Mức độ mệt mỏi của bà mẹ có con bị ung thư đang hóa trị liệu tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Mức độ mệt mỏi của bà mẹ có con bị ung thư đang hóa trị liệu tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 79 MỨC ĐỘ MỆT MỎI CỦA BÀ MẸCÓ CON BỊ UNG THƯ ĐANG HÓA TRỊ LIỆU TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dương Thị Thùy Trang*, Đặng Trần Ngọc Thanh** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mức độ mệt mỏi của bà mẹ có con bị ung thư đang hóa trị và tìm một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả trên 185 bà mẹ có con bị ung thư đang được điều trị hóa trị tại bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 02/2018 đến tháng 05/2018. Kết quả: Tuổi trung bình của bà mẹ 33,7 ± 6,6 tuổi. Số giờ ngủ trung bình là 4,9 ± 1,4 giờ/ ngày. 64,3% bà mẹ có mức độ mệt mỏi trung bình, 35,7% bà mẹ có mức độ mệt mỏi nặng. Có mối liên quan giữa mệt mỏi với tình trạng hôn nhân của mẹ vàsố giờ ngủ trung bình/ ngày của mẹ. Kết luận: 100% bà mẹ có mức độ mệt mỏi từ trung bình đến nặng. Do đó, điều dưỡng cần đánh giá vấn đề này và đưa ra các chương trình tư vấn hỗ trợ phù...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mức độ mệt mỏi của bà mẹ có con bị ung thư đang hóa trị liệu tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 79 MỨC ĐỘ MỆT MỎI CỦA BÀ MẸCÓ CON BỊ UNG THƯ ĐANG HÓA TRỊ LIỆU TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dương Thị Thùy Trang*, Đặng Trần Ngọc Thanh** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mức độ mệt mỏi của bà mẹ có con bị ung thư đang hóa trị và tìm một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả trên 185 bà mẹ có con bị ung thư đang được điều trị hóa trị tại bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 02/2018 đến tháng 05/2018. Kết quả: Tuổi trung bình của bà mẹ 33,7 ± 6,6 tuổi. Số giờ ngủ trung bình là 4,9 ± 1,4 giờ/ ngày. 64,3% bà mẹ có mức độ mệt mỏi trung bình, 35,7% bà mẹ có mức độ mệt mỏi nặng. Có mối liên quan giữa mệt mỏi với tình trạng hôn nhân của mẹ vàsố giờ ngủ trung bình/ ngày của mẹ. Kết luận: 100% bà mẹ có mức độ mệt mỏi từ trung bình đến nặng. Do đó, điều dưỡng cần đánh giá vấn đề này và đưa ra các chương trình tư vấn hỗ trợ phù hợp cho bà mẹ. Từ khóa: Mệt mỏi, bà mẹ, ung thư trẻ em, liên quan. ABSTRACT FATIGUE IN MOTHERS OF CHILDREN WITH CANCER UNDERGOING CHEMOTHERAPYIN HO CHI MINH CITY ONCOLOGY HOSPITAL Duong Thi Thuy Trang, Dang Tran Ngoc Thanh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 79 – 84 Objectives: To determine the level of fatigue of mothers of children with cancer being treated and some related factors. Methods: Cross-sectional studies were performed on 185 mothers with cancer children undergoing chemotherapy at the Ho Chi Minh City Oncology Hospital from February 2018 to May 2018. Results: The mean age of the mothers was 33.7 ± 6.6 years. The average sleep time was 4.9 ± 1.4 hours/day 64.3% of mothers had moderate fatigue, 35.7% of mothers had severe fatigue. There was a correlation between fatigue and maternal marital status, maternal average sleep per day. Conclusions: 100% of mothers had moderate and severe fatigue. Therefore, nurses should assess this problem and develop appropriate counseling programs for mothers. Key words: Fatigue, mothers, childhood