Một vài định hướng giúp sinh viên chuyên ngành Văn - Giáo dục công dân trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai nâng cao kỹ năng học và tự học có hiệu quả

Tài liệu Một vài định hướng giúp sinh viên chuyên ngành Văn - Giáo dục công dân trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai nâng cao kỹ năng học và tự học có hiệu quả: KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 17 S Ố 0 5 N Ă M 2 0 19 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tự học không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhất là cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay thì vấn đề tự học được nổi lên như một vấn đề trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục đã từng khẳng định rằng: Chỉ có thể bằng con đường tự học, sinh viên mới có thể học hỏi được điều gì đó. Để hoạt động học tập đạt chất lượng và hiệu quả, sinh viên phải có tri thức và kỹ năng tự học. Chính kỹ năng tự học là điều kiện vật chất bên trong để sinh viên biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể và làm cho sinh viên tự tin vào bản thân mình. Là một giảng viên, chúng tôi thực sự trăn trở về vấn đề này, thực tiễn giảng dạy và những trải nghiệm của chính bản thân trong quá trình tự học, tự nghiên cứu đã cho chúng tôi thấy ý nghĩa hết sức quan trọng của vấn đề tự học. Vậy, làm gì để học và tự học c...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài định hướng giúp sinh viên chuyên ngành Văn - Giáo dục công dân trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai nâng cao kỹ năng học và tự học có hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 17 S Ố 0 5 N Ă M 2 0 19 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tự học không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhất là cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay thì vấn đề tự học được nổi lên như một vấn đề trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục đã từng khẳng định rằng: Chỉ có thể bằng con đường tự học, sinh viên mới có thể học hỏi được điều gì đó. Để hoạt động học tập đạt chất lượng và hiệu quả, sinh viên phải có tri thức và kỹ năng tự học. Chính kỹ năng tự học là điều kiện vật chất bên trong để sinh viên biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể và làm cho sinh viên tự tin vào bản thân mình. Là một giảng viên, chúng tôi thực sự trăn trở về vấn đề này, thực tiễn giảng dạy và những trải nghiệm của chính bản thân trong quá trình tự học, tự nghiên cứu đã cho chúng tôi thấy ý nghĩa hết sức quan trọng của vấn đề tự học. Vậy, làm gì để học và tự học có hiệu quả và những kỹ năng tự học nào là cần thiết đối với sinh viên Ngữ văn? Đó là nội dung mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết. Một vài định hướng giúp sinh viên chuyên ngành Văn - Giáo dục công dân trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai nâng cao kỹ năng học và tự học có hiệu quả II. NỘI DUNG 1. Tự học và vai trò, ý nghĩa của tự học trong hoạt động dạy học 1.1. Khái niệm tự học - Trong cuốn “Lý luận dạy học đại học” của Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Phó giáo sư Hà Thị Đức thì “Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học. Đó là một hình thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính người học tự tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được qui định”. - Tác giả Bùi Hiền: “Tự học phải là công việc tự giác của mỗi người do nhận thức được đúng vai trò quyết định của nó đến sự tích luỹ kiến thức cho bản thân, cho chất lượng công việc mình đảm nhiệm, cho sự tiến bộ của xã hội”. 