Mức độ kiểm soát đường huyết và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Quận 5

Tài liệu Mức độ kiểm soát đường huyết và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Quận 5: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 306 MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 5 Đoàn Thị Kim Ngân*, Lê Nguyễn Trung Đức Sơn* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mức độ kiểm soát đường huyết và mối liên quan với kiến thức - thái độ - thực hành cùng các yếu tố khác của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ2) khám tại Bệnh viện Quận 5. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang với 387 bệnh nhân ĐTĐ2 được chọn thuận tiện vào mẫu trong thời gian từ 10/2016 đến 06/2017 tại Bệnh viện Quận 5. Kiến thức - thái độ - thực hành (KAP) về bệnh đái tháo đường được thu thập thông qua bộ câu hỏi cùng với các chỉ số nhân trắc, xét nghiệm đường huyết đói, HbA1c và bộ mỡ máu. Kết quả: Thời gian mắc bệnh ĐTĐ2 trung bình của mẫu nghiên cứu là 7,5 năm. Tỷ lệ béo phì 49,1%; 72,9% có rối loạn mỡ máu. Hơn 80% bệnh nhân được điều trị ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mức độ kiểm soát đường huyết và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Quận 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 306 MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 5 Đoàn Thị Kim Ngân*, Lê Nguyễn Trung Đức Sơn* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mức độ kiểm soát đường huyết và mối liên quan với kiến thức - thái độ - thực hành cùng các yếu tố khác của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ2) khám tại Bệnh viện Quận 5. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang với 387 bệnh nhân ĐTĐ2 được chọn thuận tiện vào mẫu trong thời gian từ 10/2016 đến 06/2017 tại Bệnh viện Quận 5. Kiến thức - thái độ - thực hành (KAP) về bệnh đái tháo đường được thu thập thông qua bộ câu hỏi cùng với các chỉ số nhân trắc, xét nghiệm đường huyết đói, HbA1c và bộ mỡ máu. Kết quả: Thời gian mắc bệnh ĐTĐ2 trung bình của mẫu nghiên cứu là 7,5 năm. Tỷ lệ béo phì 49,1%; 72,9% có rối loạn mỡ máu. Hơn 80% bệnh nhân được điều trị thuốc viên hạ đường huyết. Tỷ lệ kiểm soát đường huyết tốt là 30,2%. Tỷ lệ kiến thức - thái độ - thực hành ở mức độ thấp lần lượt là 38,2% – 42,6% – 36,7%. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến mức độ kiểm soát đường huyết bao gồm: thời gian mắc bệnh, sử dụng thuốc, Triglyceride máu, kiến thức – thực hành của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường và chế độ dinh dưỡng, tập luyện. Kiến thức - thực hành vẫn còn liên quan với mức độ kiểm soát đường huyết sau khi hiệu chỉnh với các yếu tố khác (thời gian mắc bệnh, sử dụng thuốc, trình độ học vấn). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có mức kiểm soát đường huyết tốt thấp. Mức độ kiểm soát đường huyết liên quan có ý nghĩa thống kê với Kiến thức - thực hành về bệnh ĐTĐ, chế độ dinh dưỡng, tập luyện; thời gian mắc bệnh, sử dụng thuốc và triglyceride máu. Từ khóa: đái tháo đường týp 2, mức độ kiểm soát đường huyết, kiến thức - thái độ - thực hành về bệnh đái tháo đường. ABSTRACT INVESTIGATION OF GLYCEMIC CONTROL AND ITS ASSOCIATED FACTORS IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES IN OUTPATIENT UNIT OF DISTRICT 5 HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY Doan Thi Kim Ngan, Le Nguyen Trung Duc Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 ‐ No 3‐ 2018: 306 ‐ 312 Objective: To investigate the level of glycemic control and its relationship with knowledge-attitude-practice on type 2 diabetes and other