Môtip xây dựng nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam – Lào - Lê Thị Bích Thủy

Tài liệu Môtip xây dựng nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam – Lào - Lê Thị Bích Thủy: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0087 Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 44-50 This paper is available online at MÔTIP XÂY DỰNG NHÂN VẬT MỒ CÔI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ VIỆT NAM – LÀO Lê Thị Bích Thủy Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt. Cùng chung mạch nguồn văn hóa, văn học dân gian Đông Nam Á, truyện cổ tích thần kì Việt Nam – Lào có nhiều nét tương đồng trong môtip xây dựng nhân vật mồ côi. Nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích Việt Nam – Lào thường là những nhân vật sinh ra đã nghèo khổ và đón nhận nhiều bất hạnh trong cuộc đời, thường xuyên bị áp bức, bóc lột nhưng với bản chất, tính cách tốt đẹp đã nhận được sự giúp đỡ của các lực lượng thần kì, vượt qua mọi khó khăn thử thách để có được cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trong hành trình đi đến cuộc sống hạnh phúc, tác giả dân gian hai nước Việt – Lào đã để nhân vật mồ côi phải vượt qua nhiều thử thách với các môtip tiêu biểu như: môtip thử thách ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môtip xây dựng nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam – Lào - Lê Thị Bích Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0087 Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 44-50 This paper is available online at MÔTIP XÂY DỰNG NHÂN VẬT MỒ CÔI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ VIỆT NAM – LÀO Lê Thị Bích Thủy Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt. Cùng chung mạch nguồn văn hóa, văn học dân gian Đông Nam Á, truyện cổ tích thần kì Việt Nam – Lào có nhiều nét tương đồng trong môtip xây dựng nhân vật mồ côi. Nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích Việt Nam – Lào thường là những nhân vật sinh ra đã nghèo khổ và đón nhận nhiều bất hạnh trong cuộc đời, thường xuyên bị áp bức, bóc lột nhưng với bản chất, tính cách tốt đẹp đã nhận được sự giúp đỡ của các lực lượng thần kì, vượt qua mọi khó khăn thử thách để có được cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trong hành trình đi đến cuộc sống hạnh phúc, tác giả dân gian hai nước Việt – Lào đã để nhân vật mồ côi phải vượt qua nhiều thử thách với các môtip tiêu biểu như: môtip thử thách về phẩm chất, tính cách, về tài năng, lòng dũng cảm và sự thủy chung; môtip về lực lượng thần kì, môtip cứu vật được vật trả ơn. Tuy nhiên, khi xây dựng nhân vật mồ côi với những vẻ đẹp phẩm chất, tính cách cũng như sử dụng những môtip thần kì trong truyện cổ tích thần kì thì mỗi dân tộc đã thể hiện được sắc màu văn hóa riêng của dân tộc mình. Từ khóa:Môtip nhân vật mồ côi, truyện cổ tích thần kì Việt Nam – Lào. 1. Mở đầu Cùng sinh ra trên một khu vực địa lí, các cư dân của Đông Nam Á đã sáng tạo nên một chỉnh thể văn hoá bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử. Trong không gian văn hóa chung của khu vực, có sự đa dạng của các sắc màu văn hóa. Bởi lẽ, mỗi nền văn hoá có nguồn gốc và bản sắc riêng, biến đổi trong suốt chiều dài lịch sử. Việt Nam và Lào là hai quốc gia thuộc văn hóa khu vực Đông Nam Á, cùng chung không gian môi trường văn hóa là không gian văn hóa truyền thống được hình thành