Tài liệu Một số vấn đề về công tác cải cách hành chính hiện nay - Nguyễn Thị Thu Hương: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
Ngày nhận bài: 25/9/2017; Ngày phản biện: 16/10/2017; Ngày duyệt đăng: 21/11/2017
(1) Học viện Dân tộc; e-mail: nguyenthuhuong@cema.gov.vn
Số 20 - Tháng 12 năm 2017
Cải cách là thay đổi cái cũ không còn hợp lý
cho thành mới, đáp ứng yêu cầu của tình hình
khách quan. Cải cách bao gồm tập hợp của nhiều
cải tiến, sáng kiến, biến đổi. “Hành chính” là quản
lý công việc, quản lý xã hội; hẹp hơn là công việc
nhà nước và tổ chức quản lý nhà nước. Cải cách
hành chính là một quá trình thay đổi cơ bản, lâu
dài, liên tục nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả
hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương
pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương
thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của
bộ máy hành chính nhà nước. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ VIII Ban chấp hành trung ương khoá
VII đã khẳng định: “Cải cách hành chính ở nước
ta là trọng tâm của công cuộc tiếp tục xây dựng
và kiện toàn Nhà nước cộng hoà xã hội chủ...
3 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về công tác cải cách hành chính hiện nay - Nguyễn Thị Thu Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
Ngày nhận bài: 25/9/2017; Ngày phản biện: 16/10/2017; Ngày duyệt đăng: 21/11/2017
(1) Học viện Dân tộc; e-mail: nguyenthuhuong@cema.gov.vn
Số 20 - Tháng 12 năm 2017
Cải cách là thay đổi cái cũ không còn hợp lý
cho thành mới, đáp ứng yêu cầu của tình hình
khách quan. Cải cách bao gồm tập hợp của nhiều
cải tiến, sáng kiến, biến đổi. “Hành chính” là quản
lý công việc, quản lý xã hội; hẹp hơn là công việc
nhà nước và tổ chức quản lý nhà nước. Cải cách
hành chính là một quá trình thay đổi cơ bản, lâu
dài, liên tục nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả
hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương
pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương
thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của
bộ máy hành chính nhà nước. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ VIII Ban chấp hành trung ương khoá
VII đã khẳng định: “Cải cách hành chính ở nước
ta là trọng tâm của công cuộc tiếp tục xây dựng
và kiện toàn Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, bao gồm những thay đổi có chủ định
nhằm hoàn thiện thể chế của nền hành chính; cơ
cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành
chính các cấp và đội ngũ công chức hành chính
để nâng cao hiệu lực, năng lực và hiệu quả hoạt
động của nền hành chính công phục vụ dân”
Trong Chương trình tổng thể cải cách hành
chính giai đoạn 2016-2020, kết quả công tác cải
cách hành chính được đánh giá qua thực hiện 6
nội dung: 1. Cải cách thể chế; 2. Cải cách thủ tục
hành chính; 3. Cải cách tổ chức bộ máy; 4. Xây
dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức,
viên chức; 5. Cải cách tài chính công và hiện đại
hóa hành chính. Với yêu cầu của cải cách hành
chính là góp phần chống lại tệ quan liêu, cửa
quyền, tiêu cực trong thi hành công vụ, là phải
nâng cao chất lượng công vụ, ý thức kỷ luật, tinh
thần thái độ phục vụ nhiệm vụ, công vụ của cán
bộ, công chức, là sự sắp xếp lại tổ chức bộ máy
của cơ quan theo hướng tinh, gọn, hoạt động có
hiệu quả.
Tuy nhiên trong quá trình vận hành các hoạt
động hành chính, bên cạnh những cải cách đáng
kể vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: Chức
năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy
hành chính trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xác định thật
rõ và phù hợp; sự phân công, phân cấp giữa các
ngành và các cấp chưa thật rành mạch. Hệ thống
thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồng chéo
và thiếu thống nhất; thủ tục hành chính trên nhiều
lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; trật tự, kỷ cương
chưa nghiêm. Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh,
nhiều tầng nấc; phương thức quản lý hành chính
vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa
thông suốt; chưa có những cơ chế, chính sách tài
chính thích hợp với hoạt động của các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức làm dịch
vụ công. Đội ngũ cán bộ, công chức thiếu tinh
thần trách nhiệm, yếu về năng lực chuyên môn,
kỹ năng hành chính; phong cách làm việc chậm
đổi mới. Tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu
nhân dân còn diễn ra trong một bộ phận cán bộ,
công chức. Chế độ quản lí tài chính không phù
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HIỆN NAY*
Nguyễn Thị Thu Hương(1)
Công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo ở nước ta gần 30 năm qua đã tạo nên những thay đổi vượt bậc trong đời sống kinh tế - xã hội của đất
nước. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp đã từng bước vững chắc chuyển
sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đời sống của nhân dân không ngừng được
cải thiện, duy trì được định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa. Những thành công kể trên có
nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân rất quan trọng là trong toàn bộ tiến trình
đổi mới đất nước từ năm 1986 cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã và luôn chú trọng đến
cải cách nền hành chính nhà nước. Bài viết đề cập đến vấn đề cải cách hành chính, trong đó
đặc biệt quan tâm đến việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cải cách hành
chính trong quản lý và điều hành công việc hiện nay.
