Tài liệu Một vài ý kiến trong thực hiện chính sách dân tộc ở Cần Thơ: 557
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
MỘT VÀI Ý KIẾN TRONG THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở CẦN THƠ
Th.S Huỳnh Hoàng Ba
TÓM TẮT
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long,
có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,
quốc phòng là đầu mối giao thông thủy, bộ của khu vực. Thành phố Cần Thơ có
09 đơn vị hành chính cấp quận, huyện gồm: quận Ninh Kiều, Ô Môn, Bình
Thủy, Thốt Nốt, Cái Răng và các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh
Thạnh, với 85 xã, phường, thị trấn và 604 ấp, khu vực. Hiện nay ở Cần Thơ có
đến 27 dân tộc sinh sống cộng cư cùng nhau phát triển. Trong các năm qua
Thành phố đã triển khai thực hiện nhiều chính sách chăm lo tốt cho đồng bào
dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, ngoài kết quả đạt được như đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội
của đồng bào dân tộc được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong đồng bào
được giảm nhanh, c...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài ý kiến trong thực hiện chính sách dân tộc ở Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
557
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
MỘT VÀI Ý KIẾN TRONG THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở CẦN THƠ
Th.S Huỳnh Hoàng Ba
TÓM TẮT
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long,
có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,
quốc phòng là đầu mối giao thông thủy, bộ của khu vực. Thành phố Cần Thơ có
09 đơn vị hành chính cấp quận, huyện gồm: quận Ninh Kiều, Ô Môn, Bình
Thủy, Thốt Nốt, Cái Răng và các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh
Thạnh, với 85 xã, phường, thị trấn và 604 ấp, khu vực. Hiện nay ở Cần Thơ có
đến 27 dân tộc sinh sống cộng cư cùng nhau phát triển. Trong các năm qua
Thành phố đã triển khai thực hiện nhiều chính sách chăm lo tốt cho đồng bào
dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, ngoài kết quả đạt được như đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội
của đồng bào dân tộc được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong đồng bào
được giảm nhanh, các dịch vụ y tế chăm lo cho đồng bào được tiếp cận Tuy
nhiên, ngoài những kết quả đạt được trên thì bên cạnh đó còn một số khó khăn
vướng mắc tồn tai cần được nghiên cứu và có hướng giải quyết tốt hơn.
1. Nội dung.
1.1. Khái quát về đồng bào dân tộc ở thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ có diện tích tự nhiên là 1.400,964 km2. Cũng như
nhiều tỉnh, thành ở đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ có cơ cấu đa dân tộc
theo số liệu mà chúng tôi có được qua thống kê thì hiện nay trên địa bàn thành
phố Cần Thơ có đến 27 dân tộc anh em sinh sống hòa hợp đoàn kết trên vùng
đất này. Dân số chung của thành phố là 1.188.435 người (tổng điều tra dân số
và nhà ở năm 2009), gồm 589.606 nam và 589.829 nữ. Trong đó, các dân tộc
thiểu số là 36.133 người, chiếm tỷ lệ 3,04% dân số thành phố. Dân tộc Khmer
có 5.151 hộ, có 21.414 người chiếm tỷ lệ 1,80%. Người Hoa có số dân đứng
hàng thứ 2 sau đồng bào dân tộc Khmer, với 3.058 hộ, có 14.199 người, chiếm
tỷ lệ 1,19%. Các dân tộc thiểu số khác như: Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng,
Dao, có 95 hộ, với 520 người, chiếm tỷ lệ 0,05%.
