Tài liệu Một số vấn đề về xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm cho cán bộ làm công tác dân tộc hiện nay - Nguyễn Văn Chí: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
Ngày nhận bài: 23/2/2017. Ngày phản biện: 1/3/2017. Ngày duyệt đăng: 9/3/2017
(1) Học viện Dân tộc; e-mail: nguyenvanchi@cema.gov.vn Số 17 - Tháng 3 năm 2017
Từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh
đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn coi vấn đề dân tộc, công tác dân tộc
có ý nghĩa vô cùng to lớn trong chiến lược đại
đoàn kết toàn dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX chỉ
rõ: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn
đề chiến lược cơ bản, lâu dài đồng thời là vấn đề
cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam”1.
Đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới đất
nước (1986) đến nay, Đảng, Nhà nước ta luôn
quan tâm đến việc đầu tư cho vùng đồng bào
các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi thông
qua việc thực hiện nhiều chính sách, các chương
trình, dự án. Để góp phần thực hiện tốt các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở vùng
DTTS đòi h...
3 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm cho cán bộ làm công tác dân tộc hiện nay - Nguyễn Văn Chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
Ngày nhận bài: 23/2/2017. Ngày phản biện: 1/3/2017. Ngày duyệt đăng: 9/3/2017
(1) Học viện Dân tộc; e-mail: nguyenvanchi@cema.gov.vn Số 17 - Tháng 3 năm 2017
Từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh
đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn coi vấn đề dân tộc, công tác dân tộc
có ý nghĩa vô cùng to lớn trong chiến lược đại
đoàn kết toàn dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX chỉ
rõ: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn
đề chiến lược cơ bản, lâu dài đồng thời là vấn đề
cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam”1.
Đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới đất
nước (1986) đến nay, Đảng, Nhà nước ta luôn
quan tâm đến việc đầu tư cho vùng đồng bào
các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi thông
qua việc thực hiện nhiều chính sách, các chương
trình, dự án. Để góp phần thực hiện tốt các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở vùng
DTTS đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ cán
bộ làm công tác dân tộc vững mạnh cả về số
lượng và chất lượng. Vì công tác dân tộc là một
ngành đặc thù đa lĩnh vực và địa bàn sinh sống
của đồng bào các dân tộc chiếm 3/4 diện tích của
cả nước và chiếm gần 14,3% dân số của cả nước.
Trong những năm qua công tác đào tạo, bồi
dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc
đã luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm. Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy
khóa IX về công tác dân tộc nêu rõ: Xây dựng
tiêu chuẩn công chức làm công tác dân tộc. Ưu
1. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương: Tài liệu nghiên
cứu các nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2003, tr. 77.
tiên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội
ngũ cán bộ làm công tác dân tộc. Tuyển chọn,
tăng cường cán bộ giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt
về cơ quan làm công tác dân tộc ở các cấp. Việc
đào tạo, bồi dưỡng không chỉ nhằm trang bị kiến
thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ,
công vụ mà còn góp phần xây dựng đội ngũ công
chức chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng
nền hành chính tiên tiến, hiện đại.
Thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước, trong những năm qua Ủy ban
Dân tộc đã ban hành nhiều văn bản về đào tạo,
bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác dân tộc như:
Quyết định 86/QĐ-UBDT ngày 25/04/2012 về
Phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân
lực hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc giai
đoạn 2012-2020; Quyết định 155/QĐ-UBDT
ngày 03/04/2013 Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cán
bộ dân tộc; Quyết định 343/QĐ-UBDT ngày
29/06/2015 về Ban hành quy chế đào tạo, bồi
dưỡng công chức, viên chức của Ủy ban dân
tộc. Đặc biệt, ngày 8 tháng 8 vừa qua, Thủ tướng
Chính phủ đã ký Quyết định Số 1562/QĐ-TTg
về việc Tổ chức lại Viện Dân tộc và Trường
Cán bộ Dân tộc thành Học viện Dân tộc. Đây
là cơ sở giáo dục Đại học đầu tiên của ngành
Công tác dân tộc, một bước chuyển lớn trong
công tác nghiên cứu cũng như đào tạo cho đội
ngũ cán bộ công chức, viên chức người DTTS;
bồi dưỡng kiến thức làm công tác dân tộc cho
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ
thống chính trị.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM
CHO CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC DÂN TỘC HIỆN NAY
Nguyễn Văn Chí(1)
Trong những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm nhằm đào tạo cán bộ có
năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt về công tác tại cơ quan làm công tác dân tộc các cấp. Việc đào
tạo, bồi dưỡng không chỉ nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công
vụ mà còn góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành
chính tiên tiến, hiện đại.
