Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự cố liên quan đến hệ thống trong cấp cứu nội viện tại khoa cấp cứu chống độc Bệnh viện Nhi Trung Ương, năm 2017

Tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự cố liên quan đến hệ thống trong cấp cứu nội viện tại khoa cấp cứu chống độc Bệnh viện Nhi Trung Ương, năm 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 188 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG TRONG CẤP CỨU NỘI VIỆN TẠI KHOA CẤP CỨU CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG, NĂM 2017 Đỗ Mạnh Hùng*, Lê Thanh Hải*, Lê Ngọc Duy*, Phạm Ngọc Toàn*, Đỗ Quang Vĩ* TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự cố liên quan đến hệ thống trong vận chuyển cấp cứu nội viện tại khoa Cấp cứu & Chống độc - bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định lượng trên 350 trường hợp cấp cứu nội viện. Kết quả: 145 trường hợp vận chuyển cấp cứu nội viện xảy ra sự cố liên quan đến hệ thống (41,43%). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự cố liên quan đến hệ thống có ý nghĩa thống kê bao gồm: Đội vận chuyển cấp cứu không có bác sỹ so với đội vận chuyển có bác sỹ p = 0,0053, OR = 1,85, 95% CI 1,20 - 2,88; đội vận chuyển không có bác sỹ được học cấp cứu cơ ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự cố liên quan đến hệ thống trong cấp cứu nội viện tại khoa cấp cứu chống độc Bệnh viện Nhi Trung Ương, năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 188 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG TRONG CẤP CỨU NỘI VIỆN TẠI KHOA CẤP CỨU CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG, NĂM 2017 Đỗ Mạnh Hùng*, Lê Thanh Hải*, Lê Ngọc Duy*, Phạm Ngọc Toàn*, Đỗ Quang Vĩ* TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự cố liên quan đến hệ thống trong vận chuyển cấp cứu nội viện tại khoa Cấp cứu & Chống độc - bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định lượng trên 350 trường hợp cấp cứu nội viện. Kết quả: 145 trường hợp vận chuyển cấp cứu nội viện xảy ra sự cố liên quan đến hệ thống (41,43%). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự cố liên quan đến hệ thống có ý nghĩa thống kê bao gồm: Đội vận chuyển cấp cứu không có bác sỹ so với đội vận chuyển có bác sỹ p = 0,0053, OR = 1,85, 95% CI 1,20 - 2,88; đội vận chuyển không có bác sỹ được học cấp cứu cơ bản so với có bác sỹ được học p < 0,0001, OR = 2,29, 95% CI 1,48 - 3,54; không có sự kiểm tra thiết bị trước khi vận chuyển so với kiểm tra p = 0,0441, OR = 1,80, 95% CI 1,01 - 3,19. Kết luận: Đội vận chuyển không có bác sỹ, không có bác sỹ được học cấp cứu cơ bản, không có sự kiểm tra thiết bị trước vận chuyển và không có kế hoạch ảnh hưởng đến sự cố liên quan đến hệ thống. Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, hệ thống vận chuyển cấp cứu nội viện, đội vận chuyển. ABSTRACT FACTORS AFFECTING ADVERSE EVENTS RELATED SYSTEM DURING INTRAHOSPITAL TRANSPORT AT EMERGENCY – POISON CONTROL DEPARTMENT VIETNAM NATIONAL CHILDREN’S HOSPITAL Do Manh Hung, Le Thanh Hai, Le Ngoc Duy, Pham Ngoc Toan, Do Quang Vi * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 188 – 193 Objectives: To find out some factors affecting patient transport system inside the hospital at Emergency - Poison Control department, Vietnam National Children’s Hospital in 2017. Methods: The study was carried out on 350 cases of emergency transport using cross-sectional method combined with quantitative method. Results: 145 cases were adverse events related system during intrahospital transport (41.43%). Factors affecting adverse events include: Transport team without doctor vs transport team with doctor p = 0.0053, OR = 1.85, 95% CI 1.20 - 2.88; transport team without doctor trained basic life support (PLS) vs transport team with doctor trained basic life support p < 0.0001, OR = 2.29, 95% CI 1.48 - 3.54; no checking before transport vs having check before transport p = 0.0441, OR = 1.80, 95%CI 1.01 - 3.19. Conclusions: Factors affecting adverse events include transport team without doctor, doctor has not been trained in PLS, no checking equipment before transport and no plan before transport. Keywords: Factors affecting, transport system inside the hospital, transport team. *Bệnh viện Nhi Trung Ương. Tác giả liên lạc: TS. Đỗ Mạnh Hùng, ĐT: 0913 304075, Email: hungdm.nip@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 189 ĐẶT VẤN ĐỀ Sự cố (adverse event) được định nghĩa như hỏng chức năng của thiết bị, bệnh nhân có dấu hiệu nặng lên (huyết áp, nhịp tim, độ bão hòa oxy) so với trước vận chuyển hoặc tình huống nghiêm trọng yêu cầu can thiệp điều trị khẩn cấp trong quá trình vận chuyển(4). Sự cố được phân loại thành rủi ro liên quan đến hệ thống chăm sóc người bệnh hoặc là suy giảm chức năng người bệnh hay còn gọi là rủi ro liên quan đến người bệnh(2,3). Các rủi ro xảy ra do lỗi hệ thống là các rủi ro do thiết bị hay do con người. Cả 2 nguyên nhân này đều bắt nguồn từ lỗi chuẩn bị(8). Rủi ro trong vận chuyển bệnh nhân bắt nguồn từ nguyên do liên quan tới hệ thống dao động từ 11% đến 34%(1,2). Một số nghiên cứu cho thấy các sự cố trong vận chuyển người bệnh liên quan đến hệ thống bắt nguồn từ việc đào tạo, kiểm soát và giao tiếp không hiệu quả (9,1). Thiếu trao đổi thông tin khiến cho quá trình điều trị người bệnh bị gián đoạn, ảnh hưởng đến sự an toàn và hiệu quả điều trị(2,6). Nhằm tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống qua đó tìm ra các giải pháp can thiệp trong quá trình vận chuyển nội viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Một số yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống vận chuyển cấp cứu nội viện tại khoa Cấp cứu - Chống độc, bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017”. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống vận chuyển cấp cứu nội viện tại khoa Cấp cứu & Chống độc - bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các trường hợp bệnh nhi Đang điều trị cấp cứu tại khoa Cấp cứu & chống độc, có chỉ định vận chuyển trong nội viện để thực hiện các xét nghiệm (CT-scan, X- Quang, MRI, ...), hoặc điều trị (như xạ trị, vật lý trị liệu, gây mê, phẫu thuật, ...), chuyển hồi sức, phẫu thuật và các chuyên khoa thích hợp. Tiêu chuẩn lựa chọn Bệnh