558
Người Hoa ở thành phố Cần Thơ gồm có 05 Bang: Quảng Đông, Triều
Châu, Phúc Kiến (ở Cần Thơ gọi là Phước Kiến), Sùng Chính (người Hoa gốc
Hẹ) và Hải Nam sống tập trung đông ở các quận Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn,
Thốt Nốt. Về cơ sở thờ tự của người Hoa có hơn 20 chùa, miếu, nghĩa trang. Hệ
thống giáo dục của người Hoa ở Cần Thơ gồm có: Hội Bảo trợ Hoa văn,
Trường Bổ túc Hoa văn, Trường Phổ thông Dân lập Việt – Hoa, Nhóm trẻ Bác
ái (trực thuộc Chùa Ông Quảng Triệu Hội Quán).
Về mặt tín ngưỡng người Hoa ở Cần Thơ có tín ngưỡng đa dạng và
phong phú, bao gồm các hình thức thờ cúng trong gia đình, dòng tộc như: Thờ
cúng tổ tiên, thờ cúng Trời (Ông Thiên), thờ Ông Địa và Thần Tài, thờ Ông
Táo, thờ cúng trong Từ đường.
Trong cộng đồng người Hoa tín ngưỡng thờ cúng Bà Thiên Hậu, Quan
Công, thờ Ông Bổn, thờ Địa tạng Vương bồ tát, Trịnh Ân... trong năm cộng
đồng người Hoa cúng cầu Bình An, cúng Đáp tạ Thần ân, Tống ôn – Tống
phong, cúng Thanh Minh, Vu Lan và Trùng Cửu và các lễ, tết Nguyên đán,
Trung Thu, Đoan Ngọ, Nguyên Tiêu.
Về mặt tôn giáo Phật giáo của người Hoa có tín đồ người Hoa theo các
tông phái Hoa Tông Chùa Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm quận Ninh Kiều. Về văn
hóa dân gian, người Hoa ở Cần Thơ viết thư pháp, nhạc truyền thống Tùa Lò
Cấu của người Hoa Triều Châu
Người Khmer ở Cần Thơ có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số
đang sinh sống, người Khmer có 21.414 người chiếm tỷ lệ 1,80% toàn thành
phố sống tập trung đông tại huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và Ô Môn. Tại
Cần Thơ có 12 ngôi chùa Khmer, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer đóng
trên địa bàn quận Ô Môn; Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước thành phố và 01
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú.
Về phong tục tín ngưỡng người Khmer sinh hoạt gắn với các ngôi chùa.
Hàng năm đồng bào Khmer có các lễ hội truyền thống như: Bund Chôl Chhnăm
Thmây (Lễ vào năm mới); Bund Sen Đôn ta (Lễ cúng ông bà); Bund Thvai Pres
Khe (Lễ cúng trăng); Bund Kom SalSroc (Lễ cầu an); Bund KaThanh (Lễ dâng
y cà sa); Bund BonChoốs Seima (Lễ kết giới)1. Ngoài ra, các năm qua nhân các
1 . Sơn Phước Hoan ( Chủ biên) Sơn Ngọc Sang, Danh Sên (2002), Các lễ hội truyền thống
của đồng bào Khmer Nam Bộ, NXB Giáo dục.
559
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
ngày lễ hội lớn của đồng bào Khmer trong khu vực thành phố Cần Thơ cử đội
ghe Ngo của thành phố cùng tranh tài tại lễ hội ở Hậu Giang, Sóc Trăng
1.2. Các chính sách dân tộc trên địa bàn thành
Hiện tại Cần Thơ có rất nhiều chính sách về chăm lo cho đồng bào dân
tộc thiểu số nhưng nhìn chung có xu hướng tập trung nhiều về đồng bào dân tộc
Khmer. Một số chính sách đang thực hiện trên địa bàn thành phố như: Quyết
định số 59/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về
việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc
biệt khó khăn. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ
về công tác dân tộc; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc;
Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết
định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày
04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động
thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 2085/QĐ-
TTg ngày 31 tháng10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chính sách
đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn
2017 – 2020; Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2017 về thực
hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tại thành phố Cần
Thơ giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào
DTTS và Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về phát huy vai trò người uy tín trong đồng bào DTTS trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc1...
Nhìn chung tại Cần Thơ việc thực hiện các chính sách dân tộc trên địa
bàn thành phố các năm qua đạt kết quả tốt. Ngoài các chính sách của Trung
ương về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và giảm nghèo trong đồng bào dân
tộc thì các cấp chính quyền đã vận động nhiều nguồn viện trợ của các quốc gia
đầu tư vào Cần Thơ như nhận nguồn viện trợ của Chính phủ Nhật Bản xây
1 . Báo cáo số 826/BC-BDT ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Ban Dân tộc thành phố Cần Thơ
Kết quả công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm
2018
560
dựng 03 cầu nông thôn nơi có đông đồng bào thiểu số sinh sống. Trong cộng
đồng người Hoa thì cộng đồng người Hoa có điều kiện đã hỗ trợ tiền cho các hộ
người Hoa nghèo gặp khó khăn tiền xây nhà mới và sửa lại nhà...tạo được sự hỗ
trợ về vật chất và tinh thần rất lớn để đồng bào phấn đấu vươn lên trong cuộc
sống.
2. Một vài nhận xét, đề xuất trong chính sách dân tộc ở Cần Thơ
Về nhận thức chung của người dân, cán bộ làm công tác dân tộc, các nhà
hoạch định chính sách dân tộc còn chưa có cái nhìn thật sự khách quan về sự
phát triển thời gian qua của đồng bào dân tộc thiểu số tại Cần Thơ.
2.1 Tư tưởng và nhận thức chung về người Hoa
Nhận thức chung về người Hoa đa số có nhận thức người Hoa là người
Trung Quốc, người Hoa nhìn chung có tính xấu có bà con họ hàng với người
Trung Quốc cùng với tình hình biển Đông gần đây thì trong mắt và suy nghĩ
của một bộ phận cán bộ và người dân có cái nhìn không tốt về người Hoa. Về
kinh tế người Hoa rất giàu có mối quan hệ họ hàng bà con ở nhiều nước phát
triển như Mỹ, Úc, Anh,và người Hoa kinh doanh buôn bán tại các trung tâm
thành phố nên đồng bào người Hoa rất giàu. Dẫn đến các hộ người Hoa nghèo
không được quan tâm.
Để có hướng giải quyết những hạn chế này cộng đồng và cán bộ làm
công tác dân tộc phải nắm được các Chị thị, Nghị quyết của Nhà nước về công
tác dân tộc. Cần phân biệt được các Khái niệm về người Hoa và Hoa kiều:
"Người Hoa bao gồm những người gốc Hán và những người thuộc dân
tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán hoá di cư sang Việt Nam và con cháu của họ
sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, đã nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn còn giữ
những đặc trưng văn hoá, chủ yếu là ngôn ngữ, phong tục tập quán của dân tộc
Hán và tự nhận mình là người Hoa".
Hoa kiều là những người có cùng nguồn gốc dân tộc với người Hoa,
nhưng không nhập quốc tịch Việt Nam.
Những người không phải là người Hoa gồm:
+ Những người thuộc các dân tộc thiểu số của Trung Quốc sang sinh
sống làm ăn ở Việt Nam (chủ yếu sống xen ghép với các dân tộc thiểu số tại các
tỉnh biên giới phía Bắc nước ta).
561
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
+ Người dân tộc thiểu số của Việt Nam cùng gốc dân tộc thiểu số của
Trung Quốc.
+ Những người có nguồn gốc là người Hán nhưng hiện nay không dùng
tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán của người Hán, sống gắn bó với các dân
tộc Việt Nam và đã tự nhận mình là người của một dân tộc trong các dân tộc
Việt Nam1.Qua đây mới tránh được một vài suy nghĩ kỳ thị đối với đồng bào
dân tộc Hoa.
