Tài liệu Một số yêu cầu và trình tự các bước biên soạn giáo trình dịch nói tiếng Nga tại Học viện Khoa học quân sự: 75KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
TRAO ĐỔI v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch là một kỹ năng thực hành tổng hợp, là
phương thức quan trọng để bồi dưỡng và kiểm
chứng khả năng vận dụng ngoại ngữ của người
học. Việc biên soạn tài liệu giảng dạy cũng như
lựa chọn ngữ liệu để giảng dạy luôn gắn liền với
mục tiêu đào tạo của từng đối tượng. Trong số các
môn học được giảng dạy tại Khoa tiếng Nga, Học
viện Khoa học Quân sự, kỹ năng dịch được ưu
tiên giảng dạy với thời lượng tương đối lớn (555
tiết). Dịch nói tiếng Nga được đưa vào giảng dạy
từ năm học 2017-2018. Kết quả học viên ra trường
trong những năm gần đây cho thấy khả năng biên,
phiên dịch của học viên tiếng Nga còn nhiều hạn
NGUYỄN THẾ HÙNG*
*Học viện Khoa học Quân sự, hungnguyenthept81@gmail.com
Ngày nhận bài: 16/4/2019; ngày sửa chữa: 30/5/2019; ngày duyệt đăng: 10/6/2019
MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ TRÌNH TỰ
CÁC BƯỚC BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH
DỊCH NÓI TIẾNG NGA
TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Một trong nh...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số yêu cầu và trình tự các bước biên soạn giáo trình dịch nói tiếng Nga tại Học viện Khoa học quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
75KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
TRAO ĐỔI v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch là một kỹ năng thực hành tổng hợp, là
phương thức quan trọng để bồi dưỡng và kiểm
chứng khả năng vận dụng ngoại ngữ của người
học. Việc biên soạn tài liệu giảng dạy cũng như
lựa chọn ngữ liệu để giảng dạy luôn gắn liền với
mục tiêu đào tạo của từng đối tượng. Trong số các
môn học được giảng dạy tại Khoa tiếng Nga, Học
viện Khoa học Quân sự, kỹ năng dịch được ưu
tiên giảng dạy với thời lượng tương đối lớn (555
tiết). Dịch nói tiếng Nga được đưa vào giảng dạy
từ năm học 2017-2018. Kết quả học viên ra trường
trong những năm gần đây cho thấy khả năng biên,
phiên dịch của học viên tiếng Nga còn nhiều hạn
NGUYỄN THẾ HÙNG*
*Học viện Khoa học Quân sự, hungnguyenthept81@gmail.com
Ngày nhận bài: 16/4/2019; ngày sửa chữa: 30/5/2019; ngày duyệt đăng: 10/6/2019
MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ TRÌNH TỰ
CÁC BƯỚC BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH
DỊCH NÓI TIẾNG NGA
TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Một trong những vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng dạy và học dịch nói tiếng Nga tại Học
viện Khoa học Quân sự hiện nay là biên soạn giáo trình với hệ thống ngữ liệu phong phú, đa dạng,
cập nhật, phù hợp với trình độ của học viên, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đào tạo trong tình
hình mới. Tuy nhiên, việc biên soạn giáo trình dịch nói chung và dịch nói nói riêng cần đáp ứng
được những yêu cầu cơ bản mang tính định hướng, cũng như phải tuân thủ chặt chẽ quy trình.
Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi đưa ra một số yêu cầu đối với công tác biên soạn giáo
trình dịch nói tiếng Nga, đồng thời cũng đề xuất trình tự các bước biên soạn, góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học dịch nói tiếng Nga tại Học viện Khoa học Quân sự.
Từ khóa: hoạt động phiên dịch, tư duy song ngữ, yếu tố ngoài ngôn ngữ, tiếng Nga, Học viện
Khoa học Quân sự, giáo trình
chế, đặc biệt là kỹ năng phiên dịch vẫn chưa được
như mong muốn do nhiều nguyên nhân khác nhau,
trong đó có việc hệ thống giáo trình, tài liệu tham
khảo cho bộ môn này còn thiếu về số lượng và hạn
chế về chất lượng, thời gian đầu tư cho kỹ năng
dịch nói chưa nhiều.
