Tài liệu Motif “hành động” trong truyện ngụ ngôn L.N. Tolstoy - Nguyễn Minh Sang: TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 75 - 83
75
MOTIF “HÀNH ĐỘNG”
TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN L.N. TOLSTOY
Nguyễn Minh Sang10
Trƣờng THCS, THPT Việt Thanh TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Motif có thể hiểu là “khuôn”, “kiểu”, “dạng” để chỉ những thành tố, bộ phận được hình thành
bền vững, ổn định, có tính lặp đi lặp lại trong tác phẩm văn học. Trong truyện ngụ ngôn Tolstoy xuất hiện khá
nhiều “motif hành động” có vai trò xây dựng nên tình tiết, sự kiện cho các văn bản. Sự lặp lại ở đây không phải
kết tập cho nét đơn điệu, non tay, nhàm chán, mà ngoài vai trò đã nói trên, nó còn sở hữu các bảng màu khác
nhau trong cùng một khung thức, vừa để lại ấn tượng cho người đọc, vừa gia cố thêm sự thú vị, thu hút. Những
so sánh cần thiết với tác phẩm Aesop, La Fontaine, I. Krylov sẽ làm sáng tỏ thêm yếu tố này trong các mẩu
chuyện của Tolstoy.
Từ khóa: Motif, ngụ ngôn, Tolstoy.
1. Mở đầu
Lev Tolstoy - nhà văn vĩ đại của nƣớc Nga - thƣờng đƣợc mọi ngƣời biết đến ...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Motif “hành động” trong truyện ngụ ngôn L.N. Tolstoy - Nguyễn Minh Sang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 75 - 83
75
MOTIF “HÀNH ĐỘNG”
TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN L.N. TOLSTOY
Nguyễn Minh Sang10
Trƣờng THCS, THPT Việt Thanh TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Motif có thể hiểu là “khuôn”, “kiểu”, “dạng” để chỉ những thành tố, bộ phận được hình thành
bền vững, ổn định, có tính lặp đi lặp lại trong tác phẩm văn học. Trong truyện ngụ ngôn Tolstoy xuất hiện khá
nhiều “motif hành động” có vai trò xây dựng nên tình tiết, sự kiện cho các văn bản. Sự lặp lại ở đây không phải
kết tập cho nét đơn điệu, non tay, nhàm chán, mà ngoài vai trò đã nói trên, nó còn sở hữu các bảng màu khác
nhau trong cùng một khung thức, vừa để lại ấn tượng cho người đọc, vừa gia cố thêm sự thú vị, thu hút. Những
so sánh cần thiết với tác phẩm Aesop, La Fontaine, I. Krylov sẽ làm sáng tỏ thêm yếu tố này trong các mẩu
chuyện của Tolstoy.
Từ khóa: Motif, ngụ ngôn, Tolstoy.
1. Mở đầu
Lev Tolstoy - nhà văn vĩ đại của nƣớc Nga - thƣờng đƣợc mọi ngƣời biết đến là tác giả
của những bộ tiểu thuyết hoành tráng, đồ sộ nhƣ Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina,
Phục sinh, Thế nhƣng, ông còn thể hiện rõ vai trò của một nhà tƣ tƣởng, nhà giáo dục qua
bộ phận các tác phẩm ngụ ngôn. Cả cuộc đời ông đã dành nhiều tâm huyết cho việc định
hƣớng, bồi dƣỡng nhân cách và trí tuệ cho thế hệ trẻ. Tolstoy thành lập rất nhiều trƣờng học ở
quê nhà của mình lúc còn sinh thời, biên soạn sách giáo khoa cho trẻ em, sáng tạo nên phƣơng
thức giáo dục mới, viết các bài tham luận liên quan đến mảng giáo hóa, Những câu chuyện
ngụ ngôn của ông chủ yếu nằm trong Sách học vần và Sách tập đọc tiếng Nga, tập trung trong
thời kì từ 1871 - 1875.
Motif có thể hiểu là “khuôn”, “kiểu”, “dạng”, dùng để chỉ những thành tố, bộ phận
đƣợc hình thành bền vững, ổn định, có tính lặp lại trong tác phẩm văn học. Việc nghiên cứu
đối tƣợng này, mà cụ thể là những “motif hành động” trong tác phẩm Tolstoy (xác lập, diễn
giải và mô hình hóa chúng), sẽ phần nào khẳng định giá trị, tài năng của nhà văn ở mảng thể
loại mà chƣa đƣợc chú ý đến nhiều. Tolstoy, La Fontaine (Pháp), I. Krylov (Nga) là những
tác giả chịu ảnh hƣởng đối với tác phẩm của nhà ngụ ngôn huyền thoại Aesop, nhất là ở mặt
cốt truyện, bên cạnh đó là những cách tân, sáng tạo của mỗi ngƣời. Đối sánh cùng văn bản
của Aesop, La Fontaine, I. Krylov - những đỉnh cao ngụ ngôn - sẽ là cần thiết khi khảo luận
motif ở tác phẩm Tolstoy. Về tài liệu nghiên cứu chính, do khuôn khổ giới hạn của bài viết,
cũng nhƣ tầm bao quát từ bản thân cho nên tác giả chỉ chọn lấy một số tác phẩm nhất định
để khảo sát, trong các nguồn sách dịch đã xuất bản, cụ thể: Tolstoy (103 truyện), Aesop
(242 truyện), La Fontaine là 43 và Krylov là 99 truyện.
