Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Tài liệu Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa: Xã hội học số 4 (80), 2002 7 một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa Trịnh Duy Luân Bối cảnh toàn cầu của sự phát triển nguồn nhân lực hiện nay Trên thế giới ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới đang tạo ra những điều kiện để chuyển các xã hội công nghiệp sang xã hội tri thức: từ lao động chân tay sang lao động trí óc; từ sản xuất kiểu vật chất sang sản xuất kiểu phi vật chất; từ tính khép kín, tính khu vực sang tính mở, tính toàn cầu. Bên cạnh đó, là sự chuyển biến to lớn và cơ bản về quản lý và tổ chức sản xuất và các quy trình công nghệ khác. Những điều này sẽ làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội. Xu thế chung không thể đảo ng−ợc là sự tăng nhân lực trong các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ có hàm l−ợng trí tuệ cao nh− xử lý thông tin, giao dịch tài chính ngân hàng, b−u chính viễn thông và các dịch vụ tri thức khác. Và do vậy, đòi hỏi có sự đổi mới mang tính cách mạng về đào tạo n...

pdf6 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4 (80), 2002 7 một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa Trịnh Duy Luân Bối cảnh toàn cầu của sự phát triển nguồn nhân lực hiện nay Trên thế giới ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới đang tạo ra những điều kiện để chuyển các xã hội công nghiệp sang xã hội tri thức: từ lao động chân tay sang lao động trí óc; từ sản xuất kiểu vật chất sang sản xuất kiểu phi vật chất; từ tính khép kín, tính khu vực sang tính mở, tính toàn cầu. Bên cạnh đó, là sự chuyển biến to lớn và cơ bản về quản lý và tổ chức sản xuất và các quy trình công nghệ khác. Những điều này sẽ làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội. Xu thế chung không thể đảo ng−ợc là sự tăng nhân lực trong các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ có hàm l−ợng trí tuệ cao nh− xử lý thông tin, giao dịch tài chính ngân hàng, b−u chính viễn thông và các dịch vụ tri thức khác. Và do vậy, đòi hỏi có sự đổi mới mang tính cách mạng về đào tạo nguồn nhân lực ở hầu hết các quốc gia. Đối với Việt Nam, khi chúng ta đang chuẩn bị nguồn nhân lực đủ năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thập kỷ tới, vấn đề làm chủ công nghệ cao, đảm bảo tính cạnh tranh trong khoa học, công nghệ có vị trí cực kỳ quan trọng. ở đây, vị trí quyết định là yếu tố trí tuệ của nguồn nhân lực, bởi vì lao động trí óc có vai trò nòng cốt trong nền sản xuất sử dụng công nghệ cao. Nguồn nhân lực có chất l−ợng cao về trí tuệ và tay nghề ngày càng trở thành lợi thế cạnh tranh cho mỗi quốc gia. Theo kinh nghiệm của thế giới, việc vận dụng những tiến bộ công nghệ và tri thức khoa học, việc mở rộng những ngành nghề mới v.v... đang đòi hỏi những điều kiện nh−: - Một nền giáo dục mạnh đủ sức nâng cao dân trí th−ờng xuyên và đào tạo, đổi mới nguồn nhân lực có trình độ trí tuệ và tay nghề cao. - Một hệ thống chính sách giúp khuyến khích phát triển tài năng trẻ, phát huy mọi năng lực sáng tạo của nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong n−ớc và n−ớc ngoài. - Một hệ thống hỗ trợ và phát triển môi tr−ờng nghiên cứu để liên tục tăng tr−ởng kho tàng trí tuệ của đất n−ớc. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ... 