Tài liệu Một số vấn đề về kết quả tính toán biến dạng lún cuối cùng trong thiết kế nền móng: ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2017 9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN BIẾN DẠNG LÚN
CUỐI CÙNG TRONG THIẾT KẾ NỀN MÓNG
TRẦN THƯƠNG BÌNH*
Some problems on calculation results of final settlement in the
foundation design
Abstract: The paper analyzes the error factors in the prediction method
of final settlement, clarifies the practical meaning of the calculation
results
ĐẶT VẤN ĐỀ *
Biến dạng lún của nền là sự phản ánh kết
quả tương tác giữa đất nền với tải trọng công
trình. Trong khi đó, đất nền có vô vàn các
thuộc tính và tải trọng thì đa dạng, nên từ các
bài toán liên quan đến tính toán biến dạng lún
đã có các cách mô phỏng khác nhau về các
đặc điểm đất nền và tải trọng. Theo đó, biến
dạng lún đã có nhiều phương pháp khác nhau
với kết quả tính không giống nhau. Ngoài ra,
nếu phân biệt các phương pháp bởi bản chất
thông tin của các số liệu đất nền, thì trong
cùng một diện tích lãnh thổ, các phương pháp
khác nhau luôn cho kết quả tính khác nhau. Sự
khác...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về kết quả tính toán biến dạng lún cuối cùng trong thiết kế nền móng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2017 9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN BIẾN DẠNG LÚN
CUỐI CÙNG TRONG THIẾT KẾ NỀN MÓNG
TRẦN THƯƠNG BÌNH*
Some problems on calculation results of final settlement in the
foundation design
Abstract: The paper analyzes the error factors in the prediction method
of final settlement, clarifies the practical meaning of the calculation
results
ĐẶT VẤN ĐỀ *
Biến dạng lún của nền là sự phản ánh kết
quả tương tác giữa đất nền với tải trọng công
trình. Trong khi đó, đất nền có vô vàn các
thuộc tính và tải trọng thì đa dạng, nên từ các
bài toán liên quan đến tính toán biến dạng lún
đã có các cách mô phỏng khác nhau về các
đặc điểm đất nền và tải trọng. Theo đó, biến
dạng lún đã có nhiều phương pháp khác nhau
với kết quả tính không giống nhau. Ngoài ra,
nếu phân biệt các phương pháp bởi bản chất
thông tin của các số liệu đất nền, thì trong
cùng một diện tích lãnh thổ, các phương pháp
khác nhau luôn cho kết quả tính khác nhau. Sự
khác nhau đó chính là sự khác nhau về giá trị
sai số của kết quả tính mà phương pháp nào
cũng có. Do đó, để đánh giá sự khác nhau về
giá trị kết quả tính trong cùng một xác suất tin
cậy của lý thuyết xác suất thống kê, để khẳng
định phương pháp nào chính xác hơn là không
đủ cơ sở, nếu không có một giá trị lún thực tế.
Trong khi đó, giá trị lún cuối cùng của đất nền
dưới một tải trọng không đổi là kết quả của
một quá trình diễn biến theo thời gian, có khi
hàng chục năm. Ngoài sự khác nhau về mức
* Đại học Kiến trúc Hà Nội
ĐC: Km 10, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân,
TP. Hà Nội
ĐT: 0913537260
độ sai số, các phương pháp còn có những ưu
nhược điểm khác nhau về tính thực dụng. Đó
là các lý do mà trong tiêu chuẩn tính toán nền
móng đã hướng dẫn nhiều phương pháp tính
mà không quy định một phương pháp cụ thể
cho mọi trường hợp. Do đó, lựa chọn phương
pháp tính hợp lý trên cơ sở xem xét bản chất
của các yếu tố sai số trong mỗi phương pháp
là một vấn đề rất đáng bàn luận.
1. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
BIẾN DẠNG LÚN CHO CÔNG TRÌNH
Các phương pháp đánh giá biến dạng lún của
nền, nếu phân biệt với nhau theo bản chất của
thông tin sử dụng trong đánh giá thì có thể chia
thành các nhóm:
+ Quan trắc lún
Các thông tin trong quan trắc là các giá trị
lún thực tế đo được của một công trình với tải
trọng xác định trên vị trí nền xác định. Như thế,
kết quả quan trắc cho biết giá trị lún chính xác
ứng với các điều kiện rất cụ thể của tải trọng tại
chính đất nền đó. Mọi ứng xử của đất nền sẽ thể
hiện khách quan và trực tiếp tổng hợp vào các
phép đo chuyển vị lún hay nghiêng. Do đó, về
nguyên tắc sử dụng thí nghiệm quan trắc để
đánh giá cho công trình khác tương tự, đặt trên
đất nền tương tự sẽ cho các ứng xử tương tự.
Tuy nhiên, thực tế một nền đất tương tự là một
khái niệm liên quan đến mức độ khác nhau của
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2017 10
các loại nền thông qua việc đánh giá các đặc
điểm ứng xử của nền. Do đó, kết quả quan trắc
là giá trị lún thực tế, nhưng luôn có tính bất định
về không gian, tức là kết quả không đúng cho
công trình có tải trọng như thế, nhưng đặt ở
không gian khác.
+ Tính toán theo kết quả thí nghiệm hiện
trường
Điểm chung của các thí nghiệm hiện trường
có khả năng xác định biến dạng lún của nền là
tạo ra biến dạng cho nền bằng một tác dụng của
tải trọng tại hiện trường nơi đã, đang hoặc sẽ xảy
ra các ứng xử với tải trọng công trình. Giá trị của
kết quả thí nghiệm hiện trường là sự phản ánh
khách quan các đặc điểm đất nền trong một phạm
vi nào đó được nhận biết thông qua sự biến đổi
trạng thái ứng suất nền bởi một tác động bên
ngoài gây ra biến dạng cho nền. Cho nên, giá trị
sử dụng của thông tin về đất nền mà thí nghiệm
hiện trường mang lại, phụ thuộc vào phương thức
gây ra dạng phản ứng của nền và cách thức thu
nhận thông tin từ các phản ứng đó. Do đó, ý
nghĩa của kết quả thí nghiệm hiện trường phụ
thuộc vào việc khai thác và sử dụng nó.
Hiện nay, kết quả thí nghiệm hiện trường
trong tính toán biến dạng lún thường sử dụng hệ
số nền của thí nghiệm nén tĩnh nền, giá trị
kháng xuyên của thí nghiệm CPT.
- Phương pháp nén tĩnh nền
Cơ sở của phương pháp là đề xuất của
Sleikhe-Polshin trong trường hợp nền đất một
lớp đất với chiều dày vô hạn, thì biến dạng lún
của nền dưới đế móng được xác định bởi
C
PbS
S- độ lún trung bình của toàn bộ diện chịu tải
b- chiều rộng hình chữ nhật hay bán kính
hình tròn
hệ số tra bảng phụ thuộc vào hình dạng
kích thước độ cứng của móng
P- cường độ tải trọng phân bố đều
C- hệ số nền , 21
EC trong đó E modul
đàn hồi.
Thí nghiệm nén tĩnh nền khi gia tải các cấp
khác nhau, cùng với việc sử dụng diện tích bàn
nén khác nhau sẽ cho giá trị của kết quả với các
ý nghĩa phản ánh ứng xử của nền khác nhau.
Bởi vì, nếu diện tích hoặc tải trọng càng lớn thì
chiều sâu vùng ảnh hưởng càng lớn, theo đó hệ
số nền phản ánh ứng xử nén của nền đến chiều
sâu lớn hơn.