factors in patients with type 2 diabetes (T2D) examined at District 5 Hospital. Methods: A cross-sectional study was conducted with 387 type 2 diabetic patients. The participants were conveniently selected in the patients who had examined in the District 5 Hospital from 10/2016 to 06/2017. Anthropometric indices, knowledge-attitude-practice on T2D, fasting plasma glucose, HbA1c and blood lipids were collected. Results: The average duration of diabetes of the study population is 7.5 years. Proportion of T2D patients with obesity and dyslipidemia were 49.1% and 72.9% respectively. Over 80% patients are on oral antihyperglycemia agents. Regarding to the level of glycemic control, only 30% patients has good level. Our study also indicates that patients have poor knowledge - attitudes – practice on T2D (38.2%, 42.6% and 36.7% * Bệnh viện Quận 5 Tác giả liên lạc: ThS.BS. Đoàn Thị Kim Ngân ĐT: 0913622962 Email: dr.ngandoan.bvq5@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 307 respectively). The associated factors of level of glycemic control are determined as knowledge - practice on T2D; duration of diabetes, drug use and, blood triglyceride level. After adjusted for duration of diabetes, drug use and level of education, the association between glycemic control and Knowledge/ Practice on T2D are still significant. Conclusion: Good glycemic control in our participants is low. The glycemic control is associated independently with Knowledge and practice on T2D, duration of diabetes, drug use and triglyceridemia. Keyword: type 2 diabetes mellitus, glycemic control, knowledge-attitude-practice on diabetes mellitus. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là bệnh mạn tính không lây đang trở thành vấn nạn trên toàn thế giới. Theo IDF 2015, hiện cả thế giới có hơn 415 triệu người từ 20 ‐ 79 tuổi mắc đái tháo đường, chiếm 8,8% dân số thế giới và dự báo sẽ tăng lên 642 triệu vào năm 2040 (10,4%), số người tử vong cao gấp hơn 3 lần so với HIV/AIDS hay lao và gấp 10 lần so với sốt rét(8). Tại Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng, từ 2,7% (năm 2002) đã tăng lên gần 5,7% (năm 2012)(2). Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong phương pháp điều trị nhưng người bệnh đái tháo đường vẫn có nhiều biến chứng nguy hiểm làm tăng tỉ lệ tử vong và tàn phế. Rất nhiều người bệnh và gia đình cũng như các cơ sở y tế trong cả nước đang phải chịu những gánh nặng về kinh tế do chi phí rất lớn để điều trị căn bệnh này. Tăng nồng độ glucose máu là thủ phạm chính dẫn đến biến chứng mạn tính của đái tháo đường đặc biệt là biến chứng mạch máu. Điều trị đái tháo đường nhằm mục đích giảm hoặc mất các triệu chứng lâm sàng của tăng glucose máu, duy trì glucose máu càng gần với mức bình thường càng tốt, nhưng không gây hạ glucose máu, ngăn ngừa biến chứng cấp tính và mạn tính duy trì cân nặng lý tưởng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Do đó điều trị đái tháo đường là điều trị toàn diện. Để đạt được mục tiêu này, phương pháp điều trị đái tháo đường sẽ bao gồm phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc(1). Phương pháp không dùng thuốc là điều chỉnh lối sống bao gồm chế độ ăn hợp lý và vận động thể lực, mà kiến thức ‐ thái độ ‐ thực hành của bệnh nhân đóng vai trò rất quan trọng trong phương pháp này. Các nghiên cứu trong và ngoài nước(1,13,15) đã chứng minh vai trò của kiến thức ‐ thái độ ‐ thực hành về việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực, thay đổi lối sống thụ động có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc kiểm soát đường huyết và phòng tránh