Một số vấn đề về bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho lao động di cư vùng biên - Nguyễn Hồng Nhung

Tài liệu Một số vấn đề về bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho lao động di cư vùng biên - Nguyễn Hồng Nhung: 38 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH CHÍNH ĐÁNG CHO LAO ĐỘNG DI CƯ VÙNG BIÊN Nguyễn Hồng Nhung* TÓM TẮT Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm cơ hội việc làm và cải thiện cuộc sống đã tạo nên sự gia tăng nhanh chóng của tình trạng di cư lao động quốc tế. Bên cạnh sự đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu lao động, vấn đề này cũng tạo ra nhiều khó khăn, thách thức với việc thực thi pháp luật và bản thân người lao động di trú. Từ thực tiễn cho thấy, tính chất đặc thù về vị thế và quyền lợi của người lao động di cư tại vùng biên giới chưa được ghi nhận, quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng họ bị phân biệt đối xử, bóc lột, bị xâm phạm các quyền và lợi ích cơ bản. Bài viết tập trung phân tích thực trạng vấn đề lao động di cư quốc tế tại vùng biên nước ta hiện nay, qua đó đề xuất một số khuyến nghị trong quản lý, bảo vệ, hỗ trợ lao động Việt Nam ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho lao động di cư vùng biên - Nguyễn Hồng Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH CHÍNH ĐÁNG CHO LAO ĐỘNG DI CƯ VÙNG BIÊN Nguyễn Hồng Nhung* TÓM TẮT Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm cơ hội việc làm và cải thiện cuộc sống đã tạo nên sự gia tăng nhanh chóng của tình trạng di cư lao động quốc tế. Bên cạnh sự đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu lao động, vấn đề này cũng tạo ra nhiều khó khăn, thách thức với việc thực thi pháp luật và bản thân người lao động di trú. Từ thực tiễn cho thấy, tính chất đặc thù về vị thế và quyền lợi của người lao động di cư tại vùng biên giới chưa được ghi nhận, quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng họ bị phân biệt đối xử, bóc lột, bị xâm phạm các quyền và lợi ích cơ bản. Bài viết tập trung phân tích thực trạng vấn đề lao động di cư quốc tế tại vùng biên nước ta hiện nay, qua đó đề xuất một số khuyến nghị trong quản lý, bảo vệ, hỗ trợ lao động Việt Nam di trú tại vùng tiếp giáp với đường biên giới trên đất liền của Việt Nam. Từ khóa: lao động di cư, pháp luật, tính chất đặc thù, văn kiện, vùng biên SOME ISSUES ON PROTECTING LEGITIMATE RIGHTS AND INTERESTS FOR BORDER MIGRANT WORKERS ABSTRACT In the trend of globalization and international economic integration, the need to seek employment opportunities and improve lives has created a rapid increase in international labor migration. Besides the positive contribution to the economic development of both the exporting country and the labor-importing country, this issue also creates many difficulties and challenges with law enforcement and migrant workers themselves. From reality shows, the specificity of the position and interests of migrant workers in the border areas has not been recognized, paid due attention. Resulting in discrimination, exploitation and infringement of basic rights and interests. The paper focuses on analyzing the current situation of international migration labor in the border areas of our country today. thereby proposing recommendations in anaging, protecting and supporting Vietnamese workers to migrate in areas adjacent to roads land border of Vietnam. Keywords: migrant workers, law, specific characteristics, documents, border areas * Phân hiệu Học viện phụ nữ Việt Nam. Email: nhungbinhduong277@gmail.com Điện thoại: 0908.013.550 39 1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG DI CƯ QUỐC TẾ TẠI VÙNG BIÊN NƯỚC TA HIỆN NAY Quyền của người lao động được coi là một trong những quyền cơ bản nhất trong phạm trù quyền con người đã được các quốc gia ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế và trong hệ thống pháp luật của từng nước. Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, cũng như các chính sách liên quan đến việc ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và các quyền cơ bản khác của người lao động Việt Nam cả trong nước và ở nước ngoài. Theo Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2015) có trên 500 ngàn lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và số lượng này có xu hướng tăng dần qua các năm. Giai đoạn 2016-2020, nước ta tiếp tục hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, tạo điều kiện thúc đẩy việc thiết lập cơ cấu lao động theo định hướng thị trường, mang lại nhiều cơ hội thay đổi công việc và tăng thu nhập cho một bộ phận lớn lao động nông nghiệp. Lao động di cư có hai hình thức, lao động di cư nội địa và di cư quốc tế. Trong bài viết, khái niệm “lao động di cư” hay “lao động di trú” được sử dụng để chỉ những người ra nước ngoài làm việc. Bên cạnh đó, khái niệm “vùng biên” dùng để chỉ vùng tiếp giáp với đường biên giới trên đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng. Việt Nam có vùng biên giới đất liền dài khoảng 4.610 km tiếp giáp ba nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, nằm trên địa bàn 98 huyện thuộc 25 tỉnh; trên cả ba tuyến biên giới đều có các cửa khẩu thông thương với các nước láng giềng (trong đó, biên giới Việt-Trung có 4 cửa khẩu quốc tế, biên giới Việt –Lào có 7 cửa khẩu quốc tế, biên giới Việt Nam-Campuchia có 10 cửa khẩu quốc tế) và tại một số khu vực đã hình thành khu kinh tế cửa khẩu (theo Bùi Xuân Đính và Nguyễn Ngọc Thanh, 2013). Các cửa khẩu quốc tế và các khu kinh tế cửa khẩu đã tạo điều kiện cho các địa phương và nhân dân phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế với nhiều hình thức khác nhau. Biên giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng được thông thương, việc xuất nhập cảnh qua lại biên giới dễ dàng, thuận lợi, đường biên giới dài, nhiều đường, lối mở, sông suối, địa hình phức tạp, hiểm trở cùng với nhiều cơ hội việc làm đã thu hút lao động Việt Nam di chuyển qua biên giới làm việc, trao đổi, buôn bán. Theo Hoàng Mạnh (2018) khoảng 139.000 lao động Việt Nam thường xuyên qua lại biên giới trên bộ để tìm việc làm. Trong đó, địa bàn giáp Trung Quốc khoảng 100.000 người, Thái Lan khoảng 20.000 và Lào khoảng 13.000 người...Hoạt động di trú quốc tế của lao động tại vùng biên với những tính chất đặc thù, đa dạng hơn so với các khu vực khác. Số liệu thu được từ mô hình hồi quy của Đặng Thị Hoa (2016) cho thấy ngoại trừ yếu tố yếu tố “Gia đình gặp khó khăn trong sản xuất do thiếu đất sản xuất/đất xấu” ít có ảnh hưởng đến khả năng lao động xuyên biên giới. Khả năng lao động xuyên biên giới tỉ lệ nghịch với độ tuổi, trình độ học vấn. Khi một cá nhân tăng thêm một tuổi, khả năng đi làm việc ở bên kia biên giới chỉ bằng 0,9 lần so với nhóm ít hơn 1 tuổi. Số liệu phân tích cũng khẳng định tình trạng lao động xuyên biên giới phổ biến ở các tỉnh phía Bắc so với các tỉnh khu vực miền Trung Việt Nam. Có nghĩa là tình trạng này phổ biến hơn ở các khu vực thuộc biên giới Việt Nam – Trung Quốc so với các khu vực biên giới khác. Về lĩnh vực lao động: tại vùng biên người lao động Việt Nam di cư sang nước ngoài làm việc trên các lĩnh vực như: lao động phổ thông, làm thuê tại các khu