Tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử thông qua việc kể chuyện lịch sử trong quá trình giảng dạy: 1
MỤC LỤC
Trang
Mục lục 1
Phần1: Mở đầu 2
I. Lý do chọn đề tài 2
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
IV. Phương pháp nghiên cứu 3
V. Tính mới của đề tài 3
Phần 2: Nội dung 4
I. Cơ sở thực hiện đề tài 4
1. Cơ sở pháp lý 4
2. Cơ sở lý luận 4
3. Cơ sở thực tiễn (Thực trạng của vấn đề) 6
II. Giải pháp tiến hành (Các nội dung ứng dụng) 8
III. Thực nghiệm và kết quả thực hiện đề tài 25
IV. Một số lưu ý khi sưu tầm và “Kể chuyện lịch sử” 26
Phần 3: Kết luận 28
Tài liệu tham khảo 30
Phụ lục 31
Danh sách học sinh lớp 12A12 và điểm số chứng minh
2
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục họ...
31 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử thông qua việc kể chuyện lịch sử trong quá trình giảng dạy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
Trang
Mục lục 1
Phần1: Mở đầu 2
I. Lý do chọn đề tài 2
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
IV. Phương pháp nghiên cứu 3
V. Tính mới của đề tài 3
Phần 2: Nội dung 4
I. Cơ sở thực hiện đề tài 4
1. Cơ sở pháp lý 4
2. Cơ sở lý luận 4
3. Cơ sở thực tiễn (Thực trạng của vấn đề) 6
II. Giải pháp tiến hành (Các nội dung ứng dụng) 8
III. Thực nghiệm và kết quả thực hiện đề tài 25
IV. Một số lưu ý khi sưu tầm và “Kể chuyện lịch sử” 26
Phần 3: Kết luận 28
Tài liệu tham khảo 30
Phụ lục 31
Danh sách học sinh lớp 12A12 và điểm số chứng minh
2
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc (Điều 27, Luật giáo dục 2005). Để đạt được mục tiêu đó, chất lượng giáo
dục phải luôn được đảm bảo. Và một trong những nhân tố quan trọng, có tính
quyết định đến chất lượng giáo dục là việc sử dụng phương pháp dạy học phù
hợp với đối tượng và tâm lý học sinh.
Trong dạy học, mục đích của các môn học nói chung và của môn Lịch sử
nói riêng ở phổ thông điều góp phần đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục
chung của Đảng và nhà nước trên cơ sở nội dung của môn học. Vì vậy cũng như
các môn học khác, bộ môn Lịch sử có nhiệm vụ “Hoàn chỉnh vốn kiến thức ở
trình độ kiến thức phổ thông của học sinh về lịch sử để làm cơ sở cho sự hình
thành thế giới quan khoa học và đạo đức công nhân dân xã hội chủ nghĩa của lao
động mới trên đất nước ta”. Để hoàn thành nhiệm vụ này, bộ môn Lịch sử phải
cung cấp đầy đủ cho học sinh những tri thức cần thiết về quá trình phát triển hợp
quy luật của lịch sử dân tộc và thế giới. Nhưng do đặc điểm của bộ môn Lịch sử
học sinh không thể trực tiếp “Trực quan sinh động” với sự kiện đã qua, cho nên
trong giai đoạn nhận thức cảm tính của các em không thể có cảm giác và tri giác
về sự kiện. Vì vậy giáo viên phải tìm cách dạy như thế nào để cho học sinh học
sinh cảm thấy thích học lịch sử và có như vậy học lịch sử mới đạt được hiệu quả
cao.
Qua 10 năm giảng dạy, tôi nhận thấy muốn để cho học sinh hiểu và hứng
thú hơn trong việc học lịch sử nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn
thì cần phải sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học lịch sử. Vì vậy, tôi
đã chọn chủ đề: “Nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử thông qua việc kể
chuyện lịch sử trong quá trình giảng dạy” (Phần Lịch sử Việt Nam lớp 12,
giai đoạn 1945 - 1954) để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học
2014 - 2015 vừa qua.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử thông qua việc kể
chuyện lịch sử trong quá trình giảng dạy” (Phần Lịch sử Việt Nam lớp 12,
giai đoạn 1945 - 1954) nhằm:
- Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học
lịch sử nói riêng.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn, tức là giảm bớt số lượng
học sinh yếu kém, tăng số lượng học sinh khá giỏi trong nhà trường.
3
- Phát huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức bài
học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Qua đó bồi dưỡng
nhân cách đạo đức, lí tưởng tốt đẹp cho học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sử dụng phương pháp “Kể chuyện
lịch sử trong quá trình giảng dạy” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ
môn Lịch sử tại trường THPT Trần văn Bảy.
- Phạm vi thực hiện là chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 12, giai đoạn
1945 - 1954.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu thực trạng việc học môn Lịch sử của học sinh ở trường.
- Khảo sát kiến thức Lịch sử của học sinh thông qua bài kiểm tra.
- Sưu tầm tư liệu về các “Câu chuyện lịch sử” có liên quan đến những
nội dung trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 12, giai đoạn 1945 - 1954.
- Áp dụng các nội dung sưu tầm tương ứng, phù hợp với từng tiết dạy
môn Lịch sử.
- Đánh giá kết quả thực hiện qua các bài kiểm tra.
V. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đã có nhiều tài liệu đề cập đến những “Câu chuyện lịch sử” nhưng rất ít
có tư liệu về phương pháp “Kể chuyện lịch sử” nên nhiều giáo viên chưa được
trang bị đầy đủ về lý thuyết cũng như thực hành về kể chuyện.
Nét mới trong đề tài của tôi là khai thác việc “Kể chuyện lịch sử” đưới
góc cạnh là một phương pháp dùng lời nói để diễn tả một cách sinh động, hấp
dẫn, có thể kèm theo hình ảnh về một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Câu
chuyện kể có khi chỉ là những mảnh sự kiện, biến cố lịch sử có liên quan đến nội
dung bài học, có khi là những tình tiết liên quan đến các nhân vật lịch sử, có khi
là giải thích cho một cái tên, một địa danh, một khái niệm – thuật ngữ trong bài
học.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã có nhiều thuận lợi là: được sự
quan tâm và giúp đỡ của Ban giám hiệu và Tổ chuyên môn; sự hỗ trợ và góp ý
của đồng nghiệp; các nguồn tư liệu khá phong phú; Bên cạnh đó, cũng gặp
không ít khó khăn do sự chi phối của nhiều công việc, đặc biệt là ở một số nội
dung, nguồn tư liệu tham khảo để ứng dụng còn ít nên chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong được quí đồng nghiệp góp ý để cho đề tài được
thực hiện ngày càng hoàn thiện hơn!
Xin trân trọng cảm ơn!
4
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. CÁC CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở pháp lý
Nhận thức rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn Lịch sử nói
riêng, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự
phát triển” và “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Từ đó đưa ra những
định hướng và chủ trương đổi mới phương pháp dạy học:
- Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI (2011) xác định:
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo
dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và
hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Đổi mới mạnh mẽ nội dung,
chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn
bị để từ năm 2015 thực hiện chương trình phổ thông mới.
- Hướng dẫn số 1463/HD-SGDĐT của Sở GD – ĐT Sóc Trăng về thực
hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2014 – 2015 đã xác định: Tập trung
nâng cao hiệu quả đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, tạo
ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục.
- Trong văn kiện Hội nghị Công chức – Viên chức của trường THPT Trần
Văn Bảy năm học 2014 – 2015 có nêu: tập trung nâng cao hiệu quả thực hiện
đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phân
hóa trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, tạo
ra sự chuyển biến cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra
đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục.
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy
học nói chung, nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn Lịch sử nói riêng là
điều cần thiết nhằm phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và của thời đại.
2. Cơ sở lý luận
Kể chuyện (hay Tự sự) là bất kỳ sự tường thuật nào để kết nối các sự
kiện, trình bày cho người đọc hoặc người nghe bằng một chuỗi câu viết hoặc
nói, hoặc một chuỗi hình ảnh. Kể chuyện có thể được sử dụng như một từ đồng
nghĩa của "tường thuật".
Lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người.
Đó là những sự kiện diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể
thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối
và khách quan.
5
Kể chuyện lịch sử là một phương pháp dùng lời nói để diễn tả một cách
sinh động, hấp dẫn, có thể kèm theo hình ảnh về một câu chuyện đã xảy ra trong
quá khứ. Câu chuyện kể có khi chỉ là những mảnh sự kiện, biến cố lịch sử có
liên quan đến nội dung bài học, có khi là những tình tiết liên quan đến các nhân
vật lịch sử, có khi là giải thích cho một cái tên, một địa danh, một khái niệm –
thuật ngữ trong bài học.
Có thể nói việc kể chuyện lịch sử được thực hiện khá phổ biến trong
giảng dạy bộ môn Lịch sử. Những câu chuyện lịch sử cung cấp kiến thức lịch sử
cho học sinh, mở rộng kiến thức mà sách giáo khoa không có khả năng giải
quyết nổi do những qui định chung. Thường sách giáo khoa chỉ đưa ra những
nhận định chung nên học sinh không hiểu nổi nên giáo viên cần phải kể cho học
sinh nghe một câu chuyện tóm lược đôi nét về các sự kiện, nhân vật lịch sử.
Kể chuyện lịch sử có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho
học sinh. Mỗi câu chuyện là một tấm gương phản chiếu bao điều tốt xấu, thiện
ác, những tấm lòng cao thượng, quả cảm của các anh hùng của các anh hùng dân
tộc,... Đồng thời, kể chuyện lịch sử còn giúp phát huy khả năng tư duy nhiều
mặt cho học sinh như óc tưởng tượng, khả năng khái quát, tóm tắt chuyện, nhớ
các tình tiết,...
Việc kể chuyện lịch sử không khó nhưng việc kể chuyện hay và hấp dẫn,
nâng kể chuyện lên thành một nghệ thuật thì không phải dễ. Thực tế cho thấy
rằng một câu chuyện có nội dung như nhau nhưng có người kể thì khô khan, khô
để lại ấn tượng gì trong đầu học sinh. Cũng chuyện đó, nhưng với giáo viên
khác thì trở nên sống động, cuốn hút học sinh. Tuy nhiên, trước hết những câu
chuyên đưa vào trong dạy học lịch sử phải đạt được những yêu cầu sau:
- Những câu chuyện lịch sử phải sát với nội dung bài học. Mỗi bài học ở
sách giáo khoa tùy theo nội dung cụ thể có những câu chuyện gắn với nó.
Nhưng khi chọn chuyện thì giáo viên phải xuất pahst từ mục đích, yêu cầu của
bài học, chuyện kể phải có chủ đề, có giá trị về mặt tư tưởng, nghệ thuật,thẩm
mỹ,...
- Câu chuyện phải phù hợp với tâm lý, trình độ học sinh. Các câu chuyện
lịch sử thường có tính cơ động nhiều so với nội dung câu chuyện thuộc các lĩnh
vực khác. Câu chuyện dài, ngán, chọn tình tiết này, bỏ tình tiết kia phụ thuộc
nhiều vào đối tượng học sinh, nội dung bài học và thời gian cho phép.
- Câu chuyện được kể có cốt chuyện về sự kiện, nhân vật, có thời gian,
không gian nhất định. Trong đó, yêu cầu không thể thiếu được là câu chuyện
phải có chủ đề rõ ràng, phải phản ánh nội dung lịch sử nào đó.
Đối với phương pháp kể chuyện lịch sử thì phương tiện chính là của giáo
viên là ngôn ngữ. Ngôn ngữ kể chuyện lịch sử khác với ngôn ngữ kể chuyện
thông thường vì nó thể hiện được nội dung và tình cảm của câu chuyện. Ngôn
ngữ của giáo viên gây ấn tượng cảm xúc mạnh mẽ đến học sinh. Khi giáo viên
kể chuyện lịch sử, ngôn ngữ phải luôn luôn thay đổi nhịp điệu, lúc nhanh lúc
6
chậm, lúc cao lúc thấp, khi hùng hồn khi thiết tha. Hạn chế của nhiều giáo viên
khi kể chuyện lịch sử là giọng kể chuyện đề đều, buồn tẻ và hờ hững.