8 Việt Nam không thể thoát ly những bối cảnh và đòi hỏi thực tế nh− vậy nếu muốn đạt tới một sự phát triển nhanh và bền vững của toàn xã hội. Các nhân tố ảnh h−ởng đến số l−ợng và chất l−ợng nguồn nhân lực Có nhiều nhân tố tác động tới nguồn nhân lực về l−ợng nh− tốc độ tăng dân số, quy định về độ tuổi lao động, thu nhập, mức sống, các điều kiện sống, phong tục tập quán,... Đặc biệt, ở các n−ớc đang phát triển, phổ biến tình trạng thiếu việc làm, thừa lao động do dân số tăng nhanh, nên trong nhiều giải pháp, hạn chế tốc độ tăng dân số là một yêu cầu cấp bách. Về các nhân tố ảnh h−ởng đến chất l−ợng nguồn lao động, có thể chia thành mấy nhóm nh− sau: - Nhóm nhân tố liên quan đến thể chất nguồn lao động nh−: di truyền, chất l−ợng sống của phụ nữ, chăm sóc sức khỏe, mức sống vật chất và cơ cấu dinh d−ỡng, các điều kiện về môi tr−ờng sống, nhà ở, thể dục thể thao. - Nhóm nhân tố liên quan đến trình độ nghề nghiệp nh−: giáo dục, đào tạo - Nhóm các chính sách, biện pháp của nhà n−ớc đối với ng−ời lao động nh−: chính sách phân phối, tiền l−ơng, chế độ tuyển dụng. - Nhóm nhân tố về tập quán, truyền thống, văn hóa. - Nhóm nhân tố về nhu cầu về việc làm hay là đầu ra của nguồn lao động Cho dù vai trò và ảnh h−ởng của các nhân tố này là khác nhau, song không thể không tính đến chúng trong qua trình xây dựng các chiến l−ợc và giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đất n−ớc trong t−ơng lai. Tăng c−ờng đầu t− phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế và sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay đang đòi hỏi phải cấu trúc lại nền kinh tế trong chiến l−ợc phát triển kinh tế - xã hội của đất n−ớc theo h−ớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết 07 của Ban chấp hành Trung −ơng Đảng (khóa VII) về “Phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo h−ớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới” đã khẳng định: “Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến n−ớc ta thành một n−ớc công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng văn minh”. ở Việt Nam, quan niệm “Con ng−ời là động lực và là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội” là quan niệm phổ biến. Phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng hàng đầu của chiến l−ợc phát triển kinh tế - xã hội của đất n−ớc. Nguồn nhân lực đ−ợc coi là tài nguyên quan trọng nhất, cơ bản nhất của quốc gia, là yếu tố động nhất và quyết định nhất của lực l−ợng sản xuất. Phát triển nguồn nhân lực chính là phát huy nhân tố con ng−ời, gia tăng toàn diện giá trị con ng−ời trên các mặt trí tuệ, đạo đức, thể lực, năng lực lao động sáng tạo và bản lĩnh chính Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Trịnh Duy Luân 9 trị. Đồng thời phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực sáng tạo của con ng−ời để phát triển đất n−ớc. Đặc điểm của nguồn lao động n−ớc ta 1. Nguồn lao động lớn (với dân số gần 80 triệu ng−ời và sẽ đạt tới 100 triệu trong vòng 2 thập niên tới). Do dân số vẫn đang tăng với tốc độ nhanh, trung bình mỗi năm lực l−ợng lao động tăng thêm 1 triệu ng−ời. 2. Tỷ lệ thất nghiệp cao, một bộ phận lao động chỉ có việc làm không th−ờng xuyên. Mặc dù có nhiều biện pháp tích cực, nh−ng số việc làm tạo thêm hàng năm chỉ xấp xỉ bằng số lao động tăng thêm trong năm đó. 3. Chất l−ợng nguồn nhân lực thấp: về thể chất, sức khỏe. Số lao động đ−ợc đào tạo ít, nhiều ngành nghề chuyên môn đ−ợc đào tạo ch−a phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế cả về cơ cấu ngành nghề lẫn chất l−ợng chuyên môn. Khi chuyển sang cơ chế thị tr−ờng, thực hiện