kinh tế cửa khẩu cho cá doanh nghiệp hoặc cá nhân trong các lĩnh vực như xây dựng, khai thác; lao động nông nghiệp có tính chất giản đơn, thủ công (như trồng, khai thác rừng, trồng-thu hoạch nông sản và các công việc liên quan đến sản xuất nông nghiệp,); công việc giúp việc gia đình; hộ lý cho người lớn tuổi, mất sức lao động Theo kết quả khảo Một số vấn đề về bảo vệ... 40 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật sát và phân tích của Đặng Thị Hoa (2016), phạm vi hoạt động kinh tế của các hộ gia đình vùng biên giới thường diễn ra trong phạm vi nội địa, xu hướng di cư nội địa và di cư xuyên biên giới của các gia đình như làm thuê 43,8%, công nhân 26,6% và các lĩnh vực khác sản xuất nông lâm nghiệp, kinh doanh-dịch vụ. Thực tế này đã phản ánh tình trạng người dân ở vùng biên có nhu cầu tìm việc ở bên kia biên giới và đang dần trở thành xu hướng việc làm khá phổ biến tại vùng biên. Tiếp cận góc độ giới: Từ kết quả khảo sát và phân tích của Đặng Thị Hoa (2016) cho thấy khả năng đi làm việc ở vùng biên giới của nhóm nam giới cao hơn 2,2 lần so với nhóm nữ giới. Đối với người đi làm thuê ở bên kia biên giới, đặc biệt là lao động nữ trong các công việc như giúp việc gia đình, hộ lý cho người lớn tuổi, mất sức lao độngtiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ cao với những tác động tiêu cực, mang lại hậu quả nghiêm trọng: bị quấy rối, làm dụng tình dục; bị lừa đảo, lợi dụng bán vào các ổ mại dâm, bán làm vợ, một số người mất tích; tình trạng ép buộc mang thai; lựa chọn giới tính thai nhi, nạo phá thai nhiều lần. Bên cạnh đó, trẻ em được sinh ra có nguyên nhân từ việc lừa đảo, buôn người, nô lệ tình dụcphải sống trong điều kiện thiếu thốn, không được đảm bảo những yêu cầu thiết yếu về chăm sóc y tế, giáo dục, không được khai sinh, những vấn đề liên quan các quyền của người mẹ Việt Nam đối với con. Bên cạnh đó, vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em từ Việt Nam sang Trung Quốc, Campuchia và đến các quốc gia khác có xu hướng ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến đời sống và việc đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Hành lang kinh tế Đông Tây nối liền ba nước Việt Nam, Lào, Việt Nam đã góp phần làm gia tăng cả việc di cư và nạn buôn bán người. Theo Chấm dứt buôn bán người (2015), phụ nữ bị buôn bán sang Trung Quốc chiếm 70% tổng số phụ nữ bị buôn bán ra nước ngoài. Về nguyên nhân, tình hình buôn bán phụ nữ, trẻ em gái từ Việt Nam sang Trung Quốc xuất phát từ chính sách hạn chế dân số, cùng tư tưởng trọng nam khinh nữ, lựa chọn giới tính khi sinh dẫn đến tình trạng thiếu hụt trầm trọng phụ nữ, một bộ phận lớn nam giới không lấy được vợ. Bên cạnh đó, theo Đặng Thị Hoa (2016), 15-23% lao động tình dục ở Campuchia có nguồn gốc từ Việt Nam với các cá nhân tham gia hoạt động mại dâm là tự nguyện hoặc bị bắt buộc, tuy nhiên nguyên nhân nợ nần là phổ biến nhất. Về hình thức đi làm việc, lao động: Theo Bùi Xuân Đính và Nguyễn Ngọc Thanh (2013), thông thường các lao động Việt Nam đi thành từng tốp 5-10 người, người dẫn đường là chủ thuê lao động, người môi giới hoặc tự đi. Đối với phương thức “tự đi”, do người lao động sau quá trình đi làm việc ở bên kia biên giới hay dựa vào các quan hệ (hôn nhân, huyết thống, bạn bè) đã thông thuộc địa bàn, chủ động đến chủ thuê lao động tìm, nhận việc không cần qua vai trò của người môi giới. Về thời gian làm việc, một bộ phận lao động có thời gian làm việc ổn định, lâu dài. Bên cạnh đó, do đặc thù về vị trí địa lý, tại vùng biên phổ biến tình trạng lao động di cư làm việc ngắn ngày theo mùa vụ, thường xuyên