biến chứng trong điều trị đái tháo đường týp 2 ở người trưởng thành. Dinh dưỡng hợp lý và thay đổi lối sống cũng chính là nội dung truyền tải chủ yếu trong hoạt động của các Câu lạc bộ Đái tháo đường tại các bệnh viện. Tại Bệnh viện Quận 5, nơi cộng đồng người Hoa chiếm gần 40% dân số trên địa bàn Quận 5, từ trước đến nay chưa có cuộc khảo sát nào đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết và các yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường đến khám. Từ quan điểm đó, việc tiến hành một nghiên cứu này là điều hết sức cần thiết, kết quả của nghiên cứu có thể đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết và các yếu tố liên quan, cũng như kiến thức ‐ thái độ ‐ thực hành về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân, qua đó giúp xây dựng nội dung giáo dục sức khỏe từ đó phát triển hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của Câu lạc bộ Đái tháo đường giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết, phòng ngừa các biến chứng hiệu quả hơn. Mục tiêu Xác định tỷ lệ mức độ kiến thức ‐ thái độ ‐ thực hành đúng của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 về bệnh đái tháo đường. Xác định tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có mức độ kiểm soát đường huyết tốt, vừa và kém. Xác định mối liên quan giữa mức độ kiểm soát đường huyết với kiến thức ‐ thái độ ‐ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 308 thực hành về bệnh đái tháo đường và một số yếu tố khác. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang được quản lý theo dõi điều trị tại Bệnh viện Quận 5. Tiêu chí chọn mẫu Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quận 5 từ tháng 10/2016 đến tháng 6/2017, thỏa điều kiện sau: được điều trị từ 3 toa thuốc trở lên, trùng thời điểm xét nghiệm theo dõi đường huyết, HbA1C và bộ mỡ máu (định kỳ mỗi 3 tháng). ‐ Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ Bệnh nhân không có khả năng trả lời câu hỏi phỏng vấn như bệnh nhân hôn mê, câm, điếc, rối loạn tâm thần, lú lẫn,...‐ Bệnh nhân đái tháo đường týp 1, đái tháo đường thai kỳ;‐ Bệnh nhân đến khám với tình trạng cần cấp cứu. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu Cỡ mẫu là 385 được tính theo công thức (p=0,5; d=0,05; Z=1,96 với α=0,05) Chọn mẫu thuận tiện cho đến khi đủ cỡ mẫu cần thiết trong thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 6/2017. Thu thập số liệu Kiến thức ‐ thái độ ‐ thực hành về bệnh ĐTĐ2, các chỉ số nhân trắc, đường huyết lúc đói, HbA1C, bộ mỡ máu. Mức độ kiểm soát đường huyết là biến định tính thứ tự gồm 3 giá trị kiểm soát tốt, trung bình và kém; giá trị được xác định như sau: Kiểm soát tốt (HbA1C < 7%), Kiểm soát trung bình (7% ≤ HbA1C < 8%), Kiểm soát kém (HbA1C ≥ 8%). Kiến thức ‐ thái độ ‐ thực hành về ĐTĐ2: biến định tính thứ tự gồm 3 giá trị thấp, trung bình và cao. Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức‐ thái độ‐ thực hành của bệnh nhân gồm lần lượt là 12, 5 và 11 câu. Số điểm cho mỗi câu hỏi là bằng nhau (1 điểm nếu chọn đáp án đúng và 0 điểm nếu không chọn đáp án đúng). Tổng điểm kiến thức‐ thái độ‐ thực hành sẽ được tính và sử dụng như là biến định lượng, sau đó sẽ được phân thành 3 nhóm theo tertile tương ứng với 3 mức độ kiến thức‐ thái độ‐ thực hành đúng/tích cực là thấp, trung bình, cao. Phân tích số liệu Phân tích số liệu bằng phần mềm IBM SPSS 20.0. Trước khi tiến hành phân tích, chúng tôi đã khảo sát các biến số liên tục như kiến thức ‐ thái độ ‐ thực hành, tuổi, BMI, tỷ lệ mỡ, bộ mỡ, thời gian mắc bệnh, để đánh giá mức độ phân phối chuẩn qua đó sẽ sử dụng phép kiểm thống kê phù