cancer, related. ĐẶT VẤN ĐỀ Mệt mỏi là triệu chứng bình thường nhất mà bất kỳ ai cũng phải trải qua trong đời, được xem là cảm giác kiệt sức kéo dài làm giảm khả năng hoạt động thể chất lẫn tinh thần(6). Một số nghiên cứu đã ghi nhận mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến được báo cáo ở những người có bệnh mãn tính như ung thư, bệnh đa xơ cứng, ở phụ nữ mang thai và cho con bú, bà mẹ có con nhỏ, đặc biệt là bà mẹ có con mắc bệnh ung thư (UT)(1,2). Có một đứa trẻ bị UT là một sự kiện khủng hoảng đối với gia đình đặc biệt là bà mẹ. Bên cạnh sự lo lắng về việc chữa khỏi, các bà mẹ phải * Trường ĐH Y Dược Cần Thơ. **Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Tác giả liên lạc: ĐD Dương Thị Thùy Trang, ĐT: 0919002365, Email: dtttrang0109@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 80 tăng thêm vai trò chăm sóc cho những đứa trẻ này bao gồm đưa trẻ đến bệnh viện, theo dõi các triệu chứng và tác dụng phụ của thuốc, tìm hiểu thông tin về bệnh của trẻ, ra quyết định điều trị, chăm sóc động viên tinh thần cho đứa trẻ bị UT đồng thời phải chăm sóc những đứa con khỏe mạnh khác trong gia đình. Cha mẹ của đứa trẻ còn phải đối mặt với những thay đổi tâm lý của chính mình như giận dữ, trầm cảm, đau đớn. Những vấn đề này có thể dẫn đến sự mệt mỏi nghiêm trọng. Điều đặc biệt là sự mệt mỏi của bà mẹ có tác động tiêu cực đến hành vi nuôi dạy con cái và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ(3). Lĩnh vực chăm sóc nhi khoa không chỉ giới hạn trong việc chăm sóc bệnh tật cho trẻ em mà còn mở rộng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tâm lý và xã hội cho các bậc cha mẹ. Tại Việt Nam đã có một vài nghiên cứu về vấn đề tâm lý của cha mẹ trẻ bị UT như sự lo âu, stress, chất lượng cuộc sống nhưng chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào về vấn đề mệt mỏi của bà mẹ. Mục tiêu nghiên cứu Xác định mức độ mệt mỏi của bà mẹ có con bị ung thư đang hóa trị và tìm một số yếu tố liên quan. ĐỐI TƯỠNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu Áp dụng theo công thức ước lượng một tỷ lệ. Chọn α = 0,05; p = 0,5; d (sai số cho phép) là 0,075. Chúng tôi tính được cỡ mẫu cần thiết là 185 mẫu. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bà mẹ có con mắc bệnh ung thư đang điều trị hóa trị liệu nội trú và ngoại trú tại Khoa Nội 3; Là người chăm sóc chính của trẻ kể từ khi trẻ mắc bệnh; Có đủ sức khỏe tham gia phỏng vấn, không bị các rối bệnh rối loạn tâm thần kinh như: động kinh, trầm cảm. Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Bà mẹ không trả lời hết các câu hỏi. Phương pháp chọn mẫu Thuận tiện Bà mẹ đủ tiêu chuẩn lựa chọn được phỏng vấn bằng các câu hỏi được soạn sẵn. Thu thập đến khi đủ cỡ mẫu thì dừng lại. Biến số nghiên cứu Đặc điểm của mẹ gồm tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, số giờ ngủ trung bình trong ngày, khó khăn về chi phí điều trị cho trẻ. Mức độ mệt mỏi của bà mẹ được định nghĩa là cảm giác kiệt sức hoặc không đủ năng lượng xảy ra trong hay sau các hoạt động thường ngày. Được đánh giá theothang đo PedsQL Multidimentional Fatigue Scalegồm 17 câu hỏi(12). Câu trả lời cho mỗi câu hỏi dựa trên thang đo Likert 5 mức độ (không bao giờ, rất ít khi, thỉnh thoảng, thường xuyên và luôn luôn). Câu trả lời sau đó sẽ được chuyển đổi thành điểm số từ 0 – 