Xuất phát từ thực tế trên, việc đặt ra những yêu
cầu mang tính nguyên tắc cho công tác biên soạn
giáo trình dịch nói tiếng Nga cũng như tuân thủ
các bước trong quá trình biên soạn là thực sự cần
thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng
Nga nói chung và kỹ năng dịch nói cho học viên
nói riêng tại Học viện Khoa học Quân sự.
76 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v TRAO ĐỔI
2. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN
SOẠN GIÁO TRÌNH DỊCH NÓI TIẾNG NGA
2.1. Yêu cầu về nội dung đối với giáo trình
dịch nói
Nội dung của giáo trình chính là dung lượng
kiến thức cần chuyển tải đến người học. Mỗi môn
học đều được xây dựng trên cơ sở một bộ môn
khoa học tương ứng. Song không phải chụp lại
nội dung, mà phải căn cứ vào chương trình môn
học để lựa chọn, sắp xếp và trình bày nội dung
cho phù hợp với đối tượng, nhằm đạt được mục
tiêu môn học, kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học
với tính sư phạm. Nói cách khác, từ bộ môn khoa
học tương ứng phải có sự “chuyển di sư phạm”
mới hình thành giáo trình của môn học đó. Đây
là thể hiện tính sáng tạo trong việc lựa chọn, trình
bày nội dung khi biên soạn giáo trình. (Đặng Thị
Hương Thảo, 2015).
Yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy
định trong chương trình phải được cụ thể hóa bằng
giáo trình. Căn cứ vào chương trình chuẩn theo mục
tiêu đào tạo cho đối tượng cụ thể để lựa chọn nội
dung giáo trình thích hợp. Hệ thống kiến thức được
lựa chọn phải cơ bản, chuyên sâu, hiện đại, bám sát
những vấn đề mới phát triển của chuyên ngành. Nội
dung được trình bày trong giáo trình phải cô đọng,
tạo điều kiện đổi mới phương pháp dạy học, phát
triển phương pháp tự học. Khi xây dựng chương
trình, phải xuất phát và bảo đảm hướng tới năng lực
cho học viên; bảo đảm tính hài hòa, cân đối giữa
“dạy chữ, dạy người” và định hướng nghề nghiệp;
nội dung giáo dục mang tính chuẩn hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế. Hơn nữa, cấu trúc, nội
dung chương trình giáo trình phải bảo đảm tính
chỉnh thể, linh hoạt, thống nhất; đẩy mạnh đổi mới
phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy nhằm
phát triển năng lực chung và các năng lực chuyên
biệt của học viên. Lựa chọn yếu tố kiến thức phù
hợp với đối tượng, phù hợp với khả năng tư duy
của người học.
Nếu như trước đây đối tượng phiên dịch truyền
thống là văn bản ngôn ngữ, thì trong xã hội thông
tin hiện tại, nhân tố phi văn bản ngôn ngữ đã tham
gia vào hoạt động giao tiếp. Cùng với sự phát triển
của báo chí truyền thông, phát thanh truyền hình,
mục đích nội dung thông tin, phương thức chuyển
tải, ý nghĩa của các ký hiệu truyền tin, tốc độ
truyền tin của công tác phiên dịch cả về khẩu ngữ
và bút ngữ đều đang có sự thay đổi rất rõ rệt. Vì
vậy, chương trình dạy dịch nói không chỉ cung cấp
những tài liệu là văn bản mà còn phải dạy học viên
phiên dịch những tài liệu kiểu mới mà các phương
tiện truyền thông đưa tin cũng như hệ thống hình
tượng, ký hiệu phi ngôn ngữ.
