Tài liệu Một số yếu tố nguy cơ gây suy thai cấp trong chuyển dạ tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 144
MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY SUY THAI CẤP TRONG CHUYỂN DẠ
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Vũ Văn Du*, Lê Trung Thọ**
TÓM TẮT
Mở đầu và mục tiêu: Suy thai cấp trong chuyển dạ ảnh hưởng rất lớn đến sinh mạng, sức khỏe cũng như
sự phát triển của trẻ vì vậy cần phải phát hiện sớm những thai nghén có nguy cơ suy thai cấp. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu với mục tiêu: mô tả một số yếu tố nguy cơ gây suy thai cấp trong chuyển dạ.
Đối tượng và phương pháp: 145 sản phụ được chẩn đoán suy thai cấp tính từ tháng 01/2012 - 08/2012.
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Kết quả:Độ tuổi từ 21 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ 90,4%. Lượng nước ối: Khi nước ối ít xuất hiện DIP biến đổi
(12,12%), DIPI (12,12%), DIPII (66,67%), và xuất hiện nhịp phẳng (9,09%)(p < 0,05).Tuổi sản phụ, nghề
nghiệp, số lần đẻ, tuổi thai, cơn co tử cung, phần phụ thai, bệnh lý mẹ không liên quan...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số yếu tố nguy cơ gây suy thai cấp trong chuyển dạ tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 144
MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY SUY THAI CẤP TRONG CHUYỂN DẠ
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Vũ Văn Du*, Lê Trung Thọ**
TÓM TẮT
Mở đầu và mục tiêu: Suy thai cấp trong chuyển dạ ảnh hưởng rất lớn đến sinh mạng, sức khỏe cũng như
sự phát triển của trẻ vì vậy cần phải phát hiện sớm những thai nghén có nguy cơ suy thai cấp. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu với mục tiêu: mô tả một số yếu tố nguy cơ gây suy thai cấp trong chuyển dạ.
Đối tượng và phương pháp: 145 sản phụ được chẩn đoán suy thai cấp tính từ tháng 01/2012 - 08/2012.
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Kết quả:Độ tuổi từ 21 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ 90,4%. Lượng nước ối: Khi nước ối ít xuất hiện DIP biến đổi
(12,12%), DIPI (12,12%), DIPII (66,67%), và xuất hiện nhịp phẳng (9,09%)(p < 0,05).Tuổi sản phụ, nghề
nghiệp, số lần đẻ, tuổi thai, cơn co tử cung, phần phụ thai, bệnh lý mẹ không liên quan tới tình trạng suy thai cấp
trong chuyển dạ.
Kết luận: Có mối liên quan giữa lượng nước ối và tình trạng suy thai cấp trong chuyển dạ. Do đó, khi nước
ối ít chúng ta phải xử trí càng sớm càng tốt.
Từ khóa: suy thai cấp, yếu tố nguy cơ, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương.
ABSTRACT
SOME RISK FACTORS CAUSE ACUTE FETAL FETAL DISTRESS DURING LABOR ATVIETNAM
NATIONAL HOSPITAL OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY
Vu Van Du, Le Trung Tho * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 144 - 149
Background & Objectives: The acute fetal distress during labor affects greatly the lives, health and
development of children, therefore, it’s necessary in detection of pregnancy has high risk of fetal distress. We
conducted a study with objective: Desirable some risk factors cause acute fetal distress during labor.
Subjects and Methods: 145 women at delivery were diagnosed of acute fetal distress in the period from
01/2012 - 08/2012. Study design: A cross sectional study.
Results: The ages of 21-35 is highest percentage with 90,4%. Amniotic fluid volume: Low amniotic fluid
leads to DIP change (12,12%), DIP I (12.12%), DIP II (66.67%), and minimal or absent FHR variability
(9.09%) with p <0.05. Maternal age, occupation, number of delivery, gestational age, uterus contraction, fetal
appendages, maternal morbidity is not related to acute fetal distress during labor
Conclusion: It has the relationship between amniotic fluid volume and fetal distress. Therefore, low amniotic
fluid level condition need to treat as soon as possible.