Giáo viên kể chuyện gần giống như một diễn viên trên sân khấu, hóa thân
vào các nhân vật trong chuyện sẽ hấp dẫn và thu hút đối với học sinh nhỏ tuổi.
Tuy nhiên, với học sinh từ cấp hai trở lên, khi kể chuyện lịch sử giáo viên cần
kết hợp giữa lời kể với cử chỉ. Từ ánh mắt, nụ cười, nét mặt của giáo viên đều
làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn nhưng có điều là không nên có những
lời kể và cử chỉ thái quá.
Để tăng hiệu quả của việc kể chuyện lịch sử, giáo viên nên kết hợp với
các câu hỏi, cho xem các hiện vật, tranh ảnh có liên quan đến câu chuyện kể.
Trong qúa trình kể, giáo viên phải quan sát lớp, theo dõi thái độ của học sinh để
có sự điều chỉnh hợp lí.
Giáo viên có thể kiểm tra kết quả của việc kể chuyện lịch sử bằng cách
gọi học sinh lên phát biểu cảm nghĩ về câu chuyện và cho nhận xet về một tình
tiết nào đó,... Muốn kể chuyện lịch sử hay đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên
tích lũy kinh nghiệm, tư liệu, phải rèn luyện các kĩ năng sư phạm cần thiết và
điều cần lưu ý là giáo viên phải căn cứ vào nội dung bài học cụ thể, quỹ thời
gian trên lớp và đối tượng học sinh để tránh lạm dụng hình thức này.
3. Cơ sở thực tiễn (Thực trạng của vấn đề)
Trường THPT Trần Văn Bảy tọa lạc cạnh quốc lộ 1A, trên địa bàn thuộc
thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng có qui mô 41 lớp, trong đó có
16 lớp 12 với tổng số cán bộ – giáo viên – công nhân viên là 113.
Cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị khá đầy đủ và khang trang,
tuy nhiên một số phương tiện dạy học còn hạn chế, nhất là đối với các môn xã
hội. Bên cạnh đó, nhiều học sinh nhà xa hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn
nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học tập. Dù vậy, thầy và trò trường
THPT Trần Văn Bảy đã không ngừng phấn đấu vươn lên và đã đạt được nhiều
thành tích trong thời gian qua.
Hiện nay, khi thế giới có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt thì việc xây
dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện càng được chú ý quan tâm nhiều
hơn. Đặc biệt, khi “tình hình Biển Đông” diễn biến ngày càng phức tạp thì việc
giáo dục và củng cố tư tưởng và lòng yêu nước cho các thế hệ học sinh là vấn đề
cấp thiết, cần được quan tâm nhiều hơn thông qua việc giảng dạy bộ môn Lịch
sử.
Những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới
phương pháp dạy học môn Lịch sử nói riêng tại trường THPT Trần Văn Bảy đã
đạt được một số kết quả nhất định như điểm số từ trung bình trở lên chiếm tỉ lệ
hơn 80%, năm qua có 159/484 học sinh khối 12 chọn thi tốt nghiệp môn Lịch
sử, hàng năm có từ 5 đến 7 học sinh đạt giải trong kì thi học sinh giỏi môn Lịch
sử cấp Tỉnh, Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường
nói chung, của môn Lịch sử nói riêng.
7
Ở trường, trong việc dạy học nói chung, mỗi người giáo viên đều rất quan
tâm đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh về chính bộ môn mình phụ trách.
Riêng đối với môn Lịch sử, mặt dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan
trọng trong giáo dục thế hệ trẻ nhưng hiện nay việc dạy học Lịch sử chưa hoàn
thành đầy đủ hết vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là nhiều học sinh
không thích học, thậm chí xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một
cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống vì đa phần các em cho rằng học
Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, Lịch sử là một môn học
nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là những cái đã qua không thể thay đổi nên
chỉ học cho qua chứ không có gì để vận dụng vào thực tế.
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên, song cơ bản không phải do
bản thân môn Lịch sử mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp,
chưa đáp ứng yêu cầu môn học đề ra; trong tiết học Lịch sử nhiều giáo viên chỉ
tường thuật, nhồi nhét các sự kiện lịch sử cho học sinh làm cho giờ học trở nên
cứng nhắc và khô khan, làm cho học sinh chán nản và thậm chí không yêu thích
bộ môn Lịch sử, dẫn đến kết quả của bộ môn không cao; nhiều học sinh chưa
đầu tư cho môn học Lịch sử vì cho rằng môn học này là môn học phụ,... nên
chất lượng dạy học của bộ môn chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Thực tế đầu năm học 2014 - 2015, tôi được phân công dạy môn Lịch sử
lớp 12A12 là lớp định hướng khối C và học sinh đều đạt học lực khá giỏi. Kết
quả kiểm tra môn Lịch sử đạt tỉ lệ cụ thể như sau:
Lớp Tổng số HS
Điểm
nhỏ hơn 8
Điểm
từ 8 đến 9
Điểm
9,5
Điểm
10
12A12 29 06 (20,7%) 15 (51,7%) 03 (10,3%) 05 (17,3%)
Theo bảng thống kê trên thì tỉ lệ học sinh có điểm trên trung bình là 100%
và học sinh có điểm nhỏ hơn 8 là 06 em , chiếm tỉ lệ 20,7 % .
Những “Câu chuyện lịch sử” sẽ khắc sâu và làm phong phú thêm nhận
thức của học sinh về bộ môn Lịch sử và chính bộ môn Lịch sử sẽ hỗ trợ cho các
lĩnh vực xã hội khác. Qua đó sẽ tăng thêm hứng thú cho học sinh đối với môn
Lịch sử.
Từ thực tế đó, để việc dạy học môn Lịch sử đạt hiệu quả tốt hơn ở lớp
12A12, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao
chất lượng dạy học bằng việc áp dụng các phương pháp dạy học, trong đó việc
“Nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử thông qua việc kể chuyện lịch sử
trong quá trình giảng dạy” (Phần Lịch sử Việt Nam lớp 12, giai đoạn 1945 -
1954) là một trong những yếu tố góp phần quyết định đến việc nâng cao chất
lượng dạy học môn Lịch sử của tôi ở lớp 12A12 nói riêng và nâng cao chất
lượng dạy học ở trường THPT Trần Văn Bảy chung.
II. GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH (CÁC NỘI DUNG ỨNG DỤNG)
8
Trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng
trong việc làm sống lại các sự kiện Lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những
kiến thức trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng lại không khí Lịch sử cần
thiết. Để thu hút các em đi sâu tìm hiểu khám phá quá khứ của dân tộc tạo nên
những cảm xúc thực sự trước những sự kiện thì việc “Kể chuyện lịch sử” trong
giảng dạy bộ môn là điều cần thiết góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động
và hấp dẫn , nâng cao hứng thú học tập của các em.
Để đáp ứng những vấn đề nêu trên, trong bài viết này, tôi xin thể hiện lại
một số nội dung đã thực hiện, tức “Nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử
thông qua việc kể chuyện lịch sử trong quá trình giảng dạy” (Phần Lịch sử
Việt Nam lớp 12, giai đoạn 1945 - 1954) trong năm học 2014 – 2015 để giúp
các em nắm rõ và khắc sâu kiến thức, đồng thời giảm bớt sự khô khan trong dạy
học Lịch sử ở trường THPT theo chương trình hiện hành.
Trong phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 từ năm 1945 – 1954 có nhiều “Câu
chuyện lịch sử” cần được kể để học sinh nắm chắc và hiểu sâu kiến thức hơn.
Trong phần này, có một số “Câu chuyện lịch sử” đã gặp ở các phần học trước
nhưng giáo viên cũng cần nhắc khái quát lại cho các em nhớ kĩ hơn. Cụ thể,
chúng ta có thể kể các “Câu chuyện lịch sử” sau:
1. Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ sau ngày 02/9/1945
đến trước ngày 19/12/1946
a. Giáo viên có thể kể về bối cảnh ra đời của bài hát “Nam bộ kháng
chiến” và vài nết về nhạc hoạt động cách mạng của nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn
giúp học sinh khắc sâu sự kiện ngày 23/9/1945 bắt đầu kháng chiến chống
thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam bộ (Lựa chọn một số chi tiết trong nội
dung sau)
Bài hát “Nam bộ kháng chiến” của nhạc sỹ Tạ Thanh Sơn ra đời như là
một lời tuyên thệ, lời hiệu triệu toàn dân cùng đoàn kết lại, đánh đuổi thực dân
Pháp xâm lược.
Mùa thu năm 1945, chỉ chưa đầy 1 tháng sau khi giành được độc lập,
người dân miền Nam lại phải đối mặt với cuộc kháng chiến mới, cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.
Được hậu thuẫn của đế quốc Anh, ngày 23/09/1945, chúng đã đánh úp
các công sở và những vị trí chiến lược, mở đầu cuộc chiến xâm chiếm đất nước
ta một lần nữa. Toàn miền Nam đã đứng lên đáp lời kêu gọi của ủy ban kháng
chiến. Chính trong những ngày tháng hào hùng đó, có một bài hát đã ra đời kịp
thời như là một lời tuyên thệ, lời hiệu triệu toàn dân “Mùa thu rồi, ngày 23 ta đi
theo tiếng ca sơn hà nguy biến”. Đó là bài hát “Nam bộ kháng chiến” của
nhạc sỹ Tạ Thanh Sơn.
Nhạc sỹ Tạ Thanh Sơn quê ở huyện Trà Ôn - tỉnh Vĩnh Long. Theo
những người sống cùng thời với nhạc sỹ kể lại thì thủa nhỏ, nhạc sỹ Tạ Thanh
Sơn theo học tại trường trung học Cần Thơ.
9
Bác sỹ - cán bộ lão thành cách mạng Trần Cửu Kiến nhớ lại”. “Khoảng
những năm cuối thập niên 30, khi chúng tôi đang học năm thứ 3 trung học thì Tạ
Thanh Sơn bắt đầu vào trường. Chúng tôi cùng ở một phòng trong khu nội trú
bao gồm tôi, Tạ Thanh Sơn, Nguyễn Việt Nam, Lưu Hữu Phước. Ngoài ra còn
có một người nữa học cùng khoá với Tạ Thanh Sơn nhưng ở bán trú là Nguyễn
Hữu Có. Ngày đó Sơn đã tỏ ra có năng khiếu về âm nhạc, anh học rất giỏi môn
nhạc, và chơi đàn măng - đô - lin rất hay. Ngoài giờ học Sơn hay rủ chúng tôi đi
ra bãi cồn gần chợ Cần Thơ nghe hát đối. Đối với tôi thì hát đối nghe không hay
lắm nhưng Sơn lại tỏ ra rất thích. Tôi hát bài “Nam bộ kháng chiến”, mà không
nghĩ tác giả là Sơn. Mãi đến khi gặp Sơn trong lớp học chính trị tại bưng thuộc
kênh Bảy Bồng - Đồng Tháp, hỏi Sơn thì mới biết. Năm 1953, khi tôi đã vào
thành nội để hoạt động hợp pháp Sơn có gặp tôi và đưa lời hai bài hát “Nam bộ
kháng chiến” cho tôi xem. Tôi bảo lời một đã hay quá rồi hào hùng quá rồi, cần
chi đến lời hai nữa!”.
Sau khi học xong trung học Cần Thơ, Tạ Thanh Sơn lên Sài Gòn làm
nghề giáo viên. Cũng chính những năm này phong trào thanh niên tiền phong tại
Sài Gòn bắt đầu phát triển mạnh.
Như nhiều thanh niên yêu nước, Tạ Thanh Sơn đã tham gia lực lượng
thanh niên tiền phong. Chính lực lượng này là trụ cột và góp phần rất lớn trong
cuộc cách mạng tháng 8/1945. Sau ngày 23/9, nhiều chiến sĩ thanh niên tiền
phong đã trở thành lực lượng nòng cốt của cách mạng, người ra chiến khu,
người nằm lại hoạt động trong nội thành.
Tạ Thanh Sơn tiếp tục với nghề giáo, tham gia hoạt động trong lòng
địch. Nhà giáo lão thành Phan Văn Phổ nhớ lại: “Ngày đó Tạ Thanh Sơn dạy
học tại trường Huỳnh Khương Ninh cùng với tôi. Vì là hoạt động bí mật nên anh
em dù gặp nhau nhiều lần nhưng cũng ít nói chuyện với nhau. Chúng tôi cùng
tham gia nghiệp đoàn giáo học tư thục Việt Nam là nghiệp đoàn giáo viên yêu
nước ngày đó. Chúng tôi rải giáo viên đi các trường để làm nòng cốt cho hoạt
động, Tạ Thanh Sơn cũng đi dạy ở một số trường khác để tạo cơ sở.