1.2. Vai trò và ý nghĩa của tự học trong hoạt động dạy học Về vai trò tự học không ai có thể phủ nhận. Có rất nhiều tài liệu đã nêu lên vai trò của tự học. ThS. VÕ THỊ THOA Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai Tự học có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình học tập. Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập nhằm chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định. Khái niệm tự học luôn đi cùng, gắn bó chặt chẽ với khái niệm tự thân. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt động tự thân ấy. Đối với mỗi sinh viên, điều quan trọng chính là cần trang bị và hình thành cho mình thói quen tự học, xác định được những phương pháp tự học phù hợp với chuyên ngành và điều kiện của bản thân. Từ đó, rèn luyện kỹ năng học và tự học có hiệu quả. KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN18 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G - Tự học - con đường khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn. - Tự học - con đường cứu giúp cho mỗi con người trước mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh ngặt nghèo, khắc nghiệt của cuộc sống cá nhân. - Tự học là con đường thách thức rèn luyện và hình thành ý chí cao đẹp của mỗi con người trên con đường lập nghiệp. Quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ ở các nhà trường cao đẳng và đại học hiện nay đòi hỏi ở sinh viên phải truyền tải một khối lượng nội dung tri thức nhiều và khó, thời gian dành cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu khá nhiều, thời lượng trên lớp của sinh viên ít và thời lượng dành cho sinh viên tự học càng nhiều hơn. Quá trình tự học giúp sinh viên từng bước chiếm lĩnh tri thức chung của nhân loại cho riêng mình một cách tự giác, tích cực và độc lập đã trở thành một yếu tố quyết định chất lượng đào tạo. Vì vậy, ý nghĩa của tự học trong hoạt động dạy học càng trở nên quan trọng và cần thiết. 2. Một vài định hướng giúp sinh viên chuyên ngành Văn - Giáo dục công dân nâng cao kỹ năng học và tự học có hiệu quả 2.1. Vai trò của giảng viên trong việc hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học Đề cao vai trò tự học của sinh viên không có nghĩa là xem nhẹ vai trò của giảng viên. Để nâng cao năng lực tự học của sinh viên, một trong những tác động chính là vai trò của giảng viên. Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm khơi dậy hứng thú, tính sáng tạo, óc tò mò khoa học cho người học, giáo viên nên hướng dẫn người học có những phương pháp tự học, cách thức tiến hành tự học có hiệu quả : - Biết cách xây dựng kế hoạch và thời gian biểu tự học hợp lý. - Biết cách thức làm việc độc lập, bao gồm: Biết đọc sách một cách có hệ thống, biết phân chia dung lượng kiến thức hợp lý để tiến hành học tập cho có hiệu quả, biết liên hệ, vận dụng lý thuyết để giải quyết các bài tập trong quá trình học ở trên lớp và trong thực tiễn. - Biết cách phân tích, tổng hợp, so sánh. - Biết tranh luận và biết trình bày quan điểm của mình. - Biết tự kiểm tra, tự đánh giá trình độ của bản thân... Để giúp người học có được những cách thức tiến hành tự học như vậy, người giáo viên có thể trực tiếp hướng dẫn học ở trên lớp, thông qua các bài giảng mà hình thành cho người học những phương pháp tự học đúng đắn, hiệu quả. 2.2. Một vài định hướng giúp sinh viên ngành Văn - Giáo dục công dân nâng cao kỹ năng học và tự học Phương pháp tự học của sinh viên là cách thức, con đường mà người học tự chọn cho mình trong quá trình học tập để đạt được những nhiệm vụ học tập đề ra. Như vậy phương pháp tự học có vai