trở về nước hàng ngày, hàng tuần hoặc tháng. Theo Bùi Xuân Đính và Nguyễn Ngọc Thanh (2013), thời gian làm thuê một đợt từ 1-2 tuần rồi về vì một số công việc như chặt mía, trồng rừng là các công việc nặng nhọc, rất tốn sức phải về để có thời gian dưỡng sức. Về vị thế pháp lý, một bộ phận người lao động lao động ra nước ngoài làm việc theo cách thức hợp pháp, thông qua các đơn vị dịch vụ việc làm; một số khác theo con đường bất hợp pháp, vi phạm các quy định về xuất, nhập cảnh và hầu hết không có giấy phép làm việc, hành nghề, không có hợp đồng lao động Năm 2017, tỉnh Điện Biên phát hiện 1.737 trường hợp xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, tăng 400 trường hợp so với năm 2016; Công an tỉnh tổ chức 25 đợt tiếp nhận 99 trường hợp xuất 41 cảnh trái phép bị bắt trả về địa phương (dẫn theo Lam Hạnh, 2017). Cũng trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 12.408 người lao động đang làm việc ở vùng biên giới không có hợp đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như: Lào - 5.693 người; Trung Quốc - 5.488 người; Thái Lan - 564 người; Campuchia - 663 người (dẫn theo nhóm P.V, 2017). Vị thế pháp lý bất hợp pháp đã tạo cho họ nhiều khó khăn, rủi ro như không được trả tiền công, bị trục xuất về nước do không đủ giấy tờ hợp pháp; bị lực lượng chức năng nước sở tại bắt, giam giữ, phạt tiền. Đặc biệt là dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng lừa đảo, tiềm ẩn nhiều hệ lụy khác khi tính mạng, tài sản khi không được pháp luật bảo hộ. Tình trạng người lao động vượt biên trái phép có nhiều diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng an ninh trật tự và đời sống của nhân dân trên địa bàn. Từ một số phân tích từ thực trạng lao động di cư quốc tế tại vùng biên nước ta cho thấy, những vấn đề phát sinh từ thực tiễn phản ánh tính chất đặc thù, sự đa dạng về vị thế và những vấn đề bảo vệ lao động di cư quốc tế tại vùng biên đang có xu hướng gia tăng nhưng chưa có hành lang pháp lý chặt chẽ dẫn đến tình trạng người lao động (nhất là lao động nữ, trẻ em) bị xâm phạm các quyền, lợi ích cơ bản. 2. ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ QUỐC TẾ TẠI VÙNG BIÊN NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1. Hạn chế Quản lý quá trình di cư lao động và bảo vệ lao động di cư, nhất là tại vùng biên là yêu cầu tất yếu và rất cần thiết, tuy nhiên vấn đề này yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ của nhiều quốc gia liên quan, nhất là các quốc gia nhận và gửi lao động. Trên thực tế, một số quốc gia nhận lao động không hưởng ứng sự kêu gọi hợp tác trong cải thiện khuôn khổ pháp luật, cụ thể như trong cải thiện điều kiện sống và làm việc cho người lao động, xử lý vi phạm pháp luật (tệ buôn người, lừa đảo,). Mặc dù một số văn kiện quốc tế, trong đó có Khuyến nghị Diễn đàn ASEAN lần thứ 7 năm 2014 triển khai Tuyên bố của ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của lao động di cư đã đề cập nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động di cư nhưng đến nay chưa được triển khai thực hiện hiệu quả. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường lao động các nước đã hình thành xu hướng nữ giới hóa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, nhưng hiện vẫn chưa có những chính sách, quy định dựa trên cơ sở giới hay gắn kết với bình đẳng giới nhằm bảo vệ quyền lợi và phúc lợi cho lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài. Công tác quản lý dân cư của chính quyền cơ sở còn hạn chế; lực lượng chức năng làm công tác quản lý, tuần tra biên giới còn thiếu nên chưa ngăn chặn hiệu quả việc xuất cảnh trái phép sang các quốc gia khác lao động làm thuê. Đời sống kinh tế -xã hội tại vùng biên còn nhiều khó khăn, hạn chế về cơ hội việc làm, hoạt động lao động sản xuất thu nhập chưa ổn định, chưa đảm bảo đời sống. Hệ thống y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội và các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người lao động nói chung và người lao động di cư nói riêng chưa phát triển. Trong pháp luật Việt Nam, theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (2006) đối với các hình thức theo người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp; doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài; Hợp đồng theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp: được quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể là doanh nghiệp, tổ chức cá nhân làm cơ sở để giám sát, thực hiện các chế tài đảm bảo cho quá trình thực hiện như tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho người lao động trước khi đi làm việc; tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; bảo đảm các điều kiện Một số vấn đề về bảo vệ... 42 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật lao động, sinh hoạt, bảo hiểm xã hội; phối hợp bên nước ngoài giải quyết những vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản Tuy nhiên, đối với hình thức người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân, vấn đề quyền và nghĩa vụ của người lao động chỉ gắn với các cơ quan chức năng như: Sở Lao động -Thương binh và xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài để được bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp; được tư vấn, hỗ trợ thực hiện các quyền, lợi ích trong hợp đồng cá nhân. Với những hạn chế, khó khăn đặc thù của khu vực vùng biên, các quy định vừa nêu chưa thực sự khả thi trong hỗ trợ, bảo vệ người lao động khi đi làm việc theo hình thức hợp đồng cá nhân. Thủ tục xuất khẩu lao động cồng kềnh, nhiều chi phí trung gian và các khoản đóng góp cho đơn vị tuyển dụng, mạng lưới môi giới như: tiền môi giới, tiền ký quỹ, tiền dịch vụ (theo Bộ Lao động-Thương binh và xã hội-Bộ Tài chính, 2007); ngoài ra còn tiềm ẩn nguy cơ không an toàn khi người lao động có trình độ hiểu biết thấp, ít có cơ hội tiếp cận một cách đầy đủ, cập nhật với những thông tin chính sách, pháp luật. Bộ Lao động Thương binh & xã hội Việt Nam đã hỗ trợ, hướng dẫn cho 7 tỉnh giáp biên phía Bắc ký biên bản ghi nhớ với các tỉnh của Trung Quốc để đảm bảo quản lý và tạo điều kiện cho lao động qua lại làm việc và cũng nhằm tránh những rủi ro không đáng có (theo Hoàng Mạnh, 2018). Sự hợp tác giữa các tỉnh đã tạo điều kiện cho người lao động vùng giáp biên có giấy tờ thông hành hợp pháp, việc đi hay ở đều được hai bên kiểm tra, giám sát, lương bổng của người lao động được trả đúng hợp đồng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là biện pháp mang tính chất tình thế, về lâu dài, cần có hành lang pháp lý thống nhất và quy định rõ ràng trong phối hợp sẽ tạo điều kiện quản lý chặt chẽ cả người lao động và chủ sử dụng lao động. 2.2. Một số nguyên nhân Theo Bùi Xuân Đính và Nguyễn Ngọc Thanh (2013), dân cư sống hai bên biên giới đa phần là các dân tộc ít người; bên cạnh đó, các tỉnh biên giới tỉ lệ hộ nghèo còn cao, tỉ lệ hộ nghèo ở các huyện biên giới đều cao hơn so với các huyện xa biên giới, tỉ lệ phát sinh nghèo và cận nghèo vùng biên giới, vùng đồng bào DTTS cao hơn vùng xa biên giới và vùng người Việt. Tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống kinh tế khó khăn là những yếu tố thúc đẩy người dân đi làm việc bên kia biên