10Ngày nhận bài: 02/6/2017. Ngày nhận đăng: 15/8/2017
Liên lạc: Nguyễn Minh Sang, e - mail:nsang.agu.edu@gmail.com
76
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Motif ứng biến
Ở motif này, những vật yếu thế hơn chịu sự tác động từ các vật lớn, nguy hiểm, chúng
tìm cách tấn công con mồi của mình, nhƣng không phải theo kiều vồ vập, lấn lƣớt để đạt đƣợc
mục đích chiếm hữu, mà bƣớc đầu những loài này sẽ dùng chiêu bài mời gọi, gạ gẫm, mềm
mỏng nhằm đánh lạc hƣớng suy nghĩ của con mồi, tức lập bẫy để các con vật khác sa vào.
Trƣớc mƣu mô của các loài nguy hiểm, những vật chịu thế yếu tinh khôn, thông minh, ứng
biến để tìm cách thoát thân và cho bọn độc ác nhận lãnh hậu quả đích đáng. Có thể tóm lƣợc
thành hình phạm sau:
A chiêu dụ, mời gọi, đánh lừa - B ứng biến thành công - A nhận hậu quả đích đáng
(Bắt đầu từ đây các kí hiệu A, B, xuất hiện trong các cấu trúc nhằm để chỉ thứ tự có mặt
của từng nhân vật ở mỗi mẩu chuyện)
Xin chọn ví dụ:
Truyện Cáo và gà rừng, cáo gặp gà đậu trên cây, có ý định vồ gà, nhƣng phải tìm cách
gọi gà xuống, bởi nó chẳng thể trèo lên cây, nó bèn giả đò tỏ ý mong gà xuống đây chơi với
nó và chẳng có gì nguy hiểm hết bởi vừa có lệnh ban bố khắp mọi nơi là hòa bình và bình
đẳng giữa các loài với nhau. Gà hiểu mƣu đồ của cáo, gà cũng viện dẫn, có bầy chó săn đang
chạy đằng kia, thế thì cuộc hội ngộ lần này lại càng vui. Cáo hốt hoảng và bỏ chạy.
Truyện Sói và ngựa cái, sói muốn bắt ngựa con, thấy ngựa con đi khập khiễng, sói vờ
có ý giúp, chữa đau chân bằng bài thuốc của mình. Ngựa cái tƣơng kế tựu kế, nhanh nhảu nhờ
sói ra phía sau để xem chân cho mình. Sói vừa vòng ra đằng sau, ngựa đã đá hậu cho sói một
cú đau điếng, rồi chạy thoát.
Ngoài ra, có thể kể thêm truyện khác có cùng kiểu dạng này - Sói và dê. Những truyện ở
trên cho thấy rõ sự song kích đối đầu của hai đối tƣợng với nhau, motif ứng biến còn ghi nhận
tình thế ở ba loài, cũng là cách thức mời gọi, giăng bẫy của con vật hung bạo nhƣng với sự
nhanh nhạy, biến chuyển tình thế (nhờ sự giúp đỡ của loài khác), con vật yếu thế hơn đã giành
chiến thắng. Mô hình:
A, B kết bạn - C chiêu dụ, lập bẫy với A - A ứng biến (nhờ B giúp) - C bị trừng trị
Chẳng hạn câu chuyện Cáo, chó và gà trống, chó và gà trống kết bạn rủ nhau đi chu du.
Tối đến gà trống ngủ trên cây, còn chó nhà thì nằm phía dƣới. Ngày mới bắt đầu, gà cất tiếng
gáy, nghe thấy tiếng gà, cáo chạy bổ đến, và nài xin gà hãy xuống đất cùng nó với lòng thành
kính trân trọng. Gà tƣơng kế tựu kế, trƣớc nhờ cáo đánh thức ngƣời quét sân ở dƣới cho đỡ
ƣớt át, rồi sau đó gà sẽ xuống. Cáo loay hoay tìm ngƣời quét sân thì va phải chó, cáo nhận hậu
quả thiệt thân.
Hay đó còn là sự đối diện với những tình huống khó khăn, nhân vật của truyện (một
loài) đã tìm cách đối phó, từ đây loài ấy vƣợt qua và thụ hƣởng thành quả do mình tạo nên.
Mô hình cho kiểu loại này:
A gặp khó khăn (do hoàn cảnh) - A ứng biến, thành công
77
Quạ và cái bình là một dẫn chứng, quạ khát nƣớc và muốn uống nƣớc trong bình,
nhƣng tiếc thay nƣớc chỉ sâm sấp dƣới đáy, chẳng thể với tới đƣợc. Thế rồi, nó bèn đi lấy đá
thả vào trong bình, làm cho nƣớc dâng cao cho đến khi nó uống đƣợc.