và phát triển trên cơ tầng nền văn hóa bản địa (văn minh nông nghiệp lúa nước) và quá trình tiếp biến nền văn hóa bên ngoài khu vực. Trong quá trình phát triển của văn học Đông Nam Á nói chung và của hai nước Việt Nam và Lào nói riêng, văn học dân gian nảy nở, phát triển và “văn học dân gian được xem là ngọn nguồn của văn học dân tộc khu vực Đông Nam Á” [10; tr.27]. Trong đó, truyện cổ tích phát triển phong phú và chiếm ưu thế. Nhân vật mồ côi trong chuyện cổ tích thần kì được hình hình thành khi trong xã hội cũ, gia đình cũ. Đứa trẻ mồ côi là một trong những người đau khổ nhất khi phải đón nhận toàn bộ những bất hạnh của cuộc đời, bị tước đoạt quyền sống, quyền thừa kế tài sản, bị áp bức bóc lột về mọi mặt. Lúc này, tác giả dân gian vốn là những người cùng khổ trong xã hội đã cảm thông và lên tiếng Ngày nhận bài: 15/3/2017. Ngày sửa bài: 2/7/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017 Liên hệ: Lê Thị Bích Thủy, e-mail: lebichthuyhcm@gmail.com 44 Môtip xây dựng nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam – Lào bênh vực che chở, cứu giúp họ bằng những yếu tố thần kì. Tác giả E.M. Mêlentinxki trong công trình nghiên cứu Nhân vật truyện cổ tích thần kì nguồn gốc ra đời đã nhận xét về hình tượng nhân vật mồ côi “là hình tượng mang tính chất sinh hoạt xã hội đầu tiên của văn học dân gian”, “là kết quả tất yếu của sự tan rã chế độ mẫu hệ. Đứa trẻ mồ côi bất hạnh trở thành một sản phẩm lịch sử tiêu biểu” [7; tr.33]; Trong công trình Văn học dân gian Việt Nam, tác giả Lê Chí Quế trên cơ sở phân loại về truyện cổ tích và khái quát đặc điểm của truyện cổ tích thần kì đã khẳng định “thân phận đứa trẻ mồ côi là đề tài quan trọng trong hệ thống truyện cổ tích thần kì” [8; tr.122]; Khi nghiên cứu về thể loại cổ tích trong văn học Lào, tác giả Đức Ninh trong cuốn Văn học các nước Đông Nam Á đã chỉ ra những mâu thuẫn trong truyện cổ tích thần kì chủ yếu là mâu thuẫn xung đột gia đình và xã hội, trong đó xung đột xã hội là giữa những người nhỏ bé tiêu biểu là nhân vật mồ côi với bọn tộc trưởng, chậu mường [10]; Tác giả Nguyễn Văn Vinh trong Văn học dân gian các dân tộc Lào, khi nhận xét về truyện cổ tích đã nhấn mạnh “Lào có nhiều truyện cổ tích nhân vật chính là người mồ côi nghèo khó” [13; tr.18]; Một số nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu nét tương đồng và khác biệt giữa văn hóa, văn học các nước Đông Nam Á như tác giả Ngô Văn Doanh trong ASEAN - Những mối tương đồng văn hóa [1], tác giả Nguyễn Hào Hùng trong Việt Nam – Đông Nam Á – Quan hệ lịch sử văn hóa [6]; Trong cuốn Những tương đồng và khác biệt trong một số kiểu truyện cổ dân gian Lào và Việt Nam, tác giả Lại Phi Hùng đã chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt của ba kiểu truyện: truyện dũng sĩ, truyện người bất hạnh và người đội lốt vật [5]. Truyện cổ tích thần kì Việt - Lào nói chung và hình tượng nhân vật mồ côi nói riêng đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả. Tuy nhiên, việc nghiên cứu theo hướng so sánh, đối chiếu hình tượng nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì Việt - Lào cần được nghiên cứu chuyên sâu để hiểu sâu hơn về hình tượng nhân vật mồ côi và đặc điểm nghệ thuật truyện cổ tích thần kì Việt - Lào. 2. Nội dung nghiên cứu Truyện cổ tích ra đời khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã và thay vào đó là chế độ chiếm hữu tư nhân