Một số yếu tố liên quan với tình trạng hemoglobin ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục

Tài liệu Một số yếu tố liên quan với tình trạng hemoglobin ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 50 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI TÌNH TRẠNG HEMOGLOBIN Ở BỆNH NHÂN LỌC MÀNG BỤNG LIÊN TỤC Vương Tuyết Mai*, Nguyễn Duy Hưng*, Đỗ Gia Tuyển** TÓM TẮT Mục tiêu: Điều trị thiếu máu trở thành một trong những mục tiêu cơ bản và quan trọng ở bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Nghiên cứu tiến hành với mục tiêukhảo sát một số yếu tố liên quan với tình trạng hemoglobin ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt bệnh được thực hiện trên bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại Khoa Thận-Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai. Số liệu được thu thập trong 12 tháng đầu khi bệnh nhân bắt đầu phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi trên 70 bệnh nhân điều trị CAPD cho thấy nồng độ Hb đã được điều chỉnh để đạt được đích điều trị. Nhóm bệnh nhân có nồng độ Hb trung bình dưới đích, nồng độ Hb trung bình tăng từ 88,40 ± 8,44 g/l lên 96,23 ± 13,96 g/l, nh...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số yếu tố liên quan với tình trạng hemoglobin ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 50 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI TÌNH TRẠNG HEMOGLOBIN Ở BỆNH NHÂN LỌC MÀNG BỤNG LIÊN TỤC Vương Tuyết Mai*, Nguyễn Duy Hưng*, Đỗ Gia Tuyển** TÓM TẮT Mục tiêu: Điều trị thiếu máu trở thành một trong những mục tiêu cơ bản và quan trọng ở bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Nghiên cứu tiến hành với mục tiêukhảo sát một số yếu tố liên quan với tình trạng hemoglobin ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt bệnh được thực hiện trên bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại Khoa Thận-Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai. Số liệu được thu thập trong 12 tháng đầu khi bệnh nhân bắt đầu phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi trên 70 bệnh nhân điều trị CAPD cho thấy nồng độ Hb đã được điều chỉnh để đạt được đích điều trị. Nhóm bệnh nhân có nồng độ Hb trung bình dưới đích, nồng độ Hb trung bình tăng từ 88,40 ± 8,44 g/l lên 96,23 ± 13,96 g/l, nhóm bệnh nhân có nồng độ Hb vượt đích, nồng độ Hb trung bình giảm từ 129,88 ± 9,66 g/l xuống còn 110,40 ± 18,43 g/l, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Có mối tương quan nghịch giữa ure và creatinin với nồng độ Hb (r lần lượt bằng -0,401 và -0,443, p<0,05). Có mối tương quan thuận giữa albumin và protein với nồng độ Hb (r lần lượt bằng 0,349 và 0,319, p<0,05). Liều EPO được điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân dựa trên chỉ số Hb (r=-0,657, p<0,05). Kết luận: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối tương quan nghịch giữa ure và creatinin với nồng độ Hb (r lần lượt bằng -0,401 và -0,443, p<0,05). Có mối tương quan thuận giữa albumin và protein với Hb (r lần lượt bằng 0,349 và 0,319, p<0,05). Liều EPO được điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân dựa trên chỉ số Hb (r=-0,657, p<0,05). Từ khoá: Hemoglobin (Hb), lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD) ABSTRACT THE ASSOCIATION OF SEVERAL FACTORS WITH THE HEMOGLOBIN LEVELS IN CONTINUOUS AMBULATORY PERITONEAL DIALYSIS PATIENTS Vuong Tuyet Mai, Nguyen Duy Hung, Do Gia Tuyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 3 - 2017: 50 – 55 Objectives: The treatment of anemia becomes one of the important objectives in end-stage chronic kidney disease. Therefore, we conducted this study with the aim was to find out the association of several factors with the hemoglobin levels in continuous ambulatory peritoneal dialysis (CAPD) patients. Methods: One retrospective studywasperformed on continuous ambulatory peritoneal dialysis patients who were