Xuất phát từ những lý luận chung nêu trên về
yêu cầu của việc biên soạn giáo trình, chúng tôi
cho rằng, việc biên soạn giáo trình dịch nói tiếng
Nga cần phải tuân thủ một số yêu cầu cơ bản về
nội dung dưới đây:
Một là, giáo trình dịch nói phải cụ thể hóa nội
dung kiến thức, kỹ năng theo quy định đặt ra đối
với chương trình đào tạo môn học dịch nói tiếng
Nga, phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo,
đảm bảo kiến thức, kỹ năng theo chuẩn đầu ra
của Học viện đã ban hành. Theo chương trình đào
tạo, môn dịch nói tiếng Nga có thời lượng 75 tiết,
tương ứng với 4 đơn vị học trình. Mục tiêu yêu
cầu của môn học là trang bị cho người học những
kiến thức chung trong các lĩnh vực của cuộc sống
như Ngoại giao, Văn hóa-Xã hội, Giáo dục, Kinh
tế-Thương mại, Quân sự; rèn luyện cho người học
các kỹ năng cơ bản cần thiết trong dịch nói như kỹ
năng nghe và bắt ý, kỹ năng ghi nhanh, kỹ năng
ghi nhớ, kỹ năng tổng hợp thông tin, kỹ năng biểu
đạt, thuyết trình trước công chúng..., giúp người
học nắm được quy trình dịch nói, đồng thời thông
qua thực hành dịch nói, giúp người học làm quen
với môi trường sát với thực tế, bước đầu làm quen
với các thể loại dịch nói như dịch xã giao thông
thường, dịch hội đàm ngoại giao, dịch bài phát
biểu, dịch hội thảo trong đó chú trọng các nội
dung liên quan đến lĩnh vực quân sự.
Hai là, lượng kiến thức trong giáo trình được
trình bày khoa học, lôgic, đảm bảo cân đối giữa lý
luận và thực hành, phù hợp với thực tiễn và cập
nhật những tri thức mới nhất về dịch nói. Việc biên
soạn giáo trình phải được tiến hành trên cơ sở cung
cấp tối thiểu các đơn vị từ vựng-ngữ pháp tiêu biểu,
thường gặp trong các tài liệu thuộc phong cách báo
chí-chính luận Nga-Việt và Việt-Nga theo các chủ
77KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
TRAO ĐỔI v
đề, cụ thể là: Ngoại giao, Văn hóa-Xã hội, Giáo
dục, Kinh tế-Thương mại và Quân sự. Tối thiểu
từ vựng là cung cấp miền từ đủ để luyện tập theo
yêu cầu của mỗi giai đoạn học tập. Tối thiểu ngữ
pháp là cung cấp các hiện tượng ngữ pháp đảm bảo
cho mục tiêu đặt ra đối với giai đoạn học tập nhất
định. Dựa trên những đặc điểm cơ bản của hai
ngôn ngữ, tác giả biên soạn hệ thống ngữ liệu phù
hợp cho từng giai đoạn học tập, giúp học viên nắm
được các điểm tương đồng và khác biệt giữa hai
ngôn ngữ không chỉ trên bình diện ngữ pháp mà
còn trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng.
Dạy dịch nói là một khâu quan trọng trong
dạy ngoại ngữ, là cách thức để bồi dưỡng và kiểm
chứng năng lực ngoại ngữ của học viên. Căn cứ
vào mục tiêu đào tạo, khi xây dựng giáo trình tác
giả phải dựa trên cơ sở ngôn ngữ học để lựa chọn
các bài dịch thuộc các thể loại khác nhau có chứa
các cấu trúc ngôn ngữ đặc trưng để người học tiến
hành so sánh tìm ra điểm tương đồng và khác biệt
giữa các ngôn ngữ về mặt ngữ nghĩa từ, trật tự
từ, hình thức ngữ pháp, kết cấu câu, kết cấu đoạn,
thói quen biểu đạt và các thủ pháp tu từ. Bên
cạnh đó, tác giả phải biết lựa chọn và giới thiệu
các thành tố văn hóa đặc trưng có trong ngôn ngữ
nguồn và ngôn ngữ đích. Các bản dịch phải chứa
đựng các yếu tố liên ngôn ngữ, nội ngôn ngữ, giao
thoa liên văn hóa (Nguyễn Thế Hùng, 2014).
