Năm nguyên tắc dạy viết chữ Hán hiện đại cần chú ý trong quá trình dạy học tiếng Trung Quốc

Tài liệu Năm nguyên tắc dạy viết chữ Hán hiện đại cần chú ý trong quá trình dạy học tiếng Trung Quốc: 57KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh toàn cầu hóa, để có thể tồn tại và phát triển, hơn thế nữa là phát triển một cách bền vững thì tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều phải tính đến vấn đề nhanh chóng hội nhập quốc tế. Ngoại ngữ chính là một trong những điều kiện cần thiết để bước vào quá trình hội nhập quốc tế. Nói một cách cụ thể hơn, ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết, là phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong tiến trình hội nhập và phát triển. Đứng trước những yêu cầu mới của thời đại, việc dạy học tiếng Trung Quốc cũng có những vấn đề mới đặt ra cần phải giải quyết, một trong những vấn đề đó là: Dạy viết chữ Hán hiện đại. Thuật ngữ “chữ Hán hiện đại” được xuất hiện sau khi nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung NGUYỄN THANH HÀ* *Học viện Khoa học Quân sự,  thanhhavhs@yahoo.com Ngày nhận bài: 05/12/2018; ngày sửa chữa: 22/3/2019; ngày duyệt đăng: 10/6/2019 NĂM NGUYÊN TẮC DẠY VIẾT CH...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năm nguyên tắc dạy viết chữ Hán hiện đại cần chú ý trong quá trình dạy học tiếng Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh toàn cầu hóa, để có thể tồn tại và phát triển, hơn thế nữa là phát triển một cách bền vững thì tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều phải tính đến vấn đề nhanh chóng hội nhập quốc tế. Ngoại ngữ chính là một trong những điều kiện cần thiết để bước vào quá trình hội nhập quốc tế. Nói một cách cụ thể hơn, ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết, là phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong tiến trình hội nhập và phát triển. Đứng trước những yêu cầu mới của thời đại, việc dạy học tiếng Trung Quốc cũng có những vấn đề mới đặt ra cần phải giải quyết, một trong những vấn đề đó là: Dạy viết chữ Hán hiện đại. Thuật ngữ “chữ Hán hiện đại” được xuất hiện sau khi nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung NGUYỄN THANH HÀ* *Học viện Khoa học Quân sự,  thanhhavhs@yahoo.com Ngày nhận bài: 05/12/2018; ngày sửa chữa: 22/3/2019; ngày duyệt đăng: 10/6/2019 NĂM NGUYÊN TẮC DẠY VIẾT CHỮ HÁN HIỆN ĐẠI CẦN CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TIẾNG TRUNG QUỐC Hoa thành lập (1949). Hiện nay, có thể hiểu một cách đơn giản là, tất cả những chữ Hán được tập hợp giới thiệu trong cuốn “Tân Hoa tự điển” (không bao gồm chữ phồn thể, dị thể) đều được coi là “chữ Hán hiện đại”. Bộ tiêu chuẩn chữ Hán của nước CHND Trung Hoa (GB 2312-80) có 6763 chữ Hán, chia làm 2 cấp độ: cấp 1 là những chữ Hán thường dùng, có 3755 chữ; cấp 2 là những chữ ít phổ biến hơn, có 3008 chữ. Chữ Hán hiện đại được sử dụng tại Trung Quốc đại lục; các vùng lãnh thổ khác như: Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao cũng sử dụng, chỉ có một bộ phận nhỏ khác biệt. Chữ Hán hiện đại được sử dụng phổ biến trong học tập, viết tay, đánh máy, in ấn, truyền thông.... Một số quốc gia trên thế giới cũng sử dụng chữ Hán hiện đại trong dạy học, nghiên cứu tiếng Trung Quốc. Để học tốt tiếng Trung Quốc, một trong những yếu tố không