treatedin Nephro-Urology Department, Bach Mai hospital. The parameters of patients were collected during 12 months from patients performing continuous ambulatory peritoneal dialysis. Results: The study was included 70 CAPD patients; the treatment in the all patients was adjusted to achieve Hb target. Patients with Hb levels below the Hb target, the Hb concentration increased from * Đơn Nguyên Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn **Khoa Thận-Tiết Niệu, Bệnh viện Bạch Mai Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Vương Tuyết Mai ĐT: 0915518775 Email:vuongtuyetmai@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học 51 88.40±8.44 g/l to 96.23±13.96 g/l. The CAPD patients with Hb levels that were higher than Hb target, the Hb concentration decreased from 129.88±9.66 g/l to 110.40±18.43 g/l, the difference was statistically significant with p <0.05. There were negative correlation between s-urea and s-creatinine with Hb levels (r=-0.401 and -0.443, respectively, p <0.05). There were positive correlation between the protein and albumin levels and hemoglobin levels (r=0.349 and 0.319, respectively, p<0.05). The dose of EPO was adjusted according to the patient's response that was based on Hb levels (r=0.657, p<0.05). Conclusions: Our resultssuggested thatthere were negative correlation between s-urea and s- creatinine with Hb levels and positive correlation between the protein and albumin levels and hemoglobin levels. The dose of EPO was adjusted according to the patient's response that was based on Hb levels. Keywords: Hemoglobin (Hb), continuous ambulatory peritoneal dialysis (CAPD) MỞ ĐẦU Lọc màng bụng là phương pháp lọc máu qua màng bụng, đây là màng sinh học có tác dụng chuyển hóa trao đổi qua lại giữa máu của bệnh nhân và dịch lọc. Phương pháp lọc màng bụng đang ngày càng được chú ý, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Theo báo cáo dữ liệu hàng năm của Hoa Kỳ năm 2012, tính đến năm 2010 Hong Kong có tới 75,6% bệnh nhân lọc máu lựa chọn lọc màng bụng, và ở Thái Lan, tỉ lệ bệnh nhân lọc máu bằng phương pháp lọc màng bụng tăng từ 7,6% năm 2006 lên 10,4% năm 2010. Tại Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân lọc màng bụng cũng ngày càng tăng. Tính đến năm 2006 có khoảng 461 bệnh nhân lọc màng bụng ở các trung tâm tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội(1). Đến năm 2011, tổng số bệnh nhân lọc màng bụng ước tính khoảng 1100 bệnh nhân. Một trong các vấn đề cần quan tâm của bệnh nhân bệnh thận mạn nói chung và bệnh nhân điều trị bằng phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD) nói riêng là tình trạng thiếu máu. Khi bệnh nhân mắc bệnh thận mạn, thận giảm hoặc không còn sản xuất erythropoietin. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu ở những bệnh nhân này. Thiếu máu có thể làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ tim mạch cũng như giảm tuổi thọ của bệnh nhân, điều trị thiếu máu trở thành một trong những mục tiêu cơ bản và quan trọng ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh thận mạn(4). Do vấn đề có ý nghĩa thực tiễn lâm sàng, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu: khảo sát tình trạng hemoglobin và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt bệnh được thực hiện trên bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang được điều trị thay thế thận bằng phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại Khoa Thận-Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai. Loại trừ những bệnh nhân mắc các bệnh cấp tính trong khoảng thời gian theo dõi như: nhiễm trùng cấp, nhồi máu cơ tim, xơ gan, suy giáp, cường giáp, chấn thương, phẫu thuật, có các bệnh lý ác tính. Các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng được lấy tại thời điểm bệnh nhân bắt đầu được điều trị lọc màng bụng liên tục ngoại trú và các thời điểm sau mỗi 6 tháng, trong vòng 1 năm với qui ước: + T0: là thời điểm bắt đầu được lọc màng bụng + T1: là thời điểm lọc màng bụng ngoại trú chu kỳ tháng thứ 6 + T2: là thời điểm lọc màng bụng ngoại trú chu kỳ tháng thứ 12. Mức độ thiếu máu của các bệnh nhân được phân loại dựa trên tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)(8). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 52 Mức độ thiếu máu Tiêu chí Hb Nam Nữ Thiếu máu nặng <80 <80 Thiếu máu trung bình 80 – 109 80 – 109 Thiếu máu nhẹ 110 – 129 110 – 119 Không thiếu máu ≥130 ≥120 Nồng độ Hb mục tiêu khi điều trị thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn bằng EPO theo Hội Thận học Việt Nam (4): Dưới đích điều trị: Hb <100 g/l. Đạt đích điều trị: Hb từ 100 đến 115 g/l. Vượt quá đích điều trị: Hb >115 g/l. Xử lý số liệu: Test Pearson Chi-square và/hoặc test Fisher’s Exact được sử dụng cho so sánh tỷ lệ phần trăm tùy thuộc là so sánh hai hay nhiều tỷ lệ với nhau. Mann-Whitney hoặc Kruskal-Wallis tests được sử dụng khi so sánh các mức độ khác nhau. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sử dụng theo p<0,05 hoặc tính theo khoảng tin cậy 95% (95% CI). Các phân tích được thực hiện bằng SPSS statistics 17.0 software. KẾT QUẢ Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 70 bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại khoa Thận-Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai với thời gian điều trị 12 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân nam giới là 60%, nữ giới là 40%. Tuổi trung bình là 50,17±12,76, trong đó tuổi thấp nhất là 26 tuổi, cao nhất là 83 tuổi. Bảng 1. Phân loại thiếu máu và Hb mục tiêu Phân loại thiếu máu T0 T1 T2 Không TM 11 (15,7%) 3 (4,3%) 5 (7,1%) TM nhẹ 18 (25,7%) 26 (37,1) 13 (18,6%) TM vừa 37 (52,9%) 34 (48,6) 48 (68,6%) TM nặng 4 (5,7%) 7 (10%) 4 (5,7%) Mục tiêu Hb Hb <100 g/l 28 (40%) 31 (44,3%) 31 (44,3%) 100 ≤ Hb ≤ 115 g/l 25 (35,7%) 28 (40%) 28 (40%) Hb >115 g/l 17 (24,3%) 11 (15,7%) 11 (15,7%) Nhận xét: Số bệnh nhân thiếu máu vừa chiếm tỷ lệ cao nhất, dao động từ 48,6-68,6%. Số bệnh nhân thiếu máu nặng chiếm tỷ lệ thấp khoảng 5,7-10%. Số bệnh nhân đạt được Hb đích chiếm từ 35,7-40%. Số bệnh nhân không đạt đích Hb chiếm tỷ lệ40-44,3%. Số bệnh nhân vượt đích Hb chiếm 24,3% tại T0, có xu hướng giảm dần. Bảng 2. Sự thay đổi nồng độ Hb của bệnh nhân CAPD Hb tại T0 T0 T1 T2 p Hb <100 g/l 88,40 ± 8,44 97,19 ± 12,60 96,23 ± 13,96 p<0,05 100 ≤ Hb ≤ 115 g/l 107,88 ± 4,94 103,64 ± 16,18 103,64 ± 10,81 p>0,05 Hb >115 g/l 129,88 ± 9,66 111,11 ± 14,90 110,40 ± 18,43 p<0,05 Hb chung 105,43 ± 18,03 102,88 ± 15,32 102,32 ± 15,08 p>0,05 Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có Hb dưới đích tại T0 có nồng độ Hb trung bình tăng từ 88,40 ± 8,44 g/l lên 96,23 ± 13,96 g/l tại thời điểm T2, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Nhóm bệnh nhân có Hb đạt đích tại T0 trung bình Hb có giảm, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p>0,05. Nhóm bệnh nhân có Hb vượt đích tại T0, trung bình Hb giảm từ 129,88 ± 9,66 g/l xuống còn 110,40 ± 18,43 g/l tại T2, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Bảng 3. Thay đổi HC, Hct, MCV, MCH và MCHC của bệnh nhân CAPD Chỉ số T0 T1 T2 p HC 3,72 ± 0,71 3,58 ± 0,57 3,60 ± 0,59 p>0,05 Hct 31,6 ± 5,6 31,0 ± 4,4 31,6 ± 4,9 p>0,05 MCV 86,1 ± 7,2 87,6 ± 8,7 87,1 ± 11,4 p>0,05 MCH 28,5 ± 4,1 29,0 ± 3,2 28,9 ± 3,2 p>0,05 MCHC 332,9 ± 14,2 331,0 ± 17,5 327,4 ± 24,8 p>0,05 Nhận xét: Trung bình hồng cầu, hematocrit tại thời điểm T0 lần lượt là 3,72 ± 0,71 T/l và 31,6 ± 5,6 l/l, có thay đổi trong quá trình điều trị, tuy Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học 53 nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê, p>0,05. Trung bình của MCV, MCH và MCHC đều trong giới hạn bình thường và không có sự tăng giảm nào có ý nghĩa thống kê, p>0,05. Bảng 4. Liên quan giữa Hb với một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng Chỉ số Hb p Ure Pearson Correlation = -0,401 p<0,05 Cre Pearson Correlation = -0,443 p<0,05 Alb Pearson Correlation = 0,349 p<0,05 Pro Pearson Correlation = 0,319 p<0,05 EPO Pearson Correlation = -0,657 p<0,05 Nhận xét: Có mối tương quan nghịch mức độ vừa giữa nồng độ Ure và Creatinin huyết thanh với Hb trong máu, với hệ số r lần lượt là - 0,401 và -0,443, p<0,05. Có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa albumin và protein huyết thanh với Hb, hệ số r lần lượt là 0,349 và 0,319, p<0,05. Có mối tương quan nghịch mức độ vừa giữa liều EPO với Hb trước khi dùng thuốc, r=- 0,657, p<0,05. Bảng 5. Tình trạng sắt, ferritin huyết thanh theo phân loại tình trạng thiếu máu Chỉ số TM nhẹ TM vừa TM nặng p Sắt HT (µmol/l) 13,1 ± 6,2 12,2 ± 5,8 11,4 ± 3,1 p>0,05 12,4 ± 5,7 Ferritin (µg/l) 403,8 ± 381,4 357,8 ± 311,9 394,8 ± 66,6 p>0,05 Nhận xét: Trung bình sắt huyết thanh ở các bệnh nhân thiếu máu là 12,4 ± 5,7 µmol/l. Không có sự khác biệt về sắt và Ferritin huyết thanhở 3 nhóm bệnh nhân thiếu máu, p>0,05. Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ Ferritin huyết thanh ≥ 200µg/l là 71,4%. BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại thời điểm bắt đầu điều trị CAPD có 84,3%bệnh nhân thiếu máu. Các bệnh nhân thiếu máu nhẹ và trung bình là chủ yếu, số bệnh nhân thiếu máu nặng chiếm tỷ lệ thấp (5,7%). Tỷ lệ thiếu máu cao là do tính chất thiếu máu của bệnh thận mạn là rất từ từ và mạn tính, bệnh nhân thường có khả năng thích nghi cao do đó thường điều trị muộn. Theo Nguyễn Thị Hoa, 100% bệnh nhân suy thận mạn đều có biểu hiện thiếu máu. Về mức độ nặng của thiếu máu, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa trên bệnh nhân bệnh thận mạn đều cho thấy đa số bệnh nhân thiếu máu trung bình và thiếu máu nặng(8). Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, giá trị MCV, MCH, MCHC đều trong giới hạn bình thường, từ thời điểm T0 đến T2, giá trị trung bình của MCV, MCH và MCHC thay đổi nhưng không có ý nghĩa thống kê, p>0,05. Điều này cho thấy thiếu máu trong suy thận mạn là thiếu máu bình sắc HC bình thường. Điều này phù hợp với cơ chế bệnh sinh của thiếu máu trong suy thận mạn là do thiếu EPO nội sinh nên tủy xương không tổng hợp đủ lượng HC cần thiết cho nhu cầu của cơ thể. Tương tự như vậy những số liệu về MCV, MCH, MCHC trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa về đặc điểm thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn cũng cho thấy một tình trạng thiếu máu bình sắc HC bình thường(8). Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng EPO nhằm đưa Hb của bệnh nhân bệnh thận mạn vào khoảng 100 – 120 g/l giúp cải thiện thể chất của bệnh nhân.Theo hướng dẫn của Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam trên bệnh nhân bệnh thận mạn, nồng độ Hb không nên quá 115g/l(4). Do đó, chúng tôi lựa chọn khoảng nồng độ Hb mục tiêu là từ 100 – 115 g/l. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm bệnh nhân có Hb dưới đích tại T0, trung bình Hb tăng từ 88,40 ± 8,44 g/l lên 96,23 ± 13,96 g/l tại thời điểm T2, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Điều đó cho thấy trong quá trình điều trị CAPD kết hợp thuốc tăng hồng cầu EPO đã giúp cải thiện tình trạng Hb cho bệnh nhân, đưa trung bình Hb đến gần giới hạn dưới của mục tiêu điều trị thiếu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 54 máu. Theo khuyến cáo của Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam, cần sử dụng EPO để nâng nồng độ Hb của bệnh nhân lên đến mức mục tiêu, tránh để Hb dưới 90 g/l nhằm giảm thiểu nguy cơ cần truyền máu(4). Ở nhóm bệnh nhân có Hb đạt đích tại thời điểm T0, trung bình Hb là 107,88 ± 4,94 g/l,giảm xuống còn 103,64 ± 10,81 g/l tại thời điểm T2, nhưng sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê, p>0,05. Trung bình Hb của nhóm bệnh nhân này luôn nằm trong khoảng đích của Hb. Ở nhóm bệnh nhân có Hb vượt dích tại T0, trung bình Hb giảm từ 129,88 ± 9,66 g/l xuống còn 110,40 ± 18,43 g/l tại T2, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Việc đưa nồng độ Hb của bệnh nhân về lại đích điều trị là rất cần thiết. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng EPO để nâng Hb lên càng cao có nhiều nguy cơ hơn là lợi ích, bao gồm đột quỵ, THA và huyết khối. KDIGO 2012 cũng khuyến cáo mạnh mẽ không được để nồng độ Hb vượt quá 130 g/l trên tất cả các bệnh nhân bệnh thận mạn người lớn(5). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trong 12 tháng, số bệnh nhân có Hb dưới đích luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, (dao động từ 40 đến 44,3 %). Số bệnh nhân có Hb đạt đích (100 – 115 g/l) có xu hướng tăng từ 35,7% lên 40%. Tất cả các thời điểm đều có bệnh nhân có nồng độ Hb ở trên đích (>115 g/l), tuy nhiên xu hướng giảm dần (từ 24,3% xuống còn 15,7%).Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số bệnh nhân đạt mức Hb mục tiêu thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Bùi Thị Tâm cho thấy sau 6 tháng điều trị bằng EPO, tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ Hb đạt đích từ 60,9 đến 80%(2). Nghiên cứu của Adam E. và cộng sự trên bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối, sau 12 tháng có 61,9% bệnh nhân ở nhóm không hiệu chỉnh liều và 72,5% số bệnh nhân ở nhóm được hiệu chỉnh liều EPO có Hb đạt đích điều trị(5). Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu trong nghiên cứu của chúng tôi có gia tăng theo thời gian, từ 84,3% tại thời điểm bắt đầu điều trị lọc màng bụng lên 92,9% tại tháng điều trị thứ 12, trong đó thiếu máu vừa và nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này là do chúng tôi lựa chọn cách phân loại bệnh nhân thiếu máu dựa trên nồng độ hemoglobin theo tiêu chuẩn của WHO: không thiếu máu ở nam là trên 130 g/l, ở nữ là trên 120 g/l. Trong khi mục tiêu điều trị thiếu máu bằng EPO ở các bệnh nhân bệnh thận mạn là duy trì nồng độ Hb trong khoảng từ 100 – 115 g/l. Điều này giải thích cho việc tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu nhẹ và vừa lại chiếm đa số trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan nghịch giữa nồng độ Ure và Creatinin với Hb trong máu, với hệ số r lần lượt là -0,401 và - 0,443, p<0,05. Kết quả này phù hợp với một trong các cơ chế thiếu máu trong bệnh thận mạn. Ở những bệnh nhân này, môi trường chuyển hóa ure máu cao là yếu tố không thuận lợi đối với đời sống của hồng cầu. Đời sống hồng cầu ở bệnh nhân suy thận mạn thường giảm từ 120 ngày xuống còn 70-80 ngày. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, HC của bệnh nhân suy thận mạn có đời sống bình thường khi được truyền vào cơ thể khỏe mạnh. Trong khi HC bình thường lại có đời sống ngắn hơn khi được truyền vào bệnh nhân suy thận mạn. Điều này đã gợi ý rằng có sự tồn tại của một hoặc nhiều chất hòa tan trong huyết thanh bệnh nhân suy thận mạn làm rút ngắn đời sống HC. Một số nghiên cứu cho thấy đời sống HC trở về bình thường khi bệnh nhân suy thận mạn được lọc máu tích cực. Như vậy môi trường chuyển hóa ở bệnh nhân có ure máu cao là yếu tố không thuận lợi đối với đời sống của HC(1). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối tương quan thuận giữa hàm lượng protein, albumin với Hb trong máu (r lần lượt bằng 0,349 và 0,319, p<0,05). Ở các bệnh nhân điều trị CAPD, tình trạng mất albumin và protein qua dịch lọc luôn luôn xảy ra. Trung bình lượng protein mất đi trong dịch lọc từ 5 – 12g/24h, trong đó albumin chiếm 2/3 lượng protein mất đi(9). Thiếu albumin và các acid amin, cơ thể sẽ thiếu nguyên liệu để tổng hợp Hb làm nặng thêm tình trạng thiếu máu. Việc điều chỉnh liều EPO sẽ dựa vào sự đáp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học 55 ứng của chỉ số Hb đối với từng bệnh nhân CAPD là vấn đề quan trọng trong quá trình điều trị ở bệnh nhân.Trong nghiên cứu của chúng tôi, liều