Từ khóa: Cải cách hành chính; cải cách hành chính trong điều hành quản lý; giải pháp
nâng cao chất lượng cải cách hành chính.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
109Số 20 - Tháng 12 năm 2017
hợp với cơ chế thị trường. Việc sử dụng và quản
lí nguồn tài chính công chưa chặt chẽ, lãng phí và
kém hiệu quả.
Do vậy, để triển khai hiệu quả các nội dung cải
cách hành chính hiện nay vẫn là một thách thức
vì cải cách hành chính phải xuất phát từ hoạt động
quản lý, điều hành của đơn vị; sự phối hợp đồng
bộ giữa các bộ phận của đơn vị, giữa các cơ quan
hành chính nhà nước để giải quyết công việc,
phải đảm bảo tính công khai, minh bạch về thủ
tục, hồ sơ, thời gian giải quyết và chất lượng công
việc, đảm bảo tính đơn giản, tiết kiệm, nhanh
chóng, kịp thời. Thách thức này đòi hỏi phải cải
cách triệt để, bằng hành động cụ thể, thiết thực,
có chương trình, kế hoạch, giải pháp và sự thống
nhất, quyết tâm cao trong chỉ đạo cũng như thực
hiện. Để thực hiện cải cách hành chính trong điều
hành quản lý hiện nay hiệu quả cần thực hiện tốt
một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục xây dựng và ban hành các quy
định về thủ tục hành chính với những chế tài cụ
thể để làm khung pháp lý cho việc triển khai thực
hiện chức năng, nhiệm vụ; phát huy dân chủ và
đề cao trách nhiệm của công chức, viên chức, đặc
biệt là vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị
trong quá trình xây dựng các quy định nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu lực của văn bản quản lý.
Hai là, đơn giản hóa các thủ tục hành chính
nhằm rút ngắn thời gian xử lý công việc, nhất là
các thủ tục hành chính theo hướng công khai, đơn
giản; minh bạch và thuận tiện quản lý.
Ba là, xây dựng đội ngũ công chức, viên
chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp,
hiện đại, có phẩm chất tốt và đủ năng lực thực thi
nhiệm vụ, chủ động, trách nhiệm. Rà soát, bố trí
công chức, viên chức theo vị trí việc làm, rõ chức
trách, chuyên môn, nghiệp vụ. Phát huy hiệu quả
của Quy chế đánh giá, nhận xét công chức,viên
chức và người lao động theo từng tháng, từng
quý, gắn với các tiêu chí đánh giá định lượng.
Tăng cường tổ chức các chương trình, khóa đào
tạo, bồi dưỡng nhằm nâng trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và năng lực công tác cho công chức,
viên chức.
Bốn là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành
chính gắn với trách nhiệm của người đứng đầu
cơ quan, đơn vị. Phân định rõ chức năng, nhiệm
vụ dần dần tiến đến phân cấp thẩm quyền trong
quản lý nhiệm vụ. Thực hiện việc phân công và
quy rõ trách nhiệm thực thi công vụ tới từng công
chức, viên chức và người lao động nhằm chuyên
môn hoá và chủ động trong triển khai thực hiện
nhiệm vụ.
Năm là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin thông qua hệ điều hành xử lý công việc trực
tuyến; Giảm thiểu các cuộc họp hành chính, chỉ
nên tổ chức các cuộc họp với nội dung trọng
tâm, ngắn gọn, thành phần cụ thể gắn với trách
nhiệm thực hiện nhiêm vụ. Lắp đặt triển khai
các phần mềm quản lý văn bản nhằm hạn chế sử
dụng văn bản giấy và phần mềm quản lý công
việc để kiểm soát kết quả thực hiện nhiệm vụ
của các đầu mối tới từng cá nhân công chức,
viên chức, người lao động.
Trong 5 nhóm giải pháp trên, trọng tâm cải
cách hành chính trước mắt là tập trung cải cách
thủ tục hành chính thông qua đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành
để kiểm tra, kiểm soát tiến độ và hiệu quả xử lý
công việc của mỗi công chức, viên chức, người
lao động.
Hoạt động hành chính nhà nước đóng vai trò
quan trọng trong việc bảo đảm trật tự của xã hội,
duy trì sự phát triển xã hội theo định hướng của
nhà nước, qua đó hiện thực hóa mục tiêu chính
trị của đảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của
giai cấp cầm quyền trong xã hội. Chính vì vậy,
nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước là yêu cầu và mong muốn của
mọi quốc gia. Hoạt động hành chính nhà nước
đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm trật
tự của xã hội, duy trì sự phát triển xã hội theo
định hướng của nhà nước, qua đó hiện thực hóa
mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền đại diện
cho lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội.
