Tài liệu Một số vấn đề về lỗi ngữ dụng và việc dạy học ngoại ngữ - Cẩm Tú Tài: 23KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiệu quả giao tiếp ngôn ngữ không đạt tới
ngưỡng chuẩn do một phần nguyên nhân xuất
phát từ lỗi ngữ dụng. Về bản chất, lỗi ngữ dụng
không phải là lỗi sai của cấu trúc ngữ pháp gây
ra, chủ yếu là do sự thiếu hụt về tính chuẩn mực,
không phù hợp với ngữ cảnh, phong cách và thói
quen diễn đạt trong giao tiếp giữa các cộng đồng
ngôn ngữ gây ra. Nội dung bài viết bàn thảo sơ
bộ về một số lỗi ngữ dụng và việc dạy học ngoại
ngữ, nhằm góp phần giúp người sử dụng ngoại
ngữ có thêm sự cảm nhận về tính chuẩn mực và
tính hiệu quả của việc vận dụng ngôn từ trong
giao tiếp.
2. BIỂU HIỆN CỦA LỖI NGỮ DỤNG TRONG
GIAO TIẾP
Lỗi ngữ dụng thường xảy ra trong giao tiếp xã hội
và sử dụng ngôn ngữ, liên quan đến tính chuẩn
mực trong sự khác biệt và sự ảnh hưởng tương
tác ngôn ngữ, cùng các yếu tố văn hóa dân tộc
và thói quen giao tiếp trong các ngôn ngữ khác
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỖI NGỮ ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về lỗi ngữ dụng và việc dạy học ngoại ngữ - Cẩm Tú Tài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiệu quả giao tiếp ngôn ngữ không đạt tới
ngưỡng chuẩn do một phần nguyên nhân xuất
phát từ lỗi ngữ dụng. Về bản chất, lỗi ngữ dụng
không phải là lỗi sai của cấu trúc ngữ pháp gây
ra, chủ yếu là do sự thiếu hụt về tính chuẩn mực,
không phù hợp với ngữ cảnh, phong cách và thói
quen diễn đạt trong giao tiếp giữa các cộng đồng
ngôn ngữ gây ra. Nội dung bài viết bàn thảo sơ
bộ về một số lỗi ngữ dụng và việc dạy học ngoại
ngữ, nhằm góp phần giúp người sử dụng ngoại
ngữ có thêm sự cảm nhận về tính chuẩn mực và
tính hiệu quả của việc vận dụng ngôn từ trong
giao tiếp.
2. BIỂU HIỆN CỦA LỖI NGỮ DỤNG TRONG
GIAO TIẾP
Lỗi ngữ dụng thường xảy ra trong giao tiếp xã hội
và sử dụng ngôn ngữ, liên quan đến tính chuẩn
mực trong sự khác biệt và sự ảnh hưởng tương
tác ngôn ngữ, cùng các yếu tố văn hóa dân tộc
và thói quen giao tiếp trong các ngôn ngữ khác
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỖI NGỮ DỤNG
VÀ VIỆC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ
CẨM TÚ TÀI
Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
TÓM TẮT
Nội dung bài viết luận bàn về lỗi ngữ dụng trong giao tiếp liên văn hóa. Trong một số tình huống cụ thể
cho thấy, hiểu nhầm dụng ý của người phát ngôn, sự chuyển di gây ra ảnh hưởng tiêu cực từ tiếng mẹ
đẻ, khái quát hóa, suy luận dập khuôn một cách máy móc trong ngữ đích, không hiểu rõ đặc trưng văn
hóa tâm lý dân tộc là những nguyên nhân gây ra các lỗi sai về mặt ngữ dụng. Trên cơ sở này, chúng tôi
nêu ra những gợi ý liên quan đến dạy học ngoại ngữ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại.
Từ khóa: dạy học ngoại ngữ, giao tiếp liên văn hóa, lỗi ngữ dụng
nhau [4]. Ngữ dụng học giao tiếp liên văn hóa
phân tích chi tiết qua các nội dung sau đây:
2.1. Lỗi ngữ dụng trong sự khác biệt tương tác
ngôn ngữ
Trong giao tiếp ngôn ngữ, người phát ngôn
thường căn cứ theo ngữ cảnh, tình huống để lựa
chọn ngôn từ nhằm diễn đạt chuẩn xác dụng ý
của mình. Nếu người phát ngôn sử dụng từ ngữ
thiếu chính xác, hoặc sử dụng từ ngữ gây ra
những cách hiểu khác nhau, sẽ khiến cho người
nghe có thể hiểu nhầm ý nghĩa của phát ngôn.