2.2. Motif bắt chước
Motif có mặt ở khá nhiều tác phẩm của Tolstoy, một đối tƣợng thích, ngƣỡng mộ đặc
điểm, hoạt động của một nhân vật khác và nghĩ bản thân mình có thể làm đƣợc nhƣ vậy, nhằm
chứng tỏ bản thân và mong sở hữu những điều tốt đẹp giống nhƣ đối tƣợng kia, nên chúng cố
gắng bắt chƣớc, học đòi theo, và kết quả đã diễn ra ngƣợc lại với điều mà chúng nghĩ. Motif
trên khái lƣợc thành cấu trúc:
B cố bắt chước A - B nhận hậu quả
Dẫn dụ: Bò đực và ếch (Tolstoy) - Con nhái muốn to bằng con bò (La Fontaine) - Con
ếch và con bò (Krylov) (dấu gạch nối “-” khởi điểm từ truyện của Tolstoy, và nối kết đến tác
phẩm của nhà văn khác, với ý chỉ sự “tƣơng đồng” về cốt truyện ở các tác giả (ở những chỗ
cần đối sánh)).
Truyện nhƣ sau: Chú ếch rất muốn đƣợc to lớn giống nhƣ bò, nó gắng sức phì ngƣời
mỗi lúc mỗi phình đại hơn, cho đến cuối cùng vƣợt quá giới hạn của mình, bụng ếch nổ tung.
Truyện của Tolstoy dựng nên tình tiết ban đầu một con bò vô tình giẫm phải một chú
ếch, ếch con khác về nói lại với mẹ, thuật lại hình dáng cho mẹ nghe. Mẹ ếch tức thì thị phạm,
liên tục hỏi ếch con xem đã giống với loài ấy chƣa, và đến cuối thì nhận hậu quả. Câu chuyện
diễn ra rất nhanh chóng, gọn ghẽ. Ở truyện của La Fontaine và Krylov, các tác giả không cần
đến nhân vật trung gian để thuật lại hình dáng của bò cho đối tƣợng bắt chƣớc nghe, mà chính
ếch (nhái) trực tiếp trông nhìn và thực hành theo hình ảnh của loài vật to lớn. Ngoài ra, khác
với Tolstoy, đối tƣợng đứng ra xem xét, đánh giá ở truyện La Fontaine là chính loài mà chúng
học theo, còn ở Krylov là đồng loại của nó (bạn bè). Thêm nữa, hai nhà văn này còn nới thêm
biên độ truyện qua những dòng thơ dí dỏm, sinh động miêu tả dáng hình của các loài trong tác
phẩm: “Con nhái nom thấy con bò - Hình dung đẹp đẽ, mình to béo tròn - Nhái bằng quả
trứng tí hon” [5] (La Fontatine), “Con ếch ngồi ở bờ ao - Thấy bò ăn cỏ bảnh bao lạ thường -
Bụng to bự đường đường bệ bệ [] Ếch thì gầy guộc võ vàng” [3] (Krylov).
Mẩu chuyện khác: Rùa và đại bàng (Tolstoy) - Rùa và chim ưng (Aesop). Cả hai truyện
đều xây dựng hình ảnh rùa nài nỉ, mong muốn đại bàng giúp mình có thể bay lên trời xanh
giống nhƣ loài chim, nhƣ thế nó sẽ đƣợc thỏa mình ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Đại bàng
chấp nhận, quắp rùa lên cao, đƣợc một khoảng thì thả ra, rùa rơi xuống, vỏ nát nhừ. Tolstoy
tạo nên sự khác biệt so với Aesop, khi không đặt để chi tiết đại bàng yêu cầu phần công lao
nếu giúp rùa nhƣ ý nguyện (thỏa thuận giữa đôi bên, trƣớc khi cuộc phi thân cho rùa diễn ra),
điều ấy làm cho truyện của nhà văn Nga tinh giản hơn.
Những tác phẩm khác có cùng motif: Mèo và cừu; Đại bàng, quạ và người chăn cừu;
Cáo và chó sói.
78
2.3. Motif thức tỉnh
Các truyện có cùng motif này là: Chó sói và chó nhà, Đắm thuyền, Hươu, Lừa rừng và
lừa nhà, Gà mái và chim én, Hai chú ếch, Thỏ và ếch, Cáo và dê, Người cha và các con trai,
Cái bình đất và cái âu gang.
Trong các tác phẩm xuất hiện tình huống một hay nhiều đối tƣợng rơi vào tình trạng
thiếu sót, mê muội, sai lầm, và nếu cứ tiếp tục nhƣ vậy sẽ rất có thể dẫn đến những kết quả tệ
hại cho chính nhân vật đang luẩn quẩn chƣa thấy đƣợc đƣờng sáng. Một nhân vật khác sẽ
đứng ra chỉ dẫn cho họ (trực tiếp hay chỉ vô tình gián tiếp), giúp cho những kẻ còn u tối khai
thông tinh thần. Cấu trúc chung:
A u mê, sai lầm - B thức tỉnh A
Xin chọn các ví dụ làm rõ:
Câu chuyện Lừa rừng và lừa nhà (Tolstoy, Aesop) mở ra cho ngƣời đọc tình tiết chú
lừa hoang trông thấy cuộc sống quá đỗi mĩ mãn của lừa nhà khi đƣợc ăn thức ăn ngon, ở nơi
mát mẻ, trông phƣơng phi, mập mạp làm sao, chú lừa ta thầm ao ƣớc đƣợc nhƣ thế. Để rồi,
mọi thầm mong, ngƣỡng mộ nhanh chóng tan biến bởi những đòn roi, những hàng hóa nặng
nề mà ngƣời ta ấn lên lƣng lừa nhà. Nó nhận đƣợc một bài học và tỉnh thức. Nếu Aesop phân
tách nội dung truyện ra thành hai giai đoạn với khoảng cách giữa hai thời kì là khá xa nhau
(lừa nhà sống sung sƣớng - lừa nhà bị đối xử tàn tệ) thì Tolstoy gia tốc sự phân kì ấy chỉ trong
phút chốc, khiến mạch truyện cô kết, rất mau lẹ.
