ) 2,5.10 . ( ) 0 ( )
C C C
U t U t U t II
Phương trình đặc trưng 2 3 410 . 2,5.10 0p p có
6 510 4.2,5.10 0 suy ra phương trình đặc trưng
có nghiệm kép 500p . Do đó nghiệm tổng quát của
( )II là 500
1 2
( ) ( ) t
C
U t A A t e .
Để xác định
1 2
,A A trong biểu thức ( )
C
U t ta sử dụng
2 điều kiện:
( ) 0
C
U t và ' ( ) 0
C
U t
' ' '( ) (0)( ) . ( ) ( ) (0)
C C C
i t i
i t C U t U t U
C C
,
mặt khác theo định luật đóng mở, đối với mạch có điện
cảm L thì dòng điện ngay sau khi đóng mở (0)
L
i phải
bằng dòng điện trước khi đóng mở (0 )
L
i .Ở ví dụ này
trước khi K đóng thì (0 ) 0
L
i .Mà trị số của dòng điện
( )i t tại thời điểm 0t , kí hiệu (0)i bằng trị số của
(0)
L
i
' (0) (0 )(0) 0(0) 0L L
C
i ii
U
C C C C
Ta có:
11
' 4
2 1 2
( ) 0 100100 0
500 0( ) 0 5.10
C
C
U t A VA
A AU t A V s
Mặt khác dễ thấy phương trình ( )I có một nghiệm
riêng là ( ) 100
C
U t .Do đó nghiệm tổng quát của
phương trình ( )I là:
500 4 500
1 2
( ) 100 ( ) 100 (100 5.10 )t t
C
U t A A t e t e
Tức điện áp quá độ trên tụ điện C là:
4 500( ) 100 (100 5.10 ) ( )t
C
U t t e V .
Dòng điện quá độ ( )i t trong mạch là:
'
' 6 4 500
500
( ) . ( ) 40.10 100 (100 5.10 )
100 ( )
t
C
t
i t C U t t e
te A
Các đường cong biểu diễn ( )
C
U t và ( )i t như sau:
Hình 2a
Hình 2b
Ví dụ 2 (Dành cho SV ngành Cơ khí - Ôtô): Vật A
chuyển động trượt theo mặt nghiêng,nhờ sợi dây không
giãn truyền chuyển động quay cho bánh răng kép (I),
bánh răng kép (I) truyền chuyển động quay cho bánh
răng (II) bằng tiếp xúc ngoài (hình vẽ). Tại thời điểm t
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 197-201
200
vật A có vận tốc và gia tốc lần lượt là ,W
A A
V . Hãy xác
định vận tốc quay và gia tốc quay của bánh răng (II) tại
thời điểm t.
Hình 3
Lời giải:
Theo công thức về truyền chuyển động giữa vật A và
bánh răng kép (I), ta có:
1 1
. A
A
V
V R
R
'
'
1 1
W
( ) (1)A A
V
t
R R
(gia tốc bằng đạo
hàm của vận tốc)
Theo công thức về truyền chuyển động giữa bánh
răng (II) và bánh răng kép (I), ta có:
2 1 1 1
2
1 2 2
.R R
R R
'
' 1 1 1 1
2 2
2 2
. .
( ) (2)
R R
t
R R
(dấu (-) thể hiện các chiều quay ngược nhau)
Từ (1) và (2): 1 1
2 2
2 2
W
. ; .A A
R V R
R R R R
Ví dụ 3 (Dành cho SV ngành Cơ khí - Ôtô; Ứng dụng
phương trình vi phân giải bài toán động lực học): Một
đoàn tàu hỏa đang chuyển động trên một đường thẳng
nằm ngang với vận tốc không đổi
0
V thì bị hãm lại. Biết
trị số của lực cản tổng cộng (lực hãm, ma sát, ...) tác dụng
lên đoàn tàu bằng
1
10
trọng lượng P của nó. Hãy xác định
chuyển động của đoàn tàu trong thời gian hãm và quãng
đường đi được từ lúc hãm đến lúc dừng hẳn.
Lời giải:
Xét chuyển động của đoàn tàu lúc đang hãm, coi đoàn
tàu như một chất điểm chuyển động có khối lượng m.
Chọn vị trí lúc bắt đầu hãm làm gốc tọa độ O, trục Ox
hướng theo chiều chuyển động.
Gọi x là quãng đường tàu đi được từ lúc hãm đến
lúc dừng hẳn. Lực tác dụng lên đoàn tàu gồm: trọng
lượng P , lực cản tổng cộng CF , phản lực .N
Hình 4
- Ta có phương trình động lực học (phương trình vi
phân chuyển động của vật) là:
.
C
m a P N F .
C
m a F (chiếu phương
trình trên lên trục Ox )
''
C
mx F ''
1 1
10 10
mx P mg
''
10
g
x
- Tích phân 2 vế ta được:
'
1
1 1
( ) (1)
10 10
V x t gdt gt C
- Tích phân lần 2:
2
1 2
1
. (2)
10 2
t
x g C t C
Để xác định các hằng số tích phân
1 2
,C C ta dùng các
điều kiện ban đầu: khi bắt đầu hãm (t =0) vận tốc của tàu
hỏa là
0
V , thay vào (1) ta có:
0 1 1 0
1
.0
10
V g C C V .
- Khi bắt đầu hãm thì 0x , thay vào (2) ta có:
1 2 2
1
0 .0 .0 0
10
g C C C .
- Thay
1 2
,C C vào (2) ta được phương trình chuyển
động của tàu hỏa đối với gốc chọn ở vị trí ban đầu hãm
là: 2
0
1
. .
20
x V t g t .
- Như vậy trong thời gian hãm, đoàn tàu chuyển động
chậm dần đều với gia tốc có trị số là
21 0,5
20
a g m s .
