Tài liệu Một số vấn đề về phân cấp xã làm chủ đầu tư các công trình, dự án thuộc chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Nguyễn Văn Dũng: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
11
Ngày nhận bài: 5/2/2017. Ngày phản biện: 15/3/2017. Ngày duyệt đăng: 22/3/2017
(1) Học viện Dân tộc; e-mail: nguyenvandung@cema.gov.vn
Thực hiện sự cam kết đối với các nhà tài
trợ cho Chương trình 135 là phải tăng cường việc
phân cấp xã làm chủ đầu tư. Các xã được hưởng
hỗ trợ đồng thời phải là chủ đầu tư các công trình,
dự án của Chương trình 135, tại Quyết định số
135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 07 năm 1998
về Phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã
hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng
sâu, vùng xa (Chương trình 135 giai đoạn I);
Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng
01 năm 2006 về Phê duyệt Chương trình phát
triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2006 – 2010 (giai đoan II); Quyết định số
551/QĐ/TTg ngày 04 tháng 04 năm 2013 về Phê
duyệt Chương trình 135(giai đoạn III) về hỗ trợ
đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ...
3 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về phân cấp xã làm chủ đầu tư các công trình, dự án thuộc chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Nguyễn Văn Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
11
Ngày nhận bài: 5/2/2017. Ngày phản biện: 15/3/2017. Ngày duyệt đăng: 22/3/2017
(1) Học viện Dân tộc; e-mail: nguyenvandung@cema.gov.vn
Thực hiện sự cam kết đối với các nhà tài
trợ cho Chương trình 135 là phải tăng cường việc
phân cấp xã làm chủ đầu tư. Các xã được hưởng
hỗ trợ đồng thời phải là chủ đầu tư các công trình,
dự án của Chương trình 135, tại Quyết định số
135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 07 năm 1998
về Phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã
hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng
sâu, vùng xa (Chương trình 135 giai đoạn I);
Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng
01 năm 2006 về Phê duyệt Chương trình phát
triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2006 – 2010 (giai đoan II); Quyết định số
551/QĐ/TTg ngày 04 tháng 04 năm 2013 về Phê
duyệt Chương trình 135(giai đoạn III) về hỗ trợ
đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất
cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã
an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn,
đều có những quy định trong việc phân cấp cho
xã làm chủ đầu tư, đó là “Thực hiện nguyên tắc
dân chủ công khai, minh bạch, tăng cường phân
cấp cho cơ sở, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ
của nhân dân trực tiếp tham gia vào Chương
trình”(1). Đồng thời “Hỗ trợ nâng cao năng lực
cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo hỗ trợ phát triển sản
xuất, Xây dựng tiêu chí phân bổ vốn cho các
xã, thôn, bản thuộc Chương trình 135 theo mức
độ khó khăn (hệ số K) làm căn cứ xây dựng kế
hoạch và phân bổ nguồn vốn hàng năm”(2).
Để giúp cho các địa phương thực hiện
tốt việc phân cấp cho xã làm chủ đầu tư các
chương trình, dự án thuộc Chương trình 135,
Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính, Bộ Xây dựng đã có Thông tư Liên tịch
số 05/2013/TTLT-UBDT-BNNPTNT-BKHĐT
BTC-BXD ngày 18/11/2013 về Hướng dẫn thực
hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã
đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu,
các thôn, bản đặc biệt khó khăn, đó là: “Tăng
cường phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã
quản lý công trình, dự án của Chương trình 135,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có trách
nhiệm hướng dẫn và bố trí cán bộ giúp đỡ để Ủy
ban nhân dân xã trực tiếp quản lý. Ủy ban nhân
dân xã là chủ đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản
xuất.”(3).
Thanh Hóa là tỉnh nằm ở khu vực Bắc
Trung bộ, có tổng diện tích tự nhiên là 11.103,09
km2 trong đó 8.000 km2 là vùng đồi núi chiếm
¾ diện tích toàn tỉnh, với dân số gần 4 triệu
người. Toàn tỉnh có 27 huyện, thị, thành phố;
có 192 km đường biên giới Việt - Lào, vùng
DTTS và miền núi có 1.877 thôn/223 xã thuộc
11 huyện miền núi, với dân số hơn 1,1 triệu
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÂN CẤP XÃ LÀM CHỦ ĐẦU TƯ
CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
Nguyễn Văn Dũng(1)
Chương trình 135 là một trong những chương trình, chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Chương trình được triển khai thực hiện từ
năm 1998 đến nay và trải qua 3 giai đoạn. Một trong những nguyên tắc, đồng thời cũng là cam kết
của Chính phủ nước ta đối với các nhà tài trợ cho Chương trình 135 là phải tăng cường việc phân
cấp xã làm chủ đầu tư. Các xã được hưởng hỗ trợ đồng thời phải là chủ đầu tư các công trình, dự
án của Chương trình 135.