Tuy ít trò chuyện với nhau nhưng nhiều anh em đều nhận xét Sơn là
người năng nổ, hoạt động tích cực. Còn khi hỏi Sơn về bài “Nam Bộ kháng
chiến” Sơn chỉ cười, cho rằng đó là một đóng góp nhỏ cho cách mạng. Nhưng
Sơn cũng rất vui vì được nhiều người hát”.
Sau năm 1954, Tạ Thanh Sơn vẫn tiếp tục dạy học ở Sài Gòn. Do những
ngày đó các hoạt động phong trào gặp nhiều khó khăn nên nhiều lực lượng yêu
nước đã không liên lạc được với cách mạng, Tạ Thanh Sơn cũng trong trường
hợp đó.
Dạy học một thời gian, Tạ Thanh Sơn đưa cả gia đình qua bên
Campuchia rồi lại quay về Cần Thơ sinh sống. Sau ngày giải phóng miền Nam,
Tạ Thanh Sơn đã được gặp lại nhiều đồng nghiệp trong nghiệp đoàn Giáo học tư
thục ngày xưa tại Sài Gòn.
10
Theo tài liệu tại trụ sở Hội Cựu giáo chức Sài Gòn, Tạ Thanh Sơn tham
gia tại Mặt trận tổ quốc tỉnh Cần Thơ. Vì ông là người khiêm tốn nên những
người làm việc cùng ông không mấy ai biết rằng đây chính là tác giả bài hát
“Nam bộ kháng chiến” vang dội một thời.
Cuối năm 2004, trong đợt hội thảo về xây dựng tượng đài Nam bộ kháng
chiến, nhiều đại biểu đã cho rằng nên lấy hình tượng cái nóp trong bài hát của
Tạ Thanh Sơn “Nóp với giáo mang trên ngang vai, nhưng thân trai nào kém oai
hùng” để thể hiện tinh thần ngày 23/9 của người dân miền Nam. Theo ý kiến
tại hội thảo, hình ảnh chiếc nóp đã gắn liền với đời sống của người chiến sỹ cách
mạng lúc bấy giờ và đã phản ánh rất sinh động tinh thần chiến đấu hào hùng,
anh dũng của quân và dân miền Nam. Đã 60 năm trôi qua, tinh thần và khí
phách của người dân miền Nam vẫn còn hừng hực qua bài hát “Nam bộ kháng
chiến”. Dù tác giả Tạ Thanh Sơn ít được nhắc tới nhưng sức sống hào hùng của
bài hát thì vẫn còn đọng trong tâm trí mọi người. Bởi bài hát đã gắn chặt với lịch
sử Việt Nam với ngày Nam bộ kháng chiến.
b. Kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ứng xử ngoại giao mẫu mực
để giúp học sinh khắc sâu kiến thức về Hiệp định Sơ bô ngày 06/3/1946 và
Tạm ước ngày 14/9/1946 (Lựa chọn một số chi tiết trong nội dung sau)
Thời kỳ đầu sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1946), ngoại giao Việt
Nam phải đấu tranh trên nhiều mặt trận, quan trọng nhất là kiềm chế, hòa hoãn
với Tưởng và tập trung đối phó với Pháp. Khi quân Trung Hoa dân quốc rút hết
thì ứng phó với Pháp trở thành trận tuyến chính. Chống Pháp cũng gian nan như
chống Tưởng, nhưng cũng có mặt phức tạp, quyết liệt hơn vì Pháp là kẻ thống trị
cũ, lại có mưu đồ rất ráo riết xâm lược lại Việt Nam. Chúng lần lượt chiếm Nam
Bộ, rồi mở rộng chiến tranh ra Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Để ra Bắc, chúng
cũng dè chừng sức mạnh của chính quyền và nhân dân.
Vì vậy, từ rất sớm, cùng thương lượng với Tưởng ở Trùng Khánh, Pháp
đã tính đến việc tiếp xúc với Hà Nội. Về phía Việt Nam DCCH, Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Chính phủ lâm thời chủ trương tiếp xúc với đại diện của Pháp, vừa
để khẳng định với Pháp vị thế làm chủ của mình, biểu thị quyết tâm của nhân
dân Việt Nam vì độc lập, tự do, vừa tìm hiểu thái độ, mưu đồ của Pháp, đồng
thời thăm dò khả năng thỏa hiệp để hỗ trợ đồng bào miền Nam và kiềm chế
chiến tranh mở rộng.
* Nước cờ gỡ nút tuyệt vời vào phút chót
Cuộc đàm phán chính thức Việt-Pháp bắt đầu từ ngày 01/12/1945. Phía
Việt Nam có Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và Hoàng Minh Giám. Phía Pháp
có Sainteny là Trưởng đoàn đại diện của Pháp bên cạnh Bộ Tư lệnh Đồng Minh
ở Hoa Nam, theo chân Thiếu tá tình báo Mỹ Patti về Hà Nội nay từ cuối tháng
8-1945. Ông ta được Cao ủy D’Argenlieu cử làm Ủy viên Cộng hòa Pháp, đại
diện của Pháp ở miền Bắc. Pignon là cố vấn của Cao ủy, Caput là dại diện của
Đảng Xã hội Pháp, một người có thiện chí với Việt Minh.
11
Cuộc đàm phán diễn ra rất gay go, căng thẳng. Nó liên quan đến nội tình
nước Pháp. Giữa tháng 01/1946, De Gaule rời chính trường. Chính phủ Pháp do
Đảng Xã hội nắm. Nó liên quan đến kế hoạch quân sự của Pháp ở miền Nam
Việt Nam. Chúng dự định đổ bộ vào Hải Phòng đầu tháng 3/1946. Nó liên quan
đến cuộc đàm phán Pháp-Hoa tại Trùng Khánh mà phía Pháp muốn kết thúc
sớm cho kịp kế hoạch quân sự. Phía Việt Nam cũng muốn đạt một thỏa thuận sơ
bộ để đi vào hòa hoãn với Pháp và thúc đẩy quân Tưởng rút. Viêt Nam đòi Pháp
công nhận ngay Việt Nam hoàn toàn độc lập, chấm dứt chiến sự ở miền Nam.
Đổi lại, Việt Nam đảm bảo uy tín cùng các quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp.
Suốt quá trình gặp gỡ, phía Pháp vẫn giữ lập trường mà De Gaulle đã tuyên bố
sau khi Nhật đảo chính (tháng 3/1945). Liên bang Đông Dương nằm trong Liên
hiệp Pháp, do một Toàn quyền người Pháp đứng đầu. Yêu cầu chính của Pháp là
Việt Nam đồng ý để quân Pháp ra Bắc. Bởi vậy, cũng có lúc phía Pháp nhắc đến
một chính phủ tự trị, một nhà nước tự trị.
Quân Pháp ở miền Nam đã lên đường ra Hải Phòng, tin tức về đàm phán
Trùng Khánh lọt về Hà Nội. Đàm phán Việt-Pháp đi vào giai đoạn chót rất khẩn
trương. Trong Hồi ký, Sainteny kể lại: “Những cuộc họp dài vô kể, kéo dài vô
tận, trong đó hai bên tranh luận hết câu này sang câu khác, chữ này sang chữ
khác về các điều khoản của Hiệp định”.
Ngày 16/12, cuộc gặp gỡ giữa Hồ Chí Minh với Sainteny đạt được một số
tiến bộ khả quan. Pháp công nhận chủ quyền của nước Việt Nam. Việt Nam có
chính phủ, có quân đội riêng. Việt Nam nhận ở trong Liên hiệp Pháp và bảo đảm
các quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp; đồng ý để quân Pháp vào thay quân
Tưởng. Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn để lửng. Hai bên tiếp tục các cuộc họp khẩn
trương để giải quyết các vấn đề tồn tại: chủ quyền của Việt Nam, quyền ngoại
giao, vấn đề Nam Bộ, số lượng và thời gian quân Pháp ở miền Bắc, vấn đề quân
Việt Nam tiếp phòng cạnh quân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ: đàm phán
thành công hay không tùy thuộc Pháp có chịu công nhận nền độc lập của Việt
Nam hay không! Hoàng Minh Giám yêu cầu Pháp sớm đạt kết quả vì có thế lực
đang muốn phá. Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được ký ở Trùng Khánh.
Trung hoa dân quốc chính thức trao cho Pháp quyền quản lý Bắc Đông Dương
và giải giáp quân đội Nhật. Trung ương Đảng có ngay nhận định: Hiệp ước Hoa-
Pháp không phải là chuyện riêng của Pháp với Tàu, mà là chuyện chung của phe
đế quốc Tuy nhiên, chúng vẫn gờm cách mạng Đông Dương và dư luận thế
giới, nên cả Tàu và Pháp đều muốn dàn xếp với Việt Nam về việc quân Pháp
kéo vào miền Bắc Việt Nam.
Tình hình khẩn trương, đạo quân của Leclerc đã lên đường. Tướng Chu
Phúc Thành thay Lư Hán, nói với tướng Pháp Raoul Salan: Khi Hiệp ước Việt-
Pháp chưa được ký, nếu quân Pháp tự ý đổ bộ vào Hải Phòng, quân Trung Quốc
sẽ nổ súng. Nắm bắt mâu thuẫn Pháp-Tàu, mâu thuẫn trong nội bộ Pháp - giữa
phái có đầu óc thực tế và phái cực đoan, Chủ tịch Hồ Chí Minh thúc đẩy đàm
phán ép Pháp giảm số quân Pháp vào miền Bắc và chấp nhận mỗi năm rút 1/5 số
quân ấy; thỏa thuận vấn đề thống nhất ba kỳ sẽ do trưng cầu ý dân quyết định.
Cuộc họp cuối vào chiều và đêm 5-3 thỏa thuận hầu hết mọi vấn đề, nhưng chưa
12
gỡ được cái nút cuối cùng quan trọng nhất là quy chế về chủ quyền của Việt
Nam. Theo dõi sát từng giờ, cả Pháp và Trung Hoa dân quốc đều lo lắng; quân
Pháp vào Hải Phòng, quân Tưởng nổ sung. Cả ba phía đều phân vân chờ đợi.
Theo Hồi ký của Vũ Đình Huỳnh - Thư ký của Bác, thì đêm đó, Chủ tịch
Hồ Chí Minh không chợp mắt. Tảng sáng 6-3, với thái độ rất trầm tĩnh, Bác bảo
Vũ Đình Huỳnh mời Hoàng Minh Giám đến, đồng thời báo tin cho các đồng chí
lãnh đạo Đảng rằng Bác đã có biện pháp giải quyết khó khăn để ký trong hôm
nay. Chủ tịch giao Hoàng Minh Giám đến báo cho Sainteny quyết định cuối
cùng của Người: Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do. Sainteny vui
mừng chấp nhận. Hai bên thỏa thuận sẽ rà soát văn bản và ngay trong chiều hôm
đó sẽ tổ chức lễ ký. Sau này, trong Hồi ký, Sainteny kể lại: “Công thức Việt
Nam là quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp do ông
Hồ Chí Minh chọn chỉ chốc lát trước khi ký”.
Thông lệ quốc tế chưa có quy chế “quốc gia tự do”. Việt Nam đòi độc lập.
Pháp chỉ nhận Việt Nam tự trị. Hồ Chí Minh sáng tạo ra công thức mới, đưa
đàm phán đến thành công giữa lúc rất cấp bách. Đây là một đóng góp quan trọng
của Hồ Chí Minh vào quy chế thế giới về chủ quyển quốc gia. Quốc gia tự do
chưa phải là độc lập nhưng nó sát gần với quy chế quốc gia độc lập, khác hẳn
quy chế tự trị. Quốc gia tự do thể hiện rõ chủ quyền, quyền lực và vị trí của quốc
gia bình đẳng với các quốc gia khác. Bởi vậy, sau Hiệp định Sơ bộ (ngày 6-3-
1946), Chính phủ Pháp mời nguyên thủ quốc gia nước Việt Nam DCCH sang
thăm Pháp với tư cách thượng khách và đón tiếp với nghi lễ nhà nước cao nhất.