và hình thức gia đình với những xung đột mới xuất hiện. Điều kiện lịch sử mới đã làm thay đổi các mối quan hệ, giai tầng và truyện cổ tích thần kì đã phản ánh hiện thực sinh hoạt của xã hội loài người. Đó là những mâu thuẫn trong gia đình, dòng họ và sau này mở rộng tới phạm vi bản làng, xã hội. Nhân vật mồ côi cũng được đặt trong những mối quan hệ ấy. Trong mạch chảy chung của kho tàng văn học dân gian, hình tượng nhân vật mồ côi trở thành một hình tượng nổi bật trong truyện cổ tích thần kì của Việt Nam và Lào. Hình tượng nhân vật này vừa mang nét chung phổ quát, vừa mang đặc điểm riêng thể hiện tính chất đặc thù của mỗi dân tộc. Qua khảo sát một số truyện cổ tích thần kì của Việt Nam, Lào, chúng ta nhận thấy phần lớn hình tượng nhân vật mồ côi đều có những nét tương đồng về kết cấu cũng như môtíp nghệ thuật. Nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì Việt – Lào thường có chung kết cấu: Nhân vật mồ côi sinh ra trong nghèo khó, bất hạnh, phải sống cô đơn một mình. Họ phải vượt qua những khó khăn, thử thách nhờ có phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình với ý chí, nghị lực kiên cường và được sự hỗ trợ đắc lực của các thế lực siêu nhiên để giành được hạnh phúc. Các nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam như nhân vật Cuội trong Chú Cuội cung trăng, nhân vật Sọ Dừa trong Sọ Dừa, Thạch Sanh trong Thạch Sanh, cô gái đi ở trong Sự tích con khỉ, nhân vật Khoai Cây tre trăm đốt, nhân vật mồ côi trong Chàng đốn củi và con tinh, chàng ngư dân trong Chử Đồng Tử - Tiên Dung. . . hay trong truyện cổ tích thần kì Lào như chàng mồ côi trongMồ côi, PhuHay, Ca la chậu, chàng Nụ Tổng trong Chàng Nụ Tổng và nàng Gột Nao, Người con gái đội đèn, cậu bé trong Cậu bé Xến và con chồn hương, chàng Thao Hụt trong Công chúa Thiêm Đao và 45 Lê Thị Bích Thủy chàng Hụt, nhân vật Kền trong Thảo Kền, chàng Khăm Phoi trong Chàng Khăm Phoi và con rắn nước, chàng XiPha trong Nàng ốc ngọc. . . đều là những nhân vật mồ côi nghèo nhưng hiền lành, thật thà, giàu tình thương và chăm chỉ. Những nhân vật này khi gặp khó khăn luôn kiên trì, dũng cảm để vượt qua, nếu gặp người hay vật bị nạn thì luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp và cuối cùng được đáp đền công ơn. Đây là những ước mơ khát vọng của nhân dân đối với những con người nhỏ bé bị vùi dập, khổ đau nhưng với những phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình thì họ được đền bù bằng sự công bằng và hạnh phúc trong cuộc đời. Là hạt nhân cơ bản của cốt truyện, môtip là “những yếu tố, bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật dân gian” [3; tr.168]. Trong truyện cổ tích thần kì Việt - Lào luôn xây dựng nhân vật mồ côi theo môtip là những nhân vật nhỏ bé, đáng thương, nghèo khổ đến tận cùng. Gia tài của những con người này thường được miêu tả với số lượng duy nhất và bé nhất. Tài sản duy nhất của Cuội trong Chú Cuội cung trăng chỉ có một chiếc rìu, Thạch Sanh trong Thạch Sanh thì “mình trần đóng khố” và nơi gốc đa chỉ có một lưỡi búa làm kế sinh nhai, anh Khoai trong Cây tre trăm đốt chẳng có gì ngoài sức lực của một chàng trai trẻ tuổi bị phú ông bóc lột. Tài sản duy nhất của hai cha con chàng trai Chử Đồng Tử là “chiếc khố vải độc nhất che thân thay nhau mặc”, khi cha chết thì chiếc khố duy nhất để liệm cho cha và từ đó một mình Chử Đồng Tử sống trong cô đơn, lẩn lút giữa sông