Keywords: acute fetal distress, risk factors, Vietnam National hospital of Obstetrics and Gynecology.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thai cấp tính là hậu quả của rối loạn trao
đổi khí giữa mẹ và thai trong lúc chuyển dạ đẻ,
làm cho thai bị thiếu oxy(1). Suy thai cấp tính
trong chuyển dạ chiếm tỷ lệ không cao tuy nhiên
suy thai cấp tính đe dọa sinh mạng, sức khỏe và
tương lai phát triển tinh thần, vận động của trẻ
sau này. Suy thai dẫn đến bại não và chậm phát
* Bệnh viện Phụ sản Trung Ương ** Đại học Y Hà Nội
Tác giả liên lạc: TS. Vũ Văn Du ĐT: 0913585435 Email: dutruongson@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 145
triển trí tuệ ở trẻ em, theo nghiên cứu của Nelson
KB năm 1996, có khoảng 8 - 15% các trường hợp
bại não ở trẻ em do suy thai cấp tính trong
chuyển dạ gây nên(5). Ngoài ra, suy thai còn làm
tăng tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh, đòi hỏi những
chăm sóc hồi sức tốn kém về sức lực và kinh
tế(7,8,9). Vì vậy phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ
gây suy thai là một nhiệm vụ quan trọng của
người thầy thuốc sản khoa nhằm cho ra đời một
đứa trẻ khỏe mạnh và thông minh(1,2,3).
Ở Việt Nam, chưa có nhiều công trình
nghiên cứu về suy thai cấp trong chuyển dạ,xuất
phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên
cứu nhằm: Mô tảmột số yếu tố nguy cơ gây suy
thai cấp trong chuyển dạ tại Bệnh viện Phụ sản
Trung ương (BVPSTW).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
145 trường hợp được chẩn đoán suy thai cấp
tính trong chuyển dạ được chỉ định mổ lấy thai
hoặc forceps tại BVPSTW từ tháng 01-08/2012
Tiêu chuẩn chọn đối tượng
Các sản phụ có: chu kì kinh nguyệt đều
(trường hợp nhớ chính xác ngày đầu của kỳ kinh
cuối) hoặc tuổi thai khẳng định bằng siêu âm
trong quý 1 của thai kỳ (trường hợp không nhớ
chính xác ngày đầu của kỳ kinh cuối); chỉ có 1
thai trong tử cung; chuyển dạ thực sự; không
mắc các bệnh nhiễm trùng; không dùng thuốc
ảnh hưởng đến nhịp tim thai; nước ối xanh lẫn
phân su; nhịp tim thai biến đổi >160 lần/phút
hoặc <120 lần/phút; có dấu hiệu suy thai trên
monitor với DIP I, DIP II, DIP biến đổi; đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các sản phụ có thai non hoặc già tháng; có
chẩn đoán suy thai không điển hình; có khó
khăn trong giai đoạn 2 của cuộc chuyển dạ.
Phương pháp nghiên cứu
Loại hình nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Cách chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện những bệnh nhân thỏa
mãn tiêu chuẩn chọn bệnh trong thời gian
nghiên cứu.
Phân tích và xử lý số liệu
Tất cả các số liệu đều được ghi lại trong
phiếu theo dõi nghiên cứu và nhập bằng phần
mềm Epi - Info 2002 và phân tích, xử lý số liệu
bằng phần mềm SPSS 13
KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Trong 145 trường hợp được chẩn đoán suy
thai, nhóm sản phụ có độ tuổi từ 21 đến 35
tuổichiếm tỷ lệ cao nhất là 90,4%, tiếp theo là
nhóm trên 36 tuổi chiếm 6,8%, nhóm< 20 tuổi chỉ
chiếm 2,8% (Biểu đồ 1).
Đặc điểm của thai nhi
Nhóm tuổi thai non tháng (<37 tuần) có 5
trường hợp chiếm tỷ lệ 3,4%, nhóm thai đủ
tháng (37-41 tuần) có 104 trường hợp chiếm tỷ
lệ 71,8% và nhóm thai già có 36 trường hợp
chiếm tỷ lệ 24,8%. Đa số các trường hợp suy
thai tập trung ở nhóm sản phụ sinh con lần
đầu chiếm tỷ lệ 56,9% và sinh con lần thứ 2
chiếm tỷ lệ 18,1%. (bảng 1).