Rõ ràng, Hồ Chí Minh vào phút chót, để gỡ các nút quan trọng nhất, đã
kịp thời đưa ra công thức “Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do” là một
sách lược, một ứng xử ngoại giao thông tuệ, mẫu mực, vượt mọi thông lệ quốc
tế và suy nghĩ của mọi người, đưa cuộc đàm phán đến thành công. Việt Nam
DCCH ký hiệp nghị quốc tế đầu tiên trên tư thế vững vàng.
Cuộc đàm phán Việt - Pháp (1945 - 1946) và Hiệp định Sơ bộ là một
quyết sách ngoại giao, một thành công có tính chiến lược có ý nghĩa quyết định
góp phần bảo vệ thành quả cách mạng mới giành được, cứu vãn tình thế, tránh
được nguy cơ cùng một lúc phải chống chọi với nhiều kẻ thù.
Hiệp định Sơ bộ ký kịp thời, đúng lúc nhờ ứng xử “ngả bài”, sáng tạo của
Hồ Chí Minh, đã biến thỏa thuận áp đặt có tính chất thực dân của Pháp và
Tưởng thành một thỏa thuận tay ba có Việt Nam tham gia, làm thất bại cuộc
mua bán lộng quyền của hai nước lớn “đồng minh”, biến cuộc đổ quân cậy thế
mạnh của Pháp lên miền Bắc thành một cuộc hành quân có thỏa thuận với một
chính phủ có chủ quyền.
Với Hiệp định Sơ bộ, tạm hòa hoãn với Pháp, Việt Nam đã đẩy gần hai
mươi vạn quân tưởng cùng các đảng phái tay sai của chúng ra khỏi đất nước.
Hiệp định Sơ bộ và các hoạt động ngoại giao tiếp theo, trước hết là chuyến thăm
dài ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp, đã đem lại cho Việt Nam một thời
kỳ hòa bình - ít nhất là trên miền Bắc - để ta có thêm thời gian củng cố chính
quyển, xây dựng lực lượng.
13
* Khước từ lời mời bằng một cách ly kỳ
Sau Hiệp định Sơ bộ, quân Pháp bắt đầu vào miền Bắc và sớm gây sự.
Quân Tưởng rút dần nhưng chậm. Cao ủy Pháp D’Argenlieu đề nghị gặp Hồ Chí
Minh trên Vịnh Hạ Long. Cuộc gặp gỡ đi đến các thỏa thuận: mở cuộc đàm
phán trù bị ở Đà Lạt. Khi trù bị kết thúc sẽ mở đàm phán chính thức ở Paris.
Phía Pháp đồng ý mời một đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam sang thăm Pháp.
Cùng dịp này, Chính phủ Pháp mời Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Pháp với
danh nghĩa thượng khách của nước Pháp. Đây là cơ hội lớn để đề cao vị thế của
Việt Nam, tranh thủ dư luận Pháp, tranh thủ đấu tranh về vấn đề Việt Nam trực
tiếp với Chính phủ Pháp, tránh giáp mặt với thực dân Pháp ở Đông Dương.
Trong lúc Chủ tịch chuẩn bị chuyến đi thì Cao ủy D’Argenlieu đến Hà
Nội. Phía Pháp tổ chức lễ đón long trọng để phô trương thanh thế. Họ mời Chủ
tịch đến dự lễ vào ngày 19/5/1946. Ngày 18, sau khi nhận giấy mời, Người cho
thư ký Vũ Đình Huỳnh thông báo với các vị trong Chính phủ, các đồng chí
Trung ương và các đoàn thể: ngày 19/5 đến dự kỷ niệm ngày sinh của Người.
Người cử Bộ trưởng Phan Anh thay mặt Chính phủ đến dự với phía Pháp. Trong
Hồi ký, Vũ Đình Huỳnh kể lại: “Khi tôi báo tin về ngày sinh của Bác, mọi người
cằn nhằn sao nước đến chân mới nhảy. Anh Trường Chinh nói rằng tôi đã biết
ngày sinh của Bác mà không nói trước. Tôi thưa lại: Bác vừa bảo thì tôi đến đây
ngay”. Rồi Vũ Đình Huỳnh tâm sự: “Điều mà tôi tin là đối với Bác, ngày sinh
của mình cũng là dịp phục vụ lợi ích của cách mạng”.
Hôm sau, cả Hà Nội bừng lên màu cờ, biểu ngữ chúc mừng sinh nhật Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Tối 19/5, lễ mừng chính thức được tổ chức trọng thể tại Bắc
Bộ Phủ. Không khí tưng bừng, quan khách tấp nập. Các đoàn thiếu nhi gõ trống
ca vang trong phủ. Trong không khí rộn ràng đó, Cao ủy D’Argenlieu và Ủy
viên Cộng hòa Sainteny mang hoa đến chúc mừng Chủ tịch. Hai vị khách rất
phấn chấn với không khí trang trọng của buổi lễ. Cuộc viếng thăm xã giao cũng
là cuộc chúc mừng của đại diện nước Pháp đối với Chủ tịch nước Việt nam
DCCH, vị thượng khách sắp sang thăm hữu nghị nước Pháp.
Buổi lễ mừng ngày sinh của Bác tổ chức lần đầu là một nước cờ thiên tài,
có ý nghĩa cả về ngoại giao và đối nội: với một cách ứng xử bất ngờ ngoài
khuôn khổ nghi lễ thông thường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đảo ngược thế cờ,
giữ quan hệ thuận với phía Pháp, tránh không đến dự buổi lễ phía Pháp tổ chức
mà lại kéo hai đại diện chính của nước Pháp đến chào Người. Nhân dân cả nước
thêm hân hoan mừng thọ “cha già dân tộc”, tạo thêm hậu thuẫn cho Người sắp
gánh vác một sứ mệnh ngoại giao lớn lao. Cho đến nay, những cán bộ cao tuổi,
những nhân sĩ trí thức lớp xưa vẫn còn nhắc chuyện “ngày sinh của Chủ tịch Hồ
Chí Minh”.
* Gặp lại ông Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp nhiều duyên nợ
Đi thăm Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu lại gần 3 tháng. Người không
trực tiếp tham gia đàm phán Hội nghị Fontainebleau. Người hoạt động không
mệt mỏi vì hòa bình và vị thế của nước Việt Nam tự do. Người tiếp xúc, gặp gỡ
với hầu hết yếu nhân trong chính phủ, quốc hội, ban lãnh đạo các đảng lớn của
14
Pháp. Người rất trân trọng gặp các chính khách có danh vọng cao lúc bấy giờ
trong xã hội Pháp: ông Leon Blum, Thủ tướng nhiều khóa; ông Herriot, Cựu
Thủ tướng; ông Auriol, Chủ tịch Quốc hội, sau này là Tổng thống. Chủ tịch
cũng tiếp xúc rộng rãi với giới khoa học, bác học, văn hóa, nghệ sĩ lớn của nước
Pháp và có ảnh hưởng quốc tế rộng rãi. Trong đó, có nhiều người là bạn thân từ
lâu hoặc có quen biết như ông bà Joliot Curie, giáo sư Langevin, văn hào
Aragon, danh họa Picasso... Người cũng rất quan tâm các doanh nhân, những
người đã từng kinh doanh về điện nước, xi măng, đường sá ở Việt Nam. Trong
các cuộc gặp người Pháp ấy, cuộc gặp ông bà Sarraut là lý thú và có nhiều tiếng
vang hơn cả. Albert Sarraut nguyên là Bộ trưởng Bộ Thuộc địa lúc Nguyễn Ái
Quốc hoạt động ở Paris, đã từng gọi Nguyễn lên đe nẹt. Sainteny, nhà đàm phán
đang tháp tùng Chủ tịch sang Pháp, là con rể quý của cựu Toàn quyền Đông
Dương này. Chủ tịch mời cơm thân mật hai ông bà cùng vợ chồng Sainteny.
Một cuộc tái ngộ với nhiều kỷ niệm. Chủ tịch tiếp và trò chuyện thân tình,
không hề nhắc chuyện cũ. Các vị khách Pháp rất cảm kích. Vị cựu Toàn quyền
xúc động: “Một thủy thủ can trường, một nhà báo sắc nhọn và bản lĩnh, một
người yêu nước số một hàng đầu đối đầu với Pháp. Có lần tôi phải mời “người
yêu nước” (chỉ Nguyễn Ái Quốc) đến Bộ Thuộc địa và đã giơ tay lên với Người.
Giờ đây một Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam DCCH thượng
khách của nước Pháp. Chúng tôi tôn trọng nhau trong tình hữu nghị”. Cuộc tiếp
khách đặc biệt này và những phát biểu nhiều cảm xúc của ông bà cựu Bộ trưởng
Thuộc địa được các báo Paris tường thuật và gây tiếng vang rộng rãi, càng làm
rạng thêm nhân cách Hồ Chí Minh.
* Cứu vãn Fontainebleau thế nào đây?
Chủ tịch Hồ Chí Minh không tham gia Hội nghị Fontainebleau, nhưng
Người là nhà đàm phán chính, có vai trò quyết định trong việc mưu tìm hòa
bình, hòa hoãn. Hội nghị bắt đầu từ ngày 6/7/1946. Ngày 12/7, Người họp báo
chính thức đưa tuyên bố lập trường sáu điểm, khẳng định các vấn đề nguyên tắc
đồng thời nêu đậm các sách lược tranh thủ Pháp: Việt Nam không đoạn tuyệt
Pháp, Việt Nam tham gia Liên hiệp Pháp, hợp tác kinh tế, văn hóa với Pháp, bảo
hộ tài sản người Pháp ở Việt Nam, ưu tiên dùng cố vấn người Pháp. Hồ Chủ tịch
có nhiều buổi làm việc với hai yếu nhân Pháp có liên quan đến vấn đề Việt Nam
nhất là Thủ tướng G.Bidault và Bộ trưởng Hải ngoại M. Moutet, có buổi rất
khuya mới kết thúc.
Suốt gần một tháng, hai bên mới thỏa thuận chương trình và lập các tiểu
ban rồi đi vào thảo luận các vấn đề chung. Phái đoàn Pháp vẫn giữ các quan
điểm thực dân bảo thủ gần như tại Hội nghị trù bị Đà Lạt
Đột nhiên, ngày 1/8, tại Đà Lạt, Cao ủy D’Argenlieu triệu tập “Hội nghị
Liên bang Đông Dương” gồm đại biểu Nam Kỳ, Tây Nguyên, Lào, Campuchia
và quan sát viên của Nam Trung Kỳ. Đây là một hành động sai trái, phi pháp, có
tính chất khiêu khích và phá hoại, bất chấp Hiệp định Sơ bộ và Hội nghị
Fontainebleau. Phản ứng quyết liệt trước việc làm xằng bậy của D’Argenlie, tại
cuộc họp, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đọc một bài phát biểu lời lẽ mạnh mẽ
15
lên án việc làm phi chính trị của D’Argenlieu. Rồi Trưởng đoàn Việt Nam tuyên
bố đề nghị hoãn cuộc họp cho đến khi phía Pháp làm rõ “sự mập mờ”. Báo chí
Paris gọi những lời lẽ của ông Phạm Văn Đồng là “bài phát biểu bốc lửa”.
Quan điểm hai bên rất xa nhau, lập trường của đoàn Pháp là thực dân,
ngoan cố. Có kéo dài đàm phán cũng khó lòng đạt kết quả, nhưng để Hội nghị
gián đoạn quá sớm là một sai lầm. Nó trái với ý đồ, mục đích của Chính phủ
Việt Nam là dùng phương thức vừa đánh, vừa đàm để hòa hoãn với Pháp, để hỗ
trợ đồng bào miền Nam, để kéo dài thời kỳ hòa bình. Hơn nữa, đoàn Pháp đã
bàn tính nếu có để Hội nghị gián đoạn thì phải do đoàn Việt Nam chịu trách
nhiệm. Hơn nữa, đàm phán đổ vỡ rồi thì cũng rất khó nối lại. Ít người biết rằng
Hồ Chủ tịch rất không bằng lòng việc gián đoạn đàm phán không thời hạn.
Người nói với Phạm Văn Đồng: “Chú làm hỏng việc”. Sự kiện này được Phạm
Văn Đồng tường thuật trong sách “Hồ Chí Minh quá khứ, hiện tại và tương lai”
và ông kể lại với nhóm chúng tôi trong dịp tổng kết ngoại giao, nhìn lại Hội nghị
Fontainebleau.
Cứu vãn đàm phán bằng cách nào đây? Ngày 13-9-1946, Đoàn đàm
phán lên đường về nước. Hồ Chí Minh nán lại. Thấy dư luận chính giới Pháp
không tán thành việc làm ngang ngược của D’Argenlieu ở Đà Lạt, ngày 11-9,
Người tổ chức họp báo, lời lẽ rất ôn hòa, hướng về tương lai. Suốt ngày hôm
sau, Người làm việc với ông Moutet tại nhà riêng ông ta, rồi tại nhà riêng
Sainteny. Người trao đổi rất thẳng thắn nhưng hòa nhã. Người đồng ý với
Moutet về một Modus Vivandi (tạm dịch là Tạm ước). Dựa trên kết quả trao
đổi, ngày 13/9, phía Pháp trao cho Người một dự thảo, lời lẽ có phần dung hòa.
Suốt ngày hôm đó cho đến đêm khuya, hai nhà đàm phán tiếp tục hoàn chỉnh
văn bản. Hai hôm sau lại tiếp tục. Cho đến một giờ sáng 15-9, tại nhà ông
Moutet, hai đại diện của hai nước chính thức ký văn được gọi là Tạm ước
14/9/1946.
Tạm ước là một thỏa thuận có tính chất tạm thời, hạn chế trước hết là về
kinh tế và văn hóa, nhiều điều mà ta nhân nhượng. Tuy nhiên trong “Lời Tuyên
bố chung”, Hồ Chí Minh cũng tranh thủ đạt được ba điều quan trọng làm cho
Tạm ước tăng thêm ý nghĩa chính trị rộng lớn:
1- Sẽ tiếp tục quá trình đàm phán Việt-Pháp từ tháng 1/1947.
2- Về vấn đề Nam Bộ, hai chính phủ sẽ ấn định ngày giờ và thể
thức trưng cầu dân ý.
3- Hai bên cam kết bảo đảm các quyền tự do dân chủ ở Nam Bộ.
Trong điều kiện khó khăn, đàm phán tay đôi khẩn trương, mà Chủ tịch
nêu cho được yêu cầu hỗ trợ đồng bào miền Nam, khẳng định sẽ có trưng
cầu dân ý, bảo đảm có tự do dân chủ.
Gián đoạn Fontainebleau là có nguy cơ phá Hiệp định Sơ bộ 6-3, chấm
dứt đánh đàm và hòa hoãn, nhưng Hồ Chí Minh đòi ghi tiếp tục đàm phán lại
theo đúng ý đồ của ta. Nếu không đàm phán lại được, trách nhiệm thuộc về phía
Pháp.
16
D’Argenlieu họp Hội nghị Liên bang Đông Dương, lập chính quyền Nam
Kỳ tự trị và làm nhiều việc để hòng khẳng định “không còn vấn đề Nam Kỳ,
không còn vấn đề hợp nhất ba miền nêu trong Hiệp định 6-3-1946”. Nhưng Tạm
ước lại có điều khoản ghi “Về vấn đề Nam Bộ, hai chính phủ sẽ ấn định ngàu
giờ và thể thức trưng cầu dân ý”. Đây là một đòn mạnh đánh vào mưu đồ gian tà
của D’Argenlieu.
Ký tạm ước 14/9/1946 là một biện pháp ứng phó thời cuộc, cứu vãn Hội
nghị Fontainebleau, bảo tồn giá trị của Hiệp định Sơ bộ, kéo dài hòa hoãn, chờ
đợi tình hình nước Pháp đang có tranh giành phe phái tả hữu rất găng, đáp ứng
nguyện vọng của quốc dân mong Chủ tịch thăm nước Pháp mang về tin vui
Ký Tạm ước, cứu vãn Fontainebleau, chỉ có trí tuệ, bản lĩnh và nghệ thuật
ngoại giao của Hồ Chí Minh mới làm được.
Về nước, Bác cùng ban lãnh đạo nhận định ngay: tình hình khẩn trương,
thực dân hiếu chiến đang lộng hàng, cánh tả và Đảng Xã hội Pháp nắm chính
phủ nhưng đang bị “cầm tù”. Phải tập trung sức chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
Tuy nhiên, Bác vẫn đi những nước cờ ngoại giao cần thiết để trì hoãn chiến
tranh: Đổi tên Chính phủ Kháng chiến thành Chính phủ Kiến quốc, đổi tên Ủy
ban Kháng chiến Nam Bộ thành Ủy ban Nam Bộ, tiếp tục giữ liên hệ với Thủ
tướng Pháp Leon Blum.
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược nổ ra là
không thể tránh khỏi. Ý đồ xâm lược thực dân của Pháp rất ngoan cố. Hồ Chí
Minh đã có những nỗ lực ngoại giao cao nhất. Nhưng lúc này lực lượng của
nước Việt Nam DCCH non trẻ mới bắt đầu xây dựng, chưa thể có quả đấm đủ
mạnh để đánh bại tư tưởng thực dân của giới chức Pháp.
Dù sao cũng cần thấy rằng, hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và chính quyền cách mạng thời kỳ này đã giành được thắng lợi quan trọng
và để lại những trang sáng chói trong lịch sử ngoại giao Việt Nam. Dấu ấn đậm
nét của thời kỳ này là đối sách và ứng xử khôn khéo cùng một lúc với năm nước
lớn, tránh chạm trán với bốn đạo quân đế quốc có mặt trên đất nước ta. Nhờ đó,
Việt Nam dã xua được mấy chục vạn quân Tưởng ra khỏi Việt Nam, kéo dài hòa
hoãn với Pháp để thêm thời gian xây dựng lực lượng cho cuộc kháng chiến
trường kỳ sắp tới.
Có thể coi phương thức và sách lược ngoại giao giai đoạn này là mẫu mực
về kết hợp đấu tranh ngoại giao với quân sự, dựa vào sức mạnh chính trị tổng
hợp của toàn dân đoàn kết; mẫu mực kết hợp đối nội với đối ngoại, mẫu mực về
nghệ thuật vận dụng sách lược mềm dẻo với giữ vững nguyên tắc. Rõ ràng,
ngoại giao đã đóng vai trò “cứu khốn, phò nguy”
2. Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp (1946 -1950)
a. Khi trình bày về cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyễn 16, giáo
viên có thể lồng ghép các câu chuyện trong diễn biến
17
- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ: Khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946,
công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cuộc chiến đấu bắt đầu. Vệ
quốc quân, công an xung phong, tự vệc hiến đấu đồng loạt tiến công các vị trí
của quân Pháp. Mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nước ta lần thứ
hai, khắp các mặt phố đâu cũng là chiến hào, chiến lũy. Nhiều người tự phá nhà
mình dành chỗ cho bộ đội đánh giặc. Nhân dân ta đã khiêng bàn ghế, tủ giường,
hàng hóa, hạ cây cối, dựng thành chướng ngại vật hoặc lập chiến lũy trên
đường phố để chống giặc. Trong đó được cài bom, mìn. Những ổ bắn tỉa, phục
kích xuất quỷ nhập thần khiến kẻ thù hoảng loạn. Nhiều chai xăng cơ rếp đã
thiêu cháy thiết giáp địch. Tại trận quyết đấu ở chợ Hôm, chiến sĩ ta đã ôm bom
ba càng lao vào xe địch. Tại chiến tuyến Đại Cồ Việt, lần đầu tiên cơ giới Pháp
nếm mùi bazôka của bộ đội ta. Tổ tự vệ khu vực Đông Thành đã chụm súng
trường hướng lên trời bắn rơi máy bay khu trục Moran của Pháp. Có thể đây là
trận đầu tiên những người tự vệ Việt Nam dùng súng bộ binh đánh gục không
quân địch.
“Sống chết với Thủ đô”, “Hà Nội, Stalingrat của Việt Nam” - những khẩu
hiệu do chiến sĩ ta tự tay viết lên vách chiến lũy, vách tường là tinh thần và sức
mạnh của người Hà Nội trong 60 ngày đêm chiến đấu giữa lòng Thăng Long
văn hiến. Hà Nội chứng tỏ cho quân xâm lược biết, đế đô này không phải là
chốn vui chơi của chúng.
Trong thời gian này, Trung đoàn Thủ đô được thành lập và tiến đánh
những trận quyết liệt: ở Bắc Bộ Phủ, chợ Đồng Xuân, nhà Bưu điện, quân dân
Hà Nội tiến hành gần 200 trận đánh, diệt và làm bị thương hàng ngàn tên địch,
tạo điều kiện di chuyển cơ sở vật chất, cơ quan của Đảng và Chính phủ về căn
cứ an toàn-Việt Bắc. Đến ngày 17/02/1947, Trung đoàn thủ đô thực hiện rút
quân vượt vòng vây của địch, ra căn cứ an toàn.
- Trận Bắc Bộ Phủ: “Hai Trung đội vệ quốc đoàn đã thề sống chết đánh
địch. Đây là trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất trong những ngày đầu. Cho đến
chiều ngày 20/12/1946, địch tổ chức 06 đợt xung phong nhưng đều bị quân ta
đánh lui. Sau một đêm và một ngày tấn công, địch chiếm được Bắc Bộ Phủ
nhưng phải trả giá đắt, 122 lính lê dương bị diệt, 04 xe tăng và xe thiết giáp, 01
xe gíp, 03 xe vận tải bị phá. Bên ta có 45 đc anh dũng hi sinh, trong đó có tấm
gương tiêu biểu của đc Lê Gia Đỉnh, người đảng viên CS, chính trị viênđại đội
trực tiếp chỉ huy trận đánh”.
b. Khi trình bày diễn biến về trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới
thu – đông năm 1950, giáo viên lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử về anh
hùng La Văn Cầu (Lựa chọn một số chi tiết trong nội dung sau)
Anh hùng La Văn Cầu sinh năm 1932 trong một gia đình nghèo, dân tộc
Tày, tỉnh Cao Bằng. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh,
được nhiều cán bộ tuyên truyền giác ngộ, anh đã hiểu rõ nguồn gốc sự cực khổ
của người nghèo và người dân mất nước, nên hăng hái tham gia vào công cuộc
kháng chiến ở quê hương. Với khát khao được cầm súng giết giặc giải phóng đất
nước, La Văn Cầu mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Lúc
18
đó là năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp vô
cùng gian khổ, thiếu thốn. Nhưng niềm vui và ý chí đã giúp anh vượt qua khó
khăn, vươn lên rèn luyện thành một chiến sĩ gương mẫu, giàu lòng nhân ái, nên
được anh em đồng đội rất quí mến. Anh đã tham gia chiến đấu nhiều trận và lập
được nhiều chiến công. Một trong những chiến công mà từ đó tên tuổi của anh
đã đi vào sử sách là Trận đánh đồn Đông Khê lần thứ hai (từ 16 - 18. 9.1950).
Trong trận đánh này, anh được phân công chỉ huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá
hàng rào và đánh lô cốt đầu cầu (cửa mở trận đánh). Trong trận đánh, anh bị
thương nát tay phải và đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay ấy cho khỏi vướng rồi
tiếp tục đánh bộc phá mở đường cho đơn vị xung phong.
Nếu chỉ đọc những dòng chữ ghi tóm tắt chiến công đó thì chúng ta chưa
thể hình dung hết được sự ác liệt của trận đánh và chúng ta cũng không thể hiểu
hết được khí thế hừng hực của chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã được hun đúc
trong con người anh, người chiến sĩ mới mười tám tuổi đời và hai tuổi quân. Để
thế hệ trẻ hôm nay hiểu được trí thông minh, lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm
hoàn thành nhiệm vụ, sẵn sàng hi sinh tất cả để giành lại độc lập tự do cho dân
tộc của thế hệ cha anh nói chung và của Anh hùng La Văn Cầu nói riêng.