Ba là, các bài dạy cần được thiết kế dưới dạng
các hoạt động khác nhau, nhằm giúp người học
lĩnh hội dần các kỹ năng cần thiết thông qua việc
giải quyết các tình huống, tạo cho người học có
nhiều cơ hội được trải nghiệm, chủ động trong
sáng tạo. Các bài dạy ngoài hình thức dịch nối tiếp
và dịch cabin theo băng hình các bài diễn thuyết,
bài phát biểu... thì cũng cần chú trọng đến đặc
điểm giao tiếp của dịch nói, trong đó nên phát huy
vai trò sáng tạo của người học, vai trò là người
nắm kịch bản, người “diễn các vai người nói, là
người dịch... góp phần tạo không khí sôi nổi, hứng
thú cho người học, tạo điều kiện để người học lĩnh
hội và nắm bắt kỹ năng, kỹ xảo dịch. Việc biên
soạn giáo trình cần tính đến việc tạo tình huống
và không gian cho người học, góp phần kéo gần
khoảng cách giữa “dịch học đường” và dịch nói
trong thực tiễn.
Bốn là, cần chú trọng đến việc xây dựng hệ
thống bài tập thực hành để đảm bảo mang tính
thực tiễn cao, phát huy được tối đa cơ sở vật chất
kỹ thuật, đồng thời vừa sức với người học. Thiết
kế bài tập dịch phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ
những câu áp dụng kỹ xảo đơn lẻ đến những câu
phức tạp, phải áp dụng cùng lúc các kỹ xảo, cuối
cùng là đi đến đoạn, bài. Quan trọng là làm sao để
việc tăng độ khó diễn ra dần dần, không có bước
nhảy vọt đột biến. Ngoài ra, xây dựng hệ thống bài
tập mang tính khoa học thể hiện ở chỗ phân chia
hệ thống bài tập thành hai nhóm lớn: bài tập chuẩn
bị và bài tập luyện. Các bài tập này đều nhằm phát
triển những tố chất cần thiết để lĩnh hội những
kỹ năng, kỹ xảo của dịch nói, rèn giũa những kỹ
năng, kỹ xảo phân lập của dịch nói và cuối cùng là
hình thành những kỹ năng phối hợp các thao tác và
hành động riêng lẻ thành một quá trình hoạt động
thống nhất. Nội dung giáo trình phải đảm bảo tính
thực tế và trọng tâm, phải đầy đủ tất cả các thể
loại bài tập, các tác phẩm dịch hay và cả phương
pháp bình luận, giúp học viên có điều kiện tiếp xúc
với các thể loại văn bản, thông tin, từ đó mở rộng
kiến thức về mọi lĩnh vực. Dạy dịch phải chú trọng
khái niệm cơ bản và kỹ năng ứng dụng, rèn luyện
kỹ năng dịch, đáp ứng yêu cầu thiết kế môn học
xoay quanh lý luận ứng dụng kỹ năng dịch thuật.
Nội dung môn học phải bám sát các thủ pháp dịch
thông thường cũng như thủ pháp chuyển đổi linh
hoạt trong quá trình thực hiện hoạt động dịch.
Năm là, nội dung của giáo trình dịch nói phải
tính đến sự thay đổi về phương thức phiên dịch.
Phiên dịch truyền thống chú trọng dịch đầy đủ,
dịch toàn bộ. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại với
lượng thông tin tăng nhanh, đòi hỏi người dịch
phải thông thạo các kỹ năng dịch, khái quát, trích
dịch và lược dịch. Muốn làm được điều đó, người
phiên dịch phải khái quát được nội dung của văn
bản gốc, trên cơ sở nắm vững, hiểu rõ nội dung của
văn bản gốc, người dịch chuyển tải ngôn ngữ văn
bản dịch một cách chuẩn xác, ngắn gọn. Xét theo
đặc điểm trên, ngữ liệu trong giáo trình dịch nói
phải được xây dựng nhằm hình thành và phát triển
năng lực phiên dịch, cũng như năng lực tổng hợp
và khái quát – yếu tố thể hiện năng lực tư duy của
người phiên dịch. Về cơ bản, nội dung giáo trình
78 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v TRAO ĐỔI
phải chú trọng bồi dưỡng năng lực phân tích, quy
nạp, tổng hợp cho học viên. học (Jeremy Munday,
Trịnh Lữ dịch, 2009).
