Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành đi buồng ở điều dưỡng/hộ sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2017

Tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành đi buồng ở điều dưỡng/hộ sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 11 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HÀNH ĐI BUỒNG Ở ĐIỀU DƯỠNG/HỘ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2017 Trương Thị Mỹ Hà*, Đỗ Mạnh Hùng**, Phạm Thu Hiền** TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành đi buồng ở điều dưỡng/hộ sinhtại bệnh viện phụ sản Hà Nội, năm 2017. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 66 điều dưỡng tại 04 khoa lâm sàng: A3, A4, D4, D5, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, từ tháng 5/2017 đến tháng 10/2017. Kết quả: Tỷ lệ thực hành không đạt ở nhóm kiến thức không đạt cao gấp 4,7 lần so với nhóm có kiến thức đạt (95%CI 1,2 - 17,6), tỷ lệ thực hành không đạt ở nhóm có thái độ không đạt cao gấp 28,6 lần nhóm có thái độ đạt (95%CI 5,6-159,6). Kết luận: Trong hoạt động đi buồng thường quy, kiến thức, thái độ là yếu tố ảnh hưởng đến thực hành. Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, thực hành đi buồng, điều dưỡng/hộ sinh. ABSTRAC...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành đi buồng ở điều dưỡng/hộ sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 11 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HÀNH ĐI BUỒNG Ở ĐIỀU DƯỠNG/HỘ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2017 Trương Thị Mỹ Hà*, Đỗ Mạnh Hùng**, Phạm Thu Hiền** TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành đi buồng ở điều dưỡng/hộ sinhtại bệnh viện phụ sản Hà Nội, năm 2017. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 66 điều dưỡng tại 04 khoa lâm sàng: A3, A4, D4, D5, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, từ tháng 5/2017 đến tháng 10/2017. Kết quả: Tỷ lệ thực hành không đạt ở nhóm kiến thức không đạt cao gấp 4,7 lần so với nhóm có kiến thức đạt (95%CI 1,2 - 17,6), tỷ lệ thực hành không đạt ở nhóm có thái độ không đạt cao gấp 28,6 lần nhóm có thái độ đạt (95%CI 5,6-159,6). Kết luận: Trong hoạt động đi buồng thường quy, kiến thức, thái độ là yếu tố ảnh hưởng đến thực hành. Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, thực hành đi buồng, điều dưỡng/hộ sinh. ABSTRACT SOME FACTORS AFFECTING WARD AROUND PRACTICES OF NURSES/MIDWIVES AT HANOI HOSPITAL OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY, IN 2017 Truong Thi My Ha, Do Manh Hung, Pham Thu Hien * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 11 – 15 Objectives: To find out some factors affecting ward around practice of nurses/midwives at Hanoi Obstetrics and Gynecology hospital in 2017. Methodology: A cross – sectional study was conducted on 66 nurses at 4 clinical departments: A3, A4, D4, D5, Hanoi Obstetrics and Gynecology hospital from May 2017 to October 2017. Result: Practice under standard in unachieved knowledge group is 4.7 times higher than that of achieved knowledge group (95%CI 1.2 – 17.6), Practice under standard in unachieved attitude group is 28,6 times higher than that in achieved attitude group (95%CI 5,6-159,6). Conclusion: Knowledge and attitude are factors affecting ward around practices of nurses and midwives. Keywords: Factors affecting, ward around practice, nurses/midwives. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc thực hiện đi buồng thường qui đã được triển khai ở tất cả các bệnh viện theo các qui định trước đây là Qui chế chăm sóc người bệnh toàn diện do Bộ Y tế ban hành năm 1997(2) và hiện nay là Thông tư 07/2011/TT - BYT ngày 26/1/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện(3). Đi buồng thường qui là công việc thường xuyên hàng ngày của điều dưỡng, hộ sinh; là một trong những chăm sóc thể chất và tinh thần hiệu quả nhằm phát hiện sớm những diễn biến bất thường của người bệnh. Đồng thời, thông qua hoạt động đi buồng, nhân viên y tế sẽ tư vấn, hướng dẫn, truyền