Trong quá trình “thức tỉnh”, cũng một vật đƣợc một vật khác gián tiếp “dạy khôn” cho,
nhƣng truyện Thỏ và ếch của Tolstoy đặt cùng nguyên bản Sư tử, voi và Prômêtê lại đem đến
nhiều điều khác biệt, thú vị. Ở tác phẩm Tolstoy, loài thỏ gặp nhau và khóc than vì số phận
hẩm hiu của bọn chúng, chúng luôn bị đe dọa bởi con ngƣời, cùng các loài ăn thịt khác. Vì thế
nhà thỏ muốn đâm đầu xuống nƣớc tự tận. Truyện của Aesop lại đƣa đến lời than phiền của
sƣ tử, nó là loài hùng mạnh, dữ dội, ngoan cƣờng nhƣng lại sợ hãi bởi tiếng gáy của gà trống,
quá chán nản, nó định tìm lấy cái chết. Trong lúc hoang mang ấy, sƣ tử gặp voi, nghe voi kể
về tình trạng khó khăn của mình, khi lúc nào cũng phải phe phẩy tai vì sợ muỗi bay vào đấy,
voi chẳng thể sống nữa. Biết đƣợc điều ấy, sƣ tử vui vẻ, phấn chấn hẳn lên vì biết rằng nỗi lo
của mình chẳng là gì so với voi, bởi so cùng muỗi - loài mà voi sợ hãi, thì gà trống to hơn
muỗi rất nhiều. Nhƣ vậy, cả voi và ngƣời thầy đằng sau hơn hết là muỗi đã giúp sƣ tử “sáng
mắt”, “sáng lòng” để sống tiếp. Còn với thỏ (Thỏ và ếch) đơn thuần chỉ nhờ loài ếch bé nhỏ
mà chúng vui sống trở lại, cái hồ để tự diệt, cũng là cái hồ làm cho chúng hồi sinh (thỏ chạy
ra hồ với ý định kết thúc cuộc sống, thấy động tĩnh lũ ếch kinh hãi nhảy tõm xuống nƣớc hết).
“Ân nhân” trực tiếp cho những kẻ u mê, còn lầm lạc, nhƣ chú chim én trong Gà mái và
chim én, thấy việc sai lầm của gà mái khi đi ấp ổ trứng rắn một cách chăm chút, cẩn thận,
chim én vội vàng lên tiếng can ngăn, giúp gà biết đƣợc hiểm họa sau này khi những quả trứng
ấy nở ra, rõ ràng chính chim én không chỉ “dạy điều đúng” mà còn cứu lấy mạng sống của
gà nữa.
79
2.4. Motif thử thách
Thế giới trong truyện cổ tích thƣờng tạo dựng những thử thách nhằm đặt ra cho nhân
vật nghèo khổ, khó khăn, yếu thế trong xã hội, nhƣng có phẩm chất, tấm lòng lƣơng thiện, tốt
bụng, nếu vƣợt qua những chƣớng ngại này, họ sẽ hƣởng đƣợc một phần thƣởng nào đấy, và
ngƣợc lại sẽ mất đi một cơ hội, một mơ ƣớc, nhìn chung là giúp họ đổi đời. Với chính khả
năng, tài đức của mình, hay nhờ sự trợ giúp của các thế lực siêu nhiên mà ngƣời bị đặt ra
những thử thách hoàn thành vẹn toàn nhiệm vụ và nhận đƣợc kết cục viên mãn. Chẳng hạn
Tấm Cám (Dì ghẻ bắt Tấm phân tách gạo và thóc trộn lẫn trong thúng thì mới cho đi lễ hội),
Giận mày tao ở với ai (Ngƣời cha của cô gái xinh đẹp thách xem ai làm cho mình giận, sẽ gả
con gái cho), Cây tre trăm đốt (Anh nông dân phải tìm đƣợc tre trăm đốt thì phú ông mới cho
anh lấy con gái mình), trong truyện cổ Việt Nam. Những tác phẩm của Tolstoy, cũng có thể
tìm thấy motif này, một nhân vật sẽ đóng vai trò đặt ra nhiệm vụ, thử thách, để một hay nhiều
nhân vật khác thực hiện, thế nhƣng tất cả phải tự mình hoàn thành, mà không có sự giúp đỡ
của đối tƣợng nào khác và không phải ai cũng vƣợt qua đƣợc hết, nó phụ thuộc vào bản tính,
suy nghĩ của ngƣời thực hiện. Phần kết lại ở các truyện ở đây mang đến nhiều thú vị cho
ngƣời đọc. Mô hình chung:
A đặt thử thách cho B - B hoàn thành (không hoàn thành được) - B nhận kết quả
bất ngờ
Có thể dẫn câu chuyện Người cha và các con trai, ngƣời cha đã giao “bài toán” cho các
con bằng việc yêu cầu các con hãy bẻ gãy một cái chổi sể. Chúng nhận nhiệm vụ, và xoay xở
nhiều cách nhƣng không thể nào bẻ gãy nổi. Những đứa con chịu thua. Mặc dù các con thất
bại, ngƣời cha ấy vẫn mang đến “đặc ân” cho chúng, đó là bài học về sự đoàn kết, hòa thuận
với nhau qua cách ông chỉ định các con hãy tháo rời từng ngọn chổi và sau đó họ dễ dàng bẻ
từng que một. Chiến thắng vẻ vang thử thách và có đƣợc “phần thƣởng” quý giá nhƣ bác nông
dân ở tác phẩm Bác mu-gích và Thủy thần. Một bác mu-gích bất cẩn đánh rơi chiếc rìu xuống
sông và đƣợc thủy thần tìm giúp, qua đây thần cũng muốn thử lòng chân thật của bác nên liên
tiếp mang lên những chiếc rìu khác nhau, cùng hỏi xem đó có phải là rìu mà bác đã đánh rơi,
tuần tự là rìu vàng, rìu bạc, cuối cùng là chiếc rìu sắt của chính chủ. Cả ba chiếc rìu đã thuộc
về bác mu-gích khi phẩm chất thật thà đƣợc kiểm định (bác phủ nhận hai chiếc rìu đầu và vui
mừng đón lấy chiếc rìu thật sự của mình).