Cần nắm chính xác số liệu hộ người Hoa nghèo, cận nghèo và các hộ
nghèo dân tộc thiếu số khác ở Cần Thơ. Hiện nay tại Cần Thơ có số hộ cận
nghèo người Hoa là 35 hộ và 3 hộ là các dân tộc thiểu số khác2. Nắm được các
số liệu trên tuy hộ cận nghèo của đồng bào Hoa là rất ít nhưng không phải
không có. Nếu sơ ý là cả hệ thống cứ theo quan niệm người Hoa rất giàu, người
Hoa không có hộ nghèo thì nhiều chính sách đầu tư cho người Hoa và các dân
tộc thiểu số khác đôi khi không thực sự được quan tâm.
2.2 Cái nhìn chung về dân tộc Khmer
Đối với người Khmer có nhiều nhận thức và cái nhìn chưa chính xác về
thực tế, đa phần đánh giá đa số người Khmer rất nghèo, sống trong nông thôn,
trình độ học vấn rất thấp, họ không có ý thức phấn đấu cho bản thân trên con
đường thoát nghèo và học hành. Luôn có ý niệm trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ
từ các chính sách của Đảng và Nhà nước.
Theo tôi nhận thức này ngày nay không còn, ngày nay đồng bào dân tộc
Khmer chăm lo phát triển kinh tế và buôn bán kinh doanh nhỏ, nhiều cán bộ
cấp cao của Nhà nước ta là người Khmer. Riêng con em đồng bào Khmer ở Cần
Thơ được cử đi học Bổ túc văn hóa Pali tại thành phố Sóc Trăng. Đi học trình
độ đại học về nhạc cụ dân tộc tại trường đại học Trà Vinh. Cần Thơ cũng là
điểm duy nhất tại đồng bằng sông Cửu Long có Học viện Phật giáo Nam tông
Khmerqua một số ý nêu trên hy vọng rằng để làm tốt các chính dân tộc cho
đồng bào Khmer thì chúng ta nên điển hình nhiều doanh nhân và các bộ công
chức, gương điển hình tiêu biểu để là nguồn cảm hứng cho các thế hệ con cháu
phấn đấu noi theo và cụm từ “có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào các chính sách và
1 . Chỉ thị 62/CT-TW ngày 8 tháng 11 năm 1995 của BCH Trung ương Đảng về công tác
người Hoa trong tình hình mới.
2 . Quyết định số: 3396/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành
phố Cần Thơ.
562
sự hỗ trỡ của Nhà nước không còn trong tư tưởng của họ”. Mà các tấm gương
điển hình như: Thạc sĩ, NCS Lý Hùng hiện là trụ trì ngôi chùa Pi Tu Khô Sa
Răng Sây, quận Ninh Kiều. Hay Thạc sĩ, NCS Tào Việt Thắng, hiện nay là Phó
Trưởng ban Ban Dân tộc thành phố, ông Thạch Tám, Trưởng phòng Dân tộc và
Liêu Tuấn Khương, Phó Trưởng phòng Phòng Dân tộc huyện Thới Lai Cần
làm tốt công tác này chúng ta mới xóa bỏ được những cái nhìn tổng quan không
khách quan về đồng bào dân tộc Khmer.
Một số vị sư sãi đi du học ở nước ngoài thì về cơ bản chưa có hướng dẫn
và còn nhiều thủ tục chưa thống nhất nên một số vị đi học nhưng chưa được
hợp pháp. Để giải quyết được vấn đề này chúng ta cần có sự phối hợp đồng bộ
các Sở ban ngành như: Ủy ban Mặt trận tổ Quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ,
Hội đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố, Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Giáo
dục và Đào tạo, Công anphối hợp cùng nhau hỗ trợ để các vị thực hiện được
nguyện vọng chính đáng của mình.
2.3 Về chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị các di tích Lịch sử
văn hóa và các cơ sở thờ tự của người Hoa.
Hiện nay tại Cần Thơ có 2 được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp
quốc gia là Chùa Ông (Quảng Triệu Hội Quán) đường Hai Bà Trưng, phường
Tân An, quận Ninh Kiều và Hiệp Thiên Cung Cái Răng, đường Hàm Nghi,
phường Lê Bình, quận Cái Răng. Hai Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp thành phố
là Chùa Cảm Thiên Đại Đế, khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn.