hòa nhập quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì nguồn nhân lực n−ớc ta bộc lộ nhiều nh−ợc điểm. Đáng l−u ý là sự yếu kém không chỉ về kỹ thuật tay nghề mà cả về trình độ tổ chức, quản lý việc sử dụng lao động. Điều này dẫn đến thu nhập của ng−ời lao động thấp, không có đủ điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, và do vậy, cũng không đủ tiềm lực để nuôi d−ỡng, đào tạo con cái - nguồn nhân lực t−ơng lai. Chất l−ợng nguồn nhân lực của các thế hệ nối tiếp bị ảnh h−ởng trong cái vòng luẩn quẩn này. 4. Tỷ lệ cao nguồn lao động còn làm việc trong khu vực nông nghiệp và phân bố không đều giữa các vùng. Cho đến nay, khoảng 70% lực l−ợng lao động vẫn tập trung ở nông thôn. Mật độ dân c− và lao động phân bố rất không đồng đều, chỉ tập trung ở các vùng đồng bằng. Hiện t−ợng di c− tự phát không kiểm soát đ−ợc đang gia tăng. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao chất l−ợng nguồn lao động, cần có các biện pháp phân bố lại lao động và dân c− giữa các vùng. 5. Mức sống của dân c− tuy có đ−ợc cải thiện trong những năm vừa qua, song nhìn chung vẫn còn thấp. Điều này không chỉ ảnh h−ởng đến chất l−ợng nguồn lao động hiện tại mà cả trong t−ơng lai do chỗ ng−ời lao động không có đủ điều kiện học tập bồi d−ỡng, nâng cao trình độ chuyên môn. Vì vậy, để có đ−ợc nguồn nhân lực dồi dào về số l−ợng và có chất l−ợng cao, việc cải thiện đời sống nhân dân là một giải pháp chiến l−ợc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Một số giải pháp góp phần nâng cao chất l−ợng và phát triển nguồn nhân lực ở n−ớc ta Có thể nêu lên một số giải pháp góp phần phát triển nguồn nhân lực ở n−ớc ta nh− sau. 1. Hạ thấp tỷ lệ sinh để giảm sức ép lao động tăng quá nhanh về số l−ợng, yếu về chất l−ợng. 2. Các biện pháp tạo việc làm, giảm thất nghiệp để tận dụng triệt để tiềm năng nguồn nhân lực hiện có. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ... 10 3. Nâng cao đời sống và thể chất của ng−ời lao động. 4. Tạo lập và quản lý thị tr−ờng lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trên quy mô toàn xã hội. 5. Phát triển giáo dục và đào tạo nghề nghiệp. 6. Nghiên cứu những đặc tr−ng văn hóa-xã hội của con ng−ời Việt Nam nói chung và ng−ời lao động nói riêng, tạo cơ sở khoa học cho các chính sách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và hiệu quả cao. Trong số những giải pháp trên, hai giải pháp cuối cùng rất đáng đ−ợc l−u ý từ góc độ của khoa học xã hội. D−ới đây sẽ đề cập thêm về hai giải pháp này. a) Giáo dục và đào tạo là giải pháp có tính chiến l−ợc để phát triển nguồn nhân lực của thập kỷ tới. Năm 1998, đề cập đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho thế kỷ tới, ủy ban Văn hóa Giáo dục của Liên hợp quốc UNESCO đã khẳng định cần phải coi giáo dục và đào tạo là nhân tố then chốt trong đó 4 điểm đòi hỏi con ng−ời hiện đại phải học tập là: “học tri thức”, “học làm việc”, “học tồn tại” và “học chung sống". Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, nền kinh tế tri thức, chứ không còn là nền văn minh dựa trên sức cơ bắp và máy móc nguyên thủy nữa. Công nghệ cao và trí tuệ là những yêu cầu đối với nguồn nhân lực, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh cao trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam, d−ờng nh− chúng ta đang bị “mắc kẹt” trong hệ thống giáo dục đào tạo hiện nay. Có những dấu hiệu báo động về sự hụt hẫng, đứt đoạn trong việc phát triển những thế hệ nguồn nhân lực