2.5. Motif khẩn cầu
Đây là motif có số lƣợng truyện tham gia nhiều nhất (13/103 truyện). Khởi điểm một
nhân vật rơi vào tình thế khó khăn, hiểm nguy và thực hiện hành vi van xin, khẩn cầu một đối
tƣợng khác nhằm giúp mình thoát khỏi sự bức bách ấy. Yếu tố tạo ra thế hiểm cho nhân vật
nhiều khi là đến từ chính nhân vật mà đối tƣợng sẽ tiến hành cầu xin và còn lại là thuộc về đời
sống của kẻ khẩn cầu tạo nên. Nhân vật đứng thế trên sẽ xem xét và đƣa ra quyết định chấp
nhận hay từ chối lời van nài ấy, điều này đa phần chịu sự chi phối bởi quyền lợi mà bên nhận
khẩn cầu sẽ đƣợc hƣởng. Motif này chủ yếu đƣợc bộc lộ qua sự tƣơng tác của hai cặp song
phƣơng người - vật và vật - vật. Cấu trúc khái quát nhƣ sau:
80
(A đối đầu B) - A gặp khó khăn, khẩn cầu đến B - B (chấp nhận / chối từ) - A nhận
kết quả (tốt / xấu)
Xin chọn ví dụ: Sói và sếu, mở đầu là việc sói bị hóc xƣơng, không thể nào lấy ra đƣợc,
một chú sếu đi ngang, sói ta liền nhờ sếu thò đầu vào họng mình để gắp xƣơng ra. Sếu nghĩ
đến phần thƣởng mà sói có thể trao cho mình nếu mình giúp sói, nên quyết định chấp nhận.
Cuối cùng, sói thoát khỏi đau đớn. Những truyện khác mà bên cầu xin đƣợc chấp thuận và
nhận kết cục tốt đẹp, có thể nhắc đến thêm nhƣ: Sói và sóc, Nhím và rắn nước, Chó sói và chó
nhà, Sói cái và lợn.
Chịu hệ quả đau buồn khi bên nhận lời cầu xin từ chối, thờ ơ, nhƣ tác phẩm Chim cun
cút và người săn, chim cun cút sa vào lƣới của ngƣời đi săn, giờ mạng sống nhƣ dây mành
mỏng manh, nó cố sức nài xin ngƣời bắt chim tha mạng cho nó và dành món hời (nhử những
con cút khác vào lƣới) cho ngƣời ấy khi lời khẩn cầu đƣợc đồng ý. Và kết cục chỉ là “cái lắc
đầu” của đối tƣợng đang chiếm ƣu thế bởi bản tính xấu xa của chim cút và khoảng tƣơng lai
viễn vông mà nó tạo ra cho thợ săn. Những câu chuyện khác có cùng kiểu dạng có thể kể đến
thêm: Chuồn chuồn và kiến, Sếu và cò, Người đánh cá và con cá con.