hợp. Mối liên quan giữa mức độ kiểm soát đường huyết và các chỉ số nhân trắc (BMI, tỷ lệ mỡ, vòng eo), bộ mỡ máu của đối tượng nghiên cứu được xác định bằng phép kiểm Anova (nếu biến số có phân phối bình thường) hoặc Kruskal‐ Wallis H (nếu biến số có phân phối không bình thường), ở mức ý nghĩa α = 0,05. Mối liên quan giữa mức độ kiểm soát đường huyết với KAP và các yếu tố khác (các chỉ số xã hội, tiền sử bệnh,) được xác định bằng phép kiểm Kendall’s tau‐b ở mức ý nghĩa α = 0,05. Dùng phương pháp phân tích đa biến để tìm mối tương quan thật sự (nếu có) giữa các biến KAP về bệnh đái tháo đường với mức độ kiểm soát đường huyết trên dân số nghiên cứu, hoặc khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ đối với mức độ kiểm soát đường huyết của đối tượng nghiên cứu. Mức p < 0,05 được chọn là mức cho thấy sự khác biệt hoặc mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 309 KẾT QUẢ Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm đối tượng nghiên cứu được trình bày dưới dạng Tần suất (tỷ lệ %) hoặc trung bình (±độ lệch chuẩn) trong bảng 1. Bảng 1- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm (n = 387) Tuần suất/ Trung bình Tỷ lệ (%)/ ± ĐLC Tuổi 62,4 10,2 Giới nữ 237 61,2% Dân tộc Hoa 109 28,1% Trình độ học vấn thấp 153 39,5% Thời gian mắc bệnh < 5 năm 190 49,1% Thừa cân, béo phì 281 72,6% Có rối loạn mỡ máu 282 72,9% Sử dụng Insulin 73 18,9% Tỷ lệ mức độ kiểm soát đường huyết Tỷ lệ mức độ kiểm soát đường huyết được trình bày dưới dạng Tần suất và tỷ lệ: n (%) trong bảng 2. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ kiểm soát đường huyết tốt (HbA1C < 7) chiếm 30,2%. Bảng 2 - Tỷ lệ mức độ kiểm soát đường huyết Đặc điểm Tần suất (n = 387) Tỷ lệ (%) Kiểm soát kém 152 39,3 Kiểm soát trung bình 118 30,5 Kiểm soát tốt 117 30,2 Mức độ kiến thức - thái độ - thực hành đúng/tích cực Tỷ lệ mức độ kiến thức ‐ thái độ ‐ thực hành đúng/tích cực được trình bày dưới dạng Tần suất và tỷ lệ: n (%) trong bảng 3. Bảng 3 - Tỷ lệ mức độ kiến thức - thái độ - thực hành đúng/tích cực Đặc điểm Cao Trung bình Thấp Kiến thức đúng 146 (37,7%) 93 (24%) 148 (38,2%) Thái độ tích cực 222 (57,4%) 165 (42,6%) Thực hành đúng 176 (45,5%) 69 (17,8%) 142 (36,7%) Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ kiến thức ‐ thái độ ‐ thực hành chung của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường ở mức độ thấp lần lượt là 38,2% ‐ 42,6% ‐ 45,5%. Kiến thức ‐ thái độ ‐ thực hành của đối tượng nghiên cứu sai nhiều về các nội dung là việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày, thức ăn cần hạn chế, bệnh nhân điều trị với insulin nên ăn bữa phụ trước khi đi ngủ, lợi ích của việc tập thể dục – vận động thể lực thường xuyên, sử dụng đường ăn kiêng. Các yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết Các yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết được trình bày dưới dạng tần suất (tỷ lệ %) hoặc trung bình (± độ lệch chuẩn) trong bảng 4. Bảng 4 - Các yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết Đặc điểm Kiểm soát đường huyết Tốt Trung bình Kém p Tuổi 62,7 (±10,9) 62,4 (±10,0) 62,2 (±9,9) NS** Giới nữ 68 (58,1%) 70 (59,3%) 99 (65,1%) NS* Dân tộc Hoa 25 (21,4%) 36 (30,5%) 49 (32,2%) NS* Thời gian bệnh ĐTĐ2 <5 năm 79 (67,5%) 57 (48,3%) 54 (35,5%) p<0,001* BMI 25,4 (±3,7) 25,31 (±4,2) 25,5 (±3,7) NS** Vòng eo 90,4 (±8,4) 91,1 (±10,4) 91,2 (±8,8) NS** Tỷ lệ mỡ 31,2 (±8,0) 31,2 (±8,1) 31,5 (±8,0) NS** Triglyceride 2,2 (±1,4) 2,4 (±1,3) 2,8 (±1,9) p<0,01** Cholesterol 4,8 (±1,4) 5,15 (±1,3) 5,15 (±1,4) NS** Sử dụng thuốc insulin 11 (15,1%) 20 (27,4%) 42 (57,5%) p<0,001* Kiến