EPO có mối tương quan nghịch với Hb, mức độ tương quan khá chặt với hệ số r=-0,657, p<0,05. Những bệnh nhân điều trị bằng phương pháp CAPD được khám định kì 1 tháng/lần để đánh giá các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng, nhận dịch lọc và điều chỉnh liều EPO ở tháng tiếp theo. Những bệnh nhân không có sự gia tăng đáng kể hàm lượng Hb (10g/l/tháng) sẽ được tăng liều EPO, mục tiêu là duy trì hàm lượng Hb ≥ 100g/l. Ngược lại, những bệnh nhân có hàm lượng Hb >120g/l sẽ được xem xét giảm liều để tránh các biến chứng nhất là về tim mạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc điều chỉnh liều EPO có mỗi liên quan chặt chẽ với đáp ứng điều trị của bệnh nhân dựa trên chỉ số Hb. Không có sự khác biệt về nồng độ sắt huyết thanh và ferritin giữa 3 nhóm bệnh nhân thiếu máu nhẹ, vừa và nặng, (p>0,05). Số bệnh nhân đạt được nồng độ ferritin mục tiêu ≥ 200 µg/l theo khuyến cáo về bổ sung sắt của Hội thảo về EPO châu Âu tháng 11/1994 chiếm 71,4%. Nhiều nghiên cứu của Việt Nam và trên thế giới cho thấy, tình trạng dự trữ sắt huyết thanh có ảnh hưởng đến khả năng tạo máu của cơ thể. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ sắt và ferritin huyết thanh có sự khác biệt lớn giữa các bệnh nhân, trong khi cỡ mẫu lại nhỏ, không đủ để phát hiện ra sự khác biệt. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở 70 bệnh nhân điều trị CAPD cho thấy nồng độ Hb đã được điều chỉnh để đạt được đích điều trị, nhóm bệnh nhân có Hb dưới đích nồng độ Hb trung bình tăng từ 88,40 ± 8,44 g/l lên 96,23 ± 13,96 g/l, nhóm bệnh nhân có nồng độ Hb vượt đích, nồng độ Hb trung bình giảm từ 129,88 ± 9,66 g/l xuống còn 110,40 ± 18,43 g/l, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Có mối tương quan nghịch giữa ure và creatinin với nồng độ Hb (r lần lượt bằng -0,401 và -0,443, p<0,05). Có mối tương quan thuận giữa albumin và protein với Hb (r lần lượt bằng 0,349 và 0,319, p<0,05). Liều EPO được điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân dựa trên chỉ số Hb (r=-0,657, p<0,05). Lời cảm ơn: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm, các bác sỹ và điều dưỡng khoa Thận-Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anatole B and Jason B, (2005), “Hematologic aspect of Chronic Kidney Disease”, Clinical Dialysis, pp. 691-723. 2. Bùi Thị Tâm (2013), “Đánh giá hiệu quả điều trị thiếu máu bằng Erythropoietin trên bệnh nhân suy thận mạn đang được lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên”. Luận án Dược sĩ chuyên khoa II. Đại học Dược Hà Nội. 3. Bui P.V, (2007),“Dialysis in Vietnam”,Perit Dial Int. 27(4). pp. 400-4. 4. Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam (2013). “Hướng dẫn điều trị thiếu máu trong bệnh thận mạn”. 5. Gaweda AE, Aronoff GR, Jacobs AA et al, (2014), “Individualized anemia management reduces hemoglobin variability in hemodialysis patients”, J Am Soc Nephrol. 25(1), pp. 159-166. 6. Kidney disease: Improving Global Outcomes (KDIGO) CKD Work Group (2013), “KDIGO 2012 Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Managerment of Chronic Kidney Disease”, Kidney international, pp. 1 -150. 7. Macdougall IC, Eckardt KU, (2014), Anemia in Chronic Kidney Disease. Comprehensive clinical nephrology 5th. 8. Nguyễn Thị Hoa (2013), “Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị Erythropoietin”. Luận văn thạc sỹ Y học. 9. Trần Văn Chất (2004), “Lọc màng bụng”, Bệnh Thận nội khoa, Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. pp. 218-231 10. WHO (World Health Organization) (2011). Hemoglobin concentrations for the diagnosis of anemia and assessment of severity. Ngày nhận bài báo: 07/04/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/04/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/05/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_yeu_to_lien_quan_voi_tinh_trang_hemoglobin_o_benh_nha.pdf
Tài liệu liên quan