nhân có độ tuổi từ 0 đến 16 tuổi nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu & chống độc Bệnh viện Nhi trung ương trong tình trạng cấp cứu. Bao gồm: Suy hô hấp: Khó thở, rối loạn nhịp thở, tím tái, ngừng thở; Suy tuần hoàn: Trụy tim mạch, tiền sốc, sốc, rối loạn nhịp tim nặng; Tổn thương hệ thần kinh TƯ: Li bì, hôn mê, co giật khi đến viện; Các cấp cứu ngoại khoa: Chấn thương nặng, chỉ định phẫu thuật cấp cứu; Các biểu hiện khác: Rối loạn thân nhiệt nặng (Nhiệt độ > 40°C hoặc <35,5°C), rối loạn đông máu, chảy máu nặng. * Các cán bộ y tế tham gia vận chuyển nội viện Các nhân viên y tế bệnh viện tham gia vào quá trình vận chuyển nội viện từ khoa cấp cứu chống độc tới các đơn vị khác trong bệnh viện. Nhân viên y tế bao gồm: Bác sỹ, Điều dưỡng, học viên. Phương tiện, trang thiết bị, thuốc được sử dụng trong vận chuyển nội viện Thiết bị duy trì chỉ số sinh tồn (máy truyền dịch, máy theo dõi 5 thông số, máy thở di động). Dịch truyền; Thuốc; Bơm tiêm điện gắn vào khung giường bệnh; Mặt nạ có túi thở ôxy; Ống nghe và máy đo huyết áp; Máy đo huyết áp bắp tay tự động; Hộp cấp cứu (thuốc và dụng cụ đối phó trong các trường hợp khẩn cấp); Bộ dụng cụ đặt nội khí quản. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu kết hợp định lượng định tính. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 190 Cỡ mẫu Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức: Trong đó: p = 30% = 0,3 là tỷ lệ các sự cố/rủi ro xảy ra trong các lần vận chuyển nội viện(2) Z = 1,96 (α = 0,05, độ tin cậy 95%, thu từ bảng Z). d = 0,05 là sai số tuyệt đối, lấy mức 5%. n = 323: Cỡ mẫu cần nghiên cứu, lấy tròn khoảng 350 trường hợp bệnh nhi cần vận chuyển cấp cứu nội viện. Tiêu chuẩn đánh giá Nghiên cứu của chúng tôi phân loại theo nghiên cứu của tác giả D Day (2010)(2) đã tổng hợp các rủi ro chính quá trình vận chuyển cấp cứu nội viện. Trong đó sự cố được phân loại thành: Sự cố liên quan đến người bệnh là suy giảm chức năng người bệnh hay còn gọi là rủi ro liên quan đến người bệnh. Sự cố liên quan đến hệ thông hay còn gọi là lỗi hệ thống bao gồm: Sự cố liên do NVYT: Lỗi do không thực hiện đầy đủ quy trình bao gồm không có kế hoạch; liên hệ với khoa phòng vận chuyển đến; quên thiết bị, thuốc thiết yếu khi vận chuyển; Sự cố do trang thiết bị, thuốc: Thiếu trang thiết bị, thiếu thuốc, trang thiết bị hỏng, thiết bị mang theo hết pin. Phương pháp thống kê Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm STATA 12.0 Vấn đề y đức Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng y đức của bệnh viện Nhi Trung ương, trong đó: Nghiên cứu chỉ quan sát và nghi nhận thực trạng sự cố, không có bất cứ can thiệp nào lên người bệnh cũng như đến hệ thống vận chuyển cấp cứu nội viện; Tất cả bệnh nhân trong các hồ sơ bệnh án, được giữ kín toàn bộ thông tin cá nhân về độ tuổi, quê quán và các thông tin cá nhân khác; Các bảng, biểu số liệu điều tra không ghi rõ bất cứ một trường hợp cụ thể nào dễ nhận biết một đối tượng hay trường hợp vận chuyển. KẾT QUẢ Trong số 350 trường hợp vận chuyển nội viện, có 145 trường hợp xảy ra sự cố chiếm 41,43%. Trong đó sự cố liên quan đến