thức đúng thấp 32 (21,6%) 52 (35,1%) 64 (43,3%) p<0,05* Thái độ tích cực thấp 41 (24,8%) 53 (32,1%) 71 (43,1%) NS* Thực hành đúng thấp 24 (14,8%) 49 (34,5%) 72 (50,7%) p<0,001* Vận động thể lực <150 phút/tuần 51 (43,6%) 78 (66,1%) 89 (58,6%) p<0,001* Thực hiện phép kiểm *, Kendall’s tau-b; **, Anova Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 310 BÀN LUẬN Tỷ lệ mức độ kiểm soát đường huyết Kết quả của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Hứa Thành Nhân(7) với tỷ lệ kiểm soát tốt đường huyết là 33,7%; nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thảo(13) với HbA1C trung bình là 7,6 %, tỷ lệ kiểm soát đường huyết tốt là 29,8%, tỷ lệ rối loạn mỡ máu là 73,3%. Các nghiên cứu của một số nước Châu Á có kết quả đạt mục tiêu đường huyết tương tự: Tỉ lệ đạt HbA1C mục tiêu ở Thái Lan là 29,7%(22), Malaysia 20%(11), ở Trung Quốc là 26,2%(6), ở Hàn Quốc là 40%(17). Tuy nhiên, ở khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ tình trạng kiểm soát đường huyết tốt hơn; tỷ lệ HbA1C<7% ở Tây Ban Nha là 50,6%(14), ở Estonia 50%(16), Na Uy là 65%(9), ở Mỹ là 56,8%(4), ở Canada là 48%(20), Hà Lan là 70,5%(19). Tỷ lệ kiểm soát tốt đường huyết trong nghiên cứu của chúng tôi không cao tương tự các nghiên cứu khác trong nước. Đây là một vấn đề cần phải được quan tâm vì kiểm soát đường huyết kém là nguyên nhân đưa đến các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ mức độ kiến thức - thái độ - thực hành đúng/tích cực Nghiên cứu của Vũ Thị Tuyết Mai(21) tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang, tỷ lệ đối tượng có kiến thức – thái độ ‐ thực hành chưa đạt là 70,2% ‐ 3,8% ‐ 55% theo thứ tự. Nghiên cứu của Kaniz Fatema và cộng sự tại Bangladest(3), tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức kém, trung bình và tốt lần lượt là 17%, 68% và 15%. Các yếu tố liên quan đến đường huyết Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến mức độ kiểm soát đường huyết bao gồm: Về thời gian mắc bệnh đái tháo đường Tỷ lệ kiểm soát đường huyết tốt ở nhóm đối tượng nghiên cứu có thời gian mắc bệnh ĐTĐ2 < 5 năm cao hơn các nhóm còn lại. Tương tự như trong nghiên cứu của Hứa Thành Nhân, Nguyễn Thy Khuê(7); nghiên cứu của Alex N. Goudswaard và cộng sự ở Hà Lan(5) và nghiên cứu của Yusuf Kayar và cộng sự ở Thổ Nhĩ Kỳ(10): nhóm bệnh nhân đạt mục tiêu HbA1C<7% có thời gian mắc bệnh ngắn hơn nhóm chưa đạt. Điều này có thể giải thích khi thời gian mắc bệnh càng lâu thì chức năng tiết Insulin của tế bào β suy giảm làm cho việc kiểm soát đường huyết thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống và điều trị bằng thuốc viên không còn hiệu quả ở bệnh nhân ĐTĐ2. Sự khác biệt về mức đường huyết giữa các nhóm sử dụng thuốc (tiêm insulin, viên uống hoặc cả hai) có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Hơn ½ đối tượng nghiên cứu sử dụng insulin có mức độ kiểm soát đường huyết kém. Tương tự như trong nghiên cứu của Hứa Thành Nhân, Nguyễn Thy Khuê(7): nhóm không dùng insulin đạt mục tiêu HbA1C cao hơn nhóm phải dùng insulin (p<0,001). Nghiên cứu của Yusuf Kayar và cộng sự ở Thổ Nhĩ Kỳ(10) cũng cho kết quả tương tự, nhóm sử dụng insulin và nhóm sử dụng insulin + thuốc viên có tỷ lệ kiểm soát đường huyết kém cao hơn nhóm chỉ sử dụng thuốc viên (p<0,001). Nghiên cứu của Maysaa Khattab ở Jordan(12): nhóm sử dụng phối hợp insulin và thuốc viên có tỷ lệ kiểm soát đường huyết kém cao nhất. Mối liên quan giữa Triglyceride và mức độ kiểm soát đường huyết có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Sự tương quan giữa Cholesterol và mức kiểm soát đường huyết thì không