nước, cuộc đời. Anh chàng nghèo khổ Phu Hay trong truyện Phu Hay thì hai bàn tay trắng, “muốn đi làm rẫy không có dao. Anh chỉ có duy nhất cái ná của bố để lại” [11; tr.106] và phải mổ diều chim mới có thóc giống để gieo hạt. . . Dường như, những nhân vật mồ côi sinh ra để đón lấy tất cả bất hạnh của cuộc đời: không cha mẹ, không tài sản, không một tấc đất cắm dùi. Họ nghèo tới mức phải xa lánh chính cộng đồng của mình. Không gian sống của họ thường là những túp lều tồi tàn, rách nát ở cuối bản làng hay trong núi sâu gợi nên sự lẻ loi, côi cút. Họ thường làm những công việc như đi ở, phát nương, làm rẫy, cày ruộng, bắt cá. . . tất cả đều gắn với môi trường sống của cư dân nông nghiệp lúa nước ở hai nước Việt - Lào. Nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì là sự lí tưởng hóa của nhân dân hai nước Việt Nam, Lào. Nhân vật mồ côi khốn khó tột cùng về vật chất nhưng lại có vẻ đẹp về tâm hồn, phẩm chất, tính cách, tài năng và chính vẻ đẹp này đã mang lại hạnh phúc cho họ trong cuộc sống. Sự tương đồng trong xây dựng nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì Việt - Lào là hệ thống nhân vật mồ côi tiêu biểu cho cái Đẹp, cái Thiện. Đó là những con người hiền lành, chăm chỉ, giàu tình thương, kiên trì, dũng cảm và sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, có tài năng (tài thổi sáo điêu luyện, tài thiện xạ. . . ) như người dân nghèo trong Người nông dân nghèo và Ngọc hoàng luôn bao dung, nhân hậu và suy nghĩ cho mọi người mà quên mất bản thân mình. Chàng mồ côi người Lào trong truyện Chàng mồ côi luôn siêng năng, thật thà và thánh thiện. Trong suốt hành trình đi buôn, chàng luôn bị tên Chanlenmôn gian tham tìm cách hãm hại nhưng chàng vẫn dùng số tiền ít ỏi của mình để cứu lấy các con vật (quạ, trăn, khỉ). Chàng KhămPha trong KhămPha nàng Ngà nhiều lần bị Phi Nọi phá rối công việc phát rẫy của anh nhưng trước lời van xin của Phi Nọi thì “anh đã động lòng thương và tha thứ cho hắn” [11; tr.96]. Nhân dân lao động xây dựng môtip nhân vật mồ côi với những nét tính cách và phẩm chất tốt đẹp đại diện cho cái Thiện nên sau khi trải qua những khó khăn thử thách, được sự trợ giúp thì họ xứng đáng được đáp đền và hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Nhân vật Chử Đồng Tử nghèo khổ nhưng cuối cùng chàng cũng có được cuộc sống tốt đẹp với vợ đẹp, sống trong cung điện, có kẻ hầu người hạ. . . Người nông dân nghèo trong Người nông dân nghèo và Ngọc hoàng được đền bù xứng đáng khi ông chủ cây cam chia cho anh một nửa số vàng đào được, con ba ba cho anh ngọc và cô gái gái câm đã nói được xin làm vợ chàng. . . Đó chính là những phần thưởng xứng đáng cho những chàng trai nghèo nhưng chăm chỉ và hiếu nghĩa. Đối lập với nhân vật mồ côi là hệ thống những nhân vật phản diện được xây dựng theo 46 Môtip xây dựng nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam – Lào môtip chung là những con người gian ác, xấu xa, luôn tìm mọi cách bóc lột, áp bức, cướp đoạt những gì mà nhân vật mồ côi có được nhưng kết cục lại nhận lấy bi thảm và bị trừng phạt thích đáng. Xây dựng nhân vật mồ côi đại diện cho cái Thiện, cái Đẹp thì sẽ được hưởng cuộc sống hạnh phúc, còn những nhân vật phản diện tiêu biểu cho cái Ác, cái Xấu sẽ bị trừng trị và có kết cục bi thảm. Điều này thể hiện khát vọng của nhân dân lao động về một cuộc sống an bình, ấm no, công bằng và bình đẳng. Trong truyện cổ tích thần kì, nhân vật mồ côi phải vượt qua những khó khăn, thử thách thì mới có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nét tương đồng trong truyện cổ tích thần kì của Việt Nam - Lào đó là nhân vật mồ côi phải trải qua những môtip thử thách khác nhau như thử thách về phẩm chất tính cách, thử thách về lòng nhân hậu, thử thách sự dũng cảm, lòng thủy chung và thử thách khả năng khéo léo. . . Vẻ đẹp nổi bật của nhân vật mồ côi trong truyện cỏ tích thần kì Việt - Lào là đức tính chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó. Đức tính này được xem như những chuẩn mực đạo đức, là yếu tố thiết yếu trên hành trình tìm kiếm và đạt đến hạnh phúc của các nhân vật mồ côi. Việt Nam và Lào là những quốc gia canh tác nông nghiệp lúa nước nên khả năng lao động của mỗi cá nhân được coi là yếu tố hàng đầu. Môtip nhân vật mồ côi với những nét tính cách tốt đẹp được thử thách trong cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng thông qua lao động cần cù, chăm chỉ nên đã có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chàng trai mồ côi nghèo với hai bàn tay trắng trong Phun Hay đã cần mẫn, chăm chỉ dùng đá ngả cây, đốt rẫy, mổ chim bắn được để lấy thóc gieo trồng. . . đã có được cuộc sống với thóc gạo dư dật. Chàng KhămPha dũng cảm đi vào khu rừng thiêng để phát quang khu rừng thành rẫy mong có thóc ngô nuôi sống bà cháu, nhưng khu rừng cứ phát quang hôm trước thì hôm sau lại mọc lên xanh tươi như cũ vẫn không khiến cho chàng KhămPha nản lòng mà ngược lại chàng vẫn chịu khó, kiên nhẫn. Môtip thử thách này nhằm bộc lộ những phẩm chất của người dân lao động yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên và mong muốn cuộc sống hòa đồng. Thử thách lòng nhân hậu của nhân vật mồ côi, tác giả dân gian thường sử dụng môtip là các nhân vật thần kì biến hóa thành những ông, bà lão ăn mày, nghèo nàn rách rưới đến để xin và cậy nhờ nhân vật mồ côi. Trong truyện Sự tích con khỉ, khi mọi người xua đuổi “cụ già nghèo khổ (thực chất là Đức Phật hiện thành), dáng điệu mệt nhọc đến xin uống nước” [2; tr.106] thì cô gái mồ côi lại “quảy giếng vục nước lên ân cần mời cụ” nên cụ già bảo cô “Ta là Đức Phật, thấy con là người nghèo khổ mà có lòng tốt, thưng người nên muốn ban thưởng cho con”. Hay để thử thách chàng Triều trong Quan Triều và chiếc áo tàng hình, vị thần tiên đã hóa thành cụ già ăn mày không mảnh vải che thân nằm bên đường nhưng chàng Triều đã cởi ngay chiếc áo đang mặc để cho cụ già. Cảm tạ tấm lòng nhân hậu của chàng nên cụ già ăn mày đã tặng cho chàng chiếc áo tàng hình. . . Cũng có khi, sự thử thách lòng nhân hậu cũng được tạo nên bởi chính những nhân vật mồ côi. Chàng Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa đội lốt là “cục thịt lăn lông lốc” để thử thách đối với cô gái út. Chàng Nụ Tổng trong truyện Chàng Nụ Tổng và nàng Gột Nao là người có tài thổi sáo rất điêu luyện, chàng muốn lấy được người con gái tốt bụng và thực sự yêu thương mình nên đã tự “lấy nhọ nồi bôi mặt, mặc quần áo rách rưới ngồi trước lều” [11; tr.124] và khi có ai đi qua thì xin miếng thịt trâu. Khi những người con gái khác đi qua đều từ chối nhưng chỉ có nàng mồ côi Gột Nao đồng ý và đã lấy được Chàng Nụ Tổng. Môtip thử thách sự dũng cảm, lòng thủy chung thường được đặt trong mối quan hệ giữa nhân vật mồ côi với các thế lực thù địch, đối lập luôn tìm mọi cách để phá hoại tình yêu, hạnh