2.2. Yêu cầu về cấu trúc của giáo trình dịch nói
Cấu trúc của giáo trình dịch nói phải cân đối,
lôgic, chặt chẽ, khoa học. Bảo đảm được tính hệ
thống, tính sư phạm và tự kiểm tra, đánh giá trong
học tập; bảo đảm sự cân đối và phù hợp giữa kênh
chữ và kênh hình; trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính
xác, đơn giản, dễ hiểu, có giải thích minh hoạ; sử
dụng thuật ngữ phổ biến, nhất quán; phản ánh được
phương pháp nghiên cứu hiện đại.
Giáo trình dịch nói phải có cấu trúc phù hợp
với chương trình khung của môn dịch. Phần đầu
của giáo trình trình bày mục tiêu, chương trình
môn học, có hướng dẫn cách sử dụng giáo trình,
phần nội dung là các bài học, trong mỗi bài có
phần chú giải các hiện tượng từ vựng – ngữ pháp,
các bài tập mẫu, hệ thống bài tập thực hành kèm ví
dụ minh họa sinh động bằng hình ảnh, hình vẽ; các
bài luyện tập kỹ năng dịch nói; cuối mỗi bài đều có
phần tự kiểm tra đánh giá đối với học viên, mục lục,
danh mục tài liệu tham khảo. Những nội dung được
trích dẫn trong tài liệu tham khảo dùng để biên soạn
giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, từ
các trang mạng chính thống. Hình thức và cấu trúc
của giáo trình dịch nói phải đảm bảo tính đồng bộ
và tuân thủ các quy định cụ thể của cơ sở giáo dục
đại học.
Giáo trình dịch nói cần được trình bày nội
dung theo kiểu đặt và giải quyết vấn đề, đặt câu
hỏi kích thích suy nghĩ, đưa ra nhiều dạng bài tập
rèn luyện kỹ năng như: kỹ năng nghe, phân tích,
hiểu tiếng gốc (trong đó làm sáng tỏ yêu cầu nghe
hiểu, kỹ thuật nghe hiểu và các hình thức luyện kỹ
thuật nghe); kỹ năng ghi nhớ (nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của trí nhớ và các kỹ thuật ghi nhớ);
kỹ năng ghi chép (xác định nội dung cần ghi chép,
quy trình ghi chép, thực hành ghi chép); kỹ năng
biểu đạt và trình bày (các kỹ thuật sử dụng ngôn
ngữ và biểu đạt và các kỹ thuật trình bày); kỹ năng
dịch cabin (khái niệm cơ bản về dịch cabin, các
nguyên tắc cơ bản khi dịch cabin, các kỹ thuật dịch
cabin). Về xác định kết cấu từng bài, chúng tôi cho
rằng ở phần rèn kỹ năng dịch nói, mỗi bài cần chia
thành 3 mục cơ bản: giới thiệu lý thuyết, bài thực
hành rèn kỹ năng và hệ thống bài tập.Ngoài những
yêu cầu trên thì giáo trình dịch nói tiếng Nga cũng
cần đảm bảo các yêu cầu của một giáo trình ngoại
ngữ thông thường như nội dung được trích dẫn có
nguồn gốc và chú thích rõ ràng, đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu về quyền tác giả theo quy định hiện
hành; hình thức và cấu trúc của giáo trình đảm bảo
tính đồng bộ và tuân thủ các quy định cụ thể của
các cấp có liên quan.
3. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC BIÊN SOẠN
GIÁO TRÌNH DỊCH NÓI TIẾNG NGA
3.1. Cơ sở để xác định các bước biên soạn
giáo trình
Để việc biên soạn giáo trình dịch nói đạt chất
lượng và hiệu quả cao cần dựa trên các cơ sở sau:
Dựa vào các quy định của Học viện Khoa học
Quân sự về công tác biên soạn giáo trình;
Dựa vào việc xác định mô hình, mục tiêu, yêu
cầu đào tạo của Học viện theo chuyên ngành đào
tạo, từ đó đề ra những yêu cầu về phẩm chất và
năng lực cụ thể của từng đối tượng đào tạo; trên cơ
sở đó xác định chương trình, nội dung, phương pháp
đào tạo theo từng cấp học, bậc học và ngành học;
Dựa vào chương trình, nội dung của môn học
được xác định trong kế hoạch giáo dục-đào tạo của
Học viện: về khối lượng kiến thức khoa học cơ
bản, khoa học cơ sở, khoa học chuyên ngành; về
kỹ năng, kỹ xảo, năng lực thực hành tương ứng; về
thời gian đào tạo (được tính theo học phần, đơn vị
học trình, đơn vị kiến thức, các yếu tố kiến thức)
của từng cấp học, bậc học, ngành học;
Dựa vào những yêu cầu về đổi mới nội dung
phương pháp và hình thức tổ chức dạy và học
trong các trường quân đội nhằm vận dụng phương
pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học viên
năng lực trí tuệ sáng tạo, năng động; năng lực thích
nghi chủ động, cơ động đáp ứng sự thay đổi; năng
lực tự học, tự nghiên cứu; năng lực tư duy độc lập
phê phán, tự quyết định và giải quyết vấn đề có
79KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
TRAO ĐỔI v
hiệu quả, trong đó đặc biệt nhấn mạnh năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề có hiệu
quả. Đây là xu thế đổi mới giáo dục đại học hiện
nay là lấy “tự học có hướng dẫn là chính”. Đây là
một trong những cơ sở hết sức quan trọng để biên
soạn giáo trình;
Dựa vào trình độ, kinh nghiệm của người được
giao nhiệm vụ biên soạn; đồng thời dựa vào khả
năng nhận thức của người học, đặc điểm tâm sinh
lý của đối tượng đào tạo để biên soạn giáo trình
cho phù hợp;
Dựa vào kinh nghiệm giáo dục đào tạo, nhất là
kinh nghiệm biên soạn giáo trình đã có của Học viện.
3.2. Các bước biên soạn giáo trình dịch nói
tiếng Nga
Việc biên soạn giáo trình thường được chia
thành các bước, các giai đoạn khác nhau. Qua nghiên
cứu tài liệu và qua kinh nghiệm thực tiễn biên soạn
giáo trình chúng tôi khái quát thành các bước sau:
1) Bước 1:
Lập dự án, xây dựng kế hoạch biên soạn giáo trình:
- Phân tích nhu cầu về đào tạo và biên soạn
giáo trình;
- Thu thập thông tin liên quan đến mục tiêu, nội
dung của chương trình;
- Tham khảo tư vấn chuyên gia, lấy ý kiến của
giảng viên và học viên.
2) Bước 2:
Xác định mục tiêu, yêu cầu, đối tượng đào tạo,
nội dung chương trình và thời lượng giảng dạy;
yêu cầu và nội dung kiểm tra đánh giá sau từng
giai đoạn học tập.
3) Bước 3:
Căn cứ vào yêu cầu cụ thể về cấu trúc nội dung,
cấu trúc phương pháp, ngôn ngữ và hình thức trình
bày giáo trình để xác định chuẩn kiến thức, chuẩn
kỹ năng cho môn học.
4) Bước 4:
Xác định các nguyên tắc cơ bản để xây dựng
giáo trình, bao gồm:
- Nguyên tắc phù hợp với từng giai đoạn học tập;
- Nguyên tắc xác thực;
- Nguyên tắc khoa học, hiện đại, phù hợp với
thực tiễn;
- Nguyên tắc hệ thống trong tổ chức ngữ liệu,
xây dựng hệ thống bài tập và sử dụng phương tiện
trực quan;
- Nguyên tắc hứng thú;
- Nguyên tắc dạy và học có ý thức, phát huy
tính tích cực, sáng tạo của người học;
- Nguyên tắc tính đến tiếng mẹ đẻ của người học.
5) Bước 5:
Xây dựng cấu trúc và xác định nội dung của
giáo trình trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu về chuẩn
kiến thức, chuẩn kỹ năng, bao gồm:
- Khối lượng kiến thức qua số lượng bài học;
- Thời lượng từng bài;
- Hệ thống bài tập trên cơ sở hình thành và phát
triển các kỹ năng, kỹ xảo dịch tương ứng với từng
giai đoạn học tập;
- Phương pháp tổ chức giảng dạy và kiểm tra
đánh giá theo giáo trình dịch nói tiếng Nga.