có ý nghĩa thống kê. Tương tự kết quả nghiên cứu của Maysaa Khattab ở Jordan(12). Nghiên cứu của Yusuf Kayar và cộng sự ở Thổ Nhĩ Kỳ(10) cho thấy toàn bộ bộ mỡ máu đều tương quan có ý nghĩa thống kê với mức kiểm soát đường huyết. Về kiến thức - thái độ - thực hành Ở nhóm mức độ kiểm soát đường huyết kém, đối tượng nghiên cứu có KAP đúng ở mức độ thấp chiếm tỷ lệ cao hơn các nhóm khác, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (kiến thức) và p<0,001 (thực hành) trừ sự khác biệt về thái độ thì không có ý nghĩa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 311 thống kê. Các mối liên quan này vẫn tồn tại sau khi hiệu chỉnh cho các yếu tố có khả năng gây nhiễu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thanh Minh tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định(13) và nghiên cứu của Sheikh Mohammed Shariful Islam ở Bangladest(18). Chế độ tập luyện thể dục cũng liên quan có ý nghĩa thống kê với kiểm soát đường huyết (p<0,05), gần 60% đối tượng nghiên cứu ít tập luyện thể dục (<150 phút/tuần) có mức độ kiểm soát đường huyết kém. Như vậy, kiến thức ‐ thái độ ‐ thực hành về dinh dưỡng và vận động thể lực trong đái tháo đường đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết; ADA 2016 đã đưa ra các khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng và tập luyện trong dự phòng và điều trị đái tháo đường týp 2(1). Việc thực hành không đúng chế độ dinh dưỡng và tập luyện hàng ngày ở bệnh nhân đái tháo đường chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến điều trị bệnh, rất khó kiểm soát nồng độ đường huyết và nhanh xuất hiện các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Vì vậy, trong thực hành lâm sàng, cần phải tăng cường hơn nữa các buổi nói chuyện gặp gỡ, trao đổi giữa bác sĩ và bệnh nhân thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ đái tháo đường trong bệnh viện nhằm đưa kiến thức, thái độ đúng, cách tiếp cận phù hợp với lứa tuổi và từ đó giúp bệnh nhân xây dựng được hành vi đúng về điều trị đái tháo đường. Các yếu tố khác như tuổi, giới tính, dân tộc, BMI, vòng eo, tỷ lệ mỡ liên quan không có ý nghĩa thống kê với mức độ kiểm soát đường huyết. KẾT LUẬN Tỷ lệ bệnh nhân có mức kiểm soát đường huyết tốt thấp. Mức độ kiểm soát đường huyết liên quan có ý nghĩa thống kê với Kiến thức ‐ thực hành về bệnh ĐTĐ, chế độ dinh dưỡng, tập luyện; thời gian mắc bệnh, sử dụng thuốc và triglyceride máu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Diabetes Association (2016) "Standards of Medical Care in Diabetes". The journal of clinical and applied research and education, 39 (1), p. 1‐112. 2. Bệnh viện Nội tiết Trung ương (2013) Báo cáo Hội nghị tổng kết hoạt động của Dự án phòng chống đái tháo đường quốc gia năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013. 3. Fatema et al. (2017) "Knowledge attitude and practice regarding diabetes mellitus among Nondiabetic and diabetic study participants in Bangladesh". BMC Public Health 364 (17), p. 10. 4. Ford ES, Li C, Little RR & Mokdad AH (2008) "Trends in A1C concentrations among U.S. adults with diagnosed diabetes from 1999 to 2004". Diabetes Care 31, p., 31, p.102‐104. 5. Goudswaard AN, Stolk RP, et al (2004) "Patient characteristics do not predict poor glycaemic control in type 2 diabetes patients treated in primary care". European Joural of Epidemiology 19 (6), p.541‐545. 6. Guo XH, Yuan L, et al (2012) "A nationwide survey of diabetes education, self‐management and glycemic control in patients with type 2 diabetes in China". Chinese Medical Journal, 125, p.4175‐4180. 