Từ khóa: Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng; vị trí việc làm, cán bộ làm công tác dân tộc.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
24 Số 17 - Tháng 3 năm 2017
Cụ thể hóa các chủ trương, chính sách trên,
Trường Cán bộ Dân tộc (nay là Học viện Dân
tộc) đã tiến hành biên soạn nhiều bộ tài liệu phục
vụ cho quá trình công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ công chức, viên chức làm công tác dân
tộc, trong đó có Chương trình bồi dưỡng cập
nhật kiến thức theo vị trí việc làm của Nghị định
18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức. Được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng
thường xuyên nên đội ngũ cán bộ làm công tác
dân tộc đã áp dụng các kiến thức được học vào
trong công việc, góp phần không nhỏ trong việc
làm thay đổi bộ mặt vùng đồng bào DTTS. Theo
đó, tốc độ tăng trưởng bình quân của các tỉnh trong
vùng dân tộc và miền núi đạt từ 8 - 10%, một số
địa phương có mức tăng trưởng cao trên 10%; các
lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội vùng dân
tộc, miền núi có chuyển biến tích cực, giá trị văn
hóa dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát huy;
hệ thống chính trị cơ sở được củng cố,
Nội dung các kiến thức và thời lượng đào
tạo đã luôn luôn được cập nhật theo tinh thần
Nghị định 18/2010/NĐ-CP và Thông tư 19/2014/
TT-BNV của Bộ Nội vụ, nhưng trên thực tế nội
dung tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chưa sâu, tính
đặc thù của vùng, miền chưa rõ ràng, chưa phù
hợp với từng vị trí việc làm của cán bộ, công
chức, viên chức làm công tác dân tộc. Vì vậy,
năng lực tham mưu, đề xuất chính sách của cán
bộ làm công tác dân tộc còn hạn chế; khả năng
nắm bắt và xử lý các tình huống nảy sinh trong
công tác dân tộc còn yếu; kỹ năng nghiệp vụ của
một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu thực
tiễn, do đó ảnh hưởng tới chất lượng nghiên cứu,
xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách.
Để công tác đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí
việc làm đáp ứng được nhu cầu: “Trang bị, cập
nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết
cho cán bộ làm công tác dân tộc từ Trung ương
đến địa phương. Trong thời gian tới cần thực
hiện tốt một số các vấn đề sau:
Một là, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải
đảm bảo tính khoa học, gắn kết lý luận với thực
tiễn và mang lại hiệu quả cao
Ngoài những tiêu chuẩn cứng theo quy
định tại Nghị định 18, những nội dung cập nhật
của công tác dân tộc phải mang tính đặc thù, khoa
học; đảm bảo tính bổ sung cái mới như các chính
sách của Đảng và Nhà nước liên quan trực tiếp,
gián tiếp tới công tác dân tộc ở nước ta và ở từng
vùng miền, từng dân tộc. Bên cạnh đó, phải đảm
bảo giữa lí luận và thực tiễn, học đi đôi với hành,
đồng thời phải mang tính hiệu quả thiết thực,
phục vụ tốt cho việc cần cập nhật kiến thức theo
vị trí việc làm mà người học đang đảm nhận.
Hai là, tiến hành khảo sát nhu cầu, các
nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc
làm của cán bộ làm công tác dân tộc
Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình
xác định nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ, công
chức, viên chức làm công tác trong ngành công
tác dân tộc. Theo đó, để có cơ sở xây dựng nội
dung các chuyên đề cũng như chương trình bồi
dưỡng phù hợp với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
của cán bộ việc khảo sát nhu cầu của người học
cần phải được tổ chức rộng rãi trong các Vụ, đơn
vị của Ủy ban Dân tộc và các địa phương. Các
nội dung khảo sát phải được thiết kế phù hợp,
dễ hiểu đúng đối tượng. Phương pháp, cách thức
khảo sát phải linh hoạt, phù hợp và đa dạng.
Ba là, lấy ý kiến các chuyên gia trong lĩnh
vực công tác dân tộc về nội dung cần bồi dưỡng
theo vị trí việc làm hiện nay cũng như những
nội dung cần cập nhật theo vị trí việc làm
Theo đó, cần lựa chọn chuyên gia là những
người có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức
và hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực công tác dân
tộc, có khả năng phân tích và dự đoán về xu
thế phát triển của công tác dân tộc hiện nay và
trong thời gian tới và có lập trường khoa học.