Giáo viên có thể trích giới thiệu một phần bản tự thuật của anh La Văn
Cầu về trận đánh đồn Đông Khê lần thứ hai được ghi trong “Biên bản Đại hội
Toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu” diễn ra tại Việt Bắc từ
ngày 01 tháng 5 đến ngày 06 tháng 5 năm 1952, hiện đang được bảo quản tại
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Phòng Phủ Thủ tướng, Hồ sơ 467: “Tiếp đến
Chiến dịch Biên giới. Tôi tham gia trận Đông Khê. Trận này là trận đánh Đông
Khê lần thứ hai, tôi làm nhiệm vụ bộc phá viên của đơn vị Đại đội. Trước khi ra
mặt trận chúng tôi được lệnh gói bộc phá - lúc đầu vì không có kinh nghiệm nên
chúng tôi gói bằng lá tươi và buộc bằng lạt thường, do đó bộc phá nổ không
mạnh và hay hỏng - về sau tôi có sáng kiến lấy lá chuối khô bọc bộc phá và
buộc bằng lạt nấu nước sôi cho chắc. Bởi thế nên có kết quả.
Trước khi ra trận tôi họp anh em trong tổ bộc phá để thảo luận về nhiệm
vụ. Tôi đưa ra ý kiến là tất cả anh em trong tổ đều phải quyết tâm làm nhiệm vụ
đến phút cuối cùng, dù phải hi sinh. Tôi lại bảo “Anh em chúng ta phải cố gắng
phá hàng rào và giao thông hào, lô cốt cho thật nhanh và cho đến nơi đến chốn
để đỡ xương máu cho anh em xung kích”. Các anh em trong tổ đều đồng ý với
tôi và hăng hái hứa cùng nhau làm cho được nhiệm vụ, dù chỉ còn lại một người
cũng quyết tâm làm xong nhiệm vụ của tổ.
Tổ tôi có 5 người do tôi làm tổ trưởng, lần này là lần đầu tiên chúng tôi
đánh bộc phá - đơn vị tôi là đơn vị bộc phá đầu tiên.
Ngày 15 chúng tôi được lệnh xuất phát - chiều 16 đơn vị tôi bố trí sát vị
trí Đông Khê. Ban Chỉ huy ra lệnh cho đội bộc phá chúng tôi phải phá cho được
đồn to của vị trí. Tổ của tôi tiến lên phá hàng rào trong đêm tối. Nhận thấy bộc
phá có ít nên tôi nảy ra sáng kiến lấy mìn của địch giật ở hàng rào dây thép gai
phá hàng rào của nó. Chúng tôi lấy được mấy chục quả mìn của địch chôn ở
hàng rào, rồi làm nổ mìn và phá được hàng rào của địch. Sau đó, chúng tôi tiến
19
thẳng lên lô cốt. Lúc này, địch bắn xuống như mưa. Tôi hỏi anh em có ai bị
thương không. Trong anh em, tôi biết có anh bị thương nhẹ, nhưng anh đó cũng
không báo cáo thật, sợ mất tinh thần anh em khác, nên đã giả lời không ai việc
gì cả. Thấy tinh thần anh em cao như thế, tôi rất phấn khởi. Tôi hô anh em xung
phong. Tiến lên được một quãng thì hai anh trong tổ bị trúng đạn, bị thương
nặng, không thể chiến đấu được. Các anh đó nhận thấy không thể tiếp tục theo
chúng tôi được nên có bảo ba chúng tôi thế này: “Chúng tôi bị thương nặng
không làm được nhiệm vụ nữa. Các anh cố gắng làm xong nhiệm vụ và trả thù
cho chúng tôi. Các anh nhớ lời anh Cầu bảo chúng ta trước khi ra đi. Còn một
người cũng cứ chiến đấu làm tròn nhiệm vụ đến phút cuối cùng”. Thấy các anh
vừa nói vừa khóc, chúng tôi thương hai anh quá. Nhưng nghĩ đến nhiệm vụ, ba
chúng tôi lại hăng hái xông lên, nhất quyết làm cho được nhiệm vụ để trả thù
cho hai anh. Lúc đó tôi cảm thấy căm thù bọn giặc quá. Chúng tôi tiến lên lô cốt
địch, cách lô cốt độ 15 thước thì hai anh bạn đồng đội của tôi bị địch bắn trúng
và bị hy sinh. Tôi thấy hai anh bị hy sinh tôi thương quá. Nhân lúc hai anh còn
nóng, tôi ôm lấy hai anh hôn. Tôi nghĩ lúc ấy tôi thay mặt Tổ quốc hôn hai anh
để cảm ơn hai anh. Hôn xong tôi lại thấy căm thù giặc hơn nữa. Tôi nghĩ phải
nhất quyết phải trả thù cho hai anh và làm cho xong nhiệm vụ. Quân địch vẫn
bắn ra rất nhiều. Tôi hăng máu xông lên, tìm cách tránh đạn địch, rồi vượt luôn
ba giao thông hào - lúc này địch bắn si nhan sáng loáng - chắc hẳn là nó nom
thấy bóng tôi nên tôi nghe hô “a-lat-xô Việt Minh”. Tôi vẫn bình tĩnh tiếp tục
tiến lên lô cốt - đến gần lô cốt độ 10 thước thì tôi bị trúng đạn liên thanh của
địch.
Đạn bắn trúng cánh tay phải của tôi và trúng vào má bên phải của tôi. Tôi
bị ngã và ngất đi trong mấy phút. Tôi tưởng chết, cố hô Hồ Chủ tịch muôn năm,
Việt Nam độc lập muôn năm. Khi tỉnh lại, tôi kiểm điểm lại người tôi, thì thấy
một bên mình đã tê đi, sờ đến cánh tay phải thì lủng lẳng, má bên phải thì mất.
Lúc đó tôi lại nghĩ đến nhiệm vụ của tôi. Tôi vùng dậy, tìm gói bộc phá thì thấy
gói đó bị văng đi cách chỗ tôi mấy thước. Quả bộc phá nằm trên miệng giao
thông hào chưa rơi xuống. Tôi nghĩ may quá, nếu nó rơi xuống hào thì nổ mất
còn gì - tôi đến lấy tay trái nhặt quả bộc phá ôm vào người và tiến vào lô cốt -
nhưng trong lúc đi lại tôi thấy cánh tay phải lủng lẳng khó đi quá. Tôi liền nghĩ
là phải quay giở xuống tìm một anh bạn nhờ chặt tay đi thì mới làm được nhiệm
vụ. Rồi tôi quay xuống ngay. Đến nửa đường tôi gặp anh tiểu đội trưởng tiểu đội
xung kích đang tiến lên. Tôi bảo anh chặt hộ tay cho tôi. Anh ngạc nhiên và bảo
tôi quay xuống cho y tá băng bó. Tôi nói cho anh rõ ý định của tôi và nhất định
yêu cầu anh cứ chặt tay cho tôi để tôi làm xong nhiệm vụ. Anh tiểu đội trưởng
lúc đó mới hiểu, bèn lấy mác chặt cái tay bị thương đã gãy. Xong anh xé áo
buộc cho tôi. Nhưng anh quên làm ga-rô, nên đi được một quãng tôi thấy máu ở
cánh tay phải cứ chảy ra ròng ròng làm ướt đẫm một miếng vải buộc. Về sau
miếng vải đó cũng bị tuột ra. Nhưng tôi không để ý đến cánh tay nữa, tôi cũng
không biết đau nữa cứ chạy lên con đường cũ. Tôi đến chỗ giấu bộc phá nhặt lấy
rồi tiếp tục lên phá lô cốt. Quả bộc phá nặng 12 ki lô nhưng tay trái tôi vẫn đủ
sức xách lấy nó. Tôi lại vượt qua mấy giao thông hào. Nhưng tôi nhảy hụt ở giao
20
thông hào thứ nhất, lăn xuống giao thông hào. Tôi lóp ngóp bò lên và tiếp tục
tiến vào lô cốt. Qua giao thông hào thứ ba, tôi lại nhảy hụt lần nữa, vì sức tôi đã
yếu rồi. Tôi lăn xuống hào rồi lại lóp ngóp bò lên. Tiếng súng liên thanh của
địch cứ nổ ran, những lỗ châu mai của nó cứ nhả đạn liên hồi - ở dưới giao
thông hào tôi thấy mệt mỏi quá. Nhưng tôi nghĩ lại nhời Ban Chỉ huy dặn phải
phá cho bằng được lô cốt này, vì vị trí Đông Khê là vị trí rất quan trọng, nó bảo
vệ đường số 4. Lô cốt này nó bắn xuống đường Thất Khê và bắn yểm hộ bốt
Cam Vây. Nếu không phá được lô cốt ấy thì quân ta khó tiến. Nghĩ thế, tôi lại
thấy hăng, lại xách bộc lôi nhảy lên. Tôi tiến đến gần chân lô cốt. Tôi lấy quả
lựu đạn giắt ở bên người, lấy răng rút chốt an toàn, ném vào phía có lỗ châu mai
để uy hiếp tinh thần địch. Lựu đạn trúng lỗ châu mai, nổ, nhưng súng liên thanh
của địch vẫn nhả đạn ra. Tôi men lại lỗ châu mai, chờ cho địch thay băng đạn.
Khi súng địch tạm im không bắn, tôi xông lại, đút quả bộc lôi vào lỗ châu mai.
Địch ở trong trông thấy lấy báng súng đẩy ra hai lần. Lần đầu tôi lấy tay đẩy vào
nhưng tay tôi yếu không đẩy vào sâu được nên địch lại đẩy ra. Tôi thấy thế nảy
ra sáng kiến lấy chân đẩy quả bộc phá vào. Lần này, nhờ có sức mạnh chân, tôi
đẩy được quả bộc phá vào sâu, quả bộc phá bịt chặt lấy lỗ châu mai, địch không
đẩy ra được nữa. Ngay lúc đấy tôi giật nụ xòe rồi chạy ra xa lô cốt độ mươi
mười lăm thước. Quả bộc lôi nổ rất to. Tôi bị sức ép của quả bộc phá làm ngất đi
mấy phút. Lúc tỉnh lại còn nằm ở dưới đất, mở mắt nhìn ra tôi thấy lô cốt đã tan
tành, chỉ còn một đống gạch trắng xóa, tôi lại thấy bóng các anh xung kích từng
loạt, từng loạt lướt qua mắt tôi vội nhảy vào vị trí Đông Khê. Tôi thấy sung
sướng quá, nghĩ bụng đã trả thù được cho bốn bạn trong tổ của tôi.
Tôi đứng lên, chạy xuống tìm Ban Chỉ huy và xin Ban Chỉ huy cho phép
tôi lên phá nốt mấy cái lô cốt nữa. Ban Chỉ huy không đồng ý và ra lệnh cho tôi
phải về trạm quân y ngay. Tôi quay xuống chân đồi. Vừa xuống tới chân đồi thì
mấy quả đại bác của địch rót tới, nổ ngay gần chỗ tôi đứng. Tôi bị bắn lên quá
mặt đất mấy thước rồi mới rơi xuống, ngất đi một lúc. Lúc tỉnh dậy, tôi thấy bốn
chị cứu thương đứng gần tôi, các chị bảo tôi nằm lên cáng để các chị cáng về.
Lúc đấy trong đại đội tôi bị thương vong nhiều, tôi nghĩ tôi còn hai chân có thể
đi một mình về trạm giải phẫu được để cho các chị cáng anh em khác lợi hơn.
Bởi thế tôi không để các chị cáng, tôi đi một mình. Đường đi đến trạm giải phẫu
cách bốn cây số. Tôi đi một lúc thì mệt quá phải nghỉ lại, rồi lại đứng dậy đi.
Nhưng sau thì cứ đi một quãng lại ngã. Nhưng tôi nghĩ phải quyết tâm đi đến
trạm giải phẫu. Dọc đường nhiều lần tôi khát nước quá, nhưng tôi nhớ lời dặn
của bác sĩ, không được uống nước, nếu uống nước nhiều lúc ấy có thể chết. Tôi
lại tranh đấu bản thân, cố nhịn không uống nước suối. Tôi phải trèo qua mấy cái
đèo, nhọc quá. Đến sáng tôi mới về đến trạm giải phẫu. Chiều 17, bác sĩ cưa cụt
cả tay phải của tôi đến bả vai. Được mấy hôm sau tôi thấy đã khỏe, tôi có đề
nghị bác sĩ cho tôi trở về đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ để góp phần chiến đấu
với anh em. Bác sĩ không cho phép.