Chính vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động của
bộ máy hành chính nhà nước là yêu cầu và mong
muốn của mọi quốc gia.
Cải cách hành chính nhà nước, xét cho cùng,
không có mục đích tự thân mà nhằm tăng cường
hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy hành
chính nhà nước trong quá trình quản lý các mặt
của đời sống xã hội, trước hết là quản lý, định
hướng và điều tiết sự phát triển kinh tế - xã hội và
duy trì trật tự của xã hội theo mong muốn của Nhà
nước. Cải cách hành chính nhà nước đã trở thành
một trong những đòi hỏi khách quan của sự phát
triển và đổi mới. Khẳng định tầm quan trọng của
cải cách hành chính nhà nước với tư cách là một
bộ phận không tách rời và quyết định thành công
của đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: cải
cách hành chính là nội dung trọng tâm của công
cuộc đổi mới và cải cách nhà nước theo hướng xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa./.
Tải liệu tham khảo
[1] Acuna-Alfaro, Jairo (2009), (chủ biên),
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
110 Số 20 - Tháng 12 năm 2017
Cải cách nền hành chính Việt Nam, Thực trạng
và giải pháp, Chương trình Phát triển Liên Hợp
Quốc, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hỗ trợ
cộng đồng, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
Việt Nam;
[2] Bộ Nội vụ, Quyết định số 1294/QĐ-BNV
ngày 03/12/2012 của phê duyệt Đề án “Xác định
Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan
ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương”;
[3] Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc,
Quyết định số 587/QĐ-UBDT ngày 20/12/2013
về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách
hành chính của Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2013-
2020;
[4] Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc,
Quyết định số 670/QĐ-UBDT ngày 08/12/2015
về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính
Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2016 – 2020;
[5] Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc,
Quyết định số 737/QĐ-UBDT ngày 26/12/2016
về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính
năm 2017 của Ủy ban Dân tộc;
[6] Chính phủ, Nghị định 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 về Kiểm soát Thủ tục hành chính;
[7] Chính phủ, Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày
4/5/1994 về việc cải cách một bước thủ tục hành
chính trong việc giải quyết công việc của công
dân và tổ chức;
[8] Chính phủ, Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày
8/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;
[9] Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2006),
(đồng chủ biên), Đổi mới cung ứng dịch vụ công
ở Việt Nam, NXB. Thống kê;
[10] Đề tài KX-04-02, Báo cáo tổng hợp “Mô
hình chức hoạt động của Nhà nước pháp quyền
XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở
nước ta trong thời kỳ CNH-HDH đất nước”;
[11] Học viện hành chính quốc gia, (2010),
Kỷ yếu Hội thảo “Cải cách hành chính nhà nước
ở Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học”;
[12] Học viện Dân tộc, Quyết định số 20/QĐ-
HVDT ngày 24/01/2017 về việc ban hành Quy
chế hoạt động của Ban Cải cách hành chính Học
viện Dân tộc;
[13] Học viện Dân tộc, Kế hoạch số 07/KH-
HVDT ngày 24/01/2017 về việc triển khai Kế
hoạch CCHC năm 2017;
[14] Nguyễn Văn Thâm (2002), (Chủ biên),
Thủ tục hành chính; Lý luận và thực tiễn, NXB.
Chính trị Quốc gia Hà Nội;
[15] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số
136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 phê duyệt
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2001 – 2010;
[16] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 30/
QĐ-TTg ngày 10/01/2007 phê duyệt Đề án đơn
giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực
quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
[17] Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục
hành chính của Thủ tướng Chính phủ, các báo
cáo Cải cách hành chính.
* Bài viết là kết quả nghiên cứu khoa học của
đề tài cấp cơ sở “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động
cải cách hành chính phục vụ công tác quản lý,
điều hành tại Học viện Dân tộc hiện nay”, Học
viện Dân tộc, năm 2017.
SOME PROPOSALS FOR CURRENT ADMINISTRATIVE REFORM
Abstract: The Innovation initiated and led by our Party and State in our country for
nearly 30 years has made great changes in the socio-economic life of the country. The
centrally planned, bureaucratic and subsidized economy has gradually stable and moved
to the socialist-oriented market economy. The people’s life has been constantly improved,
maintaining the socialist development orientation. The successes mentioned above have
many causes, including one of the most important causes is the entire process of national
renovation since 1986, the Party and State have paid attention to the reform of the state
administration, of which special attention is paid to the development of solutions to improve
the quality of administrative reform in the management and administration of work today.
Keywords: Administrative reform; administrative reform in management; solutions to
improve the quality of administrative reform.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 182_786_1_pb_5662_2151982.pdf