Do đó, để xác định độ cứng của nền chỉ nên
áp dụng cho trường hợp nền đất đồng nhất hoặc
nền có chiều dầy lớp đất chịu nén nằm trên đá
gốc không lớn, trong trường hợp nền phân lớp
thì sử dụng diện tích bàn nén và tải trọng nén
bằng với diện tích đế móng và tải trọng công
trình. Như thế, khi nén trên nền phân lớp, tải
trọng thí nghiệm sẽ rất lớn nếu công trình có tải
trọng lớn, đó là hạn chế phương pháp này khi
triển khai vào thực tế.
- Phương pháp dựa vào kết quả thí nghiệm
xuyên tĩnh CPT
Năm 1957, De Beer và Martens được bổ
xung bởi Bogdanovich, Milovich 1963, phương
pháp đánh giá biến dạng lún theo giá trị xuyên
CPT như sau:
2 ln
3
t m
i i i i zi
i
t i i i
z zS h
C z
Trong đó, izi - ứng suất bản thân ở độ sâu zi
t- chiều sâu đáy móng
m- chiều sâu giới hạn là chiều sâu có ứng
suất bản thân bt = gl,
zi - ứng suất hiệu quả do tải trong công trình
gây ra (ứng suất gây lún)
Ci - sức kháng xuyên mũi, tính trung bình
cho lớp.
So sánh sự hình thành phản lực nền lên đáy
móng trong quá trình ứng xử,với phản lực nền
lên mũi xuyên có sự khác nhau về phương của
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2017 11
phản lực nền và không giống nhau về chế độ
chất tải. Ngoài ra, sự biến đổi mối quan hệ ứng
suất biến dạng trong ứng xử của đất dưới đế
móng với đất xung quanh mũi xuyên có những
điểm khác biệt đã hạn chế ý nghĩa sử dụng kết
quả thí nghiệm xuyên tĩnh trong tính toán biến
dạng. Nhưng, với ưu điểm tiến hành đơn giản
cho phép thu thập thông tin đất nền ở nhiều
điểm và ở các độ sâu khác nhau, kết quả xuyên
tĩnh có nhiều điều kiện để kết hợp với các thông
tin khác trong đánh giá biến dạng lún.
Tính toán biến dạng lún bằng thí nghiệm
xuyên tĩnh còn được tiến hành thông qua các
quan hệ tương quan giữa qc với E thể hiện dưới
dạng bảng tra hoặc các hàm tương quan. Tuy
nhiên, các hàm tương quan được xây dựng trên
các số liệu của một khu vực giữa các cặp số
liệu, nên chỉ có ý nghĩa khu vực với một sự
chính xác nhất định. Ưu việt lớn nhất của
phương pháp tính biến dạng lún bằng xuyên tĩnh
là kết quả tính là không phụ thuộc vào việc phân
chia chủ quan các lớp đất dưới nền.
- Tính toán theo kết quả thí nghiệm trong phòng
Các phương pháp tính toán này xem xét quy
luật phân bố ứng suất gây lún giảm dần theo độ
sâu, trên cơ sở sử dụng kết quả thí nghiệm nén
không nở hông và tính toán độ lún của nền dưới
tâm diện chịu tải. Theo mức độ xem xét khác
nhau về quy luật phân bố ứng suất và vùng chịu
nén, có các phương pháp sau
Phương pháp sử dụng đường cong e-p.
Đặc điểm của phương pháp xem xét biến
dạng lún thông qua biến thiên từ lúc chưa chất
tải đến khi kết thúc lún của quá trình chất tải của
độ rỗng đất ở các độ sâu khác nhau, theo đó độ
lún của nền sẽ là
bt
i
z
i
S
i
T
i
n
i
i
ee
mS
1
Trong đó, ei
T
,eis- hệ số rỗng của phân tố thứ i
trước và sau khi gia tải
i
z, ứng suất gây lún ở phân tố thứ i
i
bt ứng suất bản thân ở phân tố thứ i
m- chiều dày phân tố
i- hệ số nở hông của phân tố thứ i
Phương pháp dựa vào đường e-logp
Đặc điểm của phương pháp là dựa vào đường
cong bán loga để tìm ra giới hạn phân chia 2
trạng thái của đát có bản chất cố kết khác nhau:
- Với đất quá cố kết (c> vo) đất đã trải qua
quá trình nén chặt
'
'
1 0
lg.
