Tài liệu Một số vấn đề về đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước trong giai đoạn chuẩn bị dự án: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN
CHUẨN BỊ DỰ ÁN
65Số 62-63.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ
Nguyễn Quốc Toản* - Trần Phương Nam**
Các dự án được sàng lọc, đánh giá bước đầu nhằm
đảm bảo DA được đề xuất thỏa mãn các điều kiện tối
thiểu để có thể được xem xét ở các bước kế tiếp. Các điều
kiện tối thiểu này bao gồm sự cần thiết, khả thi, tính nhất
quán đối với các ưu tiên của Chính phủ và sự phù hợp về
tài khóa. Đánh giá, sàng lọc (còn gọi là đánh giá trước) sẽ
giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực ở những bước sau,
giúp cấp có thẩm quyền ra các quyết định đầu tư phù hợp.
Theo Nghị định 84/2015/NĐ-CP, công tác giám sát,
đánh giá dự án đầu tư xây dựng được bắt đầu khi giai đoạn
thực hiện dự án đầu tư xây dựng [5]. Ở thời điểm bắt đầu
thực hiện DA, công tác giám sát, đánh giá nhằm xác định
mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với thời
điểm quyết định đầu tư, sự khác biệt về điều kiện...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước trong giai đoạn chuẩn bị dự án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN
CHUẨN BỊ DỰ ÁN
65Số 62-63.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ
Nguyễn Quốc Toản* - Trần Phương Nam**
Các dự án được sàng lọc, đánh giá bước đầu nhằm
đảm bảo DA được đề xuất thỏa mãn các điều kiện tối
thiểu để có thể được xem xét ở các bước kế tiếp. Các điều
kiện tối thiểu này bao gồm sự cần thiết, khả thi, tính nhất
quán đối với các ưu tiên của Chính phủ và sự phù hợp về
tài khóa. Đánh giá, sàng lọc (còn gọi là đánh giá trước) sẽ
giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực ở những bước sau,
giúp cấp có thẩm quyền ra các quyết định đầu tư phù hợp.
Theo Nghị định 84/2015/NĐ-CP, công tác giám sát,
đánh giá dự án đầu tư xây dựng được bắt đầu khi giai đoạn
thực hiện dự án đầu tư xây dựng [5]. Ở thời điểm bắt đầu
thực hiện DA, công tác giám sát, đánh giá nhằm xác định
mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với thời
điểm quyết định đầu tư, sự khác biệt về điều kiện thực hiện
có gì khác so với khi phê duyệt DA. Trong khi đó, nguyên
nhân dẫn đến nhiều sai sót, ách tắc thậm chí thất bại của
dự án lại bắt nguồn từ giai đoạn lập, thẩm định và phê
duyệt DA.
Tóm tắt: Giai đoạn chuẩn bị dự án có vị trí đặc biệt
quan trọng trong quá trình đầu tư dự án (DA) xây dựng, là
tiền đề để triển khai các giai đoạn sau trong trình tự đầu
tư xây dựng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc đánh giá DA
ở giai đoạn này còn nhiều vấn đề nên khi triển khai gặp
nhiều vướng mắc, khó khăn, thậm chí nhiều dự án đổ vỡ,
gây thiệt hại lớn về vốn đầu tư của Nhà nước. Bài viết làm
rõ vai trò vị trí của giai đoạn chuẩn bị DA, tồn tại trong
đánh giá dự án ở giai đoạn này và kiến nghị giải pháp và
chính sách nhằm hoàn thiện công tác này.
Từ khóa: Đánh giá dự án, chuẩn bị dự án, đầu tư xây dựng.
Nhận ngày 6/11/2018, chỉnh sửa ngày 23/11/2018, chấp
nhận đăng ngày 2/12/2018.
Abstract: The project preparation phase plays a key
position in the process of investing construction project,
is the premise for implementing other phases in the order
of construction investment. However, facts have shown
that the assessment of project in this phase is problematic.