Ở việc chấp nhận hay từ chối lời thỉnh cầu của bên nài xin, còn dẫn đến một hệ quả
đáng chú ý là cả hai bên (ngƣời mong ngóng cầu xin và kẻ xét quyết điếu ấy) đều có chung
kết cục tốt hay xấu nhƣ nhau. Chúng tôi lập thành mô hình:
(A đối đầu B) - A gặp khó khăn, khẩn cầu đến B - B (chấp nhận / chối từ) - A = B
nhận kết quả (tốt / xấu)
Xin dẫn ví dụ: Sư tử và chuột, một chú chuột bất cẩn chạy qua ngƣời sƣ tử lúc sƣ tử
đang ngủ. Nó tỉnh giấc và tóm ngay chuột. Chuột sợ hãi và lên tiếng cầu xin chúa sơn lâm tha
cho nó, nếu thả nó ra, nó sẽ có ngày đền đáp cho sƣ tử. Sƣ tử thả chuột ra. Về sau, những
ngƣời thợ săn bắt trói sƣ tử ở cây, con chuột ngày trƣớc nghe tiếng sƣ tử gầm, chạy đến cắn
đứt dây thừng, sƣ tử đƣợc dịp và chạy thoát. Nhƣ vậy, chính lần tha mạng cho chuột mà giờ
đây cả minh chủ núi rừng và chú chuột nhắt đều có đƣợc cuộc sống tự do, tự tại. Kiểu dạng
này còn có thể điểm thêm tác phẩm Lừa và ngựa. Ngựa không chấp nhận lời văn xin của lừa,
chịu bớt một phần hàng trên lƣng lừa, cho đến cuối cùng lừa mất mạng vì kiệt sức, còn ngựa
lúc đầu thành thơi thì giờ phải gồng gánh hết hàng hóa lúc đầu của lừa, cộng thêm bộ da
lừa nữa.
Sự ƣng thuận lời của kẻ cầu xin không phải lúc nào cũng mang lại kết quả mĩ mãn cho
đối tƣợng ấy, nó có thể là đòn ác hiểm khiến nhân vật thỉnh cầu phải lãnh chịu hậu quả từ
chính sai lầm của bản thân. Cấu trúc cho kiểu loại này:
A gặp khó khăn, khẩn cầu đến B - B chấp nhận - A nhận kết quả xấu
Tác phẩm Họ nhà ếch xin cho chúng một ông vua (Tolstoy) - Loài ếch muốn có vua
(Krylov) là một ví dụ. Loài ếch cầu khẩn Thƣợng đế cho chúng một ông vua để quản lí, phân
xử các công việc của loài, nếu không có, dân tình ếch ắt sẽ rối ren. Bỗng một cành cây rơi
xuống, loài ếch hết sức mừng rỡ vì lời thỉnh cầu đƣợc ứng nguyện. Thế nhƣng, vẻ hiền lành
đến thẩn thờ của “vua” làm chúng phát chán và quyết định cầu xin một ông vua khác. Lần này
81
một con diệc (cò) xuất hiện và bắt đầu săn bắt họ nhà ếch, khiến dân số ngày một giảm đi, dù
giờ loài ếch có tiếc nuối cũng đã muộn. Với câu chuyện của Krylov, ông chú ý gia công về
mặt hình dáng, khí chất của từng “ông vua”, cũng nhƣ thêm nét cho tác phẩm qua lời trách cứ
của Thƣợng đế khi loài ếch lại khóc than xin đổi vua nữa. Ngựa xin đổi chủ vì cuộc sống quá
vất vả, để rồi từng ngƣời chủ lần lƣợt đƣợc thay thế, số phận ngựa cùng dần u tối hơn, cho
đến sự diệt vong qua Ngựa và người chủ (Tolstoy), đây cũng là trƣờng hợp tƣơng tự về sự
thiệt thân khi lời khẩn cầu đƣợc chấp nhận.
Với việc lặp lại hành động của nhân vật trong cùng một tác phẩm nhƣ chuyện xin đổi
vua, đổi chủ, thì từ đây tính cách của những đối tƣợng ấy cũng đƣợc khắc sâu hơn.
2.6. Motif giả trang
Giả trang hay là sự giả tạo về hình thức của một đối tƣợng (nhân vật cố tình khoác một
bộ “quần áo”, hay cả về phong thái biểu lộ ra bên ngoài khác hoàn toàn với chính mình) nhằm
che mắt ngƣời khác, hòng đạt đƣợc một ý đồ gì đấy có lợi cho bản thân. Kết quả của cuộc giả
trang luôn là sự vạch trần từ đối phƣơng, nhân vật giả trang phải nhận một hậu quả đích đáng.
Cấu trúc chung nhƣ sau:
A giả trang (trước một hay nhiều đối tượng) - A bị vạch trần, chuốc lấy hệ quả xấu
Ví nhƣ: Quạ và bồ câu (Tolstoy) - Sáo mượn lông công (La Fontaine)
Ở câu chuyện của Tolstoy, một chú quạ nhận thấy đàn bồ câu đƣợc nuôi quá đầy đủ, no
ấm, nên bèn bôi trắng lông mình và bay vào chuồng bồ câu. Đàn bồ câu lúc đầu nhìn dáng vẻ
của nó chẳng nghi ngờ gì. Nhƣng có lần, do sơ suất quạ bỗng cất tiếng kêu quen thuộc theo
giống loài, đàn bồ câu phát giác, hết sức tức giận, xúm vào mổ và đuổi nó đi. Nó thất thểu bay
về với họ nhà quạ, nhƣng vì màu lông trắng khác thƣờng của nó, nên cả đồng loại cũng từ
chối chấp nhận nó. Cũng bị đánh đuổi dù là từ bên mong đƣợc chấp nhận khi giả trang hay
bên loài cùng họ với mình, tác giả La Fontaine lại dựng nên tình tiết mở đầu và diễn biến khác
với phần vừa thuật kể trên. Sáo thích vẻ đẹp của lông công, nên khi công đổi lông, nó liền
nhặt lấy đem cắm khắp ngƣời mình, rồi cũng phe phẩy, hãnh diện cùng công dạo bƣớc trên
đƣờng. Thế nhƣng sự giả mạo là sờ sờ ra đấy, ai cũng có thể biết đƣợc, đàn công thật chẳng
vừa mắt nên xua vào nhạo báng, và mổ cho đến trụi lông đen của quạ, xấu hổ trở về với bạn
bè của mình, nó cũng không đƣợc chấp nhận.