1 pi
voi
i
n
i
ci
c
qh
e
CS
- Với đất thiếu cố kết
)lglg(
1 '
'
1 0 pi
voi
voi
pi
si
n
i
i
c
qC
e
hS
trong đó, hi , Cci Csi, e0i- chiều cao, chỉ số nén,
chỉ số nở và hệ số rỗng ban đầu của lớp đất thứ i
voi áp lực thẳng đứng ban đầu của lớp đất
thứ i bằng trọng lượng lớp nằm trên đến giữa
lớp tính toán
q = I.H.- tải trọng gây lún lên lớp thứ i,
trong đó I hệ số ảnh hưởng xác định theo toán
đồ Oserberg
Phương pháp lớp tương đương:
Đặc điểm của phương pháp là tuyến tính hóa
đường phân bố ứng suất bằng việc quy đổi vùng
chịu nén theo chiều dày lớp tương đương như sau:
hs chiều dày lớp tương đương hs=A b với A là
hệ số tra bảng dựa vào kích thước độ cứng ở tâm
hoặc góc móng và hệ số biến dạng ngang
a0 – hệ số nén lún rút đổi bình quân;
0
0 1 e
aa
với eo hệ số rỗng của đất và a hệ số
nén lún của đất.
h- độ sâu vùng chịu nén được xác định theo
biểu thức:
p
P
h
Pj
jhh ct
s
s
2
12
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2017 12
Trong đó, Pct độ bền cấu trúc của đất;
j- Grandien thủy lực.
xem độ lún của nền dưới một diện chịu tải,
được xác định bởi biểu thức
sPhaS 0
+ Phương pháp phân tầng lấy tổng
Đặc điểm của phương pháp là chia nền đất ra
nhiều phân tố để xác lập trạng thái ứng suất cho
các phân tố, trong đó độ lún của nền là tổng
biến dạng của các phân tố theo công thức:
ii
i
i
n
i
n
i
i mE
SS
11
trong đó, Si - giá trị lún của một lớp phân tố
trong vùng chịu nén
mi – chiều dầy phân tố thứ i
Ei – modul tổng biến dạng của phân tố thứ i nhận
được từ tính toán kết quả thí nghiệm trong phòng
i - hệ số nở hông của phân tố thứ i nhận được
từ bảng tra hoặc tính theo công thức
n - số phân tố trong vùng chịu nén z. Z là
chiều sâu tính từ đáy diện chịu tải đến độ sâu có
ứng suất gây lún z nhỏ hơn 5 lần ứng suất bản
thân bt
Các phương pháp liên quan đến kết quả thí
nghiệm trong phòng chứa đựng nhiều yếu tồ sai
số, bao gồm:
- Kết quả thí nghiệm trong phòng là sản
phẩm của nhiều công đoạn lấy mẫu, vận
chuyển, bảo quan, gia công và kết quả thí
nghiệm phụ thuộc vào kỹ năng thao tác, sự
chính xác của thiết bị.
- Các mô phỏng về trạng thái của mẫu đất
trong phòng thí nghiệm không thể đúng với
trạng thái tồn tại của nó và điều kiện để nó ứng
xử đúng với thực tế. Trong khi, một sai số nhỏ
của thí nghiệm thông qua các phép cộng sẽ trở
thành lớn của kết quả tính.
- Tính lún bằng kết quả thí nghiệm trong
phòng còn phụ thuộc vào sự xác lập chiều dày
các lớp đất.