Cũng có những trường hợp do người nghe hiểu
nhầm dụng ý, ý tại ngôn ngoại của người phát
ngôn, dẫn đến lỗi ngữ dụng trong giao tiếp. Ví dụ:
(1) Sorry, I haven’t finished it yet. *Could you wait for
a while?
(Xin lỗi thày em vẫn chưa làm xong. *Thày có thể
đợi thêm một lát được không ạ?)
Trong phát ngôn trên, người nói dường như muốn
thỉnh cầu đối phương chờ thêm một lát để hoàn
24 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
thành nốt công việc sắp sửa kết thúc. Tuy nhiên,
trong tình huống người nói là học sinh chưa hoàn
thành bài tập, mong muốn xin giáo viên gia hạn
cho một vài ngày nữa làm xong để nộp, đã diễn
đạt nhầm ý “extend the deadline a few days” (gia
hạn thêm một vài ngày nữa) thành “*wait for a
while” (*đợi thêm một lát), gây ra lỗi ngữ dụng về
mặt từ ngữ.
Trong tình huống của giờ dạy, giáo viên đưa ra
yêu cầu sau:
(2) Giáo viên: Who would like to answer the
question? - Thuc?
(Ai sẵn sàng trả lời câu hỏi này? - Thục trả lời được chứ?)
Thục: No, I wouldn’t. (Không ạ, em chưa sẵn sàng)
Dụng ý ngữ vi của giáo viên là đề nghị đích danh
Thục, chứ không phải là người khác trả lời câu
hỏi, nhưng Thục lại hiểu nhầm, cho rằng giáo viên
chỉ đơn thuần hỏi có thích hay không thích trả lời
câu hỏi.
Chúng ta tiếp tục quan sát đối thoại trong tình
huống lái xe taxi đang chở khách trên đường đến
Hà Nội. Theo yêu cầu của hành khách thứ nhất,
hành khách thứ hai đã truyền đạt tới lái xe như sau:
(3) Hành khách 1: Ask the drive what time we get
to Hanoi.
(Hỏi tài xế xem mấy giờ chúng ta sẽ đến Hà Nội)
Hành khách 2: Could you tell me when we get to
Hanoi, please?
(Khi nào đến Hà Nội xin hãy nói cho chúng tôi được biết)
Lái xe: Don’t worry, it’s a big and crowded city, I’ll tell you.
(Các ông đừng lo, Hà Nội là thành phố lớn và đông
đúc. Khi tới nơi tôi sẽ bảo các ông)
Trong giao tiếp trên, hành khách thứ nhất muốn
được biết vào lúc mấy giờ (what time) sẽ đến Hà
Nội, nhưng lái xe lại hiểu yêu cầu của hành khách
thứ hai là “lúc nào đến Hà Nội hãy nói với họ một
tiếng để được biết”. Trong phát ngôn của hành
khách thứ hai, “when” đã gây ra cách hiểu khác
nghĩa, khiến lái xe hiểu nhầm dụng ý. Nếu hành
khách thứ hai dùng cách nói “what time” (mấy
giờ), sẽ tránh gây ra cách hiểu nhầm này.
Trong ví dụ (1), (2) và (3) đều xảy ra lỗi ngữ dụng
sử dụng từ ngữ trong những tình huống giao tiếp
cụ thể. Nguyên nhân phát sinh lỗi sai là do người
phát ngôn nhận định chủ quan cho rằng người
thụ ngôn có thể hiểu được lời nói của mình, hoặc
bản thân người thụ ngôn hiểu nhầm dụng ý của
người phát ngôn.
2.2. Lỗi ngữ dụng trong giao tiếp xã hội
Lỗi ngữ dụng trong giao tiếp xã hội chủ yếu xuất
phát từ sự thiên lệch về những khác biệt trong
qui ước, chuẩn mực nghi thức, phong tục tập
quán khi tiến hành giao tiếp liên văn hóa giữa
hai cộng đồng ngôn ngữ. Ví dụ, trong tình huống
một người phương Tây khen cô gái là người Á
Đông mặc bộ trang phục đẹp:
(4) Người khen: That’s a lovely dress you have on!