kế tiếp. Những yếu kém hiện còn ch−a đ−ợc khắc phục trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo những năm gần đây là thực sự đáng lo ngại và chắc chắn sẽ để lại những di chứng trong thập niên tới. Một trong những bất cập trong sản phẩm của hệ thống giáo dục và đào tạo là sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn nhân lực hiện nay và trong t−ơng lai gần. Chẳng hạn, đó là sự mất cân đối theo ngành, đặc biệt đối với các ngành công nghiệp cần thiết để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc, các ngành mũi nhọn và các ngành mà ta có −u thế. Mất cân đối về trình độ kỹ năng đào tạo cũng là điều đáng nói. Chẳng hạn, trong công nghiệp, đó là sự cân đối giữa tỷ lệ thợ bậc cao, thợ lành nghề, kỹ s−,... Hệ thống các tr−ờng dạy nghề so với các tr−ờng đại học đang bị xem nhẹ. Trong khi rất cần thiết khôi phục và phát triển chúng một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó, lại ch−a có một chiến l−ợc truyền thông mạnh mẽ, sâu rộng, đa dạng trong thanh niên về các định h−ớng và sự lựa chọn nghề nghiệp. Cũng nh− ch−a có những định h−ớng vận động h−ớng dẫn cụ thể cho họ. Hiện nay, có cảm t−ởng rằng, thế hệ trẻ đang phải tự mình tìm đ−ờng "lập thân, lập nghiệp" d−ới sự chỉ đạo của bàn tay vô hình “thị tr−ờng lao động” còn sơ khai, thiếu sự quản lý và điều tiết của nhà n−ớc. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Trịnh Duy Luân 11 Xét về t−ơng quan giữa số l−ợng và chất l−ợng thì trong điều kiện hiện đại hóa, cơ cấu nguồn nhân lực không chỉ xét trên bình diện số l−ợng, mà chủ yếu là trên bình diện chất l−ợng. Nhiều ngành nghề do áp dụng công nghệ hiện đại, số l−ợng nguồn nhân lực không tăng, song hiệu quả sản xuất tăng nhanh với chất l−ợng nguồn nhân lực rất cao. Bên cạnh đó, trong thời gian tr−ớc mắt, do sức ép của nạn d− thừa lao động, đôi khi chúng ta lại phải chấp nhận một sự −u tiên cho những ngành nghề có khả năng thu hút nhiều lao động hơn là áp dụng công nghệ cao với một số ít lao động. Học vấn và kỹ năng lao động là một yêu cầu không thể có một sớm một chiều. Nếu nh− thể chất, trong một chừng mực nào đó, có thể tự động đ−ợc nâng cao theo đà tăng tr−ởng kinh tế và mức sống, thì trí tuệ, kỹ năng, học vấn phải đ−ợc phát triển theo những chiến l−ợc đầu t− dài hạn. Không thể có một nguồn nhân lực dồi dào và chất l−ợng cao một cách ngẫu nhiên tự nó đến. Bên cạnh đó, từ giác độ sinh học và vật thể của nguồn nhân lực, cần xây dựng hệ thống các chỉ số nhân trắc học về thể chất và trí tuệ của con ng−ời Việt Nam. Trên cơ sở đó theo dõi sự phát triển chất l−ợng các nguồn nhân lực qua từng thời kỳ và có những định h−ớng phát triển rõ ràng và có chủ đích những yếu tố này. b) Nghiên cứu những đặc tr−ng văn hóa - xã hội của con ng−ời Việt Nam nói chung và ng−ời lao động nói riêng, tạo cơ sở khoa học cho các chính sách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và hiệu quả cao. Không nên hiểu nguồn nhân lực một cách đơn giản và máy móc chỉ nh− là một tập hợp (tổng số) những con ng−ời có khả năng lao động, cùng với thể chất và những kỹ năng của họ. Nguồn nhân lực còn rất quan trọng khi có sự liên kết họ với nhau trong những điều kiện nhất định, khi mà một tập thể lao động không phải chỉ là tổng số đơn giản những ng−ời lao động. Thế giới đang nói về những nguồn vốn xã hội (social capital) bao hàm rất nhiều yếu tố của nguồn nhân lực đ−ợc nối kết trong một mạng l−ới các quan hệ xã hội (social network), và nhờ vậy họ mạnh hơn