Một số vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển bền vững hộ gia đình vùng Tây bắc nước ta hiện nay

Tài liệu Một số vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển bền vững hộ gia đình vùng Tây bắc nước ta hiện nay: Xó hội học, số 3(115), 2011 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 36 Xã hội học thực nghiệm MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CƠ BẢN TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỘ GIA ĐèNH VÙNG TÂY BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY VŨ TUẤN HUY* Đặt vấn đề Biến đổi kinh tế - xó hội ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu húa thập kỷ qua đó tỏc động và dẫn đến sự chuyển đổi của cỏc thiết chế xó hội trong đú cú gia đỡnh. Cơ cấu gia đỡnh thu nhỏ như là kết quả tỏc động của yếu tố nhõn khẩu học như mức sinh và di cư, sự thớch ứng của gia đỡnh với những biến đổi trong định hướng giỏ trị, lối sống (Nguyễn Thanh Liờm, 2006). Về cỏc chức năng của gia đỡnh, cú sự đa dạng trong động thỏi của sự chuyển đổi. Với việc chuyển sang kinh tế thị trường, cú nhiều tỏc động chớnh sỏch đến chức năng kinh tế của hộ gia đỡnh (Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Xuõn Mai, 2007). Tỷ lệ nam giới và nữ giới trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động cú xu hướng gia tăng, đặc biệt là lao động nữ (Asia Development Bank, 2002). Điều ...

pdf11 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển bền vững hộ gia đình vùng Tây bắc nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 3(115), 2011 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 36 X· héi häc thùc nghiÖm MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CƠ BẢN TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỘ GIA ĐÌNH VÙNG TÂY BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY VŨ TUẤN HUY* Đặt vấn đề Biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa thập kỷ qua đã tác động và dẫn đến sự chuyển đổi của các thiết chế xã hội trong đó có gia đình. Cơ cấu gia đình thu nhỏ như là kết quả tác động của yếu tố nhân khẩu học như mức sinh và di cư, sự thích ứng của gia đình với những biến đổi trong định hướng giá trị, lối sống (Nguyễn Thanh Liêm, 2006). Về các chức năng của gia đình, có sự đa dạng trong động thái của sự chuyển đổi. Với việc chuyển sang kinh tế thị trường, có nhiều tác động chính sách đến chức năng kinh tế của hộ gia đình (Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Mai, 2007). Tỷ lệ nam giới và nữ giới trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động có xu hướng gia tăng, đặc biệt là lao động nữ (Asia Development Bank, 2002). Điều này kéo theo những biến đổi nhất định trong phân công lao động gia đình (J. Knodel, Ruk, Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, 2005). Phát triển bền vững không chỉ là sự biến đổi của kinh tế - xã hội, mà cách tiếp cận này đặt ra một khung tham chiếu xem xét mối quan hệ lẫn nhau giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường của từng thiết chế xã hội trong đó có gia đình. Theo lý thuyết phát triển, ở mỗi chu kỳ, gia đình có những nhu cầu riêng và việc thực hiện những chức năng của gia đình để đáp ứng những nhu cầu này là cần thiết để bước vào chu kỳ phát triển tiếp theo. Phát triển bền vững gia đình là sự phát triển đảm bảo sự tăng trưởng về kinh tế, đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội của các thành viên hộ gia đình với những đặc điểm cụ thể về cơ cấu, nguồn lực, môi trường. Nếu như ở cấp độ vùng hoặc quốc gia, tăng trưởng kinh tế là điều kiện để phát triển bền vững, thì ở cấp độ hộ gia đình, điều kiện kinh tế như việc làm và thu nhập là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển bền vững của hộ gia đình. Mức sống như một chỉ báo xã hội phản ánh các chiều cạnh đa dạng trong điều kiện sống của hộ gia đình, nguồn lực, cơ hội và rủi ro trong quá trình thực hiện các chức năng của gia đình. Để phát triển bền vững hộ gia đình, các chức năng cơ bản của gia đình như sản xuất, tiêu dùng, sinh đẻ, chăm sóc được thực hiện nhằm thỏa mãn không những các nhu cầu hiện tại của thành viên trong gia đình, mà còn đảm bảo sự phát triển tiềm năng của các thành viên của gia đình trong tương lai. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi mức sống của hộ gia đình sẽ giúp cho việc xác định các vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển bền vững hộ gia đình. Bài viết này dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài “Những vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc giai đoạn 2011-2015” thực hiện từ 2006-2008. Tìm hiểu những vấn đề xã hội ảnh hưởng đến phát triển bền vững hộ gia đình là đi tìm * PGS. TS, Viện Nghiên cứu phát triển bền vững vùng Bắc bộ. Vũ Tuấn Huy 37 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các chức năng và sự biến đổi của gia đình. Qua số liệu thống kê cơ bản về điều kiện kinh tế - xã hội ở vùng Tây Bắc, cũng như những đặc trưng của mẫu nghiên cứu, hộ gia đình là một đơn vị sản xuất cơ bản. Sản xuất vẫn là chức năng quan trọng của hộ gia đình. Nâng cao năng lực sản xuất, thu nhập của hộ gia đình là điều kiện cơ bản và quan trọng nhất để nâng cao mức sống. Phương pháp đo lường và phân tích Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng số liệu về đánh giá mức sống và thay đổi mức sống của hộ gia đình từ năm 2002 đến thời điểm nghiên cứu (2007) để đo lường mức độ phát triển bền vững của hộ gia đình. Thang đo đánh giá mức sống được chia thành 5 loại: 1. Đói; 2. Nghèo; 3. Trung bình; 4. Khá; và 5. Giàu. Đánh giá về thay đổi mức sống được chia thành 5 mức: 1. Khá hơn nhiều; 2. Khá hơn một chút; 3.Không thay đổi; 4. Kém hơn một chút; và 5. Kém hơn nhiều. Từ những dữ liệu này, chúng tôi xây dựng một biến số nhằm đo lường sự biến đổi của hộ gia đình về mức sống dựa trên đánh giá của người trả lời đại diện cho hộ gia đình và xem đó như một chỉ báo đánh giá sự phát triển bền vững về kinh tế của hộ gia đình. Trong nghiên cứu này, nếu mức sống của hộ gia đình so với năm 2002 tăng lên (hoặc giảm đi) thì dù hiện tại là hộ thuộc loại khá, giàu hoặc nghèo đói thì được phân loại thuộc hộ gia đình phát triển bền vững (hoặc phát triển không bền vững). Tuy nhiên, có sự phân biệt đối với những hộ gia đình không có thay đổi về mức sống so với năm 2002. Nếu ở thời điểm nghiên cứu, những hộ khá và giàu năm 2002 vẫn được đánh giá là khá và giàu thì có thể xem là những hộ gia đình phát triển bền vững. Trái lại, đối với những hộ đói nghèo hiện tại, so với 5 năm trước không thay đổi thì được phân loại là phát triển không bền vững. Từ các biến số này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích đa biến để tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững của hộ gia đình. Đặt các yếu tố này trong khung cảnh những mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn tới, báo cáo sẽ xác định các vấn đề xã hội đặt ra cho phát triển bền vững hộ gia đình ở vùng Tây Bắc. Biến số phụ thuộc mà chúng tôi quan tâm là mức độ phát triển bền vững về kinh tế của hộ gia đình so với 5 năm trước thời điểm nghiên cứu. Từ ý kiến đánh giá của người trả lời về mức sống của hộ gia đình vào thời điểm nghiên cứu và so sánh với 5 năm trước, biến số phát triển bền vững kinh tế hộ gia đình được xây dựng với 2 giá trị: 0="Không bền vững" và 1="Bền vững". Trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu và quan điểm lý thuyết, chúng tôi lựa chọn các yếu tố tiềm năng tác động có ý nghĩa đến phát triển bền vững hộ gia đình và đưa ra các biến số độc lập sẽ được phân tích trong mô hình. Các yếu tố xã hội này có thể sơ bộ phân loại như sau : - Điều kiện của hộ gia đình: học vấn của người vợ, nghề nghiệp, lao động, đất đai, kỹ năng, vốn, tích lũy. - Những yếu tố rủi ro: ốm đau, tệ nạn xã hội. - Đầu tư: học hành của con cái, tìm việc làm ngoài thành phố. Một số vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển ... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 38 - Vốn xã hội: Tham gia các cuộc họp, sự trợ giúp của họ hàng, cộng đồng, và các tổ chức xã hội. Dựa trên các nhóm phân loại này, chúng tôi đã xây dựng các biến số đưa vào phân tích để tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững của hộ gia đình : 1. Học vấn của người vợ là các giá trị liên tục chỉ ra hết lớp mấy. 2. Người đóng góp thu nhập chủ yếu trong hộ gia đình: 1=Chồng là chủ yếu, 2=Vợ là chủ yếu, 3=Người khác (con, bố mẹ). 