nhân viên y tế có 62 trường hợp chiếm 17,7% (do không thực hiện đầy đủ quy trình bao gồm không có kế hoạch; liên hệ với khoa phòng vận chuyển đến; quên thiết bị, thuốc thiết yếu khi vận chuyển); lỗi liên quan đến thiết bị có 83 trường hợp chiếm 23,7% (do thiếu trang thiết bị, thiếu thuốc, trang thiết bị hỏng, thiết bị mang theo hết pin). Biểu đồ 1. Tỷ lệ xảy ra sự cố liên quan đến hệ thống trong quá trình vận chuyển nội viện Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố: sự tham gia của điều dưỡng, trình độ điều dưỡng, điều dưỡng được học cấp cứu cơ bản, nâng cao và điều dưỡng được học sử dụng thiết bị (p > 0,05) (Bảng 1). Các yếu tố như có sự tham gia cua bác sỹ, có bác sỹ được học cấp cứu nâng cao, có bác sỹ được đào tạo để sử dụng thiết bị cấp cứu không có mối liên quan đến sự cố liên quan đến hệ thống trong vận chuyển cấp cứu nội viện (p > 0,05). Trong khi đó bác sỹ được học cấp cứu cơ bản ảnh hưởng đến một số rủi ro liên quan đến hệ thống trong vận chuyển cấp cứu nội viện (p < 0,05) (Bảng 2). Nghiên cứu cho thấy các yếu tố kiểm tra hồ sơ bệnh án, kiểm tra xét nghiệm, kiểm tra thuốc Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 191 tiêm và bàn giao không có mối liên quan đến một số sự cố liên quan đến hệ thống trong VCCC nội viện (p > 0,05) (Bảng 3). Trong khi đó các hoạt động như kiểm tra thiết bị trước khi VCCC, quá trình vận chuyển có kế hoạch có liên quan đến sự cố liên quan đến hệ thống trong vận chuyển cấp cứu (p < 0,05). Bảng 1. Ảnh hưởng của trình độ điều dưỡng đến hệ thống Sự cố Đặc điểm Có (n=145) Không (n=205) p OR (95%CI) SL TL SL TL Điều dưỡng Không 11 55,00 9 14,06 0,2045 1,79 (0,72-4,43) Có 134 40,61 196 82,84 Trình độ điều dưỡng CĐ,TC, học viên 87 41,43 123 74,80 0,999 1 (0,65-1,54) ĐH, CĐ 58 41,43 82 66,44 ĐD được học cấp cứu cơ bản Không 49 44,55 61 57,80 0,4229 1,20 (0,76-1,90) Có 96 40,00 144 78,26 ĐD được học cấp cứu nâng cao Không 74 39,15 115 74,60 0,3492 0,82 (0,53-1,25) Có 71 44,10 90 67,11 ĐD được học sử dụng thiết bị Không 3 75,00 1 25,00 0,311 4,31 (0,44-41,85) Có 142 41,04 204 58,96 Tổng 145 41,43 205 83,19 Bảng 2. Ảnh hưởng trình độ bác sỹ đến hệ thống Sự cố Đặc điểm Có (n=145) Không (n=205) P OR (95%CI) SL TL SL TL Có Bs học cấp cứu nâng cao Không 74 39,15 115 74,60 0,3492 0,82 (0,53-1,25) Có 71 44,10 90 67,11 Có bác sỹ Không 68 50,75 66 56,53 0,0053 1,85 (1,20-2,88) Có 77 35,65 139 79,59 Có bác sỹ được học cấp cứu cơ bản Không 93 50,82 90 63,91 <0,0001 2,29 (1,48-3,54) Có 52 31,14 115 78,69 Có bác sỹ được học cấp cứu nâng cao Không 118 44,03 150 77,31 0,0741 1,60 (0,95-2,70) Có 27 32,93 55 62,55 Có bác sỹ được học sử dụng thiết bị cấp cứu Không 1 20,00 4 80,00 0,4080 0,35 (0,04-3,15) Có 144 41,74 201 58,26 Tổng 145 41,43 205 83,19 Bảng 3. Ảnh hưởng quá trình chuẩn bị đến hệ thống Sự cố Đặc điểm Có (n=145) Không (n=205) p OR (95%CI) SL TL SL TL Kiểm tra hồ sơ bệnh án Không 5 50,00 5 9,09 0,5767 1,43 (0,41-5,03) Có 140 41,18 200 82,93 Kiểm tra xét nghiệm Không 14 40,00 21 34,43 0,8565 0,94 (0,46-1,91) Có 131 41,59 184 81,56 Kiểm tra thuốc tiêm và thuốc bàn giao Không 18 33,33 36 51,92 0,1891 