Mối liên quan giữa cơn co tử cung và suy
thai
Trong nhóm cơn co tử cung mau mạnh, có 3
trường hợp xuất hiện DIP biến đổi chiếm
42,85%, 1 trường hợp xuất hiện DIP I chiếm tỷ lệ
14,28%, 2 trường hợp xuất hiện DIP II chiếm
28,59% và 1 trường hợp xuất hiện nhịp tim thai
phẳng chiếm tỷ lệ 14,28%. Tuy nhiên sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Ngoài ra, trong nhóm cơn co tử cung mau mạnh
có 2 trường hợp xuất hiện nhịp tim thai cơ bản <
120 lần/phút chiếm tỷ lệ 28,57%; có 4 trường hợp
xuất hiện nhịp tim thai cơ bản 120 - 160 lần/phút
chiếm tỷ lệ 57,14%, và 1 trường hợp có nhịp tim
thai cơ bản > 160 lần/phút chiếm tỷ lệ 14,29%. Sự
khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê với p >
0,05. (Bảng 2).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 146
Biểu đồ 1: Phân bố tuổi của sản phụ
Bảng1: Đặc điểm của thai nhi
Đặc điểm thai nhi n %
Tuổi thai < 37 tuần 5 3,4
37 - 41 tuần 104 71,8
> 41 tuần 36 24,8
Thứ tự con 1 82 56,6
2 26 17,9
3 23 15,9
4 14 9,6
Bảng 2. Phân bố tỷ lệ suy thai cấp theo cơn co tử cung
Cơn co tử
cung
Biến đổi nhịp tim thai Nhịp tim thai cơ bản (lần/phút)
DIP biến đổi DIP I DIP II Nhịp phẳng 160
N (%) N (%) N (%) N (%) N (%) N (%) N (%)
Bình thường 36 (26,08) 24 (17,39) 65 (47,10) 13 (9,43) 38 (27,53) 93 (67,39) 7 (5,08)
Mau mạnh 3 (42,85) 1 (14,28) 2 (28,59) 1 (14,28) 2 (28,57) 4 (57,14) 1 (14,29)
p p>0,05 p>0,05
Liên quan giữa lượng nước ối và suy thai
Bảng 3: Phân bố tỷ lệ suy thai cấp theo lượng nước ối
Lượng
nước ối
Biến đổi nhịp tim thai Nhịp tim thai cơ bản (lần/phút)
DIP biến đổi DIP I DIP II Nhịp phẳng 160
N (%) N (%) N (%) N (%) N (%) N (%) N (%)
Bình thường 35 (31,25) 21 (18,75) 45 (40,18) 11 (9,82) 30 (26,78) 76 (67,86) 6 (5,36)
Ối ít 4 (12,12) 4 (12,12) 22 (66,67) 3 (9,09) 10 (30,30) 21 (63,64) 2 (6,06)
p p0,05
Nhóm sản phụ lượng nước ối bình thường:
35 trường hợp xuất hiện DIP biến đổi chiếm tỷ lệ
31,25%, 21 trường hợp có DIP I chiếm tỷ lệ
18,75%, 45 trường hợp có DIP II chiếm tỷ lệ
40,18%, và có 11 trường hợp xuất hiện nhịp
phẳng chiếm tỷ lệ 9,82%. Nhóm sản phụ lượng
nước ối ít: 4 trường hợp xuất hiện DIP biến đổi
chiếm tỷ lệ 12,12%, 4 trường hợp có DIP I chiếm
tỷ lệ 12,12%, 22 trường hợp có DIP II chiếm tỷ lệ
66,67%, và 3 trường hợp xuất hiện nhịp phẳng
chiếm tỷ lệ 9,09%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 147
Liên quan giữa bệnh lý mẹ và suy thai cấp
Bảng 4: Phân bố tỷ lệ suy thai cấp theo bệnh lý mẹ
Bệnh lý mẹ Biến đổi nhịp tim thai Nhịp tim thai cơ bản (lần/phút)
DIP biến đổi DIP I DIP II Nhịp phẳng 160
N (%) N (%) N (%) N (%) N (%) N (%) N (%)
Bình thường 37 (28,03) 23 (17,42) 61 (46,21) 11 (8,34) 36 (27,27) 90 (68,18) 6 (4,55)
Bệnh lý 2 (15,38) 2 (15,38) 6 (46,15) 3 (23,09) 4 (30,77) 7 (53,85) 2 (15,38)
p p>0,05 p>0,05
Nhóm sản phụ bình thường có 37 trường
hợp xuất hiện DIP biến đổi chiếm tỷ lệ 28,03%,
23 trường hợp có DIP I chiếm tỷ lệ 17,42%, 61
trường hợp có DIP II chiếm tỷ lệ 46,21% và 11
trường hợp có nhịp phẳng chiếm tỷ lệ 8,34%.