Thus, conducting the project can have many difficulties,
obstacles, breakage, resulting in great damage to the
State investment. The article clarifies the role and position
of the preparation phase, the difficulties in this phase
assessment and proposes some solutions and policies to
perfect this work.
Key words: Project assessment, project preparation,
construction investment.
Công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng được bắt đầu khi giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng
*GVC.Ths, Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, trường Đại học Xây dựng,
**Ths, Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, trường Đại học Xây dựng
66 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẨU TƯ
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHI PHÍ ĐẦU TƯ QUA CÁC
GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ
Theo quy định, trình tự đầu tư xây dựng có 03 giai đoạn
gồm chuẩn bị DA, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng
đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường
hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ [1, 2]:
- Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức
lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
(nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu
khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để
xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công
việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị DA;
- Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện
việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng
xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập,
thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy
phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có
giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết
hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát
thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn
thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn
giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành,
chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của DA
vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp
đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.
Ở mỗi bước của từng giai đoạn, và kết thúc từng giai
đoạn đều có những quyết định của cấp có thẩm quyền
phê duyệt kết quả của mỗi bước, của giai đoạn và tạo cơ
sở cho phép các bước sau, giai đoạn tiếp theo được triển
khai. Mức độ ảnh hưởng do các quyết định của các chủ thể
và mức chi phí đầu tư qua các giai đoạn đầu tư được minh
họa qua hình sau:
Qua hình trên ta thấy, ảnh hưởng của các quyết định
đầu tư ở giai đoạn chuẩn bị DA có ảnh hưởng lớn nhất
nhưng chi phí bỏ ra ở giai đoạn này lại rất thấp; mức độ ảnh
hưởng của các quyết định đầu tư giảm dần theo thời gian
nhưng mức chi phí tích lũy thì tăng dần ở các giai đoạn tiếp
theo, đặc biệt là ở giai đoạn thi công tạo dựng công trình.
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ
DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC Ở GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ DỰ ÁN
[4, 5]
Các DA được sàng lọc, đánh giá ở giai đoạn chuẩn bị
DA bước đầu nhằm đảm bảo DA được đề xuất thỏa mãn
các điều kiện tối thiểu để có thể được xem xét ở các bước
kế tiếp. Đánh giá, sàng lọc tốt ở khâu này sẽ giúp tiết kiệm
thời gian và nguồn lực ở những bước sau. Do đó, đánh giá
ở giai đoạn này (còn gọi là đánh giá trước) có vai trò vô
cùng quan trọng để đánh giá tính cấp thiết, tính khả thi và
hiệu quả của dự án, giúp cấp có thẩm quyền ra các quyết
định đầu tư phù hợp.
- Cơ quan/người có thẩm quyền quyết định chủ trương
đầu tư/ quyết định đầu tư chịu trách nhiệm đánh giá sự cần
thiết đầu tư và tính khả thi của các điều kiện để thực hiện
đầu tư xây dựng, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch đầu tư; mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu
tư xây dựng; nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên. Phương án
thiết kế sơ bộ về xây dựng, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị
phù hợp; thời gian thực hiện DA và đánh giá về sơ bộ tổng
mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn,
trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế xã
hội và đánh giá tác động của DA; làm rõ những mâu thuẫn
(nếu có) giữa chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và nội
dung dự án.
- Đánh giá về năng lực của chủ đầu tư: Sự đáp ứng các
điều kiện làm chủ đầu tư theo quy định pháp luật và năng
lực quản lý của chủ đầu tư.
Với những nội dung đánh giá DA đầu tư xây dựng sử
dụng vốn Nhà nước trong giai đoạn chuẩn bị dự án, theo
tác giả công tác này chính là công tác thẩm định dự án của
các cơ quan quản lý Nhà nước (gọi là đánh giá trước), đây là
một bước đánh giá quan trọng để giúp cấp có thẩm quyền
ra các quyết định về đầu tư.