3. Đặc điểm dân tộc của người trả lời được mã hóa lại và chia thành 4 biến số: Dân tộc Kinh (0=Dân tộc khác, 1=Dân tộc Kinh); Dân tộc Thái (0=Dân tộc khác, 1=Dân tộc Thái); Dân tộc HMông (0=Dân tộc khác, 1=Dân tộc HMong); Dân tộc Khmú (0=Dân tộc khác, 1=Dân tộc Khmú). Trong mô hình này, dân tộc Thái là biến số tham khảo. 4. Nghề nghiệp của người trả lời là gồm 4 biến số: nông dân (0=nghề khác, 1=Nông dân) ; công nhân (0=nghề khác, 1=Công nhân); buôn bán nhỏ (0=nghề khác, 1= Buôn bán nhỏ); và công chức (0=nghề khác, 1=Công chức). Nông dân là biến số tham khảo. 5. Đánh giá của người trả lời về ảnh hưởng của yếu tố vốn đối với tăng thu nhập của hộ gia đình là biến số liên tục với 3 giá trị: 1=Hạn chế, 2=Bình thường, 3=Thuận lợi. 6. Đánh giá của người trả lời về ảnh hưởng của yếu tố sở hữu đất đai của hộ gia đình đối với việc tăng thu nhập của hộ gia đình: 1=Hạn chế, 2=Bình thường, 3=Thuận lợi. 7. Chỉ số mức sống của hộ gia đình được xây dựng dựa trên điều kiện sống của hộ gia đình như: điều kiện nhà ở, vệ sinh, nước sạch, các đồ dùng tiện nghi trong sinh hoạt được tính theo phương pháp phân tích thành phần và chỉ số gồm 5 mức (5 quintile). Ở mức càng cao thì các điều kiện sống của hộ gia đình như nhà ở, vệ sinh, càng tốt. 8. Số con trong hộ gia đình (kể cả số con đã chuyển đi khỏi hộ gia đình). 9. Mức chi tiêu của hộ gia đình cho việc ăn uống, điện, chất đốt, điện thoại. 10. Có các thành viên trong hộ gia đình uống rượu hay không: 0=Không, 1=Có. 11. Số người ốm của hộ gia đình trong năm qua. 12. Có ý định cho con cái đi tìm việc làm ở thành phố: 0=Không, 1=Có. 13. Mức độ tham gia các cuộc họp cộng đồng: 1= Không tham gia, 2= Thỉnh thoảng, 3= Thường xuyên. 14. Có dựa vào họ hàng khi cần sự giúp đỡ: 0= Không, 1= Có. 15. Đánh giá của người trả lời về chất lượng dịch vụ y tế ở địa phương so với 2002: 1=Kém hơn, 2=Như cũ, 3=Khá hơn. Vũ Tuấn Huy 39 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 16. Chỉ số tệ nạn xã hội ở cộng đồng được tính dựa trên đánh giá của người dân về tình trạng nghiện rượu, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, HIV/AIDS, trộm cắp, tham nhũng, tranh chấp đất đai và xu hướng của các tệ nạn xã hội này so với năm 2002 theo phương pháp phân tích thành phần. Chỉ số gồm 5 mức (5 quintile), ở mức càng cao thì các tệ nạn xã hội càng nhiều và có xu hướng tăng so với 2002. 17. Khoảng cách từ nhà ở đến đường ô tô. Trên cơ sở các biến số này, các mô hình được xây dựng nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực, các yếu tố cơ hội và rủi ro, vốn xã hội và các yếu tố cộng đồng đến thay đổi mức sống của hộ gia đình. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững hộ gia đình 1. Ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực Kết quả phân tích hồi quy trong mô hình I cho thấy các biến số "điều kiện sống của hộ gia đình" và đánh giá về "khả năng vốn", "diện tích đất của hộ gia đình", và "nghề nghiệp" là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến cảm nhận về sự tăng lên của mức sống so với 5 năm trước. Với giá trị hằng số và hệ số Beta của các biến số vốn, đất đai, chỉ số điều kiện sống của hộ gia đình trong mô hình này là dương, có thể kết luận rằng vốn và đất đai là yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng mức sống. Ảnh hưởng của điều kiện sống hộ gia đình đến tăng trưởng mức sống cũng rất có ý nghĩa, mặc dù giá trị tuyệt đối nhỏ hơn so với yếu tố vốn và đất đai. Bên cạnh những biến số có ý nghĩa, điều đáng quan tâm từ kết quả phân tích mô hình này là những biến số được khẳng định trong nhiều nghiên cứu khác lại không được khẳng định trong nghiên cứu này. Đó là việc nâng cao trình độ học vấn, đặc biệt đối với phụ nữ như là một yếu tố quan trọng để nâng cao mức sống. Kết quả phân tích cho thấy, mặc dù hệ số Beta của biến số này là dương, điều đó có nghĩa là với học vấn của người vợ có tăng lên thì sẽ có ảnh hưởng tốt đến phát triển bền vững của hộ gia đình. Tuy nhiên, giá trị của hệ số Beta của biến số rất nhỏ (0,043) và không có ý nghĩa thống kê. Trong cơ cấu nghề nghiệp hiện tại ở địa bàn nghiên cứu, mức độ phát triển bền vững của các hộ gia đình công nhân, công chức và buôn bán nhỏ đều kém hơn so với nghề nông. Hệ số Beta của các biến số này đều là âm và đặc biệt đối với hộ gia đình công nhân, suy giảm mức sống là có ý nghĩa. Tương tự, đối với biến số ai là người đóng góp thu nhập chính cho hộ gia đình, khi người vợ hoặc người khác là người đóng góp chủ yếu thì giá trị của hệ số Beta cũng là âm (-0,40). Điều đó cũng có nghĩa là khi người chồng không phải là người đóng góp chủ yếu thì khả năng tăng trưởng mức sống của hộ gia đình sẽ giảm. Mặc dù kết luận rút ra từ mô hình cũng không được khẳng định vì biến số này không có ý nghĩa thống kê, câu hỏi đặt ra là cần có những cải thiện gì trong tình trạng việc làm để nâng cao vai trò phụ nữ trong việc đóng góp thu nhập của hộ gia đình vì bình đẳng giới là yếu tố tác động tích cực cho sự phát triển bền vững của hộ gia đình Phân tích đặc điểm dân tộc của các hộ gia đình trong mô hình cũng là biến số đáng Một số vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển ... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 40 quan tâm. Hệ số Beta của các biến số dân tộc Kinh, H’mong, và dân tộc khác đều mang giá trị âm. Điều đó có nghĩa là so với những hộ gia đình thuộc dân tộc Thái, tính phát triển bền vững của hộ gia đình của các dân tộc khác, đặc biệt là dân tộc H’mong trong địa bàn nghiên cứu là kém hơn. Số con hiện có cũng là biến số quan tâm trong phân tích hộ gia đình. Hệ số Beta của biến số này mang giá trị âm có nghĩa là càng nhiều con thì hộ gia đình sẽ phát triển kém bền vững hơn. Tuy nhiên, biến số này không có ý nghĩa thống kê. Tóm lại trong mô hình này, các biến số phản ánh đặc điểm kinh tế của hộ gia đình như vốn, diện tích đất, nghề nghiệp là những biến số có ý nghĩa tác động đến phát triển bền vững của hộ gia đình. Trong khi đó, xu hướng tác động của các biến số khác như học vấn của người vợ, người đóng góp thu nhập chính và số con phù hợp với kết quả đã được khẳng định về mặt lý thuyết nhưng không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này. Đây là những thông tin đáng lưu ý để phân tích làm rõ những vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển bền vững của hộ gia đình. 2. Các yếu tố cơ hội và rủi ro đối với sự phát triển Trong mô hình II, chúng tôi đưa thêm vào các biến số như mức chi tiêu, lối sống, các yếu tố rủi ro cũng như cơ hội cho sự phát triển bền vững mức sống của hộ gia đình như số người ốm trong năm, có ý định cho con đi tìm việc làm ở thành phố. Mô hình này nhằm phân tích các yếu tố cơ hội cũng như rủi ro tác động như thế nào đến sự phát triển bền vững của hộ gia đình. Trong mô hình này, hầu như các biến số bổ sung thêm đều không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, trong số những yếu tố tiềm năng làm giảm khả năng phát triển bền vững của hộ gia đình, điều đáng lưu ý là số người ốm trong năm với hệ số Beta của biến số này là âm với mức ý nghĩa là 0,56. Đối với hộ gia đình dân tộc Hmong, mức độ phát triển bền vững có xu hướng giảm khi giá trị tuyệt đối của hệ số Beta và mức ý nghĩa đã tăng lên khi so sánh với mô hình I (xem Bảng 1). Mức chi tiêu là biến số tác động có tính hai chiều đến sự phát triển bền vững của hộ gia đình. Sự tăng lên của mức sống cũng có nghĩa là sự đa dạng và tăng lên của những nhu cầu của các thành viên hộ gia đình. Chi tiêu ở đây không chỉ là sự chi dùng mà còn mang ý nghĩa đầu tư. Vì vậy, mức chi tiêu của hộ gia đình được cân nhắc để vừa đảm bảo thõa mãn những nhu cầu đa dạng của hộ gia đình, mặt khác là có khả năng tích lũy để mở rộng sản xuất. Trong phân tích này, chúng tôi chỉ tính toán những chi tiêu cơ bản như chi cho ăn uống, điện, chất đốt, điện thoại. Mặc dù không thể khẳng định trong mô hình này, mức độ sử dụng rượu, bia của thành viên hộ gia đình tăng lên cũng tiềm năng giảm khả năng phát triển bền vững của hộ gia đình. Số người ốm trong năm là yếu tố rủi ro có ý nghĩa trong việc giảm mức sống của hộ gia đình. Ảnh hưởng của yếu tố này là sự tác động ‘kép’ theo hai chiều đối với thu nhập và phúc lợi của hộ gia đình. Khi hộ gia đình có người ốm vừa giảm nguồn lực lao động tạo ra thu nhập, mặt khác, việc tăng chi tiêu cho việc khám chữa bệnh sẽ làm giảm nguồn lực để mở rộng đầu tư là yếu tố cần thiết tác động đến khả năng phát triển bền vững của hộ gia Vũ Tuấn Huy 41 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn đình. Kết quả phân tích cho thấy với hệ số Beta là -0,059 và mức ý nghĩa là 0,06, số người ốm có tác động đáng kể đến giảm mức sống của hộ gia đình. Bảng 1. Mô hình hồi quy các biến số nguồn lực, cơ hội và