(Trang phục bạn đang mặc rất đẹp)
Cô gái: No, no. It’s just a very ordinary dress. (Ồ
không. Chỉ thường thôi mà)
Câu nói phù hợp với tình huống giao tiếp này
của cô gái phải là “Thank you” (xin cảm ơn bạn).
Rõ ràng lời đáp của cô gái chịu sự chi phối của
tính cách khiêm nhường, hay có thói quen hạ
thấp bản thân theo phong cách giao tiếp người
Á Đông, dẫn đến lỗi ngữ dụng. Điều này có thể
khiến cho người phương Tây hiểu thành hàm ý
ám chỉ, diễu cợt họ thiếu kiến thức về thẩm mỹ,
không phân biệt được thế nào là trang phục đẹp.
Sự khác biệt về bối cảnh văn hóa, đặc trưng văn
hóa, tâm lý dân tộc có lúc cũng gây ra lỗi ngữ
dụng trong giao tiếp. Ví dụ nếu người bán hàng
theo thói quen hỏi khách hàng là người phương
Tây đến mua hàng bằng câu hỏi:
(5) What do you want? (Anh/ chị cần mua thứ gì?)
Người phương Tây cho rằng câu hỏi như vậy
không được lịch sự. Thông thường người phương
25KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Tây sẽ hỏi: “Can I help you?” (Tôi có thể giúp được gì
cho ông/ bà?) hoặc “What can I do for you?” (Tôi có
thể hỗ trợ gì cho ông/ bà?)
Hoặc khi gặp người bạn phương Tây mua về khá
nhiều đồ, theo thói quen chúng ta thường nói:
(6a) Oh, you’ve bought so much! (Ồ, bạn mua được
nhiều đồ nhỉ!)
(6b) What a lot you have bought! (Bạn mua được
khá nhiều đồ đấy nhỉ!)
Tuy nhiên người bạn phương Tây sẽ không cho
rằng đây là những câu nói mang hàm ý ngưỡng
mộ. Do vậy, câu nói (6a) và (6b) đều không phù
hợp với tâm lý tiếp nhận của người bạn phương
Tây này.
Người Á Đông thường có lối nói vòng vo, rào
đón, đưa đẩy, tránh ngay lập tức đi thẳng vào vấn
đề chính, và coi đây cũng là một trong những
nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp. Ví dụ trong tình
huống đối đáp lời mời của người phương Tây,
xuất phát từ phép lịch sự, theo thói quen, chúng
ta thường đưa ra những câu trả lời mang hàm ý
mơ hồ, không rõ ràng. Ví dụ:
(7) A: Will you have a cup of coffee? (Bạn sẽ dùng
một tách cà phê chứ?)
B: Thank you! (Cảm ơn!)
Với tình huống này, A sẽ cảm thấy rất khó nắm
bắt được ý muốn của bạn để tiếp tục xử lý, quyết
định chuẩn bị, hoặc gọi cà phê cho bạn. Câu trả lời
rõ ràng cho A thông thường phải là “Yes, please”
(Vâng, xin sẵn lòng), hoặc là “No, thanhk you” (Tôi
không dùng đâu, cảm ơn bạn!).
Có tình huống học sinh muốn nhờ thày giáo
người phương Tây chữa giúp bài viết, đã diễn đạt:
(8) I wonder if you are free or not. I’ve never written
such an essay before, so I’ve probable made lots of
mistakes.
(Em không rõ là thày có thời gian hay không? Từ
trước tới giờ em chưa từng viết bài luận nào như
vậy, chắc là sẽ có rất nhiều lỗi sai)
Người phương Tây thường cho rằng, phương
thức giao tiếp (7) và (8) trên đây không phù hợp
với chuẩn mực giao tiếp, nhưng để đảm bảo
nguyên tắc hợp tác về lượng trong giao tiếp, họ
thường yêu cầu người phát ngôn giải thích tường
tận hơn: “So what?” (Sao vậy?) hoặc “Then do you
want me to do something for you?”(Sau đây em cần
tôi làm gì cho em?)