- Hệ thống bài tập thực hành nhằm hình thành
và phát triển các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng nghe, nhắc lại, hiểu tiếng gốc;
+ Kỹ năng nghe, phán đoán;
+ Kỹ năng ghi nhớ;
+ Kỹ năng ghi chép;
+ Kỹ năng biểu đạt;
+ Kỹ năng trình bày;
+ Kỹ năng nghe và dịch tóm tắt nội dung;
+ Kỹ năng dịch nối tiếp
+ Kỹ năng dịch cabin;
80 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v TRAO ĐỔI
+ Kỹ năng dịch tổng hợp.
6) Bước 6: Triển khai biên soạn giáo trình.
7) Bước 7: Biên tập bản thảo.
8) Bước 8: Thẩm định và đánh giá giáo trình.
9) Bước 9: Phát hành và đưa vào sử dụng giáo trình.
4. KẾT LUẬN
Biên soạn giáo trình nói chung và giáo trình
dịch nói nói riêng đều phải có cơ sở lý luận làm
nền tảng và định hướng. Những năm gần đây, lý
luận về dạy học dịch nói và lý luận về biên soạn
giáo trình đã có những bước phát triển quan trọng,
nhiều lý luận mới ra đời thay thế cho những lý luận
cũ, khẳng định tính ưu việt và được áp dụng nhiều
vào thực tiễn. Việc lựa chọn, xác định những lý
luận này không chỉ có ý nghĩa là tiền đề để định
hướng phương pháp biên soạn mà còn có vai trò
quan trọng quyết định đến chất lượng của giáo
trình dịch nói được biên soạn, bảo đảm tính khoa
học, hiện đại và bắt kịp xu thế phát triển của giáo
trình. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi tập
trung đi sâu nghiên cứu yêu cầu đặt ra đối với công
tác biên soạn giáo trình dịch nói tiếng Nga tại Học
viện Khoa học Quân sự, cụ thể là yêu cầu về nội
dung và cấu trúc của giáo trình dịch nói, đồng thời
đề xuất các bước cơ bản để công tác biên soạn đi
đúng hướng và đạt được hiệu quả cao./.
Tài liệu tham khảo:
Lê Khánh Bằng và Nguyễn Văn Tư (2006), Phương pháp tự học và hướng dẫn tự học ngoại ngữ có chất lượng và
hiệu quả cao. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Nguyễn Thế Hùng (2014), Một số giải pháp nâng cao kỹ năng dịch nói cho học viên tiếng Nga Học viện Khoa học
Quân sự. Kỷ yếu Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự”, 92-94.
Jeremy Munday (Trịnh Lữ dịch, 2009), Nhập môn nghiên cứu dịch thuật – Lý thuyết và ứng dụng, NXB Tri thức,
Hà Nội.
Đặng Thị Hương Thảo (2015), "Phương pháp xây dựng giáo trình dịch nói tiếng Nga", Đặc san Ngoại ngữ Quân sự,
số 2, Học viện Khoa học Quân sự, 15-16.
Институт русского языка им. А.С. Пушкина под редакцией А.Н. Шукина, (1990), Методика преподавания русского
языка как иностранного, Москва.
SOME REQUIREMENTS AND PROCEDURES FOR DESIGNING RUSSIAN
INTERPRETATION TEXTBOOK AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
NGUYEN THE HUNG
Abstract: There is no doubt that one of the key factors to improve the quality of teaching and learning
Russian translation at Military Science Academy is how to design textbooks with a rich, diverse,
updated, and suitable linguistic data which is not only suitable for students’ competency but also is
sufficiently qualified to meet the demand of training in the new situation. However, the design of
translation textbooks in general and of the interpretation coursebooks in particular needs to meet the
basic requirements of orientation, as well as to strictly follow the steps and procedure. Within this
article, we personally propose some requirements when designing Russian interpretation textbooks,
and also propose the sequence of steps for the design process to take place in the right direction,
contributing to improve the quality of teaching and learning Russian Interpretation at Military Science
Academy.
Keywords: interpretation activities, bilingual thinking, non-linguistic factors
Received: 16/4/2019; Revised: 30/5/2019; Accepted: 10/6/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_yeu_cau_va_trinh_tu_cac_buoc_bien_soan_giao_trinh_dich_noi_tieng_nga_tai_hoc_vien_khoa_hoc_qu.pdf