thể bỏ qua được, đó là: phải học viết TÓM TẮT Để học tốt tiếng Trung Quốc, một trong những yếu tố không thể bỏ qua được, đó là: phải học viết chữ Hán. Với đặc thù riêng của chữ Hán là loại chữ tượng hình, vấn đề dạy viết chữ Hán hiện đại sao cho người học có thể sử dụng thành thạo chữ Hán, đáp ứng được yêu cầu công việc đã trở thành một việc làm rất cần thiết trong quá trình dạy học tiếng Trung Quốc hiện đại. Bài viết này đề cập đến một số nguyên tắc dạy viết chữ Hán hiện đại cần chú ý trong quá trình dạy học tiếng Trung Quốc nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tiếng Trung Quốc trong dạy học tiếng Trung Quốc hiện đại nói chung; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tiếng Trung Quốc trong các nhà trường Quân đội nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Từ khóa: nguyên tắc, chữ Hán hiện đại, dạy viết chữ Hán hiện đại 58 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY chữ Hán. Với đặc thù riêng của chữ Hán là loại chữ tượng hình, vấn đề dạy viết chữ Hán hiện đại sao cho người học có thể sử dụng thành thạo chữ Hán, đáp ứng được yêu cầu công việc đã trở thành một việc làm rất cần thiết trong quá trình dạy học tiếng Trung Quốc hiện đại. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số nguyên tắc dạy viết chữ Hán hiện đại cần chú ý trong quá trình dạy học tiếng Trung Quốc nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tiếng Trung Quốc trong các nhà trường Quân đội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. 2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC DẠY VIẾT CHỮ HÁN HIỆN ĐẠI Trong phần này, từ góc độ của người đã từng làm công tác giảng dạy, trên cơ sở đánh giá tầm quan trọng của việc dạy viết chữ Hán cho đối tượng học tiếng Trung Quốc hiện đại nói chung, đào tạo bồi dưỡng tiếng Trung Quốc trong nhà trường Quân đội nói riêng, chúng tôi nêu ra 05 nguyên tắc dạy viết chữ Hán hiện đại cần chú ý trong quá trình dạy học như sau: 2.1. Nguyên tắc thứ nhất: Dạy viết chữ Hán phải viết đúng theo mẫu Chữ viết là dùng để trao đổi thông tin, vì vậy , mục tiêu của nó là phải làm cho các đối tượng sử dụng chữ viết nhận rõ, đọc hiểu được nó. Nếu như chữ viết sai hoặc chữ nọ viết thành chữ kia, thì người đọc sẽ không hiểu được hoặc rất khó hiểu được ý của người viết. Với loại chữ tượng hình như chữ Hán, người đọc không thể “đánh vần” được, thì điều này còn trở nên khó khăn hơn nhiều lần. Thậm chí là cho dù người viết đã viết đúng, nhưng do viết phóng tay, viết thảo... khiến cho người đọc phải vừa đọc vừa suy đoán thì cũng rất khó khăn, hiệu quả giao tiếp rất thấp, thậm chí còn rất dễ dẫn đến nhầm lẫn, gây hậu quả tai hại. Trong lịch sử các nước sử dụng văn tự Hán, cũng đã có không ít trường hợp này xảy ra. Ngày nay, nhân loại đã bước vào thời đại thông tin, nhịp sống của xã hội ngày càng tăng nhanh, yêu cầu truyền tin một cách nhanh chóng, chính xác đã trở nên bức thiết. Việc học viết chữ Hán theo đúng mẫu quy chuẩn càng trở nên cần thiết cho tất cả cộng đồng sử dụng chữ Hán. Vậy, chữ Hán mẫu mực là chữ như thế nào? Theo Trung tâm nghiên cứu Từ điển Thương vụ ấn thư quán Trung Quốc (2001), chữ Hán mẫu mực, đúng quy chuẩn gồm 2 bộ phận lớn: - Bộ phận thứ nhất là những chữ Hán đã qua chỉnh sửa, giản hóa, được các cơ quan hữu quan của nhà nước chính thức