Các chuyên gia phải có có các ý kiến đánh giá
tương đối ổn định theo thời gian và họ phải điều
chỉnh các đánh giá của mình khi có các thông tin
bổ sung. Bên cạnh đó, cần nêu câu hỏi cho các
nội dung, phương pháp trong chương trình, bồi
dưỡng theo vị trí việc làm và đưa ra những ý kiến
đánh giá, đề nghị.
Bốn là, xây dựng nội dung, kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng, các yêu cầu và điều kiện
đảm bảo nhằm thực hiện chương trình đào
tạo, bồi dưỡng
Việc xây dựng kế hoạch là hết sức cần thiết
nhằm tạo ra các bước đi cho hoạt động tương lai
để đạt được những mục tiêu đã xác định thông
qua việc sử dụng tối ưu những nguồn lực đã có
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
25Số 17 - Tháng 3 năm 2017
và sẽ được khai thác. Bên cạnh đó, kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ là cơ bản để thiết kế các
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong tương lai
nhằm đạt được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đặt
ra. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được xây
dựng phải dựa vào các căn cứ cơ bản là: Chương
trình đào tạo, bồi dưỡng; khả năng đáp ứng về
các nguồn lực.
Năm là, tổ chức thực hiện các chương
trình đào tạo, bồi dưỡng
Đây là quá trình tổ chức thực hiện các nội
dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức theo vị trí
việc làm cho cán bộ, công chức, viên chức làm
công tác dân tộc. Trong quá trình giảng dạy, nên
áp dụng hài hòa phương pháp giảng dạy truyền
thống và phương pháp giảng dạy hiện đại, trong
đó chú trọng phát huy vai trò tích cực của người
học, giảng viên chỉ đóng vai trò định hướng,
hướng dẫn. Để hoạt động này diễn ra mang tính
hiệu quả cao yêu cầu mối quan hệ tương hỗ giữa
người giảng viên và học viên phải đảm bảo về cả
nội dung và hình thức, không gian và thời gian
dạy và học.
Sáu là, rà soát, đánh giá kết quả, mức độ
cần thiết và phù hợp của các chuyên đề
Sau khi tổ chức xong các lớp đào tạo, bồi
dưỡng cần tiến hành tổ chức rà soát và điều
chỉnh lại các chuyên đề nếu cần thiết để đảm bảo
chất lượng cũng như hiệu quả của công tác đào
tạo, bồi dưỡng. Việc rà soát, đánh giá là nhằm
kiểm tra xem các chuyên đề đào tạo, bồi dưỡng
có thiết thực và cập nhật không? Nội dung có
đáp ứng không? Hình thức đào tạo, bồi dưỡng
có phù hợp với người học không? Giảng viên có
đáp ứng được yêu cầu của nội dung và phương
pháp giảng dạy như thế nào? Học viên tiếp thu
như thế nào? Áp dụng được những gì vào trong
công tác họ đang đảm nhận?... Tất cả những câu
trả lời đó sẽ quyết định mức độ cần thiết và phù
hợp của các chuyên đề xây dựng.
Việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi
dưỡng hiệu quả phải đảm bảo tính kế thừa, tính
phù hợp và cập nhật. Một chương trình đào tạo
bồi dưỡng tốt sẽ đem lại hiệu quả nâng cao chất
lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Vì
vậy, trong thời gian tới, việc xây dựng chương
trình đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm cho
cán bộ làm công tác dân tộc cần thực hiện tốt các
vấn đề trên sẽ mang lại hiệu quả thiết thực.
Tài liệu tham khảo
1. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương: Tài
liệu nghiên cứu các nghị quyết Hội nghị lần thứ
bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr. 77;
2. Quyết định số 122/2003/QĐ-TTg, ngày
12 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ
Về chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân
tộc, Hà Nội, năm 2003;
3. Quyết định số 86/QĐ-UBDT, ngày 25/
04/2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân
tộc về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân
lực của Hệ thống cơ quan công tác dân tộc giai
đoạn 2011-2020, Hà Nội, 2012.
ABSTRACT
SOME ISSUES OF BUILDING CONTENTS ABOUT TRAINING AND WRITTEN
TRAINING PROGRAMS FOR ETHNIC OFFICERS
Over the past years, the training and fostering for the contingent of cadres and civil servants
have always been paid special attention by the Party and the State in order to recruit and enhance
good and qualified cadres who have good qualities in ethnic agencies at all levels. The training
and fostering not only equips them with knowledge, skills and methods to perform tasks and public
duties, but also contribute to building a contingent of professional civil servants capable of building
an advanced administration.
Keywords: Training Program Contents; Contingent of Cadres and Civil Servants; Cadres for
Minorities Affairs.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 235_992_1_pb_3333_2152021.pdf