trò rất quan trọng đối với kết quả học tập. Việc tự học đối với sinh viên chuyên ngành Văn - Giáo dục công dân (GDCD) cũng vậy, muốn học tập đạt kết quả cao trước hết sinh viên phải hiểu được tính chất, đặc điểm của môn học, ngành học. Điều đó sẽ giúp họ xây dựng được ý thức tự học, tinh thần tự học, ý chí khắc phục khó khăn trong quá trình tự học. Đối với bất kỳ ngành học nào cũng vậy, khi đã xác định được phương pháp tự học phù hợp với đặc trưng môn học và điều kiện của bản thân, để quá trình tự học của mình đạt hiệu quả, trở thành thói quen và tự học suốt đời, ngay từ bây giờ sinh viên cần chú trọng rèn luyện các kỹ năng sau: - Kỹ năng lập kế hoạch và xác định mục tiêu: - Kỹ năng chọn phương pháp tự học phù hợp với đối tượng - Kỹ năng tìm kiếm tài liệu - Kỹ năng ghi nhớ - Kỹ năng chọn lọc thông tin, kiến thức KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 19 S Ố 0 5 N Ă M 2 0 19- Kỹ năng hiểu sâu và thường xuyên nhắc lại Ngoài những nội dung và phương pháp chung được trình bày ở trên mỗi môn học, đều có những đặc thù riêng. Với giảng viên cũng vậy, cũng với những phương pháp giống nhau nhưng cách sử dụng của mỗi giảng viên ở những thời điểm cũng có sự khác nhau. Do vậy, việc tìm ra những cách thức dạy tự học cụ thể cho từng lĩnh vực là công việc rất có ý nghĩa. Từ những đặc thù của sinh viên ngành Văn - GDCD, qua quá trình thực tế giảng dạy chúng tôi bước đầu xác định một số định hướng như sau: Thực hiện chuyên đề trong từng nội dung: trong quá trình dạy học, giảng viên sẽ tuỳ theo điều kiện thực tế về thời gian, không gian kế hoạch giảng dạy học phần để tổ chức học tập tự học. Có thể cho sinh viên xác định nhu cầu hiểu biết về một vấn đề nào đó của một chương, một bài hoặc một nội dung kiến thức bất kỳ. Sau đó, giảng viên và sinh viên cùng thống nhất về kế hoạch thực hiện, cách thức thực hiện, cũng như việc đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề. Ví dụ: Cho sinh viên chọn chuyên đề trong nội dung về học phần Văn học thế giới, sau đó các em sẽ trình bày chuyên đề đó trước lớp, hoặc tổ chức hội thảo, giảng viên cần đặt ra những câu hỏi trong chuyên đề để các em thảo luận, tranh luận. Thực hiện dự án học tập của môn học: Hoạt động này có thể tiến hành vào thời gian sau khi học một phần nội dung của môn học hoặc toàn bộ nội dung môn học. Sau khi học những nội dung cơ bản, những kiến thức cơ sở trong nội dung môn học, giảng viên có thể yêu cầu sinh viên xác định nhu cầu học tập những nội dung tiếp theo của môn học, giúp sinh viên xác định mục tiêu học tập tiếp theo để đề xuất các dự án học tập Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học (bài tập lớn) thay cho thi kết thúc học phần: Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động thường xuyên của sinh viên trong quá trình học tập. Giảng viên có thể tổ chức cho sinh viên chọn những vấn đề mà mình mong muốn được hiểu biết và phù hợp với điều kiện của cá nhân: Về năng lực, thời gian, nguồn tài nguyên, điều kiện thực hiện... và đề xuất với giảng viên để tiến hành thực hiện. Sinh viên tự đánh giá bản thân về các yếu tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ, từ đó xác định mục tiêu cho đề tài nghiên cứu. III. KẾT LUẬN Tự học - chuyện đã cũ song mang nội dung mới. Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi một con người trên con đường học vấn thường xuyên và suốt đời. Hiện nay, trong các trường đại học, một bộ phận khá lớn sinh viên còn thụ động trong việc tiếp nhận tri thức. Phương pháp học tập nhất là phương pháp tự học luôn bài toán đặt ra cho không ít sinh viên. Học và tự học là cách duy nhất để mỗi chúng ta trau dồi kiến thức cho bản thân. Dù còn ngồi trên ghế nhà trường hay đã đi làm, bạn cũng đừng quên việc học. Hãy luôn rèn luyện cho mình kỹ năng học và tự học mọi lúc, mọi nơi để có thật nhiều kiến thức phục vụ cho cuộc sống cũng như công việc của chính mình và trở thành người có ích cho xã hội. Khi tự học, mỗi sinh viên hoàn toàn có điều kiện để tự nghiền ngẫm những vấn đề nảy sinh trong học tập theo một phong cách riêng với những yêu cầu và điều kiện thích hợp. Thực tế đã chứng minh, thành công của sinh viên trên con đường học tập nghiên cứu không bao giờ là kết quả của lối học tập thụ động, đối phó, chờ thời. Do đó, mỗi sinh viên, ngay từ bây giờ, hãy tự trang bị cho mình phương pháp tự học phù hợp, rèn luyện kỹ năng tự học và hãy tự học suốt đời./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Bá Hoành (1998), Vị trí của tự học tự đào tạo trong quá trình dạy học giáo dục và đào tạo, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, 7/1998. 2. Bùi Hiền (2001), Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa 3. Lưu Xuân Mới (2001), Phương pháp dạy học đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Lê Đức Ngọc (2004), Dạy cách học một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học, Tạp chí Dạy và học ngày nay, 8/2004. KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN20 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G 1. Đặt vấn đề Trong cuộc sống chúng ta nhận thấy vô vàn những điều tưởng như chúng “nghịch lí”, chúng “vênh” nhau, “nằm ngoài” nhau. Tuy nhiên, không hẳn lúc nào cũng thế! Bởi vì, có những lúc chúng lại “thuận” nhau, “khớp” nhau, thậm chí “ở trong nhau”. Những sự vật, hiện tượng như thế hoặc tương tự thế, chúng ta gặp không ít trong cuộc sống lung linh sắc màu này... Chẳng hạn, chúng ta có thể thấy tính chất của vật lí trong văn học qua một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Những câu ca ấy có vẻ đẹp giản dị, ngọt ngào, lung linh là sản phẩm tinh thần của người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn từ thuở xa xưa - những câu ca ấy không chỉ là lời ru, là kinh nghiệm, là triết lí trong cuộc sống mà nó còn được giải thích bởi góc độ khoa học dưới lăng kính của vật lí học một cách đầy thú vị và hấp dẫn. 2. Nội dung Để hiểu vấn đề bàn luận một cách sâu sắc, toàn diện hơn chúng ta có thể đi vào tìm hiểu, nghiên cứu một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ với vẻ đẹp của văn chương dưới góc nhìn vật lí. Văn chương và vật lí có mối quan hệ biện chứng với nhau làm nên chỉnh thể đến chân lý và khoa học. 2.1. Mối liên hệ 1: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm Dưới góc độ văn học: Trước hết, đây vừa là Vật lí trong văn học CN. NINH VĂN DẬU, CN. NGUYỄN THỊ THƠ Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Krông Pa, Gia Lai một câu ca dao nhưng vừa là một câu tục ngữ từ ngàn xưa lịch sử mà ông cha ta đã đúc rút ra một kinh nghiệm về thời tiết trong khi lao động sản xuất, trong nông vụ của mình. Đó là một kinh nghiệm quý báu của người xưa, kinh nghiệm ấy giúp người nông dân có thể đoán biết được tình hình thời tiết, để có thể thu xếp công việc được tốt hơn. Kinh nghiệm đó còn được biểu đạt qua hình ảnh gần gũi với chính người nông dân, đó là những chú “chuồn chuồn” và qua lời ca dao với nhịp điệu đều đặn... Từ góc độ vật lí: Khi trời sắp mưa, độ ẩm trong không khí tăng lên, trong không khí có chứa lượng hơi nước lớn, hơi nước bám vào cánh chuồn chuồn làm nó tăng trọng lượng (nặng hơn) nên chỉ bay được gần so với mặt