rủi ro, vốn xã hội và cộng đồng đến phát triển bền vững kinh tế hộ gia đình Các biến số độc lập Mô hình I Mô hình II Mô hình III Bêta t Bêta t Bêta t (Hằng số) 0,317 ** 2,983 0,291 ** 2,675 -0,085 -0,384 Học vấn của người vợ 0,042 1,329 0,039 1,217 0,029 0,916 Ai đóng góp thu nhập chính -0,043 -1,368 -0,031 -0,963 -0,032 -0,972 Dân tộc Kinh -0,074 -1,035 -0,062 -0,849 -0,030 -0,411 Dân tộc Hmong -0,157 -1,619 -0,187 (1) -1,919 -0,194 * -1,947 Dân tộc Khmú -0,012 -0,210 -0,001 -0,021 -0,006 -0,097 Công nhân -0,224 * -2,144 -0,228 * -2,187 -0,226 * -2,155 Buôn bán nhỏ -0,089 -0,866 -0,121 -1,157 -0,108 -1,048 Công chức -0,113 -1,424 -0,119 -1,501 -0,130 -1,636 Vốn 0,107 *** 3,464 0,101 *** 3,240 0,104 *** 3,320 Đất đai 0,101 *** 3,474 0,112 *** 3,815 0,111 *** 3,744 Điều kiện sống của hộ GĐ 0,066 *** 3,629 0,051 ** 2,674 0,045 ** 2,348 Số con hiện có -0,011 -0,795 -0,010 -0,733 -0,015 -1,126 Chi cơ bản ,000 1,517 0,000 1,240 Mức độ uống rượu, bia -0,057 -1,210 -0,061 -1,286 Số người ốm trong năm -0,059 (2) -1,888 -0,047 -1,521 Cho con tìm việc ở TP 0,054 1,284 0,043 1,025 Mức độ tham gia các cuộc họp 0,018 ,516 Dựa vào họ hàng -0,016 -0,303 Chất lượng dịch vụ y tế 0,180 *** 4,702 Chỉ số phát triển cộng đồng -0,014 -0,943 Khoảng cách nhà ở đến đường ôtô -0,045 -0,311 Chú thích :Thống kê t với giá trị càng xa giá trị tuyệt đối của 2 thì biến số càng quan trọng đối với mô hình. * Mức ý nghĩa 0,05 ; ** Mức ý nghĩa 0,01 ; ***Mức ý nghĩa 0,001 1. Mức ý nghĩa là 0,056; 2. Mức ý nghĩa là 0,060 Tìm hiểu ảnh hưởng của thay đổi việc làm, có ý định cho con tìm việc làm ở thành phố là yếu tố ảnh hưởng đến tăng mức sống của hộ gia đình, tuy nhiên, giả thuyết không được khẳng định trong mô hình này. Một số vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển ... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 42 So sánh với mô hình I, ngoài biến số dân tộc đã nêu ở trên, điều đáng nói là khả năng phát triển kém bền vững của hộ gia đình xu hướng tăng lên. Trong cơ cấu nghề nghiệp, mức sống của hộ gia đình công nhân, buôn bán nhỏ, công chức giảm so với hộ gia đình nông dân. Đặc biệt, đối với hộ gia đình công nhân, mức giảm này là vẫn có ý nghĩa. Trong số các yếu tố tăng khả năng phát triển bền vững của hộ gia đình, ảnh hưởng của vốn, điều kiện sống đã giảm xuống trong khi ảnh hưởng của yếu tố đất đai tăng lên. Đây là những xu hướng đáng quan tâm sẽ được đi sâu phân tích toàn bộ các yếu tố tác động. Phân tích mô hình này cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro tác động mạnh hơn so với những yếu tố thuận lợi mở ra cơ hội cho sự phát triển kinh tế của hộ gia đình. Khi những yếu tố nguồn lực suy giảm sẽ làm trầm trọng hơn những vấn đề liên quan đến tính cấu trúc. So sánh giữa hai mô hình cho thấy tác động của những yếu tố như nghề nghiệp, đặc điểm dân tộc cũng làm cho khả năng phát triển kinh tế của hộ gia đình ngày càng giảm. Mặt khác, ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực có xu hướng thu hẹp còn các yếu tố rủi ro có xu hướng tăng lên là những vấn đề xã hội đặt ra trong quá trình phát triển bền vững đối với hộ gia đình. Đó là vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mô hình chi tiêu, những vấn đề chăm sóc sức khỏe. 3. Vốn xã hội và các yếu tố cộng đồng Nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố vốn xã hội đến sự phát triển bền vững hộ gia đình, mô hình III đưa vào phân tích các biến số như mức độ tham gia các cuộc họp của cộng đồng; họ hàng như một mạng lưới xã hội được xác định là một nguồn lực có thể trợ giúp khi gia đình cần đến sự giúp đỡ; chất lượng dịch vụ y tế; chỉ số mức độ tệ nạn xã hội trong cộng đồng và cuối cùng là đặc điểm cơ sở hạ tầng của cộng đồng được đo bằng khoảng cách từ nhà ở đến đường ô tô. Trong các yếu tố này, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cộng đồng là yếu tố duy nhất tác động tích cực và có ý nghĩa. Hệ số Beta có giá trị dương và lớn nhất so với các biến số khác. Điều đặc biệt là khi đưa biến số này vào mô hình, hằng số của mô hình mang giá trị âm, ngược lại so với hai mô hình trước. Ảnh hưởng của biến số "số người ốm trong năm" đã giảm cả về giá trị tuyệt đối và mức ý nghĩa. Kết quả từ mô hình này cho thấy vai trò quan trọng của các yếu tố vốn xã hội và cơ sở hạ tầng của cộng đồng. Mặc dù các biến số khác không có ý nghĩa thống kê, xu hướng tác động của các biến số này đến phát triển bền vững của hộ gia đình cho phép đưa ra những nhận định sau đây: mức độ tham gia các cuộc họp cộng đồng tăng lên sẽ làm tăng khả năng phát triển bền vững của hộ gia đình, và trong xu hướng hiện đại hóa, mạng lưới quan hệ họ hàng sẽ suy giảm. Tính tích cực xã hội, nâng cao trách nhiệm công dân qua chỉ báo tham gia các cuộc họp cộng đồng là một trong những yếu tố tiềm năng làm tăng mức sống của hộ gia đình. Khoảng cách từ nhà ở đến đường ô tô càng xa có xu hướng giảm khả năng phát triển kinh tế của hộ gia đình. Mặt khác, sự tăng lên của tệ nạn xã hội sẽ là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của hộ gia đình. So sánh với mô hình II, tác động tích cực của các yếu tố vốn, đất đai, điều kiện sống của hộ gia đình vẫn có ý nghĩa, tuy nhiên, yếu tố vốn và điều kiện sống của hộ gia đình nhìn chung trong xu hướng suy giảm, còn tác động của yếu tố đất đai vẫn tăng lên đối với Vũ Tuấn Huy 43 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn sự phát triển bền vững của hộ gia đình. Đánh giá tổng thể các yếu tố cấu trúc như nghề nghiệp, dân tộc; các yếu tố nguồn lực như học vấn, số con; các yếu tố vốn xã hội như tính tích cực cộng đồng, mạng lưới họ hàng, chất lượng dịch vụ y tế, v...v cho thấy khả năng phát triển bền vững yếu của hộ gia đình trong địa bàn nghiên cứu. Thảo luận và kết luận Phân tích thực trạng thay đổi mức sống hộ gia đình qua kết quả phân tích số liệu điều tra mẫu cho thấy phát triển bền vững hộ gia đình trong những năm qua vẫn ở một ‘"ngưỡng" phát triển thấp. Hơn 40% số hộ trong mẫu điều tra là hộ nghèo, trong đó 15,2% ở Sơn La; 54,3% ở Điện Biên; và 53,1% ở Lai Châu (xem Bảng 2). Theo chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới cũng như theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam, hộ nghèo có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 200.000 đ/tháng ở nông thôn và 260.000/tháng ở đô thị (Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005), “tính chung cả nước hiện cứ 5 người dân thì có 1 người nghèo; ở các vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên cứ 3 người dân thì có 1 người nghèo; riêng ở Tây Bắc Bộ, cứ 2 người dân có 1 người nghèo”. (Website Vietbao.com, 23/5/06). Trong điều kiện sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, dựa vào thiên nhiên có nhiều tố rủi ro, khả năng tái nghèo của nhóm thu nhập bình quân đầu người ở mức dưới 500.000 đ/tháng là khá cao. Từ thực trạng điểm xuất phát thấp hay ‘ngưỡng’ phát triển thấp của kinh tế hộ gia đình của mẫu nghiên cứu, một trong những vấn đề xã hội cần đặt ra ở vùng Tây Bắc là cần phải nhấn mạnh đến phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế hộ gia đình. Do mức sống thấp và tỷ lệ nghèo đói cao, phát triển kinh tế cần gắn với nâng cao mức sống và xóa đói giảm nghèo. Trong vấn đề xóa đói giảm nghèo, cần chú ý đến những hộ gia đình của người dân tộc ở vùng sâu như dân tộc H’mong, Kh’mú. Bảng 2. Phân loại thu nhập bình quân đầu người theo tỉnh (%) Thu nhập bình quân đầu người/tháng Tỉnh Tổng số Sơn La Điện Biên Lai Châu Nghèo 15,2% 54,3% 53,1% 40,5% Cận nghèo 37,0% 32,5% 21,2% 30,8% 500-700 10,1% 9,3% 9,7% 9,7% 700-999 17,4% 2,0% 6,2% 8,5% 1000 trở lên 20,3% 2,0% 9,7% 10,4% Tổng số 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Nguồn: Số liệu điều tra chọn mẫu - “những vấn đề xã hội cơ bản phát triển bền vững vùng Tây Bắc đến 2015”. Trong những yếu tố tác động tích cực đến nâng cao mức sống của hộ gia đình đã phân tích ở trên, chúng ta thấy có các yếu tố đất đai, vốn, điều kiện sống của hộ gia đình. Điều này có nghĩa là khi diện tích đất đai, vốn và điều kiện sống của hộ gia đình tăng lên Một số vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển ... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 44 thì mức sống của hộ gia đình sẽ tăng lên. Tuy nhiên, xem xét ảnh hưởng của các yếu tố này trong xu hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa chung ở nước ta, cũng như tác động lẫn nhau của các yếu tố nguồn lực của hộ gia đình, chúng ta thấy rằng có yếu tố trong chiều hướng suy giảm hơn là tăng lên, hoặc có những yếu tố tăng lên sẽ làm giảm nguồn lực của hộ gia đình, nhất là trong điều kiện ngưỡng phát triển thấp như hiện nay của hộ gia đình ở vùng Tây Bắc. Trước hết xem xét ảnh hưởng của yếu tố đất đai. Trong những năm qua, với việc phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao thông, đô thị hóa, và đặc biệt xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, đất rừng và đất canh tác bị thu hẹp. Trong các điểm của mẫu nghiên cứu, xã Phỏng Lái (Sơn La), phường Noongbua, xã Nay Lưa, Nậm Cản (Điện Biên), thị trấn Phong Thổ (Lai Châu) là những điểm tiếp nhận tái định cư. Tại những điểm nghiên cứu này, không chỉ những hộ gia đình gốc ở các xã này giảm diện tích đất canh tác, mà đối với những hộ gia đình tái định cư, diện tích đất canh tác cũng giảm so với trước khi di chuyển. Thậm chí, một số hộ đã chuyển đến nơi ở mới nhưng đến nay việc cấp đất canh tác vẫn chưa làm xong. Ruộng đất ít, chỉ có tăng cường chăm sóc, cải tiến giống mới để tăng năng suất. Ở đây chỉ có chăn trâu làm ruộng. Đất trồng lúa là thiếu, mỗi nhân khẩu chỉ có 200m2, chia từ năm 2000, làm thế nào để phát huy tiềm năng của người dân thì rất khó. Hầu như người lao động có sức khoẻ đi làm thuê hết. ở bản chỉ còn người già. Con trai có sức thì đi kéo xẻ, con gái đi gánh cát. Bình quân ngày lao động cao nhất 50 nghìn. Bản chỉ có hộ trung bình, nhiều hộ nghèo. Có hộ làm trại cá thì nổi hơn một chút. Bản này sàn sàn như nhau hết. Ai cũng đeo cát đeo sỏi thì sàn sàn như nhau hết. Chăn nuôi cá không có vốn, ao không rộng nên cũng chỉ để ăn, chưa có để bán ở thị trường. Chúng tôi mong muốn sáp nhập vào thị xã thì điều kiện sống phải như dân thị xã. Phỏng vấn nhóm nam tỉnh Điện Biên Thực trạng của sở hữu đất đai của hộ gia đình hiện nay đặt ra vấn đề làm thế nào để nâng cao nguồn lực về đất đai của hộ gia đình đòi hỏi cần phải tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho sự tích lũy nâng cao khả năng tập trung đất đai sở hữu của hộ gia đình. Điều đó có nghĩa là một bộ phận lao động hoặc hộ gia đình sẽ chuyển sang làm những nghề khác như dịch vụ gắn liền với thị trường hơn là gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Thực tế người dân cũng nhận thức được nếu như chỉ sống bằng nông nghiệp thì khó có thể làm giàu. Tuy nhiên, việc thay đổi nghề nghiệp chỉ đặt ra đối với thế hệ con cái và điều đó liên quan đến khả năng đầu tư của hộ gia đình. Một số xã, bản đã sáp nhập vào đô thị nhưng sản xuất và lối sống người dân vẫn chủ yếu là làm ruộng, làm thuê, chưa có sự thay đổi. Vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong khu vực đô thị đặt ra vấn đề xác định mô hình đô thị hóa phù hợp cho các tỉnh thuộc vùng núi cao như vùng Tây Bắc. Liên quan đến yếu tố vốn, nếu tính khả năng đầu tư để mở rộng sản xuất từ nguồn thu nhập của hộ gia đình sau khi trừ đi số chi tiêu, kết quả tính toán cho thấy hơn 60% số hộ gia đình ở vùng Tây Bắc không có tích lũy. Và nếu số chênh lệch này ở một mức độ Vũ Tuấn Huy 45 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn nào đó mới có thể tích lũy để đầu tư mở rộng sản xuất của hộ gia đình thì tỷ lệ này còn cao hơn nữa. Kết quả này cho thấy một tỷ lệ lớn hộ gia đình ở vùng này không có khả năng đầu tư để phát triển sản xuất nếu chỉ dựa vào thu nhập từ các nguồn của hộ gia đình, đặc biệt là ở các tỉnh Điện Biên và Lai Châu (Xem bảng 3). Bảng 3. Phân loại hộ gia đình có tích lũy theo tỉnh (%) Hộ gia đình có tích lũy Tỉnh Tổng số Sơn La Điện Biên Lai Châu Không 50,0% 64,2% 74,3% 62,2% Có 50,0% 35,8% 25,7% 37,8% Tổng số 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Nguồn: Số liệu điều tra chọn mẫu - “những vấn đề xã hội cơ bản phát triển bền vững vùng Tây Bắc đến 2015. Việc mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho các hộ gia đình theo hướng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp là yếu tố quan trọng để xóa đói giảm nghèo đồng thời là điều kiện để phát triển bền vững hộ gia đình. “Không có quỹ nào để giúp chăn nuôi. Vay tiền ra ngân hàng chính sách và ngân hàng nông nghiệp, tối đa 20 triệu phải thế chấp nhà, trâu bò, tài sản. Các hộ trong bản hầu hết vay vốn ở ngân hàng chính sách theo tổ nhóm vì Ngân hàng nông nghiệp lãi suất cao”. Phỏng vấn nhóm nam tỉnh Điện Biên Bên cạnh những yếu tố nguồn lực như đất đai, vốn, đặc điểm sản xuất của hộ gia