Từ khóa: Phân cấp xã làm chủ đầu tư, công trình, dự án, chương trình 135, Thanh Hóa, dân
tộc thiểu số.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
12 Số 17 - Tháng 3 năm 2017
người, trong đó có 07 huyện nghèo theo Nghị
quyết 30a của Chính phủ.
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, việc
phân cấp cho xã làm chủ đầu tư được Đảng bộ
và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quan tâm,
chú trọng ngay từ đầu. Tại Chương trình 135 giai
đoạn I (1998 - 2005), toàn tỉnh có 102 xã/223 xã
miền núi thuộc diện đầu tư của chương trình. Để
thực hiện việc phân cấp đó tỉnh đã chỉ đạo và xây
dựng 3 xã: Bình Sơn (Triệu Sơn), Phú Sơn và
Tân Trường (Tĩnh Gia) làm chủ đầu tư các công
trình để làm thí điểm. Từ 3 xã này, các xã thuộc
chương trình đã nhận thức rõ hơn về vai trò,
trách nhiệm của chủ đầu tư và chủ động đăng ký
thực hiện theo kế hoạch hàng năm. Kết thúc giai
đoạn I (1998 - 2005), Chương trình 135 ở Thanh
Hóa đã có 503 công trình cơ sở hạ tầng được xây
dựng với 369.662 triệu đồng vốn, trong đó có
48/102 xã hoàn thành tốt vai trò chủ đầu tư, có
19/102 xã tiêu biểu thực hiện tốt các nhiệm vụ xã
làm chủ đầu tư và có thể nhân rộng cách làm ra
các địa phương khác trong toàn tỉnh.
Trong giai đoạn II (2006 - 2010), tỉnh
Thanh Hóa có 38 xã trong tổng số 93 xã thuộc
Chương trình 135 làm chủ đầu tư. Tiêu biểu là
huyện Quan Hóa có 100% số xã thuộc chương
trình làm chủ đầu tư (15/15 xã). Ngoài ra, 83 xã
khu vực II đã và đang thực hiện chủ đầu tư với
179 công trình/182 thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Theo Báo cáo số 93/BC-BDT của Ban Dân tộc
tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2011 - 2015 (giai đoạn
III) toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được
1.442 công trình, trong đó “Giao thông có 923
công trình, thủy lợi có 223, điện sinh hoạt có 16,
nhà sinh hoạt cộng đồng là 174, trạm y tế có 17,
trường học có 63, chợ có 02 và nước sinh hoạt có
24. Trong đó, đã phân cấp được 100% cho cấp xã
làm chủ đầu tư trong hợp phần hỗ trợ sản xuất;
164/186 xã làm chủ đầu cho hợp phần các công
trình về cơ sở hạ tầng”(4).
Qua khảo sát thực tế tại một số xã như
Điền Hạ, Điền Quang, của huyện Bá Thước
và theo Báo cáo số 93/BC-BDT của Ban Dân
tộc tỉnh Thanh Hóa đánh giá về năng lực xã làm
chủ đầu tư các công trình, dự án Chương trình
135, cho thấy, “Việc thực hiện các dự án đã nâng
cao trách nhiệm, năng lực đội ngũ cán bộ và
cộng đồng, tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân,
phát huy được nội lực của cộng đồng hướng đến
giảm nghèo bền vững. Công tác giám sát trong
xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được thực hiện
chặt chẽ hơn, đảm bảo công trình thi công đạt
tiến độ, chất lượng ngày càng tốt, hạn chế được
lãng phí, thất thoát”(5). Trong đó, nhiều xã
thể hiện việc làm chủ đầu tư khá tốt như: Bình
Sơn (Triệu Sơn); Thanh Tân, Xuân Thọ (Như
Thanh); Cẩm Quý, Cẩm Lương (Cẩm Thủy);
Thành Minh, Thành Yên (Thạch Thành); Nam
Động, Phú Thanh, Nam Tiến (Quan Hóa); Cát
Tân, Cát Vân (Như Xuân),
Để có được những kết quả trên có nhiều
nguyên nhân, trong đó có việc tập huấn về nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở hàng năm của
cơ quan thường trực là Ban Dân tộc tỉnh được
duy trì thường xuyên và liên tục đổi mới cả về
nội dung và hình thức. Đặc biệt phải kể đến sự
quan tâm của Tỉnh ủy, chính quyền tỉnh và các
huyện có các xã thuộc diện đầu tư của Chương
trình 135. Bởi trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện Đảng bộ tỉnh đã có nhiều nghị quyết
được ban hành như Nghị quyết số 09-NQ/TU
ngày 4-11-2013 về Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền
vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm
2020. Vì ngoài yêu cầu hệ thống chính trị toàn
tỉnh chung tay xây dựng, phát triển kinh tế - xã
hội các huyện miền núi, tập trung chỉ đạo, điều
hành, đẩy mạnh phát triển sản xuất - kinh doanh,
giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời
sống của người nghèo, Nghị quyết đã đề cập
đến vấn đề phân cấp xã làm chủ đầu tư các công
trình, dự án thuộc Chương trình 135.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt
được vẫn còn có những hạn chế nhất định như:
Sự lúng túng trong các khâu chuẩn bị đầu tư;
việc lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế;
việc ủy quyền cho nhà thầu mọi thủ tục; việc bị