7. Hứa Thành Nhân, Nguyễn Thy Khuê (2014) "Tỉ lệ đạt mục tiêu hba1c và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại một phòng khám chuyên khoa nội tiết". Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 18 (1), tr. 418‐422. 8. International Diabetes Federation (2015) IDF Diabetes Atlas Seventh Edition, ‐diabetes‐atlas‐seventh‐ edition, 23 june 2016. 9. Jenssen TG, Tonstad S, et al (2008) "The gap between guidelines and practice in the treatment of type 2 diabetes A nationwide survey in Norway”. Diabetes Res Clin Pract, 80, p.314‐320. 10. Kayar Y, Ilhan A, Kayar NB et al (2017) "Relationship between the poor glycemic control and risk factors, life style and complications". Biomedical Research, 28 (4), p. 1581‐1586. 11. Mafauzy@ M (2005) "Diabetes control and complications in private primary healthcare in Malaysia". Med J Malaysia, 60, p.212‐217. 12. Maysaa Khattaba, Yousef S. Khaderb, Abdelkarim Al‐ Khawaldehd, Kamel Ajlouni (2010) "Factors associated with poor glycemic control among patients with Type 2 diabetes". Journal of Diabetes and Its Complications, 24, p.84–89. 13. Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thanh Minh (2009) "Đánh giá ảnh hưởng truyền thông giáo dục về kiến thức, thái độ thực hành & các chỉ số kiểm soát trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2". Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 13 (6), tr.78‐79. 14. Orozco‐Beltran D, Gil‐Guillen VF, et al (2007) "Control of diabetes and cardiovascular risk factors in patients with type 2 diabetes in primary care. The gap between guidelines and reality in Spain". Int J Clin Pract 61, p.909‐915. 15. Qi Li, et al (2014) "A Community‐Based Comprehensive Intervention Program for 7200 Patients with Type 2 Diabetes Mellitus in Chongqing (China)". Int. J. Environ. Res. Public Health, 11, p. 11450‐11463. 16. Ratsep A, Kalda R, Lember M (2010) "Meeting targets in type 2 diabetes care contributing to good glycaemic control. A cross‐sectional study from a primary care setting in Estonia". Eur J Gen Pract, 16, p.85‐91. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 312 17. Rhee SY, Kim YS, Oh S, Choi WH, Park JE, Jeong WJ (2005) "Diabcare Asia 2001‐‐Korea country report on outcome data and analysis". Korean J Intern Med 20, p.48‐54. 18. Sheikh Mohammed Shariful Islam, Louis W Niessen, Jochen Seissler, Uta Ferrari, Tuhin Biswas, Anwar Islam, and Andreas Lechner (2015) "Diabetes knowledge and glycemic control among patients with type 2 diabetes in Bangladesh". SpringerOpen Journal, 284 (4), p. 1‐7. 19. Stone MA, Charpentierph (2013) "Quality of Care of People With Type 2 Diabetes in Eight European ountries ‐Findings from the Guideline Adherence to Enhance Care (GUIDANCE) study”. ". Diabetes Care, p.1‐11. 20. Teoh H, Braga MF, et al (2010) "Patient age, ethnicity, medical history, and risk factor profile, but not drug insurance coverage, predict successful attainment of glycemic targets: Time 2 Do More Quality Enhancement Research Initiative (T2DM QUERI)". Diabetes Care 33, p.2558‐2560. 21. Vũ Thị Tuyết Mai (2014) "Kiến thức, thái độ và thực hành về chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường type 2". Y Học TP. Hồ Chí Minh, 18 (5), tr. 136‐141. 22. Worawongprapa O. (2008) "Glycemic control in diabetes with metabolic syndrome in community hospital". J Med Assoc Thai, 91 (5), p. 641‐7. Ngày nhận bài báo: 08/01/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/01/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmuc_do_kiem_soat_duong_huyet_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_benh.pdf
Tài liệu liên quan