Nhóm sản phụ bệnh lý: có 2 trường hợp xuất
hiện DIP biến đổi chiếm tỷ lệ 15,38%, 2 trường
hợp có DIP I chiếm tỷ lệ 15,38%, 6 trường hợp
có DIP II chiếm tỷ lệ 46,15% và 3 trường hợp
có nhịp phẳng chiếm tỷ lệ 23,09%. Tuy nhiên
sự sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với
p > 0,05.
BÀN LUẬN
Tuổi sản phụ
Theo kết quả của Biểu đồ1, cho thấy số lượng
sản phụ tập trung ở độ tuổi từ 21 đến 35 tuổi,
nhóm tuổi này chiếm tỷ lệ cao nhất là 90,4%, số
liệu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước
đó về tuổi sinh đẻ như của Vương Ngọc Đoàn là
74,1%, của Nguyễn Thanh Hà là 83,8% và Đặng
Thanh Vân là 88 %(4,6,10). Đây là lứa tuổi thích hợp
nhất để các bà mẹ mang thai, sinh con và nuôi
con. Số lượng sản phụ từ trên 36 tuổi chuyển dạ
đẻ giảm dần chỉ chiếm 6,8%, lứa tuổi trẻ < 20 tuổi
chỉ chiếm 2,8%. Sản phụ thấp tuổi nhất là 19 tuổi
có 1 sản phụ, tuổi cao nhất là 42 tuổi có 2 sản phụ.
Theo nghiên cứu của Vương Ngọc Đoàn năm
2005 tại BVPSTW thì ở nhóm tuổi từ 36 đến 40,
thấy có mối liên quan giữa tuổi sản phụ và suy
thai, theo tác giả này, sản phụ từ trên 36 tuổi có
nguy cơ suy thai tăng gấp 1,63 lần so với nhóm
tuổi dưới 36(10). Do vậy trong công tác tư vấn về
sức khỏe sinh sản, các thầy thuốc sản khoa cần
cung cấp thông tin cho các sản phụ được biết, từ
trên 36 tuổi sản phụ cần quản lý tốt thai nghén
và theo dõi sát khi chuyển dạ đẻ vì nguy cơ suy
thai tăng.
Đặc điểm của thai nhi
Tuổi thai
Trong nghiên cứu này, cả 3 nhóm gồm non
tháng, đủ tháng và già tháng đều có thể xảy ra
nguy cơ suy thai cấp tính trong chuyển dạ.
Đối với nhóm thai non tháng và thai già tháng
thường có năng lượng dự trữ bao gồm nước
và glycogen không đủ, cũng như sự trao đổi
khí và thải trừ các chất chuyển hóa bị ảnh
hưởng gây nên tình trạng thiếu oxy.Những
thai này luôn bị đe dọa suy thai cấp trong
chuyển dạ(2). Do đó, những thai non tháng và
già tháng khi chuyển dạ đẻ cần phải theo dõi
rất sát và nên can thiệp sớm vì nguy cơ suy
thai là rất cao. Theo nghiên cứu của Vương
Ngọc Đoàn những thai non tháng nguy cơ suy
thai tăng gấp 2,82 lần so với thai đủ tháng,
những thai già tháng nguy cơ suy thai tăng
gấp 2,26 lần so với thai đủ tháng(10). Tuy nhiên
vì nghiên cứu này của chúng tôi chỉ được tiến
hành trên 1 nhóm duy nhất nên chúng tôi
không có bằng chứng để kiểm định giả
thuyết trên.