tuyên bố; - Bộ phận thứ hai là những chữ kế thừa trong truyền thống lịch sử. Những chữ này, phần lớn là những chữ chưa qua chỉnh sửa giản hóa hoặc những chữ không cần giản hóa. Các dạng chữ Hán được sử dụng ở các văn bản in như: sách vở, báo chí, công văn... của các cơ quan nhà nước Trung Quốc là chữ Hán mẫu mực. Ngược lại, như thế nào là chữ Hán không mẫu mực? Những chữ Hán không mẫu mực thể hiện ở 4 phương diện: Một là, chữ viết sai; Hai là, chữ viết giản hóa không đúng quy định; Ba là, dị thể của những chữ đã bị đào thải; Bốn là, lạm dụng những chữ ở dạng phồn thể khi đã có chữ giản thể. Vì vậy, khi dạy và học chữ Hán, cần phải áp dụng những tiêu chuẩn của chữ Hán mẫu mực ở các phương diện như: số nét chữ, loại nét, thứ tự nét và kết cấu hình thể của chữ; đồng thời, tránh sử dụng và phổ biến những chữ không mẫu mực chính là nguyên tắc đầu tiên trong dạy viết chữ Hán. 2.2. Nguyên tắc thứ hai: Dạy viết chữ Hán phải viết đúng thứ tự nét chữ Chữ Hán được cấu tạo bởi các nét, một chữ có thể do một hoặc nhiều nét tạo thành. Chữ Hán có 59KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v ít nét nhất là 1 nét, chữ nhiều nét nhất là 36 nét. Tuy vậy, dù là chữ ít nét hay nhiều nét thì chữ Hán cũng chỉ do một số rất ít hình nét cơ bản cấu tạo nên. Hiện nay, theo “Tự điển viết chữ Hán hiện đại” do Thương vụ ấn thư quán (Trung Quốc) xuất bản năm 2001 thì chữ Hán có 6 hình nét cơ bản, bao gồm: nét ngang, nét sổ, nét phẩy, nét mác, nét chấm và nét hất; ngoài ra còn có 31 nét biến dạng. Học viết chữ Hán phải bắt đầu từ “bút pháp” – cách đưa nét bút. Để viết được một nét của chữ Hán cần phải có 3 bước: đặt bút, đưa bút và nhấc bút. Ba bước này kết hợp chặt chẽ với nhau. Trừ những chữ chỉ do duy nhất một nét cấu tạo thành, còn lại tất cả những chữ được cấu tạo bởi 2 hoặc 3 nét trở lên, thì khi viết đều sẽ xuất hiện vấn đề thứ tự nét. Trong Hán tự học, thứ tự viết chữ bao gồm hai nội dung: một là hướng đi của nét bút hay còn gọi là “bút thế”, ví dụ như nét ngang thì phải đi từ trái sang phải, nét sổ thì đi từ trên xuống dưới; hai là thứ tự trước sau trong khi viết các nét chữ hay còn gọi là “bút tự” (thứ tự nét bút). Thứ tự nét bút trong viết chữ Hán cũng được xây dựng thành “Quy tắc” rất rõ ràng, chặt chẽ, gồm 7 quy tắc cơ bản và một số Quy tắc bổ sung. Hai yếu tố “ bút thế” và “ bút tự” hợp lại với nhau thì gọi là “bút thuận” (viết đúng thứ tự, “đúng cựa”). Mục đích chủ yếu của việc viết chữ theo đúng thứ tự là để khi viết có thể đưa bút thuận tay và phù hợp với nguyên lý cấu hình của chữ Hán, làm cho nét bút thuận tay để viết được nhanh, làm cho chữ viết đều dặn, ổn định. Để có thể viết được nhanh, cần có 2 yếu tố then chốt: một là, tăng nhanh tốc độ đưa nét bút bằng các nét liên hoàn; hai là, rút ngắn “lộ trình” giữa 2 nét bút. Muốn đạt được 2 điều đó thì phải viết chữ theo đúng thứ tự nét. Mỗi 1 chữ Hán, bất kể nhiều nét hay ít nét, đều phải bố trí đều trong 1 ô vuông, và phải viết sao cho chữ ngay ngắn, bố cục các nét hợp lý và phải chú ý đến hướng của nét bút và thứ tự nét bút. Ngoài ra, còn cần phải chú ý đến khoảng cách giữa chữ với chữ, hàng với hàng trong toàn bộ văn bản. Viết chữ theo đúng thứ tự nét cũng giúp ích nhiều cho việc tra tự điển. Để có thể tra được chữ Hán, người ta thường dựa vào các bộ thủ, âm đọc