0,67 (0,36-1,23) Có 127 42,91 169 79,75 Kiểm tra thiết bị trước khi VCCC Không 30 53,57 26 32,68 0,0441 1,80 (1,01-3,19) Có 115 39,12 179 82,07 Quá trình vận chuyển có kế hoạch Không 24 66,67 12 15,25 0,0012 3,19 (1,54-6,61) Có 121 38,54 193 83,36 Tổng 145 41,43 205 83,19 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 192 BÀN LUẬN Theo Tổ chức y tế thế giới khuyến nghị rằng: bệnh nhân nặng khi vận chuyển cần ít nhất 2 nhân viên y tế hộ tống(9), trong đó 1 người là điều dưỡng chuyên trách có chứng chỉ cấp cứu nâng cao(5,6) và kinh nghiệm ứng phó với các tình huống cấp cứu. Bệnh nhân thở máy cần một bác sĩ chuyên khoa hô hấp(7). Bệnh nhân có tình trạng huyết động không ổn định cần bác sĩ có kinh nghiệm chăm sóc tích cực(9). Nghiên cứu cho thấy trình độ của ĐD không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến sự cố liên quan đến hệ thống (p > 0,05); các yếu tố thuộc về bác sỹ như có bác sỹ tham gia vận chuyển, có bác sỹ được học cấp cứu cơ bản có ảnh hưởng đến sự cố (p < 0,05). Trong đó đội vận chuyển không có bác sỹ thì nguy cơ xảy ra sự cố hệ thống cao gấp 1,85 lần so với đội vận chuyển không có bác sỹ (95% CI 1,20 - 2,88). Đội vận chuyển có bác sỹ không được học cấp cứu cơ bản có nguy cơ xảy ra sự cố hệ thống cao gấp 2,29 lần so với đội vận chuyển có bác sỹ được học cấp cứu cơ bản (95% CI 1,48 - 3,54). Như vậy, vai trò bác sỹ trong việc ảnh hưởng đến sự cố hệ thống trong VCCC nội viện, điều này phù hợp với thực tế vì bác sỹ thường được phân công phụ trách chính trong VCCC nội viện. Nghiên cứu cũng cho thấy bác sỹ được học cấp cứu cơ bản ảnh hưởng đến sự cố hệ thống trong quá trình vận chuyển, do công tác vận chuyển cấp cứu chỉ cần hiểu đúng về quy trình vận chuyển thì sẽ hạn chế tình trạng hỏng hóc các trang thiết bị, thiếu nhân lực có kỹ năng trong khi vận chuyển. Công tác vận chuyển có thể làm tăng rủi ro tổn thương của bệnh nhân; việc bàn giao thông tin từ người này qua người khác nếu không cẩn thận và đầy đủ sẽ góp phần làm cho rủi ro sai sót tăng lên(1,7). Nghiên cứu cho thấy các yếu tố như kiểm tra hồ sơ bệnh án, kiểm tra xét nghiệm, kiểm tra thuốc tiêm và thuốc bàn giao không có mối liên quan đến sự cố hệ thống trong quá trình vận chuyển cấp cứu nội viện (p > 0,05). Các yếu tố bao gồm kiểm tra thiết bị trước khi VCCC, quá trình vận chuyển có kế hoạch có ảnh hưởng đến sự cố trong quá trình VCCC (p < 0,05). Nguy cơ sự cố ở nhóm không kiểm tra thiết bị trước khi VCCC cao gấp 1,80 lần so với nhóm có sự kiểm tra thiết bị trước khi VCCCC (95% CI 1,01 - 3,19). Nguy cơ xảy ra sự cố ở nhóm quá trình vận chuyển không có kế hoạch từ trước cao gấp 3,19 lần so với nhóm có kế hoạch trước khi VCCC (95% CI 1,54 - 6,61). Điều này là phù hợp với thực tế, vì sự cố hệ thống là do khẩu chuẩn bị TTB và nhân lực trong quá trình VCCC. Nếu thực hiện đúng quy trình như có kế hoạch từ trước và kiểm tra các thiết bị trước khi vận chuyển thì sẽ hạn chế được sự hỏng hóc của thiết bị và hạn chế được các sai sót kỹ thuật do thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn. Kết quả này cho thấy sự chuẩn bị từ trước đóng vai trò qua trọng trong việc đảm bảo tính an toàn trong quá trình VCCC nội viện. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu trên 350 trường hợp cấp cứu nội viện tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự cố liên quan đến hệ thống trong quá trình vận chuyển nội viện gồm có đội vận chuyển không có bác sỹ, không có bác sỹ được học cấp cứu cơ bản, không có sự kiểm tra thiết bị trước vận chuyển và không có kế hoạch. KIẾN NGHỊ Từ nghiên cứu cho thấy bệnh viện cần đảm bảo nhân lực trong quá trình vận chuyển cấp cứu nội viện, trong đó cần đủ số lượng điều dưỡng và bác sỹ theo quy định. Các cán bộ vận chuyển cần được học các lớp cấp cứu cơ bản, nâng cao. Bệnh viện cần tăng cường giám sát hỗ trợ trong việc đảm bảo thực hiện đầy đủ lập kế hoạch và việc kiểm tra thiết bị trước khi vận chuyển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Beckmann U, Gillies DM, Berenholtz SM, Wu AW, Pronovost P (2004), “Incidents relating to the intra-hospital transfer of Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 193 critically ill patients. An analysis of the reports submitted to the Australian Incident Monitoring Study in Intensive Care,” Intensive Care Med, vol. 30, no. 8, pp. 1579–1585. 2. Day D (2010), “Keeping patients safe during intrahospital transport,” Crit. Care Nurse, vol. 30, no. 4, pp. 18–32. 3. Evans A, Winslow EH (1995), “Oxygen saturation and hemodynamic response in critically ill, mechanically ventilated adults during intrahospital transport,” Am. J. Crit. Care Off. Publ. Am. Assoc. Crit.-Care Nurses, vol. 4, no. 2, pp. 106–111. 4. Fanara B, Manzon C, Barbot O, Desmettre T, Capellier G (2010)., “Recommendations for the intra-hospital transport of critically ill patients,” Crit. Care Lond. Engl, vol. 14, no. 3, p. R87. 5. Gillman L, Leslie G, Williams T, Fawcett K, Bell R, McGibbon V (2006), “Adverse events experienced while transferring the critically ill patient from the emergency department to the intensive care unit,” Emerg. Med. J. EMJ, vol. 23, no. 11, pp. 858–861. 6. Lovell MA, Mudaliar MY, Klineberg PL (2001), “Intrahospital transport of critically ill patients: complications and difficulties,” Anaesth. Intensive Care, vol. 29, no. 4, pp. 400–405. 7. McLenon M (2004), “Use of a specialized transport team for intrahospital transport of critically ill patients,” Dimens Crit Care Nurs DCCN, vol. 23, no. 5, pp. 225–229. 8. Papson JPN, Russell KL, Taylor DM (2007), “Unexpected events during the intrahospital transport of critically ill patients,” Acad. Emerg. Med. Off. J. Soc. Acad. Emerg. Med, vol. 14, no. 6, pp. 574–577. 9. Waydhas C (1999) “Intrahospital transport of critically ill patients,” Crit. Care Lond. Engl, vol. 3, no. 5, pp. R83-89. 10. Zuchelo LTS, Chiavone PA (2009), “Intrahospital transport of patients on invasive ventilation: cardiorespiratory repercussions and adverse events,” J Bras. Pneumol Publicacao of Soc Bras Pneumol E Tisilogia, vol. 35, no. 4, pp. 367–374. Ngày nhận bài báo: 10/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_yeu_to_anh_huong_den_su_co_lien_quan_den_he_thong_tro.pdf
Tài liệu liên quan