Nhưng các phương pháp tính lún bằng kết
quả thí nghiệm trong phòng đều tính ở tâm diện
chịu tải, nơi phân bố ứng suất theo chiều sâu là
lớn nhất, cùng với sự chỉnh lý thống kê kết quả
thí nghiệm và các phép tuyến tính trong bài
toán. Do đó, thay vì các sai số của kết quả tính
dao động xung quanh giá trị thực đã được dồn
về một phía để đảm bảo kết quả tính toán là giá
trị có độ tin cậy cao nhất cho ổn định công trình.
Chính vì thế, cùng với các ưu điểm khác,
phương pháp tính toán dựa vào kết thi nghiệm
trong phòng đã trở thành truyền thống và phổ
biến trong thiết kế tiền định.
Tóm lại mỗi phương pháp đêu có những ưu và
nhược điểm khác nhau, không phương pháp nào
ưu việt trong mọi hoàn cảnh. Do đó, kết hợp giữa
các phương pháp thí nghiệm hiện trường và quan
tắc với tính toán bằng thí nghiệm trọng phòng sẽ
cho giá trị sát thực nhất, vấn đề là kết hợp như
thế nào để có kết quả đánh giá hợp lý nhất.
2. Mục đích của tính toán biến dạng và ý
nghĩa cúa các kết quả
Ngoài các sai số kết quả của các phương
pháp tính, thì kết quả tính còn phụ thuộc vào
việc xác định tải trọng, trong khi tải trọng công
trình là kết quả của tổ hợp theo các kịch bản.
Như vậy, tải trọng tác dụng xuống nền đất thông
qua móng không phải là giá trị thực, nên kết quả
tính toán biến dạng lún cho một công trình cụ
thể cũng là không thực, cho dù kết quả từ các
phương pháp tính là chính xác.
Hơn thế, biến dạng lún của đất nền luôn kèm
theo sự biến đổi cấu trúc của đất để hình thành
một cấu trúc khác. Khi biến dạng còn nằm trong
giới hạn phát triển của biến dạng trượt thì sự
biến đổi cấu trúc có xu hướng làm tăng bền và
giảm khả năng biến dạng. Như thế, biến dạng
lún của công trình còn phụ thuộc vào phương
thức chất tải nhanh hay chậm, trong khi các
phương pháp tính chưa tường minh sự ảnh
hưởng này.
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2017 13
Tóm lại có rất nhiều vấn đề chỉ ra rằng, kểt
quả tính toán lún cuối cùng của đất nền dưới tải
trọng công trình là giá trị không thực. Vậy,
chúng có ý nghĩa gì trong thiết kế nền móng, khi
mà theo thời gian chịu tải trọng công trình, đất
nền chỉ biến đổi theo chiều hướng tăng bền,
giảm tốc độ lún và tắt dần đã được khẳng định
chăc chắn bằng sự thỏa mãn điều kiện chịu tải
của đất nền.
Để tường minh về ý nghĩa thực tiễn của kết
quả tính toán, trước hết phải tường minh về bản
chất biến dạng lún của công trình.
Biến dạng lún của công trình là sự chuyển vị
thẳng đứng lũy tiến theo thời gian của công
trình đó. Nếu xét chuyển vị bằng sự biến đổi
theo thời gian khối tâm của công trình thì sẽ có
sự phân biệt biến dạng lún giữa công trình có
khối tâm không đổi là công trình có kết cấu
cứng hoặc đặt trên diện chịu tải cứng với công
trình kết cấu mềm như nền đường, nền đê v.v...
Giữa chúng luôn có yêu cầu khác nhau về sử
dụng kết quả tính biến dạng lún
- Đối với công trình kết cấu cứng, khi chuyển
vị thẳng đứng, mọi điểm trên công trình đều
dịch chuyển theo quỹ đạo thẳng đứng và khi
chuyển vị xoay, mọi điểm đều dịch chuyển theo
quỹ đạo tròn, chung một trục nhưng khác bán
kính, sự phân bố tải trọng công trình xuống đất
nền là không giống nhau giữa các điểm, nên
biến dạng lún ở một điểm trong nền không phải
biến dạng lún cho công trình, nhưng sẽ làm thay
đổi nội lực của kết cấu. Vì thế với công trình kết
cấu cứng, mục đích tính biến dạng là xác định
sự lún lệch với quan niệm rằng, sai số xảy ra thì
cùng sai số như nhau, chênh lún giữa các điểm
không bị ảnh hưởng.