100 điểm, điểm càng cao thì mức độ mệt mỏi càng nhiều. Biến số này sau đó được chia ra thành 3 mức độ: mệt mỏi nhẹ (từ 0 – 33,3 điểm), mệt mỏi trung bình (từ 33,4 – 66,7 điểm), mệt mỏi cao (từ 66,8 – 100 điểm). Quy trình dịch bộ câu hỏi Bộ câu hỏi mệt mỏi “PedsQL Multidimentional Fatigue Scale” có bản gốc bằng tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt theo quy trình dịch xuôi và dịch ngược. Sau đó, bộ câu hỏi đã được khảo sát thử trên 30 bà mẹ có con bị ung thư đang điều trị tại Khoa Nội 3 bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh với hệ số Cronbach’s alpha là 0,81. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 18.0. Thống kê mô tả (giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần số, tỷ lệ %) và thống kê phân tích Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 81 (phép kiểm Chi – square và Fisher) được sử dụng để phân tích số liệu. KẾT QUẢ Thông tin của mẹ Tuổi trung bình của các bà mẹ 33,7 ± 6,6 tuổi. 85,9% bà mẹ có địa chỉ cư trú ở các tỉnh. Đa số bà mẹ đều đã kết hôn (chiếm 89,2%), nghề nghiệp chủ yếu là công nhân, nông dân và nội trợ. Trình độ học vấn chủ yếu là trung học cơ sở chiếm 45,9%. Có 84,3% bà mẹ gặp khó khăn về chi phí điều trị cho con. Số giờ ngủ trung bình là 4,9 ± 1,4 giờ/ ngày. Mức độ mệt mỏi của bà mẹ Hình 1. Mức độ mệt mỏi của bà mẹ Có 64,3% bà mẹ có mức độ mệt mỏi trung bình và 35,7% có mức độ mệt mỏi nặng, không có trường hợp nào có mức mệt mỏi thấp. Bảng 1. Điểm trung bình mệt mỏi của bà mẹ Điểm mệt mỏi từng mục Trung bình Độ lệch chuẩn Điểm mệt mỏi chung 63,3 14,7 Cảm thấy mệt mỏi về tinh thần 69,2 21,3 Cảm thấy mệt mỏi về thể chất 71,5 19,2 Không còn hứng thứ để làm bất cứ chuyện gì 63,5 25,8 Không còn thấy hứng thú để gặp gỡ bạn bè 60,1 25,6 Gặp khó khăn khi muốn bắt đầu 1 việc gì đó 58,9 21,4 Gặp khó khăn khi muốn hoàn tất 1 việc gì đó 56,6 23,9 Điểm mệt mỏi về giấc ngủ 59,7 16,1 Ngủ rất nhiều 57,8 27,6 Thường bị thức giấc giữa đêm 71,9 22,0 Cảm thấy mệt khi thức dậy vào buổi sáng 60,8 24,4 Nghỉ ngơi rất nhiều 53,6 30,2 Hay bị ngủ gục ban ngày 54,3 26,4 Mệt mỏi nhận thức 58,8 19,4 Khi làm việc gì không thể tập trung được 59,2 22,0 Điểm mệt mỏi từng mục Trung bình Độ lệch chuẩn Không thể nhớ được chuyện mọi người đã nói 62,2 24,8 Khi ai kêu làm việc gì thường quên ngay 58,5 27,4 Không thể suy nghĩ nhanh chóng khi cần giải quyết công việc 56,8 23,8 Không thể nhớ được chuyện vừa nghĩ ra 57,0 27,6 Không thể nhớ nhiều việc cùng 1 lúc 59,6 25,4 Tổng điểm mệt mỏi chung 60,7 12,8 Điểm trung bình mệt mỏi của bà mẹ là 60,7 ± 12,8. Điểm trung bình cao nhất thuộc về mệt mỏi chung (63,3 ± 14,7), kế đến là mệt mỏi liên quan đến giấc ngủ (59,7 ± 16,1), thấp nhất là điểm mệt mỏi nhận thức (58,8 ± 19,4). Một số yếu tố liên quan đến mệt mỏi của bà mẹ có con bị UT đang hóa trị Bảng 2. Liên quan giữa mệt mỏi và tình trạng hôn nhân của mẹ Mức độ mệt mỏi Hôn nhân Phép kiểm Fisher’s Exact (p) * Đơn thân/ Ly dị, góa Đã kết hôn Trung bình 18 (90%) 101 (61,2%) 0,012 Nặng 2 (10%) 64 (38,8%) *Mối liên quan giữa 2 biến số ban đầu được phân tích theo phép kiểm Chi bình phương, tuy nhiên số ô trong bảng có vọng trị < 5 chiếm 25% nên phép kiểm Fisher’s exact đã được thực hiện. Trong nhóm bà mẹ đã kết hôn, tỷ lệ bà mẹ có mức độ mệt mỏi nặng là 38,8% (64/101), cao hơn so với nhóm bà mẹ đơn thân/ ly dị chiếm 10% (2/18). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,012). Bảng 3. Liên quan giữa mệt mỏi và tuổi của bà mẹ Mức độ mệt mỏi Tuổi của mẹ Tổng OR KTC 95% < 30 ≥ 30 Trung bình n (%) 39 (72,2) 80 (61,1) 119 (64,3) 1,66 0,83 – 3,31 Nặng n (%) 15 (27,8) 51 (38,9) 66 (35,7) p = 0,15 Tổng 54 (100) 131 (100) 185 (100) Bà mẹ từ 30 tuổi trở lên có mức độ mệt mỏi nặng cao hơn so với nhóm còn lại. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 82 Bảng 4. Liên quan giữa mệt mỏi và số giờ ngủ trung bình của bà mẹ Mức độ mệt mỏi Số giờ ngủ trung bình Tổng OR KTC 95% Dưới 6 giờ Từ 6 giờ trở lên Trung bình n (%) 70 (55,6) 49 (83,1) 119 (64,3) 0,26 0,12 – 0,55 Cao n (%) 56 (44,4) 10 (16,9) 66 (35,7) p < 0,001 Tổng 126 (100) 59 (100) 185 (100) Bà mẹ có số giờ ngủ trung bình dưới 6 giờ/ ngày có mức độ mệt mỏi nặng cao hơn nhóm bà mẹ có số giờ ngủ từ 6 giờ trở lên. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (OR=0,26; KTC 95%= 0,12 – 0,55; p < 0,001). BÀN LUẬN Mức độ mệt mỏi của bà mẹ có con bị UT đang hóa trị liệu Trong nghiên cứu của chúng tôi có đến 64,3% bà mẹ có mức độ mệt mỏi trung bình và 35,7% bà mẹ có mức độ mệt mỏi nặng. Điểm mệt mỏi trung bình của các bà mẹ là 60,7 ± 12,8. Kết quả này cao hơn của Jensen (1993), Gelady – Duff (2006) và Zupanec (2010)(4,7). Nghiên cứu của Jensen (1991) tiến hành trên 248 người chăm sóc bệnh nhân ung thư ở Hoa Kỳ cho thấy có 45% người chăm sóc có mức độ mệt mỏi nhẹ; 25% người chăm sóc có mức độ mệt mỏi trung bình và 28% có mức độ mệt mỏi nặng(7). Kết quả của chúng tôi khác với Jensen có thể lý giải do 2 nghiên cứu được tiến hành vào khoảng thời gian khác nhau, ở 2 địa điểm khác nhau, sự khác biệt không nhỏ về thời gian, văn hóa, tôn giáo, môi trường sống giữa Việt Nam và 1 quốc gia thuộc châu Mỹ cũng tác động đến kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó nghiên cứu của Jensen chủ yếu khảo sát vấn đề mệt mỏi của người chăm sóc bệnh nhân ung thư trưởng thành (tuổi trung bình của người bệnh là 59,1 ± 12,3) nên sự khác biệt ở đây là hợp lý. Điểm trung bình mệt mỏi của chúng tôi cao hơn Zupanec (40,6 ± 24,6) và Gelady – Duff (45 ± 12,5). 2 nghiên cứu này đều tìm hiểu về mức độ mệt mỏi của cha mẹ và trẻ em bị bệnh bạch cầu đang được điều trị hóa trị ngoại trú tại nhà. Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số trẻ em hóa trị cũng được điều trị ngoại trú (điều trị ở phòng hóa trị ngoại trú vào ban ngày) nhưng vì do nơi cư trú chủ yếu của bà mẹ và trẻ là ở các tỉnh ngoài thành phố Hồ Chí Minh (85,9%) nên đa số các bà mẹ đều ở lại bệnh viện (cả ban đêm) trong suốt đợt điều trị hóa trị cho trẻ. Do không được bố trí giường bệnh nội trú nên bà mẹ và trẻ thường nằm ngủ dọc theo 2 bên hành lang bên ngoài các phòng điều trị nội trú, một số trường hợp nằm ngay bên dưới gầm giường điều trị nội trú. Sự khó khăn về sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi và môi trường trong bệnh viện có thể đã làm mức độ mệt mỏi của những bà mẹ này tăng lên. Kết quả của chúng tôi cũng đưa ra các dữ liệu tương tự với nghiên cứu định tính của Weiss (2016)(13), các bà mẹ cũng gặp các vấn đề về ghi nhớ tập trung với điểm số mệt mỏi nhận thức là 58,8 ± 19,4 bao gồm các vấn đề như không thể nhớ được chuyện mọi người đã nói, hay quên, không thể tập trung được khi làm việc gì, không