TỒN TẠI TRONG ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC
1. Tồn tại trong kiểm soát, khống chế đề xuất dự án
và phê duyệt chủ trương đầu tư
T_Thời gian thực hiện DA; O-T1_Giai đoạn chuẩn bị DA;
T1-T2_Giai đoạn thực hiện DA; T2-T3_Giai đoạn vận hành DA
Hình 1. Mức độ ảnh hưởng của quyết định đầu tư và đường chi
phí tích lũy của dự án qua các giai đoạn (Nguồn: [3])
Đánh giá, sàng lọc ở giai đoạn chuẩn bị DA có vai trò vô cùng quan
trọng để đánh giá tính cấp thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án,
giúp cấp có thẩm quyền ra các quyết định đầu tư phù hợp
67Số 62-63.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ
Việc lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư có
ý nghĩa rất quan trọng. Xác định sai chủ trương đầu tư, dẫn
đến đầu tư không có hiệu quả, hoặc hiệu quả đầu tư kém
và để khắc phục tình trạng này phải di chuyển địa điểm đầu
tư, thay đổi thiết kế, điều chỉnh vốn thậm chí phải dừng dự
án dẫn đến thất thoát lãng phí nghiêm trọng... và những
sai lầm về chủ trương đầu tư không chỉ ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả đầu tư mà còn ảnh hưởng lâu dài đến đời
sống kinh tế xã hội, chính trị của khu vực, của vùng, của đất
nước. Như vậy, sai lầm trong chủ trương đầu tư sẽ gây thất
thoát lãng phí nghiêm trọng nhất [6, 7].
Qua báo cáo tổng thể đầu tư của Bộ Kế hoạch và đầu
tư, cho thấy nhiều dự án sử dụng vốn Nhà nước phải điều
chỉnh (Bảng 1). Tình trạng này bắt nguồn từ một cơ chế
quản lý thiếu chặt chẽ, công tác đánh giá DA giai đoạn
chuản bị DA còn hình thức và chưa nghiêm, thể hiện ở các
nội dung sau:
Đầu tư không có quy hoạch hoặc không tuân theo
quy hoạch; Quy hoạch sai, không phù hợp với đặc điểm,
điều kiện tự nhiên, kinh tế, tài nguyên,... dẫn đến không
phù hợp với quy luật phát triển của khu vực đầu tư và của
đất nước
Việc quy hoạch đi trước là bình thường nhưng vẫn đầu
tư, bố trí vốn khi chưa cần thiết là một sai lầm nghiêm trọng.
Việt Nam hiện có 14 sân bay quốc nội và 8 sân bay “quốc
tế”, trong đó nhiều sân bay cách nhau chỉ từ 1-2 giờ lái xe
nhưng vừa qua tiếp tục bổ sung thêm nhiều sân bay nữa.
Cả nước có 39 cảng biển và có 20/39 cảng biển này được
phân loại là cảng “quốc tế” - là cửa ngõ cho giao thương
hàng hóa giữa Việt Nam và thế giới. Với lượng hàng hóa có
hạn, việc phân mảnh cơ sở hạ tầng khiến lượng hàng thực
tế qua nhiều cảng thua xa công suất thiết kế, vì vậy làm đội
chi phí đầu tư và giảm sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất
khẩu của Việt Nam [9]. Nhiều địa phương sử dụng vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước để xây dựng
các trung tâm hành chính hoành tráng và tốn kém hàng
nghìn tỉ đồng trong khi cơ sở hạ tầng phục vụ nhân dân
lại đang gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu khảo sát của Hội
Kiến trúc sư Việt Nam, tính đến hết năm 2014 đã có khoảng
15 trung tâm hành chính: Bà Rịa-Vũng Tàu (1100 tỷ đồng);
Bình Dương (1400 tỷ đồng); Đà Nẵng (2000 tỷ đồng); Lâm
Đồng (1200 tỷ đồng); Lai Châu (554 tỷ đồng),... [10]
Đánh giá, lựa chọn địa điểm đầu tư sai
Quyết định về địa điểm là quyết định có tầm quan
trọng chiến lược. Địa điểm tác động lâu dài đến hoạt động
và hiệu quả đầu tư của DA, đồng thời ảnh hưởng lâu dài
đến cư dân. Việc phân tích, đánh giá dự án về địa điểm đầu
tư không chính xác dẫn tới địa điểm được lựa chọn sai sẽ
gây nhiều bất lợi ngay từ đầu và rất khó khắc phục. Ví dụ
điển hình cho sai lầm này là dự án đầu tư nhà máy sản xuất
phân bón DAP Đình Vũ do Công ty cổ phần DAP thuộc Tập
đoàn Hóa chất Việt Nam làm chủ đầu tư.