Trong thiết kế tiền định, tính toán biến dạng
nhằm khẳng định giải pháp móng được lựa chọn
thỏa mãn về điều kiện biến dạng, với yêu cầu
kết quả tính nhỏ hơn trị giới hạn cho phép về
biến dạng tuyệt đối và độ lún lệch, còn nhỏ hơn
bao nhiêu không cần xem xét.
Trong TCVN 9362 và TCVN 10304 quy
định: nhà khung bê tông cốt thép không có
tường chèn, giá trị lún tuyệt đối giới hạn
Sgh=8cm và độ lún lệch giữa hai móng liền kề
S/L= 0.002 là thỏa mãn, không cần xem xét
đến sai số của kết quả tính. Việc không xét đến
sai số của kết quả tính, đã dẫn đến những sai
lầm tiềm ẩn nguy cơ hoặc thể hiện ra bên ngoài
bằng sự phá hủy kết cấu.
Ví dụ, lún của đài A là S= 5cm và đài B có
S=4,2 cm khoảng cách 2 đài L=5 mét, khi đó độ
lún lệch giữa hai đài là 0.0016<0.002 và được
đánh giá là thỏa mãn cả hai giới hạn. Nhưng,
nếu xem xét sai số của kết quả tính với giá trị
thực vẫn có thể xảy ra khả năng: tại A độ lún S=
4mm, tại B độ lún S= 2,5mm, khi đó độ lún lệch
S/L=0.003, tức là không thỏa mãn giá trị cho
phép. Ngược lại sẽ có trường hợp kết quả tính
không thỏa mãn, nhưng vì sai số nên giá trị thực
vẫn thỏa mãn.
- Đối với công trình có kết cấu mềm từ thân
đến móng, những vấn đề chuyển vị và phân bố
tải trọng công trình xuống nền khác với kết cấu
cứng. Trong đó, với công trình kết cấu mềm, tải
trọng công trình truyền xuống các điểm dưới
nền là như nhau. Vì thế, lún lệch không phải là
vấn đề chính yếu mà giá trị độ lún tuyệt đối mới
cần có sự yêu cầu chính xác.
Trong tính toán nền đường đắp trên đất yếu
thì độ lún rất lớn, vì vậy sai số sẽ rất lớn, nếu bỏ
qua sai số, tính toán chỉ xét theo độ tin cậy sẽ
làm tăng khối lượng so với thực tế vốn có. Đặc
biệt với nền đất yếu, lún là quá trình lâu dài phụ
thuộc vào điều kiện cố kết. Vì thế, thời gian lún
hay thời gian cố kết mới là điều quan tâm.
Như vậy, muốn có một giá trị lún thực tế thì
mọi phương pháp tính toán đều không đáp ứng
được, ngoài phương pháp quan trắc. Nhưng,
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2-2017 14
phương pháp quan trắc lại có tính bất định không
gian. Do đó, kết hợp chúng lại là nguyên tắc cơ
bản trong thiết kế nền móng để lựa chọn hợp lý
kết quả tính. Nguyên tắc đó là: căn cứ vào độ lệch
của các kết quả tính so với kết quả quan trắc để
làm cơ sở lựa chọn. Tuy nhiên, thực hiện theo
nguyên tắc đó đòi hòi một quy trình phức tạp, nhất
là với nhà cao tầng giải pháp móng sâu.