Truyện Lừa đội lốp sư tử (Tolstoy) - Lừa và da sư tử (Aesop) - Con lừa đội lốt sư tử (La
Fontaine), lừa khoác bộ da sƣ tử đi khắp nơi, tự đắc, xem chừng để mọi ngƣời và muôn thú sợ
hãi. Đến đây mỗi tác giả lại chọn cách làm bại lộ sự ngụy trang của lừa khác nhau, Aesop để
một con cáo xuất hiện, là đối tƣợng đã từng biết và hiểu quá rõ về lừa vạch trần sự ngụy chân
của nó, Tolstoy mƣợn cơn gió thổi đến làm tung bộ da sƣ tử và lừa lộ nguyên hình, La
Fontaine cho một chú chó xuất hiện, sủa vang vào lúc lừa bất cẩn để thừa một phần mẩu tai
ngoài lớp áo. Và dù phƣơng thức nào đi nữa thì điểm kết câu chuyện cũng là tình thế ê chề,
xấu hổ của lừa, hay bị con ngƣời và các loài vật khác đánh đuổi.
Bên cạnh hai truyện trên, chúng ta còn có thể điểm đến những tác phẩm khác nhƣ: Mèo
và lũ chuột, Con chó và thằng ăn trộm, Người lái buôn và hai tên ăn cắp.
82
2.7. Motif trả đũa
Cách thức lặp lại về hành động này thƣờng diễn ra với sự đối đầu song phƣơng giữa hai
vật với nhau hay giữa con ngƣời và loài vật. Một bên sẽ cố tình giở trò xấu, hãm hại một bên
khác, nhằm đạt đƣợc một mục đích có lợi cho bản thân mình, thế nhƣng sự phƣơng hại của
bên ấy không dẫn đến sự diệt vong cho thế còn lại. Đối tƣợng lúc đầu nằm ở vị trí thụ động sẽ
tích thù, căm phẫn và tìm cách trả đũa, báo oán đối với kẻ đã gây hấn với mình. Cuộc đáp trả
đƣợc toan tính kĩ càng và gây bao tổn thất cho nhân vật nghịch đối. Mô hình chung:
A bị B giở trò xấu, hãm hại - A trả đũa B
Nhƣ tác phẩm Sư tử, chó sói và cáo (Tolstoy) - Sư tử, con lang và con hổ (La Fontaine),
sƣ tử già ốm nằm trong hang, các loài thú thi nhau đến thăm, duy chỉ có cáo (hổ) là chƣa đến,
sói ganh ghét đƣa điều chỉ trích cùng chúa sƣ tử. Đến khi cáo (hổ) tới, sƣ tử nổi cơn tức giận,
cáo mới viện lẽ, chẳng thể đến thăm chúa sơn lâm vì phải tìm thuốc cho minh chủ, lột da con
sói đang sống làm áo choàng mà khoác lên mình chính là bài thuốc hữu hiệu. Trong phút
chốc, cáo phải chết dƣới tay sƣ tử. Tác giả La Fontiane còn cố gia công thêm vài chi tiết nhằm
làm cho tác phẩm thơ thêm đầy đặn, bay bổng, nhƣ chuyện hổ lúc diện kiến chúa sơn lâm đã
khua mép chỉ điểm nguyên căn bệnh tình của quân vƣơng: “Hạ thần may đã gặp thầy - Dạy
rằng Thánh thể bệnh này dễ yên - Kém chân Hỏa là tên trong sách - Vị tuổi già, huyết mạch
khi suy” [5,519], việc xử lý chó sói cũng đƣợc trình bày rất cụ thể: “Bá quân, đem trói lang
thần - Thịt kia đem nướng Trẫm ăn - Da kia may áo làm chăn Trẫm nằm” [5,519].
Truyện khác có cùng motif: Cáo và sếu, cáo mời sếu đến dùng bữa và bày thức ăn trên
đĩa. Với cái mỏ dài, sếu chẳng ăn đƣợc gì, thế là đứng nhìn cáo chén sạch. Sếu quyết định đáp
trả, đến ngày hôm sau, sếu mời ngƣợc cáo đến chơi và dọn bữa ăn trong một cái bình cổ dài.
Cáo không thể thò mõm vào bình đƣợc, đành để mình sếu ăn no. Ngoài ra, có thể đề cập thêm
Đại bàng và cáo.