và nét chữ... Do kết cấu của chữ Hán phức tạp, nếu chỉ dùng một phương pháp để tra chữ thì có nhiều chữ Hán không thể tra nổi, vì vậy, thông thường phải dựa vào một phương pháp chính sau đó dùng các phương pháp khác để bổ trợ, đếm nét tra chữ là một phương pháp thường dùng để bổ trợ trong khi tra chữ. Nếu không nắm được chính xác số nét và thứ tự nét thì rất khó tra được chữ cần tìm trong vô số các chữ có số nét giống nhau. Cùng với sự phát triển và phổ cập chữ Hán, việc dùng tin học để xử lý chữ Hán ngày càng nhiều, trong đó, thứ tự của nét bút trong 1 chữ Hán đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý tín hiệu mã hóa của chữ Hán trong các phần mềm chữ Hán. Hiện nay, những quy định về thứ tự nét của chữ Hán được dùng ở Trung Quốc đại lục là dựa vào tiêu chuẩn của cuốn “Quy phạm viết chữ thông dụng trong tiếng Hán hiện đại” do Nhà xuất bản Ngữ văn (Trung Quốc) xuất bản năm 1997. 2500 chữ Hán thông dụng trong cuốn “ Tự điển viết chữ Hán hiện đại ” do Thương vụ ấn thư quán (Trung Quốc) xuất bản năm 2001 cũng tuân thủ theo tiêu chuẩn đó. Vì vậy, cho dù ở bất kỳ điều kiện nào, việc dạy và học viết chữ Hán cũng phải tuân thủ nguyên tắc viết chữ theo đúng thứ tự. 2.3. Nguyên tắc thứ ba: Dạy viết chữ Hán phải chú ý đến công cụ viết chữ – bút viết Công cụ viết chữ Hán của người Trung Quốc trải qua quá trình phát triển từ bút cứng – bút mềm – bút cứng. Đầu tiên, dụng cụ dùng để viết chữ là những chiếc que gỗ, mảnh tre, mảnh xương, dao khắc... chúng chính là bút cứng của thời kỳ đầu. Đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc, công cụ viết chữ đổi mới, bắt đầu hình thành chiếc bút lông. Từ đó, chiếc bút có ngòi bằng lông thú, quản bằng tre gỗ (bút mềm), trở thành công cụ chủ yếu để viết chữ Hán. Từ thế kỷ 18 trở về sau, bút chì, bút sắt, bút bi (bút cứng)... lần lượt du nhập vào Trung Quốc và trở thành vật tùy thân dùng để viết chữ của con người. 60 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Việc thay đổi công cụ viết chữ ảnh hưởng to lớn đến diễn biến của hình thể chữ Hán. Nhìn chung, dùng bút cứng để viết chữ thì hình chữ sẽ cứng cỏi, gồ ghề, gai góc, giàu cương khí; dùng bút lông viết chữ thì hình chữ sẽ đều đặn, có cứng có mềm, giàu tính biến hóa, liên hoàn, đem đến cho chữ Hán một ý tứ thơ mộng. Ngày nay, người ta thường dùng bút bi, bút chì để viết viết chữ là chính. Tính mềm mại uyển chuyển của chữ sẽ kém hơn nhiều so với viết bằng bút lông. Nếu như thiếu sự rèn luyện, nét bút viết ra sẽ cứng, giống như những cành củi xếp vào bên nhau, rất thiếu sinh động. Thế nhưng, nói như vậy không có nghĩa là dùng bút cứng viết thì không viết được chữ đẹp. Chỉ cần chú ý tập viết, có phương pháp luyện tập đúng đắn, thì dùng bút cứng cũng có thể viết được chữ vừa đúng vừa đẹp. Đã có nhiều tác phẩm thư pháp bút cứng xuất sắc – đó chính là những bằng chứng tốt nhất để chứng minh cho việc dùng bút cứng cũng có thể viết được chữ Hán rất đẹp. Vì vậy, khi dạy và học viết chữ Hán, cần chú ý đến nguyên tắc này. 2.4. Nguyên tắc thứ tư: Dạy viết chữ Hán phải chú ý đến sự khác biệt của các thể chữ Hán “Thể chữ của chữ Hán” là cụm từ chỉ các loại chữ trong các thời đại khác nhau, viết trên các loại chất liệu khác nhau, sử dụng các dụng cụ khác nhau, cách viết khác nhau... Nghiên cứu phong cách đặc trưng