thông phổ biến kiến thức giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh. Đây là qui trình chăm sóc người bệnh chiếm nhiều thời gian hơn các qui trình chuyên môn khác, đòi *Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, **Bệnh viện Nhi Trung Ương. Tác giả liên lạc: TS. Đỗ Mạnh Hùng, ĐT: 0913 304075, Email: hungdm.nip@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 12 hỏi điều dưỡng, hộ sinh phải có kỹ năng, kiến thức và thái độ thực hành tốt(1,8). Để đảm bảo chất lượng chăm sóc toàn diện người bệnh, đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh luôn phải quan tâm, theo dõi diễn biến bệnh trạng của người bệnh nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và có kế hoạch chăm sóc kịp thời, điều này chỉ có thể thực hiện tốt khi đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh có đầy đủ kiến thức, có thái độ thực hành tốt và tuân thủ đầy đủ qui trình đi buồng thường qui hàng ngày tại bệnh viện(4,5). Do vậy, nâng cao chất lượng đi buồng cũng chính là nâng cao chất lượng dịch vụ tại bệnh viện. Hiện nay chỉ có nghiên cứu của Phạm Thị Xuyến là đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đi buồng, tuy vậy đây chỉ là nghiên cứu định tính và chưa có phân tích định lượng(8). Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I, trực thuộc Sở Y tế Hà Nội gồm 32 khoa phòng. Chỉ tiêu được giao là 300 giường bệnh, nhưng thực kê trong toàn bệnh viện là 589 giường, với công suất sử dụng là 130% tính theo số giường thực kê. Tổng số điều dưỡng, hộ sinh: 650 người. Thực hiện Quiết định 2151/QĐ-BYT ngày 04/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế(6), bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã và đang từng bước đổi mới phong cách, thái độ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Việc tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành đi buồng thường qui là cần thiết trong việc tìm ra các giải pháp trong việc thực hiện tốt các qui định và đổi mới phong cách, thái độ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành đi buồng ở điều dưỡng/hộ sinh tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2017”. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành đi buồng ở điều dưỡng/hộ sinhtại bệnh viện phụ sản Hà Nội, năm 2017. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng có phân tích. Đối tượng nghiên cứu ĐD, HS trực tiếp chăm sóc NB tại 04 khoa: A3, A4, D4, D5. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 5/2017 đến tháng 10/2017. Cỡ mẫu phát vấn ĐD, HS Chúng tôi chọn mẫu toàn bộ 66 ĐD, HS tham gia đi buồng thường qui tại 04 khoa lâm sàng: A3, A4, D4, D5 thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu. Công cụ đánh giá Bộ câu hỏi nghiên cứu được xây dựng dựa theo qui định đi buồng thường qui của ĐD, HS do bệnh viện Phụ sản Hà Nội ban hành và áp dụng tại bệnh viện.Bộ câu hỏi đánh giá thực hành đi buồng gồm: Trang phục chỉnh tề (3 tiêu chí đánh giá); đánh giá đi buồng (6 tiêu chí đánh giá); ĐD/HS phổ biến quyền lợi của người bệnh 9 tiêu chí đánh giá); ĐD/HS phổ biến nghĩa vụ người bệnh (4 tiêu chí đánh giá); Hướng dẫn phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ cho người bệnh (3 tiêu chí đánh giá); Hướng dẫn với sản phụ sau đẻ (5 tiêu chí đánh giá). KẾT QUẢ Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đi buồng đạt chiếm 72,7%, không đạt chiếm 27,3%. Kết quả phân tích cho thấy độ tuổi, trình độ và kinh nghiệm không ảnh hưởng đến thực hành đi buồng đạt của ĐD/HS (p > 0,05) (Bảng 1). Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thực hành đi buồng đạt với các yếu tố đặc điểm công việc bao gồm làm thêm giờ, số bệnh nhân chăm sóc, kiêm nhiệm các nhiệm vụ chuyên môn và quản lý, quá tải công việc, cảm thấy phù hợp với công việc (p > 0,05) (Bảng 2). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 13 Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thực hành đi buồng đạt với các yếu tố thuộc về công tác quản lý đi buồng bao gồm có kế hoạch đi buồng, bản mô tả công việc, có cán bộ giám sát đi buồng (p > 0,05) (Bảng 3). Phân tích cho thấy kiến thức, thái độ có ảnh hưởng đến thực hành đi buồng ở ĐD/HS (p < 0,05), trong đó ĐD/HS có kiến thức không đạt thì nguy cơ thực hành không đạt cao gấp 4,7 lần so với kiến thức đạt, thái độ không đạt có nguy cơ thực hành không đạt cao gấp 28,6 lần so với thái độ đạt (với p < 0,05) (Bảng 4). Bảng 1. Ảnh hưởng tuổi, trình độ, kinh nghiệm đến thực hành đi buồng đạt của ĐD/HS Tỷ lệ Đặc điểm Không đạt Đạt p OR n % n % Tuổi >30 11 33,3 22 66,7 0,2689 1,86 (0,62-5,61) <30 7 21,2 26 78,8 Trình độ Trung cấp 12 26,1 34 73,9 0,7429 0,82 (0,26-2,63) CĐ, ĐH 6 30,0 14 70,0 Kinh nghiệm <5 năm 8 29,6 19 70,4 0,7205 1,22 (0,41-3,65) >5 năm 10 25,6 29 74,4 TỔNG 18 27,3 48 72,7 Bảng 2. Ảnh hưởng đến đặc điểm công việc đến thực hành đi buồng đạt của ĐD/HS Tỷ lệ Đặc điểm Không đạt Đạt p OR n % n % Làm thêm giờ Có 0 0 8 100 - - Không 18 31,0 40 69,0 Số NB chăm sóc >5 NB 7 23,3 23 76,7 0,5118 0,69 (0,23-2,09) ≤5NB 11 30,6 25 69,4 Kiêm nhiệm Có 13 27,7 34 72,3 0,9116 1,07 (0,32-3,57) Không 5 26,3 14 73,7 Cảm thấy quá tải Có 9 40,9 13 59,1 0,0786 2,69 (0,88-8,27) Không 9 20,5 35 79,5 Cảm thấy phù hợp Không 0 0,0 0 0,0 - - Có 18 27,3 48 72,7 TỔNG 18 27,3 48 72,7 Bảng 3. Ảnh hưởng của công tác quản lý đi buồng thường qui đến thực hành đi buồng đạt ở ĐD/HS Tỷ lệ Đặc điểm Không đạt Đạt p OR n % n % Có kế hoạch Không 0 0 2 100 - - Có 18 28,1 46 71,9 Có bản mô tả công việc Không 2 25,0 6 75,0 0,6233 0,88 (0,16-4,79) Có 16 27,6 42 72,4 Có cán bộ giám sát Không 0 0,0 1 100,0 - - Có 18 27,7 47 72,3 TỔNG 18 27,3 48 72,7 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 14 Bảng 4. Ảnh hưởng kiến thức, thái độ đến thực hành đi buồng ở ĐD/HS Thực hành Đặc điểm Không đạt Đạt p OR [95 %CI] n % n % Kiến thức Không đạt 11 47,8 12 52,1 0,0061 4,7 (1,2-17,6) Đạt 7 16,2 36 83,7 Thái độ Không đạt 13 76,4 4 23,5 <0,0001 28,6 (5,6-159,6) Đạt 5 10,2 44 89,8 TỔNG 18 27,2 48 72,7 BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các đặc điểm chung của điều dưỡng bao gồm tuổi, trình độ và kinh nghiệm không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với thực hành đi buồng đạt ở ĐD/HS tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội (p > 0,05). Thực tế, đi buồng thường qui là một hoạt động được ban hành nội bộ, mỗi bệnh viện khác nhau có những qui định khác nhau phụ thuộc vào từng đối tượng bệnh nhân và dịch vụ chăm sóc. Do vậy, để thực hiện tốt qui định đi buồng, điều dưỡng chỉ cần đọc và làm đúng qui định và do vậy có mà thực hành đi buồng đạt ít chịu sự ảnh hưởng bởi yếu tố tuổi, trình độ và kinh nghiệm. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thực hành đi buồng đạt và các yếu tố thuộc về đặc điểm công việc như là làm thêm giờ, số bệnh nhân phải chăm sóc, cảm thấy quá tải, cảm thấy không phù hợp với công việc (p > 0,5). Theo Phạm Thị Xuyến có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác đi buồng của ĐDV như: sự quá tải về công việc, hàng ngày mỗi ĐDV trung bình được phân công chăm sóc 7 - 10 NB, kèm theo phải ghi chép rất phiều. Với khối lượng công việc như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến việc theo dõi và chăm sóc toàn diện cho NB của ĐDV. Mặc dù vậy nghiên cứu của Phạm Thị Xuyến chỉ xác định mối liên quan bằng nghiên cứu định tính ở một số trường hợp(8). Theo Đỗ Mạnh Hùng thì các trường hợp quá tải công việc thường dẫn đến thái độ không tốt ở điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện Nhi Trung ương(7). Trong bất cứ hoạt động quản lý bệnh viện nào cũng bao gồm các khâu đánh giá ban đầu, xây dựng kế hoạch, thực hiện, giám sát theo dõi và phản hồi(9). Thực tế, công tác đi buồng cũng đã có các hoạt động trong qui trình quản lý bao gồm xây dựng kế hoạch đi buồng theo từng khoa/phòng, thực hiện đi buồng, theo dõi giám sát và đánh giá kết quả thực hiện, ở kết quả đánh giá thực hiện bệnh viện tổ chức công tác thi đua, đồng thời tích điểm thi đua khen thưởng giữa các khoa phòng và tính vào xếp loại cán bộ hàng năm. Về bản mô tả công việc đi buồng, bệnh viện đã có Qui định hoạt động đi buồng theo Thông tư số 07/2011/TT- BYT(2), ĐD/HS bắt buộc phải thuộc và thực hiện công việc đúng theo bảng mô tả công việc vị trí việc làm được phân công. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thực hành đi buồng đạt với công tác quản lý đi buồng bao gồm kế hoạch đi buồng, bản mô tả công việc đi buồng, có cán bộ giám sát đi buồng (p > 0,05). Phân tích không có ý nghĩa thống kê là do hầu hết qui trình quản lý đi buồng được bệnh viện làm tốt thực hiện tốt. Phân tích các yếu tố kiến thức, thái độ, thực hành cho thấy kiến thức và thái độ ảnh hưởng đến đi buồng (p < 0,01). Trong đó, ĐD/HS có kiến thức không đạt thì nguy cơ thực hành không đạt cao gấp 4,7 lần (95% CI 1,2 - 17,6) so với kiến thức đạt, thái độ không đạt có nguy cơ thực hành không đạt cao gấp 28,6 lần so với thái độ đạt (95% CI 5,6 - 159,6). Theo Phạm Thị Xuyến thì trong hoạt động đi buồng, yếu tố chủ quan cần nói đến ý thức trách Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 15 nhiệm của mỗi ĐDV trong việc thực hiện qui định đi buồng, trong qui định này về phần kiến thức chuyên môn chưa cần phải cao, chuyên sâu, mà là đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện nhưng lại đem lại hiệu quả cao trong công tác chăm sóc mà ĐDV nào cũng có thể thực được. Tuy nhiên cần có sự tận tụy, ý thức trách nhiệm cao với công việc, tôn trọng NB thì mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ(8). Thực tế, việc tập huấn các kỹ năng trong đó hướng dẫn người bệnh có thể tăng lên bằng biện pháp tập huấn đơn giản, nghiên cứu của Đỗ Mạnh Hùng cho thấy tỷ lệ ĐD chào mời ngồi, hỏi tên tăng 77,6% lên 94,8%, giới thiệu tên mình, nêu lý do tiếp xúc với bệnh nhi tăng từ 34% lên 81,7%(7). Do vậy, tập huấn kiến thức, thái độ, thực hành cho ĐD/HS trong đó có đi buồng thường qui là thực sự cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc phục vụ NB tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nghiên cứu 66 điều dưỡng, hộ sinh tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho thấy kiến thức, thái độ có ảnh hưởng đến thực hành đi buồng thường qui. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết công tác tập huấn thường xuyên trong việc nâng cao kiến thức, thái độ đi buồng thường qui. Mặt khác, có thể tăng cường các hoạt động thi đua, các buổi nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao giá trị nghề nghiệp trong việc chăm sóc bệnh nhân trong đó có hoạt động đi buồng thường qui. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (2016), “Qui định đi buồng thường qui của ĐD, HS, Quiết định số: 1258 QĐ/PS-TCCB, ngày 03/11/2016 của Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội về việc ban hành bộ tài liệu ‘Qui định công tác Điều dưỡng’. tr. 59-61”. 2. Bộ Y tế (1997), “Qui chế công tác chăm sóc người bệnh toàn diện” Qui chế Bệnh viện. Nhà xuất bản Y học. 3. Bộ Y tế (2011), “Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT.”. 4. Bộ Y tế (2012), “Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam, Ban hành kèm theo Quiết định số: 1352/QĐ-BYT ngày 21 tháng 4 năm 2012”. 5. Bộ Y tế (2014), “Chuẩn năng lực cơ bản hộ sinh Việt Nam, ban hành kèm theo Quiết định số 342/QĐ-BYT/2014”. 6. Bộ Y tế (2015), “Đổi mới phong cách, thái độ của cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh, Quiết định số 2151/QĐ-BYT ngày 04/06/2015”. 7. Đỗ Mạnh Hùng (2013), “Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp - Luận án Tiến sỹ Y tế công cộng”. 8. Phạm Thị Xuyến (2015), “Thực trạng công tác đi buồng thường qui của điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa Hà Đông,” Luận văn Thạc sỹ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội. 9. Trần Thị Thuận (2007), “Lịch sử ngành điều dưỡng” Điều dưỡng cơ bản I. Nhà xuất bản Y học. Ngày nhận bài báo: 10/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_yeu_to_anh_huong_den_thuc_hanh_di_buong_o_dieu_duongh.pdf
Tài liệu liên quan