phúc gia đình. Những thử thách được đặt ra không chỉ phản ánh sự khắc nghiệt của hoàn cảnh sống mà qua đó để nhân vật mồ côi bộc lộ phẩm chất, thể hiện tài năng và vạch trần bản chất độc ác, tham lam, bóc lột của giai cấp thống trị. Chàng Bun Thông trong truyện Bun thông Ca la Chậu đã vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm trên hành trình đi tìm nàng Ca la Chậu. Những vực sâu thăm 47 Lê Thị Bích Thủy thẳm, những ngọn thác cao dựng đứng không làm chàng run sợ, những núi vàng, núi bạc không làm chàng lay chuyển tâm can và cuối cùng chàng đã lấy được con gái vua Thủy Tề làm vợ là nàng Ca la Chậu. Chàng Ní trong truyện Chàng Ní và cô út Vilăm con chúa đã vượt qua những anh tài hảo hán, một mình cầm rựa đi thẳng vào trong đền bắt ác quỷ để cứu nàng út Vilăm. Chàng nô bộc Phu Hay trong truyện Phu Hay đã đem lòng yêu con gái tộc trưởng nên bị đánh đập và đuổi ra khỏi bản. Tình yêu của chàng như tiếng sáo vút trời xanh hòa cùng dòng nước mắt người con gái biến thành con suối trong xanh đã trở nên vĩnh hằng. . . Thử thách khả năng khéo léo của nhân vật mồ côi được gắn liền với những hoạt động sinh hoạt trong đời sống. Đó là nhân vật mồ côi được đặt trong các cuộc thi (thi nấu cơm) nhằm thể hiện sự khéo léo của mình để giành chiến thắng như người vợ đội lốt cóc trong truyện Lấy vợ cóc, nàng mồ côi Gột Nao trong truyện Chàng Nụ Tổng và nàng Gột Nao. . . Để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bên cạnh môtip nhân vật mồ côi phải vượt qua những khó khăn, trở ngại bằng phẩm chất, tài năng của mình thì môtip nhân vật mồ côi cứu vật, vật trả ơn cũng là một môtip phổ biến trong truyện cổ tích thần kì Việt, Lào. Môtip này được diễn biến khi nhân vật mồ côi nghèo khổ nhưng chăm chỉ, giàu tình thương đã cứu giúp những con vật bị nạn, hoặc bị hại nhưng lại tha mạng và sau đó được vật đền ơn. Những con vật xuất hiện trong môtip cứu vật vật trả ơn trong truyện cổ tích thần kì của Việt Nam là những con vật nhỏ bé nhưng gần gũi và thân thiết như con chó, con méo, con chim sẻ. . . Những con vật xuất hiện trong môtip cứu vật vật trả ơn trong truyện cổ tích thần kì của Lào thường là quạ, trăn, khỉ, đại bàng, voi, rắn nước. . . tất cả đều gắn với môi trường sông nước hay núi rừng, khí hậu nhiệt đới của hai quốc gia nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Trong truyện Ai mua hành tôi, chàng mồ côi đã cứu sống con chim sẻ và chim sẻ đã tặng chàng lọ nước thần. Nhờ lọ nước thần mà vợ chàng xinh đẹp hơn, chàng cứu được vợ và được ngồi lên ngai vàng. Chàng nghèo khổ trong truyện Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ đã cứu con chó, con mèo, con rắn và được con rắn biếu viên ngọc băng xuyên, tặng anh nhiều vàng bạc, con chó và con mèo giúp anh chiến thắng kẻ gian. Chàng mồ côi trong truyện Chàng mồ côi đã dùng toàn bộ số tiền của mình mua và giải thoát cho trăn, quạ, khỉ và được các con vật báo đáp giúp anh lấy được con gái Pha nha đẹp người đẹp nết và chàng trở thành vị Pha nha được thần dân kính mến, các mường gần xa kiêng nể. Chàng Khăm Pha trong truyện Khăm Pha nàng Ngà đã tha mạng cho chúa cáo, chúa đại bàng, chúa sư tử, chúa voi khi đến phá rẫy và các con vật đã giúp đỡ chàng giành lại được vợ mình từ tên Chậu mường gian ác. . . Cũng có khi môtip vật trả ơn bằng cách hiện thành những cô gái xinh đẹp và trở thành vợ của nhân vật mồ côi. Nhân vật mồ côi vượt