Thứ tự con
Đa số các trường hợp suy thai tập trung ở
nhóm sản phụ sinh con lần đầu chiếm tỷ lệ
56,9% và sinh con lần thứ 2 chiếm tỷ lệ 18,1%,
nhóm sản phụ sinh con lần thứ 3 là 16,0%, còn
nhóm sinh con lần thứ 4 chỉ chiếm 9,0% (bảng 1).
Nghiên cứu của Vương Ngọc Đoàn năm 2005, có
60,2% sinh con lần đầu, 31,8% sinh con lần hai và
8% sinh con lần 3 trở lên(10). Như vậy, sản phụ
sinh con lần 2 có tỷ lệ suy thai caohơn lần 1, điều
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 148
đó có thể lý giải rằng sản phụ có thai lần 2 sẽ có
kinh nghiệm và hiểu biết nhiều hơn trong việc
chăm sóc thai nghén và làm mẹ an toàn.
Liên quan giữa cơn co tử cung và suy thai
Nghiên cứu này của chúng tôi không tìm
thấy mối liên quan giữa cơn co tử cung và suy
thai (p>0,05). Ngược lại với nghiên cứu của
chúng tôi, tác giả Vương Ngọc Đoàn thấy cơn co
tử cung mau mạnh có liên quan chặt chẽ với tình
trạng suy thai, ở nhóm cơn co tử cung mau
mạnh, nguy cơ suy thai tăng gấp 18,8 lần so với
nhóm chứng và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05(10). Có thể do cỡ mẫu trong nghiên
cứu của chúng tôi chưa đủ lớn và vì đây là
nghiên cứu tiến hành trên một nhóm bệnh nhân
nên không tìm ra mối liên quan giữa cơn co tử
cung và suy thai.
Liên quan giữa lượng nước ối và suy thai
Trong nghiên cứu này, theo kết quả của
Bảng 3, nhóm sản phụ lượng nước ối bình
thường: 35 trường hợp xuất hiện DIP biến đổi
chiếm tỷ lệ 31,25%, 21 trường hợp có DIP I chiếm
tỷ lệ 18,75%, 45 trường hợp có DIP II chiếm tỷ lệ
40,18%, và có 11 trường hợp xuất hiện nhịp
phẳng chiếm tỷ lệ 9,82%. Nhóm sản phụ lượng
nước ối ít: 4 trường hợp xuất hiện DIP biến đổi
chiếm tỷ lệ 12,12%, 4 trường hợp có DIP I chiếm
tỷ lệ 12,12%, 22 trường hợp có DIP II chiếm tỷ lệ
66,67%, và 3 trường hợp xuất hiện nhịp phẳng
chiếm tỷ lệ 9,09%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu
Hồng năm 2009 tại BVPSTW cũng cho kết quả
tương tự, tác giả thấy, những trường hợp nước
ối ít, khi trẻ đẻ ra có chỉ số Apgar < 7 điểm và sau
đẻ trẻ hầu như bị mắc bệnh sơ sinh chủ yếu là
viêm phổi, viêm phế quản do hội chứng hít phân
su(8). Điều này cũng trùng khớp với nghiên cứu
của Nguyễn Thanh Hà nghiên cứu 537 bệnh
nhân thiểu ối và cho kết luận, mức độ thiểu ối có
ảnh hưởng nặng nề tới tình trạng ngạt của thai,
chỉ số nước ối càng thấp thì tỷ lệ ngạt của thai
càng tăng(10). Theo Đặng Thanh Vân chỉ số nước
ối giảm < 40 mm liên quan tới tình trạng suy thai
trong tử cung.Như vậy khi nước ối ít có nguy cơ
bị suy thai và nguy cơ ngạt sơ sinh(4). Do đó, khi
nước ối ít chúng ta phải xử lý càng sớm càng tốt.