rất nhiều so với tổng số các cá nhân ng−ời lao động riêng lẻ. T−ơng tự nh− vậy, không thể xem xét nguồn nhân lực tách rời các thể chế quy định việc sử dụng chúng nh− thế nào, trong những điều kiện ràng buộc gì. Cùng một nguồn nhân lực, trong những “môi tr−ờng” hoạt động khác nhau sẽ đem lại những sản phẩm và các hệ lụy khác nhau. Đó chính là lý do tại sao lại cần phải nghiên cứu những đặc tr−ng văn hóa - xã hội của con ng−ời Việt Nam nói chung và của lực l−ợng lao động nói riêng. Từ tr−ớc đến nay, chúng ta th−ờng nói nhiều về những phẩm chất đặc tr−ng của con ng−ời Việt Nam nh− cần cù, thông minh, giỏi chịu đựng gian khổ, sáng tạo,... Những cái đó đúng nh−ng ch−a đủ. Còn nhiều đặc tr−ng văn hóa - xã hội khác của con ng−ời Việt Nam, của ng−ời lao động Việt Nam, tích cực có và tiêu cực cũng có, mà ch−a đ−ợc khám phá hết, ch−a đ−ợc khẳng định về mặt thực nghiệm. Những nhân tố dân tộc học, địa văn hóa, địa chính trị,... chi phối sự hình thành những nét tính cách ng−ời Việt điển hình là gì ? Và trong điều kiện hiện đại, những đặc tr−ng vừa nói thúc đẩy và cản trở việc thực hiện định h−ớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ... 12 đất n−ớc nh− thế nào ? Vì vậy rất cần có những nghiên cứu kỹ l−ỡng hơn về tâm lý, ý thức, các mô thức hành vi và ứng xử, những phẩm chất cố kết cộng đồng / nhóm hay năng lực làm việc tập thể, cùng nhau,.... để thấy hết những tiềm năng, thế mạnh không chỉ về mặt vật chất mà cả những nguồn lực xã hội - văn hóa, những nguồn vốn xã hội của nguồn lực kinh tế xã hội cực kỳ quan trọng này. Sau cùng, có thể thấy rằng, quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ cao thông qua mạng Internet đang làm cho ranh giới giữa nguồn nhân lực trong n−ớc và ngoài n−ớc bị mờ đi. Một bộ phận nguồn nhân lực trong n−ớc đang đ−ợc xuất khẩu. Một bộ phận khác có thể đang đ−ợc các nhà đầu t− n−ớc ngoài khai thác tại chỗ (chính thức hoặc không chính thức) cũng nh− chúng ta cũng có thể khai thác một phần nguồn nhân lực từ n−ớc ngoài (lực l−ợng Việt kiều). Nh− vậy trong bối cảnh toàn cầu hóa, cũng cần có một quan niệm rộng rãi hơn về nguồn nhân lực t−ơng lai để có chiến l−ợc sử dụng quản lý và điều hành hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cơ chế kinh tế mới, mở cửa, liên doanh và chất l−ợng nguồn nhân lực trẻ của Việt Nam đang tồn tại nhiều vấn đề. Trong khi kêu gọi đầu t− n−ớc ngoài, chúng ta ra sức tuyên truyền về giá lao động ở n−ớc ta rẻ. Nhìn dài hạn hơn, liệu điều này có phải là lợi bất cập hại? Kết quả trong nhiều tr−ờng hợp, ng−ời công nhân bị vắt kiệt sức trong các liên doanh, bị chuyên môn hóa thành một bộ phận của máy móc, bị tha hóa, bị t−ớc đoạt nhiều quyền lợi hợp pháp và chính đáng mà không có ng−ời bảo vệ. Những sự khai thác phát triển nguồn nhân lực nh− vậy mới chỉ mang tính quá độ, “chiến thuật” và không thể bảo đảm một sự phát triển bền vững, có tính “chiến l−ợc” đối với nguồn nhân lực với chất l−ợng ngày càng cao trong t−ơng lai. Rõ ràng là trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nhiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển nguồn nhân lực rất cần có những b−ớc chuyển căn bản về chất, trong đó việc nghiên cứu những chiều cạnh xã hội và văn hóa là không thể thiếu nhằm tạo lập cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách đúng, khả thi và có hiệu quả cao trong lĩnh vực quan trọng này. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_2002_trinhduyluan_4315.pdf
Tài liệu liên quan