giới. Tâm lý gắn với nông nghiệp, làng bản và tạo nên sự e ngại trước cơ hội việc làm tại địa bàn khác như đô thị hay xuất khẩu lao động. Đồng thời tác phong sống, lao động thiếu kỷ luật của người lao động nhỏ tác động đến tính ổn định, bền vững trong việc làm tại các khu vực chính thức như doanh nghiệp, trang trại. Sự dư thừa lao động nông nghiệp trong thời kỳ nông nhàn đã đáp ứng nhu cầu lao động phổ thông ở các vùng sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa của các quốc gia láng giềng ở biên giới, việc làm thuê ở nước láng giềng đối với đồng bào dân tộc thiểu số lại có ưu thế: địa bàn gần hơn so với đô thị, có cảnh quan làng-bản miền núi tạo tâm lý yên tâm khi làm việc (theo Bùi Xuân Đính và Nguyễn Ngọc Thanh, 2013). Về điều kiện tự nhiên các vùng biên có địa hình chia cắt phức tạp, dân cư phân tán, giao thông đi lại khó khăn tạo ra áp lực và nhiều khó khăn, hạn chế trong quản lý, theo dõi diễn biến, hỗ trợ các tình huống khẩn cấp liên quan đến lao động di cư trên địa bàn 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ Một là, vấn đề cốt lõi nhất đóng vai trò chủ đạo chính là tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của bản thân người lao động song song với việc tăng cường khả năng bảo vệ họ cũng chính là đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan. Trong đó, cần tiếp tục phát huy vai trò trách nhiệm của các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị-xã 43 hội, phát huy vai trò những người có uy tín trong cộng đồng, nhất là cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số để tiếp cận, phối hợp thực hiện nỗ lực trang bị cho người lao động di cư vùng biên kiến thức, thông tin về quyền lợi, những rủi ro, nguy cơ mà họ cần biết; đào tạo ở nhiều mức độ, cấp độ khác nhau tùy thuộc theo điều kiện cụ thể để giúp họ thích nghi điều kiện sống, làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ họ khả năng kết nối, tiếp cận với các kênh, địa chỉ trợ giúp trong những trường hợp khẩn cấp. Hai là, trong pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật lao động và các văn bản dưới luật cần xem xét khả năng bổ sung việc thừa nhận tính chất đặc thù và sự đa dạng về nguồn gốc, vị thế của người lao động di cư một cách phù hợp để đảm bảo các quyền, lợi ích chính đáng của họ. Trên cơ sở đó xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý để đảm bảo các quyền và lợi ích cơ bản liên quan đến những khía cạnh người lao động thường gặp khó khăn và dễ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng như: quyền về giấy tờ tùy thân, về tiếp cận hệ thống tư pháp, các quyền về dịch vụ y tế, xã hội thiết yếu nhất là đối với phụ nữ mang thai, trẻ em được sinh ra do lừa đảo, buôn người, nô lệ tình dục và quan tâm đến đối tượng lao động nữ trong các công việc như phụ giúp việc gia đình, hộ lý. Các quy định của pháp luật Việt Nam đối với xuất khẩu lao động theo hợp đồng có các chi phí: tiền môi giới, tiền ký quỹ, tiền dịch vụ không phù hợp và không mang tính khả thi với mức sống, thu nhập thực tế của người lao động nông nghiệp vùng biên, cần quan tâm nghiên cứu quy định đặc thù phù hợp hơn nhằm giảm thiểu tình trạng lao động di cư bất hợp pháp. Cần bổ sung những chính sách, quy định dựa trên cơ sở giới hay gắn kết với bình đẳng giới nhằm bảo vệ quyền lợi và phúc lợi cho lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài. Xây dựng tài liệu, cơ chế tuyên truyền vận động, thông tin nhạy cảm giới thông qua: cơ hội việc làm, dạy nghề, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn xã hội. Ba là, tiếp tục quan tâm cụ thể hóa các giải pháp