và quy luật diễn biến của chữ Hán là nhiệm vụ của ngành “Hán tự thể học”. Để có thể dạy học tiếng Trung Quốc nói chung, dạy học viết chữ Hán nói riêng, cần phải chú ý đến “thể của chữ Hán” và những sự khác biệt của các thể chữ Hán. Ở trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến ba vấn đề mà người dạy, người học, người sử dụng tiếng Trung Quốc hiện đại nói chung thường hay gặp phải nhất trong thời đại ngày nay: sự khác biệt giữa thể chữ in và thể chữ viết tay, giữa chữ thể Tống và chữ thể Khải, giữa chữ phồn thể và giản thể. Trước tiên là phải chú ý đến sự khác biệt giữa thể chữ in và thể chữ viết tay. Thể chữ in là chỉ những dạng chữ Hán ở sách vở, báo chí, tạp chí..., nó là loại chữ phục vụ bạn đọc, vì vậy, nét chữ và kết cấu của nó đều phục vụ cho mục đích đầu tiên là để cho người đọc cảm thấy dễ chịu, giảm bớt sự mệt mỏi cho mắt. Thể chữ in thường hay sử dụng nhất là thể chữ Tống (Tống thể). Loại chữ này nét ngang thanh, nét sổ đậm, kết cấu chữ cân đối, độ thưa dày phù hợp, hình chữ cũng rõ ràng, giúp người đọc không bị mệt, vì vậy, phần chính văn của sách vở, báo chí thường dùng thể chữ Tống để in ấn. Thể chữ viết tay ngày thường chủ yếu là để cung cấp cho người đọc các bài duyệt đọc, yêu cầu phải viết rõ ràng, nhưng lại bị ràng buộc bởi kỹ năng và tâm lý của người viết và đồng thời cũng phát huy được sở trường của người viết. Cũng là các nét ngang, nét sổ nhưng thể chữ viết tay không thể giống hoàn toàn với thể chữ in được mà nó mang đậm cá tính của người viết. Hiện nay, thể chữ in được coi là chữ chuẩn của tiếng Trung Quốc, được sử dụng trong các văn bản của nước CHND Trung Hoa, vì vậy, khi dạy và học viết chữ Hán, cần phải áp dụng những tiêu chuẩn viết chữ Hán như: số nét chữ, loại nét, thứ tự nét và kết cấu hình thể của chữ. Thứ hai, phải chú ý đến sự khác biệt giữa chữ thể Tống và chữ thể Khải. Cũng là chữ in, nhưng chữ thể Tống và chữ thể Khải có một số sự khác biệt về hình thể chữ. Chữ thể Tống là loại chữ dùng trong in ấn tương đối nhiều. Do nó được khởi nguồn từ thể chữ in của thời nhà Tống, nên gọi là “Tống thể”. Do chữ thể Tống ngày nay được hình thành vào thời nhà Minh, nên người Nhật Bản gọi nó là “Minh triều thể”. Để người đọc cảm thấy dễ chịu, đỡ mỏi mắt, nét chữ thể Tống được viết theo kiểu nét ngang thanh, nét sổ đậm, kết cấu chữ vuông vắn, nghiêm chỉnh. Thể chữ Khải cũng thường được dùng trong in ấn, nó là loại chữ gắn với chữ viết tay. Nét bút của 61KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v nó vừa rắn rỏi, vừa mềm mại, kết cấu chữ tự nhiên, tiện cho người học có trình độ sơ cấp, vì vậy thường được dùng trong các sách giáo khoa, sách viết cho trẻ em và sách báo thông dụng ở Trung Quốc. Thứ ba, phải chú ý đến sự khác biệt giữa chữ phồn thể và giản thể. Phồn thể và giản thể là 2 loại hình chữ Hán. Phồn thể là loại chữ Hán giữ nguyên kết cấu vốn có, tương đối phức tạp. Giản thể là chữ có kết cấu tương đối đơn giản, ít nét hơn. Giản hóa và quy phạm hóa chữ Hán là một yêu cầu phổ biến đối với chữ Hán nhằm đáp ứng yêu cầu “minh” (rõ ràng), “giản” (đơn giản) với mục đích nâng cao hiệu suất giao tiếp của sách vở. Trong lịch sử phát triển chữ Hán ở Trung Quốc, việc giản hóa và quy phạm hóa chữ Hán diễn ra trong tất cả các thời kỳ, dưới những góc độ khác nhau. Vì vậy, chữ phồn