động trông chờ vào hỗ trợ của cấp huyện; việc
chậm trễ quyết toán sau khi công trình hoàn
thành, Hơn nữa, tâm lý ngại khó, tự ti của một
số cán bộ xã; một số ban chỉ đạo cấp huyện cũng
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
13Số 17 - Tháng 3 năm 2017
không muốn phân cấp cho một số xã mà năng
lực, trình độ còn hạn chế, thiếu tin tưởng, dẫn
đến kế hoạch của huyện sẽ khó hoàn thành theo
đúng tiến độ, Ngoài ra, việc hạn chế trong
công tác quản lý những dự án có nguồn vốn đầu
tư cao (trên 2 tỷ đồng), hay các công trình xây
dựng đòi hỏi mang tính kỹ thuật, chuyên ngành
cao như: công trình giao thông, thủy lợi, trường
học, trạm xá,
Dù còn có những hạn chế nhất định trong
quá trình thực hiện, nhưng được sự quan tâm của
Đảng bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh và các huyện
nên đã dần được khắc phục qua các giai đoạn. Vì
vậy, những vấn đề như: Các nguyên tắc cơ bản
của Chương trình 135 thực hiện tốt như: “Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; “Dân có
việc làm tăng thu nhập, xã có công trình”, “Công
khai minh bạch từ khâu chuẩn bị đầu tư cho đến
khi quyết toán công trình và bàn giao quản lý
khai thác sử dụng”, chính quyền cấp xã quan
tâm củng cố kiện toàn, tăng cường vai trò của
Ban quản lý, ban giám sát Chương trình 135 của
xã, thôn; năng lực cán bộ cơ sở, năng lực của
cộng đồng được nâng lên rõ dệt. Từ nội dung
nêu trên góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện
của Chương trình 135, thực hiện mục tiêu giảm
nghèo bền vững cho vùng đồng bào DTTS thuộc
các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn. Do đó, việc triển khai Chương trình 135
của các giai đoạn về sau được hoàn thành sớm
hơn so với những giai đoạn trước đây. Bên cạnh
đó, chất lượng của các công trình được phân cấp
cho xã làm chủ đầu tư cũng được đánh giá tốt
hơn và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của
địa phương.
Đây chính là những kết quả đáng ghi nhận
của việc phân cấp xã làm chủ đầu tư trong các
công trình, dự án thuộc Chương trình 135 trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua.
Đồng thời, với kết quả đó là cơ sở tốt nhất để đội
ngũ cán bộ các xã tiếp tục thực hiện vai trò chủ
đầu tư các công trình và các dự án Chương trình
135 của tỉnh ở các giai đoạn tiếp theo.
Tài liệu tham khảo
(1). Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày
10 tháng 01 năm 2006 về Phê duyệt Chương trình
phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó
khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và
miền núi giai đoạn 2006 – 2010, Hà Nội, 2006;
(2). Quyết định số 551/QĐ/TTg ngày 04
tháng 04 năm 2013 về Phê duyệt Chương trình
135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát
triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã
biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt
khó khăn, Hà Nội, 2013;
(3). Thông tư Liên tịch số 05/2013/ TTLT-
UBDT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC-BXDngày
18/11/2013 về Hướng dẫn thực hiện Chương trình
135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát
triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã
biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt
khó khăn, Hà Nội, 2013;
(4), (5). Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa: Báo
cáo số 93/BC-BDT ngày 23 tháng 8 năm 2016
về Kết quả thực hiện phân cấp xã làm chủ đầu
tư Chương trình 135 giai đoạn II (2006 – 2010)
và giai đoạn III (2011 – 2015) trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa, Thanh Hóa, 2016.
ABSTRACT
SOME ISSUES RELATED TO DIVISION AT COMMUNIAL LEVEL TO BECOME
INVESTORS OF PROJECTS IN THE PROGRAM 135 IN THANH HOA PROVINCE
Program 135 is one of the important ethnic policies in the national guiding system of our Party
and State. The program has been implemented since 1998 and developed in three stages. One of the
principles, also the commitment of the Government of our country to international donors for the 135
program is to strengthen the devolution of investment ownership for communal authority. Supported
communes are also the owners of projects of Program 135.
Keywords: Devolution of Investment Ownership for Communal Authority; Project; Program
135, Thanh Hoa Province; Ethnic Minorities.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 231_979_1_pb_5227_2152018.pdf