Linh Sơn Cổ Miếu, khu vực Thới Hòa 1, phường Thới Long, quận Ô Môn.
Nhưng về hạn chế là Linh Sơn Cổ Miếu, khu vực Thới Hòa 1, phường
Thới Long, quận Ô Môn là nơi nuôi chứa, bảo vệ cán bộ hoạt động cách mạng.
Vào ngày 31 tháng 3 năm 2008 được Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ công
nhận là Di tích Lịch sử, văn hóa cấp thành phố1. Nhưng hiện nay chưa phát huy
được giá trị của di tích này. Trong cộng đồng người Hoa tại đây chưa phối hợp
được với các cơ quan có thẩm quyền bầu lại Ban Quản lý, nên chưa phát huy
được các giá trị về văn hóa của di tích, việc cúng vía và hoạt động không được
diễn ra thường xuyên nên mất đi giá trị lịch sử văn hóa địa phương. Bên cạnh
đó nhiều miếu của cộng đồng người Hoa chỉ hoạt động trên danh nghĩa như:
Chùa Ông Vàm Đầu Sấu quận Ninh Kiều, Hiệp Thiên Cung Thạnh Mỹ quận
Cái Răng và một số miếu khác ở Cần Thơ thường đóng cửa không có người mở
1 . Tài liệu tác giả đi điền dã tại quận Ô Môn, Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
563
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
cửa để cộng đồng được vào cúng vía. Chỉ cúng vía vào các ngày cố định theo
thông lệ hàng năm của miếutừ các nguyên nhân trên mà các miếu này không
được trú trọng quản lý và không có nguồn kinh phí để trùng tu bảo quản.
Đề nghị các cấp có thẩm quyền phối hợp tìm ra giải pháp tối ưu để giúp
Ban Quản lý Linh Sơn Cổ Miếu bầu ra Ban Quản lý và hoạt động đúng ý nghĩa
của di tích cấp thành phố. Các miếu cần bố trí người trực mở cửa hoạt động liên
tục thường xuyên dần dần thu hút được khách du lịch và cộng đồng đến cúng
vía mới tạo được nguồn thu để trùng tu và bảo quản miếu.
2.4 Về vấn đề tranh chấp đất của nghĩa trang người Hoa
Về đất đai tranh chấp giữa nghĩa trang người Hoa Sùng Chính còn kéo
dài chưa giải quyết dứt điểm. Trong Từ đường hiện nay đã bị người dân chiếm
không cho con cháu người Hoa vào cúng vào các dịp Thanh Minh. Hiện nay về
giải quyết thì có tiến bộ, nhà nước đã bố trí đất tại huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ cho Ban Quản lý xây dựng nghĩa trang Sùng Chính. Tuy nhiên
vấn đề đất Từ đường tọa lạc tại đường 30/4 quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ
còn các hủ đựng cốt và một số vật dụng thờ cúng trong Từ đường bị người
chiếm không cho bà con người Hoa vào di dời. Bà con người Hoa Sùng Chính
chỉ có nguyện vọng giải quyết dưt điểm tình hình trên để họ được vào Từ
đường chăm sóc các hài cốt của ông bà mà không thực hiện được dù nguyện
vọng thiêng liêng và chính đáng này đã kéo dài hơn 20 năm nay. Một số cô chú
đi kêu gọi sự giúp đỡ của nhà nước đến nay đã lớn tuổi mà vụ việc giải quyết
mấy chục năm qua chính quyền địa phương giải quyết không được ổn thỏa.
Đây là vấn đề của việc không quan tâm đến cộng đồng người Hoa và thiếu sự
phối hợp trong công tác dân tộc tại Cần Thơ.