thể và chữ giản thể luôn tồn tại trong quá trình phát triển của chữ Hán. Như đã giới thiệu ở phần trên, theo quy định của nhà nước CHND Trung Hoa, những chữ Hán đã qua chỉnh sửa, giản hóa, được các cơ quan hữu quan của nhà nước chính thức tuyên bố là chữ Hán đúng mẫu, quy chuẩn; việc lạm dụng những chữ Hán ở dạng phồn thể khi đã có chữ giản thể bị coi là chữ không đúng mẫu. Chữ giản thể được sử dụng phổ biến trong học tập, chữ viết tay, đánh máy, in ấn, truyền thông... ở Trung Quốc đại lục. Một số quốc gia trên thế giới cũng sử dụng chữ Hán ở dạng giản thể trong dạy học, nghiên cứu tiếng Trung Quốc. Chữ phồn thể hiện nay được sử dụng chủ yếu là các vùng lãnh thổ như: Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao... “Pháp lệnh ngôn ngữ văn tự” của nhà nước CHND Trung Hoa cũng cho phép sử dụng chữ phồn thể trong những trường hợp sau: 1) Các văn vật cổ tích; 2) Các chữ dị thể trong họ, tên; 3) Các tác phẩm thư pháp nghệ thuật; 4) chữ viết tay, biển hiệu, con dấu; 5) các ấn phẩm dạy học, nghiên cứu cần thiết; 6) các tình huống đặc biệt. Thông thường, trong các Tự điển chữ Hán, chữ phồn thể thường được giới thiệu bên cạnh chữ giản thể, trong dấu ( ) để người sử dụng tiện việc nhận biết, sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Khi dạy và học viết chữ Hán, cần phải chú ý đến những khác biệt giữa thể chữ in và thể chữ viết tay, thể chữ Tống và thể chữ Khải, chữ phồn thể và giản thể, có như vậy mới có thể học viết một cách căn bản, giúp người học có thể khắc sâu hình thể và cách viết, ghi nhớ và sử dụng chữ Hán một cách linh hoạt . 2.5. Nguyên tắc thứ năm: Dạy viết chữ Hán phải chú ý đến mối quan hệ giữa viết chữ Hán và nghệ thuật thư pháp của người Trung Quốc Chữ Hán đã có quá trình hình thành và phát triển trải qua mấy ngàn năm lịch sử, vì vậy, ngoài chức năng ghi chép lại ngôn ngữ ra, còn trở thành một hoạt động văn hóa nghệ thuật của người Trung Quốc, đó chính là “thư pháp”. Nghệ thuật thư pháp cũng xuất hiện ở các quốc gia khác, nhưng chỉ hạn chế trong việc làm đẹp chữ viết của dân tộc mình, chứ không mang đậm yếu tố nội hàm văn hóa như thư pháp chữ Hán ở Trung Quốc. Vì vậy, nói đến việc dạy và học viết chữ Hán, không thể không nói đến thư pháp. Có hai tiêu chuẩn viết chữ Hán: một là, mẫu mực, cân đối; hai là cá tính hóa, nghệ thuật hóa. Tiêu chuẩn 1 là thuộc về lĩnh vực ứng dụng hàng ngày, tiêu chuẩn 2 là yêu cầu thuộc về lĩnh vực nghệ thuật thư pháp. Viết chữ mẫu mực là có thể bảo đảm cho việc giao tiếp trên sách vở hàng ngày được tiến hành thuận lợi, nhưng đối với việc viết chữ mà nói, thì mới chỉ đạt được các yêu cầu cơ bản nhất, tối thiểu nhất. Văn tự, đặc biệt là Hán tự, ngoài chức năng ghi chép lại ngôn ngữ, truyền đạt tin tức ra, bản thân nó còn làm cho người đọc thưởng thức được cái đẹp. Một văn bản tuy được viết ra một cách chính xác, nhưng hình chữ xấu, bố cục không hợp lý thì cũng khiến cho người đọc không có thiện cảm khi tiếp xúc với văn bản. Ngược lại, 62 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ngoài việc chữ viết chính xác ra, mỗi chữ đều toát lên tinh thần, tình cảm của người viết (chữ viết có “thần”) thì sẽ đem đến cho người đọc một sự hưởng thụ nghệ thuật. Trong mỹ thuật có một yếu tố, đó là biểu hiện cá tính. Cá tính được biểu hiện một cách rõ nét nhất là trong