đất (bay thấp). Khi trời nắng, độ ẩm không khí giảm, cánh chuồn chuồn nhẹ hơn nên sẽ bay được cao hơn. 2.2. Mối liên hệ 2: Trèo cao, té đau Từ góc độ văn học: Đây là một câu thành ngữ có ý khuyên răn người đời không nên làm những gì ngoài khả năng của bản thân, không nên mơ mộng quá cao trong khi mình không có thực lực. Câu thành ngữ được tách làm hai vế với kết cấu chặt chẽ, như đối lập nhau để nhắn nhủ chúng ta nếu trèo càng cao thì té (ngã) càng đau! Từ góc độ vật lí: Theo vật lý học, cơ năng bằng tổng động năng và thế năng. KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 21 S Ố 0 5 N Ă M 2 0 19Khi một người được đưa lên cách mặt đất một khoảng là h thì sẽ tồn tại một thế năng hấp dẫn. Nó được xác định bằng công thức Wt= mgh. Rõ ràng chúng ta thấy thế năng tỷ lệ thuận với độ cao h. Càng lên cao thế năng càng lớn, nghĩa là cơ năng càng lớn.Khi người đó ngã xuống đất, Cơ năng chuyển thành công tác dụng vào mặt đất. Theo định luật III Niu tơn: khi người tác dụng lên mặt đất một lực thì mặt đất tác dụng lại một phản lực lên người và 2 lực này cùng độ lớn. Suy theo đó thì người càng trèo lên cao bao nhiêu, khi ngã xuống thì bị phản lực do mặt đất tác dụng vào càng lớn bấy nhiêu nên ngã sẽ càng đau hơn. 2.3. Mối liên hệ 3: Người thanh nói tiếng cũng thanh. Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu Từ góc độ văn học: Đây là một câu ca dao ý muốn nói chúng ta có thể nhận biết một người đối diện là người có phẩm chất đạo đức, có phép lịch sự, có lễ nghĩa, có dịu dàng nết na hay không chỉ cần người họ nói là có thể đoán biết được. Nếu là người thanh tú, nhẹ nhàng ắt hẳn sẽ được phô diễn, bộc lộ qua giọng nói “cũng thanh”. Tương tự như vậy, nếu là chiếc chuông có độ ngân vang chỉ cần “khẽ đánh bên thành cũng kêu”. Từ góc độ vật lí: Tiếng thanh: Âm thanh của người đó phát ra có tần số âm lớn (độ cao là một đặc trưng sinh lý gắn liền với tần số âm. Thanh trầm ý chỉ độ cao của âm lớn, nhỏ). 2.4. Mối liên hệ 4: Thùng rỗng kêu to. Từ góc độ văn học: “Thùng rỗng kêu to” là một câu tục ngữ được ông cha ta đúc rút ra từ trong cuộc sống. Đặc trưng của tục ngữ là ngắn gọn, hàm súc, cô đúc, và, hơn hết là dễ hiểu. Câu tục ngữ này cũng thế, không phải là trường hợp ngoại lệ! Đọc lên là chúng ta có thể hiểu được ông cha ta muốn nói tới đối tượng không có thực lực nhưng trong quá trình giao tiếp lại luôn thể hiện có sự hiểu biết hơn người! Từ góc độ vật lí: Âm truyền được trong các môi trường vật chất: rắn, lỏng khí. Khi gõ vào thùng, thùng bắt đầu dao động và truyền dao động cho các phân tử khí bên trong thùng và làm cho chúng dao động theo. Như ta đã biết, các phân tử chất khí luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. Nên khi được truyền năng lượng như vậy thì sự dao động của các phân tử khí lại càng mạnh hơn,tần số, biên độ âm tăng lên. Chưa kể có các hạt vật chất va chạm vào thành thùng gây ra phản xạ âm làm tăng biên độ dao động âm. Từ những nguyên nhân đó nên khi ta đánh vào thùng rỗng sẽ thấy âm to hơn và vang hơn. 3. Kết luận Như vậy, qua một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ tiêu biểu chúng ta có thể thấy từ xa xưa ông cha ta đã có thể giải thích được một cách khoa học về vấn đề vật lí học bằng con mắt của văn học thật tài tình, thú vị và hấp dẫn. Từ những câu ca ấy có thể tiếp tục dẫn dắt người đọc đi sâu vào tìm hiểu và khám phá nhiều hơn các lĩnh vực của cuộc sống được thể hiện qua “lăng kính” của văn học với ngôn từ đầy tinh luyện và cuốn hút./,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6_5068_2207512.pdf
Tài liệu liên quan