Tại huyện Phong Điền nghĩa địa Triều Châu Vàm Xáng chưa được chính
quyền địa phương và cán bộ làm công tác dân tộc quan tâm và biết đến. Nên
các ngày cúng vía và các hoạt động trong nghĩa địa là tự phát do một người
Hoa đứng ra quản lý và điều hành chung. Quá đó chúng ta thấy được hệ thống
làm công tác dân tộc chưa nắm sát tình hình dân tộc tại địa phương mình quản
lý.
Đề xuất nên có Kế hoạch hỗ trợ tiền cho người Hoa nghèo, cận nghèo
nhân dịp cúng Thanh Minh hàng năm để các hộ nghèo có số tiền nhỏ để mua
vật phẩm như trái cây, thịt quay và nhang đèn để họ đi cúng mộ. Vì nếu so về
phong tục tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thì người Hoa có truyền thống ngày
564
Thanh Minh hàng năm họ vào nghĩa trang cúng các phần mộ của ông bà cha mẹ
và những người quá cố trong gia đình. Về người Khmer thì nhân dịp Lễ Sen
Đônta hay còn được gọi là lễ cúng ông bà (Pi-thi-sên Đôn-Ta). Đây là lễ được
tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn
những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống; tụng kinh cầu
siêu, cầu phước cho linh hồn thân nhân quá cố đang sống bơ vơ trên cõi trần
hay nơi địa ngục để sớm được lên cõi Phật. Theo tập quán của người Khmer
thường là hỏa thiêu người chết, xương tro được gởi vào đất Phật-nhà chùa, nên
hàng năm nhân dịp Lễ Sen Đônta cộng đồng người Khmer tập trung tại chùa để
cúng ông bà và những người thân đã quá cố. Hàng năm nhân dịp này, thành phố
có Kế hoạch và tổ chức đi thăm các vị sư sãi và hộ nghèo người Khmer có tặng
quà là tiền để đồng bào mua lễ vật phẩm cúng ông bà. Còn đồng bào người Hoa
thì chưa có được thực hiện. Đây cũng là một phần hạn chế của việc thực hiện
chính sách dân tộc ở Cần Thơ. Thời gian tới nên có Kế hoạch hỗ trợ người Hoa
là hộ cận nghèo, hộ nghèo nhân dịp Thanh Minh giống như hỗ trợ người Khmer
nghèo nhân Lễ Sen Đôn ta. Với những việc làm như thế này tuy nhỏ nhưng về
mặt ý nghĩa ta thấy vô cùng lớn thể hiện được sự công bằng của Đảng và nhà
nước trong việc thực hiện chính sách dân tộc.
2.5. Quan tâm đến những cơ sở và gia đình người có công với cách
mạng.
Cần Thơ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cộng
đồng người Hoa cùng nhau chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta.
Nhiều cơ sở thờ tự, tín ngưỡng, Chùa Miếu, Hội đoàn của cộng đồng người Hoa
trong kháng chiến chống ngoại xâm là nơi nuôi chứa và hoạt động cách mạng.
Chùa Ông (Quảng Triệu Hội Quán), quận Ninh Kiều là nơi hoạt động bí mật
của Tổ chức “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội”.
Về gia đình có công với cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
cứu nước ông Huỳnh Thuận phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần
Thơ tham gia cách mạng, đóng góp nhiều tiền bạc, vãi. Từ năm 1959 đến năm
1975 ông Huỳnh Thuận đã ủng hộ cách mạng hơn 500 cuộn vãi, hơn 50 cây
vàng lúc bấy giờ. Khi đất nước thống nhất ông tiếp tục tham gia công cuộc xây
dựng và kiến thiết đất nước. Vào ngày 26 tháng 7 năm 2017 Chủ tịch nước Trần
Đại Quang ký Quyết định truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba cho ông
565
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
Huỳnh Thuận “đã có thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” 1.