đình chưa gắn với thị trường, ưu thế về số lao động không còn là một thế mạnh. Như kết quả cho thấy, số con đông là yếu tố giảm khả năng phát triển bền vững của hộ gia đình. Vấn đề xã hội đặt ra là cần phải giảm số sinh, tăng cường công tác kế hoạch hóa gia đình và các chương trình chăm sóc sức khỏe. Tỷ lệ bỏ học cao, đặc biệt trong các hộ gia đình người dân tộc H’mong, Kh’mú cũng sẽ là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của hộ gia đình khi con cái bước vào độ tuổi lao động và điều đó làm giảm hơn nữa khả năng phát triển bền vững của hộ gia đình trong giai đoạn tới. Nâng cao học vấn của phụ nữ đặt ra vấn đề phải giảm tỷ lệ bỏ học của trẻ em gái và do đó, nâng cao khả năng nắm bắt cơ hội, tham gia của phụ nữ trong kinh tế gia đình không chỉ là vấn đề trong phát triển nguồn nhân lực mà còn là vấn đề bình đẳng giới cần đặt ra trong phát triển bền vững hộ gia đình. Phát triển nguồn nhân lực, bình đẳng giới là những yếu tố quan trọng để phát triển bền vững hộ gia đình thông qua vấn đề phát triển giáo dục không chỉ đòi hỏi thay đổi nhận thức và khả năng đầu tư của người dân, mà điều quan trọng hơn là những chuyển đổi trong cấu trúc xã hội, tạo ra những điều kiện cơ sở hạ tầng về giáo dục thuận lợi hơn cho người dân. Một số vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển ... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 46 Cùng với việc đầu tư cho giáo dục, vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng là yếu tố có ý nghĩa trong việc nâng cao khả năng phát triển bền vững của hộ gia đình ở vùng Tây Bắc. Liên quan đến chăm sóc sức khỏe, hành vi tiêu dùng trong gia đình, đặc biệt là uống rượu bia có xu hướng tăng lên là yếu tố làm giảm khả năng phát triển bền vững của hộ gia đình. Vấn đề này còn một khía cạnh khác là bình đẳng giới trong tiêu dùng của hộ gia đình vì uống rượu bia phần lớn là nam giới. Việc giáo dục và kiểm soát của gia đình, cộng đồng đối với những hành vi sử dụng ma túy không chỉ làm tăng chỉ số phát triển cộng đồng, mà còn làm giảm có ý nghĩa yếu tố có hại đến sự phát triển bền vững của hộ gia đình. Phân tích tác động đồng thời của các yếu tố này cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro tác động mạnh hơn so với những yếu tố thuận lợi mở ra cơ hội cho sự phát triển kinh tế của hộ gia đình. Khi những yếu tố nguồn lực suy giảm sẽ làm trầm trọng hơn những vấn đề liên quan đến tính cấu trúc. Đánh giá tổng thể các yếu tố cấu trúc như nghề nghiệp, dân tộc; các yếu tố nguồn lực như học vấn, số con; các yếu tố vốn xã hội như tính tích cực cộng đồng, mạng lưới họ hàng, chất lượng dịch vụ y tế, v.v... cho thấy khả năng phát triển bền vững yếu của hộ gia đình trong địa bàn nghiên cứu. Trong điều kiện của khủng hoảng kinh tế và những tác động của nó hiện nay đối với nước ta nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng, so với ngưỡng phát triển bền vững, mức độ phát triển kinh tế hộ gia đình hiện nay ở vùng Tây Bắc đặt ra một trong những vấn đề xã hội cơ bản nhất là nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo đối với hộ gia đình. Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của vùng Tây Bắc và đạt được công nghiệp hóa và hiện đại hóa vào năm 2020, bên cạnh vấn đề xóa đói giảm nghèo là những vấn đề xã hội khác như khả năng tiếp nhận cơ hội của hộ gia đình được tạo ra do chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi mô hình chi tiêu, giảm mức sinh, nâng cao trình độ học vấn, chăm sóc sức khỏe và bình đẳng giới là những vấn đề xã hội đặt ra đối với phát triển bền vững hộ gia đình trong giai đoạn tới. Tài liệu trích dẫn Asia Development Bank. 2002. Women in Vietnam. Manila: Regional and Sustainable Development Department and Mekong Department, Asian Development Bank. J. Knodel, R. Jayakody, V. M. Loi, V.T. Huy. 2004. Gender roles in the family: change and stability in Vietnam. Asian Population Studies, 1(1), 69-92. Nguyễn Thanh Liêm. 2006. Di dân, phát triển và bất bình đẳng ở Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập. Tạp chí Xã hội học. 3-2006. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Mai. 2007. Những biến đổi kinh tế - xã hội của hộ gia đình. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso3_2011_vutuanhuy_433.pdf
Tài liệu liên quan