Lỗi ngữ dụng trong giao tiếp còn xảy ra trong tình
huống người phát ngôn không lưu ý đến thân
phận và địa vị của người thụ ngôn, như chú trọng
quá mức tới nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp,
ngay cả đối tượng giao tiếp là người thân quen. Ví
dụ, khi mượn sách của bạn thân, không cần thiết
phải diễn đạt quá mức trịnh trọng, khiến cho đối
phương cảm thấy giao tiếp bị gò bó, khuôn sáo:
(9) Would you be kind enough to lend it to me? (Bạn sẽ
không cảm thấy phiền toái gì khi cho tôi mượn chứ?)
Hoặc khi đề nghị người lái xe tắc xi đưa ra sân bay,
chỉ cần nói: “Airport, please” (Hãy chở tôi đến sân
bay) thay cho lối diễn đạt dập khuôn, dài dòng
dưới đây:
(10) Excuse me, would you mind taking me to the
airport? (Xin lỗi, anh không cảm thấy phiền hà khi
chở tôi ra sân bay chứ?)
Trong giao tiếp thường nhật có sự khác biệt trong
văn hóa phương Đông và phương Tây. Với người
lạ hay mới quen biết, người phương Tây không
có thói quen đưa ra những câu hỏi liên quan tới
vấn đề riêng tư của đối phương, như về thu nhập,
tuổi tác, tôn giáo, quan điểm chính trị, tình trạng
hôn nhân. Ở Việt Nam và một số nước Á Đông
khác lại cho rằng, những câu hỏi như vậy thuộc
về các chủ điểm giao tiếp thông thường, thể hiện
sự thân thiện, quan tâm tới đối phương [2]. Do
vậy, những lời chào hỏi theo thói quen giao tiếp
Á Đông trong ví dụ (11) và (12) dưới đây với người
phương Tây có thể gây ra những phiền muộn, khó
chịu, dường như tự do cá nhân đang bị xâm phạm:
(11) Where are you going? (Bạn đi đâu đấy?)
(12) Have you had your meal? (Bạn ăn cơm chưa?)
26 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phân tích các ví dụ trong những tình huống cụ
thể trên cho thấy, hiểu nhầm dụng ý của người
phát ngôn, sự chuyển di gây ra ảnh hưởng tiêu
cực từ tiếng mẹ đẻ, việc khái quát hóa, suy luận
dập khuôn một cách máy móc trong ngữ đích,
nắm không vững đặc trưng văn hóa tâm lý dân
tộc là những nguyên nhân gây ra các lỗi sai về
mặt ngữ dụng trong giao tiếp.
3. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ LỖI NGỮ DỤNG
TRONG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ
Mục đích của việc dạy học ngoại ngữ là sử dụng
được ngữ đích một cách thành thạo và đúng
chuẩn trong giao tiếp. Bên cạnh kiến thức ngôn
ngữ nói chung, người học càng cần nắm vững
kiến thức ngữ dụng. Trong quá trình sử dụng
ngoại ngữ, lỗi sai về kiến thức ngôn ngữ thuộc
về bề nổi, dễ nhận diện và chỉnh sửa. Người học
có thể mắc lỗi sai về ngữ pháp, dùng sai từ, phát
âm và ngữ điệu chưa chuẩn xác. Người thụ ngôn
dễ dàng nhận ra và thường có thái độ đối xử bao
dung, tha thứ. Vì đa phần người thụ ngôn hiểu
được, với người học, đây chỉ là ngoại ngữ, ngôn
ngữ thứ hai. Lí do phát sinh lỗi có thể là do người
học chưa nắm vững, đầy đủ và thành thạo ngoại
ngữ. Kiến thức này có thể bổ khuyết và thông qua
thực hành, rèn luyện để đạt chuẩn. Tuy nhiên, với
lỗi sai về mặt ngữ dụng, sẽ gây ra hiệu ứng tiêu
cực khó đoán định hậu quả trong giao tiếp. Nếu
không chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp, sử dụng
ngôn từ không phù hợp, thiếu chuẩn mực, dễ gây
ra hiện tượng đường đột, thất thố, mạo phạm
đến đối phương, gây ra sự phản cảm, khó chấp
nhận từ đối phương. Thậm chí đối phương còn
có thể nhận định người phát ngôn có những ý đồ
không lành mạnh, thiếu tư chất. Hậu quả dẫn đến
giao tiếp khó diễn ra một cách thuận lợi, hơn nữa
còn có thể thất bại.