2.8. Motif nhận diện
Truyện có motif này chiếm số lƣợng khá ít trong hệ tác phẩm Tolstoy: Chuột, gà trống
và mèo; Chuột đồng và chuột nhà; Sư tử và ếch; Hươu bố và hươu con. Trong motif nhận
diện, một nhân vật sẽ tỏ ra không rõ, không hiểu, hay lầm tƣởng về hình ảnh, đặc tính của một
nhân vật khác, hoặc là về cuộc sống của đối tƣợng ấy. Có thể do chính họ trải nghiệm, cũng
có thể đƣợc một nhân vật cận kề với họ giải thích, giúp họ trở nên thông đạt, có đƣợc sự hiểu
biết, tri nhận về đời sống quanh mình. Cấu trúc cho motif:
A (không rõ / lầm tưởng) về B - A (tự trải nghiệm / được giải thích) - A nhận diện
Ví câu chuyện Sư tử và ếch, nghe thấy tiếng ếch kêu rất to, sƣ tử ngẫm nghĩ cho rằng,
đó có thể là một con vật lớn, cho nên mới gầm đƣợc nhƣ vậy. Nó cố gắng chờ đợi ếch xuất
hiện từ đầm lầy, cho đến khi trông thấy thì nó tự cƣời mình vì loài ấy chẳng là gì cả. Cuộc
sống với bao thức ăn ngon, ê hề cả bàn là điều mà chuột đồng lầm tƣởng khi đến chơi nhà chị
chuột nhà, nhƣng tới khi những ngƣời săn bắt chuột ùa vào phòng thì nó mới vỡ lẽ ra sự thật
đáng sợ (Chuột đồng và chuột nhà). Còn chú hƣơu con trong Hƣơu bố và hƣơu con đã tƣờng
tỏ về chuyện vì sao ngƣời bố to lớn, nhanh nhẹn của nó mà lại sợ loài chó, chính hƣơu bố đã
thú thật cho con biết về bản chất yếu đuối của mình.
83
3. Kết luận
Motif đƣợc định hình (8 motif hành động), đấy sẽ là những dấu chỉ để ngƣời đọc khai mở
các giá trị về ý nghĩa mà tác giả gửi gắm, nó góp phần quan trọng vào việc dựng lập sự kiện, tình
tiết cho văn bản. Khi triển khai tình tiết theo đƣờng biên motif, ngƣời đọc càng nhận thấy những
độc đáo, thú vị ở Tolstoy. Đặt ngụ ngôn của ông trong trƣờng nhìn sánh đối với ba tác giả khác,
nhà văn Nga có số lƣợng lớn tác phẩm gần nhƣ hoàn toàn tƣơng thích với ngụ ngôn của Aesop
(đúng theo kiểu dịch thuật), đó đều là các mẩu chuyện hết sức ngắn gọn, một vài tác phẩm
Tolstoy tinh giản, đẩy nhanh hơn tiến trình sự kiện, mà các phần dẫn dụ trên đã từng nhắc đến.
Ngoài ra, Tolstoy còn tạo nên sự thú vị, sắc thái mới cho các tác phẩm của mình qua việc ông
thay đổi đôi nét tình tiết, hình ảnh sự vật, nhƣng nhìn chung vẫn nhằm mục đích làm các tác phẩm
trở nên gọn ghẽ hơn. Từ đây, đã cho thấy sự tƣơng phản khá lớn với La Fontaine và Krylov. Hình
thức trình bày ngụ ngôn của hai nhà văn sau là bằng thơ, họ rất linh hoạt, phóng khoáng trong
việc triển khai nội dung câu chuyện. Cả hai tác giả đã làm giãn biên độ tác phẩm qua việc miêu tả
bối cảnh, hình dáng, xoáy sâu thêm về đặc tính hay hành động của nhân vật,... Sự tinh gọn nơi
ngụ ngôn Tolstoy ở đây không phải là một điểm đơn lẻ ngẫu hứng mà nó còn thể hiện ở nhiều
mặt khác nhau trong quá trình tác tạo tác phẩm của nhà văn như lời thoại, cách thức tạo nghĩa,.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (1997). Từ điển thuật ngữ
văn học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.
[2] Hà Thị Hòa (biên soạn và tuyển chọn) (2009). Văn học Nga trong nhà trƣờng. Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
[3] I. A. Krylov (2000). Truyện ngụ ngôn, Hồ Quốc Vỹ (tuyển dịch). Nhà xuất bản Văn
học, Hà Nội.
[4] Triều Nguyên (2011). Góc nhìn cấu trúc về ca dao và truyện ngụ ngôn. Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[5] Nhiều tác giả (Tô Thị Khang - Nguyễn Văn Vĩnh (tuyển dịch)) (2006). Ngụ ngôn kinh
điển. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[6] Lev Tolstoy (Thúy Hoàn (dịch)) (1993). Kiến và chim bồ câu. Nhà xuất bản Văn học,
Hà Nội.
ACTION MOTIF IN L. N. TOLSTOY’S FABLES
Nguyen Minh Sang
Viet Thanh Secondary and High School, Ho Chi Minh City
Abstract: Motif can be considered as “mold”, “type”, “form” to refer to components or parts formed
sustainably and repetitively in his literary works. In Tolstoy's fables, there are a lot of “action motifs” which
play a special role of creating events and context for the story. The repetition of his masterpiece is not a
mundane combination of monotonousness, incompetence and mainstream. However, apart from the role
mentioned above, it also owns different color palettes in the same frame of context which not only leads to an
deep impression on readers but also interests them in such an amazing intellectual way. The vital comparisons
with Aesop’s, La Fontaine’s, I. Krylov’s will further clarify these elements in Tolstoy's stories.
Keywords: Motif, fable, Tolstoy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_7424_2135955.pdf