Nhưng gương điển hình của gia đình ông rất được ít người biết đến kể cả cán
bộ làm công tác dân tộc ở quận và thành phố trong báo cáo “Họp mặt truyền
thống cách mạng người Hoa Cần Thơ lần thứ VIII năm 2017” được thành phố
tổ chức không thấy mời và nói đến gia đình Ông. Thiết nghĩ trong chiến tranh
và thời bình gia đình Ông có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng và xây
dựng đất nước. Mà ngày nay khi Họp mặt được thành phố 2 năm tổ chức một
lần, các dịp Tết Nguyên đán, Ngày Thương binh Liệt sĩ, thành phố và các đoàn
công tác của cơ Trung ương đến thăm, tặng quà chức mừng mà quên đi sự đóng
góp của gia đình Ông không một lời mời, không một câu thăm hỏi Nên cán
bộ làm công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc cần tránh các trường
hợp như trên. Đối với họ phần quà tuy giá trị vật chất không lớn nhưng cái lớn
nhất là họ biết Đảng và Nhà nước cùng nhân dân còn nhớ đến những đóng góp
của gia đình họ cho sự nghiệp cách mạng. Gia đình họ mong muốn khi thành
phố có các sự kiện như Họp mặt truyền thống Cách mạng người Hoa, Ngày
Thương binh Liệt sĩ họ được chính quyền địa phương đến thăm hỏi, mời tham
dựnhưng cán bộ làm công tác dân tộc không làm được điều này.
2. 6. Cán bộ làm công tác dân tộc
Cán bộ làm công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc hiện
nay đa phần không biết nói và viết, giao tiếp bằng tiếng dân tộc (tiếng Hoa) nên
có khoảng cách giữa người làm công tác dân tộc và đồng bào dân tộc. Cán bộ
trong hệ thống làm công tác dân tộc không có người dân tộc Hoa. Và đa phần
không âm hiểu nhiều về phong tục tập quán tín ngưỡng của đồng bào Hoa.
Thiếu đam mê và có tư tưởng không toàn tâm trong công tác dân tộc. Vì gốc độ
nào đó về tâm lý được làm ở các Sở lớn thì tâm lý của cán bộ, công chức thấy
thoải mái và hãnh diện hơn. Còn cán bộ làm công tác dân tộc có chúc e đè mặc
cảm, thậm chí các Sở ngành của Nhà nước nhiều cán bộ công chức còn không
biết Ban Dân tộc và chức năng nhiệm vụ của Ban Dân tộc. Từ đó ảnh hưởng
đến niềm đam mê và tâm lý làm việc toàn tâm, toàn lực của cán bộ làm công
tác dân tộc. Nên đều cần quan tâm hiện nay là công tác cán bộ, nhất là cán bộ
làm công tác dân tộc phải có niềm đam mê về ngành nghề của mình và có tâm
với nghề. Tâm lý và nguyện vọng của các tiền bối người Hoa ở Cần Thơ có
mong muốn được một cán bộ làm công tác người Hoa am hiểu về phong tục tập
1 . Tài liệu tác giả đi điền dã quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
566
quán và văn hóa của họ. Không nhất thiết phải là người dân tộc Hoa nhưng
quan trọng phải có tâm và niềm đam mê với công tác dân tộc nhất là công tác
người Hoa.
2.7. Nhân rộng mô hình người Hoa có điều kiện chăm lo hỗ trợ người
Hoa có đời sống khó khăn.