3.1. Nhận định sơ bộ về lỗi sai ngữ dụng của
người học
Quan sát và phân tích lỗi ngữ dụng của người
học, chúng tôi nhận thấy lỗi sai của người học
ngoại ngữ có liên quan tới vấn đề tăng cường bồi
dưỡng kiến thức ngữ dụng và nâng cao năng lực
giao tiếp liên văn hóa trong dạy học. Trong một
khoảng thời gian khá dài, việc dạy học ngoại
ngữ chủ yếu chỉ chú trọng tới khâu truyền đạt,
tiếp thu kiến thức ngôn ngữ, đặt biệt là từ vựng
và ngữ pháp. Người học tiếp thu từ vựng, sau
đó dập khuôn, lắp ghép vào các cấu trúc ngữ
pháp và luyện tập mẫu cấu trúc. “Trong dạy học
ngoại ngữ thường tồn tại khuynh hướng đánh
đồng giữa hình thức ngôn ngữ và chức năng giao
tiếp khiến cho người học suy luận nhầm là, muốn
ra lệnh thì nhất định phải sử dụng câu cầu khiến;
muốn hỏi thì nhất nhất phải dùng câu nghi vấn”
[1]. (In foreign language teaching the tendency is
to assume an equation between linguistic form and
communicative function learners are commonly
misled into thinking that commands are general
associated with imperative sentences and questions
with interrogative sentences). Thực tế giao tiếp có
những tình huống cần xử lý linh hoạt, sử dụng
phương thức diễn đạt rút gọn là đã đảm bảo về
lượng thông tin trong giao tiếp. Nếu quá máy
móc vận dụng cấu trúc đầy đủ đã học sẽ phát
sinh ra lỗi ngữ dụng như ví dụ (9) và (10) nêu trên,
hoặc gây ra những cách hiểu khác nhau về dụng
ý của người phát ngôn. Ví dụ:
(13) Have you seen Binh lately? (Gần đây anh có
gặp Bình đấy chứ?)
(14) Seen Binh lately? (Gần đây anh có gặp Bình chứ?)
Trong câu (13) người thụ ngôn có thể hiểu theo
nhiều ý khác nhau như hỏi, thỉnh cầu, phản vấn
tu từ hoặc cảm thán. Tuy nhiên, trong câu rút gọn
(14) người thụ ngôn sẽ chỉ hiểu theo hàm ý thỉnh
cầu: “người phát ngôn thỉnh cầu đối phương
cung cấp tình hình gần đây về Bình”.
Phương pháp dạy học ngoại ngữ truyền thống
thường ít chú ý tới giá trị giao tiếp của ngôn ngữ,
chưa nhấn mạnh cho người học nắm bắt được
phương pháp phát ngôn như thế nào? Nói lúc
nào là phù hợp? Nói với đối tượng nào? Nói về nội
dung gì? Lựa chọn những ngôn từ nào? Ví dụ có
những tình huống do không nắm bắt được đặc
trưng tâm lý độ tuổi, khen ngợi đối phương là
phụ nữ chưa đến tuổi 40 ăn mặc trông trẻ và đẹp,
nhưng kết quả lại gây ra hiệu ứng ngược:
(15) You look nice and younger wearing this dress.
(Bạn trông trẻ hơn và rất xinh khi mặc bộ đồ này)
27KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Đương nhiên khen người có độ tuổi 50 trở lên là
trẻ sẽ khiến cho đối phương có tâm lý thích thú và
hứng khởi. Tuy nhiên, với phụ nữ chưa đến 40 tuổi
lại đưa ra lời khen như vậy sẽ khiến họ nghĩ nếu
bình thường không ăn vận như vậy sẽ trông già
và xấu, hoặc đây chỉ là câu khen chiếu lệ, không
thực chất.