Liên quan giữa bệnh lý mẹ và suy thai
Theo kết quả nghiên cứu của Bảng 4, nhóm
sản phụ bình thường: có 37 trường hợp xuất hiện
DIP biến đổi chiếm tỷ lệ 28,03%, 23 trường hợp
có DIP I chiếm tỷ lệ 17,42%, 61 trường hợp có
DIP II chiếm tỷ lệ 46,21% và 11 trường hợp có
nhịp phẳng chiếm tỷ lệ 8,34%. Nhóm sản phụ
bệnh lý: có 2 trường hợp xuất hiện DIP biến đổi
chiếm tỷ lệ 15,38%, 2 trường hợp có DIP I chiếm
tỷ lệ 15,38%, 6 trường hợp có DIP II chiếm tỷ lệ
46,15% và 3 trường hợp có nhịp phẳng chiếm tỷ
lệ 23,09%. Tuy nhiên sự sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05, không có mối liên
quan giữa bệnh lý mẹ và suy thai. Ngược lại,
nghiên cứu của Vương Ngọc Đoàn với số lượng
bệnh nhân gồm 122 sản phụ suy thai cấp tính,
tác giả thấy mối liên quan giữa bệnh lý của mẹ
với suy thai; nguy cơ suy thai tăng lên với OR =
6,79 ở những sản phụ tiền sản giật, OR = 2,05 ở
sản phụ thiếu máu, OR = 2,20 ở sản phụ mắc
bệnh tim(12). Điều này cũng có thể lý giải là do cỡ
mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn
và vì đây là nghiên cứu tiến hành trên một nhóm
bệnh nhân nên không tìm ra mối liên quan giữa
bệnh lý mẹ và suy thai.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 145 trường hợp suy thai
cấp tính tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ
tháng 01/2012 - 08/2012, chúng tôi rút ra được kết
luận như sau: Có mối liên quan giữa lượng nước
ối và tình trạng suy thai cấp trong chuyển dạ. Do
đó, khi lượng nước ối của sản phụ ít chúng ta
phải theo dõi sát trong quá trình chuyển dạ và có
thái độ xử trí sản khoa hợp lý, kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Phụ sản – Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
(2007). “Sản phụ khoa tập I”, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, tr
426-432.
2. Bộ môn Phụ sản – Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
(2007). “Sản phụ khoa tập II”, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, tr
565- 570.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 149
3. Bộ môn Phụ sản – Trường Đại học Y Hà Nội (2000), “Suy thai
cấp tính trong chuyển dạ”, Bài giảng sản phụ khoa, Nhà xuất
bản y học, Hà Nội, tr. 141- 150.
4. Đặng Thanh Vân (2000), Đánh giá chỉ số nước ối bình thường
trong các thai đủ tháng chuyển dạ, Luận văn Thạc sĩ Y học,
Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nelson KB (1986), “Antecedents of cere palsy”, N Engl J Med;
315:81-86).
6. Nguyễn Thanh Hà (2004), Nghiên cứu tình hình chẩn đoán và xử
trí thiểu ối tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ 1/1/2002-
30/6/2004, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Trường
Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7. Njokanma FO, Egri-Okawarji MTC, (2002), Birth asphyxia,
periantlal and maternal mortality associated with caesarean
section. Trop J Obstet Gynaecol, 19:25-29.
8. Olusanya BO (2009), Newborns at risk of sensorineural
hearing loss in low-income countries. Arch Dis Child, 94:227 –
230.
9. Olusanya BO, Ebuehi OM, Somefun AO (2009), Universal
infant hearing screening programme in a community with
predominant non-hospital births: a three-year experience. J
Epidemiol comm Health, 63:481-486.
10. Vương Ngọc Đoàn (2005), Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và
biện pháp xử trí suy thai tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm
2004-2005, Luận văn Thạc sĩ Y học trường Đại học Y Hà Nội,
Hà Nội.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_yeu_to_nguy_co_gaay_suy_thai_cap_trong_chuyen_da_tai.pdf