Đối với công trình nhà kết cấu cứng, luôn có
yêu cầu về độ tin cậy của lún lệch, nhất là
trường hợp dưới móng công trình có nhiều
thành tạo cùng ở một độ sâu nhưng có tốc độ
lún khác nhau sẽ xảy ra sự chênh lún tức thời,
trước khi đạt giá trị cuối cùng. Cho nên, để đảm
bảo sai số nhỏ hơn của giá thực so với kết quả
tính sẽ có cách giải quyết đơn giản như sau:
Giá trị giới hạn về điều kiện lún cho một loại
công trình, bao gồm: Giá trị lún tuyệt đối xem như
điều kiện cần là S <Scgh, giá trị độ lún lệch là điều
kiện đủ, xác định theo đẳng thức Sgh = L. sgh, khi
đó điều kiện cần và đủ sẽ là: S <Scgh = L. sgh
Trong đó, Scgh - độ lún tuyệt đối giới hạn phụ
thuộc vào loại công trình
L - khoảng cách giữa 2 điểm của móng gần
nhất được tính toán lún
sgh - độ lún lệch giới hạn quy định theo kết
cấu loại công trình,
Ví dụ, nhà khung bê tông cốt thép không có
tường chèn quy định S< Scgh=8cm đồng thời
s< sgh= 0.002 thì đề xuất điều kiện cần S <
8cm điều kiện đủ S< Sgh
= 0.002L
Theo đề xuất này, kết quả kiểm tra điều kiện
biến dạng lún sẽ loại bỏ tất cả các khả năng lún
lệch giữa các móng vượt quá giới hạn cho phép.
So với với cách kiểm tra điều kiện biến dạng
của giải pháp móng truyền thống S< Scgh và s<
sgh, phương pháp đề xuất áp dụng cho giải
pháp móng sâu không ảnh hưởng nhiều, vì độ
lún tuyệt đối của móng sâu rất nhỏ, nhưng áp
dụng với móng nông trong nhiều trường hợp sẽ
phải thay đổi đáng kể kích thước móng để có
được sự thỏa mãn. Trong những trường hợp với
móng nông, nên sử dụng kết quả nén tĩnh nền,
hoặc sử dụng hệ số an toàn do đề xuất
Statements (1967).
Kết luận:
Lựa chọn hợp lý kết quả tính toán biến dạng
trong thiết kế nền móng công trình có vai trò
quyết định đến lựa chọn giải pháp móng hợp lý,
nếu lựa chọn kết quả không hợp lý sẽ có giải
pháp móng không hợp lý .Để lựa chọn hợp lý
kết quả tính toán lún đòi hỏi phải tường minh tổ
hợp tải trọng, kết cấu công trình, đặc biệt là quá
trình xác lập các thông số đất nền xây dựng các
phương án làm cơ sở lựa chọn.
Ngoài những vấn đề được trình bày xung
quanh kết quả tính toán và lựa chọn hợp lý kết
quả tính, để sáng tỏ vấn đề biến dạng lún của
đất nền còn nhiều vấn đề khác phải xem xét,
trong đó vấn đề sử dụng lý thuyết xác suất thống
kế làm công cụ để giải quyết các biến dạng của
nền không đồng nhất về thành phần và bất đẳng
hướng về cấu tạo và tính chất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. E.D Sukina (1985), “Cơ lý hoá hệ phân
tán tự nhiên”, NXB Matxcova,
2. N.A Xưtovich.(1983), “Cơ học đất”, bản
dịch tiếng Nga Nhà xuất bản Nông nghiệp
3.Shamsher Prakash- Hary D.Sharma
(1999),“Móng cọc trong thực tế xây dựng“
,NXB XD – HN
4. R. Whitlow (1997), “Cơ học đất”, NXB
Giáo dục.
5.K.Széchy, L. Varga (1978), “ Foundation
engineering”, Akadémiai Kiadó Budapest,
Người phản biện: PGS.TS ĐOÀN THẾ TƯỜNG
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4_7781_2159764.pdf