Trong một số tình huống, xuất phát từ nguyên tắc
lịch sự, sử dụng lối nói gián tiếp nhiều khi có hiệu
quả hơn là dùng lối nói trực tiếp:
(16a) Why don’t you come over? (Tại sao bạn lại
không đến đó?)
(16b) Come over! (Đến đó đi!)
(17a) The door is open. (Cửa đang mở đấy)
(17b) Close the door! (Đóng cửa lại!)
Cách diễn đạt ở ví dụ (16a) và (17a) có hàm ý uyển
chuyển, lịch sự hơn trong biểu thức ngữ vi thể
hiện sự cầu khiến và ra lệnh so với cách diễn đạt ở
ví dụ (16b) và (17b).
3.2. Một số vấn đề liên quan trong dạy học
ngoại ngữ hiện nay
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức ngữ dụng cho
người học
Thực tế giao tiếp và hiện trạng dạy học ngoại ngữ
cho thấy, cùng với dạy học kiến thức ngôn ngữ,
cần tăng cường dạy học kiến thức, bồi dưỡng
nâng cao kiến thức ngữ dụng cho người học.
Trong thực trạng dạy học ngoại ngữ trong nước
hiện nay, chúng ta đều có thể nhận thấy sự thiếu
hụt ngữ cảnh, tình huống giao tiếp ngôn ngữ
thực tiễn. Chính vì vậy, trong thực tiễn dạy học,
giáo viên có thể căn cứ theo yêu cầu về nội dung
môn học, trình độ, giai đoạn học tập của người
học để lựa chọn, kết hợp thêm các phương pháp
và cách thức bổ sung kiến thức ngữ dụng qua
dạy học các nội dung về văn hóa, lịch sử, phong
tục tập quán, đặc điểm giao tiếp, tâm lí dân tộc...
của đất nước ngữ đích. Ví dụ, khi dạy học từ vựng,
giáo viên có thể kết hợp phương thức cấu tạo từ
với việc truyền đạt kiến thức văn hóa: từ tiếng
Anh “Holiday” (ngày nghỉ, kỳ nghỉ), có nguồn gốc
từ Kinh thánh “holy+day” (ngày của Chúa), trong
ngày này mọi người được nghỉ ngơi và đến nhà
thờ cầu nguyện. Như vậy, người học sẽ nắm bắt
được cấu tạo từ và tín ngưỡng tôn giáo ở nước Anh.
Nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa cho
người học
Trong dạy học ngoại ngữ, cần có những phân
tích thấu đáo về lỗi ngữ dụng, giải thích rõ về các
nguyên tắc ngữ dụng nên lưu ý trong giao tiếp
liên văn hóa, phân tích những nhân tố văn hóa,
tâm lý gây ảnh hưởng đến ngữ cảnh sử dụng
ngôn ngữ, đối chiếu, so sánh sự tương đồng và
khác biệt dụng học giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại
ngữ để giúp người học tránh được những lỗi
sai như các trường hợp đã nêu ở trên. Ví dụ, qua
đối chiếu, ta có thể thấy được sự tương đồng và
những khác biệt về mặt giá trị của câu hỏi và lời
chào trong tiếng Việt và tiếng Anh.
(18) Bạn đi học à ? (thay cho lời chào)
(19) Are you going to school ? (Bạn đi học đấy à?) (là
câu hỏi)
Cơ chế chào hỏi như trong ví dụ (18) của người
Việt là một yếu tố mang đậm tính văn hóa. Người
Việt chào bằng cách hỏi hay nói một cách khác là
đặt một câu hỏi thay cho lời chào. Chính cơ chế
này đã làm cho câu hỏi trong tiếng Việt trở thành
một trong những phương tiện phổ biến để thực
hiện hành vi chào: các câu hỏi trong tiếng Việt,
chỉ với một điều kiện duy nhất là phù hợp với tình
huống giao tiếp đều có thể trở thành biểu thức
chào hỏi [3]. Giá trị này không có trong câu hỏi
tiếng Anh, như ở ví dụ (19). Kết quả của công việc
đối chiếu này có thể tạo điều kiện giúp người học
biết cách chào hỏi và đặt câu hỏi một cách phù
hợp trong giao tiếp với người bản ngữ tiếng Anh.