- Từ đó ta có công thức tính độ dài quãng đường tàu
đi là:
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 197-201
201
0
1
10
V gt V .
- Khi tàu dừng hẳn 0V , nên
0
0
10.1
0
10
V
gt V t
g
.
- Thay t vào phương trình chuyển động, ta có quãng
đường mà tàu đi được từ lúc hãm đến lúc dừng hẳn là:
2
2
0 0 0
0
10. 10. 5.1
. .
20
V V V
x V g
g g g
.
Khi triển khai các ví dụ trên, SV sẽ thực hiện giải toán
trên lớp, phân tích đề bài, tìm lời giải, ... và thực hiện lời
giải trên lớp. GV chỉ hỗ trợ, gợi ý các nhóm hay từng SV
chứ không phải nhắc lại các kiến thức lí thuyết đã có cũng
như trình bày lời giải. GV cho phép SV sử dụng thiết bị
truy cập vào website có sẵn để đọc lại các kiến thức lí
thuyết đã có, khai thác tài liệu khác nữa,...
3. Kết luận
Thông qua việc phối thợp sử dụng các hình thức dạy
học trên lớp và qua mạng internet, có thể tiết kiện được
thời gian học tập lí thuyết trên lớp của SV, tăng cường khả
năng và thời gian tự học của SV ngoài giờ lên lớp. Chúng
tôi dành nhiều thời gian cho việc rèn luyện các kĩ năng giải
toán liên quan đến các học phần chuyên ngành, các bài
toán có nội dung thực tiễn nghề nghiệp sau đào tạo trên lớp
cho SV. Điều này một mặt rèn luyện kĩ năng giải toán cho
SV, một mặt tạo sự hứng thú trong học tập của SV.
Tài liệu tham khảo
[1] Bergmann, J. - Sams (2012). Flip your classroom:
Reach every student in every class every day.
International Society for Technology in Education -
ASCD, Alexandria, Virginia.
[2] Nguyễn Quốc Vũ - Lê Thị Minh Thanh (2017). Áp
dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy kĩ thuật số
nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho sinh
viên. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 1, tr 16-28.
[3] Nguyễn Hoài Nam - Vũ Thái Giang (2017). Mô hình
lớp học đảo trình trong bồi dưỡng kĩ năng công nghệ
thông tin cho sinh viên sư phạm. Tạp chí Khoa học
dạy nghề, số 43+44, tr 49-52.
[4] Tô Nguyên Cương (2012). Dạy học kết hợp - một
hình thức tổ chức dạy học tất yếu của một nền giáo
dục hiện đại. Tạp chí Giáo dục, số 283, tr 27-28; 38.
[5] Maab, K. (2006). What are modelling
competencies?. The International Journal on
Mathematics Education, Vol. 38(2), pp. 113-142.
[6] Nguyễn Anh Tuấn - Lê Bá Phương (2014). Tăng
cường liên hệ với thực tiễn nghề nghiệp trong dạy
Toán cơ bản cho sinh viên Trường Đại học Công
nghiệp. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, số 59 (1), tr 3-11.
[7] Mai Văn Thi (2015). Thực trạng giảng dạy xác suất
thống kê cho sinh viên ngành hàng hải theo hướng
chuẩn bị năng lực nghề nghiệp tại trường Đại học
Hàng Hải Việt Nam. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt
tháng 7, tr 147-148.
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA...
(Tiếp theo trang 175)
[3] Quốc hội (2003). Luật Biên giới quốc gia. NXB
Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[4] Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
(gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982 - United
Nations Convention on the Law of the Sea), gọi tắt
là UNCLOS 1982, được 107 quốc gia, trong đó có
Việt Nam, kí tại Montego Bay, Jamaica là một hiệp
ước quốc tế được tạo ra trong Hội nghị về Luật Biển
Liên hợp quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến
1982 với các chỉnh sửa đã được thực hiện trong Hiệp
ước thi hành năm 1994. Công ước Luật Biển là một
bộ các quy định về sử dụng các đại dương của thế
giới. Công ước đã được kí kết năm 1982 để thay thế
cho 4 Hiệp ước năm 1958 đã hết hạn. UNCLOS có
hiệu lực từ năm 1994. Tính đến tháng 10/2014, có
167 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia
Công ước này. Hoa Kì không tham gia vì nước này
tuyên bố rằng hiệp ước này không có lợi cho kinh tế
và an ninh của Hoa Kì.
[5] Quốc hội (2012). Luật Biển Việt Nam. NXB Chính
trị Quốc gia - Sự thật.
[6] Quốc hội (2013). Hiến pháp sửa đổi năm 2013.
[7] Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), được Hội
nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc tại
Manila (Philippin) thông qua ngày 06/8/2017, nhằm
điều chỉnh các hành vi, hoạt động tại biển Đông.
[8] Phán quyết ngày 12/7/2016 tại Lahay của Tòa Trọng
tài Thường trực (PCA) về vụ kiện Philippines -
Trung Quốc liên quan đến vấn đề biển Đông, đã bác
bỏ quyền lịch sử của Trung Quốc trong phạm vi
đường lưỡi bò, thực chất là bác bỏ đường lưỡi bò,
xác định nó không có cơ sở pháp lí và cũng bác bỏ
luôn cả quyền lịch sử đối với tài nguyên bên trong
đường lưỡi bò... Đồng thời, Toà cũng đã ra bộ quy
chế về pháp lí đầy đủ về các cấu trúc trên biển, lần
đầu tiên nhân loại có một bộ định nghĩa đầy đủ thế
nào là đảo, là đá, bãi nửa nổi nửa chìm...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43le_ba_phuong_791_2148399.pdf