thực hiện Tuyên bố của ASEAN về Bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di cư để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động di cư tại vùng biên. Cụ thể như: yêu cầu chuẩn hóa Hợp đồng lao động với các điều khoản, điều kiện rõ ràng về việc làm, quyền lợi và trách nhiệm của nam, nữ lao động di cư và người sử dụng lao động, chú trọng các ngành nghề, lĩnh vực mà người lao động dễ bị tổn thương hoặc khó tiếp cận như hộ lý, giúp việc gia đình. Xử phạt nghiêm người sử dụng lao động không tuân thủ các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng lao động cũng như pháp luật về lao động, dữ liệu thông tin về những chủ sử dụng lao động vi phạm này phải được các quốc gia thành viên của ASEAN lưu giữ trong cơ sở dữ liệu quốc gia. Các dịch vụ một cửa và trung tâm hỗ trợ người lao động di cư cần được thành lập tại cấp địa phương, cấp quốc gia và khu vực để bảo đảm cơ chế tốt hơn trong công tác bảo vệ lao động di cư. Bốn là, bên cạnh việc xây dựng, bổ sung chính sách, pháp luật cần quan tâm xây dựng cơ chế giám sát, chế tài và động viên, khuyến khích cụ thể để đảm bảo quá trình thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhất là trong đặc thù vùng biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Hoàn thiện cơ chế khiếu nại trong đó có thông tin để liên hệ trong trường hợp cần thiết, hệ thống trợ giúp pháp lý để khiếu nại. Năm là, lao động di cư quốc tế nói chung và tại vùng biên nói riêng vẫn có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Theo Hoàng Mạnh (2018) nếu Việt Nam có thể cùng Thái Lan thống nhất cơ chế nâng thời hạn visa lên 2 năm thì cơ hội làm việc của lao động Việt Nam tại Thái Lan sẽ là 50.000 người (hiện nay là 20.000 người). Do đó, Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy đàm phán và thực hiện ký kết các thỏa thuận song phương với các quốc gia bên cạnh việc tiếp tục duy trì, Một số vấn đề về bảo vệ... 44 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật đảm bảo chất lượng, hiệu quả thực thi của hoạt động ký kết thỏa thuận giữa các tỉnh trong nước với các nước láng giềng. 4. KẾT LUẬN Bài viết tập trung xem xét những thách thức cần được quan tâm trong vấn đề lao động di cư quốc tế tại vùng biên trong thời gian qua với mong muốn hướng đến những chính sách lâu dài, giải quyết căn cơ những khó khăn đang đặt ra. Trong đó, vấn đề giới mặc dù chưa được phân tích sâu nhưng đã phản ánh những thực trạng cần được quan tâm cải thiện trong điều kiện, ngành nghề lao động, làm việc dễ tổn thương và những vụ việc thực tế đau lòng đang diễn ra tại vùng biên. Nhân dân các địa bàn giáp biên, trong đó người lao động đóng vai trò then chốt, là lực lượng quan trọng trong bảo vệ đường biên, mốc giới của Tổ quốc. Do vậy, việc quan tâm, ghi nhận tính chất đặc thù, đa dạng về vị thế và vấn đề bảo vệ quyền lợi của lao động di cư quốc tế trên địa bàn là hết sức cần thiết để góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng biên. Bài viết cũng đã đề xuất một số giải pháp trong cơ chế, chính sách một số khuyến nghị trong quản lý, bảo vệ, hỗ trợ lao động di cư vùng biên hướng đến việc tạo sự quan tâm, hỗ trợ cho các đối tượng lao động di cư tại vùng tiếp giáp biên giới để đảm bảo những quyền con người cơ bản, tránh những tổn thương về tính mạng, tài sản. Tuy nhiên, giải pháp lâu dài, bền vững bên cạnh xu hướng di cư lao động tự phát sang biên giới hiện nay phải là việc khuyến khích các địa phương đầu tư tạo việc làm tại chỗ thông qua thu hút, phát triển các mô hình, chương trình, dự án thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội vùng biên; tiếp tục hỗ trợ nhân dân địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số ổn định sản xuất, áp dụng được khoa học kỹ thuật, tạo việc làm và thu nhập bền vững từ đó góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại khu vực trọng điểm như các vùng biên giới nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO Asean. (2014). Khuyến nghị diễn đàn Asean lần thứ 7 về lao động di cư. Bùi Xuân Đính & Nguyễn Ngọc Thanh. (2013). Một số vấn đề cơ bản về kinh tế các vùng biên giới Việt Nam hiện nay. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội. Đặng Thị Hoa. (2016). Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội. Chấm dứt buôn bán người: Dự án Liên minh các tổ chức Liên hợp quốc về phòng chống buôn bán người Việt Nam– UNIAP. (2015). Lấy từ https://cvdvn.net/2015/08/08/cham-dut-buon- ban-nguoi-du-an-lien-minh-cac-to-chuc-lien- hop-quoc-ve-phong-chong-buon-ban-nguoi- viet-nam-uniap/ Bộ Lao động-Thương binh và xã hội – Bộ Tài chính. (2007). Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ban hành ngày 04/9/2007. Bộ Lao động-Thương binh và xã hội – Bộ Tài chính. (2007). Thông tư liên tịch số 17/2007/ TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định việc quản lý và sử dung tiền ký quỹ của doanh nghiệp và tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ban hành ngày 04/9/2007. Bộ Lao động-Thương binh và xã hội – Bộ Tài chính. (2009). Thông tư liên tịch số 31/2009/ TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thi hành Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg, ban hành ngày 09/9/2009. Bộ Lao động-Thương binh và xã hội. (2015). Những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội giai đoạn 2011 – 2015. Lấy từ: Pages/chitiettin.aspx?IDNews=24052 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. (1990). Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ. 45 Đỗ Ngân Bình & Nguyễn Thị Bích. (2012). Tra cứu Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hà Nội: Nxb Lao động xã hội. Lam Hạnh. (ngày 13 tháng 4 năm 2018). Hệ lụy từ ‘canh bạc’ lao động ‘chui’ vùng biên: Chờ giấy thông hành hợp pháp. Báo Pháp luật. Lấy từ canh-bac-lao-dong-chui-vung-bien-cho-giay- thong-hanh-hop-phap-388231.html Hoàng Mạnh. (ngày 05 tháng 6 năm 2018). Khoảng 100.000 lao động vùng biên sang Trung Quốc tìm việc. Báo Dân trí. Lấy từ: https://dantri.com.vn/viec-lam/khoang- 100000-lao-dong-vung-bien-sang-trung- quoc-tim-viec-20180605124910371.htm Nhóm P.V. (ngày 10 tháng 11 năm 2017). Hơn 12.000 lao động dịch chuyển qua biên giớiBáo Lao động. Lấy từ: https://laodong.vn/xa-hoi/ hon-12000-lao-dong-dich-chuyen-qua-bien- gioi-569314.ldo Hội Luật gia Việt Nam. (2008). Những điều cần biết về lao động di trú. Hà Nội: Nxb Hồng Đức. Thủ tướng Chính phủ. (2015). Quyết định 964/ QĐ-TTg về Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020, ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2015. Thủ tướng Chính phủ. (2009). Quyết định số 71/2009/QĐ-TTG của phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020, ban hành ngày 29 tháng 04 năm 2009. Trung tâm nghiên cứu quyền con người, quyền công dân. (2009). Bảo vệ người lao động di trú, tập hợp các văn kiện quan trọng của quốc tế, khu vực ASEAN và của Việt Nam liên quan đến vị thế và việc bảo vệ người lao động di trú. Hà Nội: Nxb Lao động. Trung tâm nghiên cứu quyền con người, quyền công dân. (2011). Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam. Hà Nội: Nxb Lao động xã hội. Một số vấn đề về bảo vệ...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5_5229_2159506.pdf
Tài liệu liên quan