Về chính sách hỗ trợ xây dựng khu dân cư tập trung cho đồng bào Khmer
đã thực hiện gần đây. Nhìn chung hiệu quả đạt nhưng chưa bền vững. Nguyên
nhân là chỉ tạo được nhà ở cho đồng bào Khmer mà các vấn đề phát sinh sau đó
chưa được quan tâm giải quyết như: Thu nhập hàng ngày khi về khu dân cư
sống? tại các khu dân cư có thuận lợi cho bà con đi Chùa hay không? Con cháu
họ có thuận lợi đến Chùa học chữ Khmer hay không? và nhiều nguyên nhân
khác ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng người Khmer dẫn đến
một số hộ khi được bố trí vào khu dân cư không lâu họ có xu hướng về lại chổ
cũ sinh sống So với cộng đồng người Hoa họ có cách làm hay hơn khả thi
hơn là vận động người Hoa có điều kiện về kinh tế, người Hoa là chủ các doanh
nghiệp, các Ban Quản lý, Ban Quản trị chùa, miếu người Hoa cùng nhau đóng
góp tiền hỗ trợ cho gia đình người Hoa nghèo có đời sống khó khăn để họ sửa
lại nhà, xây lại nhà mới Với việc làm này sẽ không làm biến động lớn đến
sinh hoạt đời sống hàng ngày của gia đình họ, giúp họ có niềm tin và phấn đấu
hơn trong cuộc sống để vươn lên thoát nghèo. Mô hình này cần được nhân rộng
ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc thì hiệu quả sẽ được nhân lên gấp
bội.
3. Kết Luận
Cộng đồng các dân tộc thiếu số thành phố Cần Thơ đã cùng người Kinh
(Việt) cộng cư, sinh sống tại vùng đất Tây Đô này họ đã tích cực tham gia vào
các hoạt động văn hóa kinh tế, xã hội cùng nhau phát triển vùng đất Cần Thơ,
khi có giặc ngoại xâm cộng đồng các dân tộc ở đây đoàn kết với các dân tộc
anh em chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ điển hình là cuộc chiến tranh chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Ngày nay, với nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện, hỗ
trợ cho cộng đồng các dân tộc thiểu số phát triển về đời sống văn hóa, kinh tế,
giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, đầu tư các công trình trọng điểm như cầu,
đường, trường trạm đến những nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh
567
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
sống .Tuy nhiên, để việc thực hiện các chính sách chăm lo về đời sống vật
chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số được hoàn thiện hơn. Thì
cần sự đoàn kết nhất trí cao của hệ thống chính trị từ cấp thành phố đến địa
phương. Cán bộ làm công tác dân tộc phải hiểu được tiếng nói chữ viết, phong
tục, tập quán tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số. Phải thường xuyên
thăm hỏi trao đổi, trò truyện với họ để nắm được những tâm tư nguyện vọng
chính đáng của đồng bào Với một số ý kiến của tôi cảm nhận và nêu trên hy
vọng rằng các chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ đến đồng bào các dân
tộc thiểu số được đồng bộ và đạt hiệu quả cao trong thời gian tới./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 62-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) ngày 12 tháng 02
năm 2011, về việc tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới.
2. Chỉ thị số 68-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 18 tháng 4 năm 1991
về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me
3. Chỉ thị số 19-CT-TW của Ban Bí thư ngày 10 tháng 01 năm 2018 về tăng cường
công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me trong tình hình mới.
4. Phan An (2005), Người Hoa ở Nam Bộ, NXB Khoa học Xã hội.
5. Huỳnh Hoàng Ba (2017), Hệ thống nghĩa trang người Hoa ở Cần Thơ- Đặc
trưng và ứng xử tộc người, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường đại học Trà
Vinh.
6. Sơn Phước Hoan (Chủ biên) Sơn Ngọc Sang, Danh Sên (2002), Các lễ hội
truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ, NXB Giáo dục.
7. Báo cáo số 826/BC-BDT ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Ban Dân tộc
thành phố Cần Thơ Kết quả công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc
năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.
8. Báo cáo 71/BC-BDT ngày 29 tháng 01 năm 2018 của Ban Dân tộc thành
phố Cần Thơ Truyền thống Cách mạng người Hoa Cần Thơ lần thứ VIII năm
2017. Kết quả thực hiện công tác người Hoa.
9. Huỳnh Minh (2001), Cần Thơ xưa, NXB Thanh Niên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 45_7185_2207262.pdf