Năng lực và kỹ năng giao tiếp, ứng xử liên văn
hóa thường được cụ thể hóa qua việc giao tiếp
ngoại ngữ bằng lời nói và ngôn ngữ cử chỉ. Trong
dạy học ngoại ngữ, giáo viên cần phân tích thấu
đáo cho người học nắm được những nhân tố liên
quan đến giao tiếp liên văn hóa. Ví dụ, trong quan
hệ công việc, việc áp dụng từ ngữ xưng hô thân
28 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
tộc của người Việt rõ ràng sẽ không phù hợp với
đối tượng người phương Tây. Với các đối tượng
giao tiếp khác nhau, cần lựa chọn các chủ điểm,
chuẩn mực ngôn từ, cử chỉ, thái độ giao tiếp phù
hợp để đảm bảo nguyên tắc hợp tác, lịch sự, tránh
xảy ra xung đột văn hóa có liên quan đến sự riêng
tư, tôn giáo, chính trị, pháp luật, kiêng kỵ, tuổi tác,
giới tính (xem ví dụ 15) [2]
Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực giao tiếp liên
văn hóa cho người học có thể được tiến hành
qua nhiều hoạt động khác nhau, như thiết kế, tạo
dựng các ngữ cảnh mô phỏng thực tại; hướng
dẫn người học đọc thêm các tài liệu, tác phẩm
văn học, xem các bộ phim tiêu biểu của quốc gia
ngữ đích; bố trí giảng viên người nước ngoài tham
gia dạy học ngoại ngữ, tổ chức các buổi tọa đàm
chuyên đề về kiến thức ngữ dụng và kỹ năng giao
tiếp liên văn hóa; tổ chức các hoạt động ngoại
khóa, dạ hội, trại hè, câu lạc bộ ngoại ngữ, tổ chức
giao lưu với sinh viên nước ngoài, Trong từng
hoạt động, giáo viên sẽ đặt ra mục tiêu, thiết kế
nội dung, chọn lựa phương thức tiến hành phù
hợp với các đối tượng người học ngoại ngữ.
4. KẾT LUẬN
Trong một số tình huống giao tiếp liên văn hóa
cụ thể, lỗi ngữ dụng phát sinh do người thụ ngôn
hiểu nhầm dụng ý của người phát ngôn. Có những
lỗi xảy ra do sự chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ,
hoặc do người sử dụng ngôn ngữ khái quát hóa,
suy luận dập khuôn một cách máy móc trong
ngữ đích, hoặc do sự lệch pha từ đặc trưng văn
hóa tâm lý dân tộc giữa các cộng đồng ngôn ngữ
khác nhau gây ra. Ngoài những vấn đề được đề
cập đến trong nội dung bài viết, trong thực tiễn
giao tiếp ngôn ngữ có thể còn xuất hiện nhiều lỗi
ngữ dụng khác. Chúng tôi hy vọng ở một mức độ
nhất định, bài viết có thể cung cấp thêm tài liệu
tham khảo trong nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ
và dạy học ngoại ngữ ở Việt Nam./.
Tài liệu tham khảo:
1. Criper, C & Winddowson, H (1975),
Sociolinguistic and Language Teaching, In Allen,
J & Corder, S (eds.), Papers in Applied Linguistics 2.
London: Oxford University Press.
2. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng Học Việt Ngữ,
NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Việt Tiến (2010), “Ngữ dụng học với việc
dạy và học ngoại ngữ (trên cứ liệu tiếng Pháp)”,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ, 26, tr 157.
4. Thomas, J (1983), “Cross-cultural Pragmatic
Failure”, Applied Linguistic, vol 4 (2), tr 91-112.
PRAGMATIC FAILURES AND FOREIGN
LANGUEGE TEACHING
Abstract: This paper reports on the pragmatic
failures in cross-cultural communication. In
some specific situations, the pragmatic failures
may result from misunderstanding of speaker’s
intention, negative transfer from native language,
generalizations, mechanical deduction into
target language, the cultural characteristics and
national psychology. This paper is concluded
by recommending some solutions for foreign
language teaching in Vietnam.
Keywords: foreign language teaching, cross-
cultural communication, pragmatic failure
Ngày nhận: 08/7/2016
Ngày phản biện: 18/7/2016
Ngày duyệt đăng: 22/7/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5_9939_2137190.pdf