Đánh giá xác định quy mô dự án, lựa chọn phương
án kỹ thuật công nghệ, phương án tiêu thụ sản phẩm và
cung ứng nguyên liệu đầu vào sai hoặc không phù hợp
với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế, tài nguyên,
chính trị,... của địa điểm đặt DA.
Ví dụ điển hình có thể kể đến 3 dự án sản xuất Ethanol
(Dung Quất, Bình Phước và Phú Thọ). Ở cả 3 DA đều xảy ra
tình trạng đội vốn: Ethanol Dung Quất bị đội vốn lên hơn
2.124 tỷ đồng, Ethanol Bình Phước bị đội vốn lên hơn 1.742
tỷ đồng, Ethanol Phú Thọ bị đội lên thành 2.484 tỷ đồng
(DA này đã dừng thi công từ tháng 11/2011). Các DA này
chưa có vùng nguyên liệu và có giá thành sản phẩm cao
hơn giá thị trường, công suất cao hơn nhu cầu thị trường,...
Qua các tồn tại trên, rõ ràng, sự yếu kém trong sàng
lọc, đánh giá ban đầu không đúng dẫn tới sai lầm trong
phê duyệt chủ trương đầu tư các DA này là những nguyên
nhân cơ bản dẫn tới ưu tiên đầu tư sai, chồng chéo, lãng
phí, kém hiệu quả.
2. Tồn tại trong đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử
dụng vốn Nhà nước
Qua khảo sát, hầu hết các cán bộ quản lý DA, các nhà
nghiên cứu đều cho rằng kiểm soát, khống chế quá trình
lập, đánh giá thẩm định và phê duyệt DA đầu tư xây dựng
là bước giám sát, đánh giá DA hữu hiệu (Bảng 2). Kinh
nghiệm và năng lực của đơn vị lập, thẩm định, phê duyệt
DA, tư vấn thiết kế có ảnh hưởng quan trọng, góp phần
giúp cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư đúng đắn.
- Xung đột lợi ích trong hoạt động thẩm định dự án,
cơ quan thẩm định DA, chưa đảm bảo tính độc lập với cơ
quan tư vấn và chủ đầu tư làm cho hoạt động thẩm định
DA, chỉ có tính chất hình thức và chiếu lệ.
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lập, thẩm định và
phê duyệt DA đầu tư chưa được quy định rõ ràng. Điều này
dẫn đến quyết định đầu tư tràn lan, không tuân thủ các
quy định về nội dung được phê duyệt trong quyết định
đối tượng của DA, áp dụng sai định mức, sai đơn giá,... đã
tạo ra sơ hở, khó khăn cho công tác quản lý, thanh toán
và quyết toán vốn đầu tư dẫn đến lãng phí, tiêu cực, thất
thoát vốn, khi triển khai dự án phải bổ sung, điều chỉnh
nhiều lần, thậm chí có không ít dự án vừa thiết kế, vừa thi
công, hiệu quả đầu tư thấp.