Xong chiến dịch, anh em trong đơn vị bình công, đề cử thưởng Huân
chương Quân công hạng Ba cho tôi. Đề nghị đó được Bộ Tổng tư lệnh duyệt y.
Ngoài ra, cấp Trung đoàn có quyết nghị khen tôi”
21
Tấm gương chiến đấu của anh La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua
giết giặc lập công trong toàn quân và trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi
đua sử dụng bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới của quân đội ta
mở ra từ chiến dịch Biên Giới năm 1950. Với những chiến công của mình, anh
La Văn Cầu được tặng thưởng một Huân chương Quân công hạng ba (năm
1950), Huân chương Kháng chiến hạng nhất và được phong tặng danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân đợt đầu (năm 1952).
3. Bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp (1951 - 1953)
Ở phần “Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt”. Khi trình bày về
Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (1952),
giáo viên có thể kể về thành tích của các anh hùng đó bằng cách kể chuyện:
- Anh hùng Cù Chính Lan (1930 - 1951) sinh nǎm 1930 tại làng Quỳnh
Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam, được tuyên dương Anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 13 tháng
12 năm 1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mở, cách thị xã Hòa Bình 8 km
về phía Nam, Cù Chính Lan đã một mình đuổi xe tǎng Pháp, nhảy lên thành xe,
ném lựu đạn vào buồng lái để tiêu diệt địch. Sinh ra trong một gia đình nông dân
nghèo, mẹ chết sớm, nhà đông em, Cù Chính Lan phải lao động vất vả ngay từ
bé dưới chế độ bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến để cùng cha nuôi sống
đàn em dại. Hoàn cảnh đó đã tạo cho Cù Chính Lan những đức tính tốt như : cần
cù, nhẫn nại, thương người cùng cảnh khổ, căm thù sâu sắc giai cấp địa chủ bóc
lột và bọn thực dân cướp nước.
Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp trở lại xâm
lược nước ta, Cù Chính Lan xung phong tình nguyện nhập ngũ năm 1946.
Chẳng bao lâu đồng chí đã nổi bật trong học tập và công tác, ngay cả lúc ốm
nằm việnn, với tinh thần luôn luôn gương mẫu xung phong làm mọi việc mình
có thể làm được để giúp đỡ đóng đội, góp phần tích cực xây dựng đơn vị. Thời
kỳ là chiến sĩ liên lạc, đồng chí đã được biểu dương là “quân nhân gương mẫu”;
thời kỳ đi nằm bệnh xá, đã được anh em thương, bệnh binh tặng danh hiệu
“Người chị cả hiền từ”. Khi được đề bạt làm tiểu đội trưởng. đồng chí luôn luôn
chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện, cùng anh em đưa tiêu đội từ kém lên
khá. Bản thân đồng chí luôn luôn gương mẫu, khiêm tốn: giản dị, thương yêu
đồng đội, được anh em mến phục, tin yêu. Đặc biệt trong chiến đấu, Cù Chính
Lan luôn luôn nêu cao tinh thần dung cảm, táo bạo, mưu trí, hoàn thành xuất sắc
mọi nhiệm vụ.
Trận Giang Mỗ lần thứ nhất ngày 7 tháng 12 năm 1951 : khi bố trí trận
địa bị lộ, địch bắn dữ dội, trên ra lệnh tạm thời rút lui. Đồng chí dũng cảm đi sau
cùng, dùng súng máy bắn kiềm chế địch cho đơn vị rút, rồi quay lại tìm anh em
bị thương, đưa được ba đồng chí trở về đơn vị an toàn.
Trận Giang Mỗ lần thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 1951, khi địch lọt vào
trận địa, cả đơn vị nổ súng quyết liệt, diệt gọn một đại đội địch. Lúc chuẩn bị rút
thì một xe tăng địch tiếp viện tới, bắn dữ dội vào đội hình ta, chặn đường rút và
22
làm nhiều anh em thương vong. Cù Chính Lan căm giận xông lên. Anh nhảy lên
xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên tháp xe bóp cò. Nhưng không may tiểu liên
bị hóc. Chiếc xe vẫn vừa chạy vừa bắn. Cù Chính Lan hô anh em tập trung lựu
đạn đến cho mình, rồi lại nhanh nhẹn nhảy lên xe, giật nắp, quẳng lựu đạn vào.
Giặc nhặt lựu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe tăng, chuyển hướng vội vàng chạy
về vị trí. Thời cơ diệt xe tăng địch ngay trước mắt, không thể để nó chạy thoát,
Cù Chính Lan dũng cảm táo bạo mở chốt lựu đạn, chờ cho khói thuốc xì ra được
vài giây rồi mới ném vào buồng lái. Lựu đạn nổ. Những tên giặc trong xe chết
đè lên nhau. Chiếc xe dừng tại chỗ. Trận đánh kết thúc thắng lợi. Tấm gương
của đồng chí đã có tác dụng cổ vũ toàn quân thi đua diệt xe tăng và xe cơ giới
địch.
Ngày 29 tháng 12 năm 1951, tham gia đánh đồn Cô Tô, bị thương hai lần,
Cù Chính Lan vẫn dũng cảm xông lên phá tiếp hai lớp rào mở đường cho đơn vị
tiến vào. Lần thứ ba, bị thương nặng, đồng chí vẫn không chịu rời trận địa, nằm
tại chỗ chỉ hướng tiến và động viên anh em vào sau diệt địch. Cù Chính Lan đã
anh dũng hy sinh khi trận đánh đồn Cô Tô vừa kết thúc thắng lợi. Khi hy sinh
đồng chí là tiểu đội trưởng bộ binh, thuộc đại đoàn 304, đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Cù Chính Lan đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng hai.
Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất
tháng 5 năm 1952, Cù Chính Lan được Chính phủ và Hồ Chủ tịch truy tặng
Huân chương Quân công hạng hai, Huân chương Kháng chiến hạng nhất.
Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Cù Chính Lan được Chủ tịch nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Anh hùng Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930, được trao tặng danh hiêu
Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 19 tháng 5 năm1952. Huân
chương Quân công hạng ba, Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân
chương Kháng chiến hạng nhất. Năm 1952, cô được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng
thưởng khẩu súng ngắn của Người. Nguyễn Thị Chiên quê ở Xã Tán Thuật,
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1946
đến năm 1952, cô tham gia xây dựng cơ sở kháng chiến ở 5 thôn, xây dựng và
chỉ huy Đội du kích xã Tán Thuật đánh địch chống càn, phá giao thông đường
39, phá tề, diệt và bắt nhiều địch. Cô đã diệt, làm bị thương và bắt 15 địch.
Tháng 4 năm 1950, khi đưa cán bộ về hoạt động tại xã, cô bị địch bắt, dụ dỗ, tra
tấn suốt 3 tháng rưỡi vẫn kiên trung bất khuất. Tháng 10/1951, trong trận phục
kích đánh đich trên đường 39, cô bắn bị thương 1 tên địch, bắt sống 6 tên địch,
thu 4 súng. Tháng 12/1951, khi địch lùng sục vào làng, cô chỉ huy du kích bất
ngờ xông ra bắt sống 4 địch có một tên trung uý. Ngày 19/5/1952, cô được bầu
là chiến sỹ thi đua toàn quốc, được Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên
dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguyễn Thị Chiên là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được Nhà nước ta
được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
23
Sau kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Thị Chiên công tác tại Tổng cục
Chính trị, Quân khu Thủ đô, được phong quân hàm trung tá năm 1984.
4. Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc
(1953 - 1954)
a. Khi trình bày diễn biến về Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân
1953 - 1954, giáo viên có thể lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử về anh
hùng Bế Văn Đàn
Anh hùng Bế Văn Đàn sinh năm 1930 - Hy sinh ngày 12/12/1953, dân tộc
Tầy quê thuộc tỉnh Cao Bằng. Anh nhập ngũ và bắt đầu tham gia cách mạng từ
năm 1949 và trở thành đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1953.
Bế Văn Đàn khi hy sinh là Tiểu đội phó thuộc Đại đội 674, Tiểu đoàn
251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316.
Đông Xuân 1953 - 1954, Bề Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn cùng đơn vị
hành quân đi chiến dịch. Một đại đội của Tiểu đoàn 251 được giao nhiệm vụ bao
vây địch ở Mường Pồn (Lai Châu). Thấy lực lượng ta ít, địch tập trung hai đại
đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai đợt chúng đèu bị quân
ta đánh bật lại. Tình hình chiến đấu hết sức căng thẳng. Địch liều chết nống ra.
Ta kiên quyết ngăn chặn.
Bế Văn Đàn vừa đi công tác về đã xung phong làm nhiệm vụ. Đồng chí
vượt qua lưới đạn dày đặc của địch truyền mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chu
đáo.
Tình hình chiến đấu ngày càng ác liệt, đồng chí được lệnh ở lại đại đội
chiến đấu. Khi quân địch phản kích đợt ba, địch điên cuồng mở đường tiến. Đại
đội thương vong chỉ có 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương nhưng
đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên không bắn được do xạ thủ
hy sinh, còn khẩu trung liên của Chu Văn Pù không bắn được vì chưa tìm được
chỗ đặt súng.
Không do dự, Bế Văn Đàn rời khỏi công sự, lao đến cầm hai chân trung
liên đặt lên vai mình nói như ra lệnh: "Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi
thì bắn chết chúng nó đi". Khẩu trung liên nhả đạn về phía quân địch, đẩy lùi đợt
phản kích.
Bế Văn Đàn mình đầy thương tích, đồng chí đã anh dũng hy sinh, hai tay
còn ghì chặt chân súng trên vai. Đồng chí được kết nạp Đảng tại trận địa.
Phần thưởng được nhà nước trao tặng: Huân chương Quân công hạng nhì;
Huân chương Chiến công hạng nhất;Truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân ngày 31/5/1955.
b. Khi trình bày diễn biến về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm
1954, giáo viên có thể lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử về anh hùng
- Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953), Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng Vũ Trang
Nhân dân (Truy phong ngày 7/5/1955), khi hy sinh, anh là Tiểu đội trưởng pháo
24
cao xạ 37 ly thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Huân chương
Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất.
Tô Vĩnh Diện sinh trưởng trong một gia đình nghèo, ở xã Nông Trường,
huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Suốt 12
năm đi ở, anh phải chịu bao cảnh áp bức bất công. Năm 1946, anh tham gia dân
quân ở địa phương. Năm 1949, đồng chí xung phong đi bộ đội.
Tháng 5 năm 1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn
bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo
cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1000 km tới
vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, anh luôn luôn gương mẫu
làm mọi việc nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo tới đích an toàn.
Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, anh
xung phong lái để bảo đảm an toàn cho khẩu pháo. Trong lúc kéo pháo cũng như
lúc nghỉ dọc đường, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và
tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng
cái dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những nguy hiểm bất ngờ xẩy ra.
Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, anh
đã đi sát từng người, động viên giải thích nhiệm vụ, giúp anh em xác định quyết
tâm cùng nhau khắc phục khó khăn để đảm bảo thắng lợi.
Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm.
Tô Vĩnh Diện cùng đồng đội Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt,
pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng
đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, anh
Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô đồng
đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước,
lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại.
Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ
vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu
và chiến đấu thắng lợi.
- Phan Đình Giót (1922 - 1954), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân
dân (truy phong; 31/3/1955), Khi hy sinh anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội
58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản
Việt Nam. Huân chương Quân công hạng Nhì.
Phan Đình Giót Anh sinh nǎm 1920 ở làng Tam Quang, huyện Cẩm
Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo. Bố bị chết đói. Anh phải đi ở
từ năm 13 tuổi cực nhọc, vất vả. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham
gia tự vệ chiến đấu, đến năm 1950, anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Trong
cuộc sống tập thể quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt,
hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường
thuận lợi cho bạn nên được đồng đội mến phục. Phan Đình Giót tham gia nhiều
chiến dịch lớn như: Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.
25
Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500 km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng
nhưng đồng chí vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi,
mở đường, kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã
nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em kiên quyết chấp hành
nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.
Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả
trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo ta bắn chuẩn bị. Các chiến sỹ
đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan
Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh
tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hoả lực trút đạn như mưa xuống trận địa
ta. Đồng đội bị thương vong nhiều. Lửa căm thù bốc cao, anh lao lên đánh liên
tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên
đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình
Giót vọt lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến
lên. Anh lại bị thương vào vai, máu chẩy đầm đìa. Nhưng bất ngờ từ hoả điểm lô
cốt số 3 của lính Pháp bắn rất mạnh vào đội hình ta. Lực lượng xung kích bị ùn
lại, Phan Đình Giót cố gắng lê lên nhích dần đến gần lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy
bỏng, duy nhất là dập tắt ngay lô cốt này. Anh đã dùng hết sức mình còn lại
nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to: "Quyết hy sinhvì
Đảngvì dân!!.." rồi rướn người lấy đà, lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu
mai địch. Hoả điểm lợi hại nhất của quân Pháp đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt
xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận
đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi hy sinh, Phan Đình Giót đã
được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần.
Các “Câu chuyện lịch sử” được kể trên đây bằng cách truyền đạt của
từng giáo viên với từng nhóm đối tượng học sinh cụ thể, phù hợp sẽ tác động
mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm và nhận thức của học sinh, góp phần khắc sâu
kiến thức xã hội cho các em.
Nhờ đó, trong tiết dạy học, học sinh rất chú ý lắng nghe, khi được gọi lên
nhận xét các em đã khái quát được vấn đề, đồng thời còn giúp các em đánh giá
đúng về vai trò của lịch sử nói chung.
Như vậy, tôi nhận thấy rằng việc “Kể chuyện lịch sử” trong giảng dạy
lịch sử không những giúp các em nắm vững nội dung bài một cách nhanh chóng,
nhớ lâu hơn mà còn góp phần củng cố thêm kiến thức xã hội tạo điều kiện cho
học sinh hình thành phương pháp liên hệ trong quá trình học tập của mình.
III. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Mặc dù còn một số hạn chế nhưng tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm
này vào các tiết dạy học môn Lịch sử tại lớp 12A12 trường THPT Trần văn Bảy
trong năm học 2014 – 2015 và đã đạt được kết quả khả quan.
26
Trước hết bản thân đã nhận thấy rằng những kinh nghiệm này rất phù hợp
với chương trình sách giáo khoa mới và với những tiết dạy theo hướng đổi mới.
Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để tìm hiểu, mở
rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ
lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng. Không khí học tập vừa sôi nổi, vừa nhẹ
nhàng làm học sinh yêu thích môn học hơn.
Sử dụng phương pháp “Kể chuyện lịch sử” vào bài học đối với học sinh
lớp 12A12 trường THPT Trần Văn Bảy đã giúp: kích thích hứng thú cho học
sinh tự chiếm lĩnh tri thức, các em chú tâm vào bài học nhiều hơn, huy động
được vốn kiến thức và những hiểu biết sẵn có của học sinh, thu hút các em hăng
say tìm hiểu các nội dung,...
Để giờ học có hiệu quả cao khi sử phương pháp kể chuyện trong dạy học
lịch sử trong dạy học lịch sử, giáo viên yêu cầu các em về nhà tự tìm hiểu trước
qua sách báo, qua những lời kể lại của ông bà, cha mẹ cộng thêm sự cung cấp
của giao viên sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn và cảm thấy thích học lịch sử hơn.
Qua đó, giúp các em hiểu vấn đề một cách tập trung nhất mà không rơi vào tình
trạng chán nãn khi phải học bộ môn lịch sử.
Tôi hi vọng rằng với việc áp dụng đề tài này học sinh sẽ đạt được kết quả
cao trong các kì thi và đặc biệt học sinh sẽ yêu thích môn học này nhiều hơn nữa
để góp phần vào việc nâng cao chất lượng bộ môn trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả cụ thể của đề tài được thể hiện qua số điểm kiểm tra của học sinh
lớp 12A12 như sau (Tham khảo thêm ở phần phụ lục):
Lớp
Tổng
số
Điểm
nhỏ hơn 8
Điểm
từ 8 đến 9
Điểm 9,5 Điểm 10
12A12
Trước khi áp
dụng đề tài 29
06
(20,7%)
15
(51,7%)
03
(10,3%)
05
(17,3%)
Sau khi áp
dụng đề tài 29
01
(3,5%)
10
(34,5%)
09
(31%)
09
(31%)
Như vậy, việc áp dụng đề tài trong năm học 2014 - 2015 đã góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử ở lớp 12A12. Theo bảng thống kê
trên, so với trước khi áp dụng đề tài, số lượng học sinh đạt điểm nhỏ hơn 8 là 01
(trước đó là 06), còn số lượng học sinh đạt điểm 9,5 và 10 tăng đáng kể. Vì vậy
sáng kiến này có thể áp dụng tiếp tục và mở rộng hơn.
IV. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SƯU TẦM VÀ “KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ”
- Trước hết, giáo viên phải hiểu cặn kẽ và thật tâm đắc với những tư liệu
mình đã lựa chọn.
- Luôn luôn đảm bảo tính vừa sức của học sinh, lựa chọn những câu
chuyện hoặc tình tiết phù hợp, tiêu biểu, hấp dẫn đối với các đối tượng học sinh.
27
- Nên liên hệ, ví dụ cụ thể để giúp học sinh nắm rõ các nội dung cần thiết.
Tuy nhiên, không nên ôm đồm, quá tải trong việc vận dụng kiến thức khi lãm rõ
vấn đề.
- Cần nhắc lại những kiến thức, câu chuyện cũ (nếu có điều kiện) để các
em nắm chắc hơn.
- Các kiến thức về các “Câu chuyện lịch sử” cần phải có nguồn gốc xuất
xứ chính xác, rõ ràng.
- Cần so sánh điểm giống và khác nhau giữa các “Câu chuyện lịch sử”
dễ nhầm lẫn để học sinh nắm rõ và chính xác các nội dung...
28
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Qua việc kể chuyện lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1945 - 1954 nói
trên cho thấy việc áp dụng phương pháp “Kể chuyện lịch sử trong quá trình
giảng dạy” có thể giúp cho học sinh nhận thức được các sự kiện lịch sử một
cách trực quan và sinh động. Đây là một phương pháp mà trong chương trình
lịch sử phổ thông ít đề cập đến. Trong năm học 2014 - 2015 bản thân đã áp dụng
phương pháp dạy học này để giảng dạy lịch sử ở lớp 12A12 thì nhận thấy rằng
đa số học sinh tỏ ra thích thú, ham học hơn.
Các “Câu chuyện lịch sử” nói chung với ưu thế của nó là giúp học sinh
hiểu nội dung, nhớ lâu và khắc sâu kiến thức sẽ là một thế mạnh, hỗ trợ đắc lực
cho việc truyền thụ kiến thức Lịch sử. Thông qua đó góp phần giáo dục ý thức
của học sinh đối với môn học Lịch sử, đồng thời, giáo dục lòng biết ơn của các
em đối với các lãnh tụ cũng như những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, đã đóng góp
xương máu của mình để làm rạng rỡ thêm lịch sử nước nhà.
Việc kể các “Câu chuyện lịch sử” trong giảng dạy lịch sử, theo kinh
nghiệm của bản thân tôi cùng nhiều đồng nghiệp khác đã được tham khảo ý kiến
là một việc làm rất có hiệu quả nhằm gây hứng thú cho học sinh, nhất là trong
giai đoạn hiện nay, khi việc học lịch sử, tìm hiểu lịch sử, nhận thức lịch sử đang
có chiều hướng giảm sút, xuống cấp, thái độ dạy học đối phó, qua loa, đại khái,
thậm chí là “dạy tủ” của không ít giáo viên đã và đang là những trở ngại không
nhỏ đối với việc giảng dạy nói chung và dạy bộ môn Lịch sử nói riêng.
Với khoảng thời gian có hạn, cùng với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều
nên tôi chỉ mạnh dạn trình bày quan điểm của mình trong việc áp dụng đề tài
“Nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử thông qua việc kể chuyện lịch sử
trong quá trình giảng dạy” (Phần Lịch sử Việt Nam lớp 12, giai đoạn 1945 -
1954) trong dạy học lịch sử THPT góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay để nâng cao chất lượng bộ môn. Với sáng kiến kinh nghiệm này ,
tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường
THPT Trần Văn Bảy nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường nói
chung có thêm một phương pháp tham khảo nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong
dạy và học Lịch sử. Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục phát huy những kết
quả đạt được của việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trên, đồng thời không
ngừng học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn để nâng cao hơn
nữa chất lượng dạy và học.
Qua kết quả điểm số trước và sau khi áp dụng đề tài như trên cho thấy
rằng, việc áp dụng đã mang lại hiệu quả ở lớp 12A12. Hạn chế của đề tài là chỉ
áp dụng ở một lớp khối 12, phần Lịch sử Việt Nam từ 1945 – 1954 trong năm
học 2014 - 2015 chứ chưa phải là toàn bộ các lớp học của trường THPT Trần
văn Bảy. Vì vậy, trong thời gian tới tôi sẽ mở rộng sáng kiến kinh nghiệm ra các
khối khác của THPT khi có điều kiện.
29
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy
môn Lịch sử, chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự
góp ý chân thành của quý đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.
Xin chân thành cảm ơn!
Thạnh Trị, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Người viết
Nguyễn Thế Trung
30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa lịch sử lớp 12 - Cơ bản
2. Sách giáo khoa lịch sử lớp 12 - Nâng cao
3. Sách giáo Viên lịch sử lớp 12 – Cơ bản
4. Sách giáo Viên lịch sử lớp 12 – Nâng cao
5. Chuẩn kiến thức lịch sử THPT 12
6. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử
7. Tự điển nhaanh vật lịch sử - Nguyễn Quốc Thắng và Nguyễn Bá Thế
8. Giai thoại lịch sử Việt Nam – Kiều Văn tuyển chọn
9. Thuật ngữ, khái niệm Lịch sử phổ thông – Phan Ngọc Liên
10. Sổ tay kiến thức Lịch sử Việt Nam – Trương Hữu Quýnh
11. Tự điển tiếng Việt thông dụng – Minh Tâm, Thanh Nghi, Xuân Lãm
12. Những bài báo có liên quan
13. Một số tài liệu thông qua mạng Internet
31
PHỤ LỤC
ĐIỂM SỐ LỚP 12A12 NĂM HỌC 2014 – 2015
TT HỌ VÀ TÊN
ĐIỂM
TRƯỚC KHI
ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
ĐIỂM
SAU KHI
ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
GHI CHÚ
1 Nguyễn Như Bình 8.5 8.5
2 Huỳnh Thị Mộng Diễm 8 10
3 Hà Quang Đại 9 9.5
4 Dương Thành Đại 10 9.5
5 Võ Thị Tuyết Giang 9.5 9.5
6 Võ Thị Ngọc Giàu 7.5 10
7 Mai Mỹ Huyền 8.5 9
8 Quách Chí Linh 8.5 10
9 Lương Thị Mỹ Linh 9 8.5
10 Nguyễn Thị Mai 7.5 8
11 Hoa Thị Huyền My 10 9.5
12 Trần Hồng Ngọc 7.5 10
13 Nguyễn Kim Oanh 9 8.5
14 Nguyễn Ngọc Quỳnh 8 9
15 Phan Thị Ngọc Quỳnh 6 9.5
16 Tô Võ Trường Thanh 10 10
17 Kha Thị Hồng Thắm 7 10
18 Lê Thanh Thiện 8 8.5
19 Trần Thị Thùy 8 9
20 Võ Ngọc Trân 8 9.5
21 Nguyễn Thị Cẩm Trinh 9.5 9.5
22 Trần Huỳnh Lê Trung 8 9
23 Huỳnh Thị Cẩm Tú 7 7
24 Ngô Huỳnh Thu Uyên 10 9.5
25 Đoàn Như Ý 9 10
26 Đặng Thị Như Ý 8 10
27 Nguyễn Thị Như Ý 9.5 9.5
28 Dương Thị Cẩm Yên 10 10
29 Tô Thị Yến 8 9
THỐNG KÊ
ĐIỂM SỐ LƯỢNG SỐ LƯỢNG
NHỎ HƠN 8 06 HS 01 HS
TỪ 8 ĐẾN 9 15 HS 10 HS
9,5 03 HS 09 HS
10 05 HS 09 HS
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ke_chuyen_trong_day_lich_su_trung_2015_3367_2130054.pdf