thể nhớ được nhiều việc cùng 1 lúc. Các yếu tố liên quan đến mệt mỏi của bà mẹ có con bị ung thư đang hóa trị Tình trạng hôn nhân Theo học thuyết về các triệu chứng khó chịu TOUS, có mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và mệt mỏi(9). Nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả tương tự, ghi nhận có mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân của mẹ. Tuy nhiên chúng tôi chưa tìm được nghiên cứu nào khảo sát về mối liên quan này. Tuổi của mẹ Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có mối liên quan giữa điểm mệt mỏi và tuổi của bà mẹ. Kết quả này tương đồng với tác giả Cooklin (2012), Jensen (1991) và Weiss (2016)(2,5,13). Tuy nhiên theo học thuyết TOUS năm 1995 đã đề cập tuổi tác là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 83 đến sự mệt mỏi(9). Nghiên cứu của Kim (2017) về các yếu tố ảnh hưởng đến sự mệt mỏi của bà mẹ có con nhập viện cho thấy tuổi của mẹ có mức độ tương quan yếu với điểm mệt mỏi của mẹ (r = 0,15, p < 0,05)(8). Các tài liệu đã công bố cho thấy kết quả còn chưa thống nhất về mối liên quan giữa tuổi tác và mệt mỏi, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa mới có thể kết luận chắc chắn. Tuy nhiên dù ở độ tuổi nào các bà mẹ cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, mệt mỏi khi con bị ung thư nên công tác chăm sóc và điều trị cần chú ý vấn đề chăm sóc tâm lý cho bà mẹ để có thể hỗ trợ kịp thời. Số giờ ngủ trung bình trong 1 ngày Kết quả từ bảng 3.4 cho thấy có liên quan giữa mức độ mệt mỏi và số giờ ngủ trung bình trong 1 ngày của bà mẹ. Cụ thể những bà mẹ có số giờ ngủ trung bình dưới 6 giờ/ ngày có mức độ mệt mỏi nặng hơn nhóm bà mẹ có số giờ ngủ từ 6 giờ trở lên. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương đồng với Giallo (2011), Sue Zupanec (2010), Gelady-Duff (2006) và Meltzer (2007)(4,5,10). NC của Giallo và Zupanec còn cho thấy có sự liên quan giữa giấc ngủ của trẻ với vấn đề mệt mỏi của mẹ và giấc ngủ của mẹ. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ phỏng vấn 1 câu về số giờ ngủ trung bình của bà mẹ mà chưa đánh giá toàn diện về chất lượng giấc ngủ của bà mẹ (đã có bộ câu hỏi chuẩn) và của trẻ. Các nghiên cứu sau này nên nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn về vấn đề này. Chúng tôi cho rằng mối quan hệ giữa mệt mỏi và mất ngủ là mối quan hệ 2 chiều. Thật vậy theo nghiên cứu của Theobald (2004), mệt mỏi và mất ngủ nếu cùng xảy ra sẽ tác động qua lại làm nặng nề thêm hậu quả kia. Mệt mỏi có thể dẫn tới 1 số hành vi như giảm vận động hoặc ngủ gà ban ngày làm khó ngủ ban đêm. Tình trạng mất ngủ ngược lại có thể dẫn tới sự thay đổi về các cytokine hoặc các hormone stress làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi hơn(11). Các kết quả trên gợi ý rằng nếu có biện pháp can thiệp giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ của bà mẹ có thể sẽ góp phần làm giảm mức độ mệt mỏi và ngược lại, đây cũng là một trong những hướng NC trong tương lai. KẾT LUẬN Có 64,3% bà mẹ có mức độ mệt mỏi trung bình; 35,7% bà mẹ có mức độ mệt mỏi nặng. Điểm mệt mỏi trung bình của bà mẹ là 60,7 ± 12,8. Có mối liên quan giữa mệt mỏi vớitình trạng hôn nhân và số giờ ngủ trung bình của mẹ. Không có mối liên quan giữa mệt mỏi với độ tuổi của mẹ. KIẾN NGHỊ Trong công tác chăm sóc sức khỏe nhi