Bảng 1: Tổng hợp số liệu về tình hình điều chỉnh tổng mức đầu tư các
dự án (Nguồn: [8])
Bảng 2: Quan điểm trong lập, thẩm định và phê duyệt DA đầu tư xây
dựng (Nguồn: Tác giả)
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015
5.239/34.607 (15,14%)
5.447/38.420 (14,18%)
5.554/34.509 (16,09%)
3.982/35.379 (11,26%)
3.717/39.173 (9,49%)
2.548 /29.506 (8,64%)
3.461 (10,52%)
3.568 (9,29%)
3.528 (10,22%)
2.081 (5,88%)
1.654 (4,22%)
1.011 (3,43%)
1.325 (3,83%)
1.775 (4,62%)
1.748 (5,07%)
1.454 (4,10%)
1.256 (3,21%)
774 (2,62%)
730 (2,11%)
1.017 (2,65%)
771 (2,23%)
911 (2,57%)
1.114 (2,84%)
554 (1,88%)
81 (0,23%)
75(0,2%)
222 (0,64%)
43 (0,12%)
54 (0,14%)
209 (0,71%)
Điều chỉnh về (Số dự án (tỷ lệ %)
Vốn đầu tư Tiến độ đầu tư Mục tiêu, quy mô Địa điểm
Tổng số dự án phải
điều chỉnh
TT
1 259
251
(97%)
08
(3%)
Chỉ tiêu
Ý kiến
Tổng số Đồng ý Không đồng ý
Kiểm soát, khống chế quá trình lập, thẩm định và phê
duyệt DA đầu tư xây dựng là bước giám sát, đánh giá
dự án đầu tư xây dựng hữu hiệu
3 259
259
(100%)
00
(0%)
Để lập được DA tốt đòi hỏi đơn vị tư vấn thực hiện
phải có kinh nghiệm và năng lực tốt
4 259
251
(97%)
08
(3%)
Để ra quyết định đầu tư đúng đắn thì đòi hỏi đơn vị
thẩm định thực hiện giai đoạn này phải có kinh
nghiệm và năng lực tốt
68 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ
- Các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư xây dựng
chưa có những quy định về tiêu chuẩn tối thiểu cần thiết
cho từng chỉ tiêu, chẳng hạn việc phân tích hiệu quả đầu
tư được phân tích như thế nào? Tiêu chuẩn để một DA là
hiệu quả và khả thi... làm cơ sở để đối chiếu khi thẩm định
DA, nên việc thẩm định, đánh giá dự án chỉ có thể đánh giá
theo những tiêu thức chung được quy định trong các văn
bản pháp quy chứ chưa đi vào phân tích, đánh giá từng chỉ
tiêu cụ thể.
- Năng lực của các cơ quan thẩm định DA, hiện rất hạn
chế nên các cơ quan thẩm định thường không đưa ra được
những đánh giá thuyết phục về hiệu quả tài chính, kinh tế
xã hội của DA, vì vậy không đủ luận cứ để loại bỏ hay thông
qua DA. Trong trường hợp này, giải pháp thông thường là
yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh lại DA cho phù hợp với các
quy định hiện hành để tránh những rủi ro về trách nhiệm
và pháp lý sau này. Chính vì vậy, khi triển khai DA, phải thay
đổi thiết kế làm tăng chi phí và kéo dài thời gian gây thiệt
hại lớn.
- Sức ép về thời gian cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất
lượng của thẩm định DA. Riêng trong năm 2015 đã có
13.102 DA được thẩm định, các cấp có thẩm quyền quyết
định đầu tư 12.742 DA [8]. Với thời gian thẩm định theo
quy định [6] phải giải quyết được một khối lượng công việc
đồ sộ, điều này mâu thuẫn trực tiếp với thực trạng năng lực
hạn chế, thiếu động cơ khuyến khích làm việc của đội ngũ
cán bộ, nguồn dữ liệu và thông tin chuyên môn khan hiếm.
Do vậy, trong nhiều trường hợp, việc thẩm định DA hoặc
phải kéo dài thời gian, hoặc chỉ được làm sơ sài chiếu lệ.