viết chữ Hán. Người xưa từng có câu: “ngôn vị tâm thanh, tự vị tâm họa” (lời nói xuất phát từ tiếng lòng, chữ viết bắt nguồn từ suy nghĩ trong lòng). Hai câu nói đó đã phản ánh rất chính xác thực tế: Người có tính cách phóng túng thì lời nói và chữ viết đều phóng túng; người cẩn thận thì lời nói và chữ viết đều cẩn thận. Đó chính là mục tiêu cao hơn mà người dạy, người học cần hướng tới trong khi giảng dạy, học tập và rèn luyện viết chữ Hán. Để đạt được mục tiêu đó, nếu chỉ dựa vào các giờ dạy viết chữ, các cuốn sách tập viết theo mẫu chữ thì chưa đủ, mà còn phải phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy, cách truyền cảm hứng cho người học trong khi dạy viết chữ Hán và sự say mê của người học trong khi học viết chữ Hán. Đương nhiên, đó không phải là mục tiêu của việc dạy học tiếng Trung Quốc nói chung, mà chỉ là một yếu tố để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học chữ Hán nói riêng mà thôi. 3. KẾT LUẬN Tóm lại, để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Trung Quốc nói chung, nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đào tạo tiếng Trung Quốc trong nhà trường Quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới nói riêng, có rất nhiều vấn đề cần phải bàn thảo. Trong đó, dạy viết chữ Hán hiện đại trong thời đại thông tin hiện nay cũng là một yếu tố cần phải tính đến. Chữ Hán với những đặc điểm riêng có như: Là một loại chữ có lịch sử lâu dài nhất, chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử văn tự của thế giới; là một loại văn tự phù hiệu của dân tộc Hán, trải qua mấy ngàn năm phát triển, vẫn được sử dụng để làm công cụ chủ yếu ghi lại tiếng Hán... Vì vậy, việc dạy và học chữ Hán cũng có những đặc điểm riêng, khác biệt so với các loại ngôn ngữ khác trên thế giới nói chung, các ngoại ngữ mà chúng ta đang dạy học trong các học viện trường Quân đội hiện nay nói riêng. Đó cũng là lý do để chúng tôi thực hiện bài viết này, rất mong nhận được sự chia sẻ của các học giả, bạn đồng nghiệp và những người quan tâm./. Tài liệu tham khảo: 国家语言文字工作委员会标准化工作委员会 (1997),现代汉语通用字笔顺规范,语文出版 社,北京。 商务印书馆辞书研究中心(2001),新华写字字 典,商务印书馆,北京。 商务印书馆辞书研究中心(2010),新华字典,商 务印书馆,北京。 张静贤(1992),现代汉字教程,现代出版社, 北京。 FIVE IMPORTANT PRINCIPLES IN TEACHING MODERN CHINESE CHARACTERS NGUYEN THANH HA Abstract: In order to learn Chinese language efficiently, we cannot ignore the fact that it is essential to learn how to write Chinese characters. Chinese characters are hieroglyphs which constitute an indispensible part in teaching and learning modern Chinese language. To master their writing is a requirement for people who are learning Chinese language or are using it in their work. This article discusses five principles which should be taken into account in teaching modern Chinese characters in order to raise the quality of teaching and learning Chinese language in Vietnam in general, and in military schools in particular in the context of current international integration. Keywords: principle, modern Chinese characters, teaching modern Chinese characters writing Received: 05/12/2018; Revised: 22/3/2019; Accepted: 10/6/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnam_nguyen_tac_day_viet_chu_han_hien_dai_can_chu_y_trong_qua_trinh_day_hoc_tieng_trung_quoc_6815_217.pdf
Tài liệu liên quan