qua được những khó khăn, thử thách trong cuộc sống và đạt đến hạnh phúc bao giờ cũng cần đến yếu tố thần kì giúp đỡ. Đó là sự giúp đỡ của ông Bụt đối với chàng Khoai trong Cây tre trăm đốt, sự giúp đỡ của Đức Phật đối với cô gái trong truyện Sự tích con khỉ, vị thần rừng với chàng Khăm Pha trong truyện Khăm Pha nàng Ngà. . . Do vậy, môtip lực lượng thần kì luôn được sử dụng trong truyện cổ tích thần kì Việt - Lào và là môtip không thể thiếu trong quá trình đạt đến hạnh phúc, biến từ không đến có của những con người nhỏ bé, nghèo khổ. Bên cạnh những nét tương đồng trong môtip xây dựng nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam, Lào thì vẫn còn những nét khác biệt thể hiện rõ nhất ở các tình tiết, các chi tiết nghệ thuật. Vẻ đẹp của nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam là đức tính chịu thương chịu khó, chăm chỉ học hành, quyết tâm dùi mài kinh sử. Hình ảnh nhân vật mồ côi thường xuất hiện với tư cách là anh học trò nhà nghèo ham học, cuối cùng đỗ đạt vinh hiển, vinh quy bái tổ như chàng mồ côi trong truyện Sọ Dừa đã được tác giả dân gian hoàn thiện bức chân dung về chàng là học giỏi và đỗ trạng nguyên. Hình ảnh này không xuất hiện trong truyện cổ tích thần kì của Lào. 48 Môtip xây dựng nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam – Lào Chàng mồ côi trong truyện cổ tích thần kì Lào hiền lành, chăm chỉ và đặc biệt có tài thổi sáo làm say đắm lòng người và rung động núi rừng như chàng trai trong Suối Ta Ngâu, Chàng Nụ Tổng trong truyện Chàng Nụ Tổng và nàng Gột Nao. . . đã phản ánh đặc điểm tâm lí yêu ca hát, chuộng âm nhạc của người Lào. Nhân vật mồ côi của dân tộc Việt Nam thường được đặt trong không gian của vùng sông nước mênh mông, rộng lớn. Các nhân vật mồ côi thường sống bằng nghề chài lưới, quanh năm suốt tháng gắn với sông nước mênh mông như chàng mồ côi trong truyện Quan Triều và chiếc áo tàng hình, Chử Đồng Tử trong truyện Chử Đồng Tử - Tiên Dung. . . Không gian núi rừng là không gian nổi bật, xuất hiện nhiều lần trong truyện cổ tích thần kì Lào. Đó không chỉ là nơi kiếm kế sinh nhai của những con người nghèo khó mà còn là người bạn gần gũi, nơi nương tựa của con người. Hình ảnh rừng núi được xây dựng như những vị thần đem lại hạnh phúc cho nhân vật mồ côi như vị thần rừng trong truyện Khăm Pha nàng Ngà. . . Các lực lượng thần kì trong truyện cổ tích Việt Nam như Trời, Phật, Thần tiên. . . luôn đại diện cho lẽ công bằng và lòng nhân ái, giúp đỡ người mồ côi nghèo khổ để giành chiến thắng và có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Còn các thế lực yêu ma, quỷ là đại diện cho sự xấu xa, tàn bạo. Ngược lại, trong các truyện cổ tích thần kì của Lào thì thế giới thần tiên và ma quỷ cũng có hai mặt tốt và xấu, lương thiện và độc ác. 3. Kết luận Sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, không gian địa lí và khí hậu của khu vực đã tạo nên sự gần gũi thống nhất về văn hóa, văn học dân gian của các quốc gia Đông Nam Á. Trong đó, hai quốc gia Việt Nam, Lào có nhiều nét tương đồng khi xây dựng nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì. Đó là những nhân vật nghèo khổ, bất hạnh nhưng lại có phẩm chất cao đẹp, nhân hậu, vị tha, chăm chỉ. Những nhân vật này đại diện cho cái Đẹp, cái Thiện và khát vọng tự do, hạnh phúc, bình đẳng của quần chúng nhân dân. Do đó, yếu tố thần kì được sử dụng thông qua một số môtip cơ bản như môtip thử thách, môtip lực lượng thần kì, môtip cứu vật được vật trả ơn. . . Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia đều có sự sáng tạo riêng tạo nên bản sắc văn hóa, văn học riêng của dân tộc mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngô Văn Doanh, 1995. ASEAN - Những mối tương đồng văn hóa. Tạp chí Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay, số 1, tr.37. [2] Xuân Diện – Lê Chí Quế, 2001. Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam (phần cổ tích người Việt). Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. [3] Đinh Gia Khánh, 1968. Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám. Nxb Văn hóa, Hà Nội. [4] Nguyễn Xuân Kính, 1998. Văn hóa dân gian thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Tạp chí Văn hóa dân gian số 2, tr.1-7. [5] Lại Phi Hùng, 2004. Những tương đồng và khác biệt trong một số kiểu truyện dân gian ở Lào và Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [6] Nguyễn Hào Hùng, 1993. Việt Nam – Đông Nam Á – Quan hệ lịch sử văn hóa. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 4, tr.107-108. [7] E.M. Mêlentinxki, 1969. Nhân vật truyện cổ tích thần kì (1958). Bản dịch tại Thư viện Viện Văn học, Hà Nội. [8] Lê Chí Quế (Chủ biên), 2001. Văn học dân gian Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 49 Lê Thị Bích Thủy [9] Đức Ninh, 1993. Những đặc điểm riêng giữa văn học Việt Nam với các nền văn học khác ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam – Đông Nam Á quan hệ lịch sử văn hóa. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [10] Đức Ninh, 1999. Văn học các nước Đông Nam Á. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. [11] Tuyết Phượng, Đinh Kim Cương, Võ Quang Nhơn, 1981. Hợp tuyển văn học Lào. Nxb Văn học, Hà Nội. [12] Lưu Đức Trung, Đinh Việt Anh, 1989. Văn học Ấn Độ - Lào - Campuchia. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [13] Nguyễn Văn Vinh, 2005. Văn học dân gian các dân tộc Lào. Nxb Lao động, Hà Nội. ABSTRACT Motifs of orphan character creation in miracle fairy tales of Vietnam and Laos Le Thi Bich Thuy Institute of Culture and Development, Ho Chi Minh National Academy of Politics Coming from the same folk culture and folklore resource of South East Asia, miracle fairy tales of Vietnam and Laos have many similarities in the motif of orphan character creation. Orphan characters in fairy tales of Vietnam and Laos are often born in poverty and are much miserable in life who are often oppressed and exploited. However, with their kind nature and characteristic, they receive help from miraculous forces to overcome all difficulties and challenges to get a happy life. On the journey to a happy life, the Vietnamese and Lao folk authors make their orphan characters overcome many challenges with typical motifs such as: motifs of challenging the quality, characteristic, talent, bravery, and loyalty; Motif of miraculous forces, motif where animal is saved, it will show its gratitude. However, when creating orphan character with the beauty of nature and characteristic as well as using motif of miracle in miracle fairy tales, each nation has shown its own cultural identity. Keywords:Motif of orphan character, miracle fairy tales of Vietnam and Laos. 50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4980_ltbthuy_7746_2127501.pdf
Tài liệu liên quan