khoa, nhân viên y tế cần chú ý sự hiện diện của tình trạng mệt mỏi trên các bà mẹ, những người trực tiếp chăm sóc trẻ. Phải tìm hiểu các yếu tố liên quan đến sự mệt mỏi của bà mẹ để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả và kịp thời. Các nghiên cứu trong tương lai cần tìm hiểu kỹ hơn về chất lượng giấc ngủ của mẹ, mối liên quan giữa tình trạng mệt mỏi của trẻ, tình trạng giấc ngủ của trẻ với mức độ mệt mỏi của bà mẹ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Boonstra A, van Dulmen-den Broeder E, Rovers MM (2017), "Severe fatigue in childhood cancer survivors", Cochrane Database of Systematic Reviews, pp. 1-12. 2. Cooklin AR, Giallo R, Rose N (2012), "Parental fatigue and parenting practices during early childhood: an Australian community survey", Child Care Health and Development, 38 (5), pp. 654-64. 3. Chau V, Giallo R (2015), "The relationship between parental fatigue, parenting self-efficacy and behaviour: implications for supporting parents in the early parenting period", Child Care Health and Development, 41 (4), pp. 626-33. 4. Gedaly-Duff V, Lee KA, Nail L (2006), "Pain, sleep disturbance, and fatigue in children with leukemia and their parents: a pilot study", Oncology Nursing Forum, 33 (3), pp. 641-6. 5. Giallo R, Rose N, Vittorino R (2011), "Fatigue, wellbeing and parenting in mothers of infants and toddlers with sleep problems", Journal of Reproductive and Infant Psychology, 29 (3), pp. 236-249. 6. Herdman TH, Kamitsuru S (2014), "NANDA International Nursing Diagnoses: Definitions & Classification, 2015–2017", Oxford: Wiley Blackwell, pp: 1-473. 7. Jensen S, Given BA (1991), "Fatigue affecting family caregivers of cancer patients", Cancer Nursing, 14 (4), pp. 181-7. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 84 8. Kim SJ, Kim HY, Park YA (2017), "Factors influencing fatigue among mothers with hospitalized children: A structural equation model", Journal for Specialists in Pediatric Nursing, 22 (1), pp. e12171-n/a. 9. Lenz ER, Pugh LC, Milligan RA (1997), "The middle-range theory of unpleasant symptoms: an update", Advances in Nursing science, 14 (3), pp. 19-27. 10. Meltzer LJ, Mindell JA (2007), "Relationship between child sleep disturbances and maternal sleep, mood, and parenting stress: a pilot study", Journal of Family Psychology, 21 (1), pp. 67-73. 11. Theobald DE (2004), "Cancer pain, fatigue, distress, and insomnia in cancer patients", Clinical Cornerstone, 6 Suppl 1D, pp. S15-21. 12. Varni JW, Burwinkle TM, Katz ER (2002), "The PedsQL™ in pediatric cancer: Reliability and validity of the Pediatric Quality of Life Inventory™ Generic Core Scales, Multidimensional Fatigue Scale, and Cancer Module", Cancer, 94, pp. 2090-2106. 13. Weiss DM, Northouse LL, Duffy SA (2016), "Qualitative Analysis of the Experience of Mental Fatigue of Family Caregivers of Patients with Cancer in Phase I Trials", Oncology Nursing Forum, 43 (4), pp. E153-60. 14. Zupanec S, Jones H, Stremler R (2010), "Sleep Habits and Fatigue of Children Receiving Maintenance Chemotherapy for ALL and Their Parents", Journal of Pediatric Oncology Nursing, 27 (4), pp. 217–228. Ngày nhận bài báo: 10/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmuc_do_met_moi_cua_ba_me_co_con_bi_ung_thu_dang_hoa_tri_lieu.pdf
Tài liệu liên quan