- Căn cứ, số liệu làm cơ sở cho thẩm định còn thiếu,
không đảm bảo độ tin cậy, đầy đủ và tính chính xác;
- Còn đối với các dự án ODA, những mâu thuẫn về quy
trình và quy chuẩn thẩm định DA, của Việt Nam với đối tác
quốc tế luôn là một nguyên nhân quan trọng khiến việc
thẩm định DA, bị chậm trễ.
3. Kiến nghị giải pháp và chính sách
Công tác đánh giá trong giai đoạn chuẩn bị dự án giữ
vị trí vô cùng quan trọng trong sàng lọc, lựa chọn các DA
ưu tiên, cấp thiết, khả thi và phù hợp với chiến lược phát
triển của địa phương và đất nước. Chính vì thế công tác
này cần được hoàn thiện góp phần đảm bảo hiệu quả đầu
tư của Nhà nước. Tác giả kiến nghị về giải pháp thiện và
chính sách sau:
- Nghiên cứu giải pháp thành lập tổ chức chuyên
nghiệp thực hiện giám sát, đánh giá DA đầu tư xây dựng;
- Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của cá nhân/tổ chức thực hiện
giám sát, đánh giá DA đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà
nước;
- Nghiên cứu giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ hiện đại và thiết lập hệ thống thông
tin đáp ứng công tác giám sát, đánh giá DA sử dụng vốn
Nhà nước trong giai đoạn chuẩn bị DA;
- Quốc hội và Chính phủ sớm hoàn thiện, bổ sung hệ
thống văn bản pháp lý liên quan đến giám sát, đánh giá DA
đầu tư xây dựng, đặc biệt là Nghị định 84/2015/NĐ-CP và
các Thông tư hướng dẫn;
- Kiến nghị các cấp quản lý Nhà nước đưa phương pháp
phân tích chi phí - lợi ích (CBA) là phương pháp bắt buộc
sử dụng để đánh giá DA đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà
nước trong giai đoạn chuẩn bị DA;
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2015), Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày
18/06/2015 về quản lý DA đầu tư xây dựng, Hà Nội
2. Quốc hội, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày
18/6/2014, Hà Nội
3. Nguyễn Văn Chọn (2003), Kinh tế đầu tư trong xây
dựng, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội
4. Bùi Mạnh Hùng - Cao Văn Bản (2013), Nghiệp vụ giám
sát và đánh giá DA đầu tư, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội
5. IFAD (2012), Sổ tay theo dõi và ĐG dành cho các dự
án do IFAD tài trợ, DEPOCEN tháng 10/2012
6. Nguyễn Văn Chọn (2003), Kinh tế đầu tư trong xây
dựng, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội
7. Hoàng Văn Lương (2012), “Thất thoát, lãng phí vốn
đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và vấn đề đặt ra đối
với Kiểm toán Nhà nước trong việc kiểm toán các dự án
đầu tư”, Tạp chí Kiểm toán số 2/2011, Hà Nội
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tổng hợp công tác
giám sát, đánh giá đầu tư tổng thể các năm 2010, 2011,
2012, 2013, 2014, 2015, Hà Nội
9. Nguyễn Văn Kiên (2014), Tái cơ cấu đầu tư công để
phát triển, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
10. Vũ Anh Quân (2012), “Ngân sách Nhà nước: Nhẹ
tay thu nhưng rộng tay chi”, Thời báo Ngân hàng, http://
thoibaonganhang.vn/ngan-sach-nha-nuoc-nhe-tay-thu-
nhung-rong-tay-chi-7107.html
Kinh nghiệm và năng lực của đơn vị lập, thẩm định, phê duyệt DA,
tư vấn thiết kế có ảnh hưởng quan trọng, góp phần giúp cấp có
thẩm quyền ra quyết định đầu tư đúng đắn
Công tác đánh giá trong giai đoạn chuẩn bị DA cần được hoàn
thiện góp phần đảm bảo hiệu quả đầu tư của Nhà nước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42_8133_2171649.pdf